Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN môn GDCD THCS Một số giải pháp giáo dục pháp luật cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.84 KB, 33 trang )


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
" MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH”
1

PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1- Cơ sở lý luận:
Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đã
làm cho diện mạo đất nước thay đổi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đáp
ứng nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới, hệ thống giáo dục các cấp đã và đang được
Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Một trong những mục tiêu giáo dục ở nhà trường
là giáo dục toàn diện. Ở trường THCS học sinh được học rất nhiều bộ môn khác nhau.
Tất cả các môn học đó đều góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Bên cạnh
đó còn có sự tác động của hoạt động Đoàn, Đội. Nhưng môn Giáo dục công dân là môn
học trực tiếp giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh trong đó có việc giáo dục ý thức
pháp luật.
Giáo dục pháp luật cho công dân nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng là một
vấn đề quan trọng của mọi quốc gia vì được coi là một phương thức để xây dựng, phát
triển nền văn hoá pháp lí, đảm bảo sự ổn định và bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì
vậy, ngày nay trên thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, một quốc gia hùng mạnh là
một quốc gia có nền giáo dục phát triển . Nghiên cứu nền giáo dục của một số nước như:
Anh, Mĩ, Hung-ga-ri, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po tôi thấy rằng nền
giáo dục được họ đặc biệt quan tâm. Có thể nói rằng sự quan tâm đó là khá toàn diện:
Giáo viên, hệ thống nhà trường, phương tiện giảng dạy Nội dung chương trình thường
xuyên được cập nhật, bổ sung, đổi mới theo tiến độ phát triển của xã hội. Phương pháp
2

nghiên cứu, giảng dạy cũng thường xuyên được đổi mới ngay từ các tiết học ở các cấp
học theo đặc thù riêng của từng bộ môn và nội dung chương trình. Tính tích cực, chủ


động của người học không ngừng được phát huy. Nhờ có sự đổi mới và tiến độ nêu trên
mà học sinh các quốc gia đó có mặt bằng kiến thức rất cao, sát với thực tiễn, họ tự tin,
làm chủ và phát huy tốt chính chất xám của họ, nhờ vậy mà đất nước của họ rất phát
triển.
Ở nước ta, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, thì vấn đề trật tự
pháp luật trong xã hội càng trở nên bức xúc. Theo thống kê tội phạm học vừa qua cho
thấy cả nước có 2.617 học sinh, sinh viên nghiện ma tuý. Địa bàn Hà Nội có tới 30% trẻ
em nghiện ngập, theo bạn bè hút thuốc lá, uống bia rược từ khi mới lên 10- 11 tuổi. Theo
thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hiện được 1002 trường hợp sử dụng ma tuý
trong đó có 695 học sinh phổ thông và 307 sinh viên. 70-80% số học sinh phạm pháp là
những học sinh chậm tiến, học lực kém, do lười học hoặc do hoàn cảnh gia đình.
Nguyên nhân của những con số trên là do ý thức của các em về vấn đề pháp luật rất thấp.
Có nhiều giải pháp đưa ra để làm giảm các tệ nạn xã hội nhưng những giải pháp đó chỉ
được coi là giải pháp tình thế. Do đó cần phải hình thành cho mọi người có ý thức chấp
hành nghiêm chỉnh "pháp luật" đặc biệt là đối tượng học sinh, ngay từ khi các em chưa
phải là người tham gia pháp luật thường xuyên. Vì thế, xây dựng chương trình giáo dục
pháp luật trong nhà trường là giải pháp mang tính lâu dài.
2. Cơ sở thực tiễn.
Ở trường THCS môn Giáo dục công dân của mỗi lớp 6, 7, 8, 9 đều gồm 2 phần là Đạo
đức và Pháp luật, với thời lượng tương đương nhau. Qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy,
đa số giáo viên đều có thể dạy tốt các bài học đạo đức, nhưng lại gặp khó khăn trong việc
giảng dạy các bài học thuộc chủ đề pháp luật. Qua thực tế trong những năm giảng dạy
3

môn Giáo dục công dân tại trường THCS Xuân Nộn vừa qua tôi nhận thấy rằng nhu cầu
mở rộng kiến thức pháp luật của học sinh ( đặc biệt là học sinh giỏi ) ngày càng tăng. Vậy
làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức pháp luật một cách
có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán trong từng chủ đề pháp
luật. Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn Giáo dục công dân phải biết lựa chọn kiến
thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng

học sinh.
II- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU- PHẠM VI ĐỀ TÀI - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu:
Để xây dựng nội dung tiết học và giảng dạy có hiệu quả, đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi là các em học sinh ngoại thành từ lớp 6 đến lớp 9. Là học sinh ngoại thành, các em
sống trong môi trường những người xung quanh lao động sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu, họ không quan tâm nhiều tới vấn đề pháp luật. Họ có rất nhiều hành vi tuỳ tiện vi
phạm pháp luật như: gia đình bất hoà, bố mẹ nghiện ngập, cờ bạc Các em cũng bị ảnh
hưởng bởi ý thức đó. Việc giáo dục ý thứ pháp luật cho học sinh nói chung, học sinh
THCS nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải được tiến hành một cách bền
bỉ thường xuyên và lâu dài, đồng thời phải đảm bảo nội dung thiết thức, sinh động.
2- Phạm vi đề tài:
Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh chính là giúp các em có thêm những hiểu biết về
những "chuẩn mực pháp luật" biết xử lý các tình huống bắt gặp trong cuộc sống. Trong
khuôn khổ của đề tài, tôi không thể nêu cụ thể nội dung kiến thức và phương pháp dạy
học ở từng tiết, từng chủ đề, ở từng khối lớp mà tôi chỉ đưa ra bằng một bài học cụ thể
4

với nhiều phương pháp dạy học khác nhau tạo lên sự tương tác hoạt động giữa thầy và
trò. Đó chỉ là một số kinh nghiệm của tôi đã rút ra được trong suốt những năm giảng dạy
giáo dục công nhân ở trường THCS.
3- Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở các chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm Sách giáo khoa giáo dục
công dân để đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học giáo dục pháp
luật ở trường THCS theo chương trình đổi mới.
Dạy một tiết học pháp luật có thể sử dụng rất nhiều đồ dùng + kết hợp với đa dạng các
phương pháp dạy học như: Máy chiếu, tranh ảnh, bảng biểu, phiếu học tập tình huống,
câu hỏi và phương pháp đàm thoại, đóng vai, thảo luận nhóm, trò chơi Tuỳ nội dung
từng bài mà sử dụng cho phù hợp. Như vậy sẽ đạt được hiệu quả cao trong công tác giảng

dạy.
Đề tài được viết dựa trên các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
III- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
1- Sưu tầm tư liệu:
Trong quá trình giảng dạy Giáo dục công dân các khối lớp, tôi luôn sưu tầm tài liệu, tranh
ảnh, sách báo, bài tập, câu hỏi liên quan đến nội dung tiết học.
Tìm hiểu thông tin về tính pháp luật ở địa phương, nguyên nhân và hậu quả của nó.
5

Nắm bắt củng cố kịp thời cho những học sinh chưa có ý thức pháp luật. Trao đổi với học
sinh các khối lớp để biết thêm thông tin và các biện pháp bồi dưỡng.
Tham gia các lớp bồi dưỡng về vấn đề pháp luật ở trường THCS, dự các chuyên đề
trường bạn.
Thường xuyên theo dõi các chương trình về pháp luật "Chương trình bổ trợ kiến thức
Giáo dục công dân trên VTV2", các chuyên mục pháp luật trên một số báo, tạp chí như:
"Tìm hiểu pháp luật" "Tuổi trẻ và pháp luật". Bạn đọc, dân chủ và pháp luật "Luật gia trả
lời"
2- Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, băng hình:
- Những câu hỏi - đáp học và làm theo pháp luật.
- Một số tình huống pháp luật.
- Máy chiếu.
- Giấy khổ lớn, bút dạ.
6

PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I- CĂN CỨ XÂY DỰNG NỘI DUNG GIẢNG DẠY:
Chương trình mới được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Câu trúc chương trình theo
nguyên tắc tích hợp đồng tâm và phát triển. Vì vậy chủ đề pháp luật được bố trí học tất cả
ở các khối lớp (từ lớp 6 đến lớp 9). Gồm 5 chủ đề:
* Quyền trẻ em và quyền, nghĩa vụ công dân trong gia đình.
* Quyền và nghĩa vụ công dân về trật tự an toàn xã hội.
* Quyền và nghĩa vụ công dân và văn hoá giáo dục và kinh tế.
* Các quyền tự do cơ bản của công dân.
* Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Quyền và nghĩa vụ công dân trong
quản lý Nhà nước.
Các chủ đề được bố trí theo trật tự từ những vấn đề có tính chất cụ thể, gần gũi với cuộc
sống học sinh đến những vấn đề khái quát hơn, phản ánh mối quan hệ của học sinh với
môi trường ngày càng lớn. Từng chủ đề có sự xắp xếp, bố trí các nội dung dạy học theo
nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao, về nhận thức cũng như nhu cầu tu dưỡng rèn luyện,
phù hợp với lứa tuổi học sinh trong từng giai đoạn. Về pháp luật chương trình bố trí học
từ những nội dung thuộc hiện thực pháp luật đang diễn ra trong cuộc sống đến những nội
dung về chế độ chính trị, nền pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nội dung kiến thức ở mỗi khối lớp tôi xây dựng theo kiểu tích hợp đồng tâm phát triển.
II - NỘI DUNG KIẾN THỨC, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
7

Trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài tôi chỉ xây dựng một chủ đề trong năm chủ đề của
chương trình giáo dục pháp luật trong trường THCS đề các đồng chí tham khảo.
Chủ đề 1: Quyền trẻ em. Quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình.
Lớ
p
Bài
Nội dung
kiến thức
Phương pháp hình thức tổ chức dạy

học
6 Công
ước liên
hợp
quốc về
quyền
trẻ em.
1/ Những quyền
cơ bản của trẻ
em theo Công
ước Liên hợp
quốc.
- Học sinh thảo luận nhóm - giúp các
em hiểu nội dung các quyền trẻ em.
- Chia học sinh thành nhóm, mỗi
nhóm thành 6-8 em.
- Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời
(mỗi phiếu ghi một quyền trẻ em) và
bộ tranh rời tương đương với quyền
đó)
- Dán những bức tranh vào tờ giấy to
và dán những phiếu ghi nội dung
quyền phù hợp xuống phía dưới tranh
đó.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Học sinh trong lớp bổ xung.
- Giáo viên chốt lại đáp án.
8

- Giáo viên kết luận về những cơ bản

của trẻ em.
2/ Ý nghĩa của
quyền trẻ em và
bổn phận của trẻ
em
- Học sinh thảo luận lớp theo câu hỏi:
+ Các quyền của trẻ em cần thiết như
thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu thiếu
quyền, trẻ em không được thực hiện?
Lấy ví dụ cụ thể.
+ Trẻ em là gì? Chúng ta phải làm gì?
- Học sinh phát biểu
- Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên chốt lại ý chính.
- Học sinh chơi sắm vai
VD: Sắm vai trong câu lạc bộ phóng
viên trẻ. ở đây các em bày tỏ những
suy nghĩ, nguyện vọng và đề xuất
những việc làm cần thiết cho trẻ em.
3. Luyện tập VD: Sắm vai trong câu lạc bộ phóng
viên trẻ. ở đây các em bày tỏ những
suy nghĩ, nguyện vọng và đề xuất
những việc làm cần thiết cho trẻ em
9

MỘT SỐ BÀI TẬP - HÌNH ẢNH SỬ DỤNG
CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM.
Bài 1: Cho học sinh đánh dấu (X) vào ô trống tương ứng với những việc làm thực hiện
quyền trẻ em,đánh dấu (-) vào ô trống tương ứng với những việc phạm vi quyền trẻ em.
- Nhận trẻ em mồ côi làm con nuôi 

- Y tế xã, phường, thị trấn tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em 
- Nhà nước phát động phong trào nuôi con bằng sữa mẹ. 
- Con đã 6 tuổi nhưng cha, mẹ không cho đi học bắt ở nhà lao
động thêm 3 năm nữa. 
- Tập trung trẻ từ 10-12 tuổi đi đánh giày và thu một nửa số tiền
của các em. 
- Đánh đập trẻ em bị giam giữ 
- Buôn bán trẻ em qua biên giới 
Bài tập 2: Hãy kể những việc làm của Nhà nước nói chung, của chính quyền địa phương
em về việc thực hiện tốt quyền trẻ em.
- Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí.
- Trẻ em có năng khiếu được phát hiện và bồi dưỡng.
- Trẻ em được quan tâm chăm sóc về sức khoẻ.
- Trẻ em được học tập, những em có hoàn cảnh khó khăn không phải trả học phí.
10

- Trẻ em được tiếp cận nhiều thông tin bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội.
Bài tập 3: Vợ chồng anh Lai có hai cháu: Cháu Cương 9 tuổi, cháu Hiền 7 tuổi. Cả hai
cháu đều chưa được đến trường học. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã cùng một số cô giáo ở
trường Tiểu học thường xuyên đến vận động, khuyên anh chị Lai cho hai cháu đi học
nhưng anh Lai không nghe và nói để các cháu ở nhà lao động giúp đỡ gia đình thêm mấy
năm nữa cũng chẳng sao. Mà gia đình anh chị có phải thuộc diện quá khó khăn đâu. Khổ
thân hai cháu nhỏ bị bố mẹ bắt ở nhà không cho đi học.
Hỏi: Anh Lai suy nghĩ như vậy có đúng không và không cho con mình đi học thì có vi
phạm pháp luật không? Hay đấy là quyền của anh chị?
Trả lời:
Anh Lai suy nghĩ như vậy là hoàn toàn sai, vì công việc nhà nông bao giờ chẳng nhiều,
nếu cứ để các cháu ở nhà giúp đỡ gia đình thì ở đến bao giờ? Dù còn nhiều việc nhà, việc
đồng ruộng thì cũng phải để con mình đi học chứ.
Hơn nữa, không cho hai cháu đi học là vi phạm pháp luật đấy. Điều 8 Luật Phổ cập giáo

dục tiểu học quy định: "Cha mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện cho con hoàn thành phổ cập
giáo dục tiểu học". Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng đều
quy định cha mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện cho con mình trong độ tuổi quy định được
học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.
Cha mẹ không có quyền giữ con ở nhà không cho đi học khi con mình đang ở độ tuổi đi
học. Pháp luật không cho cha mẹ quyền ấy. Trong việc đảm bảo thực hiện quyền học tập
của trẻ em thì trách nhiệm của cha mẹ là rất lớn: vừa là trách nhiệm pháp lý, vừa là trách
nhiệm đạo đức của bậc sinh thành. Anh Lai phải cho hai con của mình đi học ngay,
không được chờ đợi gì thêm nữa.
11

12

7 Quyền
được bảo vệ
chăm sóc
và giáo dục
của trẻ em
Việt Nam
1/ Quyền cơ
bản của trẻ
em
- Học sinh quan sát tranh SGK,xem
tranh ảnh về các hoạt động chăm
sóc, giáo dục trẻ em.
- Học sinh nêu các quyền và bổn
phận của trẻ em trong Công ước
Liên hợp quốc (học ở bài 12- Lớp 6)
- Học sinh trả lời, học sinh khác
nhận xét, bổ sung.

Giáo viên chốt lại đáp án đúng
2/ Bổn phận
của trẻ em
- Giáo viên nêu bổn phận của trẻ em
với gia đình và xã hội.
- Học sinh trả lời cá nhân
- Giáo viên chia bảng làm hai cột
cho học sinh lên bảng ghi ý kiến vào
hai cột cho phù hợp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét
Giáo viên đánh giá nhận xét và
thưởng điểm cho học sinh có ý kiến
đúng và nhanh.
13

3/ Trách
nhiệm của
gia đình nhà
nước, xã hội
- Giáo viên cho học sinh thảo luận cá
nhân
- Học sinh chuẩn bị phiếu học tập
- Chia phiếu thành 3 loại mỗi loại
ứng với một câu hỏi.
- Giáo viên thu hai phiếu trả lời mỗi
câu hỏi để chữa
- Học sinh trao đổi nhận xét
- Giáo viên phân tích rút ra bài học
4 Luyện tập - Cho học sinh tự liên hệ bản thân
có những quyền nào em đã được

hưởng còn quyền nào em chưa được
hưởng
- Học sinh trả lời
- Giáo viên chốt lại ý chính
MỘT SỐ TƯ LIỆU THAM KHẢO - BÀI TẬP - HÌNH ẢNH ỨNG DỤNG
QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM
Bài tập 1: Chị Hiền mở quán bán hàng ăn uống, giải khát tại thị trấn. Quán của chị em rất
đông khách, không chỉ có người lớn mà còn có cả một số trẻ em 14-15 tuổi. Bọn trẻ đến
quán chị uống rượu, hút thuốc. Chị Hiền rất chiều chúng, cho bạn trẻ nợ dần nhiều lần
14

mới phải trả tiền rượu, thuốc. Tối thứ bảy vừa rồi, trong lúc bọn trẻ đang uống rượu ở
quán chị Hiền thì ông chủ tịch thị trấn cho công an đến lập biên bản, phạt chị 200.000đ
Hỏi: Việc ông chủ tịch thị trấn cho công an đến phạt tiền đối với chị Hiền là đúng hai sai?
Trả lời:
Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và tinh thần nên việc các em uống rượu không chỉ làm
tổn hại đến sức khoẻ, đến sự phát triển bình thường mà còn ảnh hương lớn đến sự hình
thành nhân cách của các em.
Nhà nước ta rất quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đã ban hành các
quy định pháp luật ngăn cấm việc lôi kéo, dụ dỗ trẻ em uống tượu, hút thuốc và trừng trị
nghiêm khắc các hành vi này. Chị Hiền đã có hành vi bán rượu, thuộc lá cho trẻ, xúi giục,
tạo điều kiện cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà không
nghĩ đến tác hại của hành vi này. Chị đã vi phạm khoản 2 điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em: "Nghiêm cấm việc lôi kéo trẻ đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút
thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ", đồng thời vi phạm điểm c, khoản 1
Điều 25 Nghị định 49/ CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.
Hành vi vi phạm của chị Hiền cần phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trong
trường hợp này chị phải chịu hình thức phạt tiền là đúng.
Bài tập 2: Cho học sinh đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
" Năm nay cháu học lớp 9 và chuẩn bị thi vào trung học phổ thông. Do ba mẹ cháu đặt

tên theo vần bố, nên tên của cháu không được hay. ở trong lớp các bạn cứ trêu cháu rất
buồn. Cháu muốn đổi tên có được không? Cháu cần phải làm gì để có thể đổi tên được./
Lê Thị Tơ
Châu Thành - Đồng Tháp
15

Trả lời:
Cái tên chỉ là hình thức thôi, không phản ánh nội dung bản chất của học sinh. Thực ra,
cháu cứ học giỏi và chăm ngoan là rất tốt. Cháu cũng không nên bận tâm quá về tên của
mình. Tuy nhiên, nếu cháu cứ dứt khoát muốn đổi tên thì vẫn có thể đổi được, nhưng
phải theo các thủ tục mà pháp luật quy định chứ không được tự tiện sửa chữa giấy khai
sinh, sửa chữa giấy tờ liên quan có tên mình.
Pháp luật nước ta quy định mỗi người đều có quyền thay đổi họ tên.
Điều 29 Bộ Luật Dân sự quy định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước công
nhận việc thay đổi họ tên trong các trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng
đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc con nuôi yêu
cầu lấy lại họ, tên mà cha, mẹ đẻ đã đặt cho mình.
- Thay đổi họ, tên của người lưu lạc từ nhỏ nay tìm ra nguồn gốc huyết thuốc của mình.
Nếu việc đổi tên của cháu thuộc một trong các trường hợp trên đây thì bố mẹ cháu phải
làm đơn gửi Uỷ ban nhân dân xã xác nhận, kèm theo các giấy tờ khác như sổ hộ khẩu gia
đình, giấy khai sinh (qua Sở Tư pháp). Chỉ khi nào có quyết định của Uỷ ban nhân dân
tỉnh công nhận thì mới được chính thức đổi tên.
16

17

ơ
8 Quyền và

nghĩa vụ
của công
dân gia
đình
1/ Quyền và
nghĩa vụ của cha
mẹ ông bà
- Giáo viên chia học sinh thành
nhóm
- Mỗi nhóm thảo luận một tình
huống trong bài tập 3,4,5(SGK)
- Các nhóm trình bày kết quả
thảo luận.
- Cả lớp trao đổi đánh giá trên
cơ sở đánh giá và giải pháp mà
các nhóm đưa ra
- Giáo viên thống nhất đáp án
đúng
2/ Quyền và
nghĩa vụ của con
cháu
- Giáo viên cho học sinh chơi
trò chơi nhận biết.
- Giáo viên đưa ra tình huống
- Học sinh chia thành các nhóm
để chọn một người thi giữa 4
nhóm.
- Giáo viên kết luận chung
3/ Luyện tập - Tổ chức cho học sinh chơi trò
chơi đóng vai thể hiện cách ứng

18

xử trong những tình huống có
liên quan đến quyền và nghĩa.
19

MỘT SỐ BÀI TẬP - HÌNH ẢNH ỨNG DỤNG
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
Bài tập 1: Bố của Hoà có tật nghiện rượu. Nhiều hôm ông đi uống với mấy người khác và
trở về nhà trong tình trạng say khướt. Khi bố tỉnh dậy, Hoà và mẹ khuyên ngăn bố thì lại
bị bố em măng chửi, xúc phạm, thậm chí còn bị đánh.
Hỏi: Bố của Hoà đã vi phạm những điều khoản nào của pháp luật?
Trả lời:
Bố của Hoà đã vi phạm khoản 2 điều 34, khoản 1 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình,
khoản 2 Điều 16 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cụ thể là đã:
- Ngược đãi, đánh đập, xúc phạm con;
- Không làm gương tốt cho con mà lại có biểu hiện xấu làm ảnh hưởng đến cuộc sống và
tình cảm của con.
Bài tập 2: Hỏi năm nay 18 tuổi, em đã đi làm nên có thu nhập riêng. Bố Hải mất sớm.
Mẹ Hải hơn 50 tuổi, do cuộc sống vất vả hay ốm đau, bệnh tật. Gia đình Hải có 4 anh em,
cuộc sống còn nhiều khó khăn.
Hỏi: Hải có nghĩa vụ đóng góp để nuổi mẹ và các em không? Pháp luật qui định như thế
nào về nghĩa vụ này?
Trả lời:
Xét về tình cảm, đạo đức và pháp lý thì Hải có nghĩa vụ đóng góp mộ phần thu nhập của
mình để nuôi mẹ và các em, thực hiện đạo lý và nghĩa vụ của người con cũng như trách
nhiệm của một thành viên trong gia đình.
20

Nghĩa vụ này được quy định trong khoản 2 Điều 36 và khoản 2 Điều 44 Luật Hôn nhân

và gia đình, thể hiện ở hai nội dung sau đây:
- Con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật;
- Con từ đủ 15 tuổi trở lên còn sống chung với gia đình có nghĩa vụ chăm sóc đời sống
chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình.
21

9 Quyền và
nghĩa vụ
của công
dân trong
hôn nhân
1/ Khái niệm hôn
nhân
- Học sinh nhắc lại quyền và
nghĩa vụ của công dân trong gia
đình (Bài 12 lớp 8).
- Giáo viên tổ chức cho học sinh
thảo luận lớp.
- Học sinh làm việc cá nhân
- Học sinh cả lớp trao đổi các
vấn đề sau:
+ Cơ sở của tình yêu chân
chính.
+ Những sai trái thường gặp
trong tình yêu chân chính
+ Hôn nhân đúng pháp luật là
như thế nào?
+ Thế nào là hôn nhân trái pháp
luật
- Giáo viên liệt kê các ý kiến

của học sinh và kết luận
2/ Nguyên tắc cơ
bản của chế độ
hôn nhân ở Việt
- Học sinh đọc kiểm tra, mục 2
phần Nội dung bài học
- Học sinh nêu những caqau hỏi
22

Nam xung quanh nguyên tắc của chế
độ hôn nhân (VD: Thế nào là tự
nguyện?)
- Giáo viên tổ chức cho cả lớp
trao đổi
- Giáo viên kết luận
- Giáo viên chia nhóm và giao
cho các nhóm thảo luận câu hỏi
+ Để được kết hôn cần có những
điều kiện nào?
+ Cấm kết hôn trong những
trường hợp nào?
+ Những hành vi như thế nào là
vi phạm pháp luật về chế độ hôn
nhân.
+ Vì sao Pháp Luật phải có
những quy định chặt chẽ như
vậy và việc đó có ý nghĩa như
thế nào?
- Học sinh các nhóm trình bày
- Cả lớp trao đổi bổ sung

- Giáo viên kết hợp giải thích
23

những nội dung khó
- Học sinh liên hệ với địa
phương nơi mình ở có trường
hợp nào vi phạm qui định của
pháp luật về hôn nhân không?
Vi phạm điều gì? Hậu quả của
nó.
4/ Trách nhiệm
của công dân
- Giáo viên nêu vấn đề
- Học sinh thảo luận, giải quyết
vấn đề.
- Giáo viên chốt lại ý kiến đúng
5/ Củng cố chủ
đề: Quyền trẻ
em; Quyền và
nghĩa vụ công
dân trong gia
đình
- Học sinh làm bài tập đánh giá
hành vi của bản thân
- Học sinh cần làm gì để thực
hiện tốt các quyền trẻ em, quyền
vệ sinh nghĩa vụ của công dân
trong gia đình.
- Học sinh bày tỏ ý kiến bản
thân

- Giáo viên bổng sung.
24

MỘT SỐ BÀI TẬP - HÌNH ẢNH ỨNG DỤNG
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN.
Bài tập 1:
Hỏi:
Ở quê cháu, thanh niên hay làm đám cưới sớm khi chưa đến tuổi kết hôn. Trường hợp
các cháu có khả năng như vậy.
Cháu và anh Tiến ở cùng thôn, cháu mới 17 tuổi và anh Tiến cũng mới 18 tuổi nhưng gia
đình cháu và gia đình anh ấy cứ ép chúng cháu lấy nhau.Hai gia đình đã bàn bạc sẽ tổ
chức đám cưới vào tháng tôi. Bố cháu còn doạ, nếu không đồng ý, bố cháu sẽ đánh và
đuổi cháu ra khỏi nhà.
Cháu không biết phải làm thế nào đây?
Nguyễn Thị Xuân
Lục Ngạn - Bắc Giang
Trả lời:
Cả hai cháu đều chưa đến tuổi kết hôn, vì theo quy định tại Điều 9 Luật hôn nhâ, và gia
đình về điều kiện kết hôn thì nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết
hôn.
Hơn nữa việc kết hôn phải do nam nữ tự nguyện quyết định, không ai được cưỡng ép
hoặc cản trở.
Nếu hai cháu cứ bị cưỡng ép phải cưới nhau thì bố mẹ các cháu sẽ vi phạm Điều 9 Luật
hôn nhân và gia đình và việc kết hôn của hai cháu sẽ bị coi là kết hôn trái pháp luật, phải
25

×