Tải bản đầy đủ (.doc) (220 trang)

NHỮNG PHƯƠNG THUỐC bí TRUYỀN của vũ văn KÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.64 KB, 220 trang )

TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI THUỐC GIA TRUYỀN
VŨ VĂN KÍNH
Hiệu Lão Mai Nguyễn Trung Hòa
Phó chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam
NĂM 2014
Những bài thuốc gia truyền
MỤC LỤC
TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI THUỐC GIA TRUYỀN 1
1
NĂM 2014 1
MỤC LỤC 2
ĐÔI LỜI CÙNG ĐỘC GIẢ 1
NHỮNG PHƯƠNG THUỐC BÍ TRUYỀN 3
BÀI THUỐC BỔ, TRỊ KHÍ HUYẾT, TÌ VỊ YẾU 4
BỆNH VỀ TAI 5
TRỊ BỆNH VỀ LƯỠI 6
BỆNH VỀ RĂNG 8
TRỊ BỆNH VỀ HỌNG (YẾT HẦU) 9
TRỊ BỆNH VỀ MŨI 10
TRỊ BỆNH VỀ MẮT 11
TRỊ BỆNH THỔ HUYẾT 12
BỆNH DO ĐỜM, ĐỜM XUYỄN 13
BỆNH VỀ ĐẦU 14
TRỊ BỆNH MẮT QUÁNG GÀ 15
TRỊ TRÚNG PHONG 15
TRỊ CHỨNG TRÀO ĐỜM 17
TRỊ CHỨNG HO 17
TRỊ BỆNH SUYỄN 19
TRỊ CHỨNG ĐAU BỤNG 20
BỆNH LỴ 23
BỆNH TẢ (ỉa chảy) 27


ÓI , MỬA 30
TRỊ CHỨNG HOẮC LOẠN 30
TRỊ SỐT RÉT 32
TRỊ CẢM NẮNG 35
TRỊ TRÚNG HÀN (CẢM LẠNH) 35
THƯƠNG HÀN 36
TỨ THỜI CẢM MẠO 37
PHÙ THŨNG 37
TRỊ UNG THƯ 40
TRỊ CHỨNG LÊN ĐINH, LÊN CÁI 41
TRỊ NỔI HẠCH VÀ TRÀNG NHẠC 43
BỆNH SÂU QUẢNG 44
(Ghẻ huyết, ghẻ hờm) 44
BỆNH ĐÀN BÀ 46
TRỊ Ứ HUYẾT 51
Nục huyết 51
TRỊ XUẤT HUYẾT 51
TRỊ LOẠN HUYẾT 52
TRỊ BĂNG HUYẾT 52
BỆNH BẠCH ĐÁI, BẠCH TRỌC 53
Đàn bà thì Bạch Đái, đàn ông thì Bạch Trọc 53
CHỨNG LẬU TINH VÀ LẬU ĐAU BUỐT 54
TRỊ BỊ THƯƠNG TÍCH 55

Những bài thuốc gia truyền
BỆNH ĐAU LƯNG 57
TRỊ ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN 58
(Chứng Hiếp Thống) 58
BỆNH VỀ VÚ 58
TRỊ ĐAU TIM VÀ ĐAU DẠ DÀY 60

TRỊ ĐAU DẠ DÀY 60
(Bao Tử) 60
BỆNH HÒN (BỈ KHỐI) TRONG BỤNG 61
TRỊ CHỨNG KINH GIẢN 62
TRỊ MỘNG MỊ 62
TRỊ BỆNH ĐÀN BÀ CON GÁI BỊ BỆNH QUÁI TẬT 64
TRỊ ĐÀN ÔNG CON TRAI BỊ QUÁI TẬT 65
TRỊ BỆNH Ở HẠ NANG 65
(Bệnh ở bìu đái) 65
BỆNH ĐAU TỨC 67
TRỊ CHỨNG HÓC XƯƠNG 67
(Mắc xương) 67
TRỊ BỆNH TRĨ 68
BỆNH THOÁT GIANG (LÒI ROM) 70
(Tràng phong hạ huyết) 70
BỆNH CUỒNG ĐIÊN 70
TRỊ BỎNG 71
(Bỏng nước sôi hoặc bỏng lửa) 71
TRỊ ĐẠI TIỂU TIỆN BÍ 72
TRỊ NHỨC XƯƠNG 72
TRỊ BỆNH PHONG CÙI 73
TRỊ NGƯỜI ĂN PHẢI THỨ ĐỘC 73
TRỊ BỆNH DI TINH, MỘNG TINH 73
TRỊ TRẺ CON MỚI SINH KHÔNG BÚ, KHÔNG KHÓC 74
THUỐC CAO LÊN DA 74
(Cao Sinh Cơ) 74
TRỊ TRẺ CON CHẬM MỌC TÓC 74
TRỊ BỆNH HẮC LÀO (Lác) 74
THUỐC CAO HÚT MŨ 74
TRỊ BỆNH RA MỒ HÔI NHIỀU 74

TRỊ CHÂN BỊ ĐƠN SƯNG 75
TRỊ BỊ CHẾT ĐUỐI 75
RĂNG CẮN LẠI GẦN CHẾT 75
CHỮA CHÂN RĂNG BỊ SƯNG ĐAU 75
BÀI TƯỚNG QUÂN TÁN 75
TRỊ TIỂU NHI BỊ RĨ MÁU Ở RỐN, CHÂY NƯỚC 75
TRỊ CẢ NGƯỜI VÀ SÚC VẬT, BẠO XUẤT HUYẾT 76
TRỊ RẮN CẮN 76
CÁCH LÀM ĐÁ ĐỂ CHỮA RẮN CẮN 76
TRỊ CHÓ CẮN 77
TRỊ CHÓ DẠI CẮN 77
PHẦN I: BỆNH TRẺ CON 79
CAM TÍCH 79
Bài 1: Trẻ em suy nhược, còi xương yếu ớt 79

Những bài thuốc gia truyền
Bài 2: 79
Bài 3: 80
Bài 4: 80
Bài 5: Cam tích có nhiều giun sán 81
Bài 6: Trẻ em cam tích mắt có màng, có mộng, có ghèn 81
Bài 7: Trẻ em gầy yếu, kém ăn đổ mồ hôi trộm trong bụng có
giun sán, bụng to, da vàng 81
Bài 8: Trẻ em cam tích, bụng to, đại tiện ra nước hôi tanh,
chua, thân thể gầy còm 82
Bài 9: Trẻ em mặt bủng, da vàng, ăn uống kém, đại tiện thất
thường 83
Bài 10: Trẻ em ho và nóng 83
Bài 11: Trẻ em ho (thuốc dán) 83
Bài 12: Trẻ em ho (thuốc ngậm) 84

Bài 13: Trẻ em ho (thuốc xông) 84
Bài 14: Trẻ em ho (thuốc uống) 84
Bài 15: Trẻ em ho và nóng 84
Bài 16: Trẻ em ho gà 85
Bài 17: Suyễn trẻ em 85
Bài 18: Trẻ em khóc đêm 86
Bài 23: Ban chẩn không kể mùa – phạm vào phổi. bụng đầy
trướng, cổ khò khè, ho, phát cuồng, nói nhảm, tay chân co giật
86
Bài 24: Trẻ em mọc sởi không đều hoặc ít mọc (lạm), mê mạn,
nóng sốt, đi ngoài, ho, … 86
Bài 25: Bệnh nhẹ dùng 87
Bài 26: Sởi lạm vào phổi gây viêm phổi đồng thời lở loét lợi
răng 87
Bài 27: Sau khi sởi sinh ho khan tiếng 88
Bài 28: Trẻ em đau răng (do chất ăn béo ngọt) sinh nóng, răng
sưng đau, chảy máu 88
Bài 29: Trẻ em thoát giang 88
Bài 30: Huyết vựng (trẻ em nổi một đám đỏ thường di chuyển). 89
Bài 31: Trẻ em kiết lỵ 89
Bài 32: Trẻ em giun nhiều 90
Bài 33: Trẻ em đi lỵ ra máu 90
Bài 34: Trẻ em đau bụng ỉa mửa 90
Bài 35: Trẻ em ỉa chảy 91
Bài 36: Trẻ em sài lở, ghẻ ruồi 91
Bài 37: Trẻ em quáng gà 91
Bài 38: Trẻ em chân yếu (túc suy) 92
PHẦN II – BỆNH PHỤ NỮ 93
KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU 93
Bài 40: Kinh nguyệt không đều 94

Bài 41: Kinh không đều, thiếu máu 94
Bài 42: Kinh không đều, hành kinh đau bụng 94
Bài 43: Kinh ra trước kỳ do huyết nhiệt vọng hành, mạch hồng
sác 95
Bài 44: Chưa đến kỳ hạn mà đã hành kinh (âm hư huyết nhiệt). 96

Những bài thuốc gia truyền
Bài 45: Kinh nguyệt bế 96
Bài 46: Kinh nguyệt quá kỳ do hỏa khí kém, hàn ngưng, uất đàm.
96
Bài 47: Kinh nguyệt không đều do khí huyết đều suy nhược. . . .97
Bài 48: Kinh nguyệt không đều tháng có tháng không khi trước
khi sau 97
KINH NGUYỆT BẾ TẮC 98
Bài 49: 98
Bài 50: 98
THỐNG KINH 99
Bài 51: 99
Bài 52: Thể khí trệ, mạch huyền sáp 100
Bài 53: Thể ứ nhiệt, mạch sáp 100
Bài 54: Thể phong lạnh hàn ngưng, mạch trầm khẩn 100
Bài 55: Thể khí huyết đều hư, mạch hư tế hoặc trầm tế .100
Bài 56: Lạm kinh sinh điên 101
Bài 57: Hành kinh kéo dài (rong kinh) 101
Bài 58: Phụ nữ hay đau bụng, da vàng 101
Bài 59: Băng huyết 102
Bài 60: Kinh nguyệt 2 tháng 1 lần 103
Bài 61: Đau bụng, kinh không đều, phù thũng 104
Bài 62: Kinh nguyệt không đều 104
Bài 65: Rong huyết 105

Bài 64: Hành kinh đau bụng 105
BẠCH ĐỚI 105
Bài 65: 106
Bài 66: 109
Bài 67: 109
Bài 68: Xích bạch đới hạ 110
Bài 69: Khí hư, đái hạ, hay đau thắt lưng, đau các khớp, xương
đau nhức, kém ăn, người choáng váng 110
Bài 70: Bạch trọc, bạch đới 111
Bài 70: Đới hạ 111
Bài 72: Đới hạ do thất tình, uất giận sinh ra 111
Bài 73: Đới hạ do thấp nhiệt nhập thận và bàng quang .112
Bài 74: Bạch trọc 112
Bài 75: Có thai nôn mửa, không ăn uống được (do thai khí bất
hòa) 112
ĐỘNG THAI 113
Bài 76: Thai trệ xuống đi đau bụng, do lao động gánh nặng làm
thai thụt xuống đau bụng nặng nề, tiểu khó 113
Bài 77: Có thai đau bụng, nôn ọe, mệt nhọc, ăn ngủ kém, xây
xẩm, nóng ruột, đau lưng, thai trệ 113
Bài 78: Phụ nữ có thai thường bị sẩy 114
Bài 79: Phụ nữ có thai mà đái dắt nôn mửa 114
Bài 80: Có thai đau bụng 114
Bài 81: Thai khí xung lên tức ngực, có thai 7 – 8 tháng tự
nhiên đau xóc tức khó thở 114
Bài 82: Khi gần sinh thấy con đã áp cử (gần ra) mà tử cung

Những bài thuốc gia truyền
không mở 115
Bài 83: Phụ nữ sinh, đau bụng, nhào lộn tức ngực 115

Bài 84: Phụ nữ ho khi sinh được 7 ngày đến một tháng 116
Bài 85: Sau khi sinh đau bụng, đau đầu không ăn 116
Bài 86: Thiếu sữa do khí huyết hư 117
Bài 87: Thiếu sữa 117
Bài 88: Sau khi sinh tức ngực 118
Bài 89: Sinh đẻ phát mụn, ghẻ lở 118
Bài 90: Khi sinh con chết trong bụng hoặc nhau không ra được
118
Bài 91: Phụ nữ căng sữa 118
Bài 92: Phụ nữ ứ huyết 119
Bài 93: Sản hậu ứ huyết không xuống (máu xấu không ra). . .119
Bài 94: Khi sinh mà bàn trường rút ra (lòi ruột) 119
Bài 95: Sản hậu ứ huyết, hoặc huyết hôi không ra hết, hoặc
huyền vựng (xâm xoàng) do huyết hàn (lạnh). Cùng các chứng
thai chết trong bụng, nhau không ra 119
Bài 96: Sa dạ con 120
Bài 97: Sa tử cung 120
Bài 98: Đau bụng dạ con (nhi chẩm) 120
BĂNG LẬU 122
Bài 99: Băng huyết do huyết hư 122
Bài 100: Băng huyết do khí hư 123
Bài 101: Rong huyết và bệnh băng huyết 123
Bài 102: Băng huyết dài ngày 123
Bài 103: Rong kinh 124
Bài 104: 124
Bài 105: Đau vú (nhũ ung) 125
Bài 106: Nứt núm vú 125
Bài 107: Đau vú (nhũ nham) 125
PHẦN III - TẠP BỆNH 127
ỈA CHẢY 127

Bài 108: Ỉa chảy 127
Bài 100: Ỉa chảy do ăn, uống đồ sống lạnh 128
Bài 110: Ỉa chảy lâu ngày không khỏi, do tỳ vị, suy yếu, chức
năng tiêu hóa kém 128
Bài 111: Tỳ vị suy yếu, gầy gò, ỉa chảy kéo dài 128
Bài 112: Ỉa mửa 129
Bài 113: Đầy bụng, ỉa chảy, sôi bụng 129
Bài 114: Ỉa chảy 129
ĐAU BỤNG 129
Bài 115: Đau bụng giống như kim châm 130
Bài 116: Đau bụng ăn uống khó tiêu tích tụ 130
Bài 117: Đau bụng do hàn trệ, mạch trầm khẩn 130
Bài 118: Đau bụng do khí trệ, huyết ứ, mạch huyền 131
Bài 119: Đau bụng do thực tích, mạch hoạt 131
Bài 120: Bụng đau xoắn sắc mặt tái nhợt, môi ướt hay đi tiểu
nhiều lần, mình mát lạnh là thuộc loại hàn 132
Bài 122: Đau bụng cắn hoặc tả 132

Những bài thuốc gia truyền
Bài 123: Đau bụng, đại tiện ra nước tanh chua, thân thể gầy
còm 133
KIẾT LỴ 133
Bài 124: Kiết lỵ 133
Bài 125: Kiết lỵ có ra máu 133
Bài 126: Kiết đàm có máu 134
Bài 127: Kiết ra máu nhiều ngày 134
Bài 128: Kiết lỵ ra máu, mũi 134
Bài 129: Hồng lỵ mót rặn đau bụng ỉa ra máu nhiều hơn mũi và
bạch lỵ mót rặn đau bụng ỉa ra đàm mũi trắng 135
TÁO BÓN 135

Bài 130: Táo bón do hàn, mạch trầm trì 136
Bài 131: Táo bón do nhiệt, mạch hoạt thiệt 136
Bàu 132: Táo bón do khí, mạch huyền 136
Bài 133: Táo bón do huyết, mạch tế sáp 136
Bài 134: Nhiệt bí người nóng mặt đỏ, miệng khô, rêu lưỡi vàng,
tiểu đỏ, thích lạnh, sợ nóng 137
Bài 135: Hàn bí do khí lạnh tụ ở trường vị, môi nhợt rêu lưỡi
trắng, tiểu tiện trong thích nóng sợ lạnh 137
Bài 136: Hư bí tuổi già, tinh huyết bất túc, phụ nữ mới sinh
dậy, nguyên khí chưa hồi phục 137
Bài 137: Người gầy, huyết khô sinh hỏa bí 138
Bài 138: Khí bí do khí trệ bên trong không lưu hành được, mạch
trầm hay ợ, tức vùng thượng vị 138
Bài 139: Bón do khí hư 138
Bài 140: Phong bí mạch huyền không muốn ăn 139
Bài 141: Táo bón 139
Bài 142: Ỉa chảy do cảm lạnh 139
Bài 143: Tạng tỳ hư kém, đau bụng ỉa chảy 139
Bài 144: Kiết lỵ 140
NÔN MỬA 141
Bài 145: Nôn mửa: 142
Bài 146: Nôn mửa do hàn mạch phù 142
Bài 147: Nôn mửa do nhiệt mạch sác dại 142
Bài 148: Nôn mửa do thực tích mạch hoạt thiệt 142
Bài 149: Nôn mửa do vị hư, mạch nhu nhược 143
Bài 150: Nôn mửa do đàm ẩm, mạch hoạt 143
Bài 151: Đàm do hư hỏa 143
TÊ THẤP 144
Bài 152: Nhức nhối da thịt khi đau chỗ này, chạy chỗ khác,
không nhất định một chỗ, qua hoạt động khó khăn, mạch huyền.

144
Bài 153: Đau nhức các khớp đau nặng về đêm hoặc mùa lạnh, mạch
tế nhược 144
Bài 154: Đâu tê mỏi, nặng nề, mạch nhu khẩn 145
Bài 155: Khớp sưng nóng, nhức, đỏ, đau, khát nước, đái vàng,
mạch sác 145
Bài 156: Cơ thể suy nhược khí huyết không đầy đủ về vinh nhuận
khớp, ăn ngủ kém, người gầy gò, mạch trì võ lực hoặc vi tế. 146

Những bài thuốc gia truyền
Bài 157: Đau cánh tay do kinh lục huyết hư cảm, phong thấp,
cảm hàn, đàm nhiều 146
Bài 158: Hai chân sưng đau nhức mỏi 147
Bài 159: Gối sưng to ngay đơ như chân con hạc (hạc cốt phong).
147
Bài 160: 148
Bài 161: Khớp sưng nóng đỏ đau mạch hoạt sác hoặc huyền sác 149
Bài 162: 150
Bài 163: Đau khớp xương, nhức mỏi, sưng các khớp toàn thân. 150
Bài 164: Cánh tay đau nhức 151
Bài 165: Cánh tay run rẩy khi cầm một vật gì 151
Bài 166: Hai chân đau nhức 151
Bài 167: Thấp khớp 152
Bài 168 : Đau chân do phong thấp 153
ĐAU THẮT LƯNG 154
Bài 169: Đau lưng do phong thấp 154
Bài 170: 155
Bài 171: 155
Bài 172: Đau lưng, đau nhức mình 155
Bài 173: 156

Bài 174: Đau gối, eo duỗi khó khăn, lạnh tê yếu ớt do phong
thấp 156
Bài 175: Đau lưng, môi xương, nhức gối 157
Bài 176: Hen suyễn 157
Bài 177: Ty cam (các chứng cam ăn sập mũi) 158
HO 158
Bài 178: Ho khan, mắt sụp, mặt nặng, ăn kém 158
Bài 179: Ho ra máu, mạch hoạt sác 159
Bài 180: 159
Bài 181: Người lớn cũng như trẻ con ho khò khè, suyễn ho. . .159
Bài 182: Ho do phong hàn, mạch phù khẩn hoặc phù hoãn, nên
phát tán phong hàn, kết hợp với thuốc tuyên thông phế khí. .160
Bài 183: Ho do phong nhiệt, mạch phù sác 160
Bài 184: Ho do táo nhiệt, mạch sác đại, nên thanh nhiệt nhuận
táo 160
Bài 185: Ho do hư lao 160
Bài 186: Ho do đàm thấp, mạch nhu hoạt 161
Bài 187: Ho khan lâu ngày, ho lai rai 161
Bài 188: Ho khạc đờm lẫn máu 161
Bài 189: Ho ra máu 162
Bài 190: Ho ngoại cảm hoặc ho liên tục: 163
Bài 191: Ho đàm do phổi nóng 163
Bài 192: Ho khô, ho khan 163
Bài 193: Ho 164
Bài 194: Ho ngộ phòng 164
HEN – SUYỄN 164
Bài 195: Suyễn lâu năm 165
Bài 196: Suyễn thổ huyết 165
Bài 197: Suyễn 166


Những bài thuốc gia truyền
Bài 198: Hen phế quản 166
Bài 199: Đàm suyễn 166
Bài 200: Suyễn kinh niên hay mới phát 167
Bài 201: Ho suyễn 167
Bài 202: Suyễn 167
Bài 203: Chảy máu mũi 168
Bài 204: Mụn mọc trong tai, chảy mủ 168
Bài 205a: Thuốc dán mụn nhọt, hạch, rốn trẻ sơ sinh 168
Bài 205b: Cảm mạo, đau đầu, nhức mỏi, ho, nóng lạnh, chảy nước
mũi, chảy máu cam, xòng mắt mất ngủ 169
Bài 206: Phù thận 170
ĐAU DẠ DÀY 170
Bài 207: Dạ dày hơi lạnh, sinh đàm, buồn nôn mửa, hông ngực
đầy, buồn bực, ợ hơi 170
Bài 208: Đàm ẩm, hơi nước đình súc trên cuống dạ dày, nôn mửa
ợ ra nước chua 171
Bài 209: Đau xóc đau lâm râm trong dạ dày 171
Bài 210: Đau âm ỉ ở dạ dày, ăn vào đau thêm, ợ hoặc đánh rấm
được thì đỡ, có khi đau xốc lên 2 bên sườn, dùng thuốc tây
không đỡ 171
Bài 211: Loét dạ dày 172
Bài 212: Đau dạ dày 172
Bài 213: Ghẻ ruồi, sốt rét lâu ngày 172
Bài 214: Nhức đầu, nóng, rét, đau bụng ỉa chảy, cảm khí độc 173
Bài 215: Tai ù 173
Bài 216: Tai bị bế tắc 174
Bài 217: Tai sưng 174
Bài 218: Tai điếc lâu năm: 174
Bài 219: Sỏi thận, tiểu tiện khó 174

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 175
Bài 220: Lao tâm, cơ thể suy nhược, mệt thì phát bệnh, cơ thể
khỏe thì bệnh khỏi 175
Bài 221: Thạch lâm, bệnh nhân khát nước, bụng dưới đau lâm râm
thường xuyên nặng nề khó chịu, nước tiểu ít và đi tiểu khó
khăn, có khi bí tiểu, tiểu lắng xuống có nhiều cặn cứng. . . .176
Bài 222: Niệu lâm 176
Bài 223: Khí lâm tiểu khó đi, có lúc đói bụng đầy hoặc thở khò
khè, nôn mửa, tiếng nói yếu 176
Bài 224: Huyết lâm 177
Bài 225: Cao lâm, đi tiểu rít, chất tiểu dẻo đặc dính .177
Bài 226: Hàn lâm, lúc đi tiểu người ớn lạnh 177
Bài 227: Lâm trọc tuổi già, khí hư không tuyên thông khí đạo
kết hợp với thấp nhiệt lưu chú bàng quang, đi tiểu khó, đầy
tức bụng dưới 178
Bài 228: Sỏi thận 178
Bài 229: Viêm thận viêm bàng quang tiểu vàng đi khó 179
Bài 230: Bí đái 179
Bài 231: Đái rắt, đái buốt, đau tức ở bàng quang và trong
người quá nóng 179

Những bài thuốc gia truyền
Bài 232: Đi tiểu ra máu 179
Bài 233: Sâu răng 180
Bài 234: Xức răng 180
Bài 235: Giun sán 180
Bài 236: Viêm tá tràng, dạ dày, đường ruột 181
Bài 237: Cổ trướng trưng hà tích tụ 181
Bài 238: Sán sơ mít (Bách thốn trùng) 181
Bài 239: Sốt rét kinh niên 182

NHỨC ĐẦU 182
Bài 240: Cảm gió, cảm lạnh, đàm hỏa vọng động 183
Bài 241: Chóng mặt tối tăm hay bợn dạ, bứt rứt trong ngực, hơi
thở khò khè, nhức đầu không hé mở mắt 183
Bài 242: Nhức đầu do huyết hư hỏa thịnh 184
Bài 243: Nhức đầu do hàn thấp ngưng tụ ở dưới làm thiệt nhiệt
xông lên sinh đau đầu 184
Bài 244: Nhức đầu ở vùng mặt, trán, mũi, phía trước đầu, sờ
vào thấy nóng đau nhức nhiều những ngày trời nắng gắt đau tăng
thêm, mũi chảy nước vàng hôi. Mạch tả quan huyền sác, tả xích
trầm vi 185
Bài 245: Đau đầu do âm hư: chứng đau kinh niên khi đau khi
không, do thận thủy kém hỏa tà xông lên, phải tư âm giáng hỏa
185
Bài 246: Đau đầu do khí hư. Hay đau về bên phải thỉnh thoảng
tai hay lùng bùng 186
Bài 247: Đau đầu do khí huyết đều hư: đau cả đầu, chóng mặt,
yếu 186
Bài 248: Đau đầu xây xẩm: chóng mặt, ù tai, lả đảo muốn nhào
187
Bài 249: Nhức đầu, cảm sốt 188
Bài 250: Đau đầu nhức đầu (thiên đầu thống) 188
Bài 251: Đầu xây xẩm, choáng mắt (huyễn vựng) 188
Bài 252: Cơ thể gầy còm, suy nhược nặng 188
Bài 253: Cảm mạo, hơi thở nóng, da nóng, tay chân mỏi, khát
nước, tiểu tiện đi ra vàng đỏ 189
Bài 254: Tâm thần hao tổn, phế thận suy nhược, khó ngủ, táo
bón, khát nước, miệng răng sưng nóng lở mủ 189
Bài 255: Thương hàn, đau đầu, lạnh, ho đàm, thổ tả 190
Bài 256: Ăn không tiêu, đầy bụng, ói chua 190

Bài 257: Lỗ mũi, lỗ hậu môn ngứa như kim châm chảy nước vàng
191
Bài 258: Thoát giang (lòi hậu môn) 191
Bài 259: Hạch mọc trong họng 191
Bài 260: Hạch mọc ở bên tai, sau cổ, dưới hàm, trong nách,
dưới bẹn, phát sốt nhưng không sưng 191
Bài 261: Đau thận 192
Bài 262: Suy nhược 192
Bài 263: Rửa dái (hạ nang) 192
Bài 264: Cổ trướng, tay chân nhỏ, bụng căng to 193
Bài 265: Thủng cả người 193

Những bài thuốc gia truyền
Bài 266: Bổ máu 193
Bài 267: Đau bụng, đại tiện ra nước tanh chua, thân thể gầy
còm 194
Bài 268: Áp huyết cao: Đầu xoàn, mặt đỏ, tim hồi hộp, mất ngủ,
không nóng sốt 194
Bài 269: Cảm nắng, trong ngoài đều nóng, miệng khô khát nước,
tiểu tiện khó, ỉa chảy, hoặc có chứng đái sa sỏi (thạch lâm)
194
Bài 270: Nóng toàn thân, mê cuồng, bứt rứt, miệng khô, cổ ráo,
không ngủ, nói xàm 195
Bài 271: Cảm mạo thời khí, không ra mồ hôi 195
DI MỘNG TINH 195
Bài 272: Tâm thận bất giao. Thường di tinh trong giấc mộng,
sáng dậy xâm xoàng, chóng mặt, hồi hộp, tinh thần rũ rượi, mỏi
mệt, nước tiểu vàng có cảm giác nóng, rêu lưỡi đỏ, mạch tế
sác 196
Bài 273: Thận hư không bế tàng: Thường di tinh, xoàng đầu, ù

tai, đau thắt lưng, người mệt, gầy gò, sức yếu, rêu lưỡi đỏ,
mạch huyền, tế, sác 196
Bài 274: Thận khí không bền: Hay hoạt tinh, sắc mặt trắng
nhợt, tinh thần rũ rượi, rêu lưỡi nhợt trắng, Mạch trầm tế. 197
Bài 275: Do thấp nhiệt mà di tinh kèm theo đắng miệng, khát
nước, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch phù sác . . .197
Bài 276: Mộng tinh 198
Bài 277: Di tinh – Di tinh do sắc dục quá độ, tâm thận khí hư
198
Bài 278: Di tinh do thấp nhiệt 199
Bài 279: Di tinh sau khi bệnh nặng 199
Bài 280: Di tinh 200
BỆNH NGOÀI DA 201
Bài 282: Tiêu độc, trị các chứng đinh, sang, mụt nhọt .201
Bài 283: Lác, hắc lào 201
Bài 284: Phong mày đay 202
Bài 285: Nấm ngoài da, hắc lào 202
Bài 286: Mụt nhọt, lở ngứa 202
Bài 287: Lở ngứa khắp người (đã dùng nhiều thuốc không khỏi)
203
Bài 288: Phong mề đay cấp, mãn tính 203
Bài 289: Ghẻ ngứa 203
Bài 290: Ghẻ bội nhiễm có mụn mủ 203
Bài 291: Phong mề đai 203
Bài 292: Bệnh ngoài da, ghẻ lở (bôi ngoài) 204
Bài 293: Bạch điến (hắc lào) 204
Bài 294: Bí đại tiện 204
Bài 295: Vàng da do can kinh thấp nhiệt 204
Bài 296: Tay, chân, vai, khắp mình đau nhức, nổi lên những u
tròn như quả cam 205

PHẦN IV – CẤP CỨU 206
Bài 297: Chó dại, rắn, rết cắn 206

Những bài thuốc gia truyền
Bài 298: Chấn thương nội tạng do bị té ngã, đánh đập bị ứa máu
206
Bài 299: Cứu đao thương 206
Bài 300: Bỏng 206
Bài 301: Chết rét 207
Bài 302: Ngất 207
Bài 304: Trúng phong, mắt, miệng méo 208

Những bài thuốc gia truyền
ĐÔI LỜI CÙNG ĐỘC GIẢ
Gia đình tôi vốn làm thuốc Bắc và Nam đã lầu đời, Khi tôi vào Nam không
có hoàn cảnh và điều kiện thuận tiện đề hành nghề của ông cha đề lại. Một số
sách. Gia truyền và Bí truyền đành đề đó. Đến năm 1975, tôi mượn đuợc một số
sách của những gia đình bạn bè có người làm thuốc đã qua đời mà con cháu
không biết sử dụng. Tôi chép lại những bài thuốc nào mà ghi là Gia truyền hay
Bí truyền và nhất là những bài có những vị dễ kiếm. Tôi chép cả bài bằng chữ
Hán, Nôm, và dịch ra Quốc ngữ. Mỗi khi mở ra xem thật thú vị và coi như Gia
Bảo. Nay tuy tôi không hành nghề Đông Y nữa, nhưng bạn bè, thân thuộc ai cần
và đã tin ở tôi, vẫn nhờ tôi viết đơn cho để mua thuốc uống. Nhất là những bài
thuốc ngâm rượu, và thuốc bổ thì đã có khá nhiều người dùng, ai cũng cho là rất
hiệu nghiệm. Bởi đó, bạn bè tôi khuyên tôi nên đem in ra để cho đồng bào cùng
dùng. Tôi thấy nhũng lời khuyên ấy thật hữu lý, mang đầy tính xã hội và vị tha
Nhất là anh bạn học cũ của tôi ở Trường Đại Học Văn Khoa trước ngày Giải
phóng là anh Đinh Tấn Dung. Tôi đồng ý đem ra in đề cho độc giả cùng dùng.
Tôi thiết tưởng với quyển sách nhỏ này coi như quyển sách gối đầu giường của
mỗi gia đình nhất là những bà con ở xa nhà Thương, xa Bác sĩ, Lươg Y, có thể

xem quyển này mà tự chữa được khá nhiều bệnh thông thường. Và cũng có thể
chữa được rnột số bệnh hiểm nghèo nữa là khác.
Trong mỗi loại bệnh có nhiều bài khác nhau, mục đích để mỗi người ở địa
phương của mình xem những bài nào có những vị dễ kiếm ở địa phương thì
dùng bài ấy. Chỉ những bài nào có những vị không có tại các vườn trại của mình
hay ở địa phương mới phải mua ở các tiệm dược liệu.
Xin thành thực cám ơn tất cả các gia đình đã cho tôi mượn sách để tôi chép
lại, và tôi cũng xin cám ơn tất cả bạn bè đã khuyên tôi để ấn hành quyển này.
Xin quý vị nhận lời cảm tạ nồng nhiệt nhất của tôi.
VŨ VĂN KÍNH
Hiệu Lão Mai Nguyễn Trung Hòa
Phó chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam
Ghi chú: Mỗi loạỉ bệnh có nhiều bài thuốc và cách trị, nên xem kỹ bài nào
hợp với bệnh và dễ kỉếm ở địa phương thì dùng. Nếu không khỏi thì sẽ dùng bài
khác. Khi sử dụng bài nào mà khỏi bệnh rồi, nên thông báo rộng rãi cho người
khác cùng làm cho khỏi mất công dùng thử bài khác.
- Nhớ theo đúng cách sử dụng ghi trong phương thuốc.
1
Những bài thuốc gia truyền
Vì là những bài thuốc cổ nên số cân, lạng ở trong quyển sách này cũng đều
dùng loại cân cổ, tức là mỗi cân có 16 lạng, mỗi lạng có 10 đồng cân (người ta
quen gọi là chỉ). Mỗi đồng cân hay chỉ có 10 phân. Nếu muốn tính ra cân Tây thì
mỗi lạng ta (lạng trong cân cổ) chỉ có 37,5g, cứ thế mà tính.
2
Những bài thuốc gia truyền
NHỮNG PHƯƠNG THUỐC BÍ TRUYỀN
1.Thuốc ngâm rượu.
Thuốc dùng cho người bị chứng phong thấp chân tay nhức, mỏi, đau lưng,
người uể oải. Ngâm với 3 lít rượu ngon, sau 1 tuần lễ dùng được, nhưng càng để
lâu càng tốt.

- Xuyên khung : 2 đồng cân.
- Thục Địa : 6 đồng cân.
- Xuyên Tục Đoạn : 2 đồng cân.
- Xuyên Độc Hoạt : 2 đồng cân.
- Xuyên Đỗ Trọng (Sao đứt tơ) : 3 đồng cân.
- Phòng phong: 2 đồng cân.
- Bắc Kỷ Tử: 4 đồng cân.
- Nhục Thung Dung : 3 đồng cân.
- Phá cố chỉ (Sao đến khi hết nổ): 2 đồng cân
- Bạch truật sao : 3 đồng cân.
- Xuyên Quy đầu: 6 đồng cân.
- Bạch Thược sao: 3 đồng cân.
- Xuyên Khương Hoạt : 2 đồng cân.
- Tân Giao: 2 đồng cân.
- Ngưu Tất: 2 đồng cân.
- Thương Truật sao: 2 đồng cân.
- Hồ Đào Nhục: 2 đồng cân
- Đại Táo: 6 đồng cân.
2. Thuốc ngâm rượu hoặc uống.
Bài “Lão Bạng Sinh Châu”, nghĩa là Trai già nhả ngọc. Dùng cho người
hiếm con vì vợ hay chồng suy tinh, khí. Ngâm với 3 lít rượu ngon, nếu sắc thì
chia làm hai thang, kẻo uống một lần khó tiêu hết được chất thuốc.
- Bắc Phòng Đảng: 6 đồng cân.
- Bạch Linh: 4 đồng cân.
- Chích Cam Thảo: 4 đồng cân.
- Bạch Thược Sao: 4 đồng cân.
- Thục địa tốt: 1 lạng.
- Xuyên Tục Đoạn: 4 đồng cân.
- Long nhãn nhục: 1 lạng.
- Hoàng Tinh: 5 đồng cân.

3
Những bài thuốc gia truyền
- Đường Tảo nhân: 5 đồng cân.
- Sơn Dương: 1 lạng.
- Nhị Hồng Sâm: 1 lạng.
- Bạch Truật Sao: 4 đồng cân.
- Xuyên Quy Đầu: 6 đồng cân.
- Đỗ Trọng Sao : 5 đồng cân.
- Ngưu Tất: 3 đồng cân.
- Câu Kỷ Tử: 6 đồng cân.
- Đại Tảo: 1 lạng.
- Nhục Thung Dung: 1 lạng.
- Dâm Dương Hoắc: 1 lạng.
Lộc Giao: 1 lạng.
BÀI THUỐC BỔ, TRỊ KHÍ HUYẾT, TÌ VỊ YẾU.
(Làm cho đen râu, đen tóc, bền gân, cứng xương, thêm thọ, khiến có nhiều
con).
1. – Bài trường sinh đơn.
Hà Thủ Ô (kị sắt), tước nhỏ, lấy nước cơm tẩm phơi khô, dùng sữa nước tẩm
hai lần sấy khô, quấy đều giã nhỏ, lấy thịt (cơm) táo Tàu làm hồ viên lại. Hơ vào
lửa mà viên như hạt ngô. Mỗi lần uống 50 viên. Uống với muối và uống lúc đói.
Hoặc thang bằng rượu cũng được.
2. – Trị mọi chứng hư mất ngủ.
Người bệnh sau khi khỏi, khí huyết đều hư, mất tâm dịch, đâm ra phiền
nhiệt, mọi chứng hư mất ngủ đều dùng.
Tảo Nhân sao qua, Nhân Sâm, mỗi vị 2 đồng cân.
Mạch Môn: 3 đồng cân. Trúc Nhự: 1 đồng cân. Long Nhãn: 5 quả. Nấu lên
uống bất cứ lúc nào cũng được.
(Bài Toan Tảo Nhân Thang, trích trong bộ Cảnh Nhạc).
3. – Trị người bị bệnh khỏi rồi nhưng ăn không ngon.

Nhân Sâm: 3 đồng cân. Phục Linh (nếu hay mê thì dùng Phục Thần thay) : 2
đồng cân. Bạch Truật sao: 3 đồng cân. Cam thảo chích: 1 đồng cân. Sơn Tra
Nhục: 2 đồng cân. Thần Khúc tốt (tẩm giấy trắng sạch, ngâm nước, bóp cho thấu
nước vào ướt hết giấy, nướng lên cho cháy hết giấy): 2 đồng cân. Tảo Nhân sao
gần đen: 2 đồng cân. Táo tàu: 2 quả. Gừng: 3 miếng mỏng. Ý Dĩ sao: 2 đồng
cân. Hoài Sơn sao qua: 2 đồng cân. Tất cả sắc lên uống.
4
Những bài thuốc gia truyền
BỆNH VỀ TAI
1. – Nhức trong lỗ tai.
Lấy một nắm là Bạc hà (không phải bạc hà nấu canh chua, mà là lá giống lá
rau húng, người ta thường dùng ăn với riêu cua) và hai củ Địa liền (tên chữ là
Tam nại), giã ra, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ tai.
2. – Tai bị thối, chảy mủ ra ngoài bị hôi, thối.
Lấy quả khế chua (quả xanh) bổ ra bỏ hết hột đi, giã ra, vắt lấy nước rồi lấy
lông gà sạch hay bông gòn thấm rồi ngoáy vào trong tai. Mỗi ngày làm hai lần.
Xong lấy thuốc sau đây rắc vào trong tai.
Bắt 5 con gián (không lấy gián đất, mà phải lấy gián có cánh màu đỏ), vặt
sạch hai cánh và chân bỏ đi, rang cho giòn, lấy Ngũ bội sao vàng tán nhỏ trộn
với bột gián, rắc vào tai, sau khi đã lau tai bằng nước khế chua.
3. – Tri chứng thận hư, tai bị ù như có tiếng kêu trong tai.
Hồ tiêu sọ, Ba đậu, Thạch xương bồ. Ba vị này cân bằng nhau, tán thật
nhuyễn (nhỏ mạt) rồi lấy nhựa Thông và Hoàng lạp. Hai thứ này cũng bằng
nhau, hòa lẫn với thuốc bột (3 vị trước) rồi viên lại như hạt đậu đen, hay hạt đậu
xanh, nhét vào lỗ tai, mỗi ngày thay một lần, đến khi khỏi thì thôi.
4. – Trị đỉa vào tai.
Lấy mật ong nhỏ vào lỗ tai, đỉa sẽ chui ra.
5. – Trị bệnh điếc.
Bắt 49 (Bốn mươi chín) con gián vặt cánh, bẻ chân. Gừng già 49 miếng (thái
mỏng) cả hai thứ này đem sao vàng, gần cháy tán thật nhỏ (thành bột) chia làm

hai lần, uống với rượu. Nửa ngày uống một lần, thấy say rượu thì ngưng lại.
Ngày hôm sau thấy trong tai, như có tiếng sênh, tiếng chuông, trống đánh là kiến
hiệu.
6. – Trị đỉa vào tai. (tiếp theo phương thuốc thứ 4 ở trên)
- Lấy nước đái mèo đổ vào lổ tai, đỉa sẽ chui ra.
- Cách lấy nước đái mèo: Bắt mèo, giữ chặt 4 chân nó, lấy chậu hứng ở dưới,
lấy Cam phao (tên vị thuốc) bột sát vào đít mèo, mèo sẽ đái vọt ra.
7. – Trị tai đau buốt.
Lấy Xương bồ tươi (cả lá và thân cây) giã ra, vắt lấy nước cốt (không cho
nước lã hay bất cứ thứ nước gì khác) nhỏ vào lỗ tai.
5
Những bài thuốc gia truyền
TRỊ BỆNH VỀ LƯỠI
1. Do táo mà thành lưỡi trắng, lưỡi vàng, lưỡi đen đều dùng được.
- Bằng sa (tức Hàn the) 5 đồng cân, bỏ vào bát sành hay sứ, hoặc bát đất
cũng được, phi lên như phi phèn chua vậy (tức là bỏ Hàn the vào trong bát,
không đổ nước gì cả, cho lên bếp lửa, đun cho chảy ra rồi kho lại).
- Châu sa: 5 đồng cân (nếu không có châu sa thì dùng Linh sa). Hai vị này
đem tán thật nhỏ mượt, lấy một nắm vỏ cây khế cạo bỏ vỏ ngoài, sao vàng. Lấy
1 bát nước sắc vỏ khế ấy lấy một nửa bát, lọc lấy nước, bỏ bã đi, để nguội hòa
với thuốc bột (hai vị trước) quấy đều, uống. Cách một ngày uống một lần.
Ngoài ra, lấy nước quả khế chua (bỏ ra bổ hết hột đi giã ra lấy nước, hòa với
một đồng cân thuốc bột (tức bột viên của hai vị trước), quấy lẫn cho sền sệt (gần
đặc) lấy lông cánh vịt tẩm vào rồi bôi vào lưỡi.
Chú ý: Châu sa phải mua thứ thật.
2. – Trị lưỡi trắng, vàng, đen.
- Lấy độ nửa chén nước mía.
- Đường cát: 5 đồng cân. Hòa với nước mía nấu lên ăn, độ 7, 8 miếng, thấy
lưỡi rụng phần trắng, hay vàng, đen đi là khỏi.
Khi dùng phương thuốc này phải kiêng ăn mặn và cháo trắng.

3. – Trị lưỡi vì bị thương hàn mà sinh ra trắng, vàng, đen.
- Lấy mề gà (Kê nội kim), bóc lấy vỏ vàng ở trong (bóc khô, không được
nhúng nước, phải bóc khô, cạo cho thật sạch phân), sao vàng: 1 phân.
- Vỏ xạ hương (tức là xạ hương bì):1 phân.
- Mật rắn Bạch hoa: nửa phân.
Cả 3 vị tán thật nhỏ, lấy nước cơm đặc hòa với thuốc bột này, viên lại như
hạt ngô. Lấy nửa chén rượu ngon (độ 45 độ) đốt hỏa thang tức là đổ rượu vào
cái đĩa nhỏ, hơ lửa ở dưới đĩa, trên cũng hơ lửa cho rượu cháy, bốc hết hơi rượu
đi, hòa với thuốc bột (3 vị trên), hòa cho sền sệt, gần đặc, bôi vào lưỡi, độ 3,4
lần sẽ khỏi.
4. – Trị lưỡi trắng, vàng, đen vì bị thương hàn mà sinh ra.
- Dùng Hoa ké vàng: 4 đồng cân (sao vàng).
- Rễ cỏ tranh: 3 đồng cân (sao vàng).
- Cam thảo: 1 phân
Cả 3 vị nấu lên lấy nước đặc hòa với thuốc bột của phương thức thứ nhất
trong mục bệnh về lưỡi tức là Bằng sa và Châu sa, Bôi vào lưỡi.
5. – Trị bệnh cấp cứu vì lưỡi trắng, vàng, đen.
Bệnh nhân khi mới phát nóng , bị cắn răng, cấm khẩu, rồi sinh ra lưỡi trắng,
6
Những bài thuốc gia truyền
vàng hay đen thì dùng:
- Lấy một cái mật con vịt, rót vào miệng hết thì miệng sẽ mở ra. Khi mở
được miệng rồi thì lấy máu vịt hòa với nước nóng trong (hai thứ bằng nhau), cho
bệnh nhân uống sẽ tỉnh.
- Hoặc lấy lông vịt trải xuống giường, trên chiếu, đặt bệnh nhân nằm lên. Khi
tỉnh rồi sẽ tùy bệnh cho uống thuốc.
6. – Trị lưỡi trắng, hoặc lưỡi bị lở như tổ ong, hoặc miệng bị lở loét
Dùng : Bằng sa (tức Hàn the). Bạch phàn (tức phèn chua), hai vị bằng nhau,
cùng phi khô, lấy ra để vào cái chén nhỏ, lấy Cam thảo sống mài với nước trong,
khi thấy nước ngọt thì hòa thuốc bột (2 vị trên) quấy đều, bôi vào lưỡi. Người

lớn và trẻ con đều dùng được.
7. – Trị bệnh lưỡi bị sưng cứng như gỗ.
Lấy một nắm là Khô mộc tươi, giã nát, hòa với dấm, lọc lấy nước, bỏ bã và
cặn, từ từ uống sẽ khỏi.
8. – Lưỡi bi lở, loét.
Dùng Đại hoàng (phải lấy thứ chính), tẩm rượu rồi mài với nước lã, trát lên
lưỡi, chỗ có mụn lở loét.
9. – Trị lưỡi trắng, vàng, đen.
- Lấy máu (tiết vịt) mới cắt ra, còn nóng bôi ngay vào lưỡi.
- Lấy gừng già giã ra, vắt lấy nước tự nhiên của gừng (tức là không cho nước
gì cả) hòa với một chút vôi bôi vào lưỡi.
10. – Trị lưỡi chảy từng giọt máu.
Lấy hoa Hòe sao đen, tán thật mượt, bôi vào lưỡi.
11. – Lưỡi bị sưng cứng như gỗ. (phương thứ 7 ở trên).
Nếu không có là Khô mộc tươi thì lấy phèn chua, và Quế tâm (tức là quế có
dầu, quế tốt) hai vị bằng nhau tán thật nhỏ mượt, bôi vào phần dưới lưỡi.
12. – Trị lưỡi trắng (bệnh nhân thật nhiệt)
Người hàn tức lạnh cấm dùng bài này.
Lấy con cua đồng (con rốc) giã thật nhỏ, lọc lấy nước hòa với một chút muối
mà uống.
13. – Trị lưỡi trắng.
Lấy rễ cây ráy dại (môn ngứa), mầm non cây mía. Cả hai vị thái mỏng sao
vàng, nấu lên cho uống. Ngoài thì lấy lòng đỏ trứng gà đánh tan, hòa với một
chút phèn chua phi (tức phèn chua cho vào cái bát sành, sứ hay đất, không cho
nước, đun cho chảy ra đến khi khô lại), bôi vào lưỡi.
7
Những bài thuốc gia truyền
BỆNH VỀ RĂNG
1. – Răng bị sâu.
Lấy vỏ cây táo, tẩm muối, sao vàng, nấu lấy nước ngậm.

2. - Trị chân răng sưng đau.
Đinh hương, Xuyên tiêu. Hai vị bằng nhau, Băng phiến một chút. Cả 3 vị tán
thật nhỏ, hòa với mật, bôi vào chỗ đau.
3. – Trị răng bị lung lay và rụng.
Lấy Thạch Nhũ nghiền thật nhỏ như cao rồi sát vào răng. Độ 3, 4 lần khỏi
đau, ngày nào cũng lấy nước trong súc miệng cho sạch. Độ 100 ngày răng sẽ
mọc lại.
4. – Trị hàm răng xuất huyết luôn đến 3, 4 ngày.
Lấy là mướp phơi khô, hoặc sao khô, tán nhỏ bôi vào chỗ đau cũng đỡ.
5. – Cam Tẩu mã.
Lấy A giao cho vào trong miếng Hoàng thổ (mua ở hiệu thuốc Bắc là đất thó
(sét) vàng của Trung Quốc) đốt cho chín A giao, rồi lấy Xạ Hương, chút ít.
Hoàng Liên 2 đồng cân. Tất cả tán thật nhỏ, nấu nước cam thảo rửa răng cho
sạch rồi bôi thuốc bột vào chỗ đau.
Ghi chú: Xạ hương khá đắt và phải dùng thứ thật mới khỏi bệnh.
6. – Trị Cam Tẩu Mã.
Thanh đại, Hoàng bá, Khô phàn (tức phèn chua phi). Ngũ bội tử. Các vị này
bằng nhau, tán nhỏ hòa với nước cơm bôi vào chỗ đau. Trong uống bài “Thanh
Vị Thăng Ma Thang”.
Thăng ma, Xuyên khung, Bạch thược, Bán hạ (chê), Cát căn, Hoàng liên,
Cam thảo, Phòng phong, Bạch chỉ, Bạch truật, Thạch cao. Các vị nấu lên uống
trước bữa ăn. Súc miệng ngậm một lúc lâu, thổ (mửa) ra sẽ khỏi.
7. – Trị chân răng, hàm răng sưng đau.
(Tục gọi là hàm trâu).
Lấy hàm trâu (xương) đốt nhỏ thả vào nước lạnh, rồi lấy nước ấy đổ vào chỗ
đau. Ngoài lấy chân cua đồng (con rốc) giã ra dịt vào chỗ sưng sẽ khỏi.
8. – Trị hàm răng sưng đau, lung lay, chảy máu mủ, xông ra mùi hôi thối.
Lấy là Bàng non: 2 đồng cân.
Phèn đen: 2 đồng cân. Cả hai vị giã thật nhỏ dịt vào chỗ đau.
9. – Cũng trị như phương số 8.

Lấy vỏ cây Bàng (bỏ vỏ đen ngoài đi) rồi thái ra từng miếng nhỏ, nấu lên lấy
nước thật đặc mà ngậm, 3, 4 lần sẽ khỏi.
10. – Trị răng đau, lung lay.
8
Những bài thuốc gia truyền
Muối nửa chén (chén uống nước, không phải bát ăn cơm).
Trấu (vỏ thóc) một bát (bát ăn cơm).
Bồ kết 3 quả. Nấu với một bát nước, còn nửa bát, rót ra để cho nước còn hơi
ấm, ngậm độ 10 phút đồng hồ (nhớ không được nuốt). Mỗi ngày ngậm 2, hoặc 3
lần, độ 3 ngày sẽ khỏi.
11. – Làm cho bền răng.
Hàm răng sưng đau là do vị Hỏa bốc lên, có thể vì thế mà sưng, lâu ngày
cũng dùng được.
Đại hoàng (sao qua) Đỗ trọng (nửa sao đen, nửa để sống), mỗi vị một đồng
cân. Thanh diêm (tức muối hạt xanh): 4 phân. Tất cả 3 vị đem tán nhỏ, mỗi ngày
sáng sớm đun nóng lên uống.
12. – Trị răng đau nhức.
Lấy 1 quả sung, dùi một lỗ nhỏ, moi hết hột bỏ đi, cho muối vào đầy quả
sung ấy rồi sao thật khô, tán nhỏ, bôi vào chỗ đau.
13. – Trị nhức răng.
Lấy là Thài Lài giã nhỏ, hòa với rượu bỏ bã, lấy nước, rồi lấy một cái đinh
hay một miếng sắt nhỏ nung cho thật đỏ thả vào nước ấy, rồi lấy nước ấy ngậm.
14. – Sưng mộng răng.
Lấy vỏ Bàng nấu với muối, ngậm (không được nuốt nước).
- Hoặc lấy Thăng ma và Kinh giới nấu lấy nước mà ngậm cũng khỏi.
- Hoặc lấy quả Bồ kết đốt cháy độ 70 phần trăm (tức là thiêu tồn tinh) giã ra
hỏa với rượu mà ngậm (không được uống).
TRỊ BỆNH VỀ HỌNG (YẾT HẦU)
1. – Lấy hai quả Chanh. Bỏ Diêm tiêu vào trong ruột quả Chanh, nấu chín
Chanh, đem ra áp vào chỗ đau (hai bên họng).

2. – Lấy một nắm nhỏ Hạt mướp đắng (tức là khổ qua hạch), nhai thật nhỏ
và nuốt.
3. – Lấy Hoàng liên mài với nước lã, uống. Ngoài thì lấy những sợi mồ hóng
(trong bếp đun củi hay rạ mà bếp có những sợi rạ, rơm lòng thòng xuống và mồ
hóng bám vào, gọi là (Ô long vĩ) hòa với muối đắp đắp vào họng (đắp ở ngoài
da).
4. – Lấy một Bồ hòn (lôi hoàn) bỏ vỏ ngoài đi. Muối sao vàng. Cả hai thứ
tán nhỏ hòa với dấm lấy lông gà tẩm thuốc bôi vào chỗ đau.
5. – Trị yết hầu (cho cả người và trâu bò).
Dùng Bồ kết, đốt cháy độ 70 phần trăm, lá Ngải cứu sống cả 2 vị bằng nhau,
9
Những bài thuốc gia truyền
nấu lên lấy nước uống nóng.
6. – Trị tiểu nhi Yết hầu.
Là Bạc hà (không phải thứ bạc hà nấu canh chua, mà là loại có là giống lá
rau húng cây ăn ghém). Cát cánh, Quế chi, Phèn chua phi, Long não. Cả 5 vị tán
thật nhỏ, lấy vải mỏng hay lụa bọc lại cho ngậm.
7. – Trị Tiểu nhi bệnh trong họng (nghẹt đờm).
Lấy Bã đậu giã nát, lấy bông bọc lại, nhét vào lỗ mũi. (Con trai thì nhét vào
bên trái), con gái thì nhét vào lỗ mũi bên phải), đờm bị tắc sẽ xuống. Đờm
xuống sẽ khỏi.
TRỊ BỆNH VỀ MŨI
1. – Trị mũi chảy nước vàng.
Trong mũi thường chảy nước vàng, thậm chí đau cả lên óc. Lấy 10 cái rễ
mướp dài độ 3 hay 5 thước ta (tức 1 mét hai trở lên) đốt cháy độ 70 phần trăm
(tức là thiêu tồn tính), tán nhỏ hòa với rượu mà uống.
2. – Trị mũi chảy máu (chảy ra từng cục máu).
Dùng Hương nhu giã thật nhỏ, mỗi lần uống với nước lã 1 đồng cân.
3. – Trị mũi ra máu cục (trị cả bệnh thổ huyết).
Lấy Xuyên Uất Kim (tức là nghệ tàu). Tán nhỏ, mỗi lần lấy độ 2 đồng cân,

uống với nước giếng (nếu nặng thì uống độ 5, 6 lần).
4. – Trị trĩ mũi (mũi lở và mọc nốt đỏ).
Cuống dưa đá (Qua đế): 4 đồng cân. Phèn phi: 5 phân. Cam toại: 1 đồng cân.
Vỏ ốc (nướng cháy): 5 phân. Thảo Ô: 5 phân. Tất cả 5 vị tán nhỏ, hòa với dầu
vừng (dầu mè), viên lại như hạt nhãn nhỏ, mỗi lần lấy một viên đút vào lỗ mũi.
Những nốt sưng ấy ra nước sẽ khỏi.
5. – Trị bệnh như trên. (thuốc đồ). (Trị cả trĩ hạ).
Long đởm thảo, Rễ soan. Phác tiêu, rau Sam, hoa Hòe. Cả 5 vị bỏ chung vào
nồi nhỏ nấu lên đến gần nguội, rửa chỗ đau, sẽ khỏi.
6. – Trị như trên (thuốc đồ). (Trị cả trĩ hạ cùng một phương).
Ngủ bột tử (sao) : 1 lạng. Phèn phi: 3 đồng cân. Cả hai vị tán thật nhỏ. Trước
hết lấy hoa Hòe nấu lấy nước, rửa chỗ đau cho sạch, sau bôi thuốc vào.
7. – Trị mũi ra máu cục.
Lấy xác rắn, Tóc rối, đều đốt cháy ra tro, tán thật nhỏ, thổi vào mũi.
8. – Trị mũi trĩ.
Lấy một nắm là giềng (riềng), nấu sôi lên, lấy rượu ngon pha vào mà xông.
Xông rồi lấy rau Lài (tức là rau Thài lài mọc ở đường, hay vườn hoang, chỗ bẩn
10
Những bài thuốc gia truyền
thì rau này mọc lên nhanh, chớ không phải cây hoa Lài (nhài) cả rễ và đọt ép
cho ráo nước và dịt vào chỗ đau).
9. Trị như trên
Lấy rau Má họ, lá thầu dầu. Cả hai vị bằng nhau, giã thật nát hòa với dấm,
dịt vào chỗ đau.
TRỊ BỆNH VỀ MẮT
Hiện nay thuốc đau mắt Tây Y rất thần hiệu, tuy nhiên ở đây chỉ xin ghi vài
phương để giúp độc giả ở xa nhà thương có thể dùng.
1. – Trị đau mắt do hư gan, phong nhiệt, kinh can phong độc xông lên lại
gặp gió sinh ra ngứa mắt, mắt mở.
Cao bản, Ô xà, Phòng phong, Bạch thược, Khương hoạt, Xuyên khung, Tế

tân. Cả 7 vị bằng nhau, tẩm rượu, rồi nấu với nước, cho vào một chút mật ong,
hay mật thường cũng được. Uống sau mỗi bữa ăn.
2. – Trị như trên (bài Bổ Can Thang).
- Tiền hồ, Mã đâu linh, Phục linh, Sài hồ, Nhị hồng sâm, Cát cánh, Tế tân,
Hắc sâm. Cả 8 vị bằng nhau, nấu với nước cho vào một chút mật ong, uống sau
mỗi bữa ăn.
- Nếu Nhị hồng sâm không có thì dùng tạm Phòng đảng sâm, hay Sa sâm
cũng tạm được.
3. – Trị đau mắt do tâm kinh nóng sinh phiền toái không yên).
Sinh địa : 2 đồng cân. Mộc thông : 5 đồng cân. Hoàng cầm : 1 đồng cân.
Sinh phấn thảo : 5 phân. Đạm trúc diệp (lá trúc) : 14 lá. Đăng tâm (bấc) : 10 cái.
Nấu lên lấy nước uống nóng. Có thể gia thêm Hoàng liên : 3 đồng cân. Phòng
phong (rửa rượu) : 1 đồng cân.
4. – Trị đau mắt gió, mắt đỏ ngầu.
Lá Bầu đất (Phúc bồn diệp) giã nát, hòa với sữa người, lấy vải hay lụa mỏng
bọc lại đặt trên mí mắt. Nếu đau mắt bên nào thì nhét vào lỗ mũi bên ấy.
Trong uống bài “Tây can”.
Khương hoạt, Phòng phong, Chi tử (hạt dành dành) tẩm nước đái trẻ con, sao
đen. (Nước đái trẻ phải chọn đứa trẻ khỏe mạnh, không bệnh tật gì, cho nó đái
bỏ chút nước đầu đi, lấy đoạn giữa, bỏ đoạn nước sau cùng đi rồi sẽ tẩm). Bạc
hà, Cam thảo.
Xuyên khung. Các vị cân bằng nhau, sắc lên uống.
5. – Trị đau mắt thường.
Lấy Quỷ Xạ Diệp (là lá đuôi công đỏ) giã với một chút muối. Dán vaod đầu
11
Những bài thuốc gia truyền
ngón tay cái. Trai thì dán vào tay trái. Gái thì dán vào tay phải, dán gần móng
tay.
6. – Trị mắt mờ.
Lấy gan heo (lợn) không nhúng nước, tức là khi mổ heo ra cắt ngay lấy 1

miếng, cho vào một chút Thần sa, lấy lá trà già độ 1 nắm to, giã nát ra, lấy lá
chuối tiêu (tức lá chuối già) bọc ngoài, nướng vàng lên, rồi ăn.
7. – Trị đau mắt thường.
Lấy mật trâu (nếu không có thì lấy mật dê thay), mật cá trắm, Mật ong, Sữa
người. Cả 4 thứ trộn lẫn, rồi lấy lông gà sạch thấm vào, bôi lên mi mắt (bôi ở
ngoài mí mắt).
8. – Trị đau mắt đỏ ngầu, mắt bị hoa lên.
Hồ tiêu: 3 hột. Lá Cúc hoa. Lá Quít, Lá hẹ (cả 3 thứ lá bằng nhau) giã nát,
lấy giấy trắng bọc lại, thành từng viên, đặt lên mí mắt và nhét vào lỗ mũi. Đau
mắt bên nào thì nhét vào lỗ mũi bên ấy.
9. – Trị mắt có màng trắng, màng khói.
Lấy xương con lươn vàng. Mỡ ở đùi con dê. Giã ra đắp vào mí mắt, màng sẽ
hết.
TRỊ BỆNH THỔ HUYẾT
1. – Trị thổ huyết không ngừng.
Bài “Đại Hoàng Hoàn”
Lấy Đại Hoàng (dùng vị Bắc) nấu chín lần, phơi chín lần, tức là cứ mỗi lần
nấu độ 1 giờ đồng hồ, sau lấy ra phơi, hết ngày đó lại nấu ngày hôm sau, nấu
xong lại phơi, đủ chín lần rồi lấy ra phơi thật khô, tán thật nhỏ, luyện với nước
lã, viên lại như hạt ngô (hạt bắp), mỗi lần uống một viên với nước lọc.
Nếu đi ỉa ra máu thì lấy Hoàng cầm sao vàng, nấu lấy nước uống với thuốc
viên trên cũng khỏi.
2. – Trị ho ra máu.
Vỏ trắng của rễ cây râu tầm, tẩm đồng tiện (tức nước đái trẻ, chín lần nấu,
chín lần phơi, xin xem cách nấu ở bài số 1 trị thổ huyết ở trên về cách nấu Đại
Hoàng), sau cùng phơi khô, tán nhỏ, nấu hồ bằng gạo tẻ luyện với thuốc viên lại
như hạt ngô. Mỗi lần uống 6 viên với mật ong, hoặc mật nấu với nước, uống
nóng với thuốc.
3. – Trị như trên.
Lấy óc heo (lợn), Hồ tiêu. Hai vị bằng nhau, tán nhỏ, luyện với hồ, viên lại

như hạt đậu xanh, mỗi lần ngậm 1 hoặc 2 viên.
12
Những bài thuốc gia truyền
4. – Tri thổ huyết, nục huyết
Lấy lá Trắc Bách diệp, lá Bạc hà, Sinh địa tẩm gừng, lá ngải cứu. Các vị đều
dùng sống và số lượng bằng nhau, giã nát, hòa với nước, lọc bỏ bã lấy nước
uống.
5. – Trị thổ huyết (do khí thoát nên thổ ra huyết, điều hòa được khí thì
huyết sẽ theo).
Vỏ Quít, cạo bỏ vỏ ngoài. Phèn phi. Mỗi thứ 2 đồng cân, tán thật nhỏ, lấy
giấy cuộn lại, châm lửa đốt mà hút lấy hơi sẽ khỏi.
6. – Trị thổ huyết (bài Song hàn Tán).
Ngó sen. Râu sen (liên tu) mỗi thứ 7 cái, ngoài lấy tóc đốt ra tro, thổi vào tai.
7. – Trị xuất huyết hay thổ huyết (tức là thổ hay hạ huyết đều dùng được)…
Kể cả đàn bà băng huyết.
Lá Ngải cứu 1 nắm, sao thành than (sao cháy) giã nhỏ hòa với rượi mà uống.
BỆNH DO ĐỜM, ĐỜM XUYỄN
1. – Trị chứng đờm lạnh, thậm chí sinh ra đau bụng, đau lưng.
Lấy sung (quả sung) bỏ vỏ đi : 1 lạng.
Phèn phi: 6 đồng cân. Cả hai vị tán nhỏ, lấy bột gạo nấu lên thành hồ luyện
với bột hai vị trên, viên lại như hạt ngô (hạt bắp). Lấy Ngũ Gia Bì sắc làm thang,
uống sau mỗi bữa ăn, mỗi lần 30 viên. Có thai không được dùng thứ này.
2. – Trị đờm nhiều (ho có nhiều đờm).
Lấy vỏ cây Vông, Gừng sống, Cam thảo, Hồ tiêu. Cả 4 vị tán thật nhỏ, viên
lại như hạt Hồ tiêu. Trai uống 7 viên, gái uống 9 viên.
3. – Trị đàm suyễn (tức là có nhiều đờm mà suyễn lên từng cơn). (bài Kim
Tinh Hóa Đàm Hoàn). Trị chứng ho rút lên, ho gió.
Nam tinh (chế bằng lá gừng, tức là lấy gừng giã ra lấy nước, tẩm Nam tinh
rồi sao gần cháy). Bối mẫu (dùng xuyên bối mẫu tốt hơn). Thạch cao (hơ vào
lửa một lúc độ 30 giây). Khương Hoàng. Cả 4 vị bằng nhau, nấu bột mì quậy hồ,

luyện với thuốc làm viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 10 viên. Mỗi lần
uống nhấm 1 chút gừng.
4. – Trị bệnh suyễn kinh niên.
Nam tinh, Bán hạ, Phèn chua, Hạt nhân, Ngũ vị tử, Bồ kết. Cả 6 vị đều dùng
sống, bằng nhau, tán thật nhỏ mịn. Lấy tỏi (tùy theo thuốc bột nhiều ít mà dùng
đủ viên thì thôi) giã ra lấy nước, luyện với bột thuốc (6 vị trên) viên lại như hạt
đậu xanh, mỗi lần uống 3 viên, người khỏe có thể uống 4 viên, mỗi ngày 1 lần,
đón khi gần lên cơn suyễn thì uống càng hay. Khi uống phải lấy từng viên thuốc
13

×