Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân loại rừng không nên chỉ dựa vào trữ lượng gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.63 KB, 2 trang )

PHÂN LOẠI RỪNG
KHÔNG NÊN CHỈ DỰA VÀO TRỮ LƯỢNG GỖ
ThS. NGÔ VĂN TOẠI
gày 10/6/2009, Bộ Nông nghiệp và
PTNT đã ban hành Thông tư số
34/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn tiêu
chí xác định và phân loại rừng. Phạm vi
điều chỉnh của Thông tư này quy định về
tiêu chí xác định rừng và hệ thống phân
loại rừng, phục vụ cho công tác điều tra,
kiểm kê, thống kê rừng, quy hoạch bảo vệ
và phát triển rừng, quản lý tài nguyên
rừng và xây dựng các chương trình, dự án
lâm nghiệp.
N
Theo Thông tư này, tại điều 8,
khoản 1 về phân loại rừng theo trữ lượng
quy định tiêu chí rừng rất giàu, rừng giàu,
rừng trung bình, rừng nghèo như sau:
“a) Rừng rất giàu: trữ lượng cây
đứng trên 300m
3
/ha;
b) Rừng giàu: trữ lượng cây đứng
từ 201- 300m
3
/ha;
c) Rừng trung bình: trữ lượng cây
đứng từ 101 - 200m
3
/ha;


d) Rừng nghèo: trữ lượng cây
đứng từ 10 đến 100m
3
/ha; ”
Như vậy, việc xác định mức độ
giàu, nghèo của rừng chỉ được đánh giá
theo trữ lượng gỗ, tức là số mét khối gỗ
trên một hecta, trong khi giá trị của rừng
không chỉ là những mét khối gỗ đơn
thuần, một giá trị rất bé nếu so với toàn
bộ giá trị phòng hộ, bảo vệ môi trường và
đa dạng sinh học của rừng. Tiêu chí này
chỉ để giúp người quản lý thấy hiện trạng
rừng, biết được khả năng sinh trưởng và
khả năng cung cấp gỗ của rừng.
Nhưng, tiêu chí này lại được làm
cơ sở cho việc chuyển đổi mục đích sử
dụng rừng. Thông tư số 58/2009/TT-
BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT đã hướng dẫn việc
trồng cao su trên đất lâm nghiệp cụ thể
tại Điều 4, khoản 4 như sau:
“…
4. Đất có rừng gỗ tự nhiên là rừng
sản xuất; bao gồm: rừng gỗ nghèo, rừng
chưa có trữ lượng, rừng gỗ nghèo hỗn
giao với tre nứa, cụ thể:
a) Rừng gỗ nghèo: có trữ lượng
cây đứng bình quân theo lô từ 10 – 100
mét khối trên hécta (sau đây viết tắt là

m
3
/ha).
b) Rừng gỗ chưa có trữ lượng:
rừng gỗ đường kính bình quân < 8
centimet (sau đây gọi tắt là cm), trữ lượng
cây đứng bình quân dưói 10m
3
/ha.
c) Rừng gỗ nghèo hỗn giao với tre
nứa: có trữ lượng gỗ cây đứng bình quân
theo lô dưới 65m
3
/ha”.
Phương pháp xác định trữ lượng của
rừng để chuyển sang trồng cao su cũng
được quy định tại Điều 5, khoản 2 Thông
tư số 58/2009/TT-BNNPTNT như sau:
“…
2. Lập ô tiêu chuẩn đo đếm trữ
lượng gỗ (tổng diện tích các ô tiêu
chuẩn tối thiểu bằng 2% diện tích rừng
chuyển sang trồng cao su) để thu thập
số liệu và tính toán một số chỉ tiêu, cụ
thể như sau:
a) Thu thập số liệu:
Xác định tên, phẩm chất cây theo
3 cấp (tốt, trung bình, xấu) và đo đường
kính tại vị trí 1,3m của những cây trong
ô tiêu chuẩn theo quy định: đối với rừng

tự nhiên bắt đầu cây có đường kính từ
47
10cm trở lên, theo cấp kính 4cm; đối
với rừng trồng bắt đầu cây có đường
kính từ 7cm trở lên, theo cấp kính
2cm”.
Theo quy định này, những diện tích
đất lâm nghiệp đang có rừng tự nhiên mà:
Rừng có trữ lượng những cây gỗ có đường
kính từ 10cm bé hơn 100m
3
/ha; Rừng tái
sinh mà cây gỗ đường kính bình quân bé
hơn 8 cm; Rừng gỗ nghèo hỗn giao với tre
nứa có trữ lượng gỗ cây đứng bình quân
theo lô dưới 65m
3
/ha đều được chuyển
sang trồng cao su.
Thực tế cho thấy rằng, đối với
rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng tự nhiên
nhiệt đới lá rộng thường xanh như ở Việt
Nam, dù có nghèo gỗ nhưng vẫn có nhiều
tầng cây rừng, trên mặt đất rừng vẫn còn
lớp cây bụi, thảm cỏ che phủ. Rừng tự
nhiên nghèo gỗ vẫn là nơi sinh sống của
nhiều loài thú rừng hoang dã, nhiều loài
thực vật, trong đó có nhiều loài quý,
hiếm, có giá trị rất cao về đa dạng sinh
học. Rừng tự nhiên nghèo, tuy không

thỏa mãn cho mục đích sử dụng gỗ của
con người, nhưng vẫn còn đủ khả năng
che phủ mặt đất, giữ nước, duy trì tầng
nước ngầm, hạn chế xói lở và rửa trôi đất,
điều tiết dòng chảy để hạn chế lũ lụt.
Những khu rừng tự nhiên ở đầu
nguồn tuy nghèo gỗ, nhưng vẫn có rất
nhiều giá trị về phòng hộ và môi trường.
Nếu còn nhiều những khu rừng nghèo
theo kiểu nghèo trữ lượng, nhưng đủ khả
năng phòng hộ thì cuộc sống và sản xuất
của con người ở cuối nguồn được rừng
che chở, lũ lụt sẽ giảm cả số lần và cường
độ, các dòng sông, dòng suối vẫn còn duy
trì được nguồn nước ngọt phục vụ sản
xuất và sinh hoạt. Rừng tự nhiên nghèo gỗ
nhưng làm nhiệm vụ phòng hộ đầu nguồn
tốt hơn rất nhiều lần so với các rừng trồng
thuần loài giàu gỗ hay rừng cao su.
Nếu căn cứ theo tiêu chí phân loại
này, mà phá bỏ những khu rừng tự
nhiên nghèo gỗ nhưng giàu giá trị về
phòng hộ, môi trường để trồng lại trên
diện tích đó là cây cao su hay rừng trồng
thì chúng ta đã bỏ đi cái mà chúng ta
đang có, đó là những giá trị của rừng, để
đổi lại chúng ta sẽ kỳ vọng đạt những
lợi ích kinh tế mà không phải lúc nào
cũng có được theo mong muốn của
người đầu tư, còn những lợi ích về môi

trường thì chắc chắn mất đi và không
thể lấy lại được.
Điều này càng có ý nghĩa khi mà
cả thế giới đã có hồi chuông cảnh báo về
sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu toàn
cầu theo hướng bất lợi cho loài người.
Chỉ riêng ở Việt Nam, trong thời gian qua
những đợt hạn hán kéo dài, những trận lụt
lịch sử, những cơn lũ kinh hoàng đã làm
tổn thất nhiều ngàn tỷ đồng, cướp đi sinh
mạng hàng ngàn người.
Vì vậy, việc xác định tiêu chí để
phân loại rừng, phục vụ cho công tác quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quản lý
tài nguyên rừng và xây dựng các chương
trình, dự án lâm nghiệp cần phải được
xem xét trên toàn bộ giá trị lợi ích bao
gồm những lợi ích về môi trường, phòng
hộ và đa dạng sinh học của rừng chứ
không nên chỉ quan niệm đó chỉ là số
lượng mét khối gỗ. Việc xác định tiêu
chí phân loại chính xác sẽ giúp cho
chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phù
hợp, chúng ta chỉ chuyển đổi những khu
rừng mà tính năng phòng hộ, giá trị môi
trường rất hạn chế, chúng ta từ bỏ lợi ích
để thu được lợi ích lớn hơn, toàn diện
hơn. Có như vậy, việc đầu tư trồng cao
su hay trồng lại rừng trên đất lâm nghiệp
mới đạt lợi ích cả về kinh tế - xã hội -

môi trường, đảm bảo sự phát triển bền
vững của đất nước./.
48

×