Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng ở tiểu học một cách hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.31 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG Ở TIỂU HỌC MỘT
CÁCH HIỆU QUẢ”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Để theo kịp sự phát triển của xã hội và cung cấp cho học sinh những kiến thức mới
nhất, đầy đủ nhất về việc đổi mới phương pháp dạy học, luôn là vấn đề bức xúc được
nhiều người quan tâm.
- Thực tế cho thấy việc dạy học nói chung và dạy học ở tiểu học nói riêng đã có sự đổi
mới nhiều về phương pháp. đòi hỏi sự tư duy của học sinh được đặc biệt chú ý Song để
cho giờ học thực sự đổi mới, việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học là hết sức cần thiết.
- Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh
tổ chức hợp lý có hiệu quả .Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ
dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh
thực hiện mục tiêu dạy học .
- Thiết bị đồ dùng dạy học là vật chất tưởng như là vô tri vô giác nhưng với sự điều khiển
của người giáo viên, thiết bị đồ dùng dạy học thể hiện khả năng sư phạm của nó : Làm
tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học, sinh động, hiệu
quả hơn .
- Do đó việc sử dụng đồ dùng dạy học không thể thiếu được trong tiết dạy học của cô
trò chúng ta đặc biệt là học sinh lớp 1. Ta không thể nói 1+1= 2 mà phải nói là một cái
kẹo thêm một cái kẹo bằng hai cái kẹo cho các em nhận ra kết quả rồi sau đó khái quát
thành 1+ 1= 2. Học sinh lớp 1 việc sử dụng đồ dùng dạy học được dùng thường xuyên
trong từng tiết, từng bài học trong tất cả các môn học. Ngòai việc sử dụng tranh ảnh, đồ
vật đối với môn TNXH việc sử dụng đồ dùng dạy học các con số, chọn dấu trong toán
học , các chữ cái tạo âm vần ở môn tiếng việt rất khó khăn cho các em.
- Để tránh tình trạng mất mát, mất thời gian, nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy thì việc
hướng dẫn các em SDĐD học tập là việc làm rất quan trọng . Do đó tôi đã chọn đề tài
“Cách sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học lớp 1”
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Mục đích:
-Qua tìm hiểu thực tế học sinh lớp 1E năm học 2011 – 2012 Tôi thấy giáo viên đã quan
tâm đến hướng dẫn học sinh cách sử dụng đồ dùng dạy học toán, tiếng Việt, tuy nhiên
quá trình tìm hiểu thực tế học sinh các lớp một các năm học trước tôi thấy các em sử
dụng tốt .Song vẫn còn một số em chưa biết cách sắp xếp,. lúng túng giữa âm đứng
trước và âm đứng sau. Một số em làm rơi vãi chữ cái, thu dọn đồ dùng không kịp thời,
mất thời gian, tiếp thu bài chậm. Giáo viên không tạo thành nề nếp, thói quen cho học
sinh, kết hợp không nhịp nhàng… Nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu bài học,
chất lượng giờ học của các em.
2.Phương pháp:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiêm.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục.
III GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Năm nay tôi đã mạnh dạn chọn lớp 1E để làm thí điểm cho đề tài SKKN “Cách sử
dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học lớp 1”.
IV KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
- Chọn đề tài.
- Xây dựng đề cương nghiên cứu.
- Thu thập thông tin.
- Thâm nhập thực tế.
- Hoàn thành sáng kiến.
B .NỘI DUNG
I . THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN:
1. Thuận lợi:
- Đầu năm học ban giám hiệu trường trang bị đầy đủ bộ đồ dùng dạy học cho mỗi
lớp.Nhờ đó mà các em có dủ dụng cụ sử dụng cho mỗi tiết học.
2. Khó khăn:
- Khảo sát đầu năm.
- Ghép tiếng trong vần

- Tổng số : 34 em . Tốc độ ghép : Nhanh, đúng 10 em
Đúng thời gian, ghép đúng 10 em
Chậm , đúng 10 em
Chậm ,sai 4em
Lý do:
Nhanh , đúng thời gian :
- Các em tập trung khi nghe lệnh của giáo viên làm ngay
- Nắm được âm , vần chuẩn.
- Xác định đúng âm nào đứng trước âm nào đứng sau
Chậm chưa đúng thời gian:
- Chưa tập trung nghe lệnh – làm không kịp thời với lệnh
- Chưa nắm được âm, vần, chưa thuộc bảng chữ cái
- Không phân biệt được âm đứng trước – đứng sau là vị trí nào trong quá trình
ghép.
Trong tiết tiếng việt lớp 1: Các em hoạt động liên tục từ phân tích – đọc – phân tích
đọc tiếng- từ- câu - đoạn .
- Để các em tập trung cao,hoạt động nhiều,thao tác nhanh,gọn, nếu các em chậm 1 quy
trình là các em sẽ lệch lạc ngay cả tiết học và hiệu quả, chất lượng học tập của các em sẽ
không cao.
-Chính từ những đặc tính đó tôi đã tìm ra một số giải pháp thực hiện nhằm giúp các em
biết cách SDĐD học tập để kịp thời quy trình tiết dạy, các em hiểu bài hơn nâng cao
chất lượng giờ học của mình.
II.CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN DÊ
1. Các giải pháp.
a.Giáo viên: Nghiên cứu kỹ bài dạy quan tâm đến việc SDĐD học của học sinh. Giáo
viên hướng dẩn các em sử dụng cụ thể.Tìm ra nguyên nhân các em sử dụng không đúng,
không kịp thời lượng, giúp đỡ các em ngay. Có lòng yêu mến trẻ, luôn học hỏi tìm hiểu
kinh nghiệm từ bạn bè , đồng nghiệp của mình.
b.Học sinh: Chuẩn bị trước bài, tập lắp ghép ở nhà, chú ý trong học tập
2. Cách thực hiện giải pháp:

a.,Giáo viên:
-Để giúp các em thực hiện tốt giáo viên phải chuẩn bị chu đáo bài dạy. Chuẩn bị đồ
dùng dạy học tốt, hướng dẫn kỷ cách sử dụng. Việc SDÐD dạy học lớp 1 không khó nó
lặp đi lặp lại, không mới. Nên giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh thật cụ thể đối với
những tiết học đầu tiên.
-Bạn nào làm chưa được giáo viên phải dừng lớp lại hướng dẫn riêng cho em đó để em
đó làm được ngay trong giờ học, gần gũi, nắm bắt nguyên nhân, Em đó lười ghép, hay
chưa nắm được con chữ hoặc tay yếu việc cầm nắm khó khăn hoặc bộ lắp ghép rời
- Tuyên dương, động viên khuyến khích kịp thời những em có nhiều tiến hộ. Khen
thưởng những bạn làm đúng tập trung.
Những học sinh yếu giáo viên cần gặp phụ huynh kết hợp hướng dẫn các em tập ghép ở
nhà. Ở bảng con
- Thấy đồ dùng rơi vãi trong quá trình lắp ghép nhặt lên ngay tránh tình trạng mất mát
đồ dùng để tiết sau có đồ dùng học tập.
b.Đối với học sinh:
- Các em phải chuẩn bị ,xem trước bài ngày mai học vần gì? Cần những chữ gì?
Tiếng gì? Các em phải chủ động việc làm của mình thậm chí các em có thể viết vần, chữ
đó vaò bảng để nhận biết chữ nào đứng trước, chữ nào đứng sau để lên lớp cho tiện
- Nêu những nguyên nhân cho cô giáo.
Ví dụ:
-Bộ đồ dùng lỏng, mất chữ , mất dấu.
- Bộ đồ dùng mới chặt quá em làm không được
- Em chưa biết tất cả các chữ cái.
- Phải chịu khó, tranh thủ giờ ra chơi, đầu giờ học nhờ bạn bè giúp đỡ để mình làm
trước vaì lần để trở thành thói quen
- Độc lập tự lắp ghép đồ dùng học tập một mình một cách say mê.
III. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
-Tóm lại để giúp đỡ các em SDĐD học tập một cách có hiệu quả dưới sự hướng dẫn của
giáo viên, học sinh tự làm, yêu thích công việc mình làm – tập trung làm theo các thao
tác nhịp nhàng nhuần nhuyễn. Người giáo viên đóng vai trò rất quan trọng người giáo

viên tạo nề nếp thói quen cho các em. Củng phải nói muốn chất lượng cao thì điều đầu
tiên phải là người giáo viên. “Người giáo viên giỏi mới có trò giỏi” Cô tận tình chăm
chút, trò thông hiểu đúng sai.
- Người giáo viên tạo thói quen cho học sinh khi sử dụng đồ dùng học tập:
-Mở bộ đồ dùng
-Lấy chữ ghép vần
-Lấy chữ ghép tiếng
-Lấy chữ ghép từ
Sắp xếp đồ dùng gọn gàng sau tiết học.
- Quá trình làm kết hợp miệng đọc bài. Không thể phân tách việc làm hoặc học bài
khi đó việc học với thực hành trên bộ đồ dùng mới nhịp nhàng đúng tiến trình bài dạy.
Dạy cho các em biết cách giữ gìn đồ dùng học tập, thấy chữ rơi là nhặt ngay bất cứ
chữ của ai. Đến giờ học bạn nào thiếu đồ dùng thì mình trả cho bạn, tránh tình trạng mất
đồ dùng tiết học sau không có để sử dụng , ngồi nói chuyện làm ảnh hưởng người khác
Ai không nhặt đồ dùng rơi ở chỗ ngồi của mình là bị phạt.
C. KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
- Qua thử nghiệm lớp 1E về phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học. Bản thân tôi cảm
thấy thoải mái, chất lượng cao trong các tiết dạy. Đã tổ chức cho học sinh làm việc cá
nhân và kiểm soát được được quá trình hoạt động của mình.
- Gây hứng thú trong học tập. Các em không sợ môn học vần, toán đặc biệt những em
thao tác còn chậm bây giờ thích học, hứng thú làm việc và làm việc rất tích cực.
II . KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Áp dụng cho tất cả các lớp Một.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
Qua nhiêu năm dạy học bản thân tôi có một số kinh nghiệm như sau :
Trước hết giáo viên cần phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng hiệu
quả đồ dùng dạy học trong bài dạy .Giáo viên cần mạnh dạn không ngại khó khăn khi sử
dụng.
- Đối với giờ học giáo viên cần tổ chức hợp lí để huy động mọi học sinh tham gia vào

việc học .Tránh tình trạng chỉ một vài em thực hiện, còn các em khác thì không chú ý
- Mỗi nhiệm vụ học tập được thực hiện bằng các hành động cụ thể, bằng các thao tác
tương ứng theo hướng dẩn của các thầy,cô giáo và làm việc tự giác của học sinh.Quá
trình này phải diễn ra đồng bộ ,nhịp nhàng thì hiệu quả công việc mới cao.Mỗi thầy cô
chúng ta là mỗi tấm gương mẫu cho học sinh noi theo,nhiệm vụ của người giáo viên vô
cùng quan trọng nó quết định thành công hay thất bại trong quá trình dạy học các em.
IV.ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
- BGH nhà trường cần mua sắm thêm bộ đồ dùng dạy học mới .Bởi vì bộ dồ dùng dạy
học cũ không còn đầy đủ,Nên chất lượng thiết bị không đáp ứng được yêu cầu của bài
học.
- Rất mong sự đóng góp chân thành của BGH và các đồng chí, đồng nghiệp sư phạm
nhà trường bổ sung cho sáng kiến kinh nghiệm cách SDĐD dạy học lớp 1 của tôi được
hoàn thiện nhằm phục vụ cho giảng dạy chất lượng cao. Tôi xin chân thành cảm


×