Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Kế toán công nợ trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.78 KB, 49 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Phần I. Cơ sở lý luận về kế toán công nợ trong Doanh nghiệp
I. Các khái niệm, phân loại công nợ
1. Khái niệm, phân loại nợ phải thu
1.1. Khái niệm nợ phải thu
Nợ phải thu là một bộ phận tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện quyền của đơn vị trong việc
nhận tiền, sản phẩm, hàng hoá từ khách hàng, các tổ chức và cá nhân khác trong quá trình
kinh doanh
Trong quá trình kinh doanh khi doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, sản phẩm cho khách
hàng nhưng chưa được thanh toán tiền sẽ hình thành khoản nợ phải thu. Ngoài ra nợ phải
thu còn phát sinh trong trường hợp bắt bồi thường, cho mượn vốn tạm thời, khoản ứng
trứoc tiền cho người bán, các khoản tạm ứng, các khoản ký quỹ, ký cược,…Như vậy, nợ
phải thu chính là tài sản của doanh nghiệp do người khác nắm giữ.
1.2. Phân loại nợ phải thu
- Phân loại nợ phải thu theo thời hạn thanh toán
+ Đối với doanh nghiệp có chu trình kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng: Nợ
phải thu được thanh toán trong vòng 12 tháng được xếp vào loại nợ phải thu ngắn hạn;
sau 12 tháng được xếp vào nợ phải thu dài hạn.
+ Đối với doanh nghiệp có chu trình kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng : Nợ phải
thu được thanh toán trong vong một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại nợ
phải thu ngắn hạn; dài hơn một chu trình kinh doanh bình thường được xếp vào nợ phải
thu dài hạn.
- Phân loại theo nội dung có nhiều loại nợ phải thu: Phải thu khách hàng, thuế GTGT
được khấu trừ; phải thu nội bộ; các khoản tạm ứng, các khoản ký quỹ, ký cược,… phải
thu khác.
2. Khái niệm, phân loại nợ phải trả
2.1. Khái niệm nợ phải trả
Theo chuẩn mực Kế toán chung (VAS 01) đoạn 18: Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của
đơn vị phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà đơn vị phải thanh toán từ nguồn
lực của mình
Tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả


Nợ phải trả được ghi nhận khi thoả mãn cả hai điều kiện được quy định ở chuẩn mực
chung đoạn 42 như sau
- Có đủ điều kiện chắc chắn là đơn vị sẽ dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho
những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán; và:
- Khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy
2.2. Phân loại nợ phải trả
- Phân loại nợ phải trả theo thời hạn thanh toán:
+ Đối với doanh nghiệp có chu trình kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng: Nợ
phải trả được thanh toán trong vòng 12 tháng được xếp vào loại nợ phải trả ngắn hạn; sau
12 tháng được xếp vào nợ phải trả dài hạn.
+ Đối với doanh nghiệp có chu trình kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng : Nợ phải
trả được thanh toán trong vong một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại nợ
phải trả ngắn hạn; dài hơn một chu trình kinh doanh bình thường được xếp vào nợ phải trả
dài hạn.
- Phân loại theo nội dung có nhiều loại nợ phải trả: phải trả người bán, phải trả người lao
động, thuế và các khoản phải nộp, các khoản vay, dự phòng phải trả…nợ phải trả khác.
II. Nội dung và nguyên tắc kế toán công nợ trong doanh nghiệp
1. Nội dung kế toán công nợ
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
1.1. Nội dung kế toán nợ phải thu
- Nợ phải thu khách hàng là khoản nợ hình thành do chính sách tín dụng của doanh
nghiệp đối với khách hàng. Đây thường là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ
khoản nợ phải thu của doanh nghiệp
- Nợ phải thu nội bộ là khoản nợ phát sinh trong quan hệ thanh toán giữa đơn vị cấp trên
với đơn vị cấp dưới, hoặc giữa các đơn vị nội bộ có tổ chức kế toán riêng trong một công
ty, tổng công ty về giao vốn, bán hàng nội bộ, về các khoản chi hộ, các khoản phân phối
trong nội bộ…theo qui chế tài chính của từng đơn vị.
- Tạm ứng là khoản nợ thể hiện quyền của doanh nghiệp đối với người lao động trong đơn
vị khi ứng tiền để thực hiện một nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp

- Cầm cố, ký cược, ký quỹ là khoản nợ phát sinh khi doanh nghiệp mang tài sản ra khỏi
đơn vị để cầm cố, ký quỹ, ký cược ở đơn vị khác theo những yêu cầu trong các giao dịch
kinh tế.
- Phải thu khác
1.2. Nội dung kế toán nợ phải trả
Nợ phải trả bao gồm:
- Nợ phải trả người bán là khoản nợ doanh nghiệp cam kết trả cho người bán khi mua vật
tư, hàng hóa, TSCĐ hay nhận cung cấp dịch vụ.
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước là số tiền mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh
toán với nhà nước về các khoản nộp tài chính bắt buộc như các loại thuế gián thu, trực
thu; các khoản phí lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định.
- Phải trả người lao động là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ sự kiện nợ
người lao động về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải
nộp khác thuộc về thu nhập của họ
- Phải trả nội bộ bao gồm các khoản phải trả về thu hộ, được chi hộ, tiền sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ được cung cấp nhưng chưa thanh toán và một số khoản khác giữa đơn vị
chính với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau.
- Vay ngắn hạn là khoản tiền vay từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng hay các đơn vị
kinh tế khác để tài trợ chủ yếu về vốn lưu động cho cả 3 giai đoạn của quá trình sản xuất.
Đây là những khoản tiền vay mà doanh nghiệp phải trả trong vòng 1 năm hoặc trong 1
chu kỳ kinh doanh.
- Vay dài hạn là khoản nợ vay mà thời hạn thanh toán dài hơn 1 năm. Các khoản vay này
được doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho công tác đầu tư XDCB, cải tiến kỷ thuật, mở
rộng SXKD hoặc để đầu tư tài chính dài hạn.
- Các khoản phải trả khác.
2. Nguyên tắc kế toán công nợ
2.1. Nguyên tắc kế toán nợ phải thu
- Nợ phải thu được theo dõi chặt chẽ chi tiết theo từng đối tượng phải thu . Đối với các
khoản phải thu bằng ngoại tệ, phải theo dõi theo cả đồng ngoại tệ và đồng Việt Nam theo
qui định tài chính hiện hành

- Phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc
nợ dây dưa. Đối với khách hàng có quan hệ mua hàng thường xuyên hợăc có số dư lớn thì
cuối tháng doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã
thu hồi, số còn nợ (nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận số nợ bằng văn bản).
Trường hợp khách hàng thanh toán nợ bằng hàng (hàng đổi hàng) hoặc bù trừ giữa nợ
phải thu và nợ phải trả…cần có đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ có liên quan như biên bản
đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ,…biên bản thất thu xoá nợ kèm theo bằng
chứng xác đúng về số dư nợ.
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
- Doanh nghiệp cần phải phân loại thành nợ phải thu ngắn hạn và dài hạn, căn cứ vào thời
hạn thanh toán từng khoản nợ phải thu để có biện pháp thu nợ thích hợp, và là cơ sở để
lập BCĐKT vào cuối năm
- Nợ phải thu cần phải được phân loại theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư,
hoạt động tài chính để phục vụ cho việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác về từng khoản nợ phát sinh theo từng đối
tượng, từng khoản nợ và thời gian thanh toán từng khoản nợ cụ thể.
- Giám sát tình hình công nợ và chấp hành kỷ luật thanh toán tài chính, tín dụng. Vận
dụng hình thức thanh toán tiên tiến, hợp lý để đảm bảo thanh toán kịp thời, đúng hạn ngăn
ngừa tình trạng chiếm dụng vốn không hợp lý nhằm cải thiện tình hình tài chính của
doanh nghiệp.
2.2. Nguyên tắc kế toán nợ phải trả
- Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ theo từng đối tượng và theo từng lần thanh toán.
Đối với các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ phải chi tiết theo từng đồng ngoại tệ và đồng
Việt Nam theo chế độ hiện hành
- Doanh nghiệp cần phải phân loại thành nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn, căn cứ vào thời
hạn thanh toán từng khoản nợ phải trả để có kế hoạch trả nợ thích hợp, và là cơ sở để lập
BCĐKT vào cuối năm
- Nợ phải trả cần phải được phân loại theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư,
hoạt động tài chính để phục vụ cho việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

III. Kế toán các khoản nợ phải thu
1.1. Kế toán chi tiết các khoản nợ phải thu
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan như phiếu chi, hóa đơn, phiếu
xuất kho,… kế toán phản ánh vào sổ chi tiết theo từng đối tượng có liên quan như sổ chi
tiết thanh toán với người mua, sổ chi tiết tạm ứng,…
Cuối kỳ, căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết của từng
tài khoản để đối chiếu với sổ cái.
1.2. Kế toán tổng hợp các khoản nợ phải thu
1.2.1. Kế toán tạm ứng
1.2.1.1. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản TK141 - Tạm ứng
Nợ TK 141 – Tạm ứng Có
Số dư đầu kỳ: Số tạm ứng chưa thanh toán
- Các khoản tiền vật tư đã tạm ứng cho
người lao động của doanh nghiệp
Số dư cuối kỳ: Số tạm ứng chưa thanh toán
- Các khoản tạm ứng đã thanh toán
- Các khoản tạm ứng chi không hết hoặc trừ
vào lương
- Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập
lại
1.2.1.1. Phương pháp kế toán
Sơ đồ:
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
TK152,153 TK 141 - tạm ứng 152,153,642
(1) tạm ứng bằng nguyên vật liệu (3 )Khi quyết toán tạm ứng được phê duyệt
dụng cụ
111, 112
(4a) số chi thêm (số

Nhập lại quỹ chi được duyệt>số đã
111, 112
nhận tạm ứng)
334
(2) Tạm ứng bằng tiền (4b) số
chi ko
hết khấu trừ
vào lương
1.2.2. Kế toán phải thu của khách hàng
1.2.2.1. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 131 - Phải thu của khách hàng
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng Có
SDĐK: Số tiền còn phải thu khách hàng
vào đầu kỳ
SPS: - Số tiền phải thu khách hàng về sản
phẩm hàng hoá đã giao, bất động sản đầu
tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp và
được xác định là đã bán trong kỳ.
- Số tiền thừa đã trả lại cho khách hàng
-SDCK: Số tiền còn phải thu khách hàng
cuối kỳ
SD ĐK: Số tiền khách hàng ứng trước còn
ở đầu kỳ
SPS: - Số tiền khách hàng trả nợ
- Số tiền đã ứng trước nhận trước của khách
hàng
- Khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu
thương mại, chiết khấu thanh toán chấp
thuận cho khách hàng
- Doanh thu của hàng đã bán bị người mua

trả lại
SDCK: Số tiền khách hàng ứng trước còn ở
cuối kỳ
1.2.2.2. Phương pháp kế toán
- Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ chưa thu tiền, xác định hoa hồng đại lý được hưởng,
…nhưng chưa thu được. ghi:
Nợ TK 131- Phải thu khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
- Hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá của lượng hàng đã bán cho khách hàng không phù
hợp với quy cách, số tiền chiết khâu thương mại,… được trừ vào số nợ phải thu khách
hàng, ghi:
Nợ TK 531,532,521,635
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Có TK 131 – Phải thu khách hàng
- Khi nhận tiền thanh toán từ khách hàng hay nhận tiền ứng trước của khách hàng, ghi:
Nợ TK 111,112,…
Có TK 131 – Phải thu khách hàng
- Khi nhận được vật tư hàng hóa trao đổi đem về nhập kho:
Nợ TK 152,153,1561
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ nếu có
Có TK 131 – Phải thu khách hàng
- Khi khách hàng vừa là người mua cũng đồng thời là người bán thì cuối kỳ khi xác định
công nợ, kế toán căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ để thanh toán bù trừ:
Nợ TK 331 – Phải trả người bán
Có TK 131 – Phải thu khách hàng
- Khi phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu được nợ phải xử lý
xóa nợ, căn cứ quyết định xóa nợ của cấp có thẩm quyền, ghi:

Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 131- Phải thu của khách hang
Đồng thời ghi Nợ TK 004 – Theo dõi ở ngoài bảng cân đối kế toán.
- Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản phải thu khách hàng cho các công
ty mua- bán nợ, ghi:
Nợ TK 111.,112- Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu
Nợ TK 139: Số chênh lệch được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi
Nợ các TK liên quan: Phần chênh lệch còn lại
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
1.2.3. Kế toán cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn
Tk sử dụng: TK 144 – Cầm cố , ký cựoc ký quỹ ngắn hạn
TK 244 – Ký quỹ , ký cược dài hạn
- Kết cấu TK 144
Nợ TK 144 -cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn Có
- Giá trị tài sản mang đi cầm cố và giá trị tài
sản hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cược ngắn
hạn
- Giá trị tài sản hoặc số tiền đã ký quỹ, ký
cược ngắn hạn đã nhận lại hoặc đã thanh
toán
Số dư Nợ: - Giá trị tài sản đang cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền đang ký quỹ, ký
cược ngắn hạn
Kết cấu TK 244
Nợ TK 244- Ký quỹ, ký cược dài hạn Có
SD ĐK: Số tiền hoặc giá trị tài sản đang ký
quỹ, ký cược dài hạn
SPS: Số tiền hoặc giá trị tài sản mang đi ký
quỹ, ký cược dài hạn
SD ĐK: Số tiền hoặc giá trị tài sản đang ký

quỹ, ký cược dài hạn
SPS: - Khoản khấu trừ (phạt) vào tiền ký
quỹ, ký cược dài hạn tính vào chi phí khác
- Số tiền hoặc giá trị tài sản ký quỹ, ký cược
dài hạn giảm do rút về
* Phương pháp kế toán
- Dùng TSCĐ để cầm cố ngắn hạn, ghi:
Nợ TK 14 4 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình
Trường hợp thế chấp tài sản bằng giấy tờ ( giấy chứng nhận nhà đất, tài sản) thì
không phản ánh giá trị tài sản thế chấp trên tài khoản này, mà chỉ theo dõi riêng trên sổ
chi tiết
- Dùng tiền mặt, vàng bạc, kim khí quý, đá qý, tiền gửi ngân hàng để đi ký quỹ, ký cược
ngắn hạn, dài hạn, ghi:
Nợ TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK111,112
- Khi nhận lại tài sản cầm cố hoặc tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn, ghi:
Nợ TK 211 – Nguyên giá khi đưa đi cầm cố
Có TK144- Gía trị còn lại khi đưa đi cầm cố
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
- Khi nhận lại tiền mặt, vàng bạc, kim khí quý đá quý, tiền gửi ngân hàng, đã ký cược, ký
quỹ ngắn hạn, dài hạn, ghi:
Nợ TK111, 112
Có TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn
- Trường hợp DN không thực hiện đúng cam kết, bị phạt vi phạm hợp đồng trừ vào tiền

ký quỹ, ký cược, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác (số tiền bị trừ)
Có TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn
- Trường hợp đơn vị không thanh toán tiền bán hàng cho người có hàng gửi bán, người
bán hàng đề nghị trừ vào số tiên đã ký quỹ. Khi nhận được thông báo của người có hàng
gửi bán hoặc của người bán hàng, ghi:
Nợ TK331- Phải trả cho người bán
Có TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
1.2.4. kế toán các khoản phải thu khác
* Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 138- Phải thu khác
TK138 có 3 tài khoản cấp 2:
- TK 1381 : Tài sản thiếu chờ xử lý
- TK 1385 : Phải thu về cổ phần hoá
- TK1388 : Phải thu khác
Kết cấu TK 138
Nợ TK 138- Phải thu khác Có
- Giá trị tai sản thiếu chờ giải quyết
- Phải thu của các nhân viên, tập thể (trong
và ngoài đơn vị) đối với tài sản thiếu đã xác
định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý
ngay
- Số tiền phải thu về các khoản phát sinh
khi cổ phần hoá công ty nhà nước
- Phải thu về tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được
chia từ các hoạt động đầu tư tài chính
- Các khoản nợ phải thu khác
- Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài
khoản liên quan theo quyết định ghi trong

biên bản xử lý
- Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần
hoá công ty nhà nước
- Số tiền đã thu được thuộc các khoản nợ
phải thu khác
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Số dư nợ: Các khoản nợ khác chưa thu được (cá biệt có thể có số dư bên có: Phản ánh số
đã thu nhiều hơn số phả thu)
* Phương pháp kế toán:
- Trường hợp tiền mặt tồn quỹ, vật tư hàng hóa,…phát hiện thiếu khi kiểm kê, chưa xác
định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi
Nợ TK 138 (1381)- Phải thu khác
Có TK 111, 152, 155, 156
- Trường hợp TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động SXKD phát hiện thiếu chưa xác định
rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 (1381) – Phải thu khác
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình
- Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ vào quyết định
xử lý, ghi:
Nợ TK 334- Ghi số bồi thường trừ vào lương của người lao động
Nợ TK 138 – ghi số phải bắt bồi thường
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Nợ các TK liên quan theo quyết định xử lý
Có TK 138 (1381) – Phải thu khác
- Các khoản vay mượn vật tư, tiền vốn tạm thời và các khoản phải thu khác, ghi:
Nợ TK 138(1388)-Phải thu khác
Có TK 111, 112…
- Định kỳ xác định tiền lãi phải thu, cổ tức, lợi nhuận được chia, ghi:

Nợ TK 138(1388) – Phải thu khác
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
- Khi thu được tiền của khoản nợ phải thu khác, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 138 – Phải thu khác (1388)
- Khi các DN hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu khác cho các công ty mua bán
nợ, ghi:
Nợ TK 111, 112 – Số tiền thu được từ việc bán các khoản phải thu
Nợ TK 139- Số chênh lệch được bù đắp bằng dự phòng phải thu khó đòi
Nợ các TK liên quan- ghi phần chênh lệch còn lại
Có TK 138(1388) – Phải thu khác
1.2.5. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
* TK sử dụng: TK 139-Dự phòng phải thu khó đòi
Kết cấu:
Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi Có
- Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi
- Số dự phòng nợ phải thu khó đòi tính vào
chi phí quản lý doanh nghiệp
Số dư bên có: Số dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện có lúc cuối kỳ
* Phương pháp kế toán
- Cuối niên độ kế toán, kế toán tính ra số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập:
+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng
đã lập ở kỳ kế toán trước chưa dùng hết phần chênh lệch được tính vào chi phí, ghi:
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
+ Ngược lại phần chênh lệch được hoàn nhập, kế toán ghi:
Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642 – Chi phí quản ký doanh nghiệp
- Trong niên độ kế toán, những khoản phải thu khó đòi trong nhiều năm, DN đã cố gắng
thu nhưng không thu được thì có thể xoá sổ những khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK139- Số đã lập dự phòng
Nợ TK 642 - Số chưa lập dự phòng
Có TK 131- Phải thu khách hàng
Có TK 138- Phải thu khác
Đồng thời ghi Nợ TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý. Số nợ này được theo dõi trong thời hạn
quy định của cơ chế tài chính chờ khả năng người mắc nợ ó điều kiện thanh toán.
- Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xoá nợ nay lại thu được, số tiền thu
được sau khi đã trừ chi phí để thu hồi nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ
đã thu hồi được, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112
Có TK 711- Thu nhập khác
Đồng thời ghi Có TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý
- Các khoản phải thu khó đòi có thể được bán cho các công ty mua, bán nợ. Khi hoàn
thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên bảng CĐKT) cho công ty
mua bán nợ và thu được tiền, ghi:
Nợ TK 111,112,…(số tiền thu được từ việc bán nợ)
Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi (số đã lập dự phòng)
Nợ TK liên quan- ( Phần còn lại, căn cứ theo quyết định)
Có TK 131,138,…
IV. Kế toán các khoản nợ phải trả
1. Kế toán chi tiết các khoản nợ phải trả
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc như hoá đơn, phiếu nhập kho,
phiếu chi,…Kế toán ghi vào sổ chi tiết theo từng đối tượng có liên quan như sổ chi tiết
tiền vay, sổ chi tiết người bán,…
Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu số liệu với sổ cái các tài khoản
liên quan.
2. Kế toán tổng hợp các khoản nợ phải trả

2.1. Kế toán vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, nợ dài hạn
2.1.1. Vay ngắn hạn
Tk sử dụng: TK 311
Nợ TK 311- Vay ngắn hạn Có
- Số tiền đã trả về các khoản vay ngắn hạn
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do đánh
giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
- Số tiền vay ngắn hạn
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng do đánh
giá lại số dư ngoại tệ
- Số dư Có: Số tiền còn nợ về các khoản vay ngắn hạn chưa trả
Phương pháp kế toán:
- Khi vay ngắn hạn để mua vật tư hàng hoá, kế toán ghi:
Nợ TK 152,153,156,…
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 311- Vay ngắn hạn
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
- Khi vay tiền chuyển vào tài khoản tiền gởi ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 311 – Vay ngắn hạn
- Khi vay ngắn hạn trả nợ cho ngườibán, trả nợ dài hạn đến hạn trả, trả nợ vay dài hạn, kế
toán ghi:
Nợ TK 331- Phải trả người bán
Nợ TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 341- Vay dài hạn
Nợ TK 342- Nợ dài hạn
Có TK 311- Vay ngắn hạn
- Khi trả nợ tiền vay, kế toán ghi:
Nợ TK 311- Vay ngắn hạn

Có TK 111,112
2.1.2. Kế toán nợ dài hạn đến hạn trả
* TK sử dụng: TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả
Kết cấu:
Nợ TK315 - Nợ dài hạn đến hạn trả Có
Bên nợ: Khoản nợ dài hạn đến hạn trả giảm
xuống do được trả nợ, giảm nợ vay do tỷ
giá giảm
Bên có: Khoản nợ dài hạn đến hạn trả tăng
lên do đến hạn trả, tăng nợ vay do tỷ giá
tăng
Số dư bên có: Số tiền còn phải trả của nợ dài hạn đã đến hạn trả hoặc nợ đã quá hạn trả
* Phương pháp kế toán
111, 112 315 341, 342
(2a) Cuối niên độ
(1)
131, 138, 121
(2b) 4131
3(a)
311, 341
(2c) (3b)
(1) Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào khế ước vay, hợp đồng vay nợ, xác định sô nợ dài
hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo
(2a) Trả nợ vay bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng
(2b) Thu hồi các khoản nợ hoặc chuyển nhượng chứng khoán để trả nợ vay
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
(2c) Trả nợ đến hạn trả bằng tiền vay mới
(3) Cuối niên độ kế toán căn cứ vào tỷ giá bình quân liên ngân hàng để điều chỉnh số dư
nợ đến hạn trả có gốc ngoại tệ

(3a) Chênh lệch do tỷ giá tăng làm tăng nợ đến hạn trả có gốc ngoại tệ
(3b) Chênh lệch do tỷ giá giảm làm giảm nợ đến hạn trả có gốc ngoại tệ
2.1.3. Vay dài hạn
TK sử dụng: TK 341- Vay dài hạn
Kết cấu
Nợ TK 341- Vay dài hạn Có
- Số tiền trả trước hạn của khoản vay dài
hạn
- Cuối niên độ xác định số tiền vay dài hạn
đến hạn trả trong thời hạn 1 năm
- Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá số dư
nợ vay dài hạn cuối niên độ
- Số tiền vay dài hạn phát sinh trong kỳ
- Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá lại số
dư vay dài hạn bằng ngoại tệ
Số dư bên Có: Số tiền vay dài hạn còn nợ chưa đến hạn trả
Phương pháp kế toán:
315 341 211, 213, 241
(1)
(5)
111, 112
(2)
111, 112
331
(6) (3)
221,222, 244
413
(4)
(7a)
413

(7b)
(1) Vay dài hạn mua TSCĐ, chi cho công tác đầu tư XDCB
(2) Vay dài hạn bằng việc phát hành trái phiếu
(3) Vay dài hạn để thanh toán cho đơn vị nhận thầu XDCB hay sửa chữa lớn TSCĐ
(4) Vay dài hạn đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, ký cược, ký quỹ dài hạn
(5) Trả nợ vay dài hạn trước hạn
(6) Cuối niên độ kế toán, xác định nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ tiếp theo
(7) Cuối niên độ đánh giá số dư nợ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá thực tế bình quân liên Ngân
Hàng nhà nước Việt Nam công bố.
2.2. Kế toán nợ phải trả người bán
TK sử dụng: TK 331- Phải trả người bán
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Nợ TK 331 – Phải trả người bán Có
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng
hoá, người cung cấp dịch vụ, người nhận
thầu xây lắp
- Số tiền ứng trước cho người bán, người
cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng
chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ.
- Số tiền người bán chấp nhận giảm giá
hàng bán, dịch vụ đã giao
- Chiết khấu thanh toán người bán chấp
nhận cho doanh nghiệp trừ vào nợ phải trả
- Giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt, kém
phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người
bán
- Số tiền phải thanh toán, phải trả cho người
bán, người nhận thầu.

Số dư bên Có: Số tiền phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu
xây lắp.
Số dư bên Nợ: Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu
xây lắp hoặc số đã trả, nhiều hơn số phải trả
Phương pháp kế toán
* Đối với khoản phải trả cho người bán bằng tiền Việt nam
- Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, nhận cung cấp dịch vụ,…chưa trả tiền cho người bán,
kế toán ghi:
Nợ TK 152,153,156,157,211,641,642,…
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khâú trừ
Có TK 331- Tổng giá thanh toán
- Khoản chiết khấu thanh toán doanh nghiệp được hưởng do thanh toán tiền cho người
bán trước thời hạn và tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán, kế toán ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả người bán
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
- Khi phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại tính trừ vào
khoản nợ phải trả người bán, kế toán ghi:
Nợ TK 331 – phải trả người bán
Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 152,153,156,…
- Khi thanh toán tiền cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả người bán
Có TK 1111,1121.
- Các khoản nợ phải trả cho người bán không tìm được chủ nợ và được xử lý ghi tăng thu
nhập khác, kế toán ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả người bán
Có TK 711- Thu nhập khác
* Đối với khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ
- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ chưa thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:
Nợ TK 152,153,156,211,…( tỷ giá hối đoái thực tế)

Có TK 331- Phải trả người bán (Tỷ giá hối đoái thực tế)
- Khi thanh toán tiền cho người bán vật tư, hàng hoá, TSCĐ bằng ngoại tệ, kế toán ghi:
Nợ TK 331- Phải trả người bán (tỷ giá hối đoái thực tế)
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Nợ TK 635-Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 144- Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 1112,1122 (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái)
Đồng thời ghi Có TK 007- Ngoại tệ các loại
- Cuối kỳ hạch toán, kế toán đánh giá lại số dư ngoại tệ trên tài khoản phả trả người bán
bằng ngoại tệ, kế toán ghi:
+ Nếu tỷ giá hối đoái thực tế cuối kỳ lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, kế toán ghi chênh lệch
do đánh giá lại:
Nợ TK 4131- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
Có TK 331- Phải trả cho người bán
+ Nếu tỷ giá hối đoái thực tế cuối kỳ nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, kế toán ghi chênh lệch
do đánh giá lại:
Nợ TK 331-Phải trả cho người bán
Có TK 4131- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
2.3. Kế toán thuế và các khoản phả nộp cho nhà nước
TK sử dụng: TK 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Kết cấu:
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Có
- Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản đã nộp
nhà nước
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải
nộp
- Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị

giảm gía
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp
- Số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải
nộp
- Thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp
nhà nước
Số dư bên có: Thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp nhà nước
* Kế toán thuế GTGT đối với doanh nghiệp đăng ký tính thuế và nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ
- Trong kỳ, căn cứ vào các hoá đơn giá trị gia tăng đầu vào, kế toán phản ánh thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 151,152,153,156,211,627,641,642,…
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331,…
- Khi phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại, căn cứ vào
các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,331,…
Có TK 151,152,153,156,…
Có TK 133 – Thuế GTGt được khấu trừ
- Hằng ngày trong kỳ, căn cứ vào thuế GTGT đầu ra, kế toán phản ánh thuế GTGT đầu ra
phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131,…
Có TK 511,512,711
Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra
- Khi phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại, căn cứ vào các
chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 531,532
Nợ TK 33311- Thuế GTGT đầu ra
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa

Có Tk 111,112,131
- Đối với vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất…xác
định nguyên nhân do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế
GTGT của số hàng hoá này không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
khi kê khai thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 1381- Taì sản thiếu chờ xử lý (nếu chưa xác đinh được nguyên nhân)
Nợ TK 111,112,1388, (Thu do xác định nguyên nhân bắt bồi thường)
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (nếu được tính vào chi phí)
Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
- Khi nhập khẩu vật tư thiết bị, hàng hoá, căn cứ vào tờ khai tính thuế kế toán phản ánh
thuế GTGT hàng nhập khẩu:
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có Tk 33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Thuế GTGT của hàng nhập khẩu được nộp vào ngân sách thông qua hải quan, cửa khẩu,
khi nộp thuế kế toán ghi:
Nợ TK 33312-Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Có TK 111,112
- Cuối tháng, kế toán xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu ra
để xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ. Khi xác định thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ vào thuế GTGT đầu ra, kê toán ghi:
Nợ TK 33311- Thuế GTGT đầu ra
Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
+ Nếu số thuế GTGT đầu ra lớn hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, doanh nghiệp
phải nộp thuế cho nhà nước. Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước , kế toán ghi:
Nợ TK 33311-Thuế GTGT đầu ra
Có TK 111,112
+ Nếu số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, doanh nghiệp
được chuyển chênh lệch sàng kỳ sau tiếp tục khấu trừ. Trường hợp doanh nghiêp thường
xuyên có thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn thuế GTGT đầu vào được cơ quan có thẩm quyền
cho phép hoàn thuế, khi nhận hoàn thuế GTGT kế toán ghi:

Nợ TK 111,112
Có TK 133-Thuế GTGTđược khấu trừ
- Khi xác định số thuế GTGT được giảm, kế toán ghi:
+ Nếu số thuế GTGT được giảm trừ vào thuế GTGT phải nộp trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ Tk 3331- Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711- Thu nhập khác
+ Nếu số thuế GTGT được giảm, được ngân sách nhà nước trả lại bằng tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112
Có TK 711- Thu nhập khác
2.4. Kế toán Phải trả người lao động
TK sử dụng: TK 334- Phải trả người lao động
Kết cấu:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động Có
- Các khoản tiền lương, tiền thưởng,
BHXH và các khoản khác đã trả, đã chi, đã
ứng trước cho người lao động
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền
công của người lao động
- Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH
và các khoản khác còn phải trả người lao
động
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
- Số dư bên có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác còn phải trả
người lao động
*Phương pháp kế toán nợ phải trả người lao động
- Hàng kỳ khi tính lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả người lao động.
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, kế toán ghi:
Nợ TK 622,627,641,642
Nợ TK 335- Chi phí phải trả (tiền lương CN nghỉ phép, đối với doanh nghiệp có

trích trước tiền lương CN nghỉ phép)
Có TK 334- Phải trả người lao động
- Tính thưởng phải trả cho CNV, kế toán ghi:
Nợ TK 4311- Quỹ khen thưởng
Có TK 334- Phải trả người lao động
- Tính trợ cấp BHXH phải trả cho CNV, kế toán ghi:
Nợ TK 3383- BHXH
Có TK 334-Phải trả người lao động
- Các khoản khấu trừ vào lương vào thu nhập của người lao động (BHXH, BHYT, BHTN
CNV phải nộp, tiền tạm ứng chi không hết, các khoản bồi thường…), kế toán ghi:
Nợ TK 334- Phải trả CNV
Có TK 141,338,138,…
- Tính thuế thu nhập phải nộp của người lao động có thu nhập cao, kế toán ghi:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
Có TK 3335- Thuế thu nhập cá nhân
- Khi ứng trước hoặc thanh toán lương, thưởng BHXH và các khoản khác cho người lao
động, kế toán ghi:
Nợ TK 334-Phải trả người lao động
Có TK 111,112,…
2.5. Kế toán nợ phải trả khác
TK sử dụng: TK 338- Phải trả khác
Kết cấu:
Nợ TK 338 – Phải trả khác Có
Bên nợ: Các khoản đã trả, đã nộp và ghi
giảm các khoản phải trả
Bên có: Các khoản phải trả khác phát sinh
trong kỳ
Số dư bên có: Các khoản còn phải trả, phải nộp cuối kỳ
Số dư bên nợ: Số đã trả đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp
* Phương pháp kế toán :

a. Kế toán tài sản thừa chờ xử lý
- Khi kiểm kê vật tư, hàng hóa mua vào, nếu phát hiện thừa, căn cứ vào Biên bản xử lý tài
sản thừa, Kế toán ghi giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
Nợ TK 152, 153, 156
Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý
- Khi kiểm kê phát hiện thừa vật tư hoặc hàng hóa, TSCĐ chưa xác định rõ nguyên nhân
đang chờ xử lý, căn cứ Biên bản kiểm kê tài sản, kế toán ghi
Nợ TK111, 152, 153, 155, 156
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý
- Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý tài sản thừa, căn cứ quyết định, ghi
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Nợ TK3381 – Tài sản thừa chờ xử lý
Có TK411,441, 3388, 642…
b. Kế toán quỹ bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp
- Hàng tháng, trích BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định, kế toán ghi
Nợ TK 622, 627, 641, 642…
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3388)
- Khi nộp BHXH, KPCĐ, BHTN cho cơ quan quản lý quỹ và mua BHYT cho người lao
động, ghi
Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384, 3388)
Có TK 111, 112
- Tính trợ cấp BHXH, phải trả cho người lao động , kế toán ghi
Nợ TK 3383- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Có TK 334- Phải trả người lao động
- Khi chi trả trợ cấp BHXH, BHTN cho người lao động, kế toán ghi

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 111, 112
- Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị, kế toán ghi
Nợ TK 3382 – Kinh phí công đoàn
Có TK 111, 112
c. Kế toán doanh thu chưa thực hiện
- Trường hợp nhận tiền của khách hàng trả trước về thuê TSCĐ và BĐS đầu tư nhiều
năm, kế toán ghi:
Nợ TK 111 ,112
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Cuối kỳ ghi nhận doanh thu trong kỳ, kế toán ghi
Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Trường hợp, hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện, Doanh nghiệp trả lại tiền
cho khách hàng, kế toán ghi
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112
- Trường hợp doanh nghiệp bán hàng trả góp, phần chênh lệch giữa giá bán trả góp và giá
bán trả tiền ngay ghi vào bên có TK 3387. Số tiền lãi trả góp thực hiện trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
d. Kế toán phải trả, phải nộp khác
- Khi phát sinh các khoản phải trả, phải nộp khác
Nợ Tk liên quan
Có TK 3388 – Phải trả phải nộp khác
- Khi thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác, kế toán ghi
Nợ TK 3388 – Phải trả phải nộp khác
Có TK 111, 112

SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Phần II.
Thực tế về công tác kế toán công nợ tại Công ty CP Máy và Thiết bị
phụ tùng (Seatech)
I. Giới thiệu chung về công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1 Quá trình hình thành
Công ty CP kinh doanh máy và thiết bị phụ tùng-Seatech Đà nẵng là đơn vị được cổ
phần hóa từ Trung tâm kinh doanh máy và thiết bị phụ tùng trực thuộc Công ty cung ứng
và phát triển kỉ thuật Thủy sản Đà nẵng.
Theo giấy phép kinh doanh số 320300041 ngày 24/05/2002 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Đà
Nẵng cấp.
Mã số thuế : 0400.418.458 do Cục Thuế Đà Nẵng cấp.
Điện thoại : 05113.773.919 Fax: 0513.550.330
Email : Seatech @dng.vnn.vn
Website : WWW.Seatech.com.vn
Địa chỉ: Trụ sở chính 162-166 Trưng Nữ Vương quận Hải Châu – Đà Nẵng.
1.2. Quá trình phát triển của công ty
SEATECH được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa một phần doanh nghiệp nhà
nước có bề dày hoạt động kinh doanh từ năm 1977 nên đã kế thừa được nhiều kinh
nghiệm quý báu.
Từ cơ sở vật chất ban đầu còn hạn chế, SEATECH đã nhanh chóng chuyển mình và vươn
lên mạnh mẽ.
Hiện nay các nguồn lực tài sản và nhân sự của SEATECH đã đạt gấp 5 đến 10 lần
so với ngày đầu thành lập. Ngày càng có nhiều khách hàng và công chúng biết đến và tin
tưởng, dành sự ưu ái và trân trọng với SEATECH.
2. Chức năng hoạt động thực tế của công ty
2.1. Chức năng thương mai
Công ty được phép nhập khẩu trực tiếp các loại máy móc thiết bị như: máy điều

hoà, thang máy, máy phát điện, máy vi tính… để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
2.2 Chức năng dịch vụ
Công ty được phép thực hiện các dịch vụ lăp đặt sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng các
máy móc thiết bị thuộc các lĩnh vực cơ điện, điện lạnh, điện tử viễn thông….
3. Một số thông tin về kết quả hoạt động của công ty
năm
Chỉ tiêu
Số lao động bình quân 110 150 278
Doanh thu 11.318.761.220 26.539.958.934 51.252.459.633
Lợi nhuận
sau thuế
125.165.437 1.180.384.460 1.504.699.002
II. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm quản lí và tổ chức công tác kế
toán tại công ty
1. Đặc điểm kinh doanh tại công ty
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Lĩnh vực kinh doanh: cơ nhiệt điện lạnh cơ khí công nghiệp, điện, điện tử viễn
thông, hệ thống âm thanh ánh sáng…và một số mặt hàng về cơ điện lạnh.
1.2. Mặt hàng kinh doanh của công ty
Công ty chuyên nhận thầu tư vấn, thiết kế, sản xuất, cung cấp, lắp đặt vận hành các thiết
bị cơ, điện, nhiệt và lạnh công nghiệp…Trong các năm qua đã thực hiện thành công nhiều
dự án, công trình lớn trên phạm vi cả nước, được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao.
Sản phẩm chính:Ga lạnh R22, dầu lạnh Sunisco, máy ngắm Leica, máy bộ đàm Motorola
Pro9510, máy bộ đàm Motorola 7510, FG Willson 660 KVA (máy phát điện của hãng FG
Willson-Anh quốc), BroadCrown 670 KVA (máy phát điện của hãng BroadCrown- Anh
quốc),thang máy,tháp giải nhiệt
1.3. Một số khách hàng và nhà cung cấp chủ yếu
Hiện nay thị trường của Seatech trải rộng hầu hết trên cả nước, nhưng chủ yếu vẫn

là thị trường Miền Trung – Tây Nguyên.Như: công ty TNHH TM Thiên Niên Kỷ,Ban
quản lý các công trình trọng điểm tỉnh Phú Yên, Ban Quản lý dự án nhà máy Sợi –Đà
Nẵng, …
Nhà cung cấp : Nhập khẩu hàng hoá chủ yếu từ Mỹ , Nhật Bản, Thái Lan……và các nhà
cung cấp trong nước.
2. Bộ máy quản lí của công ty
2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý
Sơ đồ số 2.1
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
2.2. Chức năng và nhiệm vụ
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 17
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Ban kiểm soát
QRM
P. tổ chức
hành chính
P. Kế toán
TC
P. Kinh
doanh
P.Kỹ thuật
công nghệ
VPĐD tại
TPHCM
TTPP Vtư,
cơ điện lạnh
Xưởng cơ
khí

Đội thi công
Đại hôị đồng cổ
đông
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
2.2.1 Chức năng của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông : Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty, đại
hội được tổ chức ít nhất mỗi năm một lần. Trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của đại hội
cổ đông được ghi trong điều lệ của công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông để thực hiện quyền
quản lý công ty giữa hai kỳ đại hội. Trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của hội đồng quản
trị được ghi trong điều lệ công ty
Ban giám đốc: Giám đốc và Phó giám đốc
Ban giám đốc tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về toàn
bộ kết quả hoạt động KD, đại diện cho toàn thể cán bộ công nhân viên và thay mặt công
ty quan hệ pháp lý với các đơn vị, tổ chức bên ngoài.
+ Giám đốc: Là người đứng đầu trong hệ thống điều hành tác nghiệp của của công
ty và là người đại diện Công ty trước pháp luật.Giám đốc là người nắm quyền điều hành
cao nhất trong công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, về
việc bảo đảm thực thi đầy đủ các chủ trương đường lối, chính sách của đảng và nhà nước
+ Phó giám đốc: Là người tham mưu trợ giúp cho giám đốc trong quá trình điều
hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Thay thế giám đốc điều hành công ty khi
giám đốc đi vắng, tư vấn cho giám đốc về mặt kĩ thuật, quản lí và kí kết các hợp đồng với
đối tác.
QRM do trưởng phòng kỹ thuật công nghệ đảm nhiệm:
+ Chịu trách nhiệm tổ chức hệ thống công tác kỹ thuật
+ Đảm bảo cácquá trình cần thiết của HĐQLCL được thiết lập, thực hiện và duy trì.
+ Đảm bảo để mọi người trong công ty nhận thức được tầm quan trọng của việc đáp
ứng nhu cầu khách hàng.
+ Là đại diện của công ty khi liên hệ với tổ chức tư vấn, tổ chức đánh giá liên quan
đến HTQLCL.

+ Có quyền tạm đình chỉ những công việc không phù hợp với yêu cầu của
HTQLCL.
2.2.2 Các phòng chức năng
Phòng tổ chức hành chính
Soạn thảo và đề xuất các quy định và chế độ quản lý liên quan đến nhân sự, hành chính
và các lĩnh vực khác áp dụng trong nội bộ công ty
Tham mưu và giúp giám đốc trong việc quản lý nhân sự và quản lý hành chính bao
gồm cả việc đáp ứng về nhu cầu vật tư, trang thiết bị dịch vụ cho văn phòng, công tác văn
thư và lưu trữ tài liệu chung của công ty.
Cất giữ và sử dụng con dấu của công ty theo đúng quy định của pháp luật và công ty.
Phòng kế toán tài chính
Tổ chức hạch toán kế toán và thống kê theo Luật kế toán, Luật thống kê và các quy
định hiện hành của Nhà nước.
Tham mưu cho giám đốc xây dựng chiến lược kinh doanh, các chương trình phát triển
dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Thực hiện chế độ kiểm kê, báo cáo theo quy định của nhà nước và công ty
Cùng với các bộ phận liên quan khác tham mưu cho giám đốc về các văn bản có liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hợp đồng kinh tế và hồ sơ thanh
quyết toán với khách hàng.
Xây dựng và tổng hợp các kế hoạch hàng tháng, giúp các đơn vị, cơ sở trong việc triển
khai, quyết toán và phân tích các hoạt động doanh.
Phòng kinh doanh
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Nghiên cứu thị trường và tham mưu cho giám đốc xây dựng chiến lược kinh doanh,
các chương trình phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Dự toán, soạn thảo văn bản, hợp đồng và được sự uỷ nhiệm của ban giám đốc kí kết
một số hợp đồng kinh tế, đồng thời chịu trách nhiệm thanh lí quyết toán hợp đồng.
Quản ứng vật tư, cung ứng và đề nghị duyệt cấp vật tư. Tư vấn pháp lí, pháp chế quản
lý kinh tế cho lãnh đạo công ty.

Tham gia thực hiện các hồ sơ mời thầu
Phòng kỹ thuật công nghệ
+ Có nhiệm vụ đề xuất các giải pháp công nghệ, tham gia xây dựng tổ chức thiết kế dự
án cho các đơn vị và công ty.
+ Đánh giá thực trạng về máy móc thiết bị công nghệ do thiên tai gây ra, đề xuất các
giải pháp cho các phòng ban, chịu trách nhiệm sữa chữa và thay thế khi cần thiết.
+ Ngiên cứu ứng dụng công nghệ, nghiên cứu thiết kế sản phẩm, quản lý chất lượng
sản phẩm và tư vấn hướng dẫn thao tác vận hành máy.
Các đơn vị tác nghiệp
Trung tâm phân phối vật tư cơ điện lạnh
Kinh doanh các loại thiêt bị, vật tư thuộc nghành cơ điện lạnh và theo sự chỉ đạo của giám
đốc.
Cung cấp các loại vật tư thiết bị đáp ứng cho công trình
Thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động kinh doanh của trung tâm với công ty.
Có quyền chủ động nhận các đơn đặt hàng, hợp đồng từ khách hàng theo sự uỷ quyền của
công ty.
Xưởng cơ khí
Gia công chế tạo các chi tiết sản phẩm cơ khí nhằm phục vụ khách hàng hoặc cung cấp
cho các công trình mà công ty nhận thầu.
Thực hiện mua sắm vật tư theo sự uỷ nhiệm của phòng kinh doanh, quan hệ với các khách
hàng bên ngoài để thuê gia công, hợp tác sản xuất để hoàn thành sản phẩm theo sự chỉ đạo
của công ty.
Các đội thi công
Đội thi công gồm các kỹ sư thuộc ngành thi công có nhiệm vụ chỉ đạo đội thi công và các
công nhân kỹ thuật và người lao động. Đội thi công có nhiệm vụ nhận hồ sơ thiết kế, các
yêu cầu kỳ thuật,…do công ty cung cấp để tiến hành thực hiện các công việc tại các công
trình do khách hàng chỉ đạo theo hợp đồng.
2.2.3. Quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban trong công ty
+ Quan hệ giữa phòng kế toán với Ban giám đốc: phòng kế toán có chức năng
tham mưu và cung cấp đầy đủ kịp thời về tình hình tài chính và tài sản của công ty.

+ Quan hệ giữa phòng kế toán và phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh cung cấp
các chứng từ cho phòng kế toán.
+ Quan hệ giữa phòng kế toán với phòng tổ chức hành chính: phòng hành chính
theo dõi các chính sách lao động tiền lương và chuyển sang phòng kế toán để hạch toán.
+ Quan hệ giữa phòng kế toán và phòng kỹ thuât: phòng kĩ thuật cung cấp các
thông tin cần thiết về các thông tin kĩ thuật cho phòng kế toán
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
3.1. Sơ đồ Bộ máy kế toán
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Sơ đồ 3.1
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Kế toán trưởng: Có trách nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ công tác kế toán tại
công ty theo Luật kế toán và giúp giám đốc giám sát tình hình tài chính tại công ty.
Kế toán tổng hợp: Là người có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán ở giai đoạn
cuối cùng là tổng hợp và lập báo cáo kế toán. Đồng thời kiêm phần hành kế toán tạm ứng,
tiền lương, TSCĐ và cũng là kế toán doanh thu nên phải theo dõi doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ. Đồng thời theo dõi về phần thuế GTGT ở công ty, hàng tháng in và nộp
thuế tờ khai thuế theo đúng qui định.
Kế toán công nợ và tiền vay: Theo dõi tình hình công nợ trong công ty và tình hình
công nợ đối với khách hàng. Vì đặc điểm của công ty là thương mại và lắp đặt nên phát
sinh nhiều khoản công nợ với khách hàng và nhà cung cấp, ngân hàng nên kế toán phải
theo dõi tập hợp riêng theo từng đối tượng công nợ.
Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Theo dõi thường xuyên tình hình thu chi
của công ty, làm các thủ tục hợp lý về tình hình thu chi theo đúng quy định. Thường
xuyên đối chiếu với thủ quỹ, kế toán thanh toán với ngân hàng để phát hiện sai sót và có
biện pháp khắc phục.
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm cất giữ tiền, thu chi tiền, rút tiền hoặc nhận tiền trong

công ty và ký nhận lên các chứng từ thu chi tiền.
Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động hàng hóa ở Trung tâm
về số lượng, giá trị và lập các báo cáo về số lượng, đơn giá hàng nhập kho, số lượng giá
vốn hàng bán vào cuối kỳ và theo dõi chi phí mua hàng và mọi chi phí phát sinh trong kỳ
kinh doanh và đề ra các phương án bán hàng.
Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập, xuất hàng hoá và bảng tổng hợp nhập-xuất
-tồn hàng hoá.
3. 3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký chung” và sử dụng
một hệ thống máy vi tính đầy đủ để đáp ứng nhu cầu quản lý và cung cấp thông tin nhanh
chóng kịp thời.
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 20
Kế toán trưởng
Kế toán tổng
hợp
Thủ
quỹ
Kế
toán
TM và
TGNH
Kế toán
công nợ
và tiền
vay
Kế toán
bán
hàng
Kế
toán

kho
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Sơ đồ số 3:
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
* Trình tự ghi sổ kế toán
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên
sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có
mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát
sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát
sinh. Đồng thời số liệu trên sổ thẻ chi tiết được ghi vào Bảng tổng hợp chi tiết.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số
phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung
(hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các
sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 21
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán
Chi tiết

Bảng tổng hợp
Chi tiết
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
B. Tình hình kế toán công nợ tại công ty CP Máy và Thiết bị phụ tùng (Seatech)
I. Kế toán các khoản nợ phải thu
Trình tự Ghi sổ kế toán nợ phải thu tại công ty


1. Kế toán chi tiết các khoản nợ phải thu
1.1. Kế toán chi tiết tạm ứng
- Hàng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ tạm ứng . Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc
( Phiếu chi) lên sổ chi tiết tạm ứng theo từng đối tượng.
Qui trình tạm ứng tại công ty:
Bộ phận cần tạm ứng (nhân viên) viết giấy Đề nghị tạm ứng, chuyển cho trưởng bộ
phận ký, sau đó đưa lên kế toán trưởng hoặc giám đốc duyệt, kế toán viết phiếu chi, thủ
quỹ chi tiền. Khi tạm ứng xong phải lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ
gốc để thanh toán dứt điểm số đã nhận tạm ứng.
Công ty theo dõi tạm ứng chi tiết theo tài khoản cấp 2
TK1411 – Tạm ứng cá nhân
TK 1412 – Tạm ứng công việc
Khi ứng tiền để mua vật tư thì người tạm ứng viết Phiếu đề nghị tạm ứng gửi lên cấp
trên. Phiếu đề ghị tạm ứng phải được kế toán trưởng hoặc giám đốc ký duyệt.
cụ thể ngày 18/05/2009 nhân viên phòng kinh doanh viết Giấy đề nghị tạm ứng.
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 22
PHIẾU ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày 18/05/09
Kính gửi: Ban lãnh đạo công ty CP Máy và Thiết bị phụ tùng
Tên tôi là : Trần Thị Hồng Vân Chức vụ/Bộ phận: Phòng kinh doanh
Lý do tạm ứng: Đặt cọc 50% đơn hàng cho công ty Đại Ánh Sáng để mua ống SP(CT Bà
Nà)

Chi tiết:
STT DIỄN GIẢI ĐVT SL ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN GHI CHÚ
1
Tạm ứng 50% đơn hàng
8.381.780
TỔNG CỘNG 8.381.780
Bằng chữ: Tám triệu ba trăm tám mươi mốt ngàn bảy trăm tám mươi đồng chẵn.
Người đề nghị Trưởng bộ phận Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Giám Đốc
Hóa đơn
GTGT,
Phiếu
thu, giấy
báo có,…
Sổ chi tiết
phải thu
Sổ Nhật ký
chung
Bảng tổng
phải thu
Sổ Cái các
TK phải thu
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Căn cứ vào phiếu đề nghị tạm ứng được ký duyệt kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề
nghị tạm ứng và chuyển cho thủ uỹ làm thủ tục xuất quỹ.
Căn cứ vào chứng từ gốc là phiếu chi kế toán lên sổ chi tiết tạm ứng. Sổ chi tiết tạm ứng
được mở theo dõi cho từng nhân viên.
Cty CP Máy & Thiêt Bị phụ tùng
162-166 Trưng Nữ Vương – Đà Nẵng
SỔ CHI TIẾT TẠM ỨNG
Tháng 05/2009

Tài Khoản : 141
Đối tượng : Trần Thị Hồng Vân – Phòng kinh doanh Số dư nợ đầu kỳ: 15.444.385
Chứng từ
Diễn giải TKĐƯ
Số Phát Sinh
Ngày Số Nợ Có
18/05/09 PC114/05 Tạm ứng tiền mua 50% vật

1111 8.381.780
20/05/09 PC222/05 Tạm ứng 50% mua tôn ( Cty
Thuyên Vân)
1111 7.455.000
22/05/09 PKT05/05 Thanh toán chi phí VC công
trình La Bảo
154_LB 4.030.000
22/05/09 PKT05/05 Thuế GTGT (CT La Bảo) 1331 201.500
. . .
Tổng số phát sinh 27.323.060 4.481.50
0
Sô dư nợ cuối kỳ: 38.285.945
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 23
Cty CP Máy & Thiết Bị Phụ Tùng
162-166 Trưng Nữ Vương
PHIẾU CHI TIỀN MẶT Số phiếu:114/05
Ngày 18/05/2009
Người nhận tiền : Trần Thị Hồng Vân
Về khoản: Tạm ứng mua SP công trình Bà Nà
Số tiền : 8.381.780 VND
Bằng chữ: Tám triệu, ba trăm tám mươi mốt ngàn, bảy trăm tám mươi đồng chẵn.
Kèm theo: 0 chứng từ gốc.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN
Lê Văn Hiểu Lê Khắc Diễm Trang Nguyễn Nguyên Vân
Đã nhận đủ số tiền: Tám triệu, ba trăm tám mươi mốt ngàn, bảy trăm tám mươi đồng chẵn.
Ngày 18 tháng 05 năm 2009
THỦ QUỸ NGƯỜI NHẬN TIỀN
Chưa biết Hồng Vân
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Căn cứ vào các sổ chi tiết theo dõi từng đối tượng tạm ứng, cuối kỳ kế toán lập Bảng tổng
hợp tạm ứng.
Cty CP Máy & Thiết Bị phụ tùng
162- 166 Trưng Nữ Vương – Đà Nẵng
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TẠM ỨNG CÔNG NHÂN VIÊN
Tài khoản : 141
Tên nhân
viên
Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
Trần Thị
Hồng Vân
15.444.385 27.323.060 4.481.500 38.285.945
Hồ Duy
Châu
5.874.000 15.890.700 19.455.200 2.309.500
Văn công
Thành
10.780.000 23.800.000 27.900.750 6.679.250

Tổng cộng
1.399.772.520 375.434.701 664.058.466 1.111.148.755
1.2. kế toán chi tiết nợ phải thu khách hàng

- Hàng ngày khi bán hàng chưa thu tiền, căn cứ hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng,
phiếu xuất kho….Kế toán ghi vào sổ chi tiết thanh toán với người mua theo từng đối
tượng khách hàng.
Đối với hàng hóa bán ở trung tâm cơ điện lạnh kế toán trung tâm theo dõi doanh thu
bán hàng và tình hình công nợ trên báo cáo bán hàng. Cuối tháng kế toán trung tâm gửi
báo cáo bán hàng và bộ chứng từ gốc lên văn phòng công ty. Căn cứ vào hóa đơn, phiếu
xuất kho kế toán lên sổ chi tiết thanh toán với người mua.
Cụ thể ngày 23/05/09 xuất bán sản hàng Ga R22 Ấn độ, khi giao hàng kế toán viết phiếu
xuất kho như sau.
Công ty CP Máy & Thiết Bị phụ tùng Mẫu số 02-VT
162-166 Trưng Nữ Vương (Ban hành theo QĐ số 15/2006-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO Số : 12/05
Ngày 23/05/09
Họ và tên người nhận hàng : Trần văn Minh
Đơn vị: Cty CP Thủy sản Nhật Hoàng
Lý do xuất kho: Xuất bán
Xuất tại kho: Cửa hàng
STT
Tên nhãn hiệu, quy
cách vật tư công cụ

Số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu
Thực
xuất
1 Ga R22 Ấn Độ Kg 544,5 43.636 27.759.802

Cộng 27.759.80
2
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Thị Kim Hoa
Người lập phiếu người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán lập hoá đơn GTGT, hoá đơn được lập thành 3 liên
như sau liên 1 lưu ở quyển hoá đơn, liên 2 đưa cho khách hàng, liên 3 lưu nội bộ
Căn cứ vào chứng từ gốc là hoá đơn bán hàng kế toán vào sổ chi tiết theo dõi theo từng
khách hàng
Cty CP Máy & Thiêt Bị phụ tùng Mẫu số S31-DN
162-166 Trưng Nữ Vương – Đà Nẵng
SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA
Tháng 05/2009
Tài Khoản : 131
Đối tượng Công ty CP Thuỷ Sản Nhật Hoàng
Chứng từ
Diễn giải TKĐƯ
Số Phát Sinh
Ngày Số Nợ Có
Số dư đầu kỳ 0
23/05/09 0099448 Bán Ga R22 5111 27.240.000
Thuế đầu ra 33311 2.724.000
. . .
Số phát sinh trong kỳ 37.839.000
Số dư cuối kỳ 37.839.000
SVTH: Nguyễn Thị Tú – Lớp 34H08K6.1A 25
HOÁ ĐƠN Mẫu sô: 01 GTKT- 3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG MP/2008N
Liên 3 : Nội bộ
0099448

Ngày 23 tháng 05 năm 2009
Đơn vị bán hàng: Cty CP Máy & Thiết bị phụ tùng (Seatech)
Địa chỉ: 162- 166 Trưng Nữ Vương – Đà Nẵng
Số TK:
Điện thoại: Mã số thuế: 0400418458
Họ và tên đơn vị mua hàng: Công ty CP Thuỷ Sản Nhật Hoàng
Địa chỉ: Khu công nghiệp dịch vụ Thuỷ Sản – Đà Nẵng.
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TM/CK MS: 0400459126
STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Ga R22 kg 544,5 50.000 27.240.000
Cộng tiền hàng 27.240.000
Thuế suất GTGT : 10% Tiền thuế GTGT : 2.724.000
Tổng cộng tiền thanh toán 29.964.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi chín triệu, chín trăm sáu mươi bốn ngàn đồng chẵn
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

×