1
1. Tên đề tài:
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI CÁCH KIỂM TRA MIỆNG TRONG
MÔN TIẾNG ANH LỚP 7 TẠI TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON
2. Đặt vấn đề:
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội
nhập với cộng đồng quốc tế, đặc biệt hơn đất nước ta đã chính thức là thành viên
của WTO. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên
cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì vậy nền giáo dục và đào tạo của nước
ta cũng đã tiến hành thay đổi từ mục tiêu giáo dục và đào tạo đến phương pháp
dạy và học nhằm đóng góp có hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực
của đất nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Để đáp ứng mục tiêu giáo
dục mới, chương trình thay sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã có sự thay đổi
tích cực: tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy và học dựa vào
hoạt động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực, linh
họat của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo góp phần hình thành
phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm
vui trong học tập.
Cùng với việc đổi mới chương trình SGK, đổi mới phương pháp giảng dạy
thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình
giảng dạy và học tập. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh
giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau. Đổi mới kiểm tra đánh giá là
động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu như Phó
Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các địa phương cần chú trọng việc tuyên
truyền thay đổi nhận thức từ phía giáo viên và HS để đạt mục tiêu chính của Đề
án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-
1
2020”) là “Ngoại ngữ trở thành phương tiện để làm việc trong môi trường quốc
tế, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam”. Muốn vậy, cần
phải thay đổi động lực học từ “học để thi” thành “học để sử dụng”. Trước mắt
cần tập trung dạy và học tiếng Anh vì đây là ngôn ngữ phổ biến và là ngôn ngữ
của một số nền kinh tế mạnh thế giới.
Việc đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung nhiều
công đoạn, trong đó việc đổi mới kiểm tra miệng là khâu hết sức quan trọng vì
đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục. Kiểm ta miệng không chỉ
kiểm tra ở đầu giờ mỗi tiết học mà cũng có thể diễn ra xuyên suốt trong một tiết
học. Nếu giáo viên lơ là không thực hiện tốt việc kiểm tra miệng thì quá trình
tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ bị gián đoạn, các em sẽ bị hỏng các kiến thức,
kỹ năng cần có trong mỗi tiết học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các
bài kiểm tra định kì (1 tiết, học kì, ). Trên thực tế việc kiểm tra miệng trong các
tiết học tiếng Anh hiện nay còn nhiều bất cập do áp lực của lượng kiến thức, kỹ
năng cần phải tải trong mỗi tiết dạy nên thời gian dành cho việc kiểm tra miệng
hầu như rất ít. Bên cạnh đó phần lớn học sinh rất thụ động, học vẹt để đối phó,
thậm chí một số em do mất căn bản nên lười nhác trong việc học bài cũ. Trước
thực tế đó, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Các phương pháp đổi mới cách
kiểm tra miệng trong môn Tiếng Anh lớp 7 tại trường PTDTBT THCS Trà
Don” để giúp các em chủ động hơn trong học tập, tích lũy kiến thức, kỹ năng
đồng thời tạo không khí sinh động trong các giờ học.
3. Cơ sở lý luận:
Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh
kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của
học sinh. Kiểm tra thường xuyên giúp cho giáo viên điều chỉnh, bổ sung những
kiến thức, kỹ năng, thái độ mà môn học đề ra đồng thời sẽ giúp cho học sinh
1
hình thành được động cơ, thái độ học tập đúng đắn từ đó tích lũy được kiến thức,
kỹ năng cần thiết.
Việc đổi mới kiểm tra miệng ngay tại lớp không những giúp không khí
học tập sinh động mà còn giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động,
học đối phó từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và đem lại
hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập.
4. Cơ sở thực tiễn:
Đa số học sinh trường tôi là con em người dân tộc thiểu số, kiến thức về
bộ môn bị hỏng nhiều nên nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều
này dẫn đến ý thức tự giác học tập của nhiều em chưa cao. Để đối phó với giáo
viên các em thường dùng cách học vẹt mà không chịu khó học từ vựng hay thực
hành các kỹ năng.
Việc kiểm tra bài cũ truyền thống thường là gọi 1 hoặc 2 học sinh lên
bảng trả lời câu hỏi. Việc này vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lý căng thẳng
cho học sinh hơn nữa lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc. Vì vậy
không thể đánh giá được khả năng của học sinh. Bên cạnh đó, một thực tế là
những em đã có điểm miệng thường lơ là học bài cũ vì nghĩ rằng thầy cô sẽ
không gọi mình nữa, còn những đối tượng yếu kém còn lại thì có gọi lên bảng
bao nhiêu lần cũng không bao giờ học bài.
Tất cả những yếu tố trên làm cho học sinh lười nhác, thụ động trong học
tập, chất lượng dạy và học không cao. Những cơ sở trên đã giúp tôi áp dụng
những phương pháp đổi mới cách kiểm tra miệng trong môn tiếng Anh.
5. Nội dung nghiên cứu:
Như trên đã nói việc kiểm tra để lấy điểm miệng không chỉ thực hiện vào
đầu của mỗi tiết học mà tùy theo từng kỹ năng, kiến thức có thể thực hiện vào
đầu, giữa hay cuối của tiết học. Muốn thực hiện được việc kiểm tra miệng đạt
kết quả thì cần có những nội dung sau:
1
5.1. Việc chuẩn bị cho kiểm tra miệng:
- Công việc chuẩn bị trước hết là phải xác định thật chính xác cần kiểm tra
những gì: Giáo viên cần xác định được mức độ tối thiểu kiến thức và kỹ năng mà
học sinh đã thu nhận được trong quá trình học tập. Câu hỏi đặt ra cho học sinh
phải chính xác, rõ để học sinh không hiểu thành hai nghĩa khác nhau dẫn đến
việc trả lời lạc đề.
- Giáo viên phải thiết kế lại các yêu cầu, bài tập trong sách giáo khoa hay ra các
bài tập tương tự để tránh việc các em sử dụng các keys trong sách “Hướng dẫn
học tốt” nhằm đối phó với giáo viên.
- Cột điểm Miệng trong sổ điểm cá nhân được chia thành hai cột M1 & M2.
Cột M1 sẽ ghi điểm cho học sinh trực tiếp lên bảng để trả lời hoặc làm bài tập.
Cột M2 được ghi điểm cho học sinh ngồi dưới lớp để trả lời hoặc làm bài tập.
Điểm miệng chính thức của học sinh là điểm trung bình cộng của M1 & M2
Lớp 7 (HKI / 2012-2013)
Số
TT
Họ và tên học sinh
M
M1 M2
1 Phạm Thị Minh Bông 6
2 Hồ Văn Cang 6 7
3 Lê Văn Chiến 6 1
4 Đinh Văn Chung 5 8
5 Hồ Thị Diễm 6 6
6 Hồ Văn Dương 9 9
…
5.2. Những yêu cầu sư phạm về cách tổ chức kiểm tra miệng:
- Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể bộc lộ một cách tự nhiên đầy đủ nhất
những hiểu biết của các em.
- Dựa vào những câu trả lời miệng và hoạt động thực hành của học sinh mà phát
hiện được tình trạng thật về kiến thức và kỹ năng của các em.
1
- Thái độ và cách đối xử của giáo viên với học sinh có ý nghĩa to lớn trong khi
kiểm tra miệng. Giáo viên cần biết lắng nghe câu trả lời, biết theo dõi hoạt động
của học sinh và trên cơ sở đó rút ra kết luận về tình trạng kiến thức của học sinh.
Sự hiểu biết của giáo viên về cá tính của học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm sư
phạm trong nhiều trường hợp là yếu tố cơ bản giúp thấy rõ thực chất trình độ
kiến thức và kỹ năng của học sinh được kiểm tra.
- Trong quá trình học sinh đang trả lời câu hỏi có nhiều thiếu sót hoặc sai, nếu
không có lí do gì cần thiết giáo viên cũng không nên ngắt lời của học sinh. Cùng
là một sai sót nhưng giáo viên phải biết sai sót nào nên phải sửa ngay và sai sót
nào thì nên để học sinh trả lời xong.
- Nên phối hợp các cách kiểm tra và cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều
học sinh trong lúc gọi một số học sinh lên bảng thì giáo viên ra cho các học sinh
ở dưới lớp câu hỏi khác sau đó sẽ thu vở nháp của một số em để chấm.
- Khi tổ chức kiểm tra thì giáo viên phải giải quyết các khó khăn lớn sau đây:
Khi một hay vài học sinh được chỉ định lên bảng thì các học sinh khác trong lớp
cần phải làm gì và làm như thế nào. Giáo viên gọi nhiều em cùng một lúc, đưa ra
yêu cầu khác nhau phù hợp với trình độ của mỗi học sinh, sau đó đặt các câu hỏi
cho cả lớp sau khi các học sinh này hoàn thành xong nhiệm vụ của mình như
sau: “Bạn trả lời như vậy có đúng không?”, “Các em có đồng ý với câu trả lời đó
của bạn không?”, “Có điểm nào sai hoặc thiếu không?”, …Ngoài những câu cơ
bản, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi phụ trong quá trình kiểm tra miệng.
Nhờ những câu hỏi bổ sung đó mà giáo viên có thể hình dung được chất lượng
kiến thức của học sinh.
5.3. Các cách kiểm tra miệng:
Như ta đã biết, kiểm tra miệng là việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong
các tiết dạy. Vì hoạt động này phải đa dạng để tránh sự nhàm chán đơn điệu, tạo
không khí sinh động trong lớp học và giúp học sinh học tập có hiệu quả hơn. Tùy
1
theo mỗi tiết học và tùy theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức, kỹ năng mà
giáo viên có thể áp dụng các cách kiểm tra miệng như sau:
5.3.1. Đối với việc kiểm tra từ vựng:
Cách 1: Gọi một lượt 3 học sinh lên bảng. Giáo viên đưa ra câu hỏi chung
cho tất cả học sinh, học sinh nào trả lời được trước thì giáo viên cho phép. Các
học sinh còn lại sẽ trả lời các câu hỏi phụ hoặc bổ sung cho bạn trả lời trước.
Ví dụ: Kiểm tra từ vựng của Unit 1 – English 7
Yêu cầu mà giáo viên đưa ra: “Write a word in English that means: khác
HS 1: Đưa từ (different)
HS 2: Xác định từ loại (adjective)
HS 3: Đưa ra từ trái nghĩa (similar)
Với cách này học sinh sẽ bớt đi tâm lí lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng và
có được nhiều sự lựa chọn hơn.
Cách 2: Gọi 8 học sinh lên ngồi các dãy bàn đầu, mỗi học sinh mang theo
một tờ giấy có đánh dấu có đánh số thứ tự từ 1 đến 10, những học sinh trong lớp
còn lại sẽ dùng vở nháp để ghi các từ do giáo viên yêu cầu.
Giáo viên đọc các từ lần lượt từ 1 đến 10 bằng Tiếng Việt và yêu cầu học
sinh ghi các từ đó tương ứng bằng tiếng Anh. Sau đó thu bài của 8 em này và
một vài bài của các em ngồi bên dưới để chấm điểm. Mỗi từ đúng tương ứng với
1 điểm.
Ví dụ: A student’s work A4, B4 – unit 7 – English 7 write the words in
English
1. Ôn 6. Lười biếng
2. Chắc chắn, nhất định 7. Tổ chức kỷ niệm
3. Điển hình, tiêu biểu 8. Người bán hàng
4. Say mê 9. Công nhân
5. Tích cực 10. Chăm sóc
1
Cũng bằng cách này, giáo viên cũng có thể kiểm tra phần pronunciation
của học sinh bằng cách phát các handout có một số từ và yêu cầu học sinh chọn
từ có phần gạch chân đọc khác với các từ còn lại hoặc chọn từ có trọng âm khác
với các từ còn lại.
* Choose the word that has the underlined part pronounced differently from the
others (English 7, unit 6)
1. A. attend B. plane C. celebration D.organization
2. A. stripe B. tidy C. idea D. circus
3. A. comic B. volunteer C. model D. together
4. A. scout B. group C. couch D. house
5. A. teenager B. together C. guitar D. game
5.3.2. Đối với tiết học Reading:
Ngay trong các hoạt động while – reading, giáo viên cũng có thể kiểm tra
để lấy điểm miệng.
Ví dụ 1: Reading – unit 5 – English 7
Multiple choice: choose the best option:
1. Hoa’s pen pal Tim goes to
A. Hoa’s school.
B. a school in Viet Nam.
C. an American school.
D. a senior high school.
2. “ they never time to play a whole game”. This means recess is
A. short. C. energetic.
B. boring. D. long.
3. Baseball cards are popular with
A. everyone. C. only boys
B. only girls. D. mostly boys
1
4. Eating and talking with friends are popular activities
A. in America. C. in a few countries.
B. in Viet Nam D. worldwide.
Ví dụ 2: Reading unit 4 – English 7: True - False statements
Give some statements (handout) and ask to read these carefully and read the
text to decide if each statement is true or false
1. Students do not usually wear school uniform.
2. There are classes on Saturday morning.
3. Students don’t have a break in the afternoon.
4. The school cafeteria sells food to students.
5. The school cafeteria only opens at lunchtime.
6. Basketball is an unpopular after-school activity.
Cách thực hiện: sau khi phát handout, giáo viên yêu cầu học sinh làm theo cá
nhân đọc bài text rồi sau đó làm các bài tập này trong khoảng 8 phút. Trong
khoảng thời gian này giáo viên đi vòng quanh lớp để hỗ trợ cho các em và quan
sát không cho các em nhìn nhau. Sau khoảng thời gian quy định, giáo viên thu
bài của một số em, sau đó yêu cầu cả lớp trả lời và chấm điểm ngay tại lớp. Và
cột điểm này sẽ cho vào cột M2.
5.3.3. Đối với tiết học Speaking:
Đây là một kỹ năng rất quan trọng, nếu thực hiện tốt thì việc kiểm tra
miệng học sinh kỹ năng này sẽ có tác dụng rất lớn đối với việc khuyến khích các
em học môn Tiếng Anh. Tuy nhiên, tùy theo trình độ của các em mà giáo viên
nên có những yêu cầu phù hợp nhằm khuyến khích và động viên các em thực
hành tiếng Anh. Trong giờ Speaking tùy theo các task mà tôi sẽ yêu cầu các em
thực hành theo cặp, nhóm hoặc cá nhân. Tôi cũng cho học sinh điểm thực hành
của kỹ năng này. Đối với kỹ năng này tôi chỉ áp dụng những task vừa sức với
1
các em. Hoặc có thể cho điểm cộng cho các em xung phong thực hành trước lớp
theo cặp hoặc nhóm.
Ví dụ: English 7 - unit 15
Work with a partner. Ask and anser the questions:
1. What do you do in the evening?
2. Do you like the city? Why? Why not?
3. Do you like the countryside? Why? Why not?
Sau khi hướng dẫn, gợi ý và làm mẫu với một học sinh khá trong lớp, tôi
yêu cầu học sinh thực hành theo cặp. Trong thời gian các em đang thực hành, tôi
có thể đi quanh để giúp đỡ các em nếu thấy cần thiết. Sau khoảng 8 – 10 phút tôi
gọi một số cặp đứng lên thực hành sau đó nhận xét và cho điểm.
5.3.4. Đối với tiết học Listening:
Đây là kỹ năng khó vì vốn từ của các em còn hạn chế và các em cũng
không quen với giọng người bản xứ nên kiểm tra các em kỹ năng này ngay trong
giờ bài mới là rất khó thực hiện. Thay vào đó, tôi sẽ kiểm tra miệng các em
thông qua kiến thức mà các em học được từ bài cũ. Việc kiểm tra này được thực
hiện vào đầu của tiết học sau.
Cách thực hiện: Gọi học sinh để trả lời một câu hỏi mà các em đã được
học và củng cố rất kỹ trong tiết trước (5 điểm), câu thứ hai em chọn một bạn
(đang ngồi dưới lớp) hỏi em một câu trong bài rồi trả lời (2 điểm), câu thứ ba do
chính em học sinh này hỏi một bạn khác (đang ngồi dưới lớp) (3 điểm). Số điểm
mà em học sinh này đạt được sẽ ghi vào cột M1, số điểm mà hai HS khác do đặt
câu hỏi đúng hoặc trả lời đúng sẽ được ghi vào cột M2. Sau một thời gian quen
dần cần nâng cao yêu cầu câu hỏi của học sinh đặt ra cho bạn mình.
Ví dụ: Kiểm tra miệng sau khi các em học xong phần A4, 5 (P 43 – 44) unit 4-
English 7
1. When does Thu have English classes?
1
2. What time do they start?
3. What other classes does Thu have on Thursday?
4. What’s Thu’s favorite subject? Why?
5. What’s Hoa’s favorite subject? Why?
Rõ ràng cách kiểm tra trên đã theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá: phát
huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để kích thích tư duy, tính
năng động về mọi hoạt động trên lớp, giảm “người thầy làm trung tâm” mà tăng
cường “lấy học sinh làm trung tâm”. Tuy nhiên, giáo viên phải linh hoạt gợi ý
cho học sinh đặt câu hỏi cho phù hợp với nội dung cần kiểm tra, để không bị lạc
đề và đỡ tốn thời gian vào bài mới.
5.3.5. Đối với tiết học Writing:
Kỹ năng này ít được áp dụng vào các bài kiểm tra thường xuyên ở lớp vì
chiếm thời gian lớn và không phù hợp với kiểu đề trắc nghiệm. Vì vậy, để giúp
các em tích cực hơn trong việc học kỹ năng Writing, giáo viên có thể thiết kế lại
một số nội dung của bài viết để tránh tình trạng học sinh sử dụng sách tham khảo
để đối phó hoặc đưa ra các dạng bài tập phù hợp hơn như sentence building,
sentence transformation … để các em làm rồi sau đó giáo viên sửa và cho điểm
một số em hoặc cho điểm theo nhóm.
Ví dụ: Writing unit 10 – English 7: Guided sentence building
Cách thực hiện: Sau khi gợi ý giúp học sinh có được từ vựng và các ý tưởng
cần thiết, tôi yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, mỗi học sinh sẽ lựa chọn cho
mình 3 câu để hoàn thành và 3 câu này không được giống với người bên cạnh.
1. Thanks/your/letter.
2. I/be/glad/hear/you/be/well.
3. I/be/doing/fine/at/school.
4. At first/everything/strange/and/difficult.
5. I/be/a lot/fun.
1
5.3.6. Đối với tiết học ngữ pháp (language focus):
Đối với tiết học bài mới, tôi thường thiết kế lại một số bài tập trong sách giáo
khoa (để tránh tình trạng học sinh dùng sách hướng dẫn để trả lời) đồng thời ra
thêm một số bài tập trắc nghiệm trong phần production. Sau đó gọi học sinh lên
bảng làm để lấy điểm hoặc thu bài của một số em để chấm.
Ví dụ ở Language focus 3 – English 7 trong phần production tôi đưa vào bài
tập trắc nghiệm để kiểm tra độ hiểu biết của học sinh đồng thời củng cố kiến
thức cho các em.
Exercise: Choose the best option
1. Mai is at the butcher’s. She will buy
A. beef B. durian C. carrots D. spinach
2. She don’t like fork, and does her uncle.
A. either B. so C. too D. neither
3. I would like some fruit and vegetables.
A. buy B. to buy C. buying D. bought
4. You must drink water everyday.
A. many B. much C. a few D. a little
5. I need to measure your
A. height B. tall C. heavy D. weight
Như vậy đây là hình thức kiểm tra phát huy được tính chủ động, tích cực
của học sinh, giảm bớt áp lực căng thẳng trong kiểm tra miệng vừa phát huy
được việc đổi mới kiểm tra đánh giá cả 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm, vừa
kiểm tra miệng, vừa ôn tập.
6. Kết quả nghiên cứu:
1
Để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng đề tài này, tôi đã so sánh và thống
kê kết quả như sau:
6.1. Năm không áp dụng đề tài:
- Điểm kiểm tra miệng của các em không cao, có nhiều em bị điểm không (vì các
em lười học bài cũ).
- Điểm trung bình học kỳ môn của các em thấp hơn.
Số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng học kỳ I năm học 2011-2012
Lớp
Tổng số
học sinh
8 - 10
điểm
6 - 7
điểm
4 – 5
điểm
1 – 3
điểm
0 điểm
7/1 30 5 6 11 3 5
Số liệu thống kê điểm trung bình môn học kỳ I năm học 2011 – 2012:
Lớp
Tổng số
học sinh
8.0 điểm
trở lên
6.5 – 7.9 5.0 – 6.4 3.5 – 4.9 0 – 3.4
7/1 30 1 5 7 11 6
6.2. Năm có áp dụng đề tài:
- Sau một năm áp dụng phương pháp mới này, hầu hết các học sinh của tôi có
điểm kiểm tra miệng cao hơn năm trước, số em bị điểm kém rất thấp, không có
em bị điểm 0.
- Điểm trung bình môn học kỳ cũng được tăng lên rõ rệt.
Số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng học kỳ I năm học 2012 – 2013:
Lớp
Tổng số
học sinh
8 – 10
điểm
6 – 7
điểm
4 – 5
điểm
1 – 3
điểm
0 điểm
7/1 29 10 11 5 3 0
Số liệu thống kê điểm trung bình môn học kỳ I năm học 2012 – 2013:
Lớp
Tổng số
học sinh
8.0
trở lên
6.5 – 7.9 5.0– .64 3.5 – 4.9 0 – 3.4
1
7/1 29 7 10 7 5 0
* Bài học kinh nghiệm:
Tuy nhiên, để áp dụng những cải tiến này một cách hiệu quả, đòi hỏi sự
chuẩn bị rất chu đáo của giáo viên. Giáo viên phải thiết kế lại các Exercise, các
Task trong sách giáo khoa và ra thêm các dạng bài tập sát với các đề kiểm tra, đề
thi. Ngoài ra, giáo viên phải đánh giá thật công bằng, khách quan, thái độ cư xử
phải tế nhị, khuyến khích động viên các em kịp thời. Trong khi kiểm tra bài của
học sinh, giáo viên phải có cách để thu hút được các học sinh khác cùng tham gia
để giải quyết vấn đề, tránh tình trạng giáo viên hỏi đáp với một người. Giáo viên
đặt hệ thống câu hỏi để cho cả lớp cùng suy nghĩ và huy động kiến thức, như thế
thì có khả năng kiểm tra trình độ hiểu biết của các học sinh trên lớp.
7. Kết luận:
Vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục phải gắn liền với đổi mới kiểm tra
đánh giá, trong đó đổi mới kiểm tra miệng là một khâu vô cùng quan trọng và
mang tính cấp bách mà giáo viên phải thực hiện thường xuyên để nâng cao chất
lượng giáo dục và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình
lĩnh hội kiến thức. Rõ ràng qua một năm áp dụng đề tài này tôi nhận thấy không
khí lớp học đã sinh động hẳn, thái độ học tập của các em mang tính tự giác cao,
các em không còn tư tưởng học chỉ để đối phó. Hơn nữa, kết quả học tập của học
sinh cũng được cải thiện đáng kể. Chính điều đó cũng là động lực giúp tôi nhiệt
tình, phấn chấn hơn trong các giờ dạy. Thông qua các hình thức kiểm tra miệng
thường xuyên như thế này, tôi sẽ phát hiện được khả năng của học sinh cũng như
biết được em nào còn yếu kém để kịp thời giúp đỡ các em bổ sung kiến thức và
kỹ năng. Ngoài ra còn giúp tôi điều chỉnh quá trình dạy học của mình cho phù
hợp với trình độ hiểu biết, nhận thức của học sinh.
8. Đề nghị:
Qua thực tế giảng dạy và thực hiện đề tài này, tôi xin được kiến nghị một
số việc như sau:
1
8.1. Đối với nhà trường:
- Thư viện nhà trường nên bổ sung thêm nhiều sách tham khảo cho học sinh và
cho giáo viên.
- Tạo điều kiện để giáo viên có thể tham gia nhiều lớp tập huấn, hội thảo, chuyên
đề để nâng cao năng lực chuyên môn.
8.2. Về phía Phòng giáo dục:
- Cấp kinh phí để xây phòng ngoại ngữ. Nếu trường chúng tôi có một phòng
ngoại ngữ chúng tôi sẽ có điều kiện tốt hơn để khuyến khích học sinh tham gia
các sân chơi bổ ích như trưng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ
nói tiếng Anh, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tổ chức nhiều chuyên đề cấp huyện để giáo viên có thể tham gia học hỏi trao
đổi kinh nghiệm.
- Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn để giáo viên có cơ hội tiếp cận kịp thời
với những thay đổi mới.
Những nội dung mà tôi trình bày trên đây chỉ là sư tập hợp, đúc kết kinh
nghiệm của bản thân, phạm vi nghiên cứu hẹp, thời gian ngắn, tư liệu ít, do đó
còn nhiều thiếu sót. Song với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, tôi hy
vọng đề tài này có thể góp một phần vào việc nâng cao chất lượng kiểm tra đánh
giá. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quí báu từ thầy cô và các bạn
đồng nghiệp.
9. Phần phụ lục
10. Tài liệu tham khảo
1. Tác giả Chu Quang Bình sách thiết kế bài giảng tiếng Anh 7 (tập 1, 2) do Nhà
Xuất bản Hà Nội phát hành 2004.
1
2. Nguyễn Văn Lợi sách giáo khoa, sách giáo viên, sách hướng dẫn giảng dạy
của bộ môn tiếng Anh 7 do Nhà Xuất Bản Giáo Dục phát hành năm 2008.
3. Lê Thị Thanh Qúy và Lê Thị Diễm Tú sách thiết kế bài giảng tiếng Anh 7 do
Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm phát hành năm 2004.
4. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004-2007)
môn tiếng Anh do Nhà Xuất Bản giáo Dục phát hành 2005.
5. Tài liệu ELTTP Methodology Course năm 1998.
11. Mục lục
NỘI DUNG TRANG
1. Tên đề tài 1
2. Đặt vấn đề 1-2
1
3.Cơ sở lý luận 2-3
4. Cơ sở thực tiễn 3
5. Nội dung nghiên cứu
5.1. Việc chuẩn bị cho kiểm tra miệng
5.2. Những yêu cầu sư phạm về cách tổ chức kiểm tra miệng
5.3. Các cách kiểm tra miệng
5.3.1. Đối với việc kiểm tra từ vựng
5.3.2. Đối với tiết học Reading
5.3.3. Đối với tiết học Speaking
5.3.4. Đối với tiết học Listening
5.3.5. Đối với tiết học Writing
5.3.6. Đối với tiết học ngữ pháp (language focus)
3
4
4-5
5
6-7
7-8
8-9
9-10
10-11
11
6. Kết quả nghiên cứu
6.1. Năm không áp dụng đề tài
6.2. Năm áp dụng đề tài
12
12
12-13
7. Kết luận 13
8. Kiến nghị
8.1 Về phía nhà trường
8.2 Về phía Phòng giáo dục
14
14
14
9. Phụ lục 15
10. Tài liệu tham khảo 15
11. Mục Lục 16
12. Phiếu đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm 18-21
1
12. PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2012- 2013
(Phiếu điểm thống nhất của các giám khảo)
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG
PTDTBT THCS TRÀ DON
- Đề tài: “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng phương pháp tự học môn tiếng
Anh cho học sinh lớp 6 trường PTDTBT THCS Trà Don”.
- Người thực hiện: Võ Thị Huệ
1
- Chức vụ: Giáo viên, Trường PTDTBT THCS Trà Don.
- Điểm cụ thể:
Phần
Điểm
GK1
Điểm
GK2
Điểm
GK3
Điểm
tối đa
Điểm thống nhất
1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề
3. Cơ sở lý luận
4. Cơ sở thực tiễn
5. Nội dung nghiên cứu
6. Kết quả nghiên cứu
7. Kết luận
8. Đề nghị
9. Phụ lục
10.Tài liệu tham khảo
11. Mục lục
12. Phiếu đánh giá xếp
loại
Thể thức văn bản
Tổng cộng
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại:
Người đánh giá xếp loại đề tài:
1.
1
2.
3.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2012- 2013
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH trường PTDTBT THCS Trà Don
- Đề tài: “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng phwownng pháp tự học môn Tiếng
Anh cho học sinh lớp 6 trường PTDTBT THCS Trà Don”.
- Họ và tên tác giả: Võ Thị Huệ
- Chức vụ: Giáo viên, Trường PTDTBT THCS Trà Don.
1. Nhận xét của chủ tịch HĐKH Trường PTDTBT THCS Trà Don
a) Ưu điểm:
1
b) Hạn chế:
2. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH trường PTDTBT THCS Trà
Don, huyện Nam Trà My
Thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
II. Đánh giá xếp loại của HĐKH phòng GD$ĐT Nam Trà My
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD$ĐT Nam Trà My
thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)