Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Công văn số 430TTG-KTN của thủ tướng chính phủ tu chinh sach den thuwc tien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.46 KB, 6 trang )

CÔNG VĂN SỐ 430/TTG-KTN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
– TỪ CHÍNH SÁCH TỚI THỰC TIỄN
ThS. BÙI KHÁNH VÂN
ừ năm 2003 đến nay, xuất
khẩu gạo của Việt Nam luôn
đứng thứ hai trên thế giới.
Năm 2009 xuất khẩu lên tới sáu triệu
tấn gạo. 90% lượng gạo xuất khẩu sản
xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Song, thu nhập của người trồng lúa ở
vùng này chỉ tương đương với hộ cận
nghèo. Đó là một nghịch lý!
T
Ngày 12 tháng 3 năm 2010, Thủ
tướng chính phủ ban hành công văn số
430/TTg-KTN gửi Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Công thương,
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng
công ty Lương thực miền Nam, Tổng
công ty Lương thực miền Bắc, Hiệp hội
Lương thực Việt Nam, Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Nội dung công văn yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chỉ đạo các
doanh nghiệp kinh doanh lương thực
của tỉnh và trên địa bàn tổ chức mua hết
lúa hàng hóa cho nông dân theo giá
được cấp có thẩm quyền công bố.
2. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
khẩn trương ban hành quy định và
hướng dẫn phương pháp xác định chi
phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa,
để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương làm căn cứ xác định
chi phí, tính giá thành sản xuất lúa và
công bố giá mua lúa hàng hóa trên địa
bàn.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương công bố giá mua
lúa bảo đảm lãi ít nhất là 30% so với giá
thành sản xuất ngay từ đầu vụ sản xuất
để các tổ chức, cá nhân mua lúa hàng
hóa cho người trồng lúa theo giá đã
công bố; có trách nhiệm kiểm tra giám
sát và xử lý việc thực hiện mua lúa theo
giá đã công bố.
4. Bộ Công thương cùng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp
với Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ
đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu lương thực xây dựng
phương án liên kết, cơ chế phối hợp
giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân
(tiêu thụ, xay xát, chế biến lương thực
38
trên địa bàn thường gọi là hàng xáo)
trong việc mua lúa của nông dân theo
giá đã công bố.

5. Hiệp hội Lương thực Việt Nam
thống nhất với các thành viên Hiệp hội
về số lượng và thời gian mua tạm trữ lúa
hàng hóa; doanh nghiệp được Hiệp hội
giao mua lúa tạm trữ tự chịu chi phí bảo
quản, lãi suất trong thời gian tạm trữ;
trường hợp có khó khăn về tài chính Bộ
Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn kiểm tra, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ xem xét giải quyết.
Như vậy theo chỉ đạo của Chính
phủ, người trồng lúa có thể có lãi ít nhất
30% so với giá thành sản xuất. Nếu làm
được như vậy, chúng ta sẽ giải quyết hài
hòa lợi ích giữa người trồng lúa với tổ
chức, cá nhân tiêu thụ lúa hàng hóa,
nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.
Điều đó cho thấy sự quan tâm và trách
nhiệm của Chính phủ tới nông nghiệp,
nông dân và nông thôn.
Tuy nhiên thực tế người nông dân
đã được hưởng lợi ra sao, có đúng như
kỳ vọng của Chính phủ và hy vọng của
nông dân không, còn nhiều điều phải
bàn. Vấn đề đầu tiên là tính giá thành
Việc này cho đến vẫn chưa được các
nhà khoa học và quản lý tìm ra lời giải
cuối cùng.
Trước đây, Bộ Tài chính đã có
hướng dẫn phương pháp điều tra, khảo

sát chi phí sản xuất, tính giá thành sản
xuất lúa các vụ trong năm theo nguyên
tắc tính toán mỗi khoản chi phí tính vào
giá thành sản xuất lúa phải được xác
minh, phân tích, xác định rõ về số
lượng, giá trị, thời gian và địa điểm chi
ra; không lấy chi phí chi ra để sản xuất
cây trồng khác để tính toán cho chi phí
sản xuất lúa. Trong trường hợp nếu có
chi phí nào chi chung thì khi tính chi phí
sản xuất và giá thành phải phân bổ cho
từng loại cây trồng, từng loại cây trồng
theo tiêu thức hợp lý. Thực hiện việc
tính chi phí sản xuất theo từng yếu tố
chi phí và quy về tính cho 1 ha, tính giá
thành lúa theo từng khoản mục cụ thể và
thể hiện bằng tiền cho một đơn vị sản
phẩm (đồng/kg) Khi tính giá thành kế
hoạch để công bố ngay từ đầu vụ thì
tính theo sản lượng kế hoạch do cơ quan
có thẩm quyền công bố; giá thành thực
tế tính theo sản lượng thực thu. Ðể tính
giá thành lúa, các địa phương cần xác
định chi phí vật chất như chi phí giống,
phân bón, khấu hao tài sản cố định, tưới,
tiêu, làm đất, bảo vệ thực vật, thủy lợi
phí, chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền, lãi
vay ngân hàng bằng với số lượng nhân
với đơn giá. Bên cạnh đó, là chi phí lao
39

động, giá trị sản phẩm phụ để loại trừ
khỏi chi phí sản xuất chính Từ những
phương pháp đó mới xác định giá thành
lúa làm cơ sở công bố giá mua lúa ngay
từ đầu vụ sản xuất.
Tuy nhiên, nhiều nông dân
ĐBSCL cho rằng, việc công bố giá
thành sản xuất lúa hiện nay có 2 bất
cập lớn:
Thứ nhất, về sự chậm trễ, có
một số ý kiến cơ bản sau:
- Tại cuộc họp bàn kế hoạch xuất
khẩu gạo và tiêu thụ lúa hè thu năm
2010 ở An Giang, tháng 6/2010, Hiệp
hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho
biết, đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa ban
hành giá thành sản xuất lúa đông xuân
2009-2010.
- VFA cho rằng, vụ đông xuân, cơ
quan chức năng chậm trễ trong việc
công bố giá, nên VFA đã tự đưa ra giá
để các doanh nghiệp thành viên thu
mua. Việc làm này bị chỉ trích là “vừa
đá bóng vừa thổi còi”.
- Trong khi các doanh nghiệp chờ
giá của Bộ Tài chính để thu mua lúa thì
Bộ lại chờ giá thành sản xuất của các
địa phương nhưng đến nay nhiều tỉnh
vẫn chưa tiến hành khảo sát giá thành.
Như vậy, chính sách của Chính

phủ rất đúng đắn về mặt chính trị, kinh
tế và xã hội, song không phát huy hiệu
lực và hiệu quả trên thực tế. Vấn đề phải
chăng là do những hạn chế trong cơ chế
điều hành của Chính phủ? Nội dung
công văn số 430/TTg-KTN xác định rất
rõ nhiệm vụ của từng bộ, địa phương và
hiệp hội, song không rõ quy trình thực
hiện, cơ chế trách nhiệm, biện pháp chế
tài, nên tình trạng “vô trách nhiệm tập
thể” là điều tất yếu!
Thứ hai, về phương pháp tính giá
thành, có một số thông tin phản hồi
đáng được quan tâm:
- Sau khi có công văn 430 của Thủ
tướng Chính phủ, các cơ quan liên quan
cũng chưa thống nhất được cách tính giá
thành cũng như xác định giá bán và
người nông dân vẫn phải chờ đợi. Việc
lãi lỗ từ hạt lúa hoàn toàn phụ thuộc vào
thời tiết cũng như giá mua từ các doanh
nghiệp thu mua lúa gạo.
- Việc tập hợp để đưa ra giá thành
sản xuất lúa thường chỉ tính dựa vào các
khâu phân bón, giống, làm đất, chăm
sóc mà quên tính ngày công lao động
và những biến động giá cả vật tư, yếu tố
thời tiết là chưa chính xác. Nông dân bị
thiệt thòi!
- Giá thành lúa của vụ hè thu thường

cao hơn giá thành lúa vụ đông xuân do
thời tiết khí hậu vụ này ở đồng bằng
40
sông Cửu Long khắc nghiệt hơn. Theo
đánh giá của các địa phương, năm 2010,
thời tiết không thuận, cộng thêm giá
phân bón, thuốc BVTV, công lao động,
lúa giống, phơi sấy… đều tăng cao gấp
đôi so với vụ lúa đông xuân nên chắc
chắn giá thành sẽ tăng nhiều. Vụ hè thu
vừa qua thương lái thu mua lúa từ nông
dân chỉ từ 3.800- 3.900 đồng/kg thì chắc
chắn nông dân không có lãi.
- Khi tính giá thành lúa, nhiều địa
phương đã bỏ qua tiền thuê đất và chi
phí vốn vay. Theo biểu mẫu điều tra chi
phí và giá thành sản xuất lúa đông xuân
2009 – 2010 mà Kiên Giang công bố thì
chỉ có 2 loại chi phí chính được tính đến
là chi phí vật chất và chi phí lao động.
Chi phí vật chất gồm: công làm đất,
giống, phân bón, thuốc BVTV, xăng
dầu bơm tưới, dụng cụ lao động…Chi
phí lao động gồm: sửa bờ, bơm tưới,
gieo sạ, làm cỏ, bón phân, phun xịt
thuốc, gặt, vận chuyển, suốt, phơi sấy…
Với cách tính này thì chi phí lúa đông
xuân 2009-2010 trên địa bàn tỉnh gần
17,3 triệu đồng/ha. Với năng suất 6,15
tấn/ha, tính ra giá thành mỗi kg lúa chỉ

có 2.810 đồng. Nếu tính cả tiền thuê đất
và chi phí vốn vay, giá thành không thể
thấp hơn mức 3.500 đồng/kg. (Giá thuê
đất phổ biến hiện nay tại Kiên Giang từ
5-15 giạ/công (1000m2))
- Sản xuất nông nghiệp mang tính
vùng, không chỉ về sản phẩm, chất
lượng sản phẩm mà còn về chi phí. Giá
thành lúa không như nhau trên những
vùng sinh thái khác nhau về điều kiện
nông hóa thổ nhưỡng, khí hậu thời tiết,
cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ thuật phục vụ
nông nghiệp. Chẳng hạn, huyện U Minh
Thượng của Kiên Giang, do điều kiện
sản xuất khó khăn, lúa năng suất thấp
(chỉ 3,98 tấn/ha) nên giá thành rất cao,
bình quân 4.109 đồng/kg.
- Nông dân không thể có lãi 30%,
ngay cả khi Chính phủ ấn định giá mua
lúa đông xuân vừa qua là 4000 đồng/kg.
Thực tế rõ ràng là, doanh nghiêp không
trực tiếp mua lúa từ nông dân nên giá
thực tế nông dân bán chỉ khoảng 3.500-
3.600 đồng/kg
Để minh chứng cho sự tính không
đủ và đúng giá thành lúa, chúng ta
khảo sát qua kết quả nghiên cứu của
Cục Trồng trọt – Bộ NN & PTNT năm
2009. Thực hiện theo công văn số
29/CV-VPMN ngày 25/03/2009 của

Cục Trồng trọt về việc “Dự tính giá
thành sản xuất lúa của tỉnh, thành
miền Nam”, được thực hiện sau khi
xuống giống lúa trên 20 ngày để làm
41
tham mưu cho Thủ tướng chỉ đạo các
doanh nghiệp thu mua lúa đảm bảo
cho nông dân có lãi 30% trở lên, Chi
cục BVTV đã tổ chức điều tra dự tính
giá thành sản xuất vụ lúa Hè Thu năm
2010 theo đề nghị của Cục Trồng trọt
quy định.

Kết quả điều tra giá thành ở các nhóm giống như sau:
Đơn vị tính: đồng; Định mức: 1000 m
2

Hạng mục
Nhóm
giống đặc
sản
Tỷ lệ
(%)
Nhóm
giống chất
lượng cao
Tỷ lệ
(%)
Nhóm
giống chất

lượng trung
bình
Tỷ lệ
(%)
Chi phí đầu tư :
1. Chi phí sửa
chữa bờ bao, kênh
mương, san bằng
ruộng
80.000 5,16 80.000 5,29 80.000 5,25
2. Chi phí giống 120.000 8,22 90.000 5,95 90.000 5,91
3. Chi phí phân
bón
435.400 28,11 368.000 24,34 400.500 26,29
4. Chi phí vận
chuyển phân

5. Lãi mua chịu
vật tư

6. Chi phí thuốc
BVTV
179.000 11,56 179.000 11,84 193.000 12,67
7. Chi phí nhiên
liệu
0 0 0
8. Chi phí thuê
mướn lao động,
dịch vụ máy nông
nghiệp

735.000 47,45 795.000 52,57 760.000 49,89
Hiệu quả đầu tư
42

Hạng mục
Nhóm
giống đặc
sản
Tỷ lệ
(%)
Nhóm
giống chất
lượng cao
Tỷ lệ
(%)
Nhóm
giống chất
lượng trung
bình
Tỷ lệ
(%)
Tổng chi phí 1.549.000 1.512.200 1.523.500
Giá trị sản lượng 2.040.000 1.948.000 1.925.000
Lợi nhuận 490.600 435.850 401.500
Giá thành 1 kg
lúa 3.227 3.150 3.047

Kết quả tính toán giá thành cho
thấy: giá thành lúa đặc sản: 3.227
đồng/kg; giá thành lúa chất lượng cao:

3.150 đồng/kg; giá thành lúa chất lượng
trung bình: 3.047 đồng/kg. Như vậy,
mặc dù chưa tính hết tiền thuê đất và chi
phí vốn vay, theo kết quả tính giá thành
của Cục trồng trọt, để đảm bảo lợi
nhuận cho người trồng lúa từ 30% trở
lên, giá thu mua lúa đặc sản phải từ
4.200 đồng/kg trở lên; gíá thu mua lúa
chất lượng cao từ 4.100 đồng/kg trở lên;
giá thu mua lúa chất lượng trung bình
phải từ 4.000 đồng/kg trở lên.
Trên giác độ khoa học, có thể nêu
lên một số vấn đề để các cơ quan tham
mưu về nông nghiệp cho Chính phủ và
cho các Chính quyền địa phương thảo
luận:
Trước hết, phải “gọi hết tên” các
khoản mục chi phí khi xây dựng bảng
kết cấu giá thành lúa cho nông dân. Các
khoản mục chi phí này phải tính đúng,
tính đủ như khi tính giá thành sản phẩm
của các doanh nghiệp.
Hai là, không thể có mức giá
mua, giá thành lúa ấn định chung cho
mọi vùng, địa phương có điều kiện tự
nhiên, kinh tế, kỹ thuật khác biệt nhau
quá xa.
Ba là, có thể dùng hệ số điều
chỉnh để xác định giá thành lúa theo
mùa vụ.

Bốn là, có thể và cần dùng “đòn
bẩy” giá thành, giá thu mua lúa theo cơ
chế này để khuyến khích việc xây dựng
vùng chuyên canh lúa theo định hướng
chiến lược của quốc gia, vùng kinh tế và
địa phương.
43

×