Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Biện pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.89 KB, 20 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH THCS"
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ.
I/ Mục đích yêu cầu:
Xã hội càng phát triển thì yêu cầu đối với sự nghiệp giáo duc ngày càng cao. Đặc
biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế và văn hóa thế giới, bên cạnh sự phát triển trên
nhiều lĩnh vực thì mặt trái của nó có tác động không nhỏ tới đời sống vật chất, tinh
thần của quân chúng nhân dân và nhất là đối tượng trong độ tuổi học sinh. Nhưng làm
sao để giáo dục đạo đức cho các em có hiệu quả trong khi ngoài xã hội có nhiều điểm
mà lứa tuổi của các em rất yêu thích như: Vào quán Internet, xem phim, xem truyền
hình, các tệ nạn xã hội…Đó là vấn đề đang được rất nhiều giáo viên quan tâm cũng là
vấn đề mà tôi luôn trăn trở khi mà các tệ nạn xã hội len lõi vào học đường và đạo đức
của học sinh chúng ta đang có chiều hướng đi xuống. Làm sao để các em yêu trường,
yêu lớp không bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài xã hội thì ngoài vấn đề dạy
kiến thức cũng cần trang bị cho các em những hiểu biết về văn hóa, nhân văn, đạo đức
của người học sinh để sau này trở thành người có ích cho xã hội.
Qua nhiều năm công tác và qua thực tế tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về
giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường trung học cơ sở - vấn đề mà tôi đề cập
trong bài viết này.
II/ Thực trạng ban đầu:
Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn nảy sinh những vấn đề mà chúng ta
cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào
nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói
mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu
niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc,
kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát
triển không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng số học sinh vi
phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo


hành trong trường học đáng được báo động. Một số CBQL giáo viên chưa thực sự là
tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức, thờ ơ không chú ý
đến việc giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh.
Về cá nhân.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh trong giai đoạn hiện nay và qua thực tiễn công tác quản lý và giảng dạy
học sinh ở trường THCS tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là nhiệm vụ hết sức quan trọng của
người QLGD. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài này.
III/ Giải pháp đã sử dụng:
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh
nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn,giúp học sinh có
những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá
nhân với lao động, của cá nhân và mọi người xung quanh và của cá nhân với chính
mình.
Trong tất cả các mặt, giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng vì Hồ chủ
tịch đã nêu: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức
Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài
cũng vô dụng”.
Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài được thực hiện thường xuyên và trong
mọi tình huống chứ không phải chỉ để thực hiện khi có tình hình phức tạp cũng như
những đòi hỏi cấp bách.
Trong nhà trường THCS giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi
trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện cũng được
nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác.
Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong
trường THCS thì: Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính quyết
định, trong đó vai trò của Hiệu trưởng - người quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện kế
hoạch giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất.
Vai trò cấu trúc và nội dung chương trình môn giáo dục công dân cũng góp phần

không nhỏ đối với công tác này.
Giáo dục đạo đức không dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà
quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành
động thực tế của học sinh.
Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình
giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó còn được thể hiện thông
qua tất cả các hoạt động hiện có trong nhà trường.
Đối với học sinh THCS, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ thuộc
rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẻ tác động quan
trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em.
Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức
quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉt đạt kết quả tốt khi nó có sự
tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: Nhà trường,gia đình và xã hội.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc
điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh,nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của
từng em để định ra sự tác động thích hợp.
Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi phải có công phu, kiên
trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Trước đây giáo dục học sinh của nhà trường chỉ chú ý nhiều đến học tập mà chưa
chú ý giáo dục toàn diện cho học sinh .Năm học 2006-2007 hạnh kiếm học sinh trong
trường đạt được:
Số lượng học sinh Đạo đức tốt Khá
Trung
Bình
Yếu
295 180 85 27 3
Từ thực trạng trên tôi nhận thấy do chúng ta chưa có phương pháp,kế hoạch giáo
dục đạo đức cho học sinh một cách phù hợp nên vẫn còn tồn tại nhiều học sinh có đạo
đức trung bình và yếu.
Nguyên nhân: Vì giáo viên chưa nhiệt tình trong việc giáo dục các em, chưa uốn

nắn các em mọi lúc nếu thấy các em vi phạm, chưa lồng ghép trong chương trình vào
việc giáo dục đạo đức học sinh, còn khoán trắng cho giáo viên chủ nhiệm. Đối với học
sinh ở lứa tuổi ham chơi chưa suy nghĩ chín chắn dễ bị các phần tử xấu lợi dụng, dụ
dỗ. Nếu không được uốn nắn kịp thời các em rất dễ bị sa ngã.Về phía gia đình chưa
quan tâm hoạc quan tâm chưa đúng mức tới con em mình.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I/ Cơ sở lý luận:
Đạo đức là một hình thái ý thữc xã hội bao gồm nhứng nguyên tắc và chẩn mực xã
hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc
của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người, con người với tự
nhiên.
Chức năng đạo đức: Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội,
đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội. mặt khác nó cũng tác
động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy đạo đức có chức
năng to lớn tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có
những chức năng sau:
Chức năng giáo dục
Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều
chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội.
Chức năng phản ánh.
II/ Cơ sở thực tiễn:
1. Về phía giáo viên:
Có thể nói giáo viên là lực lượng có tri thức, kết hợp lòng yêu nghề, mến trẻ, tinh
thần đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ luôn gương mẫu trong đạo đức và công việc, luôn là
tấm gương sáng cho học sinh noi theo, đa số giáo viên tận tụy với nghề, xem trường
học là ngôi nhà thứ hai của mình, xem học sinh như những đứa con thân yêu của mình
nên ngoài việc dạy những giờ chính khóa trên lớp giáo viên còn phải nhiệt tình trong
các hoạt động phong trào của trường, kết hợp giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm
mục đích nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Tuy nhiên việc thực hiện giáo dục đạo đức đối với giáo viên còn gặp nhiều khó

khăn. Trong trường đa số giáo viên còn trẻ, mới ra trường chưa có kinh nghiệm, công
việc soạn giảng còn quá nặng nề đối với giáo viên. Các giáo viên còn nuôi con nhỏ nên
việc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em còn ít, chưa quan tâm nhiều đến hoàn
cảnh của từng em trong lớp. Đồng thời việc kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để
giáo dục đạo đức các em ở một số giáo viên còn chưa quan tâm.
2. Về phía học sinh:
Đa số học sinh đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên hiếu động, ham vui, ham học hỏi
kiến thức và kinh nghiệm nên các em tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp một
cách hào hứng và sôi nổi. Một số em rất có năng khiếu trong sinh hoạt tập thể được
phát huy khả năng của mình nên các em rất nhiệt tình và vận động các buổi sinh hoạt
tập thể đã đưa ra những ý kiến rất hay truyền đạt cho bạn mình học hỏi, giúp các em
mạnh dạn hơn, nhanh nhẹn hơn và ngày càng xích lại gần nhau hơn.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều em học sinh ngỗ nghịch, ham chơi, trong các buổi
học, sinh hoạt tập thể thường phá phách, gây gỗ, đánh nhau và bỏ sinh hoạt đi chơi…
Nên quản lý các em là việc làm rất khó đòi hỏi giáo viên phải sâu sát học sinh.
III/ Giả thuyết:
Để giáo dục đạo đức cho học sinh một cách có hiệu quả thì người thầy, người
CBQL phải thay đổi cách giáo dục bằng lý thuyết như trước đây mà giáo dục bằng
hành động cụ thể mọi lúc, mọi nơi, kết hợp hài hòa giữ gia đình, nhà trường, xã hội.
Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt vui chơi hướng về cội nguồn dể giáo dục
các em biết yêu thương con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc. Từ đó giúp các em có
nhân cách ngày càng tốt hơn.
III/ Quá trình thử nghiệm:
1/ Những nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh công tác giáo dục đạo đức nói
chung và giảng dạy các môn giáo dục nói riêng trong nhà trường phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Hình thành cho học sinh ý thức, các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp
với lợi ích xã hội, giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn
mực đạo đức quy định.

- Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các
hành vi cá nhân được thực hiện.
- Bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, tính tích cực và bền vững các phẩm chất ý chí để
đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức.
- Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá
nhân và duy trì lâu bền thói quen này.
- Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhay của con
người.
- Giáo dục hs trong thực tiễn sinh động của xã hội:
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội,
của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của học sinh, đưa
những thực tiễn đó vào những giừo lên lớp, vào những hoạt động của nhà trường để
giáo dục các em hs.
- Giáo dục theo nguyên tắc tập thể.
Nguyên tắc này thể hiện ở cả ba nội dung: Dìu dắt hs trong tập thể để giáo dục, giáo
dục bằng sức mạnh tập thể, giáo dục hs tinh thần vì tập thể.
Trong một tập thể lớp, tập thể chi đội có tổ chức tốt, có sự đoàn kết nhất trí thì sức
mạnh của dư luận tích cực sẻ góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức cho hs.
Những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng chí
và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi người
bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành.
Để thực hiện nguyên tắc này, đòi hỏi nhà trường phải tổ chức tốt các tập thể lớp,
nhà trường phải cùng với đoàn, đội xây dựng các chi đội mạnh trong trường.
Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của hs chứ
không phải bằng sự cưỡng ép, mệnh lệnh, dọa nạt.
Nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải kiên trì, có tình thương yêu hs, không thể
làm qua loa cho xong việc. mọi đòi hỏi của hs phải giải thích cặn kẻ, tỉ mỉ cho các em
hiểu.
Giáo dục đạo đức cho học sinh phải lấy việc phát huy ưu điểm là chính, trên cơ sở
đó mà khắc phục khuyết điểm.

Đặc điểm tâm lý của hs THCS là thích được khen, thích được mọi người biết đến
những ưu điểm, những thành tích của mình. Nếu giáo dục đạo đức quá nhấn mạnh về
khuyết điểm của hs. Luôn nêu cái xấu trong đạo đức thì sẽ đẩy các em vào tình trạng
tiêu cực, thiếu tự tin, thiếu sức vươn lên.
Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức thận trọng những mặt
tốt, những thành tích của hs dù chỉ là nhỏ, dùng những gương tốt của những hs trong
trường và những tấm gương người tốt việc tốt khác để giáo dục các em.
Phải tôn trọng nhân cách của hs đồng thời đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với hs.
Muốn xây dựng nhân cách cho hs người thầy phải tôn trọng nhân cách các em.
Tôn trọng hs, thể hiện lòng tin đối với hs là một yếu tố tinh thần có sức mạnh động
viên hs không ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo đức. Khi hs tiến bộ về đạo đức
cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thúc đẩy các em vươn cao hơn nữa.
Trong công tác giáo dục đòi hỏi người thầy phải yêu thương hs nhưng phải nghiêm
với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm hs sẻ nhờn và ngược lại các em sẻ sinh ra
sợ sệt, rụt rè , không dám bộc lộ tâm tư, tình cảm, do đó người thầy không thể uốn nắn
tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho hs được.
Giáo dục đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuối hs và đặc điểm hoàn cảnh
các em hs.
Công tác giáo dục đạo đức cần chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của hs THCS là
quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẩn.Để từ đó có hình thức, biện pháp thích hợp. Cần
phải chú ý đến cá tính, giới tính của các em. Đốivới từng em hs gái, hs trai cần có
những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên đối xử sư phạm đồng loạt với mọi
hs. Muốn vậy người thầy phải sâu sát hs, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có biện
pháp GD phù hợp. Trong công tác gd đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu
mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hưởng gd với hs.
Kết quả công tác giáo dục hs trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của
thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo
đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người
thầy đối với hs.
Phải đảm bảo nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành viên trong

nội bộ nhà trường và sự phối hợp giáo dục hs giữa nhà trường, gđ và xh.
3/ Các phương pháp giáo dục đạo đức ở nhà trường:
a. Phương pháp thuyết phục.
Là những phương pháp tác động vào lý trí, tình cảm của hs để xây dựng những
niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:
Giảng giải về đạo đức: Được tiến hành trong giờ dạy GDCD, cũng như các giờ
học môn khác, sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ…
Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: Nói chuyện, kể chuyện,
đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt
của giáo viên và hs trong trường …
Trò chuyện với hs và nhóm hs để khuyến khích động viên những hành vi đạo đức
tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưa tốt.
b. Phương pháp rèn luyện.
Là những phương pháp tổ chức cho hs hoạt động để rèn luyện cho các em những
thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành
hành động thực tế:
Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: Dạy
học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể.
Cụ thể trong năm học nhà trường tổ chức cho các em tìm hiểu về ma túy học
đường, tổ chức buổi truyền thông về ma túy học đường lồng ghép thêm chương trình
văn nghệ nên hs sôi nổi tham gia. Nhà trường còn mời công an giao thông huyện về
tuyên truyền luật ATGT cho hs. Tổ chức được các hội thi hái hoa dân chủ về chủi đề
giáo dục môi trường, giáo dục giứoi tính, sinh sản sức khỏe vị thành niên tìm hiểu về
luật giao thông, luật cư trú… tổ chức thăm hỏi và tặng quà gia đình thương binh, liệt
sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng nhằm GD cho các em truyền thống anh hùng của dân tộc
ta biết kính trọng và giúp đỡ các ban hs là con em những gia đình có nhiều cống hiến
cho đất nước.
Tổ chức cho các em viết thư thăm hỏi các chú bộ đội ở đồn biên phòng nhân ngày
22 – 12 hàng năm.
Tổ chức cho hs đi cổ động viên về ATGT phòng chống sốt xuất huyết, hiểm họa

AIDS.
Ưu điểm:
- HS tham gia đầ đủ, có chất lượng.
- Phong trào được phát động lớn, có tác dụng GD hs gây ấn tượng tốt với các cơ
quan, đoàn thể địaphương tồn tại.
- Phong trào chưa nhiều, chưa có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan đoàn thể,
địa phương với nhà trường.
- Chưa có tổng kết đánh giá phong trào khen thưởng cho cá nhân có thành tích tốt.
Đây là phương pháp các em rất yêu thích, giúp các em thể hiện mình trong giao
tiếp, trong mọi hành vi của mình. Tuy nhiên từ thực tế của trường tôi trong các buổi
sinh hoạt tập thể phải chuẩn bị thật kỹ càngkhâu quản lý hs nếu không những hs ngỗ
nghịch sẻ lấy cớ đông người bỏ đi chơi điện tử, đi tụ tập đánh nhau gây ảnh hưởng đến
hoạt động của nhà trường.
Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua của nhà trường là biện pháp
tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của hs,
làm cho các em phấn đấu vươn lên thành người có đạo đức tốt. Vì vậy nhà trường cần
tổ chức các phong trào thi đua và động viên các em tham gia các phong trào này.
Rèn luyên bằng cách chuyển hướng các hoạt động của hs từ hoạt động có hại sang
hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham haọt động của trẻ và được
dùng để giáo dục hs bỏ một thói hư tật xấu nào đó bằng cách gây cho hs hứng thú với
một hoạt động mới bổ ích, lôi kéo tẻ ra ngoài những tác độngcó hại.
c/ Phương pháp thúc đẩy.
Là phương pháp dùng những tác động bên ngoài, kích thích pghát huy những mặt
mạnh, khắc phục những mặt yếu để các em ngày càng hoàn thiện hơn.
Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu của hs vừa là
những điều lệnh đòi hỏi hs tuân theo để có những hành vi đúng theo yêu cầu của nhà
trường.
Khen thưởng là tán thành khích lệ những cố gắng của hs làm cho bản thân hs đó
vươn lên hơn nữa, khuyến kghích các em khác noi theo.
Xử phạt: Là phê phán những khiếm khuyết của hs tác động có tính chất cưỡng

bách đến danh dự, lòng tự trọng cá nhân để răn đe những hành vi thiếu đạo đức, ngăn
ngừa sự tái phạm của hs. Do đó phải thận trọng đúng mức, không được lạm dụng
phương pháp này khi xử phạt cần phải làm cho hs thấy rõ sai lầm, thấy hối hận, đặc
biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ hs sữa chữa kghuyết điếm, cần tỏ rõ thái độ nghiêm
khắc nhưng không có lời thô bạo, đánh đập, sỹ nhục hs…
IV/ Hiệu quả mới:
Từ khi thực hiện giáo dục đạo đức cho hs trong nhà trường theo các phương pháp
trên bản thân tôi thấy:
Qua thực tế điều tra ở khối 8 nămhọc 2007 – 2008.
Kết quả như sau:
Số
lượng
HS
Đạo đức tốt Khá Trung bình Yếu
377 262 115 0 0
Từ đó ta thấy rằng giáo dục đạo đức cho hs không phải ngày một ngày hai, phải
lâu dài, phải bền bỉ, có phương pháp phù hợp cùng với nhiệt huyết, phối hợp giữa nhà
trường ,GĐ và XH thì mới thành công.
So với khi sử dụng hình thức sinh hoạt theo hình thức cũ thì hình thức nàycó hiệu
quả tăng rõ rệt.
Hình thức hoạt động này được ban giám hiệu, tất cả các giáo viên chủ nhiệm đánh
giá, rút kinh nghiệm qua nhiều năm và công nhận.
Tuy nhiên khi được thực hiện hình thức này còn gặp nhiều khó khăn – Đó là về
thời gian tổ chức. Có thể tổ chức trái buổi thì gây ồn ào cho những khối khác đang học
hoặc tổ chức vào những ngày nghĩ thì khó khăn cho hs.
Nhưng dù khó khăn thế nào cũng khắc phục miễn ta đạt được mục đích cuối cùng
là hs có đạo đức tốt.
C/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I/ Kinh nghiệm cụ thể:
Như vậy ta thấy rằng việc giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa rất lớn đối với

phong trào dạy và học trong nhà trường. Bởi vì chúng ta giáo dục hs trở thành một
người toàn diện vừa có đức vừa có tài đó là mục đích sư phạm của chúng ta. Việc giáo
dục đạo đức cho hs phải được quan tâm theo dõi thường xuyên, quan tâm đến nguyện
vọng và hoàn cảnh của các em để có biện pháp giáo dục hợp lý và uốn nắn các em kịp
thời để các em ngày càng hoàn thiện hơn.
Đối với CBQL cần theo dõi, kiểm tra đôn đốc giáo viên thực hiện. Tham mưu với
hiệu trưởng hổ trợ kinh phí thêm cho hoạt động này. Những giáo viên hs nào nhiệt tình
thực hiện tốt đề nghị nhà trường khen thưởng để khuyến khích mọi người đầu tư cho
môn học này nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục và đưa phong trào của nhà
trường ngày càng đi lên.
II/ Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Kinh nghiệm này có thẻ sử dụng rộng rãi cho tất cả các trường THCS trong toàn
huyện. Nhưng tùy theo tình hình thực tế của địa phương mà sử dụng linh động cho phù
hợp.
III/ Kết luận và kiến nghị.
Với việc giáo dục đạo đức cho nhà trường là một việc làm tuy khó khăn nhưng nếu
ta có phương pháp giáo dục đúng thì các em sẻ trở thành ngoan ngoãn. Đối với trường
tôi khi sử dụng những phương pháp như trong sáng kiến này thì tôi thấy có sự thay đổi
rõ rệt.
Về phía hs có chiều hướng phát triển tốt về mặt tình cảm đạo đức, các em rèn
luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức đúng sai, tự hiểu và vận dụng
được một số kiến thức pháp luật trong cuộc sống hàng ngày, không có hs vi phạm
nghiêm trọng về đạo đức.
Về phía giáo viên luôn trau dồi đạo đức cách mạng, đạo đức nhà giáo, tự học hỏi
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn là tấm gương sáng cho hs noi theo.
Đối với nhà trường:
- Phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho hs ngay từ đầu năm học trên cơ sở
dựa vào tình tình thực trạng đạo đức của hs, tình hình thực tế của đại phương để
định ra nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho phù hợp.
- Phải thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức cho hs một cách cụ thể bao

gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và những tình hình
có tính chất thời sự,cá biệt có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với hs.
- Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư ngân sách để cải tạo cảnh quan sư
phạm: Trồng cây xanh, hoa kiểng, trang trí các khẩu hiệu, nội quy của từng
phòng học và trong khu bực trường, xây dựng cổng rào an toàn cho hs.
- Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh … thông qua
buổi lao động cần giáo dục đầy đủ mục đích, ý nghĩa công việc cho hs, phải có
phân công cụ thể cho từng đơn vị lớp, quy định rõ thời gian và kết quả phải đạt
được, phải có kỹ luật, trật tự, không khí tươi vui, biểu dương kịp thời những hs
tốt, tập thể lớp tốt.
- Kết hợp với chính quyền địa phương giải tỏa hoạc quản lý chặt chẻ các hàng
quán, các điểm vui chơi giải trí và truy cập Internet xung quanh trường theo đúg
quy định của nghành chức năng.
- Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, đảm bảo tính công bằng,
trung thực, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em.
- Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm hổ trợ kinh phí cho các hoạt động này.
- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra đôn đốc, góp ý chân thành, động viên kịp
thời để giáo dục đạo đức hs.
- Mọi CBGV trong nhà trường cần quan tâm, sáng tạo góp ý kiến để đưa ra những
cách thức hoạt động có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đồng
thời đưa phong trào hoạt động của nhà trường ngày càng đi lên./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiệp vụ quản lý trường THCS – Tập 04 – Trường Cán bộ quản lý TP.HCM
năm 2003.
2. Tài liệu BDTX cho Giáo viên THCS chu kì 3. (2004 - 2007) môn GDCD – Vụ
giáo dục Trung học.
3. SGK GDCD 6, 7, 8, 9.

×