Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

kiểm soát ô nhiễm ngành nhiệt điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.99 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN
MÔN: KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
Chủ đề:
“ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN”
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hà
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1- 53KHMT
1. Lê Thị Ngọc Anh
2. Nguyễn Đức Anh
3. Nguyễn Ngọc Anh
4. Nguyễn Thị Bích
5. Hà Thị Bình
Hà Nội, 12/2011
MỞ ĐẦU
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu về năng
lượng nói chung, điện năng nói riêng đang trở nên bức bách. Với đất nước ta
hiện nay, năng lượng điện được sản xuất từ hai nguồn chính là thủy điện và
nhiệt điện.Với các nhà máy thủy điện như Hòa Bình, Thác Bà, Trị Anh…, do
đặc điểm thủy văn của sông ngòi nước ta nên điện năng phát ra từ các nhà máy
thủy điện không được đều. Lượng điện phát trong năm tháng mùa mưa chiếm
60% lượng điện năng trung bình năm của nàh máy, trong khi đó thì các tháng
mùa khô công suất phát trung bình chỉ đạt 30- 35% công suất của nhà máy. Vào
các tháng cuối mùa khô, đầu mùa lũ công suất khả dụng của nhà máy thủy điện
bị giảm nhiều do mức nước hồ giảm thấp. Vì vậy, hiện nay, hẹ thống điện Việt
Nam thường xảy ra tình trạng thiếu điện vào các tháng mùa khô và thiếu công
suất vào các tháng đầu mùa lũ.
Còn với các nhà máy nhiệt điện, chúng có ưu điểm là chi phí đầu tư xây
dựng thấp, thời gian xây dựng ngắn, khi vận hành không phụ thuộc nhiều về
điều kiện của thiên nhiên nên các nhà máy nhiệt điện được xây dựng nhiều tại
nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Vì vậy điện năng do các nhà máy


nhiệt điện sản xuất ra vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống điện Việt Nam.
Nhiệt điện nước ta hiện nay chủ yếu được sản xuất từ than đá và khí thiên
nhiên. Trong đó các nhà máy nhiệt điện phía Bắc như Phả Lại - công suất 1040
MW, Uông Bí - công suất 710MW… đều dùng than của các mỏ than tại Quảng
Ninh, các nhà máy trong miền Nam như Phú Mỹ - công suất 2450MW, Bà Rịa -
công suất 210MW… sử dụng khí đốt lấy từ khu mỏ Bạch Hổ.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất
nước ngành nhiệt điện ra đời đã có những tác đông đáng kể đến môi trường, con
người và hệ sinh thái nói chung. Để có những hiẻu biết rõ hơn về vấn đề này
nhóm chúng em đã nghiên cứu nội dung: “ kiểm soát ô nhiễm ngành nhiệt
điện”
NỘI DUNG
1. Hoạt động của nhà máy nhiệt điện
Sơ đồ công nghệ hoạt động của nhà máy nhiệt điện
Nhiên liệu
Lò hơi
Điện năng
Hơi nước áp suất cao
Tua bin máy phát điện
Nước ngưng tụ
Thiết bị ngưng tụ
Lượng hơi còn lại
Hơi trung áp, thấp áp
Nước châm thêm
Nhiệt độ
Thuyết minh công nghệ:
Nhiên liệu chính để sản xuất điện và hơi là than, dầu, khí đồng hành và các
chất có thể cháy khác.
Than đá được khai thác tại các mỏ than theo đường sông hoặc đường sắt tập
kết tại kho và được vận chuyển đến phân xưởng lò bằng hệ thống các băng tải.

Tại phân xưởng lò than được đập vụn, sấy khô rồi nghiền mịn bằng hệ thống
các máy nghiền. Máy nghiền thường dùng là loại máy nghiền bi, việc nghiền và
sấy than thực hiện trong thùng nghiền than bột theo nguyên tắc va đập. Hỗn hợp
bột than và gió sấy ra khỏi thùng nghiền là khoảng 130
o
C được quạt máy nghiền
hút về phân ly thô tại đây những hạt than thô hơn tiêu chuẩn theo đường hoàn
nguyên trở về máy nghiền để nghiền lại. Sau khi ra khỏi phân ly thô hỗn hợp
than bột không khí được đưa vào phân ly mịn tại đây than bột được tách ra khỏi
không khí theo nguyên tắc ly tâm và đưa vào phễu than bột hoặc vào vít truyền
than bột để đưa ra lò khác. Không khí ra khỏi phân ly mịn còn chứa 10 ¸15%
than quá mịn sẽ được quạt máy nghiền đẩy vào các vòi đốt phụ đặt ở 4 góc lò.
Than bột được các máy cấp than bột thổi vào buồng lửa qua các vòi đốt với
nhiệt độ trên 400
o
C. Các vòi đốt được bố trí xung quanh buồng đốt, thông
thường có từ bốn đến tám vòi đốt. Trong buồng lửa than được đốt độc lập hoặc
được đốt kèm với dầu FO lúc khởi động lò. Than đá được đốt cháy, nhiệt năng
toả ra đốt nóng dòng không khí, cung cấp nhiệt năng cho lò hơi biến nước thành
hơi.
Một số nguyên liệu được sử dụng là nước đã khử khoáng và một số phụ gia
cần thiết như Hygen (chất tẩy oxy) và chất tẩy gỉ. Amin sẽ được đưa vào nước
để khử khoáng.
Khi nước khử khoáng được đốt nóng ở nhiệt độ cao trở thành hơi áp suất
cao, sau đó hơi nóng chuyển động sẽ đẩy tua bin hoặc máy phát điện quay đạt
vận tốc xác định.
Các tua bin máy phát sẽ sản sinh ra điện năng và hơi nước ở các mức áp suất
thấp hơn. Điện năng sẽ được cấp vào lưới điện 220KV nới với trạm biến thế sau
đó tải vào đường dây 22KV để cung cấp năng lượng cho các nhà máy.
Các loại hơi với áp suất thấp hơn sẽ truyền đến các nhà máy khác để tái sử

dụng phục vụ sản xuất.
2. Sơ đồ dòng vật chất
Hoạt động của nhà máy nhiệt điện
1
2
5
4
3
1. Nhiên liệu: than, dầu nặng FO, NH
3
, MgO và các chất có thể cháy được khác
2. Nguyên liệu: nước đã khử khoáng bằng Amin, nước lọc và một số phụ gia
cần thiết khác như hygen (chất tẩy oxi) và chất tẩy gỉ.
3. Khí thải:
- Bụi;
- Các khí thải từ lò đốt nhiện liệu như: SO2, NOx…;
- Khí thải từ Tua bin, mô tơ, …
- Tiếng ồn
4. Nước thải:
- Nước thải từ hệ thống làm mát, dây chuyền ngưng tụ hơi nước.
- Nước thải từ quá trình khử lưu huỳnh;
- Nước thải từ đáy bồn chứa dầu;
- Nước thải từ hoạt động vệ sinh nồi hơi, thiết bị
- Nước thải từ hệ thống tái sinh nhựa àm mềm nước cấp cho nồi hơi.
5. Chất thải rắn:
- Tro khô sinh ra trong quá trình đốt than Bitum, dầu và các nhiên liệu khác
3. Tác động của nhà máy nhiệt điện
3.1. Tác động đến các thành phần môi trường
a. Tác động đến môi trường nước :
- Nước làm mát: Nhà máy nhiệt điện sử dụng một khối lượng lớn nước

làm mát. Sau khi sử dụng, nhiệt độ nước sẽ tăng lên, vì vậy, nước sẽ được giải
nhiệt trong tháp làm lạnh trước khi thải ra môi trường hoặc được tái sử dụng
một phần trong hệ thống xử lý khí thải chứa lưu huỳnh (FGD). Nước thải có
nhiệt độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước, giảm nồng độ ôxy hoà tan
trong nước (DO); ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học; ảnh hưởng đến tốc độ
phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong nước.
- Nước thải từ quá trình xử lý khí thải chứa lưu huỳnh bị ô nhiễm kiềm,
chất rắn lơ lửng (MgSO
3
, MgSO
4
) và có nhiệt độ cao. Nồng độ chất rắn lơ lửng
(SS) trong nước thải này thường khoảng 3.000 mg/l, nhu cầu ôxy sinh hoá
(COD) khoảng 1.600 mg/l.
- Nước thải vệ sinh thiết bị nồi hơi: Vệ sinh nồi hơi để rửa sạch cặn lắng
bằng axít clohydric được tiến hành định kỳ không thường xuyên. Nước thải
trong quá trình vệ sinh chứa hợp chất sắt và các kim loại khác.
- Nước thải từ quá trình tái sinh các hạt nhựa trao đổi ion có chứa axít
hoặc xút. Loại nước thải này nếu không được xử lý sẽ làm thay đổi tính chất hoá
lý của vùng nước tiếp nhận và gây ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh vật tại khu
vực thải.
- Nước thải từ sàn lò thu hồi nhiệt, hệ thống thiết bị, bồn chứa dầu, thiết
bị điện, xưởng sửa chữa, trạm nén khí và tua bin : Nước thải loại này có chứa
dầu mỡ. Nếu không được xử lý nước thải chứa dầu mỡ sẽ tạo ra màng trên bề
mặt nước làm giảm sự trao đổi ôxy giữa nước và không khí. Mặt khác dầu có
khối lượng phân tử lớn bám dính vào hạt lơ lửng trong cột nước và lắng đọng
xuống đáy sông rạch gây ảnh hưởng đến sinh vật đáy.
b. Tác động đến môi trường không khí
- Khi vận hành nhà máy, các yếu tố có khả năng gây ô nhiễm môi trường
không khí như sau:

+ Việc đốt than để sản xuất điện sẽ tạo ra khói thải có chứa nhiều bụi than
các khí độc hại như SO
2
, NO
x
, CO và các hydrocacbon bay hơi.
+ Các hợp chất hữu cơ bay hơi do sự rò rỉ trong quá trình rót, nạp, xuất
nhiên liệu, vận chuyển bằng bơm, đường ống, van và khí chứa trong các bể
chứa,…
+ Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải cũng chứa các chất ô
nhiễm
như bụi than, SO
2
, NO
x
, CO, CO
2
, VOC và hơi chì.
+ Mùi hôi của amôniắc, hyđrafin và dầu mỡ từ khu vực các bình chứa.
Trong các yếu tố này, khói thải từ lò hơi là nguồn chủ yếu.
- Tiếng ồn: Đặc trưng của ngành nhiệt điện là sử dụng các máy móc, thiết
bị có công suất lớn nên thường phát sinh tiếng ồn có cường độ cao: như tua bin
hơi nước, máy phát điện, từ các van xả hơi nước, băng tải chuyền than, máy
nghiền than xỉ
- Môi trường vi khí hậu: Quá trình đốt nhiên liệu của nhà máy sẽ sản sinh
ra một lượng nhiệt lớn. Một phần lượng nhiệt này sẽ qua một quá trình để biến
đổi thành điện năng phát lên lưới Hệ thống điện Quốc gia, một phần còn lại sẽ
bị thất thoát ra môi trường bên ngoài. Theo kết quả tính toán chu trình nhiệt nhà
máy, lượng nhiệt hữu ích biến đổi thành điện năng chỉ chiếm khoảng 40% (hiệu
suất nhiệt của nhà máy). Như vậy, lượng nhiệt thất thoát vào khoảng 60%.

Lượng nhiệt thất thoát này một phần tác động trực tiếp đến môi trường không
khí do quá trình toả nhiệt của lò hơi và các thiết bị khác, một phần tác động gián
tiếp thông qua quá trình toả nhiệt tại bình ngưng. Bên cạnh đó, còn một lượng
nhiệt không nhỏ toả ra môi trường từ công tác làm mát máy móc thiết bị trong
nhà máy. Nhiệt toả ra môi trường không khí từ lò hơi và các thiết bị khác sẽ gây
ra tác động nhiệt trước hết đối với môi trường không khí bên trong nhà (vi khí
hậu) làm môi trường không khí tại đây nóng lên, gây ảnh hưởng trực tiếp đến
người công nhân vận hành và đến các thiết bị của nhà máy. Về mùa hè, nhiệt độ
không khí trong nhà máy có thể lên tới 38÷40
o
C
c. Tác động đến môi trường đất
Việc xây dựng Nhà máy Nhiệt điện sẽ tác động tới môi trường đất trong
khu vực. Ðất bị tác động chính do công việc đào lắp và bị xói mòn. Việc đào
đắp ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, cảnh quan
môi trường. Xói mòn sẽ tạo ra độ lắng sông ngòi, cống rãnh thoát nước và có
thể gây úng ngập, giảm chất lượng nước mặt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới
nước. Ngoài ra do ảnh hưởng của khí thải, nước thải của nhà máy cũng gây nên
ô nhiễm đất và cây trồng.
d. Chất thải rắn
Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động của nhà máy nhiệt điện
chủ yếu từ các nguồn sau:
- Tro khô sinh ra trong quá trình đốt than, dầu hoặc nhiên liệu khác để
cung cấp nhiệt cho nồi hơi;
- Tro khô từ hệ thống lọc bụi tĩnh điện;
- Tro ướt ở đáy nồi hơi;
- Bùn khô từ nhà máy xử lý nước thải sau khi xử lý khí thải;
- Gỗ, giấy, giẻ lau.
Khi thải vào môi trường, các chất thải này sẽ bị phân huỷ hoặc không bị
phân huỷ làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợpchất vô cơ,

hữu cơ độc hại, làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ vi sinh vật đất, các
sinh vật thuỷ sinh trong nước hay tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi
phát triển và là nguyên nhân gây nên các dịch bệnh.
Trong các yếu tố trên thì tro xỉ có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối
với môi trường nhất. Vì trong tro xỉ thải ra có chứa một số kim loại nặng có độc
tính cao (Mn, Cr, Cu, Hg, As, Pb, ), nước trong bãi xỉ thường có hàm lượng
cặn, kim loại, độ cứng cao, độ ôxy hoà tan giảm và chứa nhiều các khoáng chất
như: SO
2
, HCO
3
-
, CL
-
, CO
3
2-
e. Ô nhiễm nhiệt
Ô nhiễm nhiệt trong quá trình hoạt động của nhà máy nhiệt điện cần phải
được đánh giá nhằm đề xuất các biện pháp giảm thiểu. Nhiệt phát sinh chủ yếu
từ các nguồn sau đây:
- Sự truyền nhiệt từ các nồi hơi và của các máy móc thiết bị sử dụng hơi
và của hệ thống đường ống dẫn hơi, khí nóng.
- Sự rò rỉ hệ thống đướng ống dẫn hơi, các van, mối nối trên hệ thống
đường ống.
Tổng các nhiệt lượng này tỏa ra không gian nhà xưởng rất lớn làm nhiệt
độ trong xưởng tăng cao hơn so với nhiệt độ bên ngoài, gây ảnh hưởng tới quá
trình hô hấp của cơ thể con người, tác động xấu tới sức khỏe và năng suất lao
động của công nhân. Ngoài ra, nhiệt độ cao còn có tiềm năng gây ra các sự cố
cháy nổ.

3.2. Tác động đến môi trường sinh thái
Trong quá trình hoạt động của nhà máy nhiệt điện, việc phát thải các chất
ô nhiễm nước, không khí, các chất thải rắn vào môi trường tiếp nhận gây nên
những tác động có hại tới các hệ sinh thái. Tùy theo dạng chất thải và môi
trường tiếp nhận mà các hệ sinh thái có thể bị tác động khác nhau, cụ thể như
sau:
- Hệ sinh thái dưới nước: Các nguồn nước thải từ Nhà máy nhiệt điện khi
thải vào nguồn nước sẽ làm cho chất lượng bị xấu đi (nhiệt độ tăng, nồng độ
một số chất ô nhiễm gia tăng, đặc biệt là dầu mỡ ), gây ảnh hưởng tới sự sống
của hầu hết các loài thủy sinh và thậm chí gây cạn kiệt một số loài có giá trị
kinh tế (tôm, cá).
Việc gia tăng nhiệt độ nước tại khu vực xả sẽ làm giảm lượng ôxy hoà tan
trong nước và làm giảm tỉ trọng nước. Điều này ảnh hưởng rõ rệt tới bản chất
vật lý của hệ sinh thái nước, từ đó tác động tiêu cực tới đời sống thuỷ sinh trong
khu vực. Dưới điều kiện nhiệt độ nước tăng cao, một số loài thuỷ sinh kém chịu
nhiệt sẽ bị tiêu diệt. Trong khi đó, một số loài chịu nhiệt sẽ gia tăng về số lượng
dẫn tới thay đổi cấu trúc cộng đồng sinh vật. Ở nhiệt độ cao, tốc độ hô hấp và
phát triển của thuỷ sinh có thay đổi dẫn đến thay đổi tốc độ hấp thụ dinh dưỡng
của sinh vật, chu kỳ sinh sản và phát triển cũng thay đổi. Khi gia tăng nhiệt độ
nước, tốc độ hô hấp và tuần hoàn của cá tăng theo để hấp thụ ôxy nhằm đáp ứng
việc tăng tốc độ chuyển hoá. Một số loài cá sống trong điều kiện nước lạnh có
khả năng chịu được dao động nhiệt độ nước từ 12÷15
o
C nhưng ở nhiệt độ cao
lại dễ bị chết. N hư vậy, việc tăng nhiệt độ nước làm cho tính đa dạng giảm dần,
đồng thời số lượng lại có sự gia tăng.
- Hệ sinh thái trên cạn: Bụi, khí thải, nước thải, chất thải rắn phát sinh từ
Nhà máy nhiệt điện sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến các hệ sinh thái trên
cạn. Hầu hết các chất ô nhiễm chứa trong khí thải, nước thải, chất thải rắn và
các chất thải nguy hại đều có tác động xấu đến đời sống của động, thực vật ;

làm cho cây trồng chậm phát triển, đặc biệt là các khí axit gây tác hại đến các
loại rau, đậu, lúa, ngô, các loại cây ăn trái và các loại cây cảnh. Các chất ô
nhiễm không khí như bụi than, SO
2
, NO
2
, CO, THC và Aldehyt, ngay cả ở nồng
độ thấp cũng làm chậm quá trình sinh trưởng của cây trồng, ở nồng độ cao làm
vàng lá, hoa quả bị lép, bị nứt, và ở mức độ cao hơn cây sẽ bị chết.
3.3. Tác động đến môi trường kinh tế xã hội
a. Tác động đến chất lượng cuộc sống con người
* Sức khoẻ cộng đồng
Ðối với Nhà máy Nhiệt điện, tất cả các nguồn gây ô nhiễm trong quá
trình hoạt động đều có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ
của con người trong vùng hoạt động của nhà máy nhiệt điện. Tuỳ thuộc vào
nồng độ và thời gian tác dụng của các chất ô nhiễm mà mức độ tác hại của
chúng đối với sức khoẻ cộng đồng sẽ khác nhau.
* Kinh tế xã hội
Quá trình hình thành và sự hoạt động của một dự án công nghiệp như
Nhà máy Nhiệt điện có một ý nghĩa kinh tế xã hội rất to lớn cho khu vực nói
riêng và cho đất nước nói chung. Trước tiên là việc góp phần tạo ra công ăn việc
làm và nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng, là nguồn thu hút lao động
lớn và giải quyết việc làm không chỉ cho người dân địa phương, tạo nên cảnh
quan mới với tiến trình đô thị hoá nhanh hơn. Ðiều này cũng góp phần làm tăng
dân trí và ý thức văn minh đô thị cho nhân dân trong khu vực.
b. Tác động đến tài nguyên và môi trường do con người sử dụng
* Cấp thoát nước
Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy Nhiệt điện thường lớn nên đều phải
khoan giếng hoặc đào giếng để khai thác nước ngầm phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt của nhà máy. Việc khai thác nước ngầm có nguy cơ gây nên sự cạn

kiệt nguồn nước ngầm vào mùa khô, dân cư trong khu vực sẽ không đủ nước
dùng và từ đó kéo theo hàng loạt các tác động tiêu cực khác.
Ðối với vấn đề thoát nước, nhà máy nhiệt điện có thể làm gia tăng mức
chịu tải của hệ thống thoát nước tập trung hoặc làm gia tăng lưu lượng và dòng
chảy, làm ô nhiễm các sông tiếp nhận nước thải.
*Giao thông vận tải
Sự hình thành và hoạt động của nhà máy nhiệt điện sẽ góp phần cùng với
các hoạt động khác trong khu vực làm cho tình trạng vệ sinh đường phố, bụi
tăng lên do các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu. Mật độ giao thông
trong khu vực tăng lên làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy vậy,
chính sự phát triển của dự án cũng sẽ góp phần cải thiện hệ thống đường cũng
như thúc đẩy quá trình đô thị hoá trong khu vực.
c. Công trình văn hoá lịch sử
Các công trình văn hoá lịch sử trong khu vực có thể bị tác động cần được
mô tả và đánh giá cụ thể về các mặt: địa điểm, loại công trình, niên đại và giá trị
tinh thần cũng như vật chất của công trình. Việc đánh giá tác động của dự án đối
với các công trình văn hoá lịch sử và khảo cổ phải đề cập tới các tác động gây
nứt nẻ, lún sụt công trình và đồng thời kiến nghị kế hoạch và biện pháp bảo vệ
các công trình văn hoá lịch sử trong khu vực dự án.
4. Các biện pháp kiểm soát tác động tiêu cực đến môi trường trong quá
trình hoạt động của nhà máy nhiệt điện
4.1. Biện pháp kỹ thuật
a. Giảm thiểu tác động tiêu cực của khí thải.
*Giảm thiểu ô nhiễm do nhiệt toả ra môi trường không khí
Nhiệt độ trong môi trường lao động tại các khu vực như phân xưởng lò
hơi, tua bin, khu vực gia nhiệt và các khu vực có đường ống dẫn hơi đi qua có
thể lên tới 35 -40
o
C. Các biện pháp giảm thiểu cơ bản sẽ được áp dụng là:
- Giải pháp kiến trúc nhà xưởng hợp lý: Thiết kế nhà xưởng có độ thông

thoáng cần thiết để lưu thông không khí giữa khu vực sản xuất và môi trường
xung quanh.
- Các đường ống tải môi chất có nhiệt độ cao như đường ống hơi, nước
cấp, đường ống dầu, bể chứa dầu, ống khói và các van làm việc với môi chất
đều được bọc các lớp bảo ôn cách nhiệt đạt tiêu chuNn quy định.
- Thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế ô nhiễm bên trong công
trình như tổ chức thông gió kết hợp với hệ thống điều hoà không khí cho công
trình.
- Căn cứ vào phương án kiến trúc và tính năng sử dụng của công trình, hệ
thống điều hoà không khí và hệ thống thông gió sẽ được tính toán, thiết kế bảo
đảm các thông số kỹ thuật theo yêu cầu của công trình, phù hợp với các tiêu
chuNn Qui phạm Việt N am hiện hành và mang tính hiệu quả kinh tế cao.
- Hệ thống điều hoà nhiệt độ: Trong các phòng vi tính, phòng điều khiển,
phòng thiết bị điện sẽ được lắp đặt điều hoà nhiệt độ để ổn định nhiệt độ và độ
Nm trong phòng. Hệ thống điều hoà trung tâm sẽ được lắp đặt tại khu vực nhà
hành chính.
- Hệ thống thông gió bao gồm: Hệ thống thông gió cưỡng bức độc lập
cho từng khu vực như: các phân xưởng sản xuất chính, khu vực các thiết bị
điện, khu vực chuNn bị hoá chất, khu vực trạm hyđro, khu vực trạm bơm nước
tuần hoàn, và hệ thống hút thải gió cưỡng bức cho các khu vệ sinh.
*Giảm thiểu sự phát tán khí thải
Thay đổi hệ thống ống khói để giảm mức phát thải ra môi trường xung
quanh:
Để giảm thiểu sự phát thải khí thải ra môi trường trước hết cần xây dựng
ống khói có chiều cao phù howpjtrong mối tương quan với lưu lượng, nồng độ
khí thải, đại hình và điều kiện khí hậu của khu vực.
Chiều cao ống khói tối ưu sẽ giúp khuyếch tán tối đa chất ô nhiễm trong
khí quyển, nồng độ chất ô nhiễm (bụi, khí) khi “tiếp đất” tại một điểm sẽ ở
mức không gây nguy hại tới đời sống sinh vật và con người. Các nhà máy Nhiệt
điện Phả Lại, Uông Bí mở rộng đều xây dựng ống khói với chiều cao 200m.

Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình đã xây ống khói mới với chiều cao 130m thay
cho ống khói cũ(cao 80m).
Sử dụng thiết bị xử lý khí thải nhà máy:
Ô nhiễm không khí ở Nhà máy nhiệt điện chủ yếu là do khí thải từ nồi
hơi đốt than (hoặc đốt dầu, đốt nhiên liệu khác ) và các dạng khí đặc trưng phát
ra từ dây chuyền công nghệ. Vì vậy, sơ đồ kiểm soát khí thải từ lò hơi đốt than
đã được đưa ra như sau:
Khí thải/ Thu hồi nhiệt
Nước nóng MgO
Bể chứa Mg(OH)
2
Lọc bụi tĩnh điện
Ống khói
Hệ thống khử lưu huỳnh
Bánh bùn
Nguồn tiếp nhận nước thải
Trạm xử lý nước thải tập trung của NM
Tro khô
Hệ thống khử NO
x
bằng xúc tác SCR
Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị kiểm soát khí thải như sau :
- Thiết bị lọc bụi tĩnh điện: Khí thải ra trong quá trình đốt than ở nồi hơi
được truyền qua thiết bị lọc tĩnh điện để tách bụi. Bụi được làm lạnh và lưu giữ
trong bồn chứa, sau đó vận chuyển bán cho nhà máy xi măng để tái sử dụng như
là nguyên liệu để sản xuất clinke hoặc bán cho nhà máy bê tông trộn sẵn. Hiệu
suất tách bụi có thể đạt trên 99,7%;
- Hệ thống xử lý khí thải chứa lưu huỳnh (FGD): Do than hoặc dầu FO có
lưu huỳnh, nên cần áp dụng biện pháp kiểm soát ô nhiễm do SO
2

. Hệ thống khử
lưu huỳnh trong khí thải được lắp đặt để tách oxit lưu huỳnh. Chất hấp phụ là
Magnhê hydroxit (Mg(OH)
2
) (nồng độ 20%) - được tạo ra bằng cách hoà MgO
vào nước nóng. Hiệu suất tách lưu huỳnh có thể đạt 95%;
- Kiểm soát khí thải: Hệ thống kiểm soát khí thải liên tục và tự động
(CEMS) được lắp đặt tại đỉnh ống khói để kiểm soát lượng khí thải ra. Hệ thống
này báo động nếu thành phần khí thải vượt quá tiêu chuẩn và tự động thông báo
cho người vận hành giảm bớt năng lượng thải hoặc sửa chữa thiết bị ngay để
giảm thiểu ô nhiễm.
- Thiết bị khử chọn lọc NO
x
bằng xúc tác SCR: Thành phần chính của xúc tác là
Oxit Titan (TiO
2
), tác nhân khử bổ sung là NH3/O
2
. Thiết bị SCR được bố trí
trước khi dòng khí thải đi vào thiết bị lọc bụi tĩnh điện. Hiệu suất khử NO
x
của
thiết bị SCR có thể đạt trên 80%.
VD: giai đoạn 1998-2000, Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình (nay là Cty Nhiệt
điện Ninh Bình) đã thực hiện thay toàn bộ 4 thiết bị lọc bụi nước bằng lọc bụi
tĩnh điện (hiệu suất làm việc khoảng 99%). Cuối 2006, Cty Nhiệt điện Uông Bí
cũng chính thức đưa vào vận hành thương mại 4 bộ lọc bụi tĩnh điện (hiệu suất
trên 97%)…
* Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn
-Các máy móc, thiết bị gây tiếng ồn lớn sẽ được đặt trong buồng hoặc nhà

xưởng có che chắn để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến khu vực lân cận. Bên cạnh
đó, sẽ lắp đệm chống ồn cho các máy có công suất lớn.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy móc thiết bị, tra dầu bôi trơn
máy, phát hiện kịp thời âm thanh khác thường phát ra từ máy đang hoạt động và
có biện pháp sửa chữa, thay thế phụ tùng.
- Các phòng điều khiển và vận hành trong khu vực sản xuất đều được xây
bằng tường và lợp mái bằng các vật liệu cách âm.
- Tại nhà máy sẽ lắp đặt thiết bị có mức độ ồn thấp, thiết bị giảm thanh và
vật liệu cách âm tại những nơi cần thiết (quanh tuabin và lò hơi).
- Trong quy hoạch, các thiết bị gây ồn cao sẽ được tập trung vào một khu
vực cách xa các khu vực khác.
- Tổ chức trồng vành đai cây xanh, xây tường, bồn hoa và thảm cỏ trong
khuôn viên nhà máy.
b. Giảm thiểu tác động tiêu cực nước thải
Nước thải từ nhà máy điện gồm nhiều nguồn phát sinh khác nhau, nhưng
có thể phân thành 02 loại chính: Nước thải từ hệ thống khử lưu huỳnh (FGD) và
nước thải từ các nguồn khác. Nước thải từ hệ thống khử lưu huỳnh có hàm
lượng chất rắn lơ lửng và nhiệt độ cao (khoảng 54
o
C) nên cần xử lý bằng keo tụ,
lắng và làm giảm nhiệt độ. Nước thải từ các nguồn khác pha trộn với nhau cho
thấy chỉ có pH là không đạt tiêu chuẩn, nên cần trung hoà trước khi thải ra
nguồn. Chức năng của từng công trình đơn vị xử lý nước thải như sau :
- Bể cân bằng: Bể cân bằng có nhiệm vụ điều hoà lưu lượng và nồng độ
nước thải, nhằm đảm bảo chế độ vận hành ổn định cho các công trình đơn vị
phía sau;
- Bể trộn: Bể trộn này có cấu tạo ziczac nhằm thay đổi dòng chảy, tăng
khả năng xào trộn giữa nước thải và nhôm sunfat;
- Bể trộn nhanh: Chức năng của bể trộn nhanh là tăng cường khả năng
phối trộn giữa nhôm sunfat và nước thải, cũng như tạo cơ chế phản ứng trong bể

trộn chậm phía sau;
- Bể trộn chậm: Chức năng của bể trộn chậm là tăng cường khả năng phối
trộn giữa chất trợ lắng và nước thải, nhằm liên kết chất rắn lơ lửng thành dạng
khối để đảm bảo hiệu quả lắng cao;
- Bể lắng: Thực hiện nhiệm vụ tách các chất rắn ra khỏi nước thải bằng
trọng lực. Lượng chất rắn lắng xuống đáy bể tạo thành lớp bùn;
- Máy ép bùn trục vít: Có nhiệm vụ tách nước ra khỏi bùn, tạo thành bùn
có dạng bánh để dễ tồn trữ và vận chuyển;
- Tháp làm nguội: Có nhiệm vụ làm nguội nước thải đến nhiệt độ cho
phép;
- Bể ổn định: Có nhiệm vụ ổn định nồng độ và nhiệt độ nước thải sau xử
lý, đảm bảo lưu lượng thải ổn định.
Ngoài hệ thống đường ống và bơm, tại các bể trộn sẽ có máy khuấy nhằm
tăng khả năng xáo trộn. Thiết bị chỉnh pH tự động cũng được lắp đặt nhằm điều
khiển quá trình xử lý tốt hơn.
c. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực chất thải rắn
Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn sẽ áp dụng cho nhà máy nhiệt điện như sau:
Tro ướt ở đáy nồi hơi
Nguyên liệu thô để sản xuất gạch, xi măng
Chôn lấp tại bãi rác công cộng
Đốt trong lò đốt
Chất thải sinh hoạt
Chất thải nhiễm dầu
Bánh bùn từ hệ thống FGD
Bụi tro từ hệ thống lọc tĩnh điện
d. Giảm thiểu các tác động khác
* Giảm thiểu mùi hôi
Để giảm thiểu mùi hôi của dầu mỡ và các loại hoá chất như Clo,
hydrazin, amôniắc, dự án sẽ áp dụng phương án thông gió tự nhiên và thông gió
cưỡng bức cùng với việc khống chế nhiệt độ cao. Với hệ thống thông gió như

vậy, mùi hôi trong các phân xưởng sẽ nhanh chóng phát tán vào không khí mỗi
khi nó xuất hiện.
* Giảm thiểu tác động đến môi trường do vận chuyển than
Để giảm thiểu tác động do hoạt động vận chuyển than của nhà máy, Chủ
đầu tư thực thi các biện pháp cụ thể sau:
-Băng tải than sẽ được che chắn kín để tránh gió thổi, gây bay bụi than ra
ngoài. Bố trí tuyến băng tải hợp lý tránh đi qua khu dân cư đông người.
- Tạo hành lang vận hành băng tải cũng như bố trí nhân viên bảo vệ trên
toàn tuyến băng tải một mặt là bảo vệ tránh mất mát than, mặt khác là bảo vệ
môi trường.
- Toàn bộ khu vực dây chuyền bốc dỡ, vận chuyển than từ cảng vào nhà
máy và trong nhà máy, ở những nơi không được che chắn kín và có khả năng
gây ảnh hưởng tới môi trường do bụi than sẽ được lắp các hệ thống phun bụi
thích hợp.
4.2. Biện pháp quản lý
a. Thực hiện đánh giá tác động môi trường
Trong những năm qua, tất cả các nhà máy nhiệt điện đã thực hiện công
tác đo đạc kiểm soát ô nhiễm môi trường hàng năm, thực hiện Báo cáo ĐTM;9
Năm 2006, có 11 nhà máy nhiệt điện lập Báo cáo ĐTM: Nhà máy nhiệt điện
Mạo Khê, Cà Mau, Ô Môn 3, Mông Dương 2, Vũng Áng, Uông Bí, Mông
Dương 2, Nhơn Trạch 1, Ô Môn 4,Vĩnh Tân 1, nhiệt điện Thăng Long (Nhà
máy nhiệt điện Ô Môn 3 không được phê duyệt Báo cáo do chuyển sang đốt
bằng dầu có mức ô nhiễm vượt TCCP đến 2,5 lần)
b. Tiến hành quan trắc và phân tích, đánh giá diễn biến môi trường
-Các thành phần môi trường cần quan trắc: Môi trường không khí N ước
làm mát và nước thải của nhà máy Chất thải rắn Môi trường đất Tiếng ồn Tài
nguyên sinh học
- Các thông số môi trường cần quan trắc:
+ Môi trường không khí: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bụi, các chất khí
độc hại (CO, SO

2
, NO
2
), tiếng ồn LAeq (dBA), LAmax (dBA)
+ Môi trường nước: Nhiệt độ nước, pH, TSS, DO, COD, BOD
5
, Cl
-
, N
H
4
-
, NO
3
-
, SO
4
-
, Cu, Fe, Pb, Coliform, dầu mỡ
+ Chất thải rắn: Kết quả thu gom, phân loại và vận chuyển đi, ảnh hưởng
của bãi xỉ đến môi trường đất và nước.
+Tài nguyên sinh học: Xác định các thảm thực vật bao gồm: xác định
các loài thực vật, độ che phủ và mật độ của chúng; hệ sinh thái dưới nước; phiêu
sinh động vật, phiêu sinh thực vật, trứng cá, sinh vật bám.
-Địa điểm và tần số quan trắc: Tùy thuộc vào từng thành phần môi
trường, điều kiện địa hình, điều kiện kinh tế và tiềm lực của nhà máy
4.3. Biện pháp quy hoạch
Đây là một biện pháp mang tính tổng quát được thực hiện trước khi xây
dựng nhà máy đòi hỏi người thực hiện quy hoạch phải có trình độ tính toán nhìn
nhận cụ thể vấn đề như nước thải, khí thải… sẽ ảnh hưởng tới khu dân cư xung

quanh như thế nào.
Biện pháp quy hoạch bao gồm việc tính toán và thiết kế khoảng cách của
nhà máy nhiệt điện tới khu dân cư xung quanh, quy hoạch thiết kế trồng cây
xanh phù hợp tại khu vực nhà máy và các khu vực lân cận xung quanh
4.4. Biện pháp bảo hộ lao động
Đối với các cán bộ công nhân viên trong nhà máy nhiệt điện cần có các
biện pháp bảo hộ lao động phù hợp như khẩu trang,giầy, quần áo,mũ…
Tổ chức tập huấn và tăng cường cho công nhân những hiểu biết về sự cố
bất ngờ khi hoạt động nhà máy
Cần kiểm tra sức khỏe định kì cho công nhân.
KẾT LUẬN
Sau một quá trình nhóm nghiên cứu về hoạt động của nhà máy nhiệt điện
đã đã định tính chỉ ra các dòng thải của nhà máy nhiệt điện và phần nào thấy
được vấn đề bức bách mang lại cho môi trường của hoạt động nhà máy nhiệt
điện. Từ đây nhóm đã lựa chọn và đề ra các biện pháp cụ thể để kiểm soát ô
nhiễm do hoạt động của nhà máy nhiệt điện gây nên như biện pháp kỹ thuật,
biện pháp quản lý, biện pháp quy hoạch , biện pháp bảo hộ lao động.
Trong các biện pháp về kỹ thuật nhóm đã tham khảo các thiết bị và công
nghệ đã được ứng dụng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường của
nhà máy nhiệt điện như: Thiết bị lọc bụi tĩnh điện với hiệu suất xử lý có thể đạt
99%, thiết bị xử lý khí thải chứa lưu huỳnh (FGD) với hiệu suất tách lưu huỳnh
đạt 95%, thiết bị khử chọn lọc NO
x
bằng xúc tác SCR với hiệu suất xử lý 80%.
Ngoài ra nhóm còn đưa ra các biện pháp về quản lý, quy hoạch và bảo hộ
lao động nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sức khỏe cảu công nhân
viên và môi trường xung quanh nhà máy.
Hoạt động của nhà máy nhiệt điện tuy rất thiết thực đối với hoạt động
phát triển của đất nước nhưng nó đã mang lại không ít những bất lợi cho môi
trường sinh thái, sức khỏe của người dân cũng như các thành phần môi trường

nói chung. Vì vậy trước khi hoạt động nhà máy nhiệt điện để kiểm soát được
những tác động xấu tới môi trương chúng ta cần thực hiện kết hợp hài hòa các
biện pháp đã nêu ở trên để mang lại lợi ích hài hòa cả mặt kinh tế cũng như môi
trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường, “ Hướng dẫn kỹ
thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy nhiệt
điện”, Hà Nội, 10/2009.
2. Tea KOVAÈEVIÆ, Danilo FERETIÆ, Željko TOMŠIÆ,
“Environmental impacts of coal thermal power plants”, 1998
3. Dr.K.Nishida, “Air pollution Control Technology In Thermal Power
Plants”, Overseas Environmental Cooperation Center, Japan, 2005
4. E.Nzabanita, “Environmental and social impact assessment summary,
Suez Thermal Power Plant”, Egypt, 2010.
5. Phan Nhật Thụy, “ Quản lý môi trường khu vực nhà máy nhiệt điện
Cà Mau 1”, Viện môi trường và tài nguyên- ĐHQG thành phố Hồ Chí
Minh, 2008.
6. TS. Hoàng Dương Tùng, “Vấn đề môi trường các nhà máy nhiệt điện
Việt Nam”, Cục bảo vệ môi trường, 2008.
7. Viện môi trường và phát triển bền vững, “ Báo cáo đánh giá tác động
môi trường nàh máy nhiệt điện Vũng Áng 1”, Hà Nội, 2011.
8. World bank group, “Pollution Prevention and Abatement Handbook”,
1998.

×