Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tình huống về tai nạn lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.85 KB, 14 trang )

Bài tập nhóm tháng số 2
MỤC LỤC
I. LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………...3
II. NỘI DUNG……………………………………………...4
1. Việc anh A bị tai nạn có thể coi là tai nạn lao động hay không?4
2. Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, công ty có
trách nhiệm phải giải quyết những quyền lợi gì cho anh A sau khi đã
xác nhận anh A bị tai nạn trên đường đi công tác?...................................5
3. Công ty có nghĩa vụ phải bố trí công việc phù hợp với mức độ
suy giảm khả năng lao động cho anh A hay không?..................................6
4. Giả sử anh A được công ty bố trí làm công việc bảo vệ, nhưng
do thương tật nên anh A không hoàn thành công việc thì công ty có thể
chấm dứt hợp đồng lao động với anh được không? Muốn chấm dứt hợp
đồng lao động với anh A trong trường hợp này, công ty cần lưu ý những
vấn đề gì?........................................................................................................8
4.1 Công ty có thể chấm dứt hợp đồng lao động với anh A được hay
không?............................................................................................................8
4.2 Những vấn đề công ty cần lưu ý khi chấm dứt hợp đồng lao động
với anh A trong trường hợp này……………………………………9
5. Một số nhận xét…………………………………………………11
III. KẾT LUẬN…………………………………………..12
Nhóm 01 Lớp N08 thảo Luận 01
1
Bài tập nhóm tháng số 2
ĐỀ BÀI
Anh A và 3 đồng nghiệp cùng trong công ty X (có trụ sở chính tại Gia Lâm,
Hà Nội) được công ty cử đi công tác tại Bắc Giang từ ngày 1/4/2009 đến
ngày 6/4/2009. Đoàn công tác sẽ đi bằng ô tô của công ty lên Bắc Giang vào
chiều ngày 31/3/2009.
Do gia đình có việc bận nên anh A đã không đi ô tô với đoàn công tác vào
chiều ngày 31/3/2009. Sáng sớm hôm sau, anh tự đi bằng xe máy lên Bắc


Giang. Dọc đường đi, do trời tối và thiếu ngủ, anh A đã tự đâm vào thanh
chắn đường quốc lộ 1 (Hà Nội- Lạng Sơn). Hậu quả là anh A bị tai nạn gãy
2 chân và chấn thương sọ não.
Để tạo thuận lợi cho anh A trong việc làm thủ tục hưởng các chế độ bảo
hiểm tai nạn lao động, công ty X đã xác nhận cho anh A là bị tai nạn trên
đường đi công tác.
Sau 3 tháng điều trị ổn định tại bệnh viện, anh A được xuất viện với tỷ lệ
giám định thương tật mất 56% sức lao động. Anh A làm đơn đề nghị công ty
bố trí việc làm cho anh phù hợp với mức độ suy giảm sức lao động của anh.
Xét thấy không có việc nào trong công ty phù hợp với sức khỏe của anh A,
công ty đã từ chối bố trí việc làm cho anh A và đề nghị chấm dứt hợp đồng
lao động không xác định thời hạn với anh do anh A không đủ sức khỏe để
làm tiếp công việc theo hợp đồng đó.
Hỏi:
1. Việc anh A bị tai nạn có thể coi là tai nạn lao động hay không?
2. Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, công ty có trách nhiệm
phải giải quyết những quyền lợi gì cho anh A sau khi đã xác nhận anh A bị
tai nạn trên đường đi công tác?
Nhóm 01 Lớp N08 thảo Luận 01
2
Bài tập nhóm tháng số 2
3. Công ty có nghĩa vụ phải bố trí công việc phù hợp với mức độ suy giảm
khả năng lao động cho anh A hay không?
4. Giả sử anh A được công ty bố trí làm công việc bảo vệ, nhưng do thương
tật nên anh A không hoàn thành công việc thì công ty có thể chấm dứt hợp
đồng lao động với anh được không? Muốn chấm dứt hợp đồng lao động với
anh A trong trường hợp này, công ty cần lưu ý những vấn đề gì?
Nhóm 01 Lớp N08 thảo Luận 01
3
Bài tập nhóm tháng số 2

I. LỜI NÓI ĐẦU
Lao động là nguồn gốc, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội,
con người muốn tồn tại và phát triển đều phải tham gia vào quá trình lao
động. Trong quá trình lao động con người phải tham gia làm việc trong một
môi trường nhất định. Có nhiều nhân tố lao động mang lại những rủi ro, gây
nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe cho con người. Trải qua từng giai
đoạn phát triển đời sống con người ngày càng được nâng cao hơn, cùng với
nó trình độ lao động và môi trường lao động cũng ngày càng được hoàn
thiện. Tuy nhiên, ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của xã hội, trong quá trình
lao động người lao động đều phải đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra bất
cứ lúc nào, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người lao động
nói riêng và đến chất lượng của lực lượng lao động xã hội nói chung.
Nhằm đảm bảo cho người lao động được làm việc trong một môi
trường an toàn và hợp vệ sinh, hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề an toàn lao động và
vệ sinh lao động. Cụ thể vấn đề này đã được thể chế thành một chế định
trong Bộ luật lao động hiện hành của nước ta. Chế định an toàn lao động, vệ
sinh lao động cũng là một trong những chế định quan trọng của Bộ luật lao
động.
Trên thực tế các vấn đề về tai nạn lao động rất đa dạng, việc xác định
trường hợp nào được coi là tai nạn lao động và việc giải quyết quyền lợi cho
người lao động bị tai nạn lao động sao cho hợp pháp và hợp lý cũng như một
số vấn đề liên quan đến tai nạn lao động cũng là một vấn đề phức tạp. Để
hiểu rõ hơn các quy định về tai nạn lao động, nhóm chúng em sẽ giải quyết
tình huống mà đề bài đã nêu ra.
Nhóm 01 Lớp N08 thảo Luận 01
4
Bài tập nhóm tháng số 2
II. NỘI DUNG
1. Việc anh A bị tai nạn có thể coi là tai nạn lao động hay không?

Theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội về điều kiện hưởng
chế độ tai nạn lao động thì: “Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao
động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc
theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng
thời gian và tuyến đường hợp lý;
2.Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại
khoản 1 Điều này”.
Mặt khác, theo mục III phần B thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH
ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số
152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm bắt buộc thì trường hợp người lao động “bị tai
nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc theo yêu cầu của người sử
dụng lao động mà công việc đó gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm
vụ lao động được phân công ” sẽ được coi là tai nạn lao động. Như vậy, có
hai trường hợp xảy ra:
- Thứ nhất, nếu người lao động bị tai nạn khi thực hiện công việc theo
yêu cầu của người sử dụng lao động nhưng công việc đó không liên quan
đến nhiệm vụ được phân công thì không được coi là tai nạn lao động.
Nhóm 01 Lớp N08 thảo Luận 01
5

×