Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.34 KB, 55 trang )

TÓM LƯỢC
Trong nền kinh tế thị trường, bất cứ doanh nghiệp nào muốn tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh đều phải chịu hao tổn về chi phí. Nếu không có chi phí thì
doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển được. Vì thế, có thể nói chi phí là một
trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Lợi nhuận chính là tiền
thưởng cho việc chịu mạo hiểm đó. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh
toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình kinh doanh kể từ lúc bắt đầu tìm kiếm nhu
cầu thị trường, chuẩn bị và tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, đến khâu tổ chức
bán hàng và dịch vụ cho thị trường. Đây cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận là sự tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó chi phí
chiếm vị trí quan trọng nhất. Do vậy, qua việc nghiên cứu tác giả sẽ chỉ ra giữa chi phí
và lợi nhuận có mối quan hệ như thế nào, từ đó đưa ra các biện pháp tối đa hóa lợi
nhuận ở công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam.
Thông qua việc đi sâu nghiên cứu các cơ sở lý luận về chi phí, lợi nhuận và mối quan
hệ giữa chúng trong chương 1, ở chương 2 tác giả tiến hành đánh giá tình hình thực
hiện chi phí, lợi nhuận tại công ty trong giai đoạn 2010 – 2012. Qua đó, rút ra những
thành tựu và hạn chế còn tồn đọng trong quá trình thực hiện chi phí, lợi nhuận của
công ty cũng như làm rõ nguyên nhân của những hạn chế đó. Cuối cùng, tác giả đưa ra
các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời đưa ra một số
kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan có liên quan nhằm tạo điều kiện cho sự phát
triển của công ty trong thời gian tới.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khóa luận này, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất
nhiều từ phía gia đình, nhà trường và công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập
khẩu khoáng sản Việt Nam. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Thương mại, các thầy, cô giáo trong bộ môn
Kinh tế học vi mô đã trang bị cho em những nền tảng kiến thức để vận dụng vào thực
tiễn trong quá trình hoàn thành đề tài này. Các thầy cô ở thư viện trường Đại học
Thương mại, đã tạo điều kiện cho em tham khảo, thu thập kiến thức và các tài liệu liên
quan.
Các cô, chú, anh, chị trong công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu


khoáng sản Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu thực tế, thu thập
số liệu để xây dựng và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, T.S Phan Thế Công đã tận tình
chỉ bảo, góp ý và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu của mình.
Sau cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã khích lệ, động viên cũng như tạo
những thuận lợi nhất trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện đề tài này.
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Mùi
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 9
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 2
3.XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI 4
4.ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
4.1.Đối tượng nghiên cứu 4
4.2.Mục tiêu nghiên cứu 5
4.3.Phạm vi nghiên cứu 5
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
5.1.Phương pháp thu thập dữ liệu 5
6.KẾT CẤU KHÓA LUẬN 7
CHƯƠNG 1 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA 8
CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN 8
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ 8

1.1.1. Khái niệm chi phí 8
1.1.2. Lý thuyết chi phí 8
1.1.2.2. Hàm chi phí 9
1.1.2.3. Các chi phí trong ngắn hạn 9
Hình 1.3: Mối quan hệ giữa chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn 11
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp 11
1.1.4. Chỉ tiêu đánh giá chi phí 12
1.1.5. Vai trò của chi phí đối với doanh nghiệp 13
1.2.2. Tối đa hóa lợi nhuận 14
1.2.2.1. Các phương pháp tối đa hóa lợi nhuận 14
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận 15
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 16
1.2.5. Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 17
1.3. MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN 17
1.3.1. Đồ thị về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận 17
1.3.2. Mô hình kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận 19
1.3.2.1. Mô hình ước lượng về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận 19
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí và lợi nhuận của công ty 20
2.2.1. Thực trạng tình hinh thực hiện chi phí của công ty TNHH khai thác chế
biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 21
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH
KHAI THÁC CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2010 – 2012 25
2.2.2. Thực trạng thực hiện lợi nhuận của công ty TNHH khai thác chế biến xuất
nhập khẩu khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 25
2.3. KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
TNHH KHAI THÁC CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
26
2.3.1. Xây dựng mô hình ước lượng 26
2.3.2.2. Kết quả ước lượng hàm cầu 29

Bảng 2.5: Kết quả ước lượng hàm cầu 29
2.3.2. Phân tích kết quả ước lượng 31
2.4.2. Những kết quả công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng
sản Việt Nam đạt được trong việc thực hiện chi phí và lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2012
33
2.4.3. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 34
CHƯƠNG 3 36
CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
TNHH KHAI THÁC CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2015 36
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
KHAI THÁC CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2015 36
3.1.1. Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2015 36
3.1.2. Phương hướng thực hiện 36
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH
KHAI THÁC CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2015 37
3.2.1. Giải pháp kiểm soát và tiết kiệm chi phí 37
3.2.2. Lựa chọn sản lượng và mức giá tối ưu 38
3.2.3. Giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực 38
3.2.4. Giải pháp phát triển và mở rộng thị trường 39
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 39
3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước 39
3.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan liên quan 39
3.4NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
13. Phòng kinh doanh, (2010), Mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty đến
năm 2015, công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam 1
17. Nguyễn Thị Bích Nga, (2011), Bản chất và vai trò của chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm trong doanh nghiệp, Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam, truy cập ngày
30 tháng 03 năm 2013, < />cua-chi-phi-san-xuat-va-tinh-gia-thanh-san-pham-trong-doanh-nghiep.html> 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
TÓM LƯỢC 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 9
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 2
3.XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI 4
4.ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
4.1.Đối tượng nghiên cứu 4
4.2.Mục tiêu nghiên cứu 5
4.3.Phạm vi nghiên cứu 5
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
5.1.Phương pháp thu thập dữ liệu 5
6.KẾT CẤU KHÓA LUẬN 7
CHƯƠNG 1 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA 8
CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN 8
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ 8
1.1.1. Khái niệm chi phí 8
1.1.2. Lý thuyết chi phí 8
1.1.2.2. Hàm chi phí 9
1.1.2.3. Các chi phí trong ngắn hạn 9
Hình 1.3: Mối quan hệ giữa chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn 11

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp 11
1.1.4. Chỉ tiêu đánh giá chi phí 12
1.1.5. Vai trò của chi phí đối với doanh nghiệp 13
1.2.2. Tối đa hóa lợi nhuận 14
1.2.2.1. Các phương pháp tối đa hóa lợi nhuận 14
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận 15
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 16
1.2.5. Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 17
1.3. MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN 17
1.3.1. Đồ thị về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận 17
1.3.2. Mô hình kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận 19
1.3.2.1. Mô hình ước lượng về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận 19
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí và lợi nhuận của công ty 20
2.2.1. Thực trạng tình hinh thực hiện chi phí của công ty TNHH khai thác chế
biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 21
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH
KHAI THÁC CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2010 – 2012 25
2.2.2. Thực trạng thực hiện lợi nhuận của công ty TNHH khai thác chế biến xuất
nhập khẩu khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 25
2.3. KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
TNHH KHAI THÁC CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
26
2.3.1. Xây dựng mô hình ước lượng 26
2.3.2.2. Kết quả ước lượng hàm cầu 29
Bảng 2.5: Kết quả ước lượng hàm cầu 29
2.3.2. Phân tích kết quả ước lượng 31
2.4.2. Những kết quả công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng
sản Việt Nam đạt được trong việc thực hiện chi phí và lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2012
33

2.4.3. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 34
CHƯƠNG 3 36
CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
TNHH KHAI THÁC CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2015 36
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
KHAI THÁC CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2015 36
3.1.1. Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2015 36
3.1.2. Phương hướng thực hiện 36
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH
KHAI THÁC CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2015 37
3.2.1. Giải pháp kiểm soát và tiết kiệm chi phí 37
3.2.2. Lựa chọn sản lượng và mức giá tối ưu 38
3.2.3. Giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực 38
3.2.4. Giải pháp phát triển và mở rộng thị trường 39
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 39
3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước 39
3.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan liên quan 39
3.4NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
13. Phòng kinh doanh, (2010), Mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty đến
năm 2015, công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam 1
17. Nguyễn Thị Bích Nga, (2011), Bản chất và vai trò của chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp, Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam, truy cập ngày
30 tháng 03 năm 2013, < />cua-chi-phi-san-xuat-va-tinh-gia-thanh-san-pham-trong-doanh-nghiep.html> 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AFC Average Fixed Cost Chi phí cố định bình quân

ATC Average Total Cost Tổng chi phí bình quân
AVC Average Variable Cost Chi phí biến đổi bình quân
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
LAC Long – run Average Cost Chi phí bình quân dài hạn
LMC Long – rung Marginal Cost Chi phí cận biên dài hạn
LTC Long – run Total Cost Tổng chi phí dài hạn
MC Marginal Cost Chi phí cận biên ngắn hạn
MR Marginal Revenue Doanh thu cận biên
ROA Return On Total Assets Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE Return On Common Equity Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
TC Total Cost Tổng chi phí
TFC Total Fixed Cost Tổng chi phí cố định ngắn hạn
TR Total Revenue Doanh thu
TVC Total Variable Cost Tổng chi phí biến đổi
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xuất nhập khẩu là ngành có tỷ trọng đóng góp lớn trong phát triển kinh tế của cả
nước. Những năm qua, cùng với sự chuyển mình của đất nước công ty TNHH khai
thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam là một doanh nghiệp có vị trí và
thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản trên khắp thị trường
Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và một số thị trường khác. Gắn
vào bối cảnh nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay, doanh nghiệp muốn
tồn tại được phải có một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Trong đó, vấn đề đau đầu là
làm thế nào để giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh khi nền kinh tế vĩ mô không có
nhiều khởi sắc, tình hình lạm phát chưa có dấu hiệu suy giảm, giá cả nguyên vật liệu
đầu vào ngày càng tăng cao. Vì thế, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng sản
phẩm là bài toán khó cho mọi doanh nghiệp. Lợi nhuận là phần thưởng cho sự mạo
hiểm của quá trình kinh doanh, có lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng thị
trường, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cải thiện đời sống của

người lao động, kích thích tinh thần lao động sáng tạo của họ. Lợi nhuận là phần
chênh lệch của doanh thu và chi phí, nó là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp mà trong đó
chi phí có vai trò to lớn. Với mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi
nhuận thì hai chỉ tiêu này đóng vai trò vô cùng quan trọng, việc nắm bắt được bản chất
và mối quan hệ giữa chúng sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp hiện thực hóa mục
tiêu của mình.
Với những khó khăn chung của nền kinh tế những năm qua công ty TNHH khai
thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam luôn cố gắng đảm bảo duy trì tốt
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012,
công ty đã triển khai nhiều kế hoạch nhằm quản lý tốt về chi phí, lợi nhuận qua đó đạt
được mục đích của mình trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, công ty cũng gặp
không ít khó khăn trong việc giảm chi phí bởi giá cả mặt hàng, nguyên liệu, nhiên liệu
đầu vào tăng cao cộng với việc ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, khiến cho kết
quả doanh thu và lợi nhuận thu được chưa tương xứng với khả năng của doanh nghiệp.
Vì vậy, vấn đề đặt ra với doanh nghiệp hiện nay là cần phải nghiên cứu mối quan hệ
giữa chi phí, lợi nhuận để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm giúp công ty đạt được
lợi nhuận tối đa với mức chi phí thấp nhất.
2
2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Chi phí, lợi nhuận là hai chỉ tiêu vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Do
đó, phân tích chi phí, lợi nhuận và mối quan hệ giữa chúng trong hoạt động kinh
doanh luôn là một đề tài được rất nhiều tác giả quan tâm, ta có thể kể đến các đề tài
nổi bật về vấn đề này như:
Trong đề tài “Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp nhằm
tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh dược phẩm để tối đa hóa lợi nhuận tại công
ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc” tác giả Bùi Thị Phương Lan (2009) đã làm rõ cơ sở
lý luận về chi phí, lợi nhuận. Qua phân tích, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tối thiểu
hóa chi phí sản xuất kinh doanh dược phẩm để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty cổ phần
dược phẩm Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, lĩnh vực nghiên cứu của đề tài về kinh doanh dược
phẩm không phải kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì vậy, đề tài này có sự khác biệt so với

đề tài mà bản thân tác giả nghiên cứu.
Mối quan hệ giữa chi phí, lợi nhuận của một loại sản phẩm cụ thể cũng là một
vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả, trong đó tiêu biểu là đề tài “Mối quan hệ
giữa lợi nhuận và chi phí của sản phẩm in ấn của công ty TNHH Quảng cáo và
Thương Mại An Khánh. Giải pháp tối đa hóa lợi nhuận cho công ty trong thời gian
tới” của tác giả Trần Thị Tuyên (2010), ở đề tài này tác giả đã làm rõ được cơ sở lý
luận về chi phí, lợi nhuận, phân tích được mối quan hệ của chúng thông qua các mô
hình kinh tế và xử lý bằng phần mềm Eviews. Tuy nhiên, mặt hàng in ấn và các mặt
hàng xuất nhập khẩu có rất nhiều điểm khác nhau cả về tính chất hàng hóa và phạm vi
thị trường nghiên cứu.
Tiếp cận với các đề tài ngoài trường nghiên cứu về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu
kinh tế quan trọng của doanh nghiệp. Qua các đề tài nghiên cứu đó, người đọc sẽ có cơ
hội đi sâu tìm hiểu các cơ sở lý luận chung về: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận, mối quan
hệ giữa chúng cũng như nắm được một số biện pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận hay tối
thiểu hóa chi phí tại một doanh nghiệp cụ thể. Nổi bật trong số đó là đề tài “Phân tích
mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu từ đó đề ra biện pháp tối đa hóa lợi nhuận cho
công ty TNHH Giao nhận vận tải Quang Hưng” của tác giả Đoàn Thị Thu Hiền
(2010) đến từ trường Đại học Dân lập Hải Phòng. Tuy nhiên, việc chưa đưa ra những
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu là một hạn chế của đề tài này.
Sử dụng tốt ưu điểm của các mô hình kinh tế lượng và phần mềm ước lượng
Eviews là điểm nổi bật trong đề tài mà tác giả Nguyễn Thị Nhung (2011) lựa chọn
nghiên cứu về “Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tại công ty TNHH
Một thành viên Xăng dầu Hàng Không Việt Nam” bằng việc đi sâu phân tích cơ sở lý
3
luận về chi phí, lợi nhuận, mối quan hệ giữa chúng và thực trạng tình hình thực hiện
chi phí, lợi nhuận tại công ty TNHH Một thành viên Xăng dầu Hàng Không Việt
Nam, tác giả đã nêu lên một số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận tại công ty. Tuy nhiên,
đề tài cũng chưa chỉ ra được những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.
Ở một đề tài khác của tác giả Nguyễn Việt Đức (2012) về “Mối quan hệ giữa chi
phí và lợi nhuận và một số giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động kinh

doanh của công ty TNHH Thương Mại Thành Nhân” tuy trong bài nghiên cứu tác giả
đã làm rõ được các cơ sở lý luận về chi phí, lợi nhuận và mối quan hệ của chúng, phân
tích tình hình thực hiện chi phí, lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2009 – 2011 và
đưa ra một số biện pháp tối đa hóa lợi nhuận tại công ty. Song nhìn chung trong bài
nghiên cứu các phần phân tích của tác giả còn sơ sài, chưa đi sâu phân tích rõ các yếu
tố tác động tới chi phí, lợi nhuận của công ty.
May mặc được coi là một trong số những ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn
hiện nay, việc xem xét mối quan hệ giữa chi phí, lợi nhuận là công việc quan trọng.
Tiêu biểu trong số đó là việc ứng dụng xem xét mối quan hệ này trong công ty TNHH
May Tinh Lợi của tác giả Đồng Thị Thủy (2012) với đề tài “Phân tích mối quan hệ
giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH
May Tinh Lợi” ở đề tài này ngoài việc phân tích làm rõ các cơ sở lý luận về chi phí, lợi
nhuận, thông qua mô hình nghiên cứu tác giả Đồng Thị Thủy còn đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của
mình. Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình trong bài nghiên cứu của tác giả còn quá đơn
giản với hàm biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí, lợi nhuận có dạng: Y = a + b*X.
“Phân tích mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp tối đa hóa
lợi nhuận tại công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam”
là đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên cứu, đây cũng là đề tài đầu tiên phân tích về mối
quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận được nghiên cứu tại công ty TNHH khai thác chế
biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam. Với đề tài này tác giả tiến hành làm rõ cơ
sở lý luận của chi phí, lợi nhuận, đi sâu phân tích chi tiết tình hình thực hiện chi phí,
lợi nhuận ở trong công ty giai đoạn 2010 – 2012, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến
tình hình thực hiện 2 chỉ tiêu quan trọng này. Tác giả còn tiến hành mở rộng mô hình
ước lượng của đề tài thông qua việc đưa thêm các biến về chi phí của các mặt hàng
xuất khẩu: Kẽm thỏi, đá, cát, sỏi và các khoáng sản khác vào mô hình, phân tích rõ
tính 2 chiều của mối quan hệ. Từ đó, đưa ra các giải pháp giúp thực hiện mục tiêu của
công ty đến năm 2015.
4
3. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI

Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí, lợi nhuận không chỉ giúp tác giả có cơ
hội vận dụng kiến thức chuyên ngành tiếp cận và giải quyết một vấn đề thực tiễn cụ
thể. Đối với doanh nghiệp thông qua quá trình nghiên cứu này tác giả đưa ra những
giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đây sẽ là tài liệu giúp ích phần
nào trong việc hoạch định chiến lược phát triển công ty trong thời gian tới. Chính vì
những lý do trên mà đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một
số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập
khẩu khoáng sản Việt Nam” là đề tài tác giả lựa chọn tiến hành nghiên cứu. Để hoàn
thiện đề tài này, tác giả đã học hỏi nghiên cứu kỹ những điểm mạnh của các đề tài
trước đó, đồng thời vạch ra các hạn chế mà các đề tài trên chưa làm được để tìm cách
khắc phục trong đề tài của mình. Điểm mới trong đề tài của tác giả là mở rộng được
mô hình ước lượng với sự tham gia của nhiều biến, đi sâu phân tích những bộ phận
cấu thành của các loại chi phí. Để tăng tính thuyết phục, từ các dữ liệu thu thập được,
tác giả sử dụng phần mềm Eviews 5.1 để ước lượng mô hình của các hàm nghiên cứu:
Hàm cầu, hàm chi phí biến đổi bình quân, hàm chi phí – lợi nhuận. Từ kết quả của mô
hình ước lượng đem so sánh với các số liệu thực tế đang diễn ra tại công ty để đánh giá
về tình hình và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để hoàn thiện đề
tài nghiên cứu tác giả còn đề xuất một số hướng nghiên cứu mới, đây sẽ là gợi ý tốt
cho các đề tài nghiên cứu sau này. Trong đề tài khóa luận này, tác giả tập trung nghiên
cứu các vấn đề sau:
Cơ sở lý luận về chi phí và lợi nhuận. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí và lợi
nhuận của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012.
Phân tích thực trạng tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận tại công ty giai đoạn
2010 – 2012.
Xây dựng mô hình kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công ty
giai đoạn 2010 – 2012.
Các biện pháp để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH khai
thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam.
4. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi phí và lợi
nhuận từ đó đưa ra một số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH khai thác
chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam.
5
4.2. Mục tiêu nghiên cứu
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận, lý thuyết về chi phí, lợi nhuận và
mối quan hệ giữa chúng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, lợi nhuận và các
biện pháp tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn: Tác giả tiến hành phân tích và đánh giá tình hình thực hiện chi
phí, lợi nhuận tại công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt
Nam giai đoạn 2010 – 2012, để tìm hiểu mối quan hệ giữa chúng thông qua việc xây
dựng các mô hình ước lượng: Hàm biểu diễn mối quan hệ chi phí, lợi nhuận, hàm cầu
(Q
D
), hàm chi phí biến đổi bình quân (AVC). Qua đó, tiến hành các bước tính toán cần
thiết để đưa ra mức sản lượng, mức giá bán, chi phí, lợi nhuận tối ưu cho công ty. Đề
xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện chi phí, lợi nhuận
tại công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam giai đoạn
2010 – 2012. Đưa ra các giải pháp trong giai đoạn 5 năm tới đây.
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong giới hạn công ty TNHH khai thác
chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu của công
ty: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và các thị trường khác.
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí và lợi
nhuận, trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH khai thác chế biến xuất
nhập khẩu khoáng sản Việt Nam được thể hiện như thế nào.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Đối với dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp một số lãnh đạo

và nhân viên trong công ty nhằm tìm hiểu về tình hình quản lý chi phí, lợi nhuận, cũng
như tìm hiểu các vấn đề còn bất cập trong công ty.
Đối với dữ liệu thứ cấp: Thu thập số liệu về chi phí, doanh thu, lợi nhuận của
công ty giai đoạn 2010 – 2012 thông qua bộ phận tài chính kế toán, phòng kinh doanh
và bộ phận hành chính nhân sự. Tác giả tiến hành tìm kiếm các sách, báo, bài viết
nghiên cứu, luận văn, chuyên đề về cùng vấn đề nghiên cứu và các tài liệu có liên quan
nhằm phục vụ cho quá trình đánh giá, phân tích tình hình thực hiện và xây dựng mối
quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công ty.
6
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
* Phương pháp phân tích hồi quy
Đây là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu sự phụ thuộc của lợi nhuận vào
chi phí, của chi phí bình quân vào sản lượng và lượng cầu vào các yếu tố như giá bản
thân hàng hóa, giá hàng hóa liên quan, thị hiếu, thu nhập. Tiến hành phương pháp này
gồm các bước sau:
- Bước 1: Ước lượng giá trị các tham số
Tiến hành xác định biến, thu thập số liệu, xác định dạng hàm, ước lượng.
Hàm chi phí, lợi nhuận có dạng: Y = a + b
1
∗X
1
+ b
2
*X
2
+ b
3
*X
3
Trong đó: Y là biến lợi nhuận, X

1
, X
2
, X
3
lần lượt là

biến chi phí của các mặt
hàng kẽm thỏi, đá, cát, sỏi và các khoáng sản khác.
Hàm cầu có dạng: Q = c + d∗P + e∗P
r
(d < 0, e > 0)
Trong đó: Q là lượng cầu, P là giá sản phẩm, P
r
là giá hàng hóa thay thế.
Hàm chi phí biến đổi bình quân: AVC = h + i∗Q + k∗Q
2
(h > 0, i < 0, k > 0)
- Bước 2: Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số
Kiểm tra xem dấu của các tham số có phù hợp về mặt lý luận và thực tiễn không.
Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số: Với mức ý nghĩa α = 5%, kiểm tra các
giá trị P
value
của các tham số để đánh giá độ tin cậy của các tham số ước lượng. Nếu
P
value
≤ 5%, tham số có ý nghĩa về mặt thống kê. Nếu P
value
> 5%, tham số không có ý
nghĩa về mặt thống kê.

- Bước 3: Kiểm tra sự phù hợp của mô hình
Phân tích giá trị của hệ số xác định R
2
. R
2
thể hiện mức độ giải thích của các biến
độc lập cho biến phụ thuộc là bao nhiêu % hay nó đo lường tỷ lệ % sự biến động của
biến phụ thuộc được giải thích bởi hàm hồi quy. Phương pháp này được sử dụng trong
việc xây dựng mô hình ước lượng ở chương 2 của khóa luận.
* Phương pháp phân tích tối ưu
Để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình doanh nghiệp sẽ lựa chọn
sản xuất tại mức sản lượng mà ở đó, MR = MC. Từ kết quả ước lượng, ta sẽ xác định
được mức giá bán và mức sản lượng mà doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận của mình. Đồng thời, ta cũng sẽ xác định được các mức sản lượng ước lượng
mà tại đó AVC
min
và MC
min
so sánh mức sản lượng này với mức sản lượng thực tế mà
công ty thực hiện để đánh giá mức sản lượng công ty đã hợp lý hay chưa. Phương
pháp này được sử dụng ở cuối chương 2 mục phân tích kết quả ước lượng.
7
* Phương pháp so sánh đối chiếu
Tiến hành so sánh, đối chiếu các số liệu về chi phí, lợi nhuận của công ty trong
giai đoạn 2010 – 2012. Từ đó, tìm ra các điểm mạnh, điểm hạn chế trong hoạt động
của công ty và đưa ra phương hướng giải quyết. Phương pháp được sử dụng phổ biến
ở phần thực trạng tình hình thực hiện chi phí, lợi nhuận trong chương 2 của khóa luận.
6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ,
danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của

khóa luận được kết cấu bởi 3 phần lớn sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận.
Chương 2: Thực trạng chi phí và lợi nhuận tại công ty TNHH khai thác chế biến
xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam.
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty TNHH
khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ
1.1.1. Khái niệm chi phí
Chi phí là một trong số những khái niệm cơ bản trong kinh tế học. Khái niệm chi
phí có thể được phát biểu theo nhiều cách khác nhau:
Theo Paul A.Samuelson (2007, tr.236): “Chi phí chỉ đơn thuần là sự hấp dẫn của
cạnh tranh”. Một phát biểu khác “Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải bỏ ra để có
được thứ đó” (Mankiw, 2006).
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của việc sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh
doanh mà qua đó doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm và thực hiện sản phẩm trên thị trường.
Chi phí còn được xem là cái giá cho những hoạt động cần thiết khác nhau để tiến hành
sản xuất kinh doanh.
Như vậy, chi phí là toàn bộ phí tổn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh
mà doanh nghiệp phải bỏ ra, phải gánh chịu trong một thời kỳ nhất định.
1.1.2. Lý thuyết chi phí
1.1.2.1. Chi phí kinh tế, chi phí kế toán, chi phí cơ hội
Khi đưa ra quyết định, các nhà quản lý cần cân nhắc đến chi phí kinh tế bởi đây là
khoản mục chi phí bao gồm toàn bộ phí tổn của việc sử dụng các nguồn lực kinh tế trong
quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp.
Chi phí kế toán (hay chi phí hiện) là những khoản chi phí đã được thực hiện và
được ghi chép trong sổ sách kế toán.

Do chi phí kinh tế bao gồm cả chi phí thực và chi phí ấn trong khi chi phí kế toàn
chỉ bao gồm các chi phí thực, chi phí kinh tế thực sự luôn lớn hơn chi phí kế toán. Sự
chênh lệch giữa hai cách tính chi phí chính là chi phí cơ hội. Đề cập đến chi phí này,
theo William D.Nordhaus (2007, tr.261) “Chi phí cơ hội giá trị của hàng hóa hoặc dịch
vụ phải từ bỏ”
Việc xác định phạm trù chi phí có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán, tính toán
giá thành sản xuất của doanh nghiệp trong từng thời kỳ kinh doanh, trong việc quyết
toán kết quả kinh doanh và trong việc lựa chọn phương án kinh doanh nhằm tìm ra các
phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất, hiệu quả cao nhất.
9
1.1.2.2. Hàm chi phí
Chi phí sản xuất một hàng hóa đối với hãng phụ thuộc vào mức sản lượng sản
xuất ra và chi phí của các đầu vào. Hàm chi phí mô tả mối quan hệ giữa mức sản
lượng sản xuất ra và tổng chi phí tối thiểu của các đầu vào sử dụng để sản xuất ra mức
sản lượng đó. Hàm chi phí được biểu thị là: C = C(Q, w, r), Q = f(K, L).
1.1.2.3. Các chi phí trong ngắn hạn
Ngắn hạn là khoảng thời gian mà trong đó có ít nhất có một yếu tố đầu vào của
sản xuất không thể thay đổi được.
Chi phí cố định (TFC): Là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi. (Lê
Thế Giới, 2006, tr.131). Sản xuất nhiều, sản xuất ít hay thậm chí không sản xuất vẫn tốn
từng đó chi phí. Về mặt hình học, đường TFC là một đường nằm ngang song song với
trục hoành.
Chi phí biến đổi (TVC): Là những chi phí thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng
(Lê Thế Giới, 2006, tr.131). Về mặt hình học, đường TVC có dạng dốc lên từ trái qua
phải, bắt đầu từ gốc tọa độ. Do tác động của quy luật năng suất cận biên giảm dần,
đường TVC có độ dốc không bằng nhau tại các mức sản lượng, càng sản xuất nhiều,
đường này càng dốc.
Tổng chi phí (TC): Là toàn bộ chi phí bỏ ra cho quá trình sản xuất và được tính
bằng tổng của chi phí biến đổi và chi phí cố định. TC = TFC + TVC. TC thay đổi, tăng
hay giảm phụ thuộc vào TVC chứ không phụ thuộc vào TFC. Về mặt hình học, đường

TC có dạng dốc lên từ trái qua phải, bắt đầu từ điểm cắt của TFC với trục tung và luôn
cách đường TVC một khoảng đúng bằng TFC.
Hình 1.1: Đồ thị các đường tổng chi phí
Tổng chi phí trung bình ngắn hạn, SATC (hay ATC hoặc AC): Là tổng chi phí
ngắn hạn tính trên đơn vị sản phẩm. ATC gồm 2 bộ phận: AFC và AVC
Chi phí cố định trung bình (AFC): Là chi phí cố định tính trên đơn vị sản phẩm.
AFC = TFC/Q. Chi phí cố định không đổi, với điều kiện Q # 0, khi Q càng tăng, AFC
càng giảm. Đường AFC có dạng dốc xuống từ trái qua phải và ngày càng tiệm cận với
trục hoành.
Chi phí biến đổi trung bình (AVC): Là chi phí biến đổi tính trên đơn vị sản phẩm.
AVC = TVC/Q. Do quy luật năng suất cận biên giảm dần, đường AVC có dạng hình
10
chữ U. Ban đầu, khi tăng thêm một yếu tố đầu vào trong khi giữ nguyên các yếu tố
khác, năng suất cận biên có thể tăng thêm, nhưng sau đó nó sẽ giảm dần, làm AVC
tăng dần.
Tổng chi phí bình quân (ATC): Là tổng chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm.
ATC= TC/Q = AVC+ AFC. Đường ATC có dạng hình chữ U dưới tác động của quy
luật năng suất cận biên giảm dần và ngày càng tiệm cận với đường AVC do đường
AFC ngày càng gần với trục hoành hay AFC ngày càng giảm tới 0.
Chi phí cận biên, SMC (hay MC): Là sự thay đổi trong tổng chi phí khi có sự
thay đổi của một đơn vị sản lượng được sản xuất thêm.
Theo quy luật năng suất cận biên giảm dần, đường biểu diễn MC thường có dạng
chữ U. MC có quan hệ chặt chẽ với AVC và ATC. Nếu MC thấp hơn AVC và ATC,
nó sẽ có xu hướng làm 2 đường chi phí này xuống thấp hơn. Ngược lại, nếu MC cao
hơn AVC và ATC, nó sẽ kéo 2 đường chi phí này lên cao. MC sẽ đi qua điểm tối thiểu
của AVC và ATC.
Hình 1.2: Đồ thị chi phí trung bình và chi phí cận biên
1.1.2.4. Các chi phí trong dài hạn
Dài hạn là khoảng thời gian đủ để tất cả các yếu tố đầu vào có thể thay đổi.
Tổng chi phí dài hạn (LTC): Chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản

xuất kinh doanh trong điều kiện các yếu tố dầu vào của quá trình sản xuất đều có thể
điều chỉnh. Nó mô tả chi phí tối thiểu cho việc sản xuất ra mỗi mức sản lượng, khi
hãng có khả năng điều chỉnh tất cả các đầu vào của mình một cách tối ưu. Với bài toán
của hãng là đạt được kết quả lớn nhất với chi phí xác định. Các điểm cân bằng trên
đường mở rộng của hãng được minh họa ở đồ thị phụ lục 1. Đường mở rộng này cho
biết tổng chi phí đầu vào của hãng thay đổi như thế nào khi sản lượng thay đổi. Do đó,
giúp ta xác định được đường tổng chi phí dài hạn bằng cách chuyển hóa đường mở
rộng bằng cách biểu thị sản lượng trên trục hoành và chi phí biểu thị trên trục tung.
11
Chi phí trung bình dài hạn (LAC): Đo lường mức chi phí bình quân trên mỗi đơn
vị sản phẩm, khi sản xuất có thể điều chỉnh sao cho ở mỗi đơn vị sản lượng đều sử
dụng tập hợp đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí. LAC có dạng hình chữ U, LAC
giảm thể hiện hiệu suất tăng theo quy mô và thể hiện hiệu suất giảm theo quy mô khi
LAC tăng. LAC= LTC/Q. Các dạng của đường LAC được minh họa ở phụ lục 2.
Chi phí cận biên dài hạn (LMC): Là sự thay đổi trong tổng chi phí dài hạn khi
sản lượng thay đổi. LMC có dạng hình chữ U, LMC nằm dưới LAC khi LAC đang
giảm và nằm trên khi LAC đang tăng. LMC = LAC tại điểm cực tiểu của LAC.

Đường LMC không phải là đường bao của các đường SMC. Đồ thị minh họa các
đường chi phí dài hạn được thể hiện ở phụ lục 3.
1.1.2.5. Mối quan hệ giữa chi phí ngắn hạn và dài hạn
Dài hạn là tập hợp tất cả các tình huống ngắn hạn. Đường chi phí bình quân dài
hạn là đường bao của các đường chi phí bình quân trong ngắn hạn. Điểm tiếp xúc giữa
đường LAC và ATC phản ánh chi phí ngắn hạn thấp nhất tại mức sản lượng đó. Tại
mức sản lượng ở điểm tiếp xúc này, SMC = LMC.
Hình 1.3: Mối quan hệ giữa chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp
Giá của các yếu tố đầu vào: Với doanh nghiệp, giá cả các yếu tố đầu vào như:
giá lao động, vốn, giá nguyên vật liệu,…là các yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng
trực tiếp nhất tới chi phí. TC = wL + rK.

Trong đó: TC là tổng chi phí, w là giá lao động, r là giá vốn, L là số lượng lao
động, K là số lượng vốn.
Khi chi phí của các yếu tố trên tăng lên sẽ làm cho tổng chi phí tăng. Ngược lại,
khi chi phí của các yếu tố trên giảm xuống sẽ làm cho tổng chi phí giảm. Như vậy,
giữa giá cả các yếu tố đầu vào và chi phí của doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận.
12
Sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ: Khoa học, kỹ thuật và công
nghệ hiện đại ngày càng được áp dụng nhiều vào trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh nó mang lại cho doanh nghiệp năng suất lao động cao hơn và chất lượng sản
phẩm tốt hơn. Chúng giúp tạo ra nhiều sản phẩm hơn với cùng một mức chi phí hoặc
sản xuất cùng một lượng sản phẩm nhưng với một chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, chi phí
cho việc áp dụng sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng là một con số
không hề nhỏ, vì thể để đảm bảo hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp cẩn cân nhắc và
có sự tính toán kỹ lưỡng.
Hệ thống chính trị, pháp luật của nhà nước: Môi trường cạnh tranh lành mạnh,
bình đẳng và có sự định hướng rõ ràng sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh
doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chính trị càng ổn định, khả năng mở rộng và thu
hút đầu tư càng lớn, hoạt động kinh doanh ổn định, vì thế chi phí sản xuất cũng giảm
xuống.
Khối lượng hàng hóa được sản xuất kinh doanh: Khi doanh nghiệp khai thác
được năng lực sản xuất, khối lượng hàng hóa sản xuất tăng lên, sản lượng bán ra tăng
làm chi phí biến đổi bình quân giảm xuống, điều này tác động mạnh mẽ đến tổng chi
phí của hãng. Do đó, việc xác định mức sản xuất tối ưu là một trong những biện pháp
giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận với mức chi phí tối thiểu.
Khả năng tổ chức quản lý của cán bộ lãnh đạo: Nhà quản lý có trình độ tốt biết
cách bố trí, phân công lao động, phân bổ nguồn lực phù hợp, khoa học sẽ giúp quản lý
doanh nghiệp có hiệu quả, tránh lãng phí, đảm bảo quản lý chặt chẽ, chống tham ô,
lãng phí thất thoát trong kinh doanh.
Trình độ của người lao động: Người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề
cao, nhanh nhạy trong nắm bắt và xử lý các tình huống sẽ giúp cho việc quản lý được

dễ dàng, linh hoạt. Góp phần gia tăng hiệu quả của các quyết định kinh doanh giúp tiết
kiệm được một khoản chi phí tác nghiệp lớn cho doanh nghiệp.
Các nhân tố khác: Tỷ giá hối đoái, quan hệ thương mại giữa nước ta với các
nước, xúc tiến thương mại,…cũng là những yếu tố có tác động tới chi phí kinh doanh
của các doanh nghiệp với các mức độ tác động khác nhau.
1.1.4. Chỉ tiêu đánh giá chi phí
Tỷ suất chi phí trên doanh thu thuần: Là chỉ tiêu cho biết trong 100 đồng doanh
thu thu về, công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Nếu tỷ suất càng nhỏ, chứng tỏ
lượng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra ít nhưng doanh thu thu về cao, cho thấy khả năng
kiểm soát tốt chi phí và hoạt động thị trường của công ty có hiệu quả. Ngược lại, nếu
tỷ suất cao, chứng tỏ lượng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra nhiều so với doanh thu thu
về, khả năng kiểm soát chi phí kém, hoạt động thị trường chưa hiệu quả.
13
Tỷ suất chi phí cố định trên doanh thu thuần: Là chỉ tiêu cho biết trong 100 đồng
doanh thu thu về, công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cố định. Hệ số này giúp
đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí cố định.
Tỷ suất chi phí biến đổi trên doanh thu thuần: Là chỉ tiêu cho biết trong 100
đồng doanh thu thu về, công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí biến đổi. Hệ số này
giúp đánh giá hiệu quả chi phí biến đổi.
Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu cho biết trong 100 đồng
doanh thu thu về thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Tỷ suất
càng nhỏ, chứng tỏ công tác bán hàng càng hiệu quả và ngược lại.
Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu cho biết
trong 100 đồng doanh thu thu về thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí
quản lý. Tỷ suất càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại.
Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần = (Chi phí quản lý
doanh nghiệp)/(Doanh thu thuần) 100%.
Thông qua việc nghiên cứu các chỉ tiêu này giúp nhà quản lý đánh giá trình độ
kinh doanh, tình hình sử dụng lao động, vật tư tiền vốn trong kỳ của các loại hình
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó mới đề ra được phương hướng và biện pháp hạ thấp chi

phí kinh doanh sát thực, tăng cường hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.1.5. Vai trò của chi phí đối với doanh nghiệp
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ
yếu tố cơ bản là: Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Quá trình sử dụng
các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra
những chi phí sản xuất tương ứng: Tương ứng với việc sử dụng tài sản cố định là chi
phí về khấu hao tài sản cố định; tương ứng với việc sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu
là chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu; tương ứng với việc sử dụng lao động là tiền
lương, tiền công, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, Do đó,
14
nếu không có chi phí thì doanh nghiệp không thể tồn tại và tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh được.
Chi phí là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp tiến hành xác định giá bán sản phẩm
của mình, sao cho việc xác định mức giá đó là hợp lý và đảm bảo sức cạnh tranh trên
thị trường. Bên cạnh đó, đây cũng là chỉ tiêu quan trọng trong việc lựa chọn phương án
đầu tư của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu: Hiệu quả cao – chi phí thấp.
1.2. CƠ SỞ VỀ LỢI NHUẬN
1.2.1. Khái niệm và công thức tính lợi nhuận
Lợi nhuận chính là động cơ của quá trình sản xuất, kinh doanh. Lợi nhuận đảm
bảo cho sự tồn tại chắc chắn của hãng trên thị trường. Với doanh nghiệp, lợi nhuận
chính là thu nhập ròng hay khoản được mang về của công ty. Đây là khoản tiền mà
hãng có thể trả cố tức cho các chủ sở hữu, tái đầu tư vào nhà xưởng và các thiết bị máy
móc mới, hay đầu tư vào thị trường tài chính.
Như vậy, lợi nhuận là phần tài sản mà doanh nghiệp nhận thêm được sau khi đã
trừ đi các chi phí liên quan, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng
doanh thu và tổng chi phí sản xuất trong một thời gian xác định.
Công thức tính lợi nhuận: Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
π = TR – TC hoặc π = (P – ATC)Q
Trong đó: π là lợi nhuận, TR là tổng doanh thu, TC là tổng chi phí, P là giá bán
sản phẩm, ATC là chi phí bình quân, Q là khối lượng sản phẩm.

1.2.2. Tối đa hóa lợi nhuận
1.2.2.1. Các phương pháp tối đa hóa lợi nhuận
Tối đa hóa lợi nhuận bằng phương pháp tổng doanh thu và tổng chi phí: Tổng
lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Với phương pháp
này, lợi nhuận được tối đa hóa ở mức sản lượng mà khoảng cách thắng đứng giữa
đường TR và đường TC là lớn nhất, Q
1
, ở đó độ dốc của đường tổng doanh thu bằng
độ dốc của đường tổng chi phí. Đồ thị minh họa ở phụ lục 4.
Tối đa hóa lợi nhuận bằng phân tích cận biên: Doanh nghiệp tối đa hóa lợi
nhuận khi MR = MC. Doanh thu cận biên, MR là sự thay đổi trong tổng doanh thu trên
đơn vị sản lượng, được chỉ ra bởi độ dốc của đường TR. Chi phí cận biên, MC là sự
thay đổi trong tổng chi phí trên đơn vị sản lượng, được chỉ ra bởi độ dốc của đường
TC. Qua phân tích cận biên, nếu MR > MC, doanh nghiệp nên mở rộng sản lượng hay
doanh số. Tổng doanh thu sẽ tăng nhanh hơn tổng chi phí và do đó lợi nhuận tăng lên.
Ngược lại, khi MR < MC, doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng hay doanh số. Tổng doanh
15
thu tăng chậm hơn tổng chi phí và lợi nhuận sẽ giảm. Khi MR = MC, doanh nghiệp sẽ
không có động lực sản xuất nhiều hơn hay ít hơn, lợi nhuận lớn nhất, Q
1
. Đồ thị minh
họa cho phương pháp này được thể hiện ở phụ lục 5.
Tối đa hóa lợi nhuận bằng đại số: Thông qua việc xác định giá trị cực đại hoặc
cực tiểu của một hàm. Để một hàm đạt cực đại hoặc cực tiểu thì đạo hàm của nó phải
bằng 0. Về mặt hình học, điều này tương ứng với điểm mà ở đó đường này có độ dốc
bằng 0.
1.2.2.2. Tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn
Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất ở mức sản lượng mà
tại đó, MR = MC, trong ngắn hạn ta có:
+ Điều kiện cần

Nếu MR > SMC: Doanh nghiệp sẽ quyết định mở rộng sản lượng, Q tăng sẽ làm
lợi nhuận tăng. Nếu MR < SMC: Doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng, Q tăng sẽ làm lợi
nhuận giảm. Nếu MR = SMC: Doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận lớn nhất, mức
sản lượng này gọi là mức sản lượng tối ưu
+ Điều kiện đủ
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp chỉ nên sản xuất khi mà doanh thu đủ bù đắp toàn
bộ chi phí biến đổi, tức TR ≥ VC (hay P ≥ AVC). Ngược lại, TR ≤ SVC (hay P ≤
SAVC) thì nên đóng cửa, tại điểm mà P = SAVC được gọi là điểm đóng cửa.
Điều kiện để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn:
MR = SMC và P ≥ SAVC
1.2.2.3. Tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn
Trong sản xuất dài hạn không còn chi phí cố định, để tối đa hóa lợi nhuận ta cũng
sử dụng phương pháp doanh thu cận biên bằng với chi phí cận biên, nhưng loại trừ chi
phí cố định, doanh nghiệp coi giá thị trường là cho trước và là doanh thu cận biên của
doanh nghiệp. Từ phụ lục 6, doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng khi nào MR > MC.
Doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng khi MC > MR. Doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa khi
MR = MC, Q
1
.
Dài hạn là thời gian mà doanh nghiệp có thể thay đổi được tất cả các yếu tố đầu
vào, nghĩa là không bị gánh chịu những khoản chi phí cố định. Nếu doanh nghiệp
quyết định không sản xuất gì (tức trong dài hạn doanh nghiệp không tham gia vào
ngành) thì nó không phải chịu khoản thua lỗ nào. Do đó, điều kiện để nó tham gia vào
ngành là ít nhất nó không bị thua lỗ, quy tắc chung để tối đa hóa lợi nhuận dài hạn là:
LMC = LMR và P > LATC
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận
Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước: Hoạt động của doanh nghiệp không chỉ
bị chi phối bởi các quy luật thị trường mà còn bị chi phối bởi những chính sách kinh tế
của nhà nước. Sự thay đổi trong các chính sách sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh
16

nghiệp. Ví như, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ có thể là mức lãi giảm đi hay tăng
lên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay vốn của doanh nghiệp hay hiện nay, lạm phát
tăng cao, lãi suất và tỷ giá bất ổn khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu khi mà các quan hệ
thanh toán, vay trả bằng ngoại tệ thì sự biến động tỷ giá thực sự làm cho lợi nhuận của
doanh nghiệp không ổn định.
Giá cả và chất lượng của các yếu tố đầu vào: Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh
mẽ đến chi phí của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có được đầu vào với chất lượng
tốt, giá cả hợp lý sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, giảm giá, tăng lượng bán ra và tăng
doanh thu, cuối cùng tác động làm tăng lợi nhuận của hãng và ngược lại.
Giá cả hàng hóa: Dựa vào tình hình cung cầu trên thị trường cũng như mức giá
mà đối thủ cạnh tranh đưa ra, doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá bán cho sản phẩm của
mình. Mức giá đưa ra phải đảm bảo được tính cạnh tranh, nếu mức giá bán quá cao
doanh nghiệp sẽ tự làm mất khách hàng của mình, nhưng nếu mức giá bán quá thấp
(tại mức giá hòa vốn) thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ. Do đó, để đạt được hiệu quả trong
kinh doanh doanh nghiệp phải xác định được chiến lược giá hợp lý.
Khối lượng hàng hóa tiêu thụ: Khi nhu cầu tiêu thụ về sản phẩm của doanh
nghiệp tăng cao sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất nhằm tạo ra mức sản lượng lớn hơn để
đáp ứng nhu cầu. Theo đó, khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng, doanh thu tăng, đây là
cơ sở làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trình độ quản lý của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo có trình
độ quản lý, chuyên môn, biết sắp xếp, phân bổ hợp lý các nguồn lực giúp doanh
nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí, từ đó làm tăng lợi nhuận của
công ty.
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Là chỉ tiêu cho biết trong 100 đồng doanh thu
thu về, có bao biêu đồng lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra. Tỷ suất này càng lớn
chứng tỏ lãi mà doanh nghiệp thu về cao, hoạt động kinh doanh của công ty có lãi.
Ngược lại, nếu tỷ suất này thấp hoặc âm, chứng tỏ công việc kinh doanh của công ty
chưa đạt kết quả tốt hoặc thua lỗ.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA): Là chỉ tiêu cho biết một đồng tài sản của
công ty sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh
tế của công ty càng lớn và ngược lại.

×