LỜI CẢM ƠN
Bài viết được hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Th.s Đặng
Thị Diệu Thúy. Em xin được gửi tới cô lời cảm ơn trân trọng nhất đồng thời em
cũng chân thành cảm ơn các anh chị trong Phòng xuất nhập khẩu 3 và Phòng xuất
nhập khẩu 1 cùng các anh chị trong Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng
Công ty Thương mại Hà Nội đã giúp đỡ em hoành thành bài khóa luận.
Do kiến thức bản thân còn rất nhiều hạn chế đồng thời chưa có kinh nghiệm
trong việc nghiên cứu nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết
và sai sót, rất mong được sự thông cảm và chỉ bảo của Cô cùng với sự góp ý của
các anh chị trong Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc để em có thể hoàn thành tốt
hơn khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cản ơn!
Sinh viên
Bùi Phương Linh
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ CÁC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý của Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng
Công ty Thương mại Hà Nội Error: Reference source not found
Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất mặt hàng mây tre Error: Reference source not
found
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm XNK phía Bắc
giai đoạn 2009 - 2011 Error: Reference source not found
Bảng 3.2: Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu năm 2009 – 2011
Error: Reference source not found
Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2009 –
2011 Error: Reference source not found
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt
XNK Xuất nhập khẩu
XK Xuất khẩu
NK Nhập khẩu
TP HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
TCMN Thủ công mỹ nghệ
KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm
KVTT Khu vực thị trường
TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Từ viết tắt Nghĩa tiếng nước ngoài Nghĩa Tiếng Việt
ASEAN
Asociation of South – East
Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
APEC
Asia Pacific Economic
Coopertion
Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á
– Thái Bình Dương
AFTA Asia Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
EU European Union Liên minh Châu Âu
ISO
International Organization of
Standardization
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế
REACH
Registrasion, Evaluation,
Authorization, Restriction
Luật hóa chất
TBT Technical Barriers to Trade
Hiệp định hàng rào kỹ thuật
trong thương mại
EC European Commission Ủy ban Châu Âu
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa đang là xu thế tất yếu của kinh tế quốc tế hiện nay. Bất cứ quốc
gia nào cũng không nằm ngoài xu thế đó nếu muốn tồn tại và phát triển đặc biệt là
các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.Việt Nam đã từng bước hội nhập
vào nền kinh tế khu vực và thế giới như gia nhập ASEAN (1995), gia nhập APEC
(1998), gia nhập AFTA (2003), đặc biệt gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO) vào cuối năm 2006 đầu năm 2007. Từ đó đến nay Việt Nam dần nâng cao vị
thế trên trường quốc tế thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng khác
nhau trong điều kiện các rào cản thương mại được giảm bớt một các tối đa. Trong
đó mặt hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) cũng không ngừng thâm nhập vào các thị
trường lớn trên thế giới và cả các thị trường khó tính nhất. Điều này góp phần
không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Hàng năm Trung tâm Xuất nhập khẩu (XNK) phía Bắc – Tổng Công ty
Thương mại Hà Nội xuất khẩu rất nhiều mặt hàng ra thị trường nước ngoài trong
xuất khẩu hàng TCMN chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong đó tổng kim ngạch xuất
khẩu của Trung tâm. Các mặt hàng TCMN được nghiên cứu và sản xuất đáp ứng
được các tiêu chuẩn và các quy định kỹ thuật.
Liên minh Châu Âu (EU) là một liên minh có nền kinh tế phát triển, quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và EU ngày càng được mở rộng. EU là thị trường đầy
tiềm năng cho hàng TCMN xuất khẩu của Trung tâm XNK phía Bắc với tỷ lệ dân
số đông, mức thu nhập cao người tiêu dùng. Tuy nhiên thị EU là thị trường có nhiều
quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu trong đó có hàng
TCMN. Các quy định, tiêu chuẩn này được đặt ra chủ yếu nhằm bảo vệ sức khỏe
con người, môi trường và phát triển bền vững.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, thương mại đang dần tự do hóa
các hàng hóa được lưu thông trên phạm vi quốc tế càng nhiều do vậy tính cạnh
tranh giữa các hàng hóa ngày càng lớn. Hoạt động xuất khẩu hàng TCMN sang thị
trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc có những bước đi tích cực: được người
tiêu dùng biết đến nhiều hơn, các sản phẩm đa dạng hơn và đáp ứng được thị hiếu
của người tiêu dùng…Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều sản phẩm không đáp
1
ứng được các quy định về kỹ thuật đối với mặt hàng TCMN xuất khẩu sang EU.
Đây là kết quả của sự thiếu hiểu biết và cách tiếp cận đối với các quy định kỹ thuật
của EU còn nhiều hạn chế. Để giúp Trung tâm xác định rõ các rào cản đối với
TCMN xuất khẩu sang thị trường EU, tôi chọn đề tài “Giải pháp vượt rào cản kỹ
thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU của Trung
tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng Công ty Thương mại Hà Nội” làm đề tài
cho khóa luận của mình.
1.2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu về rào cản kỹ thuật có rất nhiều công trình và luận văn
nghiên cứu như:
- Đề tài: “Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ trong xuất
khẩu hàng thủy sản nước ta vào thị trường Hoa Kỳ” của PGS.TS Doãn Kế Bôn –
Đại học Thương mại, năm 2006.
- Đề tài: “Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật cho thủy sản Việt Nam khi thâm
nhập vào thị trường Hoa Kỳ” của Trần Thị Mai Nguyên - Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Đại học Thương Mại, năm 2006.
- Đề tài: “Những giải pháp vượt rào cản thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu chè của tổng công ty Chè Việt Nam đến 2010” của Nguyễn Duy Chức -
Luận văn thạc sĩ Trường đại học Thương Mại năm 2003.
- Đề tài: “Những rào cản thương mại quốc tế đối với hàng nông sản và biện
pháp vượt rào cản để đẩy mạnh việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị
trường EU trong bối cảnh hội nhập” của Nguyễn Anh Cương - Luận văn đại học,
Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, năm 2005.
Mặc dù các công trình nghiên cứu trên đã nêu được các khái niệm về rào cản
thương mại, các biện pháp vượt rào cản đó như thế nào nhưng trong mỗi công trình
nghiên cứu vẫn khác nhau về đặc điểm công ty, mặt hàng xuất khẩu, thị trường
nhập khẩu nên có những ưu điểm nhược điểm khác nhau. Hiện nay chưa có đề tài
nào nghiên cứu về “Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ
xuất khẩu sang thị trường EU của Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng
Công ty Thương mại Hà Nội”. Đề tài nghiên cứu các cơ sở lý luận cơ bản về rào
cản kỹ thuật trong thương mại tại thị trường EU đối với hàng TCMN. Cùng với việc
2
đánh giá thực trạng, nêu lên những thành công và tồn tại còn vướng mắc, đề tài
cũng đề xuất các giải pháp vượt rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu mặt hàng TCMN
trong thời gian tới nhằm đóng góp thêm cho Trung tâm những định hướng cơ bản
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN sang EU.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Việc phân tích và tìm hiểu các rào cản kỹ thuật đối với hàng
TCMN xuất khẩu vào thị trường EU góp phần làm phong phú thêm kho đề tài
nghiên cứu về rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu.
- Về mặt thực tiễn: Việc phân tích đề tài này cũng góp một phần nhỏ giúp các
doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam đối mặt và vượt qua những rào
cản đó để dễ dàng thâm nhập vào thị trường EU đầy tiềm năng.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
- Trung tâm XNK phía Bắc
- Các rào cản kỹ thuật trong thương mại
- Hàng TCMN
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu rào cản kỹ thuật và chính sách vượt rào cản kỹ thuật nhằm
xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU như: Anh, Pháp, Nga, Thụy Điển, Đan
Mạch…của Trung tâm XNK phía Bắc – Tổng Công ty Thương mại Hà Nội có trụ
sở tại số 11B Phố Tràng Thi, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố
Hà Nội. Số liệu được thu thập và phân tích trong thời gian từ năm 2009 – 2011 và
đề xuất cho giai đoạn từ năm 2012 – 2015.
Về không gian đề tài nghiên cứu thực trạng rào cản kỹ thuật của EU đưa ra
cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu tại Trung tâm XNK phía Bắc và những
biện pháp chủ yếu vượt qua những rào cản đó.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập trong quá trình thực tập tại Trung tâm từ các
phòng XNK, phòng hành chính tổng hợp của Trung tâm. Bên cạnh đó thông tin còn
được thu được từ sách, báo, website, các đề tài nghiên cứu…liên quan đến rào cản
kỹ thuật của EU đặt ra cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu.
3
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Trên cơ sở các thông tin thu thập được tiến hành phân tích tổng hợp qua
công cụ Excel để đưa ra những đánh giá về thực trạng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ
thuật trong xuất khẩu hàng hóa.
1.6.3. Phương pháp phỏng vấn điều tra
Phương pháp điều tra trắc nghiệm
Phiếu điều tra gồm 2 phần: Phần thông tin cá nhân và phần cụ thể bao gồm các
câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến tình hình xuất khẩu và thực trạng vượt rào cản kỹ
thuật của Trung tâm XNK phía Bắc để đưa sản phẩm vào thị trường EU. Phiếu điều
tra được gửi đến 6 nhân viên trong phòng XNK 1, được trình bày cụ thể ở phụ lục
1.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Chương trình phỏng vấn được tiến hành với các Trưởng phòng và Phó phòng
XNK. Được sự trả lời nhiệt tình và thẳng thắn của các chuyên gia tôi đã có nhiều
thông tin cần thiết phục vụ cho khóa luận của mình. Các câu hỏi phỏng vấn xoay
quanh vấn đề đáp ứng các rào cản kỹ thuật của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc.
1.7. Kết cấu của khóa luận
Đề tài được chia thành 4 chương không kể phần lời cảm ơn, mục lục, danh
mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, các tài liệu tham khảo và các
phụ lục.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về rào cản kỹ thuật đối hàng TCMN
xuất khẩu sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc – Tổng Công ty
Thương mại Hà Nội
Chương 3: Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng TCMN xuất khẩu
sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc – Tổng Công ty Thương mại Hà
Nội
Chương 4: Các kết luận và một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với
hàng TCMN xuất khẩu sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc – Tổng
Công ty Thương mại Hà Nội
4
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÀNG RÀO KỸ
THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU SANG THỊ
TRƯỜNG EU
2.1. Khái niệm và phân loại rào cản kỹ thuật
2.1.1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật
Hiện nay khái niệm về rào cản kỹ thuật còn có nhiều nhận thức khác nhau.
Thực tế tào cản kỹ thuật là một khái niệm rộng bao gồn nhiều vấn đề kinh tế xã hội
trong kinh doanh và thương mại quốc tế. Rào cản kỹ thuật trong thương mại là
những quy định ngoài thuế quan hay một chính sách phân biệt nào đó mà một nước
hay một vùng lãnh thổ áp dụng với mục đích hạn chế hoặc ngăn cản thương mại
quốc tế. Nó bao gồm tất cả các biện pháp được thực hiện ở biên giới nhằm hạn chế
việc hàng hóa nước khác thâm nhập vào thị trường và các thủ tục này tạo thuận lợi
cho hàng hóa trong nước như một hình thức bảo hộ.
Trong hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO không đưa
ra khái niệm về rào cản kỹ thuật, nhưng rào cản kỹ thuật được hiểu là: Một nhóm
các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc sống hay
sức khỏe của con người, động thực vật, môi trường hoặc ngăn ngừa các hành động
man trá ở mức độ phù hợp.
Theo điều 1 phụ lục 1 của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
của WTO, quy định kỹ thuật được trình bày: “Là văn bản quy định các đặc tính của
sản phẩm hoặc các quá trình có liên quan đến sản phẩm và phương pháp sản xuất,
bao gồm các điều khoản hành chính thích hợp mà việc tuân thủ chúng là bắt buộc.
Văn bản này có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao
gói, dán nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương
pháp sản xuất nhất định”.
Theo điều 2 phụ lục 1 của Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại
của WTO, tiêu chuẩn được trình bày: “Là văn bản do một cơ quan được thừa nhận
ban hành để sử dụng rộng rãi và lâu dài, trong đó quy định các quy tắc hướng dẫn
hoặc các đặc tính đối với sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất có
liên quan mà việc tuân thủ chúng là không bắt buộc. Văn bản này cũng có thể bao
5
gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dãn nhãn hoặc ghi
nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định”.
Các thủ tục đánh giá sự tuân thủ: Là bất cứ thủ tục nào áp dụng trực tiếp
hoặc gián tiếp để xác định xem các yêu cầu có liên quan trong các quy định kỹ thuật
hoặc tiêu chuẩn có được thực hiện hay không. Các thủ tục này bao gồm các thủ tục
về chọn mẫu, thử nghiệm và kiểm tra, đánh giá, thẩm định và đảm bảo phù hợp,
đăng ký, công nhận và chấp nhận hoặc là sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên.
Hiệp định về rào cản kỹ thuật đã yêu cầu các quy định kỹ thuật đặt ra phải
đáp ứng các điều kiện sau:
- Các quy định kỹ thuật phải được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử.
- Các quy định kỹ thuật không được phép gây ra các trở ngại không cần thiết
đối với hoạt động thương mại.
- Các quy định kỹ thuật phải được áp dụng trên cơ sở thông tin khoa học rõ
ràng.
2.1.2. Phân loại rào cản kỹ thuật
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng
rất khác nhau ở các nước tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Các rào cản
này có thể được chia thành các loại hình sau:
a) Các quy định về đặc tính của sản phẩm
Quy định này bao gồm: Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch
tễ. Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình
dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó các tiêu chuẩn đối
với sản phẩm cuối cùng, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp
nhận, những quy định và các phương pháp thống kê chọn mẫu và các phương pháp
đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm…được áp dụng. Mục
đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn vệ sinh, bảo vệ sức
khỏe đời sống…
b) Các quy định về phương pháp và quy trình sản xuất có ảnh hưởng đến
đặc tính, chất lượng của sản phẩm và môi trường
Các nước thuộc Châu Âu có thể không cho phép nhập khẩu hàng hóa nếu họ có
căn cứ cho thấy quy trình, công nghệ sản xuất của nước xuất khẩu quá lạc hậu, các
6
sản phẩm không bảo quản được lâu, ảnh hưởng đến đặc tính chất lượng của sản
phẩm.
Ngoài ra còn có các quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào,
được sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn
hại đến môi trường hay không? Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản
xuất với mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không
tái tạo.
c) Các quy định về biểu tượng và thuật ngữ sử dụng
Biểu tượng là một yếu tố đồ họa nó là hình ảnh đại diện cho một công ty hay
một tổ chức thương mại. Đối với các sản phẩm xuất khẩu thường có quy định biểu
tượng của không được trùng hoặc gần giống với biểu tượng của các sản phẩm cùng
loại ở nước nhập khẩu.
Một số hàng hóa xuất khẩu thường phải kèm theo hướng dẫn sử dụng, các thuật
ngữ sử dụng phải là thuật ngữ phổ thông, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh hoặc ngôn
ngữ của nước nhập khẩu mặt hàng đó. Yêu cầu đối với ngôn ngữ câu chữ phải rõ
ràng, dễ hiểu, tránh gây các hiểu lầm cho người sử dụng. Ký hiệu, đơn vị đo lường
phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế.
d) Các quy định về bao gói, mã hiệu hoặc nhãn hàng được áp dụng cho một
sản phẩm
Quy định về bao gói và đóng gói bao bì
Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những
quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng…
Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm
và nguyên vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái
sử dụng. Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và
sức cạnh tranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi
nước, cũng như chi phí sản xuất bao bì, các vật nguyên liệu dùng làm bao bì và khả
năng tái chế ở các nước là khác nhau.
Quy định về nhãn mác
7
- Nhãn mác là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn được
sản phẩm theo đúng mong muốn và họ có quyền được biết đầy đủ thông tin về bản
chất của sản phẩm để có sự lựa chọn chính xác nhất.
- Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo
đó các sản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng,
ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, nguồn gốc xuất xứ, nước sản
xuất, nơi bán, mã số mã vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản… Quá trình
xin cấp nhãn mác cũng như đăng ký thương hiệu có thể kéo dài hàng tháng và rất
tốn kém. Đây là rào cản được sử dụng phổ biễn nhất trên thế giới, đặc biệt là tại các
nước phát triển.
- Một số nhà nhập khẩu cũng áp dụng quy định về nhãn sinh thái đối với hàng
hóa nhập khẩu
Nhãn sinh thái: là loại nhãn mác cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về
sự thân thiện hơn với môi trường của sản phẩm so với các sản phẩm, dịch vụ cùng
loại.
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu
dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về
nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm từ giai
đoạn tiền sản xuất (chế biến nguyên liệu thô), giai đoạn sản xuất, phân phối (bao
gồm cả đóng gói), tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh
hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ
chu kỳ sống của nó.
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái thường được gọi là “sản phẩm xanh”, có
khả năng cạnh tranh cao hơn so với các sản phẩm cùng loại nhưng không dán nhãn
sinh thải do người tiêu dùng thường thích và an tâm hơn khi sử dụng “sản phẩm
xanh”.
2.2. Các quy định của EU về rào cản kỹ thuật và ý nghĩa của việc vượt rào cản
kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU
2.2.1. Quy định của EU về rào cản kỹ thuật
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
8
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Oganization for Standardisation –
ISO) được thành lập năm 1947, trụ sở chính đặt tại Gieneve. ISO 9000 đề cập đến
các lĩnh vực tiêu chuẩn hóa và quản lý chất lượng. Nó được quy tụ kinh nghiệm của
quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan
hệ giữa người mua và người cung ứng. Hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp cán bộ
nhân viên thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và thường xuyên cải tiến công việc
thông qua các hoạt động theo dõi và giám sát. Đây là yêu cầu gần như là bắt buộc
đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước
đang phát triển.
Đối tượng áp dụng ISO 9000 không chỉ là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
– dịch vụ thông thường mà còn bao gồm cả các kĩnh vực dịch vụ công cộng, dịch
vụ hành chính. Nó cần thiết có thể áp dụng cho cả trong hoạt động kinh tế - xã hội
và quản lý. Nhận thức chung của các nước về ISO 9000 gồm những điểm chính sau:
+ Công nhận chất lượng là mũi nhọn cạnh tranh quan trọng nhất trong kinh
doanh
+ Có khả năng áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, các tổ chức và cơ quan
+ ISO 9000 được thừa nhận phù hợp với tiêu chuẩn của các nước thành viên
trong EC và AFTA; được chấp nhận thành tiêu chuẩn của 90 quốc gia
+ Đáp ứng các yêu cầu của ISO 9000 là điều kiện tiên quyết để chứng nhận sự
phù hợp của hàng hóa – dịch vụ
Thực tế cho thấy ở các nước Châu Á và Việt Nam, hàng TCMN của những
doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng
hơn nhiều so với hàng hóa của các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này.
Các nhà sản xuất xem giấy chứng nhận ISO 9001, ISO 9002 như một tài sản quan
trọng và là điểm bắt đầu để cạnh tranh trong thị trường EU, tại niềm tin mạnh mẽ
cho đối tác. Giấy chứng nhận ISO chỉ có giá trị trong 3 năm, do vậy đển tiếp tục
duy trì các đợt kiểm toán nội bộ (1 – 2 lần/năm) và kiểm toán từ bên ngoài (2 lần
trong năm) cần được thực hiện. Điều này có nghĩa là công ty cần phải có 1 người
quản lý chịu trách nhiệm cho các chính sách về quản lý chất lượng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm:
- ISO 9000:2005 : Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng
9
- ISO 9001:2008 : Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu
- ISO 9004 : Hệ thống quản lỹ chất lượng – Hướng dẫn cải tiến hiệu quả
- ISO 19011 : Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường
Tiêu chuẩn ISO 14000
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa
quốc tế ban hành nhằm giúp các tổ chức/ doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn
hại đến môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản
lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn
sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính…Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao trùm
những vấn đề lớn về môi trường như quản lý môi trường, đánh giá môi trường, đánh
giá chu trình sản phẩm, ghi nhãn môi trường, hoạt động môi trường và các vấn đề
khác. Để trở thành cơ sở được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14000, cơ sở cần
chứng tỏ hệ thống quản lý môi trường của mình là phù hợp với tiêu chuẩn ISO
14000.
ISO 14001 là một trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đưa ra các
yêu cầu cần thực hiện để quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá
trình hoạt động của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng phổ biến tại
nhiều quốc gia với các nền kinh tế khác nhau, với các mức độ phát triển và đặc
trưng văn hóa khác nhau vì tiêu chuẩn ISO chỉ ra các yêu cầu trong việc thiết lập
một hệ thống để quản lý các vấn đề môi trường cho doanh nghiệp mà không nêu ra
bằng cách nào có thể đạt được những điều đó. Chính bởi sự linh động này mà doanh
nghiệp có thể tìm cách riêng cho mình trong việc xác định mục tiêu môi trường cần
cải tiến và cách thức để đạt được yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường.
Tiêu chuẩn ISO TCVN 14001:2005 gồm có:
+ Thiết lập định hướng về môi trường trong king doanh
+ Xác định các yếu tố gây tác động môi trường
+ Triển khai các biện pháp kiểm soát các yếu tố đó
+ Chủ động xác định các yêu cầu môi trường cần tuân thủ và thực hiện các biện
pháp cần thiết
+ Xác định các mục tiêu về hoạt động môi trường
10
+ Thiết lập các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động
+ Xây dựng cơ chế ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải tiến hoạt động
- Yêu cầu về bao gói và nhãn mác
Bao gói hàng hóa thường được nhiều nước Châu Âu áp dụng với tiêu chí bảo vệ
môi trường, yêu cầu nhà xuất khẩu của các nước phải sử dụng các loại chất dẻo,
nhựa, sợi hóa học thay vì sử dụng sợi truyền thống vì họ cho rằng chất dẻo dễ tái
chế hơn. Chỉ thị 94/62/EC về đóng gói và chất thải bao bì đóng gói có quy định
mức tối đa của các kim loại nặng có trong bao bì và môt tả các yêu cầu đối với sản
xuất và thành phần của bao bì:
+ Bao bì được sản xuất bằng phương pháp để cho thể tích và cân nặng được giới
hạn ở mức thấp nhất nhằm duy trì mức độ an toàn, vệ sinh cần thiết và sự chấp
thuận của người tiêu dùng cho sản phẩm đóng gói.
+ Bao bì được thiết kế và sản xuất và thương mại sao cho có thể tái sử dụng và
thu hồi, bao gồm tái chế để giảm thiểu ảnh hưởng của môi trường khi chất thải bao
bì hoặc những phần dư từ chất thải bao bì được loại trừ.
+ Bao bì phải được sản xuất để giảm thiểu sự hiện diện của các chất độc hại và
nguy hiểm khác.
Trên thế giới việc các sản phẩm được dãn nhãn sinh thái là rất quen thuộc.
Người tiêu dùng sẵn sàng bỏ thêm chi phí để mua các sản phẩm có dán nhãn sinh
thái. Các nước phát triển trên thế giới đặc biệt là người tiêu dùng Châu Âu đều rất
chú trọng đến mức độ thân thiện với môi trường của các sản phẩm. Yêu cầu về nhãn
sinh thái có tác động tới hoạt động thương mại trên những góc độ khác nhau. Điều
đó đem đến những tác động bất lợi đối với các sản phẩm nhập khẩu bị phân biệt đối
xử, hay có thể coi đây là hàng rào kỹ thuật đối với thương mại. Đối với hàng
TCMN ảnh hưởng tới yêu cầu về nhãn sinh thái có thể lớn hơn so với các lĩnh vực
khác vì nó liên quan đến tài nguyên rừng. Đồ TCMN như mây tre đan phải dùng
nguyên liệu từ tre, nứa, mây; các sản phẩm sơn mài cần sử dụng đến gỗ, do đó việc
khai thác từ rừng ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sinh thái.
- Yêu cầu về phương pháp sản xuất, chế biến sản phẩm theo quy định của môi
trường
11
Yêu cầu này có tác động đến môi trường của nước sản xuất nhưng không có tác
động gì đến môi trường của nước nhập khẩu. Tuy nhiên các nước phát triển ở Châu
Âu vẫn có xu hướng đặt thành yêu cầu đối với hàng nhập khẩu. Yêu cầu này đã ảnh
hưởng đến việc tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Vì việc triển khai thực hiện yêu cầu này là hết sức khó khăn
do thiếu sự quản lý đồng bộ và theo dõi đầy đủ các tác động của môi trường trong
quá trình sản xuất và chế biến. Những quy định này đang và sẽ có tác động không
nhỏ đến thương mại và phát triển hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong quá
trình sản xuất hàng TCMN không được sử dụng các hóa chất độc hại để phun lên
các sản phẩm mây tre đan để bảo quản sản phẩm. Quá trình thu mua nguyên vật liệu
phải đảm bảo không làm tổn hại đến môi trường sinh thái.
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các mặt hàng làm với mục đích sử dụng là công cụ
liên quan trực tiếp đến thực phẩm như: đồ ăn bằng gốm sứ, mây tre, bát đũa…Sau
khi nhận được mẫu từ người xuất khẩu, người nhập khẩu mang đến nơi kiểm dịch
kiểm tra về chất liệu, độ màu, kích cỡ…Sau khi kiểm tra an toàn vệ sinh giấy chứng
nhận sẽ được cấp và thông báo tới cơ quan kiểm dịch cửa khẩu, nơi sẽ nhập loại
hàng hóa đó. Nếu không có vấn đề gì thì người nhập khẩu có thể tiến hành nhập
khẩu loại hàng đúng theo mẫu đã kiểm. Nếu hàng hóa có sự thay đổi về màu sắc,
chất liệu, kích thước…thì phải xin kiểm tra lại.
Luật hóa chất REACH
Luật hóa chất REACH bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/06/2007 quy định việc
sử dụng bất ký hóa chất nào đều phải đăng ký và nghiên cứu tác động của hóa chất.
REACH là cụm từ viết tắt cho Registrasion (Đăng ký), Evaluation (Đánh giá),
Authorization (Cấp phép) và Restriction (Hạn chế) cho hóa chất.
Mục đích chính của REACH là:
- Đảm bảo mọi hóa chất sử dụng ở EU, dù nhập khẩu hay sử dụng ở khu vực
đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn.
- Buộc các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm đối với việc
sử dụng và xử lý an toàn các chất của mình tạo ra.
12
- Thay thế các chất có nhiều khả năng nguy hại nhất bằng những chất ít nguy
hại hơn trong khả năng có thể.
- Thành lập các Cơ quan hóa chất Châu Âu để đăng ký, đánh giá phê duyệt
việc sử dụng mọi hóa chất.
REACH chủ yếu đặt ra những giới hạn đối với việc sản xuất và sử dụng hóa chất
ở EU nhưng nó cũng có khả năng tác động gián tiếp đến các doanh nghiệp xuất
khẩu của Việt Nam liên quan đến việc sử dụng các hóa chất không đăng ký theo
REACH. Người tiêu dùng có thể sẽ không mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
nhập khẩu bán trên thị trường có sử dụng hóa chất bảo quản hoặc trong thành phần
cấu thành có chứa những hóa chất mà các nhà sản xuất của EU không được phép sử
dụng theo REACH. Điều này có thể dẫn đến việc các nhà nhập khẩu của EU sẽ yêu
cầu các nhà cung ứng mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chỉ được sử dụng
những hóa chất đã đăng ký theo REACH cho việc sản xuất các sản phẩm.
2.2.2. Ý nghĩa của việc vượt rào cản kỹ thuật
EU là thị trường đầy tiềm năng đối với mặt hàng TCMN, tuy nhiên các quy
định kỹ thuật được đặt ra để áp dụng cho mặt hàng này cũng không nhỏ có phần
phức tạp và khắt khe gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam. Vượt qua rào cản kỹ thuật có ý nghĩa rất lớn đối với
các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng TCMN sang thị trường EU, cụ thể là:
- Để đáp ứng được các tiêu chuẩn và quy định khắt khe của EU, trong quá
trình sản xuất các sản phẩm TCMN các doanh nghiệp phải áp dụng các quy trình
công nghệ tiên tiến đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đó. Do vậy chất
lượng của sản phẩm được nâng cao giúp cho hàng TCMN của Việt Nam nói chung
và Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc nói riêng cạnh tranh tốt hơn.
- Vượt rào cản kỹ thuật giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu
hàng TCMN nhanh chóng tiếp cận được với thị trường tiêu thụ lớn như EU, giúp
các sản phẩm TCMN của Việt Nam tiếp cận với người tiêu dùng Châu Âu, văn hóa
Việt Nam được quảng bá thông qua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
- Hiện nay người tiêu dùng trên thế giới đặt sự quan tâm đặc biệt đối với chất
lượng hàng hóa, an toàn cho người sử dụng khi tiêu dùng các sản phẩm nhập khẩu,
đặc biệt là thị trường EU. Để thâm nhập được vào thị trường này các doanh nghiệp
13
phải đáp ứng được các quy định kỹ thuật mà EU đặt ra. Điều này không những nâng
cao uy tín cho các doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện để mở rộng và phát triển
thị trường cho mặt hàng TCMN không chỉ ở thị trường Châu Âu mà còn mở rộng
sang các thị trường khác.
- Vượt qua các rào cản kỹ thuật khẳng định sức cạnh tranh của hàng TCMN
của Việt Nam so với hàng TCMN của các đối thủ cạnh tranh khác, khẳng các doanh
nghiệp Việt Nam nắm rất rõ luật pháp quốc tế.
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu
Trong phần phân định nội dung nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu việc
đáp ứng các tiêu chuẩn sau trong quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN của
Trung tâm XNK phía Bắc:
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và bộ tiêu chuẩn ISO 14000
- Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
- Luật hóa chất REACH
14
Chương 3: THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA
TRUNG TÂM XNK PHÍA BẮC – TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
3.1. Giới thiệu tổng quan về Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng Công
ty Thương mại Hà Nội
3.1.1. Khái quát về Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc
Chi nhánh Tổng Công ty Thương mại Hà Nội – Trung tâm Xuất nhập khẩu
phía Bắc là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng
Công ty Thương mại Hà Nội. Chi nhánh có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân
hàng theo quy định của pháp luật.
Trụ sở : Số 11B Phố Tràng Thi, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn
Kiếm, Thành Phố Hà Nội.
Điện thoại : 04.39289537 ; 04.38267984
Fax : 04.38267983 ; 04.39287221
Email : &
Website : www.haprovietnam.vn
Tên giao dịch : HANOI TRADE CORPORATION (HAPRO VN)
Trụ sở của Trung tâm XNK phía Bắc nằm ở số 11B Phố Tràng Thi trung tâm
thành phố nên rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Tuy gặp phải một số khó
khăn nhưng trải qua một thời gian hoạt động, nhờ sự quản lý của ban lãnh đạo
Trung tâm đã từng bước khắc phục khó khăn và phát huy những lợi thế của mình.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm XNK phía Bắc được thể hiện ở sơ đồ sau:
15
Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý của Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng
Công ty Thương mại Hà Nội
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp – Trung tâm XNK phía Bắc)
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
- Kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp nhẹ, hàng
nông sản, thực phẩm chế biến; nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu
và hàng tiêu dùng.
- Giao dịch với khách hàng nước ngoài để đáp ứng các yêu cầu của khách về:
+ Hỏi hàng, làm mẫu, đặt hàng, ký kết hợp đồng xuất khẩu.
+ Kết hợp cùng các phòng nghiệp vụ triển khai sản xuất trên cơ sở hợp đồng đã
ký, xử lý các phát sinh trong quá trình sản xuất.
+ Theo dõi quá trình kiểm hàng của Phòng nghiệp vụ và Kho hàng.
+ Thuê vận tải nội, ngoại và các dịch vụ giao nhận để tiến hành giao hàng.
+ Làm bộ chứng từ thanh toán và theo dõi tiền khách thanh toán.
+ Làm các dịch vụ sau bán hàng và giải quyết khiếu nại với khách ngoại (nếu
có).
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
kế
toán
Phòng
KVTT
Phòng
giao
nhận
vận tải
Phòng
XNK
Phòng
NK
Phòng
giao
dịch
tại TP
HCM
16
Phòng
hành
chính
tổng
hợp
Phòng
KVTT
1
Phòng
KVTT
2
Phòng
XNK
1
Phòng
XNK
3
Phòng
XNK
4
Phòng
XNK
5
3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Trung tâm XNK phía Bắc
3.2.1. Kết quả kinh doanh của Trung tâm XNK phía Bắc giai đoạn 2009- 2011
Từ năm 2009 đến năm 2011 hoạt động kinh doanh của Trung tâm XNK phía
Bắc luôn tăng trưởng về mọi mặt: tổng doanh thu, kim ngạch xuất nhập khẩu, lợi
nhuận trước thuế. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập
khẩu của đơn vị ngày càng tăng nhanh, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở
rộng, uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước ngày càng được nâng cao.
Những kết quả đó được thể hiện qua bảng chi tiết sau:
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm XNK phía
Bắc giai đoạn 2009 - 2011
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng doanh thu 412.546 527.358 700.000
Kim ngạch xuất nhập khẩu 34.839.599 34.838.934 35.101.443
Lợi nhuận trước thuế 3.934 4.134 4.250
(Nguồn: Phòng kế toán – Trung tâm XNK phía Bắc)
Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy: Tổng doanh thu tăng dần theo các năm điều này
phản ánh hoạt động kinh doanh hiệu quả của Trung tâm. Kim ngạch xuất nhập khẩu
hầu như không tăng trong năm 2010. Điều này chứng tỏ sau khủng hoảng kinh tế
năm 2009 kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động xuất nhập khẩu còn chưa ổn
định. Đến năm 2011 kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng nhưng tăng chậm so với
năm 2010. Do vậy cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động XNK của Trung tâm trong
những năm tới.
3.2.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN của Trung tâm Xuất nhập
khẩu phía Bắc
a) Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
Hiện nay các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ yếu của Trung tâm
Xuất nhập khẩu phía Bắc là đồ gốm, đồ mây tre đan, mành trúc, sơn mài, túi vải…
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.2: Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu năm 2009 – 2011
17
(Đơn vị tính: USD; %)
Tên mặt hàng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng
Đồ gốm 231.123 27,41 200.462 25,17 273.012 23,67
Mây tre 261.431 31,01 180.478 22,66 300.573 26,06
Mành trúc 115.309 13,68 140.331 17,62 220.543 19,12
Túi vải 104.375 12,38 100.904 12,67 159.257 13,81
Sơn mài 130.832 15,52 174.200 21,87 200.214 17,34
Tổng kim ngach XK 843.070 100 796.375 100 1.153.599 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh - Trung tâm XNK phía Bắc)
Theo bảng số liệu 3.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ
nghệ trong 3 năm 2009, 2010, 2011 có sự biến động. Năm 2010 tổng kim ngạch
xuất khẩu giảm 5,54% so với năm 2009. Kim ngạch giảm do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế năm 2009, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, nhu cầu đối với
hàng thủ công mỹ nghệ giảm. Năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, tăng
30,97% so với năm 2010. Có sự thay đổi đó là do kinh tế thế giới đã phục hồi, nhu
cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ của người tiêu dùng nước ngoài tiếp tục tăng trở
lại và do Trung tâm XNK phía Bắc đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu mặt hàng
thủ công mỹ nghệ với số lượng lớn.
Trong các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đồ gốm, mây tre luôn
chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là những mặt hàng được
người tiêu dùng nước ngoài rất ưa chuộng. Các sản phẩm của Trung tâm có mặt ở
hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay Trung tâm không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm để có thể xuất khẩu hàng hóa sang những thị trường khó tính, bên
cạnh đó còn mở rộng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm những khách hàng mới.
b) Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Thị trường EU của Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc bao gồm các thị
trường chính sau: Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch, Nga. Kim ngạch xuất
khẩu của từng thị trường cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2009 – 2011
(Đơn vị tính: USD; %)
Thị trường
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng
18
Anh 70.732 8,39 80.799 10,15 99.739 8,65
Pháp 70.615 3,38 120.190 15,09 160.306 13,90
Đức 62.894 7,46 80.103 10,06 101.482 8,80
Thụy Điển 100.102 11,87 114.790 14,41 150.680 13,06
Đan Mạch 150.142 17,81 100.380 12,60 200.790 17,41
Nga 388.585 46,09 300.113 37,68 440.602 38,19
Tổng kim ngạch XK 843.070 100 796.375 100 1.153.599 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Trung tâm XNK phía Bắc)
Từ bảng 3.3 có thể thấy: Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung tâm XNK
phía Bắc là Nga với tỉ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Hàng xuất
khẩu sang Nga chủ yếu là đồ gốm và mây tre. Nga là một quốc gia phát triển, nhu
cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ rất lớn. Mặc dù Nga là thị trường tiềm năng
nhưng đây cũng là thị trường rất khó tính đòi hỏi chất lượng của sản phẩm phải cao,
đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật.
Đan Mạch và Thụy Điển là hai thị trường chiếm tỉ trọng cao thứ hai và thứ
ba trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là hai quốc gia có mức tiêu thụ hàng thủ
công mỹ nghệ lớn và có mức tăng trưởng ổn định. Các mặt hàng xuất khẩu sang hai
thị trường này là đồ mây tre, các đồ thủ công mỹ nghệ mang tính giải trí cao (đặc
biệt là đồ trang trí cây Noel). Đồ thủ công mỹ nghệ là quà tặng, là những thứ thỏa
mãn sở thích trang trí của người Đan Mạch. Mức thu nhập của người dân Đan Mạch
rất cao, sở thích tiêu dùng đồ thủ công mỹ nghệ của họ rất phong phú và đa dạng.
Họ rất thích mua đồ thêu, gốm sứ, đồ mây tre từ Việt Nam. Đây là cơ hội cho hàng
thủ công mỹ nghệ của Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc nói chung và của các
doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng thâm nhập vào thị trường
Đan Mạch. Tuy nhiên hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng phải cạnh tranh
với hàng thủ công mỹ nghệ của các nước khác như: Trung Quốc, Thái Lan,
Philippine… Do vậy các sản phẩm của Việt Nam phải đảm bảo về chất lượng mới
có thể cạnh tranh được.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng thủ
công mỹ nghệ của Trung tâm XNK phía Bắc
3.3.1. Quy trình thu mua và xử lý nguyên vật liệu
Quản lý chất lượng phải được thực hiện ngay từ khâu đầu tiên của quá trình
sản xuất, phải phát hiện ngay những sai sót trong mọi nguyên nhân càng sớm càng
19
tốt nhất là khâu thu mua và xử lý nguyên liệu. Làm tốt các khâu này mới có thể đáp
ứng các quy định kỹ thuật đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm xuất
khẩu. .
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất hàng TCMN gồm rất nhiều loại như: tre,
mây, nứa, cói… Các nguyên liệu này có nguồn gốc từ thực vật nếu không xử lý
bằng hóa chất thì trong quá trình vận chuyển sẽ phát sinh mối mọt, nấm mốc hoặc
côn trùng gây hại cho môi trường. Vì vậy việc bảo quản phải tuân theo các quy định
nghiêm ngặt về việc sử dụng hóa chất bảo quản để vừa đảm bảo được chất lượng
sản phẩm, vừa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra kho cất trữ nguyên
liệu phải thoáng mát, cao tránh ẩm mốc nếu không sẽ không đảm bảo chất lượng
nguyên vật liệu đưa vào sản xuất.
Phần lớn nguyên liệu được thu mua từ trong nước, đối với Trung tâm XNK
phía Bắc nguyên liệu cho các sản phẩm mây tre được thu mua từ các tỉnh như: Phú
Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Bình, Thanh Hóa…Trước kia các loại nguyên
liệu cung cấp cho các cơ sở sản xuất hàng TCMN đều dựa vào rừng tự nhiên, tuy
nhiên hiện nay do nạn khai thác bừa bãi diện tích rừng tự nhiên đã giảm nhanh
chóng, do đó nguồn cung ứng nguyên liệu cũng bị ảnh hưởng. Trung tâm phải nhập
nguyên liệu từ các nước như Lào và Campuchia. Do quãng đường vận chuyển quá
xa, Trung tâm gặp không ít khó khăn trong công tác kiểm tra chất lượng nguyên
liệu. Ngoài ra Trung tâm còn bị ảnh hưởng bởi sự không ổn định của nguồn nguyên
liệu nhập khẩu, giá cả cao hơn giá của nguyên liệu trong nước vì phải chịu chi phí
vận chuyển.
Các nguyên liệu như tre, mây, nứa, cói… được thu hoạch theo vụ mùa nên
Trung tâm phải tổ chức thu mua nguyên liệu tập trung toàn bộ, chỉ thu mua vào thời
gian thu hoạch chính vụ để chất lượng nguyên liệu cao, số lượng nhiều đủ đáp ứng
cho sản xuất trong cả một năm. Tuy nhiên điều này gây khó khăn cho Trung tâm
trong việc kiểm tra chất lượng của nguyên liệu đầu vào và việc dự trữ. Để bảo quản
nguyên liệu trong một thời gian dài Trung tâm phải sử dụng nhiều hóa chất bảo
quản, việc này rất dễ vấp phải các rào cản kỹ thuật của thị trường xuất khẩu, nhất là
thị trường EU.
3.3.2. Quy trình sản xuất
20
Sản xuất là khâu quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên
trong khâu này đòi hỏi nhiều hoạt động phức tạp như cung ứng nguyên vật đúng số
lượng, kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất, kiểm soát chất lượng và kịp
thời khắc phục các sai sót, kiểm tra bán thành phẩm sau từng công đoạn…Hàng
TCMN là mặt hàng đòi hỏi độ tỉ mỉ và tính nghệ thuật cao, do vậy khâu sản xuất
phần lớn được thực hiện bằng tay, từng khâu sản xuất đòi hỏi độ chính xác cao.
Nguyên liệu đầu vào được chế biến và xử lý qua hóa chất để tránh bị hư hỏng.
Trong quá trình sản xuất hàng TCMN có sử dụng một số hóa chất, nếu lạm dụng
các hóa chất dễ vi phạm ngững quy định về luật hóa chất của EU. Khí thải và chất
thải của các nhà máy sản xuất đồ gốm của Trung tâm gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh nhà máy. Điều này gây cản trở cho
Trung tâm trong hoạt động xuất khẩu hàng TCMN. Các sản phẩm xuất khẩu không
được đánh giá thân thiện với môi trường, người tiêu dùng không an tâm khi tiêu
dùng các sản phẩm đó.
3.3.3. Quy trình đóng gói, ghi nhãn
Quy trình đóng gói và ghi nhãn là yếu tố được cơ quan hải quan nước nhập
khẩu quan tâm có phù hợp với các quy định kỹ thuật đã đề ra hay chưa. Quy trình
đóng gói có ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm vì trong quá trình vận chuyển
trong thời gian dài nếu hàng hóa sẽ bị hỏng không được bao gói kỹ. Đặc biệt đối với
mặt hàng mây tre sẽ dễ bị mốc, mối, mọt; mặt hàng gốm dễ bị vỡ do va đập mạnh.
EU là thị trường rất khắt khe trong vấn đề sử dụng nguyên vật liệu dùng làm bao bì.
Trong quá trình đóng gói các sản phẩm của mình Trung tâm XNK phía Bắc luôn
phải sử dụng các bao bì dễ tái sử dụng, đáp ứng được các quy định khắt khe của
EU.
Quy trình ghi nhãn cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sản phẩm. Nhãn mác
phải được ghi đầy ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngày sản
xuất, xuất xứ, mã số, mã vạch…để thuận tiện cho việc kiểm soát hàng hóa của
mình, cơ quan hải quan dễ dàng kiểm tra, người tiêu dùng biết rõ thông tin về sản
phẩm. Đối với thị trường EU một số mặt hàng xuất khẩu sang phải được dán nhãn
sinh thái. Điều này tạo ra rào cản rất lớn đối với Trung tâm XNK phía Bắc bởi các
sản phẩm TCMN của Trung tâm phần lớn có nguồn gốc từ rừng.
21