Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Tiểu luận môn tính toán lưới TÌM HIỂU VỀ PRIVATE CLOUDS VÀ HYBIRD CLOUDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.95 KB, 29 trang )

TÍNH TOÁN LƯỚI
TÌM HIỂU VỀ PRIVATE CLOUDS VÀ
HYBIRD CLOUDS
Nhóm 9: Phạm Ngọc Sơn - 08520317
Nguyễn Vũ An - 08520517
Nguyễn Tiến Thành - 08520354
I. Định nghĩa về điện toán đám mây nội bộ.
II. Đánh giá lợi ích kinh tế của điện toán đám mây
nội bộ:
1. Đánh giá những khoản chi tiêu thiết yếu:
2. Những gì nhà quản lý đám mây nội bộ cung cấp:
III.Một số nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu:
1. Các công ty công nghệ hướng dịch vụ:
2. Các công ty có hệ thống tích hợp:
3. Các công ty có năng lực về công nghệ:
Tìm hiểu về Private Clouds và Hybird Clouds

Lý do khiến các công ty lựa chọn dịch vụ điện toán
đám mây nội bộ (Private Clouds) :

Vấn đề bảo mật và riêng tư hóa dữ liệu.

Công ty đó đã đầu tư rất nhiều vào phần cứng, phần mềm
và không gian lưu trữ. Họ muốn tận dụng khoản đầu tư
đó theo cách hiệu quả nhất.

Bạn muốn tránh được các vấn đề về an ninh bằng
cách lưu trữ dữ liệu của bạn bên trong tường lửa và
giữ lại những mặt tích cực của đám mây công cộng?
Hãy cân nhắc đến việc sử dụng điện toán đám mây
lai.


Tìm hiểu về Private Clouds và Hybird Clouds

Các công ty hiện nay sử dụng đám mây lai giữa
công cộng và nội bộ kết hợp với trung tâm dữ liệu
truyền thống.

Chúng ta sẽ định nghĩa điện toán đám mây nội bộ là
gì, cách nó làm việc song song với điện toán đám
mây công cộng, đồng thời đề cập đến công nghệ và
dịch vụ mà các nhà cung cấp đang hỗ trợ.
Đám mây nội bộ (Private Clouds)
Định ngĩa

Private Clouds là một trung tâm dữ liệu đám mây
ảo hóa ở mức cao, được đặt bên trong tường lửa.

Đó là một không gian mà các nhà cung cấp dịch vụ
dành riêng cho một công ty nào đó, được thiết kế
để xử lý toàn bộ khối lượng công việc của công ty.
Đám mây nội bộ (Private Clouds)

Các đặc điểm của điện toán đám mây nội bộ:

Cho phép cung cấp dịch vụ tự động hóa cho người dùng
nội bộ bằng CNTT.

Cung cấp môi trường được quản lý tốt.

Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên máy tính (máy chủ).


Cung cấp các dịch vụ tự động dựa trên tài nguyên của
phần cứng và phần mềm.

Hỗ trợ cụ thể hóa khối lượng công việc.
Đám mây nội bộ (Private Clouds)

Ghi nhớ:
Điện toán đám mây nội bộ giống điện toán đám mây công
cộng ở tính đàn hồi, khả năng mở rộng và cung cấp dịch vụ
tự động. Điểm khác nhau ở chỗ ai có quyền kiểm soát môi
trường. Bên trong đám mây nội bộ, bạn (hoặc các đối tác
tin cậy) kiểm soát việc quản lý dịch vụ.

Lưu ý:
Để cho đơn giản ta liên tưởng điện toán đám mây công
cộng giống như mạng Internet, còn đám mây nội bộ giống
như một mạng nội bộ.
Đám mây nội bộ (Private Clouds)

Lý do tại sao các công ty sử dụng điện toán đám
mây nội bộ thay vì công cộng:

Công ty đó có sẵn một trung tâm dữ liệu lớn, khả năng
đối phó với các tình huống cao. Nếu sử dụng đám mây
công cộng thì rất lãng phí.

Công ty đó cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho
các đối tác, đó là chiến lược kinh doanh và mang lại
nguồn thu nhập.


Công ty đó muốn kiểm soát các dữ liệu quan trọng, dữ
liệu đó được đặt đằng sau tường lửa của riêng công ty.
Đám mây nội bộ (Private Clouds)

Công ty đó muốn giữ cho trung tâm dữ liệu vận hành
tuân thủ theo đúng các điều luật về quản lý.

Công ty đó có những yêu cầu về hiệu suất cao và phải
luôn ở trạng thái sẵn sàng. Lựa chọn đám mây nội bộ dẫn
đến chi phí cao hơn nhưng đó là nhu cầu cần thiết trong
kinh doanh.
So sánh đám mây công cộng, nội bộ và lai.
Một số ví dụ để chọn dịch vụ phù hợp:
Đám mây công cộng Đám mây nội bộ Đám mây lai

Ứng dụng của bạn được
sử dụng rộng rãi. Ví dụ:
Email

Bạn cần kiểm tra và phát
triển mã ứng dụng.

Bạn được cung cấp các
ứng ụng SaaS (Software
as a Service) từ một nhà
cung cấp.

Bạn đang làm những dự
án hợp tác với đối tác.


Kiểm soát an ninh cho dữ
liệu và ứng dụng là tối
quan trọng.

Công việc kinh doanh của
bạn có mức độ bảo mật
nghiêm ngặt.

Công ty của bạn đủ lớn,
có khả năng mạnh về kinh
tế, có thể chạy riêng một
trung tâm dữ liệu điện
toán đám mây.

Một công ty cung cấp
phần mềm, họ đặt các
dịch vụ bên trong tường
lửa của họ, đồng thời tạo
một kết nối VPN để bạn
sử dụng.

Bạn dùng điện toán đám
mây công cộng tạo môi
trường trực tuyến giúp
khách hàng gửi yêu cầu
và xem xét tình trạng tài
khoản. Dữ liệu thu được,
bạn đặt trong đám mây
nội bộ.
Đánh giá lợi ích kinh tế của Private Clouds


Trước khi bắt đầu một dự án cho công ty, cần phải
tính toán kỹ các lựa chọn phù hợp với:

Chiến lược công nghệ thông tin.

Chiến lược an ninh.

Chiến lược ngân sách.

Vấn đề thuộc về kinh tế này khá phức tạp.
Đánh giá những khoản chi tiêu thiết yếu.

Bạn phải trả lời được câu hỏi: trung tâm dữ liệu và
các hoạt động liên quan đến CNTT của công ty tiêu
tốn như thế nào?

Các công ty phân chia chi phí dành cho CNTT thành
2 phần:

Chi phí chi tiêu cho việc mua sắm các thiết bị (máy chủ,
hệ thống mạng, hệ thống lưu trữ).

Chi phí duy trì các hoạt động cho công ty (tiền lương,
bảo trì hệ thống, nghiên cứu và phát triển).
Đánh giá những khoản chi tiêu thiết yếu.
Đôi khi các nhà quản lý không muốn phải trả tiền cho
các thiết bị hoặc gói phần mềm nào đó. Trong trường
hợp này, họ sẽ cân nhắc đến nền tảng của điện toán
đám mây.


Ví dụ 1: Một số khoản chi phí đầu tư vào CNTT dự đoán
là rất lớn. Những gì điện toán đám mây công cộng cung
cấp rất kinh tế và hấp dẫn, nó có thể giúp bạn tránh được
những khoản chi phí đầu vào.

Ví dụ 2: Công ty của bạn rất lớn và có tài nguyên vượt
mức kiểm soát. Bạn muốn làm việc với những gì bạn có
và tái kiến trúc nó lại như các dịch vụ kiểu mô-đun.
Những gì nhà quản lý đám mây nội bộ cung cấp?

Các nhà cung cấp công nghệ hiện nay đang sử dụng
chiến lược: nâng cấp sản phẩm và phát triển quan hệ
với đối tác.

Điện toán đám mây nội bộ và đám mây lai sẽ được
phát triển thêm vào thời điểm cuốn sách này được
viết và xuất bản.

Các nhà cung cấp điện toán đám mây được sắp xếp
thành 3 nhóm theo cách họ hướng vào thị trường:
Những gì nhà quản lý đám mây nội bộ cung cấp?
a) Công nghệ hướng vào dịch vụ:

Công ty của bạn thiếu chuyên môn về điện toán
đám mây, một công ty dịch vụ khác có kinh
nghiệm trực tiếp về lĩnh vực kinh doanh của công
ty bạn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian.

Các công ty cung cấp dịch vụ kiểu này có:


Cơ sở khách hàng lớn.

Có nhiều năm kinh nghiệm triển khai với khách hàng.

Có các nhóm dịch vụ giải đáp về an ninh, quản trị, chi
phí và mục tiêu kinh doanh.
Những gì nhà quản lý đám mây nội bộ cung cấp?

Đủ lớn để cung cấp 1 cái nhìn toàn diện về điện toán đám
mây (công cộng, nội bộ và lai) thông qua các dịch vụ,
phần mềm, phần cứng lưu trữ.

Rất nhiều công nghệ phức tạp của họ được sử dụng
trong các đám mây nội bộ (máy chủ, hệ thống lưu trữ,
phần mềm quản lý dịch vụ, phần mềm bảo mật …).

Đặc điểm của các công ty này là dựa trên dịch vụ trí
tuệ. Ví dụ, IBM tập trung vào phần mềm chuyên,
EMC tập trung vào ảo hóa và hướng các đám mây
vào yêu cầu lưu trữ. HP thì tập trung vào việc bổ
sung các dịch vụ.
Những gì nhà quản lý đám mây nội bộ cung cấp?
b) Có hệ thống tích hợp từ nhiều hệ thống con:

Tạo ra chiến lược điện toán đám mây là một quá
tình phức tạp.

Cần phải có một cái nhìn xa về cơ sở hạn tầng điện
toán đám mây, nếu không sẽ không thể mở rộng.

Bạn cần được giúp đỡ để phát triển và thực
hiện chiến lược về điện toán đám mây.

Những công ty loại này có:

Kiến thức sâu sắc về việc sáng tạo trung tâm dữ liệu.

Kết hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp công nghệ để tạo
ra dịch vụ điện toán đám mây.
Những gì nhà quản lý đám mây nội bộ cung cấp?

Có kiến thức đặc biệt trong lĩnh vực an ninh và định
hướng dịch vụ.
c) Có năng lực mạnh về công nghệ:
Các công ty công nghệ cung cấp giải pháp cho dịch vụ
hướng cấu trúc (SOA), quản lý dịch vụ, an ninh,
kiểm tra, lưu trữ …đang cải tạo lại dịch vụ của họ
để họ có thể bán được cho điện toán đám mây.
Người ta gọi việc này là “Rửa đám mây”.
Thực tế là điện toán đám mây cần tất cả các công
nghệ này.
Một số nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu
1. Các công ty công nghệ hướng dịch vụ:
a) IBM:

Tạo ra một tổ chức điện toán đám mây tập trung với
mục tiêu hướng đến các gói cung cấp bao gồm phần
mềm, phần cứng, và dịch vụ.

Đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề quản lý giao

diện giữa các đám mây công cộng và nội bộ.

Chiến lược điện toán đám mây nội bộ và lai của IBM
là cung cấp các giải pháp dựa trên khối lượng công
việc khác nhau theo định hướng khách hàng.
Một số nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu

Những giải pháp trên được phân phối theo 3 mô hình:

Doanh nghiệp thông minh trên đám mây IBM (điện toán
đám mây công cộng): tập hợp các dịch vụ phân phối được
tiêu chuẩn hóa các trên đám mây của IBM.

Đám mây kinh doanh thông minh(điện toán đám mây nội
bộ): cung cấp các dịch vụ đám mây nội bộ đặt đằng sau
tường lửa của khách hàng, IBM quản lý và xây dựng.

Hệ thống kinh doanh thông minh: tối ưu hóa khối lượng
công việc cho khách hàng muốn xây dựng điện toán đám
mây của riêng họ với phần cứng và phần mềm có sẵn.
Một số nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu
b) Hewlett-Packard:

Triển khai hệ thống điện toán đám mây từ 2001, HP
đi sâu về tư vấn và hỗ trợ dựa trên công nghệ.

HP tập trung mạnh vào việc giúp đỡ những khách
hàng muốn tạo ra môi trường điện toán đám mây lai.

HP có các đội ngũ kinh doanh, chuyên gia tư vấn và

kỹ sư tham gia thiết kế và xây dựng các môi trường
điện toán đám mây khác nhau.

Hp đóng gói phần cứng của họ cho việc triển khai
điện toán đám mây nội bộ, hai ví dụ chính: Proliant
SL, Blade Matrix.
Một số nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu
c) EMC

EMC xây dựng điện toán đám mây nội bộ cùng với
các đối tác quan trọng như VMware, Cisco, và AT &
T, họ tạo thành một nhóm cung cấp các dịch vụ quản
lý cơ sở hạ tầng CNTT rất mạnh.

EMC và các đối tác thực hiện liên kết các đám mây
nội bộ của bạn với cơ sở hạ tầng được cung cấp bởi
một bên thứ ba.

EMC tập trung vào việc cung cấp không gian lưu trữ
và bảo mật (RSA).
Một số nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu
2. Các công ty có hệ thống tích hợp:
a) Unisys:

Unisys là một công ty máy tính kỳ cựu, họ tập trung
chiến lược đám mây của mình dựa trên cơ sở bảo
mật.

Họ cung cấp dịch vụ Unisys Secure Cloud Solution
(giải pháp đám mây Unisys an toàn).

b) Computer Sciences Corporation:

Chiến lược của tập đoàn này là tập trung vào bảo mật
và tạo ra độ tin cậy cho sẩn phẩm điện toán đám mây.

CSC đã cung cấp dịch vụ bảo mật cho các cơ sở lưu
trữ, nay họ phát triển thêm việc cung cấp cơ sở hạ
tầng như một phiên bản dịch vụ.
Một số nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu
c) Accenture:

Accenture cung cấp những gì họ gọi là Cloud Computing Suite,
trong đó bao gồm các dịch vụ sau:

Accenture Cloud Computing Accelerator

Accenture Cloud Opportunity Assessment Tool

Accenture Cloud Computing Data Processing Solution

Accenture tận dụng kinh nghiệm sẵn có với các dịch vụ quản lý
và lưu trữ để thâm nhập vào thị trường điện toán đám mây. Họ
cũng đang hợp tác với nhiều nhà cung cấp phần mềm và phần
cứng (bao gồm EMC, Microsoft, HP) để cung cấp các giải pháp
điện toán đám mây cho khách hàng.
Một số nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu
d) Savvis, Inc:

Savvis là một nhà thầu được thuê để cung cấp dịch vụ cơ sở hạ
tầng cho các doanh nghiệp.


Trong vài năm qua công ty đã bắt đầu cung cấp các giải pháp
điện toán đám mây cho khách hàng của mình.

Họ đang tận dụng 29 trung tâm dữ liệu của mình để tạo ra dịch
vụ điện toán đám mây, ví dụ như các phòng thí nghiệm ảo cho
các nhà phát triển, đồng thời tạo nền tảng cho các nhà cung
cấp phần mềm độc lập (ISV) cung cấp ứng dụng SaaS của họ.

Ngoài ra, công ty cũng đang cung cấp dịch vụ đám mây lai.

×