Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.62 KB, 15 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI”
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học là bậc học bắt buộc, không phải trả học phí. Giáo dục tiểu học
được thực hiện trong 5 năm, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi học sinh vào học lớp một là sáu
tuổi. Mọi trẻ em bình thường từ 6 đến 14 tuổi đều có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt trình
độ giáo dục phổ cập tiểu học.
Ngoài ra, trẻ khuyết tật cũng được hưởng quyền được học tập hoà nhập với các trẻ
bình thường khác trong cùng môi trường học tập ở tiểu học.
Tổ chức điều tra nắm bắt số liệu huy động trẻ ra lớp, xử lí số liệu, thống kê, lập báo
cáo kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học là một trong những nhiệm vụ
quan trọng trong nhà trường hàng năm. Vì vậy đòi hỏi người cán bộ quản lí phải có kế hoạch
cụ thể, rõ ràng, khoa học thì công tác PCGDTH ĐĐT – CMC mới đạt kết quả và chất lượng
PCGDTH ĐĐT mới được duy trì và nâng cao.
Qua nhiều năm trực tiếp phụ trách mảng công tác PCGDTH, tôi nhận thấy công tác
huy động 100% trẻ em 6 tuổi vào lớp một và 100% trẻ trong độ tuổi ra lớp nhiều nơi còn gặp
phải khó khăn; thống kê, xử lí số liệu thiếu chính xác, nhiều đơn vị thường phải sửa đi, sửa
lại nhiều lần mất một lượng thời gian rất lớn, tốn kém công sức của một số cán bộ, giáo viên.
Mặt khác, chất lượng PCGDTH ĐĐT có quan tâm nhưng chưa thực sự chung tay đúng
mức, kết quả giáo dục chưa tương xứng với một trường mà lẽ ra phải ngang tầm với các đơn
vị bạn trên cùng địa bàn.
Nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất
lượng giáo dục mà chủ đề năm học đã đặt ra, có điều kiện chia sẻ một vài kinh nghiệm về
công tác quản lí, chỉ đạo thực hiện tốt mảng điều tra, báo cáo kết quả về PCGDTH hằng năm
và nâng cao chất lượng PCGDTH với quí đồng nghiệp trong công tác PCGDTH.
Từ suy nghĩ đó, tôi đã chọn đề tài “Chỉ đạo thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục
Tiểu học, nâng cao chất lượng Phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi” với mong muốn
được giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với quý đồng nghiệp gần xa trong việc
quản lí, chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên về thực hiện nhiệm vụ PCGDTH ĐĐT ở


từng đơn vị; giúp trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 được hưởng những quyền lợi chính
đáng, hợp pháp như quyền được đi học, quyền được chăm sóc, giáo dục, quyền được tham
gia các hoạt động xã hội, quyền được toàn xã hội quan tâm giúp đỡ,…
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc Chỉ đạo thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học, nâng
cao chất lượng giáo dục đúng độ tuổi tại xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai
Châu trong năm học 2011-2012
2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng thực hiện công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học, nâng cao chất lượng
giáo dục đúng độ tuổi tại địa bàn xã Mường Khoa
Một số kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học, nâng
cao chất lượng giáo dục đúng độ tuổi ở xã Mường Khoa huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu.
III. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nhằm chỉ đạo thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu
học, nâng cao chất lượng giáo dục đúng độ tuổi.
Đề tài nghiên cứu về hiệu quả của việc thống kê, quản lý, xử lý số liệu thông qua
phần mềm phổ cập giáo dục.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề cốt lõi để huy động tối đa số lượng trẻ em ra lớp,
nâng cao chất lượng giáo dục.
Đề xuất được các biện pháp có tính hệ thống để chỉ đạo thực hiện tốt công tác
PCGDTHCMC, nâng cao chất lượng giáo dục Đúng độ tuổi trên địa bàn xã Mường Khoa,
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Bậc tiểu học có vị trí nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường
tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách cho học
sinh, giúp HS được phát triển toàn diện.
Mọi trẻ em trong độ tuổi đi học của cấp học đều có quyền được học tập, giao

tiếp trong môi trường thân thiện, yêu thương; được gia đình và toàn xã hội chăm lo,
tạo điều kiện thuận lợi để các em thực hiện nhiệm vụ học tập và nhất là đội ngũ làm
công tác giáo dục trong các trường tiểu học đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục theo điều 15, điều 16, điều 17 Luật Bảo vệ ,chăm sóc và
giáo dục trẻ em, số 25/2004/QH11 ra ngày 15 tháng 6 năm 2004.
Giáo dục tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết
sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước. Giáo dục
tiểu học nước ta đã và đang thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đối với tất cả trẻ em
trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi theo điều 1, điều 2, điều 3 của Luật phổ cập giáo dục
tiểu học số 56-LCT/HĐNN8 ngày 12/08/1991.
Chính vì vậy, những người làm công tác quản lí giáo dục luôn quan tâm đến
việc đổi mới công tác quản lí, duy trì thành tựu PCGDTH , nâng cao chất lượng
PCGDTH ĐĐT mà trước hết là nâng cao chất lượng GD hằng năm.
II. Thực trạng của vấn đề
Xã Mường Khoa là một xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, nhiều dân tộc sinh
sống (04 dân tộc) nhưng địa bàn quản lý không tập trung, các thôn bản bị chia cắt bởi sông
suối và đồi núi, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn ( đặc biệt vào mùa mưa ) nên gặp
không ít khó khăn cho công tác phổ cập Giáo dục.
Nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp là chính, thu nhập còn thấp, tỷ lệ hộ đói
nghèo cao. Nhiều gia đình còn chưa có nhận thức đúng đắn, chưa quan tâm đến việc
học tập của con em mình.
Ban chỉ đạo xã, đội ngũ trưởng bản mặc dù hiểu biết nhiều về đặc điểm của địa
phương nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền vận động nhân
dân.
Xã có năm đơn vị trường đóng trên địa bàn đội ngũ giáo viên khá đông, tuy
nhiên đa số là giáo viên còn trẻ, biết ít tiếng dân tộc, chưa có nhiều kinh nghiệm trong
công tác điều tra phổ cập.
Nhiều giáo viên còn chưa nắm rõ kĩ thuật điều tra, tổng hợp cập nhật số liệu còn
chưa kịp thời, vận dụng kĩ thuật điều tra nhiều lúc còn cứng nhắc chưa phù hợp với
tình hình thực tế.

Trong năm 2011 toàn xã có số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 là 176/176 trẻ đạt 100%,
số học sinh 11 tuổi HTCTTH là 129/129 đạt 100%. Tỉ lệ giáo viên tiểu học là 1,27
giáo viên/lớp. Số phòng học trên lớp đạt tỉ lệ 1.0. Năm 2011 xã đã được công nhận đạt
chuẩn Phổ cập Giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1.Thực hiện tốt công tác quản lí số liệu và quản lí hồ sơ PCGDTH ĐĐT
Để thực hiện tốt công tác quản lí số liệu trẻ phải phổ cập trong địa bàn và lập
hồ sơ lưu trữ có giá trị lâu dài, nhiệm vụ đầu tiên người quản lí phải có kế hoạch tổng
điều tra sau 5 năm và điều tra bổ sung hằng năm để nắm chắc số liệu cần tập trung huy
động ra lớp đồng thời làm căn cứ cho việc lập kế hoạch phát triển trường lớp theo từng
giai đoạn cụ thể. Kế hoạch phải rõ người, rõ việc, rõ thời gian hoàn thành gắn với nội
dung thi đua của từng cá nhân và tập thể.
1.1 Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy: Địa bàn xã có 18 thôn bản, mỗi thôn
bản đều thành lập tổ điều tra cố định gồm từ 5 đến 7 giáo viên phụ trách, trong mỗi tổ
đều có giáo viên là người địa phương hoặc có am hiểu về đặc điểm sinh hoạt của nhân
dân bản đó.
Trong quá trình điều tra, yêu cầu GV điều tra phải phối hợp chặt chẽ với ủy ban
nhân dân xã, trưởng bản để nắm được tổng số hộ phải điều tra, đặc điểm sinh hoạt của
nhân dân bản đó. Trong quá trình điều tra tuyệt đối không dừng lại ở chỗ chỉ đến nhà
trưởng bản hoặc cộng tác viên dân số để lấy số liệu có như vậy mới ghi chép chính
xác, cập nhật thông tin kịp thời theo yêu cầu của việc điều tra.
Việc ghi chép phiếu điều tra hộ gia đình cần ghi đầy đủ không bỏ qua cột nào và
tất cả biểu hiện về ghi chép của trẻ đều có căn cứ minh chứng, sắp xếp số phiếu theo vị
trí đặc điểm của mỗi hộ để thuận lợi nhất cho việc điều tra và tránh sai sót, bởi sai sót
bất cứ cột nào cũng gặp khó khăn trong quá trình cập nhật số liệu, báo cáo thống kê và
huy động ra lớp.
Để thực hiện tốt công tác thống kê, theo dõi và xử lý số liệu tôi đã sử dụng phần
mềm phổ cập giáo dục Edustatist 5.1 do Sở giáo dục cung cấp, với phần mềm này
những người phụ trách công tác phổ cập sẽ dễ dàng thống kê, tìm kiếm cũng như theo
dõi và báo cáo số liệu phổ cập.

Qua quá trình điều tra giáo viên cần cập nhật những thay đổi về số liệu, rà soát
kĩ trước khi nhập, điều chỉnh số liệu trong phần mềm, mọi báo cáo, thống kê, số liệu sẽ
được in từ phần mềm.
Mỗi năm học, trước khi nghỉ hè, tổ chức điều tra bổ sung; trước khi bước vào
năm học mới, rà soát kết quả điều tra bổ sung, đối chiếu giữa danh sách và sổ điều tra;
chú ý hơn đến trẻ 6 tuổi và các đối tượng có nguy cơ bỏ học giữa chừng như HS lưu
ban, HS khuyết tật học hoà nhập, HS có hoàn cảnh khó khăn,… để huy động 100% trẻ
PPC ra lớp.
1.2 Đối với công tác thống kê số liệu của nhà trường tôi phân công một giáo
viên phụ trách mảng thống kê số liệu nhà trường.
Để thực hiện tốt công việc này, tôi cử một giáo viên theo dõi số HS chuyển đi,
chuyển đến, số HS lưu ban hằng năm có sổ theo dõi diễn biến số lượng HS hằng năm,
sổ theo dõi HS chuyển đi, chuyển đến cập nhật thời gian đi, đến; năm, lớp lưu ban của
HS cũng như trẻ trong địa bàn quản lí. Từ đó làm căn cứ để ghi vào sổ đăng bộ của
nhà trường. (Ghi đầy đủ theo yêu cầu của sổ vì thiếu cột nào cũng làm khó khăn cho
quá trình kiểm tra, đối chiếu, ghi nhận kết quả của các nhà quản lí.)
Mỗi năm học, trước khi bước vào năm học mới, rà soát kết quả điều tra bổ
sung, đối chiếu giữa danh sách và sổ điều tra; liên hệ với Trường Mẫu giáo trên cùng
địa bàn để đối chiếu số trẻ 6 tuổi đồng thời chú ý hơn đến các đối tượng có nguy cơ bỏ
học giữa chừng để huy động 100% trẻ PPC ra lớp. Khi cần nhờ đến chính quyền địa
phương, các hội đoàn thể để giúp đỡ và huy động các em ra lớp.
Riêng sổ theo dõi phổ cập cần ghi rõ nơi từ thôn bản, xã huyện, tỉnh, sổ đăng bộ phải
có số phiếu, ghi chép đầy đủ thông tin của từng trẻ đã đến trường. Các loại sổ này luôn luôn
được BGH kiểm tra và kí khoá hằng năm; riêng sổ theo dõi phổ cập phải được BGH kiểm
tra và kí khoá vào tháng 9 hằng năm trước khí lên thống kê.
Mọi khâu đều phải kiểm tra, sử dụng phép thử nhanh trước khi nhập máy để
tránh làm lỗi công thức ở phần mềm. Bản thân tôi là người chịu trách nhiệm chính từ
khâu tổ chức huy động trẻ ra lớp đến khâu thống kê, cập nhật số liệu, tìm minh chứng
có sự cộng tác của GV, nhân viên phụ trách PC và sự chỉ đạo, theo dõi, giám sát của
Hiệu trưởng.

Tổ chức điều tra chu đáo, phân công trách nhiệm rõ ràng, dưới sự quan tâm sâu sát
của Hiệu trưởng, nhiều năm qua đơn vị tôi huy động đạt 100% trẻ trong diện phải phổ cập
ra lớp và không phải mất nhiều công sức cho công tác này.
2.Thực hiện đổi mới công tác quản lí để nâng cao chất lượng dạy và học
Thực hiện nguyên lí giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền thực tiễn, nhà
trường gắn liền xã hội”. Sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Giáo dục phải theo hoàn cảnh và
điều kiện”. Thực tế cho thấy, đổi mới phương pháp dạy học phải bắt đầu từ việc đổi
mới công tác quản lí giáo dục mà vai trò cốt lõi để tổ chức thực hiện đó là người cán
bộ quản lí giáo dục các cấp. Đặc biệt là người CBQL ở từng đơn vị tại các cơ sở biểu
hiện rõ nhất ở phong cách, thái độ, cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức thực hiện và
đánh giá của người Hiệu trưởng. Hiệu trưởng có đổi mới cách làm, cách nhìn nhận,
cách đánh giá cấp dưới thì từng CBGVNV mới có động cơ đổi mới phương pháp làm
việc nói chung và phương pháp dạy học nói riêng.
Xuất phát từ nhận thức đó, mặc dù trường thuộc diện chưa đạt các tiêu chí của
trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia nhưng tôi luôn quan tâm đến công tác PCGDTH
ĐĐT, quan tâm đến việc tổ chức dạy học theo điều kiện hoàn cảnh của trường mình;
không trông chờ, không so sánh một cách khập khiễng và đặc biệt là không vì “bệnh
thành tích” mà chạy theo số lượng. Tôi luôn coi trọng công tác vận động, tuyên truyền;
nhiều khi phải thuyết phục đội ngũ tự tin trong công tác, đi từng bước vững chắc dù
nhỏ nhất theo điều kiện cụ thể tại cơ sở.
2.1 Thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học ở trường gắn với xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực, thực hiện các tiêu chuẩn trường chuẩn trong điều
kiện khả năng nội lực để tạo niềm tin của nhân dân và địa phương đối với trường.
Những năm qua, tuy trường chưa phải là trường TH đạt chuẩn Quốc gia và
100% học sinh là người dân tộc thiểu số nhưng căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh của
trường, tôi luôn quan tâm đến công tác chất lượng đội ngũ từ chuẩn đào tạo đến chuẩn
nghề nghiệp. Tạo điều kiện, động viên cho GV tự học theo phương châm “cùng chia sẻ
kinh nghiệm” để phục vụ cho công tác là chính đồng thời tham gia học để nâng chuẩn.
` giúp đỡ tại chỗ cho những em có gia đình khó khăn hoặc cha mẹ thiếu quan tâm có
đủ điều kiện tối thiểu để đến trường như quần áo, dụng cụ học tập, quà tết. Trong nhiều năm

qua, ngoài sự quan tâm của tổ chức Khuyến học các cấp, trường đã tổ chức cho HS thực
hiện giúp tại chỗ nhiều bạn vượt khó để học chăm, học giỏi như em , em Lò Văn Tên lớp 4
khu trung Tâm, em Hàng A Cồ lớp 3 Nậm Pha, các em đi học rất chuyên cần. Có được điều
đó phải kể đến sự giúp đỡ, chia sẻ của bạn bè cùng lớp và sự quan tâm, hết lòng dìu dắt các
em của quí thầy cô dạy và chủ nhiệm lớp.
2.2Công tác quản lí nhất thiết phải xây dựng kế hoạch.
Kế hoạch cần phải chi tiết cụ thể đến từng nhóm CBQL, GV, NV, HS. Từng bộ
phận phải xây dựng kế hoạch riêng cho bộ phận mình trên cơ sở cụ thể hoá kế hoạch
của trường. Kế hoạch hoá các chỉ tiêu mang tính thực tiễn cao. Chẳng hạn, trường có
nhiều HS yếu cần đưa ra chỉ tiêu thi đua giúp HS yếu vượt lên TB, khá để khuyến
khích GV nỗ lực trong công tác phụ đạo không kém gì đối với các phong trào mũi
nhọn; không dùng công thức chia đều để giao chỉ tiêu về chất lượng HS cho GV.
2.3 Tạo điều kiện để GV nào cũng tự tin hơn trong quá trình thực hiện cụ thể hoá
chương trình, chủ động trong việc giảng dạy dựa trên chương trình, chuẩn kiến thức,
kĩ năng .
Thực tế nhiều GV chưa biết phải làm gì cho đúng với đối tượng yếu kém của
HS lớp mình khi mà cách dạy truyền thống đã ngự trị quá lâu trong thực tế. Hãy cho
họ quyền áp dụng các biện pháp riêng theo kinh nghiệm cho từng nhóm. Quá trình dự
giờ cho thấy HS yếu thường ít được giao việc hơn. Khi được hỏi thì GV bảo: “vì sợ
thâm giờ, sợ cháy giáo án, sợ đánh giá tiết dạy không tốt chứ bình thường thì họ dạy
khác kia”. Điều đó là thực tế, thôi thúc các nhà quản lí cần sâu sát, không nên chủ
quan mà hãy giúp đỡ, khuyến khích họ đầu tư hơn trong công tác được giao, tự giác
làm việc bằng lương tâm, bằng trách nhiệm là chính. Chỉ ra cho GV thấy rằng không
có cấp quản lí nào kiểm tra họ sâu sát, kĩ lưỡng bằng chính phụ huynh và học sinh lớp
họ đang dạy. Tôi thường nhắc GV, có thể khi khảo sát tiết dạy chỉ ở mức độ khá, chưa
đạt tốt vì một lí do nào đó nhưng làm thế nào để đạt hiệu quả cuối cùng cao nhất về
chất lượng học tập của HS lớp mình mới là quan trọng và là thước đo thành tích đạt
được trong đổi mới phương pháp dạy học của mỗi người. Tôi thiết nghĩ cần khuyến
khích tinh thần tự rèn luyện, tự mày mò hay khen thưởng những giáo viên thực hiện
tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhưng chưa đạt GV dạy giỏi cấp trên công nhận. Bởi

hiện tại, còn rất nhiều trường số GVG ít hơn số GV chưa giỏi nhưng họ vẫn đảm
nhiệm công việc, nhận một sứ mệnh không khác gì những GV giỏi mà Luật thi đua
khen thưởng đã đề ra thì khá nghiêm ngặt. Vì thế chúng ta cần phải động viên khen
thưởng từng mặt mà giáo viên thực hiện tốt, phải tạo điều kiện để kích thích mọi người
đều cống hiến nhiều hơn.
3. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục để bổ sung xây dựng cơ sở vật chất
hằng năm.
Nhằm đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo cho mọi trẻ em đều được đến trường,
được học tập trong môi trường gần gũi, trong lành và dân chủ; nhà trường là nơi trẻ em
thực sự yêu thích, các em được yêu thương, chăm sóc và giáo dục phù hợp với tâm
sinh lí lứa tuổi, người cán bộ quản lí phải làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tích
cực làm tốt công tác tham mưu cho các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương
ở xã, huyện để kêu gọi sự chung tay góp sức của toàn xã hội, của các cấp, các ngành
qua sự giúp đỡ, chỉ đạo của Phòng giáo dục. Sự quan tâm không chỉ dùng lại ở chủ
trương mà bằng việc làm cụ thể, đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Có như vậy mới tạo
niềm tin trong nhân dân, trường mới đủ cơ sở vật chất như phòng học, các phòng chức
năng, phòng làm việc, phòng thư viện,… nói chung đủ các nhu cầu thiết yếu như
chuẩn đã qui định; giúp GV thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học của
mình. Bởi đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở đổi mới nội dung chương trình,
sách giáo khoa. Ngoài ra còn phải có điều kiện về cơ sở vật chất tương ứng. Chẳng hạn
muốn thực hiện bài dạy bằng giáo án điện tử, trường phải có đèn chiếu, có Laptop;
muốn GV, HS có đủ tài liệu tham khảo thư viện trường phải đảm bảo số lượng sách và
các loại sách theo qui định của Thư viện 01, v,v…
Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi trồng cây đầu xuân, kỉ niệm các ngày
lễ lớn tại tất cả các điểm trường, tham mưu với UBND xã để xin thêm diện tích đất tại
các điểm trường nhằm tạo cảnh quan xây dựng môi trường học tập theo hướng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Công việc này không phải một ngày, hai ngày hoặc một vài tháng là có, đòi
hỏi người tham mưu phải kiên trì, bền chí, tích cực mới mong kết quả.
VI. Hiệu quả của SKKN

Áp dụng những kinh nghiệm trên trong nhiều năm qua và nhất là năm học này đã
làm cho diện mạo trường tôi có nhiều khởi sắc đáng mừng như:
*Về công tác PCGDTH – CMC: là đơn vị nhiều năm liền làm tốt công tác huy
động trẻ ra lớp, không có sai sót đáng tiếc về hồ sơ PCGDTH; không phải mất nhiều
công sức của bộ phận làm hồ sơ; được tiếp cận với các đoàn kiểm tra của PGD, Sở GD
đều được đánh giá là đơn vị thực hiện tốt công tác điều tra, báo cáo, thống kê, xử lí số
liệu, minh chứng cụ thể, giải trình thông suốt của CBQL nhà trường. Là đơn vị đạt
chuẩn về PCGDTH. Đặc biệt là đã biết kết hợp với các hội đoàn thể trong và ngoài
nhà trường đã huy động được nhiều học sinh ra lớp ra lớp, duy trì sĩ số trên lớp. Trong
năm học này, trong trường có 122 học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỉ lệ 100%, số học sinh
11 tuổi đang theo học lớp 5 là 90/90 đạt tỉ lệ 100%. Kết quả đó nhờ công tác tuyên
truyền, vận động của đội ngũ thầy cô giáo và thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục đã
cho các em niềm vui lớn – niềm vui được đi học và vui chơi trong môi trường thân
thiện, yêu thương của quí thầy cô cũng như bạn bè cùng lớp, cùng trường.
Từng CBGVNV cũng thấy rõ hơn vai trò trọng trách của mình để tự giác tham
gia công tác điều tra bổ sung, huy động trẻ ra lớp, thiết lập hồ sơ báo cáo thống kê
hằng năm cụ thể
*Về thực hiện đổi mới công tác quản lí để nâng cao chất lượng dạy và học đã
làm cho nhiều GV tự tin hơn, mạnh dạn chia sẻ và áp dụng nhiều kinh nghiệm của
đồng nghiệp trong điều kiện cụ thể của trường, lớp mình như:
-Nhiều GV phụ đạo HS yếu có chuyển biến mạnh, tích cực được phổ biến trong
toàn hội đồng học tập; nhiều HS yếu vươn lên và đi học chuyên cần được tuyên dương
dưới cờ đã khuyến khích được nhiều HS khác học tập làm theo;
-Qua sinh hoạt chuyên môn ở tổ, ở trường đã giúp GV tự tháo gỡ những vướng
mắc trong quá trình dạy theo chuẩn KT,KN một cách thoả đáng; thể hiện được việc
GV có nhiều nỗ lực trong tự học để tự giải quyết vấn đề;
-Đặc biệt công tác tổ chức phong trào thi đua “Hai tốt” trong nhà trường, nếu
như mọi năm trước rất mất thời gian, công sức cho việc xét và giải trình ý kiến khi
công bố kết quả thi đua thì đợt I năm học này rất nhẹ nhàng và hiệu quả với sự thống
nhất cao của tập thể. Đó là dấu hiệu đáng mừng cho công tác cải tiến cách làm của cán

bộ tổ từ tổ CM, CĐ các tổ nói chung và của người quản lí nói riêng.
Tính đến thời điểm hiện tại toàn trường có 24 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi
cấp trường, 5 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Chất lượng học
sinh cũng được nâng lên rõ rệt số học sinh khá, giỏi chiếm trên 50% Đặc biệt trong
năm học này trường có học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện, và là một trong những
trường được đánh giá có phong trào VSCĐ cao nhất
*Về kết quả thực hiện công tác xã hội hoá: Làm cho chính quyền địa phương cũng
như ngành có sự quan tâm thích đáng, tạo điều kiện để trường đủ điều kiện xây dựng
trường đạt chuẩn Quốc gia trong giai đoạn 2010-2015 cụ thể:
- Cơ sở vật chất được tăng lên đáng kể, toàn trường có tất cả 10 phòng học tạm
đều đã được tu sửa, được đổ nền xi măng. Đặc biệt là đã tham mưu được với các cấp
,các ngành xây dựng được tường rào bao quanh theo tiêu chuẩn, trong năm học tới nhà
trường được xây dựng thêm một số lớp học, giếng nước, nhà ăn nhà để xe, đó là những
điều kiện cần thiết để xây dựng mô hình trường bán trú, tạo điều kiện học tập tốt nhất
cho học sinh.
PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm
Một là xây dựng kế hoạch điều tra, rà soát, phân công nhiệm vụ cụ thể, giao sẵn
trách nhiệm tới từng giáo viên. Trong quá trình điều tra cần có sự kết hợp chặt chẽ
giữa các cấp học, cập nhật số liệu kịp thời.
Hai là thường xuyên tập huấn nghiệp vụ điều tra, phối hợp tốt với các ban
ngành, đoàn thể, ban chỉ đạo, các đơn vị trường học đóng trên địa bàn.
Ba là tích cực đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với thực tế, phù hợp
từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục,
Bốn là thường xuyên phát động phong trào thi đua dạy tốt học tốt, nêu gương,
động viên khuyến khích kịp thời đối với những cá nhân, tập thể đạt thành tích.
Năm là quan tâm, xây dựng tạo cảnh quan trường lớp, tạo môi trường học tập
lành mạnh theo những tiêu chí của việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh
tích cực”.
Sáu là thường xuyên tuyên truyền, vận động tới mọi tầng lớp nhân dân để nâng

cao tỉ lệ chuyên cần và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh.
Bảy là tích cực tham mưu với các ngành các cấp, với chính quyền địa phương,
huy động mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo
dục.
II. ý nghĩa của SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu
học, nâng cao chất lượng giáo dục đúng độ tuổi mang một ý nghĩa rất quan trọng và
là việc làm hết sức cần thiết bởi lẽ Phổ cập giáo dục là mục tiêu Quốc gia nhằm
nâng cao dân trí cho một lực lượng lao động tương lai của địa phương, đặc biệt là các
xã miền núi trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi và phổ cập giáo dục THCS, tiến tới phổ cập giáo dục Trung học phổ thông có ý
nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng. Đạt được phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
và phổ cập THCS phải trải qua vô vàn khó khăn.
III. Khả năng ứng dụng triển khai
Đề tài có thể áp dụng rộng rãi tại các đơn vị thuộc xã khó khăn.
IV. Những kiến nghị đề xuất
-Với từng CBGVNV: nâng cao nhận thức về tinh thần hết lòng hết sức phục vụ
nhân dân, thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp “Trồng người”
-Với tổ chuyên môn:
+Làm việc phải có kế hoạch, có sơ kết rút kinh nghiệm thường xuyên; vừa làm
vừa rút kinh nghiệm để có bổ sung hằng năm để đề tài có giá trị thực tiễn sâu rộng
hơn.
-Với ngành: Tiếp tục quan tâm,tạo điều kiện hơn nữa về vật chất và tinh thần để
nhà trường làm tốt hơn nữa công tác Phổ cập Giáo dục và nâng cao chất lượng dạy và
học.
-Với chính quyền địa phương: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động phụ huynh học sinh cho con em đến trường học tập chuyên cần.

×