Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.6 KB, 17 trang )

Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương
Mại
LỜI MỞ ĐẦU
***********
Trong mọi hoạt động kinh tế của nước ta, hoạt động kinh tế đối ngoại luôn đóng
vai trò quan trọng, trong đó hoạt động gia công xuất khẩu đã có những đóng góp không
nhỏ cho những thành tựu kinh tế mà đất nước ta đã đạt được trong thời gian qua. Ngoài ra
gia công xuất khẩu được coi là biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động, nâng cao mức sống của người dân, góp phần ổn định kinh tế chính trị xã
hội của đất nước. Hoạt động gia công xuất khẩu đã và đang được quan tâm một cách toàn
diện hơn. Vì vậy, em đã chọn Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Thủy sản Trung
Sơn Hưng Yên làm đơn vị thực tập cho mình. Nhằm tìm hiểu và có cái nhìn sâu hơn về
hoạt động gia công xuất khẩu trong nước.
Trong thời gian thực tập tại Công ty bằng sự quan sát và được sự hướng dẫn tận
tình của T.S Trần Võ Trang đã giúp em hoàn thiện báo cáo thực tập tổng hợp và đưa ra
hướng đề tài phù hợp phục vụ cho quá trình làm khóa luận sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương
Mại
Mục lục
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương
Mại
I/ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Trung Sơn
Hình thức sở hữu: Công ty Cổ phần
Lĩnh vực kinh doanh: Trang trại, chế biến thủy sản và xuất khẩu, thương mại quốc
tế, xây dựng…
Thị trường chính: Nhật, Nga, EU, Úc…


Tổng nhân viên: 2000 nhân viên
Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên là nhà máy chế biến
Thủy sản thứ ba của Công ty Cổ phần Trung Sơn. Là nhà máy có tổng diện tích lớn nhất
trong ba nhà máy của Tập đoàn.
Tổng diện tích xây dựng: 33,000 m
2
Tổng diện tích xưởng: 6,250 m
2

Địa chỉ: Thị trấn Như Quỳnh, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 0321 986 868
Fax : 0321 785 390
Email :
Nhà máy được xây dựng vào năm 2007 và đến tháng 10 năm 2008 chính thức đi
vào hoạt động.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Trung Sơn được thành lập năm 1993 với tên công ty TNHH
Trung Sơn
Năm 1997, Trung Sơn được thành lập và đi vào hoạt động với nhà máy chế biến
Thủy sản đầu tiên.
Năm 2000, Nhà máy chế biến Thủy sản thứ hai đi vào hoạt động
Năm 2002, Trung Sơn xây dựng một trang trai Tôm ở Kiên Giang, một tỉnh thành
phía Nam.
Năm 2004, Nhà máy ở Kiên Giang đi vào hoạt động
Năm 2007, Công ty TNHH Trung Sơn đổi tên thành Công ty Cổ phần Trung Sơn
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
1
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương
Mại
Năm 2007, Công ty Cổ phần Trung Sơn khởi công xây dựng nhà máy chế biến

Thủy Sản ở Hưng Yên, một tỉnh thành phía Bắc. Nó chính thức đi vào hoạt động từ năm
2008.
Năm 2007 Công ty Cổ phần Trung Sơn quyết đinh mở rộng trang trại Tôm thêm
khoảng hơn 1000ha. Tổng số ao trong trang trại là hơn 600 ao.
1.2 . Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp là chế biến và bảo quản các loại nông
sản, thủy sản, rau củ quả. Chủ yếu là thủy sản bao gồm: cá hồi, cá saba, cua…
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CPTP XK Trung Sơn Hưng Yên
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
2
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương Mại
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
3
PHÓ CHỦ TỊCH HĐQT
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG TY
P.HCNS P. VẬT

P.KDOANH
XUẤT
KHẨU
P.KDOANH
NỘI ĐỊA
P. KẾ
TOÁN
P.QC BP.CƠ
ĐIỆN

CHỦ TỊCH HĐQT
PHÂN
XƯỞNG SX
BP.BẢO
VỆ
BP.BẾP
ĂN
BP.GIẶT
BHLĐ
BP.QM
BAN ĐH KHU
VỰC
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương Mại
1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
STT Tên ngành Mã ngành
1 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt 1010
2 Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản 1020
3 Chế biến và bảo quản rau quả 1030
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp
Trình độ lao động của Công ty CPTP xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên được thể
hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.1: Trình độ lao động của Công ty
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
(Đơn vị: Người)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số
lượng

Tỷ
trọng
%
Số
lượng
Tỷ
trọng
%
Số
lượng
Tỷ
trọng
%
1 Đại học 30 3.6 33 4.2 40 4.9
2
Cao đẳng và
trung cấp
42 5 49 6.2 45 5.5
3
Công nhân
kỹ thuật
17 2 19 2.4 20 2.6
4
Lao động
phổ thông
751 89.4 687 87.2 709 87
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy lao động của Công ty chủ yếu là lao động phổ
thông chiếm 87%. Trình độ đại học và cao đẳng không cao chiểm tỷ trọng nhỏ khoảng
hơn 10%. Trình độ đại học và cao đẳng tăng dần từ 30 lao động năm 2009 lên 40 lao
động năm 2011.

2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Cơ cấu lao động của Công ty được phân chia theo hai chỉ tiêu như sau:
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động của Công ty CPTP XK Trung Sơn Hưng Yên
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
4
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương Mại
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Chỉ tiêu
Năm 2011
Số lượng(người) Tỷ lệ (%)
Tổng lao động 815 100
1. Phân bổ theo phòng ban
Phòng hành chính nhân sự
20 2.5
Phòng vật tư
5 0.6
Phòng kinh doanh xuất khẩu
6 0.7
Phòng kinh doanh nội địa
10 1.2
Phòng kế toán
4 0.5
Phòng quản lý chất lượng
12 1.5
Bộ phận cơ điện
3 0.4
Phân xưởng sản xuất
755 92.6
2. Phân bổ theo giới tính
Lao động nam 285 20

Lao động nữ 530 80
Năm 2011, tổng số lao động của Công ty là 815 lao động. Trong đó, số lượng công
nhân làm việc tại phân xưởng sản xuất chiếm đa số, còn lại được phân bổ tại các phòng
ban khác. Lao động trong công ty chủ yếu là lao động nữ chiếm khoảng 80% trong tổng
số lao động toàn Công ty. Với đặc điểm lao động nữ khéo léo và có tinh thần trách nhiệm
cao, điều này cũng phù hợp với ngành nghề chế biến thủy sản của Công ty.
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn điều lệ của công ty theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0900192590
do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 06 tháng 11 năm 2007 là
42.000.000.000 đồng.
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.3: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty
(Nguồn: Phòng Kế toán)
(Đơn vị: VNĐ)
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
5
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương Mại
TÀI SẢN 31/12/2011 31/12/2010
TÀI SẢN NGẮN HẠN 651.173.375.887 659.883.629.185
Tiền 30.571.023.899 18.811.729.995
Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn
- 2.874.022.400
Các khoản phải thu ngắn hạn 280.371.608.003 384.767.040.159
Hàng tồn kho 332.761.021.170 248.258.631.698
Tài sản ngắn hạn khác 7.469.722.815 5.172.204.933
TÀI SẢN DÀI HẠN 614.378.642.542 548.134.806.761
Tài sản cố định 511.073.887.998 399.048.880.244
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 93.860.000.000 137.678.000.000

Tài sản dài hạn khác 9.444.754.544 11.407.926.517
TỔNG TÀI SẢN 1.265.552.018.429 1.208.018.435.946
Nguồn vốn của Công ty được dùng để xây dựng xưởng sản xuất, mua máy móc
thiết bị, tài sản cố định tính đến hết ngày 31/12/2011 là 511.073.887.998 đồng; trả lương
cho công nhân; mua nguyên phụ liệu phục vụ quá trình chế biến; xác lập các quỹ dự
phòng trong Công ty.
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.4: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty
(Nguồn: Phòng Kế toán)
(Đơn vị: VNĐ)
NGUỒN VỐN 31/12/2011 31/12/2010
NỢ PHẢI TRẢ 648.564.146.813 598.162.319.279
Nợ ngắn hạn 636.921.197.797 584.661.242.720
Nợ dài hạn 11.642.949.016 13.501.076.559
VỐN CHỦ SỞ HỮU 616.987.871.616 609.856.116.667
TỔNG NGUỒN VỐN 1.265.552.018.429 1.208.018.435.946
Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy rằng: Tổng tài sản cuối năm 2011 là
1.265.552.018.429 VNĐ, nguồn vốn chủ sở hữu là 616.987.871.616 VNĐ. Như vậy,
nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của Công ty, Công ty phải
huy động vốn từ các nguồn khác nhau như vay ngân hàng để bổ sung nhu cầu vốn lưu
động.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
6
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương Mại
Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2009-2011 như sau:
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2009 – 2011
(Nguồn: Phòng Kế toán)
(Đơn vị: Tỷ đồng)

ST
T
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh năm
2010/2009
So sánh năm
2011/2010
Chênh
lệch
Tỷ
lệ(%)
Chênh
lệch
Tỷ
lệ(%
)
1 Tổng doanh thu 399 588 798 189 47,4 210 35,7
2 Tổng chi phí 316,2 533,4 709,8 172,2 47,6 176,4 33,1
3 Lợi nhuận trước thuế 37,8 54,6 88,2 16,8 44,4 33,6 61,5
4
Lợi nhuận sau thuế
28.35 41 66.2 12.6 44,4 25.2 61,5
Hình 1.2: Doanh thu của Công ty CPTP XK Trung Sơn -Hưng Yên từ
năm 2008 - 2011

Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
7
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương Mại
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của Công ty CPTP XK Trung Sơn
Hưng Yên tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2011. Cụ thể, doanh thu: Năm 2010 của
công ty đạt 588 tỷ đồng, tăng 47,4% so với năm 2009; năm 2011 đạt 798 tỷ đồng, tăng
35,7% so với năm 2010.
II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT
TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI DOANH NGHIỆP
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của doanh nghiệp
* Hoạch định
Kế hoạch xuất khẩu thủy sản của công ty được phân chia rõ ràng, chi tiết từ ngắn
hạn đến dài hạn. Từng kế hoạch sẽ do Ban Giám đốc họp và đưa ra quyết định. Việc xây
dựng kế hoạch dựa trên báo cáo của phòng kinh doanh như báo cáo xuất khẩu hàng quý,
hàng tháng; báo cáo số lượng đơn hàng hàng tháng; báo cáo hoạt động sản xuất kinh
doanh dưới xưởng theo từng tháng, từng quý. Khi kế hoạch được triển khai sẽ lập thành
văn bản đưa xuống từng phòng ban. Từ kế hoạch xuất khẩu ngắn hạn và dài hạn, các
phòng ban họp lại và lập kế hoạch cho từng bộ phận, từng nhân viên theo ngắn hạn(hàng
tháng, hàng quý), dài hạn(hàng năm).
* Tổ chức
Trong Công ty, việc tổ chức phân công công việc dựa vào đặc điểm của từng
phòng ban. Chẳng hạn, phòng Kinh doanh công việc được phân chia theo nhóm khách
hàng; phòng Quản lý chất lượng phân chia theo từng line trong xưởng sản xuất, mỗi line
sẽ có một nhân viên kiểm soát chất lượng riêng; phòng Vật tư được phân chia theo mặt
hàng chế biến…
Công việc trong xưởng sản xuất được phân thành 7 line như sau:
- Line 1: cá Saba (gồm 2 phòng: sơ chế và cắt tạo thành phẩm)
- Line 2: cá hồi
- Line 3: sơ chế cá Saba JL
- Line 4: sơ chế cá hồi

- Line 5: Sơ chế cua và xếp vỉ cua
- Line 6: Sơ chế mực, tôm…
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
8
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương Mại
- Line 7: cắt bạch tuộc, bào ngư, ngô…
Bộ máy tổ chức trong Công ty được thực hiện khá tốt. Mỗi một phòng ban đều có
chức năng riêng nhưng thống nhất với nhau về mục tiêu chung của toàn Công ty.
* Lãnh đạo
Cán bộ lãnh đạo trong Công ty có trình độ chuyên môn cao, phong cách lãnh đạo
chủ yếu là phong cách phong cách dân chủ. Việc này tạo một môi trường làm việc thoải
mái nhưng lại tạo cho nhân viên tính ỷ lại, không thực hiện đúng những kế hoạch đề ra.
Các trưởng phòng ban của phòng kinh doanh, phòng quản lý chất lượng, phòng xuất nhập
khẩu…có kỹ năng chuyên môn tốt do đều học từ các trường Thủy sản, Nông nghiệp,
Nông lâm…nhưng lại yếu kém trong công tác lãnh đạo, kỹ năng quản trị còn thấp.
* Kiểm soát
Đối với việc kiểm soát con người, nhân viên ra vào cổng Công ty phải xuất trình
thẻ cho bảo vệ. Trong thời gian làm việc nhân viên khi ra vào Công ty phải được sự đồng
ý của Phòng hành chính nhân sự hoặc Ban Giám đốc.
Công ty có một cổng chính và một cổng phụ các cổng đều được bố trí bảo vệ
nhằm đề phòng đánh cắp tài sản chung cũng như đề phòng kẻ xấu vào gây rối trật tự.
Do đặc thù nghề chế biến thủy sản phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cao.
Nên trong xưởng sản xuất mỗi line được bố trí một đội trưởng và một nhân viên quản lý
chất lượng đôn đốc công nhân thực hiện đúng theo các yêu cầu kỹ thuật cũng như yêu
cầu vệ sinh thực phẩm. Phần lớn các đội trưởng chưa có kỹ năng quản trị nên công tác
lãnh đạo, kiểm soát công việc còn nhiều khó khăn.
Công tác kiểm soát hoạt động trong Công ty của Ban Giám đốc chưa được chú
trọng nhiều chủ yếu là kiểm soát từ bằng các báo cáo do các phòng ban gửi lên. Việc đôn
đốc, giám sát thực hiện của Ban lãnh đạo còn yếu kém.
2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp

* Phân tích môi trường bên ngoài
- Tỷ giá hối đoái: Về nguyên lý, tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm thay đổi mức giá
tương đối của hàng hóa và dịch vụ bằng đồng tiền trong nước và đồng tiền nước ngoài,
nên tỷ giá sẽ ảnh hưởng nhất định đến xuất nhập khẩu. Trung sơn Hưng yên là một công
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
9
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương Mại
ty xuất khẩu thủy sản, do đó nó chịu ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái trên thị
trường.
Năm 2011, thị trường ngoại hối có nhiều biến động, Ngân hàng Nhà nước điều
chỉnh tỷ giá mạnh nhất từ 18.932 đồng đổi 1USD lên 20.693 đồng (tăng 9.3%) và thu hẹp
biên độ giao dịch từ 3% xuống còn 1% vào ngày 11/2/2011. Việc tăng tỷ giá bình quân
liên ngân hàng giúp thu hẹp tỷ giá chính thức so với tỷ giá trên thị trường chợ đen. Tháng
10/2011 tỷ giá liên ngân hàng tăng với mức tăng tổng là 175 đồng. Tháng 12 tỷ giá ngân
hàng lên mức cao nhất 20.828 đồng.
- Khách hàng
Thị trường chính của công ty
Khách hàng chủ yếu của công ty là Nhật Bản. Công ty nhận nguyên liệu của khách
hàng, tiến hành chế biến và xuất khẩu cho khách hàng.
- Nhà cung cấp: Nguyên liệu của công ty do khách hàng cung cấp, công ty liên hệ
và mua phụ liệu theo yêu cầu của khách hàng. Do đó, nhà cung cấp của công ty là những
công ty cung cấp phụ liệu như giấm, bao bì, muối…
* Phân tích môi trường bên trong
- Lao động: Lao động chính của công ty là lao động phổ thông, chủ yếu là lao
động nữ chiếm 80% lao động trong toàn công ty, với độ tuổi lao động từ 18 đến 35.
- Nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở hạ tầng như kho bãi, nhà xưởng, máy móc thiết
bị…đóng một vai trò quan trọng trong khâu chế biến. Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện tiên quyết để thu hút khách hàng.
* Lợi thế cạnh tranh

Việt Nam là một nước đang phát triển, đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn. Nhất
là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO với nhiều lợi thế như: nguồn nhân công rẻ, dân số
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
Nhật Bản EU và Nga Khác
% % %
Thị phần xuất khẩu 80 15 5
10
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương Mại
đông chủ yếu đang trong độ tuổi lao động…Công ty có nhiều cơ hội phát triển và mở
rộng sản xuất. Công ty nằm tại tỉnh Hưng Yên, là một tỉnh thành miền Bắc, tận dụng
được nguồn lao động dồi dào trong vùng.
* Hướng chiến lược của công ty
Hiện nay, công ty đang xây dựng thêm xưởng sản xuất mới, nhằm mở rộng sản
xuất đáp ứng nhu cầu của khách nước ngoài. Với xưởng sản xuất này, công suất nhà máy
sẽ tăng cao, kim ngạch xuất khẩu tăng, lợi nhuận thu về cao.
3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp
Trung Sơn là công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu nên công tác quản trị tác
nghiệp của công ty chủ yếu là mua nguyên phụ liệu, nhập nguyên liệu, chế biến và xuất
khẩu cho các khách hàng nước ngoài.
Đầu tiên, việc mua và nhập nguyên liệu được tiến hành theo một quy trình rõ ràng
và chặt chẽ.
Quy trình mua nhiên liệu
- Yêu cầu mua nhiên liệu
- Phê duyệt kế hoạch mua nhiên liệu
- Đánh giá nhà cung cấp
- Mua nhiên liệu
- Kiểm tra
- Nhập nhiên liệu
Quy trình nhập nhiên liệu
- Yêu cầu nhập nhiên liệu

- Phê duyệt kế hoạch nhận nguyên liệu
- Yêu cầu khách hàng chuyển chứng từ nhập khẩu
- Làm thủ tục hải quan
- Thông báo kế hoạch nhập hàng
- Nhập nguyên liệu
- Kiểm tra nguyên liệu
- Sản xuất
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
11
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương Mại
Trong quá trình thực hiện đơn hàng, công ty thực hiện đúng theo yêu cầu của
khách hàng về quy trình sản xuất các sản phẩm cũng như đảm bảo đúng các tiêu chuẩn về
vệ sinh an toàn thực phẩm.
NVPKDXK, Giám đốc, Điều hành phân xưởng và Phòng quản lý chất lượng sẽ
trực tiếp theo dõi thực hiện đơn hàng thông qua báo cáo sản xuất hàng ngày.
Thông qua báo cáo sản xuất hàng ngày của phân xưởng NVPKDXK soạn kế
hoạch xuất hàng sự kiến sau đó chuyển cho bộ phận kho kiểm tra số lượng xuất và ngày
sản xuất.
4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp
* Tuyển dụng nhân sự
Quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp được thực hiện theo một quy trình rõ ràng
và chặt chẽ. Cụ thể:
- Trưởng các phòng/bộ phận: đề xuất danh sách các vị trí tuyển dụng lên phòng
HCNS
- Phòng HCNS: Tổng hợp báo cáo đề xuất với giám đốc
- Ban Giám Đốc: Phê duyệt
- Phòng HCNS lập kế hoạch tuyển dụng
- Ban Giám Đốc: phê duyệt
- Phòng HCNS: soạn tin tuyển dụng và làm thủ tục đăng tin tuyển dụng
- Phòng HCNS: Tiếp nhận, phân loại hồ sơ và sắp xếp lịch phỏng vấn, lien hệ ứng

viên
- Phòng HCNS, Cán bộ phòng ban chuyên môn, Ban GĐ tổ chức phỏng vấn
- Phòng HCNS: Lập báo cáo tuyển dụng
- Ban GĐ: xem xét danh sách ứng viên trúng tuyển
- Phòng HCNS: Liên hệ ứng viên tuyển dụng và thực hiện quy trình tiếp nhân thử
việc.
Quá trình tuyển dụng được thực hiện trên cơ sở công bằng, minh bạch.
* Đào tạo nhân sự
Đào tạo nhân lực của công ty theo hai hướng
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
12
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương Mại
- Đào tạo do nội bộ công ty thực hiện
Cán bộ đào tạo giảng dạy nội dung và lựa chọn phương pháp đào tạo căn cứ vào
kế hoạch của phòng HC-NS.
- Đào tạo từ bên ngoài
+ Đào tạo cử cán bộ đến trung tâm
Sau khi nhận được phê duyệt của ban Giám đốc, cán bộ nhân sự lập sự trù kinh phí
đào tạo. Cán bộ nhân sự nộp học phí cho Trung tâm và nhận các chứng từ tài chính có
liên quan và chuyển chứng từ cho phòng kế toán.
+ Mời giáo viên về công ty đào tạo
Phòng Hành chính nhân sự liên hệ giảng viên và thương lượng các điều khoản liên
quan đến khóa đào tạo của giảng viên. Sau đó thống nhất tiến hành soạn thảo hợp đồng
và trình Ban Giám đốc ký duyệt.
* Bố trí và sử dụng nhân sự
Bố trí và sử dụng nhân sự là quá trình sắp đặt nhân sự vào các vị trí công việc của
doanh nghiệp, khai thác tối đa năng lực làm việc của nhân sự nhằm đạt hiệu quả cao
trong công việc. Việc bố trí và sử dụng nhân sự phải đảm bảo đúng số lượng, đúng người,
đúng nơi, đúng chỗ và đúng thời hạn.
Trong Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên công tác bố

trí và sử dụng nhân sự còn nhiều bất cập. Số lượng nhân viên chưa cân đối giữa các
phòng ban. Chẳng hạn, phòng kinh doanh có 6 nhân viên nhưng do ngày càng nhiều các
đơn hàng số lượng các nhân viên không đủ dẫn đến công việc chồng chéo lên nhau, trong
phòng nhân sự có 6 nhân viên công việc không nhiều, nhân viên có nhiều thời gian bỏ
trống do không có việc làm.
Hình 1.3: Sơ đồ bố trí nhân sự trong xưởng sản xuất
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
13
GIÁM ĐỐC ĐIỀU
HÀNH PHÂN
XƯỞNG
ĐỘI
TRƯỞNG
LINE 1
ĐỘI
TRƯỞNG
LINE 2
ĐỘI
TRƯỞNG
LINE 7
ĐỘI
TRƯỞNG
LINE 6
ĐỘI
TRƯỞNG
LINE 3
ĐỘI
TRƯỞNG
LINE 4

ĐỘI
TRƯỞNG
LINE 5
QC QC QC QC QC QC QC
CÔNG
NHÂN
CÔNG
NHÂN
CÔNG
NHÂN
CÔNG
NHÂN
CÔNG
NHÂN
CÔNG
NHÂN
CÔNG
NHÂN
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương Mại
Trong xưởng sản xuất, số lượng công nhân giữa các line không cân đối có line
công việc nhiều do phải xuất hàng sớm cho khách hàng, công nhân phải tăng ca. Việc bố
trí nhân sự như sơ đồ trên, nhiều trường hợp công việc của người đội trưởng và công việc
của nhân viên quản lý chất lượng (QC) thuộc phòng quản lý chất lượng chồng chéo lên
nhau. Như vậy, công tác bố trí và sử dụng nhân sự trong Công ty chưa đảm bảo đúng số
lượng, đúng nơi, đúng chỗ và đúng thời hạn.
* Đãi ngộ nhân sự
Đãi ngộ nhân sự, ngoài các đãi ngộ thông thường như BHXH, trợ cấp. Công ty có
quỹ thưởng giành cho nhưng nhân viên làm việc xuất sắc trong tháng. Tặng thưởng công
nhân trong các dịp lễ tết. Thường xuyên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng với những công
nhân phải tăng ca, làm việc thêm giờ. Do lao động trong Công ty có một phần ba là lao

động ngoại tỉnh, Công ty có xây dựng ký túc ưu tiên cho nhưng lao động ở xa và hoàn
cánh khó khăn. Công tác đãi ngộ nhân sự của Công ty được thực hiện tốt không những
giúp công nhân cải thiên đời sống vật chất mà còn tạo môi trường thân thiện nâng cao đời
sống tinh thần của công nhân.
5. Công tác quản trị dự án và quản trị rủi ro của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên là Công ty chế biến
thủy sản, nguyên liệu do khách hàng cung cấp. Công tác quản trị rủi ro được kiểm soát
một cách chặt chẽ, từ khâu nguyên liệu đầu vào được kiểm tra kỹ lưỡng tránh rủi ro trong
quá trình chế biến. Trong quá trình chế biến quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
14
Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Thương Mại
được quán triệt đến từng công nhân và nó cũng trở thành quy định mà buộc mọi nhân
viên phải tuân theo. Một công hàng xuất đi rủi ro là rất lớn nếu bị khiếu nại của khách
hàng.
III/ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
1. Tăng cường hiệu lực quản trị quy trình bố trí và sử dụng nhân lực của Công ty
Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Thủy sản Trung Sơn Hưng Yên.
2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Thực phẩm
Xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên.
Vũ Thị Quỳnh Hoa Lớp K44A6
15

×