Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Nghiên cứu về phá sản và ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.85 KB, 7 trang )

I. Lý thuyết chung về phá sản
1.1. Khái niệm
Điều 3 Luật Phá sản quy định: Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được
các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
Như vậy, bản chất của tình trạng phá sản là tại một thời điểm nhất định, doanh nghiệp, hợp
tác xã mất khả năng thanh toán.
1.2. Dấu hiệu phá sản
- Khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong 2 năm liên tiếp đến mức không trả được các
khoản nợ đến hạn.
- Không trả đủ lương cho người lao động trong ba tháng liên tiếp.
II. Hậu quả của phá sản
2.1. Hậu quả chung của phá sản
• Tích cực
Phá sản là sự đào thải, sàng lọc các Doanh nghiệp yếu kém, làm ăn không hiệu quả khỏi bộ
máy kinh tế quốc gia, đó cũng là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường.
• Tiêu cực
- Về mặt kinh tế:
+ Một doanh nghiệp bị phá sản trong điều kiện ngày nay có thể dẫn đến những tác động tiêu
cực.
+ Khi quy mô của doanh nghiệp phá sản càng lớn, tham gia vào quá trình phân công lao động
của ngành nghề đó càng sâu và rộng, số lượng bạn hàng ngày càng đông, thì sự phá sản của
nó có thể dẫn đến sự phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp bạn hàng theo "hiệu ứng
domino" - phá sản dây chuyền.
+ Với một nền kinh tế có quá nhiều doanh nghiệp phá sản, đặc biệt đối với nước ta khi yêu cầu
có một môi trường kinh doanh ổn định nhằm thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài
thì việc có tới hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản trong một năm cũng gây ảnh hưởng
không nhỏ đến cái nhìn của các nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh trong nước.
+ Việc nhiều lao động mất việc, không có thu nhập khiến cho sức tiêu thụ hàng hóa trên thị
trường giảm, khiến cho nền kinh tế trì trệ.
- Về mặt xã hội:
Phá sản doanh nghiệp để lại những hậu quả tiêu cực nhất định về mặt xã hội bởi nó làm tăng


số lượng người thất nghiệp, làm cho sức ép về việc làm ngày càng lớn và có thể làm nảy sinh
các tệ nạn xã hội, các tội phạm. ư
- Về mặt chính trị:
Phá sản dây chuyền sẽ dẫn tới sự suy thoái và khủng hoảng nền kinh tế quốc gia, thậm chí
khủng hoảng kinh tế khu vực thậm chí là toàn cầu, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
những khủng hoảng sâu sắc về chính trị.
1
 Như vậy, xét ở ba mặt trên, phá sản với tính cách là một hiện tượng xã hội tiêu cực cần
được hạn chế và ngăn chặn đến mức tối đa.Để hạn chế các tác động tiêu cực, phá sản cần
phải được coi là sự lựa chọn cuối cùng và duy nhất của chính phủ đối với doanh nghiệp
lâm vào tình trạng phá sản.
2.2. Hậu quả của phá sản đối với doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp
a. Đến doanh nghiệp
+ Quyết định tuyên bố phá sản dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
sẽ bị xoá tên khỏi danh sách các doanh nghiệp Việt Nam.
+ Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của
chủ soanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được
thanh toán nợ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Các nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá
sản được quyết định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
b. Đến chủ doanh nghiệp
Trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng,
người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản sẽ bị xử lý như sau:
+ Người giữ chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của
công ty, Tổng công ty 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các
chức cụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào, kể từ ngày công ty bị tuyên bố phá sản.
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của Công ty hợp danh, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc, Chủ tịch và các thành viện Hội động quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp,
Chủ nhiệm vả các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền

thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã; không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã
trong thời hạn từ 1 đến 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.
III. Các giải pháp cần thiết đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Phá sản doanh nghiệp bao giờ cũng kéo theo những hậu quả kinh tế xã hội nhất định cần
phải được hạn chế và ngăn chặn đến mức tối đa. Hậu quả rõ nét nhất khi một doanh nghiệp tuyên
bố phá sản là người lao động mất việc làm, các chủ nợ có nguy cơ không thu hồi được hết phần
nợ của mình còn các chủ sở hữu. các cổ đông phải đối diện với nguy cơ “trắng tay” do họ là đối
2
tượng được thanh lý tài sản sau cùng. Chính vì vậy việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là rất
quan trọng. Sau đây là một vài hướng đi, giải pháp cho doanh nghiệp :
1. Doanh nghiệp phải chủ động vươn lên trước hết bằng chính sức lực của mình
a. Gia hạn nợ
- Sau khi thực hiện các biện pháp phục hồi kinh doanh, doanh nghiệp hãy đến gặp các chủ nợ và
xin họ gia hạn các khoản nợ, và trì hoãn việc yêu cầu tòa mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.
- Để thuyết phục được các chủ nợ, hãy trình bày kế hoạch trên với họ
- Tiếp theo là phải nỗ lực thực hiện thành công kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh.
+) Nếu thành công, doanh nghiệp sẽ thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính.
+) Ngược lại, DN sẽ phải tiến hành các thủ tục phá sản theo luật định hoặc một cách tự
nguyện hoặc do các chủ nợ yêu cầu.
b. Giảm bớt mức trả nợ
- Đây là một sự thỏa thuận của doanh nghiệp và chủ nợ mà chủ nợ đồng ý nhận ít hơn khoản nợ
đã cho doanh nghiệp vay dưới một hình thức tài trợ nào đó.
- Đây cũng là một giải pháp rất tốt, bởi nếu doanh nghiệp vẫn còn đủ khả năng tài chính để đối
phó với những khoản nợ nhỏ hơn thì doanh nghiệp sẽ được cứu vãn, nếu không thì cũng hạn chế
tổn thất cho DN.
c. Thanh lý dưới hình thức tự nguyện
- Thanh lý doanh nghiệp là giải pháp thích hợp khi một doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả
năng trả nợ và không có cơ hội phục hồi
- Thanh lý tài sản có thể được thực hiện dưới hình thức phá sản hoàn toàn hoặc theo một sự thỏa
thuận tự nguyện. Theo hình thức này thì toàn bộ tài sản cuả doanh nghiệp sẽ được giao lại cho

một người nhận ủy thác để người này sẽ thay mặt các bên tiến hành các thủ tục pháp lý
d. Tổ chức lại doanh nghiệp
- Là giải pháp về mặt pháp lý trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ
- Kế hoạch tổ chức lại doanh nghiệp phải hợp lý và có khả năng thực hiện được.
2. Doanh nghiệp phải phát huy tính cộng đồng
- Tất cả những yếu tố hỗ trợ được cho nhau trong cộng đồng doanh nghiệp phải được khai thác
tối đa để có thêm điều kiện tháo gỡ khó khăn, tiếp cận được những chính sách, cơ chế mà Nhà
nước đang ban hành.
3
3. Cần có sự hỗ trợ, tiếp sức của nhà nước
- Nhà Nước cần cấp bách dành một số vốn hợp lý, với mức lãi suất phù hợp để "giải cứu" những
doanh nghiệp loại này. Mặt khác, Nhà nước cần có chính sách miễn, dãn, hoãn thuế cho từng loại
doanh nghiệp cụ thể. Bên cạnh đó, hệ thống hành chính cần có các giải pháp tháo gỡ cho doanh
nghiệp thông qua sự thông thoáng thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục vay vốn, thủ tục đóng thuế
- Về lâu dài, Nhà nước cần thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, cần nâng cao chất
lượng, số lượng, nội dung, phương pháp hoạt động của các hiệp hội ngành nghề giúp cho các
doanh nghiệp về thông tin, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật
IV. Ví dụ minh họa
4.1. Sơ lược về Lehman Brothers
4.1.1. Quá trình thành lập
Lehman Brothers (dịch: Anh em nhà Lehman) (NYSE: LEH ) (thành lập năm 1850 bởi ba
anh em Henry, Emanuel và Mayer Lehman người Do Thái từ Đức di cư sang) là một tập đoàn
chứng khoán và tập đoàn ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Hoa Kỳ. Lĩnh vực chính của tập đoàn là
ngân hàng đầu tư, buôn bán cổ phiếu và trái phiếu, nghiên cứu thị trường, quản lý đầu tư, và ngân
hàng tư nhân. Tập đoàn đặt trụ sở chính ở Thành phố New York, và hai trụ sở khác ở London và
Tokyo, cũng như nhiều văn phòng đại diện khắp thế giới. Khi công ty tiếp tục phát triển trong
suốt thế kỷ 20, nó mở rộng sang các lĩnh vực khác nhau của các dịch vụ tài chính khu vực.
4.1.2. Nguyên nhân phá sản
Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính lần này là sự suy
sụp của thị trường bất động sản. Ở Mỹ, gần như hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay

tiền ngân hàng và trả lại lãi lẫn vốn trong một thời gian dài sau đó. Do đó, có một sự liên hệ rất
chặt chẽ giữa tình hình lãi suất và tình trạng của thị trường bất động sản. Khi lãi suất thấp và dễ
vay mượn thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao; khi lãi suất cao thì thị trường
giậm chân, người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà xuống thấp.
Thứ hai ngày 15 tháng 9 năm 2008, sau khi những nỗ lực huy động vốn bị thất bại do
Chính phủ Mỹ từ chối bảo lãnh, Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư hàng đầu trên thế giới với
4
158 năm lịch sử và trên 26000 nhân viên, tuyên bố phá sản. Vụ phá sản của Lehman Brothers đẩy
80 chi nhánh trên toàn thế giới của ngân hàng này lâm vào cảnh đóng cửa.
Tổng số tiền nợ của Lehman Brothers lên tới 768 tỉ đô la (bao gồm 613 tỉ đô la nợ ngân
hàng và 155 tỉ đô la nợ trái phiếu). Giá trị tài sản xác định trên giấy tờ là 639 tỉ đô la, bao gồm
nhiều tài sản mà giá trị thực tế có thể thấp hơn nhiều giá trị sổ sách. Cho đến cuối năm 2007,
doanh thu của công ty còn là 59 tỉ đô la với 4,2 tỉ lãi ròng.
4.2. Hậu quả sự sụp đổ của Lehman Brothers
4.2.1. Về kinh tế - tài chính
Thứ nhất, cái chết của Lehman gây ảnh hưởng lớn cho thị trường tài chính. Sự sụp đổ
của Ngân hàng Lehman Brothers - “ngòi nổ” của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Một làn sóng khủng hoảng niềm tin lan rộng toàn cầu sẽ tạo ra làn sóng bán tháo chứng
khoán. Hàng loạt đối tác cung cấp vốn cho Lehman kể cả các cổ đông có thể chịu các khoản tổn
thất nặng nề. Với quy mô tài sản trên 600 tỷ USD và hàng ngàn tỷ USD hợp đồng phái sinh, việc
thanh lý tài sản sẽ vô cùng khó khăn và làm giá chứng khoán và bất động sản càng thêm suy
giảm. Các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu và cho vay hoặc các hợp đồng phái sinh với Lehman sẽ
chịu các khoản lỗ lớn.
Mặc dù cái tên Lehmen Brothers đã bị xóa trên bản đồ tài chính ngân hàng thế giới từ
ngày 15/9/2008, song hậu quả của nó đối với nền kinh tế thế giới cho đến nay vẫn chưa thể khắc
phục hết, vì phía sau khủng hoảng tài chính là khủng hoảng kinh tế. Nhu cầu về tín dụng cạn kiệt,
khả năng cung cấp vốn của các ngân hàng giảm. Các nhà sản xuất gặp khó khăn khi phải giải tỏa
một khối lượng lớn hàng tồn đọng. Điều này dẫn đến sự đình trệ trong sản xuất, khiến khu vực
việc làm bị ảnh hưởng đột ngột và mạnh mẽ.
Nhiều công ty lớn, vốn từng là đối tác hoặc nhà đầu tư của Lehman Brothers, là những

đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ngay sau khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản, ba
quỹ đầu tư vào thị trường tiền tệ, một loại hình quỹ đầu tư vốn được coi là an toàn gần như gửi
tiết kiệm, tuyên bố không còn đủ vốn pháp định.
Nghiêm trọng hơn, nỗi lo sợ về khả năng vỡ nợ hàng loạt đã khiến các ngân hàng và công
ty tài chính xiết chặt hầu bao, đẩy lãi suất ngân hàng và lãi suất liên ngân hàng tăng vọt từng giờ.
Các nguồn cung về tài chính bỗng trở nên cạn kiệt, dẫn đến nguy cơ sụp đổ hoàn toàn của hệ
thống tài chính và một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện.
5
Thứ hai, đây là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009. Hai
nguyên nhân cơ bản là: rủi ro hệ thống của các chứng khoán và bong bóng thị trường nhà ở.
Sự sụp đổ của Lehman Brothers được xem như cú sốc tới nền tài chính toàn cầu. Sau khi
ngân hàng này tuyên bố phá sản, các thị trường chứng khoán, hàng hóa cho tới các ngân hàng
Trung ương và Chính phủ các nước ngay lập tức đã có phản ứng. Chỉ số Dow Jones đã giảm hơn
500 điểm, mức sụt điểm lớn nhất kể từ ngày Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) mở
cửa trở lại sau thảm họa ngày 11-9-2001. Do ảnh hưởng dây chuyền, tất cả các sàn giao dịch ở
châu Âu và các sàn chứng khoán châu Á đều giá mạnh. Trong quý III, Ngân hàng Phố Wall cũng
công bố lỗ 3,9 tỷ USD. Giá cổ phiếu giảm hơn 90% trong năm 2008.
Hiện tại vẫn còn quá sớm để đánh giá thiệt hại của cuộc khủng hoảng bất động sản – tài
chính. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF ước lượng thiệt hại đối với các tập đoàn tài chính – ngân hàng có
thể lên tới 945 tỉ đô là. Con số này chưa tính đến thiệt hại trực tiếp đối với người tiêu dùng Mỹ.
Cuộc khủng hoảng bất động sản nhanh chóng làm suy yếu hệ thống tài chính - ngân hàng
Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới. Sự sụt giá trên thị trường bất động sản và các khoản đầu tư tài
chính – bất động sản nhanh chóng làm hao hụt nguồn vốn và hạ thấp chỉ số tín dụng của các tập
đoàn tài chính – ngân hàng.
Thứ ba, đồng USD giảm giá mạnh do hiệu ứng Lehman Brothers. Nỗi lo ngại ngày
càng tăng về thể trạng hệ thống tài chính Mỹ trong bối cảnh ngân hàng đầu tư Lehman Brothers
của Mỹ phá sản đã khiến giá đồng USD sụt giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần này tại thị
trường châu Á. Và sáng nay 16/09, USD đã giảm mạnh nhất trong thập kỷ qua so với Yên.
 Sự phá sản của Lehman Brothers và những sự kiện diễn đánh dấu sự leo thang của
một cuộc khủng hoảng tài chính mà theo đánh giá của nhiều chuyên gia là tồi tệ nhất kể từ cuộc

Đại Suy Thoái kinh tế vào những năm 1930 của thế kỉ trước. Sẽ có thêm nhiều ngân hàng đầu tư
khác sẽ bị sụp đổ trong thời gian tới.
4.2.2. Xã hội
Kể từ tháng 8 năm 2007 đến hết tháng 8 năm 2008, trên 770000 căn nhà ở Mỹ bị ngân
hàng xiết nợ do các gia đình không đủ khả năng trả nợ tiền vay mua nhà. Cuộc khủng hoảng bất
động sản cũng khiến hàng trăm ngàn người mất việc làm.
6
Theo thống kê của chính phủ Mỹ, nền kinh tế Mỹ mất 605000 việc làm trong 8 tháng đầu
năm 2008, đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên 6.1%, cao nhất trong năm năm trở lại đây. Sự mất giá của các
tài sản nhà đất cũng sẽ đẩy tỉ lệ nợ trên tài sản sở hữu của người tiêu dùng Mỹ lên cao hơn con số
18% hiên nay, bắt buộc họ phải thắt chặt hầu bao. Sự thay đổi thói quen tiêu dùng này sẽ tác
động lớn lên nền kinh tế Mỹ vốn phụ thuộc chính vào tiêu dùng nội địa, cũng như nền kinh tế của
các quốc gia xuất khẩu vào Mỹ.
4.2.3. Chính trị
Khoản tiền cứu trợ 700 tỉ đô la, chưa kể hàng trăm tỉ đô la chính phủ Mỹ đã chi trong năm
qua nhằm cứu nguy cho các công ty bất động sản, tài chính và ngân hàng, sẽ là gánh nặng lớn đối
với ngân sách của chính phủ Mỹ trong nhiệm kì tới.
Hiện tại, chưa kể những khoản tiền cứu trợ này, thâm hụt ngân sách trong năm 2008 đã
ước tính lên tới con số 482 tỉ đô, cao nhất trong lịch sử, và số tiền nợ của chính phủ Mỹ đã lên tới
con số kỉ lục trên 9.600 tỉ đô là, tương đương khoảng 60% Tổng thu nhập Quốc dân của Mỹ.
Gánh nặng ngân sách và đòi hỏi phải cấp tốc cải cách bộ máy chính quyền, phục hồi hệ
thống tài chính – ngân hàng, sẽ hạn chế chính phủ mới của Mỹ trong việc theo đuổi các chương
trình quốc nội và các cam kết quốc tế, đặc biệt là khả năng duy trì hai cuộc chiến tranh tại
Afghanistan và Iraq.
4.2.4. Đối với chính Lehman Brothers
Trong bối cảnh đó, sự kiện ngân hàng đầu tư Lehman Brothers mất hàng chục tỉ USD giá
trị cổ phiếu chỉ trong vài ngày không chỉ chấn động và làm đảo lộn thị trường tài chính Wall
Street, mà nhanh chóng tạo nên cơn địa chấn toàn cầu, đẩy cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh điểm
mới.
Từ mức vốn hóa 45 tỷ USD vào đỉnh điểm 2007, giờ đây giá trị của Lehman gần như về

số 0. Các cổ đông mới đầu tư thêm 10 tỷ USD vốn vào Lehman trong 6 tháng trở thành tay trắng.
 Dường như nước Mỹ và cả thế giới đang phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng mà
nguyên nhân cũng như hậu quả kinh tế, xã hội và chính trị của nó vẫn chưa lường hết
được. Sự sụp đổ của Lehman Brothers còn được gọi là: Cuộc khủng hoảng "một thế kỷ
mới có một lần'' và đây là hiện tượng khủng hoảng lớn nhất ở Phố Wall 20 năm qua
7

×