Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tìm hiểu các tác giả, tác phẩm Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.47 KB, 16 trang )

Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
I. ĐẶT VẤN ĐỀ .
Nhiều năm liền, tôi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy Ngữ văn lớp 8,
lớp 9. Tôi nhận thấy rằng trong chương trình Ngữ văn toàn cấp có nhiều tiết học
chương trình ngữ văn địa phương như: chương trình địa phương phần Tiếng việt,
phần Tập làm văn, phần văn . Ở lớp sáu, bảy tương đối đơn giản như phần Tiếng
việt tìm những từ ngữ địa phương, phần văn tìm các câu ca dao nói về địa phương,
phần Tập làm văn miêu tả, thuyết minh về các danh lam thắng cảnh hoặc các di tích
lịch sử… còn ở lớp tám, chín nâng cao hơn. Trong đó có tiết tìm hiểu chương trình
địa phương phần văn, tìm một số tác giả người Bình Dương, tác phẩm viết về Bình
Dương. Đây là một vấn đề vô cùng khó khăn cho các giáo viên dạy văn giữa thời đại
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa phát triển rất mạnh mà yêu cầu các em tìm hiểu sưu
tầm các tác giả người địa phương , tác phẩm viết về Bình Dương . Điều này, các
giáo viên dạy văn rất lo lắng. Phải nói rằng các em cảm thụ các tác phẩm văn
chương hay, các áng văn bất hữu trong chương trình là một điều khó khăn, mà còn
tìm hiểu thêm văn học địa phương,quả là quá sức với các em. Vậy làm thế nào để
các em thích học các tiết chương trình địa phương nhàm chán, đơn điệu này. Nhiều
câu hỏi đến với tôi làm tôi suy nghĩ mãi. Cuối cùng tôi đã tìm ra giải pháp hữu hiệu
để các em có hứng thú đến với văn học địa phương bằng niềm đam mê vui thích của
mình. Từ đó nhằm phát huy tính năng động tích cực, khả năng tìm tồi, phát triển trí
thông minh, lòng yêu thích đọc sách, báo và các tác phẩm viết về địa phương mình.
Chính vì thế mà tôi không ngần ngại đưa ra một phương pháp mới để giảng dạy các
tiết chương trình địa phương phần văn có hiệu quả. Đó là Tổ chức thảo luận
“Tìm hiểu các tác giả, tác phẩm Bình Dương”.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Thực trạng
Phạm Hồng Sáng 1
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Tình hình học tập của học sinh đang có chiều hướng giảm xúc, hiện tượng chán
học, bỏ học xảy ra nhiều, vào lớp không chăm chú nghe giảng bài. Bởi vì, xã hội bên
ngoài có muôn vàng thú vui hấp dẩn khác như thích đi chơi điện tử, thích lên mạng


“chát”, xuất hiện nhiều ngôn ngữ “chát” …làm gì các em có thời gian học tập nữa.
Riêng môn văn, các em ít đọc sách báo, ít đọc truyện văn học, nhất là văn học địa
phương càng không đọc làm cho các em nhàm chán hơn. Vậy giáo viên dạy những
tiết học chương trình địa phương như thế nào cho học sinh yêu thích.
Về chương trình Ngữ văn ,trong đó sách giáo khoa chỉ ghi ngắn gọn tên bài học
“Chương trình địa phương phần văn, phần Tiếng việt hoặc phần Tập làm văn”. Còn
sách hướng dẫn giảng dạy không hướng dẫn giáo viên phải dạy như thế nào không có
một tài liệu nào cả. Như vậy trong tiết học ấy giáo viên muốn dạy theo kiểu nào thì
dạy, không có sự thống nhất, cụ thể dạy những gì.Tâm sự trao đổi với nhiều đồng
nghiệp, có người cho rằng cho học sinh về tự tìm hiểu, sưu tẩm , lên lớp dạy qua loa,
giảng chung chung, hoặc giới thiệu vài tác giả rồi chuyển sang dạy bài mới.
Hiện nay nước ta đang tiến hành Công nghiệp hóa –Hiện đại hóa đất nước,
đặc biệt là Tỉnh Bình Dương được đánh giá là Tỉnh có tiềm năng phát triển công
nghiệp mạnh. Việc phát triển khoa học kỷ thuật công nghệ là điểu vô cùng cần thiết,
song cuộc sống của chúng ta có phát triển đến đâu chăng nữa mà thiếu văn chương
thì cuộc sống trở nên nhàm chán, đơn điệu tẻ nhạc không có sự sống. Vì vậy văn
chương rất cần thiết trong cuộc sống con người, ở mỗi địa phương Huyện,Tỉnh thành
lập hội nhà văn nhà thơ. Hội này hoạt động tập trung nhiều cây bút trẻ có tài và thu
hút được nhiều đọc giả yêu thích văn học địa phương.
2/Giới thiệu nội dung chương trình:
Trong chương trình Ngữ văn có nhiều tiết dạy chương trình địa phương như:
Lớp 6: Tiết 87 Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
Tiết 139-140: Chương trình Ngữ văn địa phương.
Lớp 7: Tiết 70 Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
Phạm Hồng Sáng 2
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Tiết 74 Chương trình địa phương phần Văn và phần Tập làm văn.
Tiết 135-136 Chương trình địa phương phần Văn và phần Tập làm văn.
Tiết 137-138 Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
Lớp 8: Tiết 31 Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.

Tiết 52 Chương trình địa phương phần Văn
Tiết 92 Chương trình địa phương phần Tập làm văn.
Tiết 121 Chương trình địa phương phần Văn
Tiết 137 Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
Lớp 9: Tiết 42 Chương trình địa phương phần Văn
Tiết 63 Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
Tiết 101 Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương phần Tập
làm văn( làm ở nhà).
Tiết 133 Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
Tiết 143 Chương trình địa phương phần Tập làm văn.
Những năm đầu mới thực hiện chương trình cải cách sách giáo khoa, tôi gặp
nhiều khó khăn khi dạy bài chương trình địa phương phần văn lớp 8, lớp 9. Tôi không
biết phải dạy như thế nào, vì không có một tài liệu nào. Đúng như lời đồng nghiệp nói,
tôi cũng giới thiệu chung chung, muốn dạy sao thì dạy không có sự thống thất. Vì thế
tôi bắt đầu thu thập sưu tầm trên báo nghi chép lại các tác giả người Bình Dương, tác
phẩm viết về Bình Dương dần tích lũy một số tài liệu để giảng dạy văn học địa
phương lớp 8 tiết 52 và tiết 121
3/ Phương pháp thực hiện:
a/ Chuẩn bị của giáo viên:
Qua nhiều năm giảng dạy tìm hiểu tích lũy thêm một số kiến thức, cập nhật
thêm các kiến thức về văn địa phương.Tôi có hứng thú với đề tài này. Để dạy một tiết
chương trình địa phương phần văn lớp tám, lớp chín, không phải là điều đơn giản.Tôi
bắt đầu lập kế hoạch và tiến hành nghiên cứu tìm tòi đọc các báo Bình Dương, Tuổi
Phạm Hồng Sáng 3
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
trẻ, báo Phụ nữ Bình Dương, báo Người lao động,báo Văn nghệ Bình Dương….ghi
chép các bài báo viết giới thiệu các tác giả người Bình Dương, các bài thơ hay, các tác
phẩm truyện, tùy bút…làm tư liệu để dạy các tiết chương trình địa phương phần Văn.
….Mỗi năm tôi tích lũy một ít, tôi luôn tìm tòi bổ sung cho mình thêm vài tác giả, tác
phẩm viết về Bình Dương. Đến nay, tuy không nhiểu lắm nhưng nội dung có thể

truyền đạt dạy trong một tiết.
b/ Các bước lên lớp như sau:
Bước một: chuẩn bị tổ chức
Cho học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tác giả người Bình Dương, tác phẩm viết về
Bình Dương. Tìm thu thập những thông tin trên báo chí nhất là báo Bình Dương, lên
thư viện Tỉnh tìm những sách, tài liệu văn học có các tác giả, tác phẩm viết về Bình
Dương, truy cập trên mạng . Sau đó thảo luận tổ, tổ trưởng tổng hợp tất cả các tác giả,
tác phẩm địa phương mà các bạn đã tìm theo nội dung: Tác giả , năm sinh, quê quán
các tác phẩm tiêu biểu, cử một bạn trong tổ trình bày.
Bước 2: Thuyết trình trước lớp
Đại diện 4 tổ lên trình bày trước lớp kết quả mà cả tổ sưu tầm được theo bảng
thống kê. Học sinh đọc những bài thơ,đoạn truyện mà tổ sưu tầm .
Các em khác chú ý lắng nghe để có thể đóng góp ý kiến, nhận xét
Bước 3: Nhận xét
GV nhận xét sửa sai , tuyên dương tổ có số bài sưu tầm đúng, nhiều. Tuy nhiên
về sưu tầm tìm hiểu của học sinh cũng có giới hạn. Sau đó giáo viên phải cung cấp bổ
sung thêm cho các em kiến thức về các tác giả tác phẩm địa phương
Bước 4 Giáo viên hệ thống bài học.
Để học sinh nắm được các tác giả, tác phẩm, khắc sâu kiến thức tôi sẽ thống kê
Văn- Thơ địa phương theo từng thời kỳ : Văn học gian đoạn 1945 đến 1975 và gian
đoạn 1975 đến nay.
Tiết 52
Phạm Hồng Sáng 4
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
VĂN - THƠ ĐỊA PHƯƠNG BÌNH DƯƠNG
PHẦN I: PHẦN VĂN ĐỊA PHƯƠNG
I/Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong gian đoạn trước 1975
STT TÁC GIẢ TIỂU SỬ
TÊN TÁC PHẨM TIÊU
BIỂU

1 Huỳnh Văn
Nghệ
Sinh:14/2/1914 quê ở Tân
Uyên, Bình Dương.
Năm 1945 ông tham gia Tổng
khởi nghĩa.
1954 tập kết ra Bắc
1976 mất tại Sài Gòn
* Thơ: Tết quê người,
- Nhớ Bác, sáng tác 1942
- Lịch sử quê hương-
1954
* Văn xuôi: (45-75)
- Mất đồn Mỹ Lộc
- Trận mãng xà
2 Bình
Nguyên Lộc
Sinh:7/3/1914 quê ở Tân
Uyên, Bình Dương
Ông viết truyện ngắn, tiểu
thuyết
• Truyện ngắn:
- Có những xác diều
- Mả cũ bên đường
- Những hàng me Sài
Gòn
- Lò chén chòm
sao(1952)
- Dấu ấn quê hương
3 Tiêu Như

Thủy
Sinh:1924 quê ở Phú Cường,
Thị Xã Thủ Dầu Một
- Liệt sĩ Nguyễn Văn
Tiết(ghi chép)
- Cái giếng chảo( truyện
Phạm Hồng Sáng 5
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
ngắn)
4 Nguyễn
Quốc Nhân
Sinh 1942 quê ở Thủ Dẩu
Một
- Chuyện nhỏ ở chiến khu
D(truyện ngắn)
II/ Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong gian đoạn sau 1975
STT TÁC GIẢ TIỂU SỬ
TÊN TÁC PHẨM
TIÊU BIỂU
1 Phạm Ngọc
Am
Sinh:1944 quê ở Thủ
Dầu Một, Bình Dương
- Đêm thảo nguyên (ký)
- Mã đà sơn cước (ký)
- Vườn trái Lái
Thiêu(truyện ngắn)
2 Nguyễn Ngọc
Dinh
Sinh:1957 quê ở Tân

Uyên, Bình Dương
- Bên những nấm mồ(Truyện
ngắn)
3 Trần Quốc
Dương
Sinh:1948 quê ở Dầu
Tiếng, Bình Dương
- Vết thương kỷ niệm (truyện
ngắn)
4 Trần Bình
Dương
Sinh: 1954 - Thủ Dẩu
Một
- Chuyện bí mật ở làng
Tân Kiểng(truyện ngắn)
- Có ai về chợ Bình
Dương (ký)
5 Huỳnh Ngọc
Đáng
Sinh:1958 quê Tân
Uyên, Bình Dương
- Hy vọng ( truyện ngắn)
- Người thiếu phụ và
ngọn núi (truyện ngắn)
6 Phan thị Hai Quê ở Thị Xã Thủ Dầu
Một
• Truyện ngắn:
- Cơn giông
- Sóng gầm
Phạm Hồng Sáng 6

Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
7 Lí Lan Sinh: 1957,Quê Thủ
Dầu Một, Bình Dương
• Truyện ngắn:
- Đất khách
• Ký sự: Làng tôi
8 Lê Thành
Tựu
Sinh:1966 quê Phú Mỹ
Bình Dương
- Chia đất (truyện ngắn)
9 Cao Thảo
Nguyên
Sinh:1966 Dĩ An Bộ ván gõ (truyện ngắn)
10 Lê Nguyên

Sinh:1974 Bến Cát - Cách chim và bầu
trời(truyện ngắn)
- Thằng lé (truyện ngắn)
- Ngã rẽ (truyện ngắn)
PHẦN II/ THƠ ĐỊA PHƯƠNG TỪ 1975 ĐẾN NAY
STT TÁC GIẢ TIỂU SỬ
TÊN TÁC PHẨM
TIÊU BIỂU
1 Nguyễn Văn
Ân
Sinh:1965 – Bến Cát - Bến duyên
- Em có về đường xưa
2 Trịnh Bằng Sinh: 1949 -Dầu Tiếng - Tập thơ “ Dâng hương”
3 Cát Dung Sinh:1960 – Phú Cường - Tôi vẽ

4 Nguyễn Minh
Dũng
Sinh:1958 – Dầu Tiếng - Con gái Bình Dương
5 Mai Thu
Hồng
Sinh:1959 Tân An – Bến
Cát
- Dốc cuộc đời
- Thơ tình tuổi bốn mươi
6 Nguyễn Thúy
Kiều
Sinh:1978 - Bến Cát - Biệt khúc ruộng đồng
7 Chu Ngoạn Sinh:1950 Hưng Định – - Hành giả
Phạm Hồng Sáng 7
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Thư Bình Dương
8 Trương Thủy
Trúc
Sinh:1978 Bến Cát - Tự Khúc
- Thăm Bến Cát
10 Lê Minh Vũ Sinh 1974 Bình Dương - Tháng giêng Bình
Dương
- Thơ tình năm mới
11 Vũ Huy
Vọng
Sinh:1949 Thuận An - Với Lái Thiêu
12 Bùi Nhựa Bình Dương - Về Bình Dương
13 Minh khoa - Đồng hành cùng mùa
xuân (thơ)
- Quê hương lộng gió cờ

bay ( Tùy bút)
Cho học sinh tìm hiểu tham khảo một số đoạn thơ, bài thơ tiêu biểu :
• “Ai đi miền Bắc ta theo với
Thăm lại non sông giống Lac Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở đất
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”
(Trích “Nhớ Bác” của Huỳnh Văn Nghệ - 1942)
• “ Đồng lúa thơm vườn bưởi đường cam mật
Tiếng trẻ thơ cười hát sân trường
Hồi chuông chùa êm gõ vườn non
Phạm Hồng Sáng 8
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Mái tranh vàng khói cơm chiều quyến luyến
Thuyền dưới bếp dập dìu buồm cách én
Xe trên đường leng kẻng nhạc ngựa vang
Ôi! Tân Uyên quê mẹ đẹp muôn vàn
( Trích “Lịch sử quê hương” của Huỳnh Văn Nghệ - 1954)
* “Về Bình Dương xuôi ngược những con đò
Chợ đông vui nghe những làng, những xóm.
Gốm sứ sơn mài cái tô cái chén
Đến trăm miền đất nước hóa tình yêu”
… “ Về Bình Dương năm tháng êm đểm
Như nỗi nhớ giữ thời gian ở lại
Dòng sông ơi bốn mùa như vẫy gọi.
Bốn mùa nghe con nước trải bờ vui”
( Trích “Về Bình Dương” của Bùi Nhựa-1997)
“ Miệt vườn cây trái quê em đó,
Ai tới Cầu Ngang có lẽ nào,
Không bước lên cầu sông bên ấy
Ai hay cây cỏ có chiêm bao.

Khu vườn đẹp lá hay hoa đó
Nước biết lơ thơ dẫn nắng vào
Dâu dâu, măng cụt, sầu riêng đấy…
Hương thấm hồn ta tự thuở nào
Chậm chậm đi trong vườn trĩu quả
Lắng nghe dòng nhựa chuyển trên cành.
Từ xa có tiếng chân gần lại
Phạm Hồng Sáng 9
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Ồ đúng em rồi miền miệt xanh”
( Trích “Với Lái Thiêu” của Vũ Huy Vọng -1996)

• “ Tháng giêng Bình Dương nắng êm đềm
Anh xin đưa em về phố Thủ…
…Tháng giêng Bình Dương sáng trong mơ ước
Em đi lễ chùa hái nhành lộc mới
Ngã sáu chiều nay nhiều người qua vội”
(Trích “Tháng giêng Bình Dương” của Lê Minh Vũ)


Thơ tình năm mới
• “Chút se lạnh của mùa đông năm cũ
Khẽ luồn trong tóc rối vai gầy
Những kỷ niệm ùa qua nỗi nhớ
Xuân lại về buổi sáng hôm nay
Khuấy ký ức nghe ngày qua nhỏ giọt
Bạn bè xưa giữa muôn nẻo đường đời
Đứa lận đận, đứa nay thành đạt
Ta vẫn ngồi với thơ, thơ ơi!
(Sao trở lại mùa xuân mười tám?

Em giao mùa nguyên sợ tơ non
Nắng ấp áp tô hồng đôi má thắm
Anh bâng khuâng xao xuyến tâm hồn!)
Ngồi đếm lại thấy mùa không đợi tuổi
Ly thời gian vơi nữa giọt xuân hồng
Phạm Hồng Sáng 10
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Này em ạ, bài thơ tình năm mới
Riêng tặng dành cho em, chịu không?
( Thơ tình năm mới – Lê Minh Vũ)
“ Xuân, đằm thắm mùa xuân nơi đất Thủ
Đêm trừ tịch về, hoa- điện lung linh
Căn nhà nhỏ thành không gian tráng lệ
Lớp đời thường, nay rạng rỡ, lên hương.
……………………………………….
Súng thần công vang rền xuân Đinh Hợi
Rực rỡ sắc màu, pháo giục quê hương
Bình Dương ơi! Vững lái những con thuyền
Ra biển lớn cùng chung đường hội nhập…
Tổ quốc bao giờ đẹp như hộm nay
Dâng Bác - Tự hào - lộng gió – cờ bay!”
( Trích Đồng hành cùng mùa xuân- Minh Khoa)
Tiết 121
Phạm Hồng Sáng 11
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Cho học sinh viết bài cảm nhận về bài thơ “Tết quê người”của Huỳnh Văn
Nghệ.
Tết quê người
“ Đêm hôm nay hoa đào cùng hẹn nở
Để ngày mai chào đón khách du xuân

Nâng cốc rượu người người vui rạng rỡ
Nghe râm ran pháo nổ xa gần.
Đêm hôm nay bao nhiêu người hớn hở
Nói cười vang giữa những cảnh sum vầy
Khoe áo đẹp con ngoan tiền của
Chúc cho nhau hạnh phúc tràn đầy.
Đêm hôm nay cũng có bà mẹ khổ
Mỏi trông con quên cả lễ giao thừa
Đêm hôm nay chạnh đau lòng chinh phụ
Đếm tuổi con để nhớ thưở xa chồng.
Đêm hôm nay nơi tha hương lữ thứ
Khách chinh phụ dừng bước lại bên đường
Ánh sao mờ phía chân trời xứ sở
Như mũi gươm, ôi! Nhức nhối, đoạn trường.
Bài thơ “Tết quê người” được Huỳnh Văn Nghệ viết lúc ông 28 tuổi. Bài thơ là
nỗi niềm tha hương trước cảnh xuân về.
Mở đầu bài thơ là cảnh ngày xuân với hoa đào cùng hẹn nở để đón chào ngày
xuân và khách du xuân. Ngày xuân là ngày vui, ngày hạnh phúc, ngày trọn vẹn với
bao điều tốt lành và may mắn. Tiếng pháo nổ xa gần là biểu tượng cho phong tục Tết
ở Việt Nam ngày xưa.
Phạm Hồng Sáng 12
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Tết đến mọi người sum họp vui vầy bên người thân, bạn bè đầm ấm, rộn rã tiếng
nói cười. Nét hân hoan, hớn hở hiện lên trên gương mặt mọi người. Ai cũng mãn
nguyện về cuộc sống vật chất tinh thần khá đầy.Còn tác giả thì sao? Người thân nơi
quê nhà thì sao? Những câu thơ sau là một chuỗi tâm trạng xé lòng của mùa xuân tha
hương. Hình ảnh người mẹ đau khổ mỏi mòn trông đợi đứa con đang ở xa mà quên
đón xuân. Ngận ngùi, xúc động hơn là niềm đau đớn của người chinh phụ nhớ chồng
đếm tuổi con để nhớ thời gian xa cách, là nỗi đau đớn đến nhức nhối của người xa xứ.
Huỳnh Văn Nghệ làm thơ để nói lên nỗi lòng nhớ nước thương nhà, đồng thời

gởi gấm niềm tâm sự để tìm thêm dự đồng cảm của những tâm hồn yêu nước thương
dân.
Với thời gian, thơ là vĩnh cữu. Bài thơ “ Tết quê người” ra đời 66 năm, mang lại
dự vị những ngày sóng gió của đất Bình Dương mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị của
hồn thơ yêu nước.
Cho học sinh tìm hiểu về một tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong giới văn nghệ sĩ
Bình Dương
Giới thiệu tác giả Đào Văn Đạt
với tác phẩm “Gió chiều lồng lộng”
Đào Văn Đạt sinh năm 1973, tại Bến Cát, Bình Dương. Anh đã có truyện ngắn
đăng tải trên báo: Tuổi trẻ, Phụ Nữ Chủ nhật, Người Lao động Chủ nhật, Văn nghệ
Bình Dương… Anh từng có một khoảng thời gian làm công nhân ở khu công nghiệp
Tân Định (Bến Cát). Hiện nay anh đang công tác tại công ty đầu tư phát triển
Becamex chi nhánh KCN Mỹ Phước.
Anh yêu văn học ngay từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường . Anh đến
với thơ văn bằng những đoạn văn ngắn nhằm ghi lại những cảm xúc bất chợt của
Phạm Hồng Sáng 13
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
mình. Những bài viết của anh có hình ảnh và gợi nhiều cảm xúc cho người đọc. Được
bạn bè động viên, anh mạnh dạn viết truyện ngắn.
Văn của anh mộc mạc, bình dị, giản đơn như tính cách của anh. Mỗi câu truyện
ngắn của anh là một câu chuyện khai thác một khía cạnh nào đó cuộc sống, sự đổi mới
đi lên xây dựng công nghiệp và quá trình đô thị hóa nông thôn, về công nhân…Trong
truyện, anh thường đứng vào “nhân vật tôi” để kể. Tất cả cảm xúc, nhận thức của
mình, Đào Văn Đạt miêu tả các nhân vật bằng ngòi bút nhạy cảm. Anh luôn có cái
nhìn bao dung, tinh tế với nhũng mảnh đời éo le, bất hạnh. Những nhận vật của anh
rất bình thường, chất phát, nhân hậu, thẳng thắn yêu ghét rạch ròi, dám yêu và dám
sống, luôn có tinh thần trách nhiệm.
Các tác phẩm: Gió chiều lồng lộng, Chiếc xe bò, Mô đất bạc màu, Tiếng chim
hót trong căn chồi vắng, Người ngoài cuộc….là những truyện ngắn khá hay.

Truyện ngắn “Gió chiều lồng lộng” được chọn làm tựa đề cho tập truyện là một
câu chuyện tình buồn và day dứt lòng người, những băn khoăn trăn trở về thân phận
tình yêu. Bộ ba nhận vật Toàn - Phụng - Sơn tạo nên thế chân vạc vốn quen thuộc.
Nhưng ở đây chúng ta cảm thấy thông cảm và thấu hiểu những khao khác tình yêu mà
đáng lý Sơn và Phụng phải được tận hưởng. Đau khổ, giày vò, luôn hiện hữu trong
lòng Phụng và Sơn khi hằng ngày Toàn –người chồng điên dại vẫn sống vật vờ trước
mặt. Chia tay kẻ ở người lặng lẽ ra đi như một tất yếu. Một kết thúc hơi đau nhưng để
lại dư vị ngọt ngào về đạo lý tình người.
Bằng con mắt quan sát tinh tường, sự cảm nhận cùng với lối kể chuyện dung vị
nhưng khéo léo anh đã cho ra đời những truyện khá thành công. “Gió chiều lồng lộng”
là truyện ngắn thành công nhất của Đào Văn Đạt và đang được dựng thành phim.
Trên đây là một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu, còn rất nhiều tác giả, tác phẩm,
các em sưu tầm thêm, tìm đọc các truyện, các bài thơ trên báo chí, trong thư viện, nhà
sách …
4/ Kết quả:
Phạm Hồng Sáng 14
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Với nội dung đã sưu tầm được, tôi đã vận dụng vào việc dạy chương trình địa
phương phần Văn lớp 8 tiết 52 tiết 121và phổ biến trong tổ thực hiện đạt nhiểu kết
quả. Tôi thường trao đổi với bạn bè đồng nghiệp về tác phẩm mới. Học sinh đã tiếp
thu và hiểu biết cảm thụ sâu sắc hơn về tác giả, tác phẩm của quê hương mình .
III/ KẾT LUẬN
Qua tiết học tìm hiểu về văn học địa phương đã giáo dục cho học sinh tình yêu
cuộc sống, yêu quê hương Bình Dương và đặt biệt khơi gợi cho học sinh lòng yêu văn
học, say mê văn học và có thể trong tương lai các em là một trong những nhà văn, nhà
thơ của Bình Dương.
Tiết học rất nhẹ nhàng không gò bó áp đặt mà chỉ khơi gợi lòng yêu thích học
văn, tìm tòi đọc các tác phẩm, tác giả Bình Dương
Với nội dung này tôi đã hướng dẫn học sinh trong những năm qua. Tuy nhiên để
cho tiết học sinh động phong phú hơn tôi thường xuyên đọc sách, báo để cập nhật

thêm vốn kiến thức về các tác giả, tác phẩm mới để giới thiệu cho học sinh trách tiết
học đơn điệu nhàm chán. Cũng qua tiết học này giáo dục cho học sinh lòng tự hào về
Bình Dương có một đội ngủ sáng tác khá mạnh và các thế hệ nhà thơ, nhà văn có tài
đóng góp rất lớn trong việc xây dựng thành công nền văn học Tỉnh nhà.
Trên đây là những phương pháp và nội dung dạy tiết 52 và tiết 121 “Chương
trình địa phương phần văn” lớp 8 của cá nhân. Tuy nhiên nội dung tiết dạy này cũng
còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý của hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp
để cho tiết học hoàn thiện hơn.
Người viết
Phạm Hồng Sáng 15
Trường THCS Bình An Sáng kiến kinh nghiệm
Phạm Hồng Sáng
Phạm Hồng Sáng 16

×