Dự án khu liên hiệp thép Cà Ná – tỉnh Ninh Thuận.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--
Môn học : Quản trị dự án
Đề tài: Tìm ví dụ điển hình về dự án công/tư đã thất bại trong thực tế ở Việt
Nam.
DỰ ÁN KHU LIÊN HIỆP THÉP CÀ NÁ –
TỈNH NINH THUẬN
NHÓM 15:
Thái Thị Hoàng Anh - MSSV:854010149
Nguyễn Thị Hồng - MSSV: 854010634
Đỗ Dương Thanh Thảo - MSSV: 854011540
Lê Thế Bảo - MSSV: 854010079
Nguyễn Văn Kế - MSSV: 854010052
Lâm Đỗ Khoa - MSSV: 854010925
Tháng 4 - 2011
1
Dự án khu liên hiệp thép Cà Ná – tỉnh Ninh Thuận.
MỤC LỤC
I. Giới thiệu về Tập đoàn VINASHIN và Tập đoàn LION GROUP
(MALAYSIA) 3
1. Tập đoàn Vinashin 3
2. Tập đoàn Lion group (Malaysia) 4
II. Dự án khu liên hiệp thép Cà Ná – tỉnh Ninh Thuận 4
1. Giới thiệu dự án khu liên hiệp thép Cà Ná – tỉnh Ninh Thuận 4
2. Tại sao dự án này thất bại? 6
• Thiếu khả năng tài chính 6
• Thiếu năng lực kinh nghiệm 6
• Thiếu quyết tâm triển khai dự án 7
• Vấn đề công nghệ được chọn sử dụng 7
• Thiếu tính hợp tác với nhau 7
3. Hậu quả của dự án 7
• Không đáp ứng được nhu cầu thép trong nước 7
• Ảnh hưởng đến người dân bị thu hồi đất 8
• Vinashin đứng trước nhiều khoản nợ 8
4. Giải pháp 8
• Thu hồi giấy phép của nhà đầu tư 8
• Kêu gọi nhà đầu tư khác 8
• Điều chỉnh thành dự án khác có hiệu quả kinh tế tốt hơn 9
• Nhờ ngân hàng khoanh nợ, dãn nợ vốn vay cho dân, 9
2
Dự án khu liên hiệp thép Cà Ná – tỉnh Ninh Thuận.
I.GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VINASHIN VÀ TẬP ĐOÀN LION
GROUP (MALAYSIA):
1. TẬP ĐOÀN VINASHIN:
- Tập đoàn Kinh tế Vinashin được thành lập theo Quyết định số 103/QĐ - TTg
của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/5/2006 và Quyết định 104 QĐ -
TTg thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
- Tập đoàn Kinh tế Vinashin là một Tập đoàn đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà
nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, có trình độ
công nghệ quản lý hiện đại và có chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa ngành,
trong đó có ngành Công nghiệp đóng mới sửa chữa tàu thủy và vận tải biển là
ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa
học công nghệ, nghiên cứu triển khai đào tạo, làm nòng cốt để ngành Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập
kinh tế có hiệu quả.
Ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh có liên quan của Tập
đoàn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
- Kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và phương tiện
nổi; Chế tạo kết cấu dàn khoan; Thiết kế thi công công trình thuỷ, nhà máy
đóng tàu, phá dỡ tàu cũ;
-Sản xuất các loại vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử phục vụ công
nghiệp tàu thuỷ; Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cơ khí, phụ tùng, phụ kiện tàu
thuỷ và các loại hàng hoá liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ;
- Lập dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Công nghiệp Tàu thuỷ; Tư
vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ; Đào tạo, cung ứng xuất khẩu lao động
trong ngành công nghiệp tàu thuỷ;
- Dịch vụ, khách sạn, cung ứng hàng hải; Dịch vụ Logistic, tàu mẫu, quảng
cáo; Tổ chức, khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ mới
sản xuất; Vận tải biển;
- Sản xuất, mua bán thép đóng tàu, thép cường độ cao; Sản xuất, lắp ráp động
cơ Diezel, động cơ lắp đặt cho tàu thuỷ; Sản xuất, lắp ráp trang thiết bị nội thất
tàu thuỷ; Mua, bán, vận tải dầu thô, sản phẩm dầu khí;
- Lắp ráp, phục hồi, sửa chữa, xuất nhập khẩu và mua bán vật tư, thiết bị giao
thông vận tải (trừ vật tư thiết bị, phương tiện giao thông vận tải cấm xuất nhập
khẩu do pháp luật quy định);
3
Dự án khu liên hiệp thép Cà Ná – tỉnh Ninh Thuận.
- Khảo sát, thiết kế, cung cấp lắp đặt các hệ thống tự động, phòng cháy, chữa
cháy;
- Dịch vụ hoa tiêu hàng hải; Dịch vụ hàng hải: Đại lý cung ứng, lai dắt, sửa
chữa, vệ sinh tàu biển, môi giới hàng hải, bốc dỡ hàng hoá; Đại lý hàng hoá và
môi giới mua bán tàu biển, đại lý vận tải; Dịch vụ cảng, bến cảng, bốc xếp
hàng hoá, hoạt động kho bãi và các hoạt động khác hỗ trợ vận tải;
- Kinh doanh nạo vét luồng lạch và san lấp, tạo bãi, mặt bằng xây dựng; Kinh
doanh vật liệu xây dựng; Kinh doanh hạ tầng cơ sở khu công nghiệp
2 TẬP ĐOÀN LION GROUP:
- Tổng công ty Lion Berhad (LCB) đã được thành lập ở Malaysia vào ngày 27
Tháng 9 năm 1972 theo Luật công ty, 1965 là một công ty trách nhiệm hữu hạn
tư nhân bị hạn chế dưới tên của Lion (Teck Chiang) Sdn Bhd, sau đó đổi tên
thành Tổng công ty Lion Berhad năm 1981 và được chuyển đổi thành công ty
đại chúng và thông qua tên hiện tại của nó cùng năm 1981.
- LCB là một tổ chức đầu tư công ty có công ty con được tham gia vào việc sản
xuất và tiếp thị các sản phẩm thép như thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán
nguội, thép tấm và thép; sản xuất, phân phối và kinh doanh các thiết bị văn
phòng và các sản phẩm thép liên quan; đăng ký cổ phần và dịch vụ thư ký; và
lắp ráp bán và phân phối xe thương mại.
- LCB hoạt động của thép nội thất mũi nhọn của khu liên hiệp thép Lion Sdn
Bhd là tham gia vào việc sản xuất đồ nội thất bằng thép như rackings công
nghiệp, hệ thống nộp đơn điện thoại di động, đồ nội thất văn phòng độc lập, và
két sắt.
- LCB là cũng tham gia vào việc lắp ráp và phân phối của Dong Feng và JAC
thương hiệu của xe tải nhẹ từ Trung Quốc, byLion Motor Sdn Bhd tại
Malaysia.
- Tại Việt Nam, nhà đầu tư này lại không có đại điện, cũng không có trụ sở,
văn phòng đặt tại khu dự án như thông thường.
II. DỰ ÁN KHU LIÊN HIỆP THÉP CÀ NÁ:
1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN KHU LIÊN HIỆP THÉP CÀ NÀ TỈNH NINH
THUẬN.
- Dự án được đầu tư tại khu vực Cà Ná, (huyện Ninh Phước - Ninh Thuận) với
tổng diện tích 1.650 ha mặt đất và 330 ha mặt biển, do Tập đoàn công nghiệp
tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và công ty Maju Stabil SDN (thuộc tập đoàn
4
Dự án khu liên hiệp thép Cà Ná – tỉnh Ninh Thuận.
Lion Group) Malaysia liên doanh làm chủ đầu tư với tổng vốn gần 9,8 tỷ USD,
với thời gian hoạt động 50 năm kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đầu tư.
- Dự án bao gồm : Khu liên hợp thép, Nhà máy nhiệt điện và Cảng biển, được
cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 17-9-2008 và làm lễ động thổ vào ngày 23-
11-2008.
- Theo thiết kế, dự án được chia làm 4 giai đoạn, bắt đầu từ năm 2008 và kết
thúc vào năm 2025. Tổng diện tích dự kiến sử dụng cho cả 4 giai đoạn là 1.650
ha mặt đất và 330 ha mặt biển. Dự án đã triển khai đền bù cho giai đoạn 1 là
662 ha với tổng số tiền đến bù là 84 tỷ đồng. Các sản phẩm chính gồm có thép
cuộn cán nguội, cán nóng, thép tấm, thép mạ.
- Giai đoạn 1 (từ 2008 đến 2010) có giá trị đầu tư khoảng 2,75 tỷ USD (trong
đó vốn góp của Lion Group: 577,2 triệu USD, Vinashin: 202,8 triệu USD, còn
lại là vốn vay),sẽ đưa vào vận hành một tổ hợp nhà máy có công suất 4,5 triệu
tấn thép cuộn cán nóng/năm, hai nhà máy nhiệt điện có tổng công suất
1.450MW và cảng biển có công suất bốc dỡ 15 triệu tấn/năm.
- Ngày 19/9/2008 UBND tỉnh Ninh Thuận đã trao giấy chứng nhận đầu tư xây
dựng khu liên hợp sản xuất thép - cảng biển (giai đoạn 1) cho liên doanh giữa
Tập đoàn Vinashin và Lion Group (Malaysia).
- Ngày 23/11/2008, dự án này đã được động thổ. Theo tiến độ cam kết, giai
đoạn I (2008-2011), nhà đầu tư sẽ phải xây xong nhà máy thép cuộn cán nóng
công suất 4,5 triệu tấn
- Theo thông tin từ phía Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận,trước khi cấp phép
đầu tư, đều đã có ý kiến thỏa thuận của 5 bộ liên quan và có ý kiến chấp thuận
chủ trương đầu tư của Thủ tướng.
- Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng liên doanh đầu tư dự án này, hai Tập đoàn
Vinashin và Lion Group chưa thành lập bộ máy quản lý dự án. Thời gian qua,
chỉ có Vinashin có triển khai chút ít, còn Lion Group gần như chưa có đóng
góp gì nhiều.
- Mặc dù được xếp vào nhóm A, với tổng vốn đầu tư rất lớn nhưng hiện dự án
thép liên hợp Cà Ná vẫn chưa thành lập bộ máy liên doanh để điều hành. Theo
báo cáo của Sở Công thương Ninh Thuận, hiện hàng loạt công tác chuẩn bị đầu
tư của dự án liên hợp thép Cà Ná vẫn đang… bỏ ngỏ. Cụ thể: chưa lập thiết kế
chi tiết kỹ thuật dự án; chưa bổ sung nhà máy nhiệt điện, cảng vào quy hoạch
hệ thống điện, cảng biển quốc gia…
- Đây là dự án FDI lớn nhất về giá trị đầu tư trong lĩnh vực sản xuất thép, cũng
như lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm này. Thế nhưng, sau gần 2 năm động
thổ, nơi xây dựng dự án vẫn chỉ là bãi đất hoang hoá. Công tác giải phóng mặt
bằng, đền bù giải toả chỉ thực hiện chưa đến 50%; việc đền bù giải toả cho
người dân vùng dự án cũng chưa đến 50% số hộ. Điều đáng nói là, số hộ dân
5
Dự án khu liên hiệp thép Cà Ná – tỉnh Ninh Thuận.
phải nhường đất cho dự án, nhưng chưa nhận tiền đền bù lâm vào cảnh khó
khăn do không còn đất sản xuất, nợ vay ngân hàng chồng chất.
2. TẠI SAO DỰ ÁN NÀY THẤT BẠI ?
• Thiếu khả năng tài chính:
- Giai đoạn 1 (từ 2008 đến 2010) có giá trị đầu tư khoảng 2,75 tỷ USD (trong
đó vốn góp của Lion Group: 577,2 triệu USD, Vinashin: 202,8 triệu USD, còn
lại là vốn vay).
- Năm 2008, dự án này đã được cấp phép cho liên doanh Tập đoàn Lion Group
của Malaysia và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin), trong đó, Vinashin
chỉ góp 24% vốn tính cả giá trị quyền sử dụng đất. Tập đoàn Lion sở hữu 75%
dự án, nhưng gặp khó khăn trong việc thu xếp vốn đầu tư.
- Trước thực trạng, dự án thép “treo” kéo dài, UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao
cho Sở KHĐT làm việc trực tiếp Tập đoàn Lion Group về vấn đề triển khai dự
án. Và tập đoàn này đã viện dẫn lý do khủng hoảng kinh tế nên gặp khó khăn
về tài chính. Trong khi đó, Vinashin cũng đang khó khăn về tài chính, phải tái
cơ cấu theo yêu cầu của Chính phủ, không được phép triển khai các dự án
ngoài ngành. Đến cuối tháng 12.2009, tỉnh Ninh Thuận đồng ý ưu tiên cho chủ
đầu tư không thực hiện hợp phần cảng hàng hoá để tập trung xây dựng nhà máy
- Tập đoàn công ty Lion của Malaysia nói “Tập đoàn Lion muốn khẳng định rõ
rằng tình trạng thiếu tiến bộ là do những vấn đề tài chính và quản trị ảnh hưởng
tới Vinashin, khiến cho công ty này không thể đáp ứng đòi hỏi để có thể tiếp
tục dự án.”
- Với tình hình này, nhà đầu tư Việt Nam còn lại là Vinashin đang phải tái cơ
cấu theo yêu cầu của Chính phủ, không được phép triển khai các dự án ngoài
ngành, không khả thi thì lẽ dĩ nhiên, khả năng làm "sống" dự án này của các
chủ đầu tư là bế tắc.
- Sau lễ động thổ, công tác giải phóng mặt bằng mới chỉ được thực hiện một
phần và Vinashin đã bỏ ra hơn 83 tỷ đồng để triển khai việc này. Còn nhà đầu
tư Lion Group tỏ ra không có năng lực tài chính để theo đuổi dự án này.
• Thiếu năng lực kinh nghiệm:
- Được biết, qua kiểm tra của Bộ Công Thương, Lion Group không có tên
trong danh sách 150 nhà sản xuất, luyện cán thép lớn nhất thế giới.
- Lion là tập đoàn còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực luyện kim nhưng lại
đầu tư ngay vào liên hợp thép với công suất lớn nên không khỏi bị đặt câu hỏi
về khả năng đảm bảo thành công của các dự án lớn.
6
Dự án khu liên hiệp thép Cà Ná – tỉnh Ninh Thuận.
- Nhưng cũng có không ít các ý kiến ngược lại. Nếu đã biết đầu tư vào thép rủi
ro cao thì càng không nên giao các dự án lớn cho các tập đoàn thiếu kinh
nghiệm. Bởi như vậy rủi ro càng tăng cao. Dự án lớn không thành công không
chỉ có nhà đầu tư phải chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội mà các
địa phương sẽ phải gánh chịu thiệt hại nhiều nhất.
• Thiếu quyết tâm trong triển khai dự án:
- Trong văn bản gửi Bộ Công Thương, UBND tình Ninh Thuận cho biết, mặc
dù được động thổ vào ngày 23/11/2008, nhưng đến nay chủ đầu tư liên doanh
Lion-Vinashin chỉ hoàn thành công tác rà phá bom mìn chứ không triển khai
xây dựng dự án theo tiến độ cam kết.
- Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng liên doanh đầu tư dự án này, hai Tập đoàn
Vinashin và Lion Group chưa thành lập bộ máy quản lý dự án. Thời gian qua,
chỉ có Vinashin có triển khai chút ít, còn Lion Group gần như chưa có đóng
góp gì nhiều.
• Vấn đề công nghệ được chọn sử dụng:
- Chưa lập thiết kế chi tiết kỹ thuật dự án;
- Chưa bổ sung nhà máy nhiệt điện, cảng vào quy hoạch hệ thống điện, cảng
biển quốc gia…
• Thiếu tính hợp tác với nhau:
- Ông Lê Kim Hùng, Giám đốc Sở Công Thương Ninh Thuận khẳng định,
trong quá trình làm việc, Lion Group đã viện dẫn nhiều lý do cho sự chậm trễ
tiến độ dự án của mình.
- Thêm nữa, tập đoàn Lion đòi hỏi một số điều kiện, kể cả một mức độ bảo vệ
về mặt thuế quan cho hàng nhập khẩu, tương xứng với một dự án đầu tư lớn
như thế.
- Không chỉ vậy, để triển khai được dự án, nhà đầu tư này còn đưa ra những
“đòi hỏi” rất phi lý về chính sách như việc Chính phủ cần bảo lãnh cho tập
đoàn trong việc vay vốn ngân hàng.
- Trong bối cảnh thép Trung Quốc giá rẻ ồ ạt tràn vào, tập đoàn này còn đề
nghị Chính phủ Việt Nam “bảo hộ” cho nhà máy thép. Đây là những đòi hỏi
không phù hợp với chính sách kinh tế thị trường hiện nay.
3. HẬU QUẢ CỦA DỰ ÁN:
• Không đáp ứng được nhu cầu thép trong nước:
7
Dự án khu liên hiệp thép Cà Ná – tỉnh Ninh Thuận.
Giai đoạn 1 (từ 2008 đến 2010) có giá trị đầu tư khoảng 2,75 tỷ USD sẽ đưa
vào vận hành một tổ hợp nhà máy có công suất 4,5 triệu tấn thép cuộn cán
nóng/năm, hai nhà máy nhiệt điện có tổng công suất 1.450MW và cảng biển có
công suất bốc dỡ 15 triệu tấn/năm.
• Ảnh hưởng đến người dân bị thu hồi đất:
- Đất đai, tư liệu sản xuất bị bỏ hoang hóa, tiền đền bù nhận đợt đầu đã tiêu xài
hết. Có nhiều hộ đã đem quyết định kiểm kê, áp giá đền bù thế chấp cho Ngân
hàng Nông nghiệp Ninh Phước để vay tiền.
- Thế nhưng đã 2 năm trôi qua, chẳng thấy dự án triển khai cũng như không
nhận được tiền đền bù của các giai đoạn tiếp theo khiến người dân lâm vào
cảnh khốn đốn. Có đất không dám sản xuất, nhà cửa hư hại không dám sửa
chữa, trong khi nợ ngân hàng lại không trả được, lãi chồng lãi.
• Vinashin đứng trước nhiều khoản nợ:
Với nợ nần chồng chất lên tới 4 tỉ đôla, tập đoàn Vinashin đã không thanh toán
khoản tiền 60 triệu đôla đầu tiên, để trả món nợ 600 triệu đôla do Ngân hàng
Credit Suisse dàn xếp hồi năm 2007
3. GIẢI PHÁP
• Thu hồi giấy phép của nhà đầu tư.
- Đến cuối tháng 12.2009, tỉnh Ninh Thuận đồng ý ưu tiên cho chủ đầu tư
không thực hiện hợp phần cảng hàng hoá để tập trung xây dựng nhà máy. Các
hạng mục khác phải đầu tư, gia hạn đến tháng 1.2010, nếu không thực hiện sẽ
thu hồi giấy phép.
- Thủ tướng đã đồng ý đề nghị của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc thu hồi giấy
chứng nhận đầu tư dự án khu liên hợp thép Cà Ná, do Công ty Liên doanh
TNHH Vinashin-Lion làm chủ đầu tư.Đây là một quyết định đúng đắn của
UBND tỉnh Ninh Thuận vì xét thấy nhà đầu tư không đủ năng lực thì cần thiết
phải thu hồi giấy phép đầu tư để mời gọi các nhà đầu tư có năng lực tài chính
khác. Có như thế mới có thể ổn định được tình hình xã hội của người dân trong
vùng dự án
• Kêu gọi nhà đầu tư khác.
Cũng theo UBND tỉnh Ninh Thuận, tuy đã có đầy đủ điều kiện để rút giấy phép
đầu tư từ liên doanh Lion-Vinashin, nhưng chủ trương của tỉnh là vẫn tiếp xúc,
tìm kiếm một số tập đoàn lớn của nước ngoài có tiềm năng để thay thế.
8
Dự án khu liên hiệp thép Cà Ná – tỉnh Ninh Thuận.
• Điều chỉnh thành dự án khác có hiệu quả kinh tế tốt hơn.
• Nhờ ngân hàng khoanh nợ, dãn nợ vốn vay cho dân,
- Ông Phạm Đồng - Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Ninh Thuận - cho biết: Từ thực
tế khó khăn của chủ đầu tư cho thấy việc tiếp tục triển khai dự án thép Cà Ná là
hoàn toàn bất khả thi. Để “cứu” dự án khỏi bị chết, hiện UBND tỉnh đang tìm
giải pháp tháo gỡ bằng cách sử dụng diện tích dự án để điều chỉnh thành dự án
khác. Đồng thời nhờ trung ương, trực tiếp là các bộ, ngành kêu gọi các nhà đầu
tư khác có thế mạnh, thực sự có năng lực tài chính để thay thế Tập đoàn Lion
Group và Vinashin tiếp tục triển khai thực hiện dự án mới có hiệu quả. UBND
tỉnh cũng động viên nhân dân trong vùng dự án yên tâm chờ nhà đầu tư khác
giải quyết tiền đền bù đất đai; trực tiếp làm việc với ngân hàng để khoanh nợ,
dãn nợ vốn vay cho dân,
- UBND tỉnh cũng động viên nhân dân trong vùng dự án yên tâm chờ nhà đầu
tư khác giải quyết tiền đền bù đất đai; trực tiếp làm việc với ngân hàng để
khoanh nợ, dãn nợ vốn vay cho dân,
9