Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Một số giải pháp giúp cho học sinh học tốt môn vẽ tranh ở bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 20 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
" MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CHO HỌC SINH HỌC TỐT MÔN VẼ
TRANH Ở BẬC THCS"
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Mĩ thuật nói chung và hội hoạ nói riêng là loại hình nghệ thuât mà ngôn ngữ của nó là
đường nét, hình khối và màu sắc. Mĩ thuật luôn gắn với đời sống thực tiễn con người.
Thay bằng lời nói, mĩ thuật đã dùng ngôn ngữ hội hoạ để diễn tả tâm tư, cảm xúc của con
người .
Khác với văn học nghệ thuật và thơ ca, cái đep của hội hoạ không chỉ là ý niệm thẩm mĩ
được xây dựng trong trí tưởng tượng, thông qua sự mô tả bằng từ ngữ, âm điệu. Cái đẹp
của hội hoạ được xây dựng trực tiếp bằng bố cục của đường nét, màu sắc, hình khối,
Sự tổng hoà các yếu tố tạo hình thông qua sự diễn tả, điều chỉnh của người nghệ sĩ tạo ra
hiệu quả cho tranh và tác động trực tiếp vào thị giác của người xem. Tác động này có tính
liên hệ cụ thể, những khi tranh không còn trước mắt người xem thì vẫn còn tồn tại cái đẹp
trong ý niệm, trong kí ức người xem.
Trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người dù trong tiềm thức hay ý thức, đều có sự
biểu hiện của cái nhìn thẩm mĩ, trong đó có sự sắp xếp, bố cục. Dù ở tầng lớp nào, dù
sống ở môi trường nào, con người đều có ý thức tạo dựng, sắp xếp cho hợp với hoàn
cảnh, hợp với không gian môi trường mình đang sống. Đó là vì mỗi người đều muốn
vươn tới cái đẹp như Các-Mác đã nói: “Bản chất của con người sinh ra đã là nghệ sĩ, nên
bất kì ở đâu con người cũng muốn tạo ra cái đẹp cho chính bản thân mình”.
Trong mỗi con người đều có sức sáng tạo nhất định. Nếu được học tập, bồi dưỡng
về chuyên ngành Mĩ thuật thì khả năng sáng tạo tiềm ẩn sẽ được bộc lộ và phát triển một
cách rõ nét. Chính điều đó cho thấy nhân thức về cái đẹp, cái thẩm mĩ còn phụ thuộc vào
trình độ học vấn và sự rèn luyện của mỗi người. Đất nước muốn giàu đẹp và thịnh vượng
thì yếu tố bồi dưỡng học vấn cho toàn dân luôn phải được đặt lên hàng đầu. Từ đó chúng
ta ý thức rằng việc giáo dục nhận thức thẩm mĩ nói chung và việc giáo dục thẩm mĩ trong
nhà trường phổ thông nói riêng là việc vô cùng quan trọng và ngày càng hoàn thiện hơn.
Mục đích cuối cùng của người học và sáng tác mĩ thuật là phải sản sinh đươc
những tác phẩm nghệ thuật của mình, tức là phải biết sáng tác tranh. Tất cả những môn


học cơ bản như: Hình hoạ, Trang trí, Giải phẫu, đều phục vụ cho việc sáng tác.
Trong trường phổ thông, việc giáo dục Mĩ Thuật đã có những thành tựu đáng kể,
nhưng chúng ta không dễ dàng khi muốn triển khai những cái mới, những kinh nghiệm
hay của các nuớc khác. Vì thế trước tiên phải xoá bỏ những nhận thức, những thói quen
giảng dạy cũ.
Để các em có thể tiếp thu một cách nhanh nhất, hiệu quả tốt nhất, đòi hỏi người
giáo viên phải có lòng yêu nghề, yêu trò, có trình độ học thức và nghiệp vụ sư phạm cao,
không ngừng nâng cao trình độ bản thân. Đặc biệt phải luôn phấn đấu để trở thành người
giáo viên day Mĩ Thuật giỏi, vì đây là bộ môn rất mới, chưa có truyền thống trong công
tác giáo dục của nhà trường phổ thông nhất là bậc THCS ở nước ta.
Tuy nhiên một thực tế về việc học môn Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông hiện nay là
còn tồn tại khá nhiều học sinh chỉ thụ động nghe thầy giảng, học sinh chưa có cái riêng,
chưa có cái sáng tạo của riêng mình. Chính vì thế mà kết quả của bài thực hành chưa
như mong muốn.
Giải pháp của tôi là trước mỗi giờ học Mĩ thuật, tôi luôn ý thức về vai trò trung tâm của
học sinh, luôn phải chú ý đến hoạt động của học sinh. Dạy Mĩ thuật phải luôn tạo ra sự
cuốn hút để học sinh hoạt động và phát huy vai trò trung tâm của mình. Muốn làm được
điều này, người giáo viên dạy Mĩ thuật phải thâm nhập thực tế, tìm và nắm chắc đối t-
ượng thể hiện, từ đó có cách cảm nhận và tìm ra cách vẽ đạt hiệu quả nhất. Trên cơ sở đó
giáo viên xây dựng hệ thống các bài vẽ kí họa để học sinh tìm hiểu, khám phá và vận
dụng có hiệu quả. Làm như vậy tức là người dạy đã tìm cách tác động vào đối tượng học
sinh để học sinh luôn chủ động, sáng tạo, được phát triển toàn diện chứ không nghĩ hộ
trò, không bắt buộc trò phải nghĩ theo mình và vẽ như mình.
Đề tài này tôi nghiên cứu và tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 7 của
trường Trung học cơ sở Lê Khắc Cẩn. Lớp 7A là lớp thực nghiệm và lớp 7B là lớp đối
chứng. Lớp thực nghiệm được tiến hành “phương pháp giúp học sinh học tốt hơn phân
môn vẽ tranh” khi dạy bài Vẽ tranh “đề tài cuộc sống quanh em”. Kết quả cho thấy tác
động đã thực sự có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm
đã đạt kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng. Qua đó chứng tỏ rằng việc áp dụng phương
pháp dạy học giúp học sinh học tốt hơn phân môn vẽ tranh là hoàn toàn có ảnh hưởng

tích cực đến việc nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 7 ở các tiết dạy vẽ tranh đề
tài.
Vì vậy để bộ môn Mĩ Thuật đạt được hiệu quả cao, giúp học sinh nắm vững
phương pháp xây dựng bài vẽ, phối hợp vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản của Mĩ
Thuật vào thực tế cuộc sống, vẽ được tranh đạt yêu cầu về nội dung và nghệ thuật, tôi đã
lựa chọn đề tài: “Phương pháp giúp học sinh học tốt hơn phân môn vẽ tranh môn Mĩ
thuật”.
II. GIỚI THIỆU :
Mục tiêu của môn mỹ thuật ở trường THCS là dạy học sinh nhận ra cái đẹp, tập tạo ra
cái đẹp và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập và sinh hoạt hàng ngày, cho
công việc mai sau, góp phần xây dựng con người lao động mới phục vụ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Môn mỹ thuật ở trường THCS thường được đa số học sinh yêu thích. Ở đây các em được
thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật trong nước và thế giới, để tự mình tập trang trí, vẽ
theo mẫu và sáng tác các tác phẩm theo đề tài.
Qua khảo sát tại trường THCS Lê Khắc Cẩn có trên 50% học sinh không thích phân môn
vẽ tranh đề tài. Khi được hỏi, các em trả lời "Chúng em thích học trang trí hơn vì nó dễ
vẽ, còn vẽ tranh đề tài chúng em không tưởng tượng được, không vẽ hình được, nhất là
vẽ con người và con vật."
Thực tế đã cho thấy kết quả các bài vẽ tranh đề tài của các em thường có kết quả thấp, vẽ
hình không được, đặc biệt là những bài vẽ tranh đề tài có liên quan đến con người, bài tự
vẽ thì chưa đẹp, đa số sao chép trong sách giáo khoa hoặc trong các sách khác.
Bản thân là giáo viên dạy môn mỹ thuật, qua các năm học vừa qua tôi đã trăn trở,
suy nghĩ rất nhiều để làm thế nào giúp các em vẽ hình tốt hơn trong phân môn vẽ tranh.
Nếu các em vẽ được hình, sắp xếp bố cục đẹp, màu sắc hài hoà có đậm nhạt thì các em vẽ
tranh được tốt hơn, khi vẽ được, vẽ tốt các em sẽ cảm thấy thích học phân môn này. Vì
thế tôi nghĩ đến việc làm thế nào để giúp học sinh học tốt hơn phân môn vẽ tranh. Đó là
những lý do chính tôi chọn và thực hiện đề tài này.
Giải pháp thay thế:
Trước vấn đề đặt ra, để giúp học sinh học tốt hơn phân môn vẽ tranh đặc biệt là trong

việc giúp các em vẽ được hình trong tranh đề tài, giáo viên cần hướng dẫn học sinh kí
họa ở nhà và biết vận dụng những bài kí họa vào vẽ tranh đề tài. Trong thời gian trực tiếp
giảng dạy bản thân tôi nhận thấy việc vận dụng kí họa vào vẽ tranh đề tài giúp học sinh
thực hành các bài vẽ tranh tốt hơn, các bài vẽ dần dần được hoàn thiện hơn.
- Đối với sáng kiến này tôi chỉ mới áp dụng và khảo sát ở khối 7. Trong chương trình học
lớp 7 chỉ có hai tiết kí hoạ điều đó thật khó cho cả giáo viên và học sinh. Tôi thiết nghĩ
chỉ có phương pháp tốt nhất là cách "mưa dầm thấm lâu".
- Ngay từ đầu năm học tôi dành riêng cho các em một ít thời gian ngoài chương trình học
để giới thiệu với các em những bước cơ bản của kí hoạ về người, vật, cây cối và phong
cảnh và sự quan trọng của nó trong vẽ tranh đề tài. Đương nhiên để giúp các em dễ hiểu
và nắm được phương pháp kí hoạ tốt hơn tôi phải kèm theo một số tranh đề tài với các
bài kí hoạ để phân tích. Sau đó tôi yêu cầu mỗi em phải có một quyển sổ tay để ghi chép
kí hoạ. Mỗi ngày phải vẽ ít nhất một dáng ( có thể là nhà, cây, người, vật ) sau một tuần
đến tiết học thì các em đem bài kí họa lên để kiểm tra, để động viên khích lệ việc học kí
hoạ này tôi thường xuyên chấm bài cuả các em, ban đầu tôi chấm theo số lượng, sau là
vừa số lượng vừa chất lượng.Tuyên dương những em chăm chỉ, chịu khó, kí hoạ đẹp
- Chuẩn bị cho bài vẽ tranh phong cảnh tôi dành 5 phút cuối để dặn các em kí hoạ phong
cảnh. Có thể là cả bài phong cảnh hoặc chỉ cây cối, nhà cửa, con đường sau đó các em
ráp lại thành bố cục của một bức tranh. Có thể kí hoạ, điểm màu nếu các em thích. Và kết
quả của bài vẽ tranh đề tài phong cảnh đạt kết quả khả quan hơn, các em vẽ nhanh hơn có
nhiều em hoàn thành bài tại lớp, những năm trước các em thường vẽ xong phần chì, Có
nhiều bài khá đẹp bởi các hình ảnh các em vẽ rất gần gũi vơi thực tế.
- Tiếp đến là bài vẽ tranh đề tài tự chọn tôi cũng cho các em làm như vậy. Qua đầu học kì
II có thêm tiết vẽ kí hoạ ngoài trời tôi hương dẫn kĩ hơn cho các em và cho các em ra
thực tế ngoài trời để vẽ.
- Phần dặn dò các em chuẩn bị cho bài sau, cũng hết sức quan trọng. Nếu quên không dặn
dò các em, các em vẫn kí hoạ nhưng có nhiều hình ảnh thường không sát với nội dung
của bài sau. Với các đề tài như trò chơi dân gian các em có thể kí hoạ vào giờ ra chơi
hoặc những lúc đi học sớm thường có rất nhiều học sinh chơi ở sân trường các em sẽ có
điều kiện hơn. Có thể kí hoạ ở nhà hoặc nhờ người làm mẫu để vẽ .Tương tự với các đề

tài an toàn giao thông và hoạt động trong những ngày hè cũng vậy. Bao giờ cũng có sự
chuẩn bị kĩ càng thì bài vẽ của các em sẽ tốt hơn, sau mỗi bài vẽ tranh đề tài tôi đều phân
tích vẽ bố cục, hình ảnh màu sắc hoặc xoáy sâu vào hình vẽ và cách kí hoạ, sắp xếp hình
ảnh kí hoạ thành một bức tranh để các em nắm chắc về cách kí hoạ cũng như việc quan
trọng phải kí hoạ và bài vẽ tự nghĩ ra của học sinh để các em thấy được sự sinh động gần
thực tế của bài vẽ lấy tư liệu từ kí hoạ.
- Thực ra ban đầu các bài vẽ kí hoạ của học sinh chưa được tốt lắm, hình vẽ còn méo mó
chưa đúng về hướng, về hình và tỉ lệ.Tuy nhiên sau mỗi lần chấm bài góp ý cho các em,
tôi thấy các bài sau các em vẽ khá hơn và đến bây giờ sau gần một năm thực nghiệm
nhiều em đã nhuần nhuyễn việc vẽ kí hoạ và đương nhiên các bài vẽ tranh đề tài của các
em cũng đẹp hơn so với trước. Đa số các em cũng cảm thấy thích vẽ tranh đề tài và có
nhiều điểm tốt khi vẽ tranh đề tài. Đó chính là kết quả sau một năm tự rèn luyện và nỗ lực
của các em. Tôi quyết định vận dụng cho các em học kí hoạ ngoài giờ học ở trường, có lẽ
như vậy sẽ tốt cho các em lẫn giáo viên, các em sẽ rèn luyện được mắt quan sát, nhận xét,
ước lượng tỉ lệ và biết cách sắp xếp bố cục xây dựng hình tượng trong vẽ tranh đề tài,
điều đó sẽ giúp chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao hơn.
Vấn đề nghiên cứu: Lựa chọn phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt hơn phân môn
vẽ tranh ở lớp 7 có nâng cao kết quả học tập của học sinh không?
Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt hơn phân
môn vẽ tranh ở lớp 7 sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
- Tôi lựa chọn học sinh lớp 7A và lớp 7B trường THCS Lê Khắc Cẩn để nghiên cứu vì
hai lớp này đều là các lớp cơ bản A của nhà trường, tỉ lệ giới tính cũng gần tương đồng
nhau, đặc biệt là kết quả học tập môn Mĩ thuật lớp 6 và học kì 1 lớp 7 tương đương
nhau.
- Cả hai lớp trên đều do tôi trực tiếp giảng dạy.
2. Thiết kế
- Chọn lớp 7A làm lớp thực nghiệm, lớp 7B là lớp đối chứng. Tôi dùng bài Vẽ tranh:
“Tranh phong cảnh” làm bài thực hành trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình

của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T- test để kiểm
chứng sự chênh lệch trung bình về điểm số của hai nhóm trước khi tác động
Kết quả như sau:
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 6 6,3
P= 0,135
Ta thấy p= 0,135> 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch về điểm số trung bình của hai
nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Tôi lựa chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương tương
Nhóm
Kiểm tra trước tác
động
Tác động
Kiểm tra sau tác
động
Thực nghiệm 01
Dạy học có sử
dụng ph¬ng ph¸p
míi
03
Đối chứng 02
Dạy học kh«ng sử
dụng ph¬ng ph¸p
míi
04
Ở thiết kế này tôi dùng phép kiểm chứng t-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
a. Sự chuẩn bị bài của giáo viên:
- Ở lớp 7B - lớp đối chứng: Giáo viên giảng dạy theo các phương pháp thông thường.
- Ở lớp 7A - lớp thực nghiệm: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tự ký họa, khi lên lớp

giảng bài giáo viên dùng phương pháp kết hợp áp dụng các bài vẽ ký họa vào bài vẽ tranh
đề tài cụ thể.
b. Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và
theo thời khóa biểu để đảm bảo khách quan.
4. Đo lường
- Bài thực hành trước tác động là bài Vẽ tranh: “Tranh phong cảnh” môn Mĩ thuật lớp 7
chưa áp dụng phương pháp mới.
- Bài thực hành sau tác động là bài Vẽ tranh: “Đề tài cuộc sống quanh em” môn Mĩ thuật
lớp 7 đã áp dụng phương pháp mới.
- Tiến hành thực hành và chấm bài: Việc chấm bài được thực hiện theo biểu điểm đánh
giá chung của bộ môn Mĩ thuật.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 7,21 8,09
Độ lệch chuẩn 0,93 0,72
Giá trị p của t- test 0,00003
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn( SMD)
0,9
Như trên đã chứng minh: kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động
kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng t-test cho kết quả p= 0,00003, đây là kết
quả rất có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao
hơn nhóm đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Giá trị SMD = 0,9, theo bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có
sử dụng phương pháp mới đến kết quả là lớn.
Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình của 2 lớp 7A, 7B trước và sau tác động
V. BÀN LUẬN
- Kết quả của bài thực hành sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là

8,09 , của nhóm đối chứng là 7,21. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp thực
nghiệm và đối chứng có sự khác biệt rõ rệt. Lớp thực nghiệm có điểm cao hơn lớp đối
chứng.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài thực hành là 0,9. Điều này có
nghĩa mức độ ảnh hưởng của biện pháp tác động là lớn.
- Phép kiểm chứng t-test điểm trung bình bài thực hành sau tác động của hai lớp là
p= 0,00003. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không
phải do ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.
* Hạn chế và hướng khắc phục
Nghiên cứu sử dụng phương pháp giúp học sinh học tốt hơn phân môn vẽ tranh là một
giải pháp tốt nhưng để sử dụng hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải có trình độ, kiến thức
vững vàng để hướng dẫn học sinh. Học sinh phải là những học sinh khá giỏi, có ý thức tự
giác trong quá trình học tập.
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
- Kết luận: Việc sử dụng “Phương pháp giúp học sinh học tốt hơn phân môn vẽ tranh cho
học sinh lớp 7” trường THCS Lê Khắc Cẩn đã nâng cao kết quả học tập môn Mĩ thuật
của học sinh.
- Khuyến nghị:
Với giáo viên: không ngừng học hỏi,tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, sử
dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, theo dự án Việt- Bỉ
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2010.
2. Sách “Tự học vẽ” - HS Phạm Viết Song - NXB Giáo Dục
3. Sách “Kí họa tĩnh vật” - HS Gia Bảo- NXB Mĩ Thuật
4. Sách giáo khoa Mĩ thuật 7
5. Sách giáo viên Mĩ thuật 7- NXB giáo dục
VI. PHỤ LỤC
* Phụ lục 1: Yêu cầu của bài thực hành 2 tiết ( Sau tác động)
Vẽ một bức tranh “Đề tài cuộc sống quanh em”, màu sắc tự chọn.

* Phụ lục 2: Đáp án và biểu điểm chấm bài thực hành
Đáp án Điểm
1. Nội dung: Vẽ đúng nội dung đề tài 1,0
2. Bố cục:
- Chặt chẽ, hợp lý
- Vẽ đúng “Luật xa gần”
1,5
1,0
3. Hình vẽ:
- Tương đối chuẩn tỉ lệ 0,5
- Tương đối chính xác các động tác, tư thế
- Vẽ hình đúng “Luật xa gần”
0,75
0,75
4. Màu sắc:
- Hài hòa thuận mắt
- Phong phú về màu
- Có mảng đậm, mảng nhạt, vẽ theo “Luật xa gần”
1,0
1,0
0,5
5. Trình bày đẹp, rõ ràng, cân đối, thuận mắt 1,0
6. Bài vẽ có sự sáng tạo 1,0
* Phương pháp “giúp học sinh học tốt hơn phân môn vẽ tranh” áp dụng vào thực tế giảng
dạy tiêt 11;12 môn Mĩ thuật 7:
Ngày soạn: 4/11/2011
Ngày dạy : 5;12/11/2011
Tiết 11;12: Vẽ tranh
đề tài cuộc sống quanh em
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

* Kiến thức: Học sinh nắm được các hoạt động của cuộc sống xung quanh ta, từ hoạt
động đó HS biết chắt lọc và vẽ thành tranh đề tài.
Biết chọn góc cảnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh.
*Kỹ năng: Rèn luyện khả năng vẽ tranh
*Thái độ: Giúp học sinh thêm yêu mến các hoạt động trong cuộc sống thông qua tranh
vẽ.
II. CHUẨN BỊ
- GV:
+ Máy chiếu đa năng
+ Sưu tầm tranh về đề tài cuộc sống xung quanh ta, sưu tầm ảnh đẹp chụp về hoạt
động của con người.
+ Một số tranh về đề tài cuộc sống của học sinh
- Học sinh: Có đủ giấy vẽ, vở vẽ, bút chì, bút màu, tẩy,…
- Phương pháp:
+ Phương pháp trực quan
+ Phương pháp vấn đáp.
+ Phương pháp hoạt động nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1.Ổn định lớp
Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy chọn bố cục hợp lý nhất, vì sao ?
Đáp án : HS dùng phương pháp loại trừ chọn bố cục 3 là bố cục hợp lý nhất.
1 2 3
3. Giới thiệu bài
Cuộc sống quanh em là một đề tài rất đa dạng và phong phú Vẽ một bức tranh về
đề tài “Cuộc sống quanh em” chính là nội dung bài học ngày hôm nay.
4. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ

GHI BẢNG VÀ MINH HỌA
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học
sinh tìm và chọn nội dung đề tài.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
Đề tài và nội dung rất phong phú,
+ GV yêu cầu HS đưa ra những bài
vẽ ký họa trong một tuần vừa qua.
+ GV gọi HS trình bày lại những ý
tưởng của mình khi thực hiện những
bài ký họa đó.
+ GV gọi HS nhận xét bài của bạn.
+ GV nhận xét những điểm được
và chưa được trong bài vẽ của HS.
+ GV hướng dẫn HS cách lắp ghép
các dáng ký họa đẹp vào trong bài
vẽ.
+ GV cho HS quan sát một số
tranh lao động.
?) Những bức tranh trên vẽ về
những hoạt động gì ?
DKTL : HS nhìn tranh trả lời.
?) Những hoạt động trên thường
diễn ra ở đâu ?
DKTL : Diễn ra ở cuộc sống xung
quanh ta.
?) Em hãy lấy một số ví dụ về nội
dung đề tài này ?
đa dạng.
DKTL: Chủ đề nhà trường, gia đình,
xã hội.

+ GV cho HS quan sát một số tranh
minh họa trong SGK
+ GV hướng dẫn HS hoạt động
nhóm( 3 phut)
Yêu cầu : Nhận xét nội dung, bố
cục, màu sắc trong 3 bức tranh :
Nhóm 1 : Tranh ‘ Để mãi mãi màu
xanh’
Nhóm 2 : Tranh ‘ Dòng suối trong
lành’
Nhóm 3 : Tranh ‘ Học vẽ’
HS thảo luận nhóm bàn.
+ GV gọi đại diện nhóm trả lời
+ GV cho HS quan sát, phân tích
một số tranh trong SGK
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học
sinh cách vẽ.
?) Nêu các bước vẽ tranh đề tài?
II. Cách vẽ
1- Tìm và chọn nội dung đề tài
2- Tìm bố cục
3- Vẽ hình, sửa hình
4- Vẽ màu

DKTL: 4 bước:
1- Tìm và chọn nội dung đề tài
2- Tìm bố cục
3- Vẽ hình, sửa hình
4- Vẽ màu
? Khi vẽ màu cần chú ý những điều

gì?
DKTL:
- Khi vẽ màu cần chú ý vẽ theo
đúng luật xa gần: Gần: màu sắc tươi
sáng, rõ ràng, ở xa mờ dần.
- Không sử dụng mảng lớn bằng
màu đen
- Không để mảng nào trắng giấy.
GV hướng dẫn HS sử dụng màu sắc
theo cảm nhận riêng của từng em.
III. Thực hành: Vẽ một bức tranh đề
tài cuộc sống quanh em
IV. Thu bài, nhận xét đánh giá.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học
sinh làm bài
- GV luôn quan sát, chú ý tới từng
học sinh; gợi ý, gợi mở cho các em
về:
+ Bố cục
+ Nội dung
+ Màu sắc
GV hướng dẫn HS cách vẽ màu theo
‘ Luật xa gần’
+ GV hướng dẫn các bước vẽ
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả
học tập
- GV thu một số bài vẽ sau đó GV
cùng HS nhận xét về:
+ Nội dung: Nêu lên hình ảnh
đặc trưng của cuộc sống

+ Tranh có bố cục hợp lý,
hình vẽ chuẩn, màu đẹp.
+ Màu sắc thể hiện đẹp,
phong phú,…
+ Bài vẽ sáng tạo.
+ GV xếp loại bài, cho điểm
- GV tuyên dương những bài
vẽ đẹp, động viên khích lệ những
bài vẽ còn kém.

×