Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỔ PHIẾU KTS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.27 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỔ PHIẾU KTS
Sinh viên: Nguyễn Phúc Khánh
STT: 42
Lớp: TCNH 19D
Hà Nội, 15/11/2014
MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Danh sách phân ngành cac công ty niêm yết trên HOSE năm 2013
2. Báo cáo tài chính các mã cổ phiếu LSS, BHS, NHS, SBT, KTS, SEC,
các năm (2010 –2013)
3. />4. cafef.vn/hose
2
I. Tổng quan về Công ty cổ phần Đường Kon Tum
Tên công ty:
Tiếng Việt : Công ty Cổ Phần Đường Kon Tum
Tiếng Anh : Kon Tum Sugar Joint Stock Company
Tên Công ty viết tắt: KTS
- Địa chỉ: Km 2 Xã Vinh Quang - Thành Phố Kon Tum - Tỉnh Kon
Tum
- Điện thoại: 060.3864958 - 6289552
- Fax: 060.3862969
- MS thuế: 6100228104
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất đường RS, Đường thô, Rỉ đường.
+ Mua bán phân bón, thuốc trừ sâu và hoá chất sử dụng trong
nông nghiệp; Mua bán nông lâm sản nguyên liệu.
+ Sản xuất bao bì, sản xuất điện.


+ Lắp đặt máy móc thiết bị, gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí.
+ Trồng mía ( mía giống và mía nguyên liệu).
Công ty cổ phần Đường Kontum tiền thân là Công ty Mía đường Kon
Tum, là doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh Kon Tum, được thành
lập từ năm 1995 trong chương trình mía đường quốc gia.
Sau 5 năm hoạt động, Công ty Mía đường Kon Tum làm ăn không có
hiệu quả nên được chuyển thành Nhà máy đường Kon Tum, hạch toán
phụ thuộc Công ty đường Quảng Ngãi. Khi Công ty đường Quảng Ngãi
cổ phần hóa vào cuối năm 2006, Nhà máy đường Kon Tum lại bị tách
khỏi Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi do không thể cổ phần hóa
3
được và chuyển thành Công ty đường Kon Tum - là công ty nhà nước
độc lập, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, Công ty Mía Đường Kon
Tum hoạt động không có hiệu quả. Tính đến thời điểm 31/3/2007, tổng
số nợ của Công ty Đường Kon Tum lên đến 129 tỷ, âm vốn chủ sở hữu
hơn 36 tỷ đồng. Với mục đích tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,
Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) đã
tham gia mua nợ và tái cơ cấu thành công cho Công ty Mía Đường Kon
Tum. Là một định chế tài chính đặc biệt của Chính Phủ, DATC đã tiến
hành mua nợ từ các Ngân hàng và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Sau khi được sự chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn đối với phương án tái cơ cấu tài chính và chuyển đổi Công ty Mía
Đường Kon Tum thành công ty cổ phần, Công ty Mía đường Kon Tum
đã được DATC cơ cấu lại tài chính và chuyển đổi thành công ty cổ phần
từ ngày 01/07/2008.
Ngày 31/12/2010: CTCP Đường Kon Tum đã chính thức niêm yết 3
triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã
chứng khoán là KTS
4

II. Phân tích các tài chính về Công ty cổ phần Đường Kon
Tum
1. Phân tích định tính
1.1. Chất lượng quản trị công ty
KTS là vốn là một công ty nhà nước được thành lập từ lâu. Sau khi tái
cơ cấu và cổ phần hóa, các thành viên chủ chốt của Hội đồng quản trị
cũng như Ban Giám đốc công ty phần lớn vẫn là những thành viên của
Ban Giám đốc cũ. Tuy nhiên, đầu năm 2014, KTS đã có 1 sự thay đổi
nhân sự lớn với việc miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc cũng như
thành viên HĐQT với ông Lê Quang Trưởng. Được hy vọng đây sẽ là
một sự thay đổi tích cực, mang lại luồng gió mới cho KTS.
1.2. Đầu tư phát triển
Sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường đường trong nước cũng như
đường quốc tế là động lực thúc đấy các công ty mía đường liên tục thay
đổi công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Việc
chậm thay đổi công nghệ cũng như không đầu tư phát triển dây truyền
sản xuất được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự
hoạt động kém hiệu quả của Công ty mía đường Kon Tum – tiền thân
của KTS. Sau quá trình tái cơ cấu và cổ phần hóa, việc đầu tiên KTS
thực hiện là đổi mới công nghệ và dây truyền sản xuất, tăng chất lượng
sản phẩm, tỷ lệ thu hồi. KTS đã thực hiện đầu tư mạnh vào đầu năm
2011 và có đề nghị sửa chữa lớn vào đầu năm 2012. Tuy nhiên, do máy
móc công nghệ được đầu tư chủ yếu của Trung Quốc nên chất lượng sản
phẩm cũng như hiệu quả sản xuất không được cải thiện rõ rệt. Hiệu quả
của việc đầu tư phát triển của KTS là tương đối thấp.
1.3. Thương hiệu
5
Sản phẩm chính của KTS là đường RS. Tuy nhiên sản phẩm này mới
chỉ được tiêu thụ chính ở thị trường trong nước, chiếm khoảng 2% tổng
doanh thu toàn ngành. Chất lượng của sản phẩm này cũng chỉ được đánh

giá ở mức trung bình, tiêu thụ chủ yếu ở thị trường phía Nam. Việc đầu
tư cho quảng cáo và xây dựng thương hiệu chưa được đầu tư đúng mức
nên hầu hết người tiêu dùng ở xa không biết đến thương hiệu đường Kon
Tum.
2. Phân tích định lượng
Theo danh sách phân ngành các cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán thành phố Hà Nội thì cổ phiếu KTS thuộc ngành sản xuất
nông nghiệp/mía đường. Cùng với KTS còn 6 mã cổ phiêu thuộc nhóm
ngành này là: LSS, BHS, KTS, NHS, SBT, SEC. Năm 2013, ngành mía
đường có sự tham gia của doanh nghiệp lớn HAG với nhưng con số gây
bất ngờ: 635 tỷ đồng doanh thu mía đường, biên lãi gộp lên đến 64%
trong khi biên lãi gộp của các doanh nghiệp niêm yết chỉ 12%. Tuy
nhiên, một năm doanh thu chưa nói lên được lợi thế thực sự của HAG
trong ngành mía đường. Trong các phân tích dưới đây sẽ xem xét các chỉ
tiêu tài chính của CT Cổ phần Đường Kon Tum (KTS) dưới 2 góc độ,
tăng trưởng theo thời gian và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành.
2.1. Khả năng sinh lời
KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA KTS QUA CÁC NĂM
ST
T CHỈ SỐ 2010 2011 2012 2013
1 ROE 49% 61% 22%
10%

Lợi nhuận sau
thuế

33,418 66,891 27,750

13,194
Vốn chủ sở hữu


68,155 110,361 125,455

127,681
2 ROA 30% 38% 15% 8%
6

Lợi nhuận sau
thuế

33,418 66,891 27,750

13,194
Tổng tài sản

109,852 176,467 182,235

164,323
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE) và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của KTS chỉ tăng trong
giai đoạn 2010-2011 sau đó giảm mạnh qua các năm trong giai đoạn
2011-2013, điều này thể hiện rõ xu thế chung của ngành mía đường
trong giai đoạn kinh tế suy thoái từ cuối năm 2011 đến nay.
7
SO SÁNH TỶ LỆ SINH LỢI CỦA CÁC CỔ PHIẾU NHÓM NGÀNH MÍA
ĐƯỜNG PHẨM QUÝ III/2013
ST
T CHỈ SỐ KTS LSS BHS NHS SBT SEC
1 ROE 10% 3% 4% 10% 13% 13%
LNST 13,194 41,559 37,364 91,417 239,060 45,763

VCSH
127,68
1
1,289,0
16 844,858 887,532
1,840,7
25
345,68
8
2 ROA 8% 2% 2% 5% 7% 5%
LNST 13,194 41,559 37,364 91,417 239,060 45,763
TTS
164,32
3
2,182,9
39
2,193,7
91
1,861,7
08
3,250,0
51
833,16
8
3
VCSH/T
TS 78% 59% 39% 48% 57% 41%
4
ROE -
ROA 2% 1% 3% 5% 6% 8%

Xem xét tỷ lệ Vốn chủ sở hữu so với Tổng tài sản (Bằng tổng vốn
vay và vốn chủ sở hữu) trong mặt bằng chung của các doanh nghiệp
trong ngành mía đường có thể thấy KTS nằm ở nhóm các công ty duy trì
tỷ lệ vốn chủ sở hữu tương đối cao so với tổng nguồn vốn (78%) vì vậy
tỷ suất lợi nhuận tương đối ổn định không chịu tác động nhiều của việc
vay nợ thể hiện ở chênh lệch ROA và ROE không quá cao (so với mức
chênh lệch hai tỷ lệ này của đa số các công ty cùng ngành đều từ 5%).
Áp dụng phân tích Dupont để phân tích rõ hơn khả năng sinh lợi của
KTS, ta có công thức:
ROE = = x x
CHỈ SỐ
TĂNG TRƯỞNG THEO
THỜI GIAN
SO SÁNH VỚI CÁC CÔNG TY
CÙNG NGÀNH
2010 2011 2012 2013 LSS BHS NHS SBT SEC
LN/DT 0.22 0.21 0.09 0.04 0.02 0.01 0.09 0.11 0.06
DT/TTS 1.41 1.78 1.72 1.80 0.85 1.33 0.55 0.68 0.88
8
TTS/VC
SH
1.61 1.60 1.45 1.29 1.69 2.60 2.10 1.77 2.41
Chỉ số lợi nhuận biên (Lợi nhuận/Doanh thu) của KTS giảm mạnh
qua các năm trong giai đoạn kinh tế khó khăn (2011 đến nay) và ở mức
trung bình so với các công ty cùng ngành. Điều này chứng tỏ việc đầu tư
sử dụng vốn của công ty chưa thực sự đi đúng hướng và chưa thực sự
hiệu quả.
Vòng quay tài sản (Doanh thu/Tổng tài sản) cao và ổn định (dao
động từ 1.4 - 1.8) so với ngành. Tuy nhiên, doanh thu và tài sản của
công ty chỉ chiếm 2% tổng giá trị của ngành nên việc vòng quay tài sản

cao và ổn định chưa nói lên được thế mạnh thực sự của công ty.
Chỉ số đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu) của KTS ở
mức tương đối thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành và không có
nhiều biến động qua các năm. Có thể thấy công ty vẫn chú trọng khai
thác tối đa nguồn vốn chủ sở hữu thay vì sử dụng công cụ nợ. Đây là
chiến lược tăng trưởng an toàn nhưng lợi suất đem lại sẽ bị hạn chế.
 Qua phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của KTS có
thể thấy doanh nghiệp chưa có được sự tăng trưởng ổn định, công tác
quản lý và sử dụng vốn tương đối chặt chẽ tuy nhiên hiệu quả sinh lợi
chưa cao, đứng ở mức trung bình so với các công ty cùng ngành.
2.2. Khả năng thanh toán và nghĩa vụ nợ
Dựa trên số liệu về nợ, tài sản và hàng tồn kho của KTS qua các năm
và của các công ty cùng ngành đến hết quý III/2013 ta tính được các chỉ
số thể hiện khả năng thanh toán và hệ số nợ của công ty như sau:

TĂNG TRƯỞNG THEO
THỜI GIAN
SO SÁNH VỚI CÁC CÔNG TY
CÙNG NGÀNH
CHỈ SỐ 2010 2011 2012 2013 LSS BHS
NH
S SBT SEC
9
Khả năng
thanh toán
hiện hành
157% 132% 104% 159% 49% 84%
114
%
118

%
115
%
Khả năng
thanh toán
nhanh
56% 47% -27% 0%
-
13%
57%
102
%
100
%
96%
Tổng nợ/Tổng
tài sản
38% 37% 31% 22% 40% 61% 51% 43% 59%
Tổng
nợ/VCSH
61% 60% 45% 29% 68%
160
%
106
%
77%
141
%
Có thể nhận thấy đặc điểm chung là các công ty ngành mía đường
đều có tỷ lệ Khả năng thanh toán hiện hành rất cao, tuy nhiên khi khấu

trừ đi giá trị hàng tồn kho để có Khả năng thanh toán nhanh của công ty
thì KTS tụt xuống mức Khả năng thanh toán nhanh rất thấp so với
ngành, như vậy có thể thấy tỷ lệ hàng tồn kho trong giá trị tài sản ngắn
hạn của công ty là rất cao so với các công ty trong ngành. Bên cạnh
nguyên nhân do việc đầu tư dây chuyền mới, nâng cao năng suất nhưng
tốc độ tiêu thụ hàng hóa chưa tăng kịp thời với tốc độ sản xuất còn thể
hiện tính cạnh tranh chưa cao của doanh nghiệp trong hoạt động thương
mại, công ty cần chú trọng hơn đến công tác đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa
để đảm bảo tăng trưởng.
Hệ số Tổng nợ/Tổng tài sản của KTS thấp hơn mức trung bình của
ngành và tỷ lệ Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu cũng thấp hơn mức trung bình
ngành cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là sử dụng
vốn tự có, hạn chế việc vay nợ và chi phí phát sinh do vay nợ. Điều này
đảm bảo cho công ty chủ động vốn, kinh doanh an toàn gần như không
có khả năng vỡ nợ và chi phí hoạt động giảm. Tuy nhiên chi phí sử dụng
vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần) của công ty cũng không nhỏ (tỷ lệ trả cổ
tức trung bình là trên 20%), trong điều kiện mặt bằng lãi suất hiện nay
tương đối thấp công ty nên cân nhắc đến sử dụng nguồn vốn nợ để giảm
10
chi phí sử dụng vốn và tiết kiệm thuế (chi phí lãi vay được tính vào dòng
tiền khấu trừ thuế).
 Có thể nhận định chung là khả năng thanh toán và các hệ số nợ của
KTS ở mức an toàn. Tuy nhiên công ty quá thận trọng trong việc sử
dụng vốn làm giảm hiệu quả kinh doanh và vấn đề hàng tồn kho quá cao
nếu không khắc phục sẽ gây đọng vốn, gia tăng chi phí, giảm khả năng
cạnh tranh và tăng trưởng của công ty.
III. Ước tính giá trị hiện tại của cổ phiếu KTS và khuyến
nghị đầu tư
Căn cứ vào các phân tích cơ bản đã thực hiện có thể thấy cổ phiếu
KTS là một cổ phiếu có chất lượng tốt, tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ

cấu vốn an toàn, tỷ lệ nợ thấp và đây cũng là một doanh nghiệp có tiềm
năng phát triển mạnh (đầu tư vào mở rộng sản xuất, ứng dụng công nghệ
mới, nghiên cứu sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường mới) nhưng cần
phải khắc phục các vấn đề trong chính sách kinh doanh và tăng tính cạnh
tranh. Trong phần này sẽ ứng dụng mô hình định giá cổ phiếu Gorden để
xác định giá trị hiện tại của cổ phiếu KTS.
Bước 1: Ước tính tốc độ tăng trưởng của dòng cổ tức
Sử dụng số liệu Lợi nhuận sau thuế trong thời gian từ năm 2009 đến
hết năm 2013 không khấu trừ chi phí trả cổ tức cho cổ đông (coi như cổ
tức bằng 0) để ước tính tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp
trong 5 năm tới,
2009 2010 2011 2012 2013
Lợi nhuận sau thuế

12,192

33,418

66,891

27,750

13,194
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trung bình từ năm 2009 đến
năm 2013: 1.99%
11
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trung bình từ năm 2010 đến
năm 2013 -26.64%
Do giai đoạn 2009 đến 2011, phản ứng tích cực trược việc tái cơ cấu
và cổ phần hóa, KTS đã có nhưng sự tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên,

đến năm 2011, khi nên kinh tế bắt đầu suy thoái, ngành đường chịu ảnh
hưởng nặng nề về việc giảm sản lượng tiêu thụ, lợi nhuận của KTS liên
tục sụt giảm. Do đó để ước tính chính xác hơn tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận của công ty tỷ lệ tăng trưởng được sử dụng sẽ là trung bình có
trọng số của hai tỷ lệ đã ước tính:
Tỷ lệ tăng trưởng dự tính: 25% x 1.99% + 75% x -26.64% = -19.48%
Bước 2: Áp dụng mô hình Gordon tính giá trị hiện tại của cổ phiếu
OCP
Giả định rằng tỷ lệ tăng trưởng cổ tức đúng bằng tỷ lệ tăng trưởng lợi
nhuận dự kiến là -19.48%, do công ty luôn duy trì mức trả cổ tức tương
đối ổn định dao động từ 10 -20% mệnh giá từ khi niêm yết công khai
đến hiện nay. Kỳ vọng lợi nhuận của nhà đầu tư bằng lãi suất cho vay
trung dài hạn trung bình là 11%.
Cổ tức đã trả năm 2013: D1= 10.000 x 15% = 1.500đ
Giá trị hiện tại của cổ phiếu KTS:
Vậy hiện nay một cổ phiếu KTS ước tính có giá trị nội tại là: 3.936
đồng.
Khuyến nghị đầu tư:
− Đối với các nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu KTS: bán để cắt lỗ.
12
− Đối với các nhà đầu tư chưa sở hữu cổ phiếu KTS: theo dõi tình hình
lãi suất trên thị trường và tình hình kinh doanh của công ty, nếu có
dấu hiệu tích cực nhất là trong tăng trưởng doanh thu bán hàng nên
mua để nắm giữ.
13

×