Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Xây dựng hệ thống website cho trường học bằng mã nguồn Nukeviet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 26 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"XÂY DỰNG HỆ THỐNG WEBSITE CHO TRƯỜNG HỌC BẰNG
MÃ NGUỒN NUKEVIET"

PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/ LÝ DO KHÁCH QUAN
Sự tăng trưởng nhanh chóng của internet trong mọi lĩnh vực của đời sống hiện tại khiến
nó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Từ thương mại cho
tới bệnh viện đến trường học tất cả đều chịu sự thay đổi nhanh chóng và giờ đây đều trực
tuyến để bắt kịp nhịp độ tiến triển của thế giới công nghệ số.
Ngày nay nhiều trường học đã nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng website để tạo
sự hiện diện trên internet. Đưa việc giáo dục lên mạng đã không chỉ phục vụ cho các đối
tượng học sinh mà còn là một cách hiệu quả để phục vụ các giáo viên, nhân viên, cha mẹ
học sinh và cả những học sinh hiện đang và đã học trên ngôi trường mến yêu của mình.
Các website giáo dục không chỉ cung cấp thông tin hàng tuần, tháng của chi bộ, nhà
trường, công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hội phụ huynh mà còn cung cấp các
chương trình hỗ trợ học sinh, lấy ý kiến thăm dò một cách công khai, dân chủ….
Thiết kế website cho các trường học ngày càng trở lên cần thiết, ngày càng nhiều các
trường học hiểu ra sức hút từ sự hiện diện online của mình. Website của một trường học
đòi hỏi không chỉ là 1 website động, hấp dẫn mà còn cần có nhiều thông tin hữu ích.
2/ LÝ DO CHỦ QUAN
Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy được các lợi ích mà Website mang lại cho trường
học như sau:
• Tiếp cận được với các nền khoa học giáo dục tiên tiến trên thế giới
• Cung cấp được đầy đủ thông tin của nhà trường, giáo viên và học sinh.

• Giải đáp thắc mắc, yêu cầu của giáo viên, phụ huynh và học sinh một cách nhanh
chóng, hiệu quả.
• Xây dựng được kho đề thi, giáo án… cho giáo viên, học sinh thạm khảo và học tập.
• Các cấp quản lý dễ dàng theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ năm học cũng


như các thông tư, nghị định.
• Tiết kiệm chi phí: in ấn, phone, fax …
• Tạo “bộ mặt” trường học ấn tượng, hiện đại và chuyên nghiệp để quảng bá ngôi
trường trên toàn quốc cũng như là trên thế giới.
Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ thống website cho trường học” làm đề tài của
mình.
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG VÀ CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1/ ĐỐI TƯỢNG
Nhằm ứng dụng CNTT vào trường học tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh tiếp cận
với internet và sử dụng internet phục vụ cho quá trình dạy và học.
Website là kênh thông tin tiện lợi của Nhà trường. Nó cung cấp một cách nhanh
chóng và kịp thời thông tin, thông báo, kế hoạch,… của Nhà trường. Nó là cầu nối giữa
Nhà trường, giáo viên và học sinh giúp giảm thiểu quy trình, thủ tục hành chính. Đồng
thời nó là nơi trao đổi kinh nghiệm, nơi tổ chức các hoạt động phục vụ cho quá trình dạy
và học, là công cụ hữu ích để kết nối và chia sẻ tài liệu, giáo án và tài nguyên trên
internet.

Nhờ có Website mà việc quản lý, cập nhật điểm cho học sinh được thực hiện một
cách trực tuyến và công khai. Học sinh dễ dàng tra cứu những thông tin mình cần và giáo
viên kịp thời điều chỉnh những thông tin bị sai lệch.
Website là dịp để giới thiệu hình ảnh truyền thống lịch sử Nhà trường qua nhiều thế hệ
dạy và học, đồng thời quảng bá hình ảnh với các đơn vị bạn cũng như ra toàn thế giới
trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Thông qua Website mà phụ huynh học sinh, các cơ quan ban ngành, đoàn thể, chính
quyền địa phương biết được hoạt động dạy và học của Nhà trường, cũng như tình hình
học tập của con em mình.
Việc xây dựng Website nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo của Nhà trường.
2/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG WEBSITE TRƯỜNG HỌC
Nghiên cứu mã nguồn nukeviet, một số module cũng như cách cài đặt.

Tìm hiểu cách sử dụng, thiết lập host, domain trên internet
3/ PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Toàn bộ mã nguồn mở nukeviet, module thời khóa biểu, hosting, domain
Thời gian từ năm học 2010-2011.
Xây dựng hệ thống website cho trường học trên mã nguồn miễn phí nukeviet
PHẦN III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1/ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
• Thấy được vai trò quan trọng của việc xây dựng hệ thống website trong trường học.
• Đẩy mạnh ứng dựng công nghệ thông tin trong nhà trường.
• Nhà trường biết cách tự tạo một website riêng cho đơn vị mình.
• Tra cứu thời khóa biểu giáo viên và học sinh trực tuyến
• Phát huy tính dân chủ, công khai, minh bạch trong trường học từ đó làm tốt cuộc
vận động 2 không với 4 nội dung do bộ giáo dục và đào tạo phát động.
2/ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG WEBSITE CHO TRƯỜNG
HỌC
a/ Chuẩn bị:
- Domain (tên miền) có thể mua tại các nhà cung cấp tên miền như http://matbao,net ,
, … hoặc đăng ký một tên miền miễn phí tại
, …
- Host. Dùng để lưu trữ mã nguồn và dữ liệu của website. Mua tại các nhà cung cấp host
như http://matbao,net , , …
- Mã nguồn. Đối với mã nguồn có thể chọn các loại mã nguồn miễn phí như joomla,
wordpress, nukeviet, phpnuke … ở đây tôi chọn mã nguồn nukeviet có thể tải mã nguồn
miễn phí tại
- 2 module thời khóa biểu (Do thầy Trần Thế Vinh phát triển) có thể tải tại

b/ Tiến hành xây dựng website từ mã nguồn nukeviet:
Để tiến hành xây dựng được một website cần thực hiện theo các bước như sau:


Bước 1: Đăng ký tên miền.
Có thể mua tên miền có dạng , .net, .info, .in, .org, edu.vn … hoặc sử
dụng tên miền miễn phí có dạng , ….Ở đây tôi
chọn đã mua tên miền tên miền tại nhà cung cấp tên miền Mắt Bão để
viết đề tài này.
Bước 2: Trỏ (ánh xạ) tên miền về host:
Sau khi đăng ký thành công tên miền cần trỏ tên miền về host bằng cách đăng nhập vào
phần quản trị tên miền /> Điền Name Server do nhà cung cấp host cung cấp cho người sử dụng vào mục “Name
Server”
Theo tôi thì khi chúng ta trỏ tên miền về host bằng IP thì trong vòng hoảng 15 phút là tên
miền đã ánh xạ về host . Nếu trỏ bằng DNS thì thời gian có thể lên tới 24 giờ.

Điền xong Name server nhấn cọn “Submit”
Tiếp đó quý vị vào trong phần quản trị hosting, addon domain vào trong host bằng cách
chọn Addon domain . Ở đây tôi sử dụng hosting của nhà cung cấp hosting Happyhost với
phần mềm quản lý là Cpanel X để quản lý host
Tại ô “Domain Name” ta điền tên miền vào, ở đây tôi sẽ điền là nct.name.vn

Sau khi nhập xong domain nhập tiếp mật khẩu và nhắc lại mật khẩu cuối cùng nhấn
chọn “Add Domain”
Vậy là xong việc trỏ domain về host
Bước 3: Tải mã nguồn và upload lên host:
Tải mã nguồn nukeviet về quý vị upload hết toàn bộ mã nguồn đã tải về lên host như sau:
+ Tải mã nguồn: Quý vị truy cập vào website nhấn chọn nút
“Download”
Hệ thống sẽ mở ra một cửa sổ mới, nhấn vào đường link để tải tài liệu về.

Vì mã nguồn có dung lượng lên tới hơn 4MB vì vậy tôi chia mã nguồn ra làm 3 phần để
upload lên host (Có thể sử dụng FTP một phần mềm chuyên dụng để upload dữ liệu lên
host). Sau khi chia nhỏ mã nguồn thành 4 phần tôi tiến hành ZIP mã nguồn lại (Nén với

định dạng ZIP) như sau:
+ Nén mã nguồn:Chọn một phần cần nén và click phải chuột chọn “Add to archeve…”
Tong mục “Archive format” quý vị chọn ZIP sau đó chọn OK

Đối với những phần khác cũng làm tương tự. ( với Cpanel thì có thể upload lên host các
file có dung lượng lớn.)
Sau khi nén xong hoàn toàn ta tiến hành upload.
+ Upload mã nguồn lên host: Trong phần quản trị host ta chọn “File manager”
Hệ thống sẽ mở ra một cửa sổ popup như trong hình. Vì tôi đang xây dựng website với
tên miền là nct.name.vn vì vậy tôi chọn nct.name.vn.

Tiếp tục chọn nút “Upload” để upload mã nguồn lên trên host.
Tại cửa sổ “Upload files” nhấn vào nút “Chọn tệp tin” chọn các file đã zip lại để upload
lên host ở đây tôi có thể upload 1 file có dung lượng lên tới 1,76GB.
Sau khi upload toàn bộ mã nguồn lên host sẽ tiến hành Unzip (giải nén) Một số host sẽ
tự động giải nén sau khi up lên thành công.
Bước 4: Tạo Database (cơ sở dữ liệu).

Trong phần quản trị host (Nhấn chọn “Home” để trở về trang chủ) ta chọn “MySQL
Databases”
trong phần “Create a NEW database:” quý vị nhập tên data. Cái này nhập tùy ý. Ở đây tôi
tạo database với tên là caohung_skkn
Nhập xong quý vị nhấn chọn “Create Database” nếu database hợp lệ thì hệ thống ẽ thông
báo như sau. Tên database lúc này là caohung_skkn
Quý vị nhấn chọn “Go back” để trở về trong tạo database
Tiếp đến quý vị tạo username cho database. Ở đây tôi tạo luôn tên là caohung_skkn

mật khẩu ****** (User name và pass có thể do nhà cung cấp host cung cấp cũng có thể
phải tạo trong quá trình tạo databasse ở đây tôi tạo là congcha123*/). Nếu cần tính
bảo mật cao tôi khuyên quý vị nên sử dụng chức năng tạo mật khẩu của hệ thống

bằng cách nhấn vào “Password Generator” chức năng này sẽ tạo ra mật khẩu có tính
bảo mật khá cao
Đặt mật khẩu xong quý vị nhấn vào “Create User”
Lưu ý: Quý vị cần phải lưu lại mật khẩu này để tiến hành cài đặt mã nguồn.

Nhấn chọn “Go back” để trở lại trang tạo database.
Sau khi tạo user name quý vị cần liên kết user name với database bằng cách kéo xuống
cuối cùng tại “Add user to database” quý vị chọn database và user name vừa tạo và
nhấn “Add”
Quý vị nhấn chọn “ALL PRIVILEGET” và chọn “Make Changes”

Vậy là xong công việc tạo database
Sau khi đã tạo thành công database ta tiến hành cài đặt website như sau
Bước 5: Tiến hành cài đặt mã nguồn nukeviet
Tiến hành truy cập và địa chỉ /install/index.php để tiến hành cài đặt.
- Lựa chọn ngôn ngữ. Ở đây tôi chọn ngôn ngữ là Tiếng Việt vì vậy tôi để nguyên
và nhấn chọn “Bước kế tiếp”

- Bản quyền. phần này cần phải đọc kỹ để biết các điều khoản cũng như các điều
kiện khác. Ở đây tôi xây dựng hệ thống website cho tổ chức giáo dục vì vậy chắc chắn là
không thể vi phạm pháp luật Việt Nam cũng như các điều khoản của họ nên tôi tiếp tục
chọn “Bước kế tiếp”
- Kiểm tra máy chủ: Phần này hệ thống sẽ tự động kiểm tra xem host có hỗ trợ mã
nguồn cũng như một số tiện ích không. Nếu báo không phù hợp thì ta có thể kiểm tra lại
host cũng như đề nghị nhà cung cấp host khắc phục.

ở đây host tôi sử dụng để xây dựng cơ bản là phù hợp vì vậy tôi tiến hành chọn “ Bước kế
tiếp”
- Kiểm tra CHMOD: phần này hệ thống tự động kiểm tra việc CHMOD các file
cũng như folder trong host đã đúng chưa. Nếu không đúng ta có thể và CHMOD lại

thông thường nếu không đúng thì CHMOD lại là 777 là được.
Nếu việc CHMOD đã ổn ta tiếp tục chọn “Bước kế tiếp”
- Cấu hình cơ sở dữ liệu: Phần này rất quan trọng. Để website hoạt động được cần
phải cấu hình chính xác phần này.
o Tên host: Nếu là host có server đặt tại Việt Nam thì thông thường sẽ là localhost.
Phần này do nhà cung cấp host sẽ cung cấp cho người sử dụng.
o Tại phần Username: Ta nhập username là : caohung_skkn

o Tại mật khẩu: Ta nhập mật khẩu ta đã tạo hoặc do nhà cung cấp host cung cấp cho:
ở đây tôi đã tạo là congcha123*/
o Tên cơ sở dữ liệu: Đây chính là tên database tôi đã tạo ở bước trên caohung_skkn
Sau khi nhập chính xác ta chọn “Thực hiện”. Nếu điền thông tin đầy đủ và chính xác thì
hệ thống sẽ chuyển qua phần thông tin website.
- Thông tin website: Phần này điền thông tin như sau:
o Tên site: Có thể đặt tên site tùy ý. Ở đây tôi đặt là Trường THCS Nguyễn Chí
Thanh
o Tài khoản Admin: tức là tài khoản chủ của trang web, tôi chọn là caoxuanhung.
o Email: nctthcs@gmail
o Mật khẩu: ******
o Câu hỏi dự phòng: Phần này ta cần điền câu hỏi có câu trả lời dễ nhớ nhất đối với
ta. Ví dụ như: Số điện thoại của tôi là gì…. Để khi quên mật khẩu vào website có thể sử

dụng đến câu hỏi dự phòng lấy lại mật khẩu.
Sau khi điền đầy đủ thông tin ta chọn “Thực hiện” Hệ thống sẽ thông báo kết thúc việc
cài đặt. và làm theo hướng dẫn của hệ thống về việc CHMOD cũng như xóa folder
“install” để bảo vệ website.
Bước 6: Thiết lập module tra cứu thời khóa biểu
Để tạo module tra cứu thời khóa biểu ta giải nén và upload từng file lên host. Ở đây có
các folder tkblop, tkbgv, dulieu ta upload tkblop, tkbgv lên các folder tương ứng trên
host. Đối với folder dulieu gồm các file tkbgv.xml, tkblop.xml, tkbgv_dsgv.xml,

tkbgv_to.xml là những file mẫu dữ liệu được tạo bằng excel vì vậy ta có thể mở bằng
excel để chỉnh sửa cho phù hợp với trường của mình.

Upload toàn bộ cá file và foler lên host ta tiến hành thiết lập module bằng các truy cập
vào phần quản trị website theo đường dẫn vào phần
“Quản lý module”->”Thiết lập module mới” nhấn chọn “Thiết lập” hai module mới vừa
upload lên đó là tkbgv và tkblop.
Thiết lập tên gọi, giao diện, từ khóa tìm kiếm, quyền xem và nhớ chọn “Kích hoat” để
module hoạt động cuối cùng chọn “Thực hiện”

Sau khi kích hoạt module xong bên thanh bên sẽ xuất hiện hai module
Để tra cứu được thời khóa biểu cần thiết lập và import dữ liệu lên host.
• Click chọn “TKB GV” -> “Cấu hình TKB GV” và thiết lập về tiêu đề TKB, ngày
áp dụng thời khóa biểu, thời gian bắt đầu học buổi sáng, buổi chiều.
Sau khi thiết lập xong ta chọn “Lưu lại” hệ thống thông báo “thiết lập thành công”

• Chọn import TKB GV -> tại đây ta lần lượt import TKB giáo viên, danh sách giáo
viên, danh sách các tổ.
Phần này ta cần phải làm import từng dữ liệu một.
Tương tự như đối với TKB GV ta tiến hành đối với TKB Lớp. Tuy nhiên TKB Lớp chỉ
cần import một file tkblop.xml là được.
• Kết quả:
Giao diện website sau khi hoàn thành như sau:

Phần tra cứu thời khoá biểu lớp:

Kết quả tra cứu trả lại như sau:
Và đây là giao diện hiện tại của website nhà trường với tên miền

PHẦN IV: KẾT LUẬN

Việc xây dựng một website của trường học là một điều cần thiết trong sự nghiệp phát
triển giáo dục. Sau khi xây dựng xong website trường học, giáo viên, học sinh, phụ huynh
và Phòng giáo dục có thể tra cứu thời khóa biểu trực tuyến của các trường, các giáo viên
một cách dễ dàng. Thông tin chi bộ, nhà trường, công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh, hội phụ huynh … được công khai minh bạch, rõ ràng,
nhanh chóng, chính xác.
Thông qua hệ thống website các tổ chức đoàn thể có thể thăm dò ý kiến học sinh về chất
lượng dạy và học, giáo viên được yêu quý nhất … một cách dễ dàng.

×