Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Luận văn tài chính ngân hàng: Giải pháp thúc đẩy phát triển ngoại thương của Hồng Kông và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.12 KB, 49 trang )

Đề án Kinh tế phát triển
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế của các nước đặc biệt là các nước đang
phát triển, ngoại thương là con đường chính để hướng tới nhằm thu hút nguồn lực
từ bên ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cũng như
góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế,
nối liền thị trường trong nước với thị trường thế giới và khu vực. Hồng Kông, với
một vị trí chiến lược, nền công nghiệp thương mại dịch vụ phát triển mạnh mẽ và hệ
thống tài chính tinh vi đã và đang trở thành một trung tâm thương mại quan trọng
của thế giới. Bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh lạnh
nhưng chỉ sau hơn hai thập kỷ phát triển, với sự dẫn dắt chủ yếu của ngoại thương,
Hồng Kông từ một nền kinh tế nhỏ bé đã vươn lên trở thành một trong bốn con hổ
Châu Á và là một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới.
Việc phân tích và tìm hiểu vai trò của ngoại thương với sự phát triển kinh tế
Hồng Kông giúp chúng ta có được cái nhìn rõ hơn về vai trò to lớn của ngoại
thương đối với con đường phát triển của các nước đang phát triển nói chung và Việt
Nam nói riêng qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong hoạt động ngoại
thương nhằm vạch ra được một con đường đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, tình
hình mỗi nước để phát triển ngoại thương trở thành một động lực chính của nền
kinh tế.
2. Kết cấu của đề tài.
Đề tài được viết theo phong cách cổ điển, ngoài phần mở đầu, kết luận, mục
lục, danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội dung của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ngoại thương và vai trò của ngoại thương trong
nền kinh tế
Chương 2: Ngoại thương và tầm quan trọng của nó với phát triển kinh tế
Hồng Kông
Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngoại thương của Hồng Kông
và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A


Đề án Kinh tế phát triển
Chương 1: Cơ sở lý luận về ngoại thương và vai trò của ngoại thương
trong nền kinh tế
1.1. Khái niệm ngoại thương.
1.1.1. Định nghĩa
Ngoại thương hay còn gọi là thương mại quốc tế, là sự trao đổi hàng hoá,
dịch vụ ( hàng hoá hữu hình và vô hình ) giữa các quốc gia thông qua xuất nhập
khẩu.
Nội dung của ngoại thương bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, thuê
nước ngoài gia công tái sản xuất, trong đó xuất khẩu là huớng ưu tiên và là trọng
điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng.
1.2. Đặc điểm của ngoại thương.
Mấy thập kỷ gần đây, dưới tác động của các mạng khoa học - công nghệ và
xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, thương mại quốc tế có những đặc điểm mới
sau đây:
Tốc độ tăng trưởng của ngoại thương quốc tế tăng nhanh hơn tốc độ tăng
trưởng của tổng sản phẩm quốc dân.
Tốc độ tăng trưởng ngoại thương hàng hoá “vô hình” có xu hướng nhanh
hơn tốc độ tăng trưởng ngoại thương hàng hoá “hữu hình”. Đièu đó bắt nguồn từ sự
thay dổi cơ cấu kinh tế giưũa ngành sản xuất vật chất và ngành dịch vụ trong mỗi
quốc gia và quốc tế.
Cơ cấu mặt hàng có sự biến đổi sâu sắc theo hướng hàng hoá nhu cầu tầng 1
(nhu cầu về đời sống vật chất) giảm xuống và hàng hoá nhu cầu tầng 2 (nhu cầu về
đời sống văn hoá tinh thần) tăng nhanh; tỷ trọng xuất khẩu hàng thô, nguyên liệu
giảm xuống, còn hàng dầu mỏ khí đốt, sản phẩm công nghệ chế biến nhất là các
máy móc thiết bị lại tăng nhanh.
Phạm vi, phương thức và công cụ cạnh tranh của thương mại quốc tế diễn ra
rất phong phú và đa dạng, không chỉ về mặt chất lượng, giá cả, mà còn về điều kiện
giao hàng, bao bì, mẫu mã, thời hạn thanh toán, các dịch vụ sau bán hàng. Phạm vi
thị truờng ngày một mở rộng không chỉ hàng hoá, dịch vụ thông thường mà còn mở

rộng sang lĩnh vực tài chính, tiền tệ - lĩnh vực này ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
Chu kỳ sống của từng loại sản phẩm ngày càng rút ngắn lại. Các hàng hoá
có hàm lượng khoa học – công nghệ cao có sức mạnh cạnh tranh hơn so với các
hàng hoá truyền thống.
Quá trình phát triển thuơng mại quốc tế đòi hỏi, một mặt phải tự do hoá
thương mại, mặt khác phải thực hiện bảo hộ mậu dịch một cách hợp lý.
Cần nhấn mạnh rằng, muốn biến ngoại thương thành đòn bẩy có sức mạnh
phát triển nền kinh tế quốc dân cần phải nắm đuợc lợi thế so sánh (là lợi thế về sự
chênh lệch tiền công và năng suất lao động hoặc chi phí cơ hội đới với một loại
hàng hoá của một quốc gia so với quốc tế). Đương nhiên, lợi thế so sánh cũng
không ở trạng thái tĩnh mà sẽ thay đổi, vì có khả năng nước đi sau sẽ đuổi kịp và
vượt lên do tác động của quy luật phát triển không đồng đều về công nghệ và trí
thức.
1.3. Vai trò của ngoại thương trong nền kinh tế.
Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vị trí trung tâm và
có tác dụng to lớn:
Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi
quốc tế; nối liền thị truờng trong nước với thị trường thế giới và khu vực, làm gia
tăng sức mạnh tổng hợp.
Góp phần làm tăng tích luỹ của mỗi nước nhờ sử dụng có hiệu quả lợi thế so
sánh giữa các quốc gia trong trao đổi quốc tế.
Là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; “điều tiết thừa thiếu” trong mỗi
nước, nâng cao trình độ công nghệ và cơ cấu ngành nghề trong nước.
Tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định
và nâng cao đời sống người lao động nhất là trong các ngành xuất khẩu.
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển

Chương 2: Ngoại thương và tầm quan trọng của nó với phát triển
kinh tế Hồng Kông
2.1. Khái quát về Hồng Kông.
Hồng Kông là một đặc khu hành chính thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
(CHNDTH), nằm trên bờ biển Đông Nam của Trung Quốc. Hồng Kông từng là một lãnh
thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi
chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Tuyên bố chung
Trung-Anh và Luật Cơ bản của Hồng Kông quy định rằng Hồng Kông được hưởng một
quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047 - 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền.
Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, Chính quyền Nhân dân Trung ương chịu
trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ này còn Hồng Kông thì duy
trì hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính
sách nhập cư của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức và sự kiện quốc tế.
2.1.1. Địa lý.
Với diện tích là 1104 km2, Hồng Kông chủ yếu bao gồm đảo Hồng Kông, đảo
Lạn Đầu, bán đảo Cửu Long và Tân Giới. Bán đảo Cửu Long gắn liền với Tân Giới về
phía Bắc và Tân Giới nối về phía Bắc và cuối cùng nối với Trung Hoa Đại Lục qua con
sông Thâm Quyến. Tổng cộng, Hồng Kông bao gồm một tập hợp 262 hòn đảo ở biển
Nam Trung Hoa, trong đó Lạn Đầu là đảo lớn nhất. Đảo Hồng Kông là đảo lớn thứ hai
và đông dân nhất. Ap Lei Chau là đảo có mật độ dân số cao nhất thế giới. Vùng nước hẹp
tách Đảo Hồng Kông và Bán đảo Cửu Long là bến cảng Victoria, một trong những hải
cảng tự nhiên sâu nhất thế giới.
Phần lớn sự phát triển đô thị của lãnh thổ hiện hữu ở Bán đảo Cửu Long, dọc
theo các bờ biển phía Bắc của Đảo Hồng Kông và ở khu định cư rải rác khắp Tân
Giới. Bờ biển dài và không thẳng của Hồng Kông đã tạo cho lãnh thổ này nhiều
vịnh, sông và bãi biển.
Hồng Kông cách Macau 60 km về phía Đông, về phía đối diện của Đồng bằng
châu thổ Châu Giang và giáp với thành phố đặc khu Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng
Đông về phía Bắc. Đỉnh cao nhất của lãnh thổ này là Tai Mo Shan, với độ cao 958 m
trên mực nước biển. Các vùng đất thấp nằm ở phần Tây Bắc của Tân Giới.

Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
Hình 2.1 Bản đồ tổng thể Hồng Kông
2.1.2. Con người.
Dân số Hồng Kông tăng nhanh chóng trong thập niên 1990, đạt 6,99 triệu
vào năm 2006. Khoảng 95% dân Hồng Kông là gốc Trung Hoa, đa số dân của Hồng
Kông là Quảng Đông hoặc từ các nhóm dân tộc như Người Khách gia và Triều
Châu. Tiếng Quảng Đông, một ngôn ngữ Trung Quốc được sử dụng phổ biến ở phía
Nam Trung Quốc là phương ngữ chính thức của Hồng Kông. Tiếng Anh cũng là
một ngôn ngữ chính thức được sử dụng rộng rãi bởi hơn
1

3
dân số. Phần còn lại 5%
dân số bao gồm các dân tộc không phải là người Hoa là một nhóm dân cư có thể
thấy rất rõ dù số lượng nhỏ. Một cộng đồng Nam Á bao gồm người Ấn Độ, Nepal.
Dân tị nạn người Việt đã trở thành các cư dân thường trú của Hồng Kông. Khoảng
140.000 người Philippines làm việc ở Hồng Kông với những công việc như những
người giúp việc nhà. Một số công nhân cũng đến từ Indonesia. Có một số người
châu Âu, người Mỹ, người Úc, người Canada, người Nhật, và người Triều Tiên làm
việc trong các lĩnh vực tài chính và thương mại.
Hồng Kông là một trong quốc gia/lãnh thổ phụ thuộc có mật độ dân dày đặc
nhất, với mật độ chung hơn 6200 người trên km². Hồng Kông có tỷ lệ sinh 0,95 trẻ
trên một người phụ nữ, một trong những nơi thấp nhất thế giới và thấp xa so với tỷ
lệ 2,1 trẻ em trên một phụ nữ cần để duy trì mức dân số hiện hữu. Tuy nhiên, dân số
của Hồng Kông tiếp tục tăng do làn sóng dân di cư từ Trung Hoa Đại Lục khoảng
45.000 người mỗi năm. Tuổi thọ trung bình của dân Hồng Kông là 81,6 năm năm
2006, cao thứ 5 thế giới.
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển

Dân số Hồng Kông tập trung cao độ vào một khu vực trung tâm bao gồm
Cửu Long, Hồng Kông Cửu Long và phía Bắc Đảo Hồng Kông. Phần còn lại dân
cư thưa thớt với hàng triệu dân rải rác không đều khắp Tân Giới, phía Nam Đảo
Hồng Kông và Đảo Lantau.
Tôn giáo: khoảng 43% tham gia vào một số hình thức tôn giáo thực hành.
Đạo Cơ Đốc chiếm khoảng 9,6%. Tất cả các tôn giáo chính được thực hiện tự do
tôn giáo ở Hồng Kông.
Giáo dục: Là một thuộc địa Anh, hệ thống giáo dục của Hồng Kông gần như
theo hệ thống giáo dục của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và đặc biệt
là hệ thống giáo dục Anh. Tỷ lệ biết chữ ở Hồng Kông là 97,1% (trong đó ở nam là
98,7% và ở nữ là 95,4%).
Lực lượng lao động (2008): 3,66 triệu người trong đó bán buôn, bán lẻ, kinh
doanh xuất nhập khẩu, nhà hàng và khách sạn chiếm 29,0%; tài chính, bảo hiểm,
bất động sản, kinh doanh và dịch vụ chiếm 14,3% và sản xuất chiếm 4,2%.
Hình 2.2. Bảng số liệu về thu nhập bình quân đầu người của Hồng Kông
trong những năm gần đây.
Năm GNI/người (USD) Xếp hạng (trên thế giới)
2005 25.637,868 22
2004 24.532,415 22
2003 23.831,915 21
2002 24.227,803 18
2001 25.309,075 8
2000 25.487,997 9
1999 25.199,455 14
1998 26.074,392 12
1997 27.378,176 9
1996 24.705,462 16
1995 23.869,755 18
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển

Nguồn: World Development Indicator Database
2.1.3. Chính phủ.
Hồng Kông là một khu vực hành chính đặc biệt của Cộng hoà dân chủ nhân
dân Trung Hoa duới chính sách "Một Quốc gia, hai chế độ" . Theo Luật Cơ bản và
văn bản hiến pháp của Hồng Kông, chính quyền địa phương Hồng Kông nắm giữ
chủ quyền lãnh thổ ngoại trừ lĩnh vực quốc phòng và ngoại giao với Hiến pháp
riêng của mình. Chỉ có Trưởng Đặc khu, người đứng đầu lãnh thổ và là người đứng
đầu chính quyền là được bầu chọn bởi Ủy ban Bầu cử Trưởng Đặc khu bao gồm
800 thành viên. Tất cả các viên chức khác của chính quyền, bao gồm các thành viên
của các cơ quan hành pháp và lập pháp đều hoặc là được Trưởng Đặc khu bổ nhiệm
(trực tiếp hay ủy nhiệm) hoặc được cử tri bầu ra. Trên lý thuyết, việc quy định này
đảm bảo Hồng Kông được quản lý hầu như độc lập khỏi Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa và có thể gìn giữ được hạ tầng cơ sở kinh tế, pháp luật, văn hoá độc nhất của
mình. Donald Tsang hiện đang giữ chức Trưởng Đặc khu sau khi ông được bầu cử
ngày 16 tháng 6 năm 2005 bởi một hội đồng bầu cử được bổ nhiệm bởi Bắc Kinh.
Trong khi tiếp tục duy trì những luật lệ và thông lệ của chính quyền Anh
trước đây, chính quyền Hồng Kông nhường quyền điều khiển thị trường cho các lực
lượng thị trường và khu vực tư nhân. Kể từ năm 1980, nhìn chung, chính quyền đã
đóng một vai trò thụ động theo “chủ nghĩa tích cực nhưng không can thiệp” ( là
chính sách kinh tế của Hồng Kông từ thời kỳ là thuộc địa của Anh, được chính thức
triển khai thực hiện vào năm 1971), Hồng Kông thường xuyên được xem như là
một hình mẫu của “chủ nghĩa tư bản tự do kinh doanh” về mặt thực tiễn.
2.1.4 Kinh tế.
Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển được xây
dựng trên nền kinh tế thị trường, thuế thấp và ít có sự can thiệp kinh tế của chính
phủ. Hồng Kông là một trong những nền kinh tế mở và năng động nhất thế giới,
đây là một trung tâm tài chính, thương mại quan trọng và là nơi tập trung nhiều đại
bản doanh công ty của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nếu tính về GDP bình
quân đầu người và tổng sản phẩm nội địa, Hồng Kông là trung tâm đô thị giàu nhất
ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hồng Kông được xếp hạng nhất thế giới về tự do

kinh tế trong 13 năm liên tục, kể từ khi có chỉ số này vào năm 1995. Thành phố này
cũng nằm ở vị trí thứ nhất trong Báo cáo Tự do Kinh tế của Thế giới. Cùng với
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
Singapore, Hàn Quốc, và Đài Loan, Hồng Kông được gọi là một trong “Bốn con hổ
châu Á” do tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh chóng trong thời kỳ từ
thập niên 1960 đến thập niên 1990.
Kinh tế Hồng Kông chủ yếu là dịch vụ. Tỷ trọng của khu vực này trong GDP
của Hồng Kông lên đến 90%. Hồng Kông có được một nền kinh tế mạnh mẽ, bao
gồm hệ thống ngân hàng vững chắc, hầu như không có nợ công, một hệ thống pháp
luật bền vững, dự trữ ngoại tệ phong phú, chính sách chống tham nhũng khắt khe và
rất có hiệu quả. Hệ thống kinh tế tự do của Hồng Kông có khả năng phản ứng nhanh
chóng với những trường hợp dễ thay đổi và vẫn đang tiếp tục những biện pháp
nhằm nâng cao tính hấp dẫn của nền kinh tế như là một trung tâm thương mại của
thế giới, đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), và vẫn không ngừng cải tiến cấu trúc tài chính.
Hồng Kông đã thiết lập các quan hệ thương mại và đầu tư sâu rộng với
Trung Hoa đại lục từ trước khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa và Chính phủ Hồng Kông đang cố gắng mở rộng liên kết kinh tế với khu
vực Châu thổ sông Châu ( Pearl River Delta ) nhằm duy trì vị trí cửa ngõ của Hồng
Kông với Trung Quốc, những nỗ lực này còn bao gồm việc ký kết về tự do thương
mại với Trung Quốc “The Closer Economic Partnership Arrangement” (CEPA),
theo đó tất cả những hàng hoá có xuất xứ từ Hồng Kông sẽ được miễn thuế hoàn
toàn và có những ưu đãi trong 40 khu vực dịch vụ.
Đơn vị tiền tệ của Hồng Kông là Dollar Hồng Kông. Kể từ năm 1983, đồng
tiền này đã được neo chặt vào Dollar Mỹ. Đồng tiền này được phép trao đổi với một
dải tỷ giá từ 7,75 và 7,85 dollar Hồng Kông ăn một dollar Mỹ. Sở giao dịch chứng
khoán Hồng Kông lớn thứ 6 thế giới, với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 1.710 tỷ
USD. Năm 2006, giá trị các cuộc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thực
hiện ở Hồng Kông xếp thứ 2 thế giới chỉ sau thị trường chứng khoán Luân Đôn.

Hình 2.3. Bảng số liệu về Tổng sản phẩm quốc nội của Hồng Kông trong
những năm gần đây.
Năm GDP (USD) Xếp hạng (trên thế giới)
2005 177,702,600 34
2004 165,840,800 32
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
2003 158,472,100 30
2002 163,709,400 27
2001 166,541,000 25
2000 168,753,900 25
1999 163,287,500 25
1998 166,909,000 25
1997 176,312,400 24
1996 158,966,200 27
1995 144,230,000 28
Nguồn: World Development Indicator Database
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
2.1 Chiến lược ngoại thương của Hồng Kông.
2.1.1 Chiến lược hướng ngoại
Hồng Kông là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới
thời kỳ hậu chiến. Sau Thế chiến thứ hai, sự hồi phục nền kinh tế Hồng Kông dưới
sự kiểm soát của Anh và Bắc Ireland thời hậu chiến chỉ diễn ra từ từ và có phần
chậm lại sau khi Liên Hợp Quốc ra lệnh cấm vận thương mại với Trung Quốc trong
Chiến tranh Triều Tiên, khi đó Hồng Kông buộc phải phát triển các ngành công
nghiệp nội địa, dựa vào lợi thế của các nguồn lực trong nước, để tiếp tục phát triển
nhưng do có ít tài nguyên thiên nhiên trong khi đó thị trường trong nước lại nhỏ hẹp
nên chiến lược hướng nội trên đã gặp phải nhiều hạn chế đặc biệt là sự gia tăng của
các khoản nợ nước ngoài. Do đó, ngay từ đầu những năm 60, Hồng Kông đã tìm

cách chuyển hướng chiến lược, sử dụng chính sách hướng ngoại, công nghiệp hoá
theo hướng xuất khẩu nhằm khắc phục những hạn chế vốn có bằng cách dựa vào thị
trường quốc tế rộng lớn. Chính sách hướng ngoại này đã chứng tỏ sự thành công
không chỉ ở Hồng Kông mà sau đó còn ở môt số nền kinh tế Châu Á khác như Hàn
Quốc, Singapore, Đài Loan và một thời gian ở Brazil và Mexico.
Nội dung chiến lược hướng ngoại:
Mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng Hồng Kông trở
thành một cảng quốc tế với thuế thấp và có ít hàng rào thương mại.
Sản xuất những mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều nhất những yếu tố có sẵn
trong nước.
Thực hiện nhất quán chính sách giá cả: giá hàng trong nước phải phản ánh
sát với hàng trên thị truờng quốc tế và phản ánh được sự khan hiếm của các yếu tố
trong nước.
Trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược hướng ngoại, tập trung vào sản xuất
hàng công nghiệp và dịch vụ sử dụng nhiều lao động nhằm tận dụng lợi thế về giá
nhân công làm cho chi phí sản xuất sẽ tương đối thấp hơn so với thị trường quốc tế.
2.2.2. Các chính sách thúc đẩy chiến lược hướng ngoại của Hồng Kông
Chính phủ Hồng Kông nói chung theo đuổi chính sách không can thiệp vào
các quyết đinh thương mại, thuế thấp và có thể dự báo. Ngoài một số ngoại lệ, chính
phủ cho phép tác động thị trường quyết định tiền công và giá cả, không giới hạn
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
lượng vốn và đầu tư nước ngoài chảy vào Hồng Kông. Hồng Kông là một cảng
miễn thuế với một số rào cản thương mại đối với hàng hoá và dịch vụ.
Thuế lợi nhuận doanh nghiệp là 16%, thuế thu nhập cá nhân cao nhất là 15%.
Bất động sản bị đánh thuế nhưng tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận đầu tư và doanh thu thì
không.
Cấu trúc chính sách: Chính phủ Hồng Kông không có những chính sách về
giá cả, trừ một số ngành như năng lượng, là ngành chỉ có 2 công ty độc quyền thị
trường. Thậm chí ngay cả trong những khu vực quản lý, chính phủ cũng tiếp tục

cho phép sự liên kết tự do giữa các ngành với nhau. Mức thuế đối với cá nhân và
doanh nghiệp của Hồng Kông vẫn duy trì ở mức thấp và không đánh thuế nhập
khẩu cũng như xuất khẩu. Lãi suất đối với tất cả các loại tiền gửi được quyết định
bởi tác động của thị trường.
Chính sách tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ chuyển đổi đơn vị tiền tệ
từ nước này ra những đơn vị tiền tệ của nước khác, tỷ giá này phản ánh giá trị đồng
tiền một nước so với giá trị đồng ngoại tệ trong từng thời kỳ, tỷ giá hối đoái có tác
động lớn tới quan hệ ngoại thương, khi đồng tiền trong nước giảm giá thì hàng hoá
nhập khẩu vào nước đó sẽ đắt đỏ hơn và trái lại hàng hoá xuất khẩu sang nước khác
sẽ rẻ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá. Ngược lại nếu đồng tiền
trong nước lên giá, hàng hoá nước ngoài nhập vào sẽ rẻ hơn và hàng hoá xuất khẩu
sẽ đắt đỏ hơn, tạo cơ hội cho các nhà nhập khẩu. Do đó, khi thực thi chiến lước
hướng ngoại điều cần thiết là duy trì tỷ giá hối đoái sao cho các nhà sản xuất trong
nước có lãi khi bán các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của họ trên
thi trường quốc tế.
Đơn vị tiền tệ của Hồng Kông là Dollar Hồng Kông. Kể từ năm 1983, đồng
tiền này đã được neo chặt vào Dollar Mỹ. Đồng tiền này được phép trao đổi với một
dải tỷ giá từ 7,75 và 7,85 dollar Hồng Kông ăn một dollar Mỹ. Hồng Kông luôn
luôn duy trì mức tỷ giá như vậy một các chắc chắn nhằm đảm bảo sự ổn định của
đồng tiền, đây chính là nền tảng trong chính sách tiền tệ của Chính phủ Hồng Kông.
Có thẩm quyền trong việc duy trì tỷ giá của Dollar Hồng Kông cũng như sự ổn định
và tình trạng nguyên vẹn của hệ thống tài chính và tiền tệ là Hong Kong Monetary
Authority.
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
Dưới sự liên kết về tỷ giá,nhìn chung giá trị hối đoái của Dollar Hồng Kông
bị ảnh hưởng phần lớn bởi sự vận động của Dollar Mỹ so với các loại tiền chính
khác.
Chính sách hàng rào thương mại: như đã nói ở trên, Hồng Kông là một
cảng miễn thuế, không có hạn ngạch, hàng rào thuế quan cũng như luật bán phá giá.

Chỉ có một số hàng rào đối với số ít các hàng hoá nhập khẩu như dệt, gạo, thịt, thực
vật và vật nuôi. Chính phủ Hồng Kông yêu cầu giấy phép nhập khẩu đối với các
loại hàng hoá trên chủ yếu bởi vì chúng có liên quan đến tiêu chuẩn về sức khoẻ
nhưng những yêu cầu trên không phải là những ảnh hưởng lớn đến những nhà đầu
tư, xuất khẩu. Ngoài ra còn có một số hàng rào đối với khu vực dịch vụ nhưng có
thể nói các công ty nước ngoài hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trong thị trường
đầy sôi động của Hồng Kông.
Chính sách trợ cấp xuất khẩu: chính phủ Hồng Kông không bảo vệ cũng
không trợ cấp trực tiếp cho những nhà sản xuất xuất khẩu. Chính phủ cũng không
giúp đỡ những nhà xuất khẩu về các ưu đãi tài chính, mức thuế đặc biệt hay miễn
thuế cho việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất
khẩu.
Với những chính sách tự do thương mại nêu trên, Hồng Kông được đánh giá
là nền kinh tế tự do nhất thế giới kể từ năm 1996 đến nay và là một trong 10 nền
kinh tế cạnh tranh nhất thế giới.
2.2.3. Tác động của chiến lược hướng ngoại đến phát triển kinh tế Hồng Kông.
Chiến lược hướng ngoại đã tạo ra cho Hồng Kông một cơ cấu kinh tế mới,
năng động hơn. Sự phát triển các ngành công nghiệp trực tiếp xuất khẩu đã tác động
đến các ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho các ngành xuất khẩu tạo ra “mối
quan hệ ngược” thúc đẩy sự phát triển của các ngành này. Bên cạnh đó khi vốn tích
luỹ của nền kinh tế được nâng cao thì sản phẩm thô sẽ tạo ra “mối liên hệ xuôi” là
nguyên liệu cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến và “mối liên hệ
xuôi” này được tiếp tục mở rộng. Sự phát triển của tất cả các ngành này sẽ làm tăng
thu nhập của những người lao động, tạo ra “mối liên hệ gián tiếp” cho sự phát triển
công nghiệp hàng tiêu dùng và dịch vụ.
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
Hình 2.4. Đóng góp của các nhân tố vào GDP của Hồng Kông
(1980 – 2001)
Nguồn: HK Census and Statistics Department

Chiến lược hướng ngoại của Hồng Kông đã tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
quốc tế. Bởi vì chiến lược này làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường
thế giới nhiều hơn là thị trường trong nước, do vậy các doanh nghiệp muốn đứng
vững trong cạnh tranh phải dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế. Thời kỳ đầu có thể có sự
trợ giúp của Nhà nước, song muốn tiếp tục tồn tại thì phải tự khẳng định được vị trí
của mình. Mặt khác thị trường thế giới rộng lớn sẽ tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp thu được hiệu quả nhờ quy mô sản xuất lớn.
Chiến lược hướng ngoại của Hồng Kông còn tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ
đáng kể. Nguồn thu nhập này vượt xa các nguồn thu nhập khác cả vốn vay và đầu
tư của nước ngoài. Đối với nhiều nước đang phát triển, ngoại thương đã trở thành
nguồn tích luỹ vốn chủ yếu trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá.
Đồng thời có ngoại tệ đã tăng được khả năng nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết
bị và nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp.
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
Hình 2.5. Xếp hạng các nuớc có lượng dữ trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới
( 1995 – 2005)
Đơn vị: tỷ USD
Nước 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
%
GDP
1. Nhật Bản
172,4 203,7 207.9 203.2 277.7 347.2
387.
7
451.4 652.8 824.3
823.
1
17.7

2. Trung Quốc
73.6 105.0
139.
9
145.0 154.7
165.
6
212.2 286.4 403.2
609.
9
769.
0
37.0
3. Đài Loan
90.3 88.0 83.5 90.3
106.
2
106,
7
122.2
161.
7
206.
6
241.7 253.7 78.2
4. Hàn Quốc
_ 29.4 8.9 48.5 74.1 96.2 102.8
121.
4
155.3

199.
1
205.9 29.1
5. Châu Âu
277.4
306.
8
312.5 284.4 228
218.
6
208 215.8 188 179
173.
2
6. Nga
14.4 11.3 12.9 7.8 8.4 24.3 32.5 44.0 73.2
120.
6
155.7 20.7
7. Ấn Độ
_ _ 23.9 26.8 31.5 36.8 44.9 65.7 95.2 124.7
136.
9
18.9
8. Hồng Kông
55.4 63.8 92.8 89.6 96.3
107.
6
111.
2
111.

9
118.
4
123.
6
122.0 75.1
9. Singapore
68.8 77.0 71.4 75.0 77.2 80.4 75.8 82.3 96.3
112.
8
115.5 104.4
10. Malaysia
22.9 25.1 20.0 24.7 29.7 28.6 29.6 33.3 43.5 58.2 75.8 55.5
Nguồn: IMF and CEIC Data Company database
2.3. Thực trạng hoạt động ngoại thương Hồng Kông
2.3.1 Nhập khẩu.
2.3.1.1.Chính sách nhập khẩu.
• Thuế nhập khẩu.
Như đã nói ở trên, Hồng Kông là một cảng tự do và không đánh thuế với bất cứ
biểu thế quan, hạn ngạch hay thu thêm thuế đối với nhập khẩu. Cũng không có thuế
giá trị gia tăng (value added) hay thuế dịch vụ (general services) đối với các yêu cầu
nhập khẩu. Chỉ có thuế nhập khẩu đối với 4 loại hàng hóa không kể đó là hàng hoá
nhập khẩu hay sản xuất trong nước. Đó là:
o Rượu (Liquors)
o Thuốc là sợi
o Dầu Hydrocacbon
o Rượu cồn Methyl ( Methyl Alcohol)
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
Hải quan Hồng Kông ước định thuế dựa trên giá trị của hàng hoá, thuế nhập khẩu

phải được nộp trước khi hàng hoá đến nơi.
Chống bán phá giá: không.
Thuế phụ thu (Additional Duties): không.
Phí hải quan: không.
Kiểm soát ngoại hối (Exchange Controls): không.
Phí lãnh sự (Consular Fees): không
• Cấm nhập khẩu.
Những hàng hoá dưới đây bị cấm nhập khẩu vào Hồng Kông:
o Thuốc lá bột (Snuff).
o Thực phẩm có chứa chất bảo quản, chất chống oxy hoá, chất làm mầu
không được phép, và các thứ gây hại cho sức khoẻ.
o Halons and CFC's.
o Ngà voi và các sản phẩm làm từ ngà voi.
o Hàng hoá nguy hiểm được quy định bởi IATA (Hiệp hội vận tải hàng
không quốc tế).
o Cacbon đioxyt đậm đặc (Dry Ice).
o Thuốc cá nhân (Personal Drugs).
o Thuốc nguy hiểm.
o Hoá chất bị kiểm soát.
o Hoá chất nguy hiểm.
• Hạn chế nhập khẩu.
Hồng Kông có rất ít các hạn chế thương mại, giấy phép nhập khẩu được yêu cầu
chỉ để Hồng Kông thực hiện các cam kết quốc tế. Những sản phẩm dưới đây bắt
buộc phải có giấy phép xuất khẩu:
o Thuốc nguy hiểm và dược phẩm.
o Thực vật, động vật gây nguy hiểm và các sản phẩm có nguồn gốc từ
chúng.
o Động vật sống và các sản phẩm động vật như da chó (dog skin), răng
nănh.
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A

Đề án Kinh tế phát triển
o Thực vật và các loài phá hoại cây trồng.
o Thuốc trừ sâu.
o Chất phóng xạ và các dụng cụ chiếu xạ.
o Các sản phẩm chiến lược như thiết bị viễn thông hay các sản phẩm quân sự.
o Chất nổ, pháo hoa, súng cầm tay các loại và đạn, vũ khí.
o Vải sợi.
o Gạo, thịt, gia cầm.
o Máy truyền phát sóng (bao gồm cả điện thoại di động)
o Chất ảnh hưởng môi trường.
2.3.1.2.Cấu trúc nhập khẩu.
Nhu cầu nhập khẩu của Hồng Kông tăng liên tục trong những năm qua trong
đó bao gồm 2 loại hình:
• Nhập khẩu hữu hình: là việc nhập khẩu các loại hàng hoá thông thường.
• Nhập khẩu vô hình ( hay còn gọi là nhập khẩu dịch vụ): là việc nhập khẩu các
loại hàng hoá vô hình, mang tính chất dịch vụ như vận tải, du lịch, bảo hiểm, tài
chính…vv…
 Nhập khẩu hữu hình (hàng hoá)
Hàng hoá nhập khẩu của Hồng Kông chủ yếu gồm 5 nhóm hàng chính:
• Thực phẩm
• Hàng tiêu dùng
• Nguyên liệu thô và bán sản phẩm
• Chất đốt
• Tư liệu sản xuất
Hàng hoá nhập khẩu hoặc được giữ lại tiêu dùng trong nuớc hoặc được tái xuất
khẩu trong đó hàng hoá dành cho tiêu dùng trong nước chỉ chiếm khoảng ¼ tổng số
hàng hoá nhập khẩu.
Những nhóm mặt hàng chủ yếu dùng để tái xuất khẩu là hàng tiêu dùng, nguyên
liệu thô và bán sản phẩm, tư liệu sản xuất trong đó nhóm hàng thực phẩm và chất
đốt được nhập khẩu phục vụ chính cho tiêu dùng trong nước.

Những năm trước đây, hàng tiêu dùng chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong giá trị nhập
khẩu của Hồng Kông nhưng những năm gần đây, nguyên liệu thô và bán sản phẩm
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
cung với tư liệu sản xuất đã chiếm phần lớn tỉ trọng nhập khẩu qua đó nói lên được xu
hướng phát triển mới của Hồng Kông nói chung cũng như xuất khẩu lại nói riêng.
 Nhập khẩu vô hình (dịch vụ)
Nhập khẩu dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu của Hồng
Kông, chủ yếu là các dịch vụ song song trong quá trình nhập khẩu hàng hoá.
Do nền kinh tế phát triển nhanh và thu nhập của người dân khá cao nên nhu cầu
du lịch của Hồng Kông là khá lớn làm cho dịch vụ du lịch chiếm tỉ trọng cao nhất
khoảng 40% tổng giá trị nhập khẩu bên cạnh đó do nhu cầu nhập khẩu tăng cao
trong những năm gần đây cũng làm cho nhu cầu nhập khẩu dịch vụ vận tải tăng lên
bên cạnh đó là các dịch vụ như bảo hiểm, tài chính và các dịch vụ liên quan khác.
Hình 2.6. Phân bổ giá trị nhập khẩu của Hồng Kông qua các nhóm hàng hoá chính
Đơn vị: tỷ $HK
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
Nguồn: HK Census and Statistics Department
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Import: Nhập
khẩu
Retained Import:
Nhập khẩu giữ
lại.
Re-export: Xuất
khẩu lại.
Đề án Kinh tế phát triển
Hình 2.7. 10 sản phẩm nhập khẩu chính của Hồng Kông (1993-2007)
Đơn vị: triệu $HK

Năm
Máy điện
và các
dụng cụ
điện
Thiết bị
viễn thông
Máy văn
phòng và
máy dữ
liệu
Tạp
phẩm
Quần áo Vải sợi Phi kim
Chất
dẻo
Chất đốt
và các sp
liên quan
Dụng cụ
quang
học,
đồng hồ
Tất cả các
sản phẩm
1993
116,357 93,346 36,915 79,460 91,325 98,895 33,431 20,563 15,806 48,661 1,072,597
1994
138,881 120,621 48,468 90,951 96,277 118,205 39,790 28,438 18,232 54,314 1,250,709
1995

185,943 145,976 68,737 104,051 97,886 130,422 43,960 44,078 22,143 62,759 1,491,121
1996
195,942 141,033 81,382 108,193 105,419 127,730 43,391 37,811 27,469 62,745 1,535,582
1997
219,701 152,377 100,029 115,497 116,277 125,460 44,679 38,138 24,034 62,937 1,615,090
1998
195,561 130,886 103,145 107,691 110,744 104,439 35,496 33,668 17,143 54,627 1,429,092
1999
212,589 119,257 108,295 112,719 114,485 97,455 40,632 34,313 20,461 54,145 1,392,718
2000
288,955 161,627 142,920 128,495 124,735 106,875 49,113 44,439 26,911 59,871 1,657,962
2001
262,867 158,690 147,697 116,272 125,545 94,955 45,481 35,339 22,126 60,946 1,568,194
2002
295,188 181,382 156,786 114,633 122,465 94,103 51,047 39,356 22,433 57,387 1,619,419
2003
351,139 209,697 184,418 121,018 124,217 100,707 57,875 45,344 26,666 58,777 1,805,770
2004
459,762 264,596 209,170 130,389 133,436 109,918 68,708 59,006 39,205 63,199 2,111,123
2005
530,197 295,713 250,312 139,102 143,392 107,273 86,919 72,882 49,859 64,045 2,329,469
2006
629,143 335,208 284,995 155,158 146,439 108,552 89,694 80,510 62,953 61,433 2,599,804
2007
740,115 385,444 249,433 205,240 149,387 105,775 101,903 81,318 73,859 71,966 2,868,011
Nguồn: HK Census and Statistics Department
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
2.3.1.3.Đối tác nhập khẩu.
10 thị trường nhập khẩu chính của Hồng Kông bao gồm: Trung Quốc đại lục,

Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Đức, Thái Lan và
Philippines.
Những năm 60 và 70 trước đây, Nhật Bản luôn đóng vai trò là thị trường
nhập khẩu chính của Hồng Kông với giá trị nhập khẩu chiếm từ 20-25% tổng giá
trị nhập khẩu. Nhưng từ những năm 80 trở lại đây, với sự bùng nổ phát triển của
kinh tế kèm theo đó là sự đi lên của chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cùng với lợi
thế về địa lý cũng như giá cả, Trung Quốc đại lục đã trở thành đối tác nhập khẩu lớn
nhất của Hồng Kông khi chiếm khoảng 45-50 % tổng giá trị nhập khẩu.
Trong khi đó, Mỹ cũng là một thị trường nhập khẩu lớn của Hồng Kông từ
trước đến nay khi giá trị nhập khẩu từ Mỹ luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng giá
trị nhập khẩu của Hồng Kông tuy nhiên mức tăng của nhập khẩu từ Mỹ đang có xu
hướng chậm lại.
Có thể thấy xu hướng nhập khẩu mới của Hồng Kông là chú trọng đến các
thị trường có khoảng cách địa lý gần, có sự cạnh tranh về giá cả hơn nhằm giảm bớt
các chi phí liên quan, tạo thêm sức cạnh tranh cho tái xuất khẩu. Bằng chứng là việc
Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc đang dần dần thay thế 3 thị trường nhập khẩu
lớn nhất của Hồng Kông trước đây là Nhât Bản, Mỹ và Đức cùng với đó là giá trị
nhập khẩu ngày càng tăng từ thị trường Thái Lan và Philippines.
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
Hình 2.8. Giá trị nhập khẩu từ 10 đối tác chính của Hồng Kông (1979-2007)
Đơn vị: triệu $HK
Năm Đại lục Japan Đài Loan USA Singapore
Hàn
Quốc
Malaysia Đức Thailand Philippines
Tổng nhập
khẩu
1991 293,356 127,402 74,591 58,837 31,525 34,944 9,859 16,641 10,282 2,975 778,982
1992 354,348 166,191 87,019 70,594 39,087 44,155 12,825 21,911 11,811 3,458 955,295

1993 402,161 178,034 93,968 79,419 47,835 48,220 15,855 24,918 13,015 4,005 1,072,597
1994 470,876 195,036 107,310 89,343 61,968 57,551 20,147 28,660 17,196 4,693 1,250,709
1995 539,480 221,254 129,266 115,078 78,027 73,268 28,797 32,038 21,101 6,666 1,491,121
1996 570,442 208,239 123,202 121,058 81,495 73,302 33,994 33,884 23,748 7,360 1,535,582
1997 608,372 221,646 124,547 125,381 79,186 73,226 38,008 38,518 26,070 9,815 1,615,090
1998 580,614 179,947 104,075 106,537 61,457 68,836 32,479 32,639 22,234 10,248 1,429,092
1999 607,546 162,652 100,426 98,572 60,017 65,432 30,010 28,114 22,798 12,307 1,392,718
2000 714,987 198,976 124,172 112,801 74,998 80,600 37,906 32,215 28,001 16,247 1,657,962
2001 681,980 176,599 107,929 104,941 72,898 70,791 39,200 33,309 27,370 15,408 1,568,194
2002 717,074 182,569 115,906 91,478 75,740 75,955 39,729 32,997 29,556 21,135 1,619,419
2003 785,625 213,995 125,203 98,730 90,570 87,340 44,637 41,222 33,194 29,227 1,805,770
2004 918,275 256,141 153,812 111,994 110,986 100,467 51,941 39,999 37,782 33,735 2,111,123
2005 1,049,335 256,501 168,227 119,252 135,190 103,035 57,153 41,054 46,455 38,278
2,329,469
2006 1,192,952 268,140 194,917 123,569 164,837 119,647 60,339 44,428 53,081 40,847
2,599,804
2007 1,329,652 287,329 205,102 138,768 194,775 119,393 62,818 48,048 57,373 47,788
2,868,011
Nguồn: HK Census and Statistics Department
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
2.3.2. Xuất khẩu.
2.3.2.1.Cấu trúc xuất khẩu.
Hàng tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp nhẹ là những mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu của Hồng Kông, cũng giống như nhập khẩu, xuất khẩu của Hồng Kông
bao gồm 2 loại hình chính:
Xuất khẩu hữu hình (hay xuất khẩu hàng hoá): là việc xuất khẩu các hàng
hoá thông thường. Xuất khẩu hữu hình bao gồm 2 phương thức chính:
• Xuất khẩu nội địa.
• Tái xuất khẩu.

Xuất khẩu vô hình ( hay xuất khẩu dịch vụ): là việc xuất khẩu các loại hàng
hoá vô hình mang tính chất dịch vụ như du lịch, vận tải, bảo hiểm, tài chính…vv…
 Xuất khẩu nội địa.
Xuất khẩu nội địa là việc xuất khẩu những sản phẩm được sản xuất trong
lãnh thổ Hồng Kông.
Sản phẩm chủ yếu của xuất khẩu nội địa là hàng tiêu dùng bao gồm quần áo,
vải sợi và tạp phẩm trong đó quần áo chiếm tỉ trọng lớn nhất trong xuất khẩu nội địa
với khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu.
Với sự phát triển của xuất khẩu lại cũng như công nghiệp chế biến, các sản
phẩm công nghiệp nhẹ của nội địa đã không còn phát triển như những năm 60-70
trước đây và đóng góp rất ít vào tỉ trọng của xuất khẩu nội địa.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng hoá nội địa là Mỹ, Trung Quốc đại
lục, Anh, Đức, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hà Lan, Macao và Úc trong đó
Trung Quốc đại lục là thị trường lớn nhất.
Nếu như những năm 60 – 70 và giữa những năm 80, hàng nội địa Hồng
Kông chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, Anh và Đức trong khi hầu như không xuất khẩu
sang Đại lục thì từ cuối những năm 80 đến nay thị trường Đại lục phát triển mạnh
mẽ và chiếm phần lớn tỷ trọng xuất khẩu của hàng nội địa Hồng Kông, trong khi thị
trường Mỹ và các thị trường Châu Âu đang có xu hướng giảm do ảnh hưởng của
việc đi xuống của nền kinh tế thế giới, bên cạnh đó có thể thấy xu hướng đa dạng
thị trường xuất khẩu của Hồng Kông mà điển hình là thị trường Đài Loan và
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
Singapore khi tỉ trọng xuất khẩu sang hai thị trường này đã vượt qua các thị trường
Châu Âu khác như Đức.
Tuy nhiên, có thể thấy giá trị xuất khẩu của hàng hoá nội địa tăng lên mạnh
mẽ vào những năm 80-90 nhưng đang có xu hướng giảm dần những năm gần đây
và không còn đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế của Hồng Kông.
Hình 2.9. Bảng thống kê 10 sản phẩm xuất khẩu nội địa chính của Hồng Kông
(1993-2007)

Đơn vị: triệu $ HK
Năm
Quần
áo
Máy
văn
phòng

thiết bị
dữ liệu
Tạp
phẩm
Máy
điện và
các
dụng cụ
điện
Chất
dẻo
Vải sợi
Kim
loại
Điện
Kim
loại
màu
Thuốc

Tất cả
các sản

phẩm
1993 71,857 17,247 20,568 22,668 3,441 16,180 1,262 1,941 1,181 2,423 223,027
1994 73,086 17,623 19,272 24,815 3,948 15,038 1,299 832 1,312 2,394 222,092
1995 73,801 17,866 19,876 31,889 4,506 14,030 1,674 722 1,579 2,215 231,657
1996 69,447 13,090 18,092 30,357 3,823 13,693 1,501 314 1,635 2,145 212,160
1997 72,228 10,425 17,397 32,958 3,577 12,655 1,372 336 1,614 2,073 211,410
1998 74,874 8,922 14,892 26,688 3,076 10,767 1,161 366 1,571 1,201 188,454
1999 74,251 8,254 14,197 23,790 2,493 9,488 1,077 387 2,065 678 170,600
2000 77,415 7,303 16,408 28,533 2,839 9,164 1,185 627 2,253 810 180,967
2001 72,240 5,721 14,352 20,322 2,268 8,193 1,274 746 1,191 815 153,520
2002 65,039 5,273 14,255 15,564 2,393 7,645 1,271 1,013 903 937 130,926
2003 63,880 4,925 14,621 10,235 2,411 5,898 1,757 1,323 858 1,198 121,687
2004 63,392 5,279 14,834 13,115 3,109 5,325 2,368 1,433 1,046 1,611 125,982
2005 56,240 13,721 15,038 18,839 4,643 4,695 2,450 1,959 1,411 1,568 136,030
2006 52,233 19,482 15,259 13,507 5,060 4,120 3,104 1,975 1,730 1,669 134,527
2007 38,889 2,947 16,469 7,917 6,064 3,608 3,789 1,789 1,895 1,874 109,122
Nguồn: HK Census and Statistics Department
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
Hình 2.10. Bảng thống kê giá trị xuất khẩu hàng hoá nội địa tới 10 thị trường chính của Hồng Kông (1987-2007)
Đơn vị: triệu $ HK
Năm USA Đại lục Anh Đức
Đài
Loan
Singapore
Nhật
Bản
Hà Lan Macao Australia
Tổng giá
trị

1987
72,817 27,871 12,905 14,943 2,384 3,880 9,489 4,027 1,007 3,697 195,254
1988
72,884 38,043 15,524 16,242 3,460 5,223 11,435 4,918 1,077 4,172 217,664
1989
72,162 43,272 14,638 15,757 4,460 5,804 13,028 4,756 1,169 4,198 224,104
1990
66,370 47,470 13,496 17,991 5,720 7,796 12,079 4,964 1,168 3,527 225,875
1991
62,870 54,404 13,706 19,318 6,066 8,794 11,666 5,238 1,117 3,110 231,045
1992
64,600 61,959 12,541 15,956 6,500 10,360 10,997 4,878 1,272 2,733 234,123
1993
60,292 63,367 10,771 13,969 6,261 11,344 9,677 4,520 1,170 2,339 223,027
1994
61,419 61,009 10,292 12,811 6,076 12,225 10,455 4,775 1,311 2,565 222,092
1995
61,250 63,555 10,941 12,178 7,971 12,236 11,877 5,152 1,502 2,597 231,657
1996
53,860 61,620 10,597 11,388 6,705 10,009 11,335 4,674 1,577 2,113 212,160
1997
55,073 63,867 10,723 10,321 7,029 8,404 10,641 5,138 1,286 1,889 211,410
1998
54,842 56,066 10,058 9,805 6,505 5,103 6,435 4,736 1,004 1,639 188,454
1999
51,358 50,414 10,392 8,543 5,101 3,682 5,459 4,119 642 1,285 170,600
2000
54,438 54,158 10,681 9,294 6,104 4,716 5,084 3,910 588 1,171 180,967
2001
47,589 49,547 8,578 5,818 5,346 2,650 4,060 4,619 609 991 153,520

2002
41,908 41,374 7,588 4,273 4,388 2,161 2,969 3,470 654 825 130,926
2003
39,130 36,757 7,762 4,853 3,653 2,237 2,848 2,473 528 959 121,687
2004
38,636 37,898 8,190 4,985 4,664 3,149 2,812 2,616 546 1,128 125,982
2005
37,767 44,643 7,304 4,353 5,142 4,076 4,320 5,386 965 1,869 136,030
2006
33,159 40,268 7,859 4,910 4,461 4,128 4,931 7,958 1,457 2,478 134,527
2007
23,878 40,610 5,847 3,022 4,032 3,047 2,864 2,922 1,688 1,764 109,122
Nguồn: HK Census and Statistics Department
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A
Đề án Kinh tế phát triển
 Tái xuất khẩu.
Tái xuất khẩu là việc những sản phẩm sản xuất bên ngoài lãnh thổ Hồng
Kông, đặc biệt ở Trung Hoa đại lục, đầu tiên được nhập khẩu vào Hồng Kông. Sau
đó, lại được xuất khẩu đi nơi khác mà không có bất cứ sự thay đổi nào.
3 nhóm mặt hàng chính cho xuất khẩu lại của Hồng Kông bao gồm: hàng
tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp nhẹ và các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu thô.
Các sản phẩm xuất khẩu lại chính trong nhóm hàng tiêu dùng bao gồm quần
áo, vải sợi, giầy dép, tạp phẩm.
Các sản phẩm xuất khẩu lại chính trong nhóm hàng sản phẩm công nghiệp
nhẹ bao gồm: các máy điện và các dụng cụ điện, thiết bị viễn thông, máy văn phòng
và máy dữ liệu, dụng cụ quang học và đồng hồ.
Các sản phẩm xuất khẩu lại chính trong nhóm hàng sản phẩm chế biến từ
nguyên liệu thô bao gồm: chất dẻo và phi kim
Những năm trước đây, hàng tiêu dùng là nhóm hàng chủ lực đối với xuất
khẩu lại của Hồng Kông khi đóng góp tới gần ½ giá trị xuất khẩu lại của Hồng

Kông nhưng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghiệp chế
biến thì nhóm sản phẩm công nghiệp nhẹ đã dần dần thay thế hàng tiêu dùng để trở
thành nhóm hàng chủ lực của xuất khẩu lại khi chiếm tới gần 2/3 tổng giá trị xuất
khẩu lại.
10 thị trường chính của tái xuất khẩu Hồng Kông bao gồm: Trung Quốc đại
lục, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hà Lan và Pháp.
Những năm 60-70, Nhật Bản, Mỹ, Singapore và Đài Loan là những thị
trường xuất khẩu chính của tái xuất khẩu Hồng Kông khi chiếm tới gần 50% tổng
giá trị xuất khẩu nhưng từ những năm 80 đến nay, thị trường Đại lục trở thành đối
tác xuất khẩu quan trọng nhất của Hồng Kông do nhu cầu phát triển cũng như sự
bùng nổ về kinh tế, khi luôn chiếm từ 40-50% tổng giá trị xuất khẩu lại. Trong khi
đó, có thể thấy sự thay thế của thị truờng Anh, Đức và Hàn Quốc đối với thị trường
Đài loan, và Singapore khi giá trị xuất khẩu đến những thị trường trên có sự tăng
trưởng mạnh mẽ trong những năm vừa qua.
Nhìn chung, tái xuất khẩu là một vũ khí chiến lược của xuất khẩu nói riêng cũng
như nền kinh tế Hồng Kông nói chung khi giá trị của nó liên tục tăng nhanh trong
Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A

×