Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

SKKN Sử dụng CNTT vào việc tổ chức trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 61 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“SỬ DỤNG CNTT VÀO VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI KHI DẠY
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4”
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm
hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Cùng
với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói rằng mọi
người vẫn coi Toán và Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng còn những
môn học khác là môn phụ không quan trọng. Song như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng
nói:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".
Qua bộ môn lịch sử các em được hiểu sâu hiểu kĩ về quá trình và từng thời kì xây
dựng đấu tranh và gìn giữ đất nước. Mặt khác qua môn Địa lí các em được tìm hiểu về
các địa danh, lãnh thổ của đất nước. Có thể nói rằng học Địa lí có tác dụng rất lớn khi học
lịch sử hay nói cách khác học lịch sử là điểm tựa, là nền tảng cho môn địa lí. Ví dụ như
khi học Địa lí bài Thành Phố Hồ Chí Minh học sinh biết được đây là thành phố lớn nhất
cả nước và được lấy tên là thành phố Hồ Chí Minh năm 1975. Qua đây học sinh nhớ lại
sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng đó là sự kiện giải phóng Miền Nam vào 30. 4. 1975.
Trước đây các em thường chú trọng đến hai môn Toán và Tiếng Việt, không chú ý
đến Địa lí và Lịch sử. Vì vậy muốn các em học tốt môn học thì điều trước tiên phải tạo
cho các em say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó người giáo viên cần luạ
chọn những phương pháp dạy học nào cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả nhất trong
từng bài học đảm bảo theo những yêu cầu và kĩ năng cần thiết, nhằm đáp ứng được
những yêu cầu đổi mới chương trình môn lịch sử và địa lí.
Song phát triển trí tuệ cho học sinh thông qua hoạt động học tập, hoạt động vui chơi là
một quá trình bền bỉ không thể tính bằng tuần, bằng tháng. Hơn nữa còn phải xuất phát từ
trình độ nhận thức và hoàn cảnh sống của trẻ em để các em luyện tập dần dần từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm phát huy ở trẻ một óc quan sát tinh nhạy, trí tưởng


tượng phong phú, tư duy suy luận lôgíc
Trên tinh thần " học mà chơi, chơi mà học" , "chơi vui học càng vui" nhằm thoả
mãn được nhiều loại nhu cầu trong khi chơi. Với ưu thế như vậy trò chơi thực sự là một
phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hoà, thoải mái, không dập khôn, khô cứng, đảm bảo
tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như trong học tập của học sinh tiểu học một cách hứng
thú và bổ ích, cùng với những kinh nghiệm trong những năm dạy lớp 4 tôi thấy lịch sử
và địa lí là hai môn học có nhiều kiến thức thực tế trong đời sống, mặt khác hai môn học
này có sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ, liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau về mặt
kiến thức và mở rộng hiểu biết.
Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin. Khi sử dụng trò chơi
bằng hình thức thủ công mang tính truyền thống tôi thấy học sinh đã rất hứng thú. Song
áp dụng công nghệ thông tin đưa các trò chơi lên thiết kế với dạng bài giáo án điện tử
học sinh thực sự bị thu hút và lôi cuốn bởi hình thức trực quan đẹp, hữu hiệu, có nội dung
và hình thức phong phú gây sự tò mò, ham học hỏi đối với học sinh.
Mặt khác trò chơi khi xây dựng bằng giáo án điện tử có nhiều ưu điểm:
+ Trong cùng một khoảng thời gian như nhau nếu tổ chức trò chơi bằng hình
thức thủ công sẽ tốn nhiều công, nhiều kinh phí cho việc chuẩn bị đồ dùng, nhưng nếu
thiết kế bằng giáo án điện tử sẽ tốn ít thời gian, truyền tải được nhiều nội dung cùng một
lúc.
+ Trò chơi bằng giáo án điện tử có thể một lúc kiểm tra được nhiều học sinh,
nhiều đối tượng học sinh tham gia cùng một lúc.
+ Khi kiểm tra câu trả lời, sự phản hồi của học sinh, giáo viên dễ dàng bật
máy và bấm nút để kiểm tra. Tiện lợi nhất là câu trả lời trắc nghiệm đúng/ sai.
+ Giáo án điện tử thực sự có những hình ảnh đẹp, mới lạ, sống động nhiều
trường hợp có cả âm thanh. Nên kiến thức trở nên gần gũi, học sinh dễ hiểu và thực tế
hơn.
+ Tiết kiệm được đồ dùng.
Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn chọn viết về đề tài" Sử dụng công nghệ thông tin vào việc tổ
chức trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Giúp trẻ học Lịch sử và Địa lí thông qua các trò chơi học tập là một trong những
hướng đổi mới phương pháp ở Tiểu học. Nhằm ứng dụng các kiến thức, kĩ năng về môn
Lịch sử, Địa lí vào giải quyết những tình huống thực tế trong đời sống hàng ngày.
Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lí ở học sinh lớp 4 bao
gồm các trò chơi có mục đích học tập rõ rệt. Nó là dấu ấn của những cuộc chơi làm lắng
đọng mãi trong tâm hồn trẻ và làm nên nguồn sức mạnh thôi thúc trẻ sống tốt hơn, học tốt
hơn và phát triển tốt hơn. Đồng thời những hoạt động trò chơi học tập là những phương
tiện dạy học và giáo dục phù hợp với đối tượng phong phú và hình thức nhằm tránh lối
học vẹt, tư duy thụ động, máy móc, dập khuôn
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu đề tài:
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến Lịch sử và Địa lí.
- Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên để tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy
Lịch sử và Địa lí. Trên cơ sở đó lựa chọn những trò chơi phù hợp.
2. Dạy thực nghiệm.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu về môn Lịch sử và Địa lí.
- Phương pháp điều tra thực trạng. Phương pháp thực nghiệm.
PHẦN NỘI DUNG
1. Thế nào là trò chơi học tập?
Trong nhà trường Tiểu học trò chơi học tập là trò chơi có luật, trong đó có nội
dung tri thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của
bản thân để chơi, thông qua chơi, học sinh được củng cố vận dụng các kiến thức, nội
dung đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó trẻ được học. Trò chơi học tập có
tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức.
Một trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng chỉ trở thành trò chơi thực sự khi
những người chơi thực hiện hành động chơi. Do đó nếu hành động chơi đòi hỏi những
kiến thức, kĩ năng học sinh chưa có thì trò chơi đó không có tác dụng đối với các em.
Trò chơi Lịch sử và Địa lí là trò chơi trong đó có chứa đựng một trong các yếu tố
về Lịch sử hay Địa lí.

Trò chơi có thể phân loại theo số người chơi: Trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân.
Trò chơi có thể là trò chơi vận động, có thể là trò chơi trí tuệ cũng có thể kết hợp
vận động và trí tuệ.
Vì là một trò chơi, trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí cũng mang đầy đủ các đặc
điểm của trò chơi, nhưng trò chơi này khác hẳn với những trò chơi khác ở chỗ ít nhiều
phải chứa đựng trong đó một yếu tố lịch sử hay địa lí nào đó. Đối với các lớp duới, trò
chơi còn nặng về vận động, song môn học này chỉ có ở lớp 4, 5 nên càng mang tính trí
tuệ hơn.
Trong nhà trường trò chơi có thể tổ chức như một hoạt động học tập. Cơ sở tâm lí
và sinh lí khẳng định hoạt động dạy học Lịch sử và Địa lí dưới dạng trò chơi rất phù hợp
với lứa tuổi tiểu học. Thực tế cho thấy hình thức tổ chức của trò chơi Sử- Địa rất dể được
học sinh hưởng ứng và tham gia.
- Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung, trò chơi Sử- Địa nói riêng có thể là:
+ Trò chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới.
+ Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng.
+ Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong ngoại khoá.
- Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Lịch sử ta có thể nói tới, chẳng hạn:
+ Trò chơi về trí nhớ thời gian lịch sử.
+ Trò chơi về trí nhớ sự kiện lịch sử.
+ Trò chơi về trí nhớ thời gian lịch sử.
+ Trò chơi về trí nhớ địa danh lịch sử.
- Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Địa lí ta có thể nói tới, chẳng hạn:
+ Vùng đồng bằng.
+ Vùng trung du.
+ Vùng núi.
2. Tác dụng của trò chơi học tập bằng giáo án điện tử:
Làm thay đổi hình thức hoạt động học tập. Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và
tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng, hứng thú. Học sinh thấy vui hơn, cởi mở
hơn, thư thái dễ chịu và khoẻ mạnh hơn.
Giúp học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu tri thức đồng thời phát triển vốn kinh

nghiệm mà các em đã được tích luỹ thông qua hoạt động chơi.
Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi học tập
mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, các cơ hội học tập
đa dạng hơn.
Đối với học sinh không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách tự
nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập.
Qua chơi, các em biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động tích cực. Trò chơi
không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.
Tóm lại, trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng giúp cho học sinh phát triển
toàn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các em trao đổi kinh nghiệm, tương
tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.
3. Những phản ứng tâm lí của học sinh khi tham gia trò chơi:
a. Phản ứng tích cực:
- Hăng say chơi hết mình.
- Ý thức trách nhiệm cá nhân cao.
- Dễ bỏ qua sai phạm nhỏ của người khác.
- Tôn trọng tính kỉ luật.
- Giúp đỡ và nâng đỡ đồng đội.
- Gắn bó với đồng đội trong nhóm mình.
- Tích cực hoạt động và sẵn sàng hy sinh vì danh dự đội.
b. Phản ứng tiêu cực:
- Người mạnh lấn át người ít hay người được hoạt động nhiều, người được hoạt động ít.
- Sẵn sàng trừng phạt người thua.
- Chơi gian lận không thành thật để được thắng.
- Dễ ganh tỵ dẫn đến ghét nhau.
- Chia bè, chia nhóm.
- Phục tùng "thủ lĩnh".
Như vậy khi giáo viên tổ chức chơi phải lưu ý tránh cho học sinh những phản ứng không
tích cực và nếu có xảy ra thì kịp thời sửa chữa, cố gắng khuyến khích, động viên khen
thưởng để học sinh có những phản ứng tích cực.

4. Tổ chức trò chơi học tập Lịch sử- Địa lí:
a. Thiết kế trò chơi:
- Mỗi trò chơi nói chung đều nhằm mục đích củng cố kiến thức, kĩ năng cụ thể, hoặc có
những tri thức tổng hợp như điền từ vào chỗ trống phải phối hợp nhiều tri thức đã học,
hay hoàn thành sơ đồ
- Mỗi trò chơi phải có luật chơi, hành động chơi, trò chơi phải có tính thi đua giữa những
người chơi, tức là có thắng thua.
- Căn cứ để thiết kế trò chơi học tập môn Sử- Địa chính là sự kết hợp giữa các yếu tố cấu
thành một trò chơi phổ biến trong sinh hoạt đời sống của học sinh với nội dung kiến thức.
Học sinh sẽ được học trong từng bài, từng chương của môn Lịch sử và Địa lí trong
chương trình Tiểu học.
- Một trò chơi được viết theo cấu trúc sau đây:
+ Mục đích của trò chơi.
+ Luật chơi: chỉ rõ các quy định đối với người chơi, quy định thắng thua trong trò chơi.
+ Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong khi chơi.
+ Số người tham gia chơi: chỉ rõ số người tham gia chơi, những trò chơi có thể tổ chức
một cách linh hoạt tạo nhiều trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với khả
năng và nội dung kiến thức củng cố ôn tập.
+ Xác định tác dụng của trò chơi.
b. Cách tổ chức trò chơi:
Các trò chơi được tổ chức theo nhóm ngay ở trong lớp học với thời gian từ 5 đến
10 phút.
Việc chuẩn bị các trò chơi đơn giản, dễ làm, dễ tìm( quy trình, bìa giấy cũ được dán, mẫu
dây thép, sợi dây, bông hoa giấy, thẻ chữ hoặc qua mạng Internet, giáo viên xây dựng
trên máy tính có thể sử dụng được nhiều lần, nhiều năm.
Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cách chơi rồi sau đó các nhóm tự đánh giá, giám
sát lẫn nhau. Ngoài ra, giáo viên phải có nhận xét, khích lệ, cũng không nên để thời gian
quá dài ảnh hưởng đến giờ học.
Một chương trình học tập thường tiến hành.
+ Giới thiệu chương trình:

- Nêu tên chương trình.
- Hướng dẫn cách chơi, vừa mô tả vừa thực hành.
- Phân nhóm chơi.
- Chơi thử( một số trưòng hợp có thể bỏ qua).
- Nhấn mạnh luật chơi nhất là những lỗi lầm thường gặp ở phần chơi thử.
- Chơi thật, xử " phạt" những người vi phạm luật chơi.
* Người chủ trò: người tổ chức trò chơi được gọi là chủ trò hoặc người đầu trò. Trò chơi
học tập thường do giáo viên làm chủ trò, khi học sinh đã chơi qua thì có thể giao cho học
sinh.
* Người tổ chức hướng dẫn chương trình cần:
- Hăng hái, gây hứng thú cho mọi người.
- Có khả năng lôi kéo, thu hút.
- Kiên nhẫn nói rõ ràng, vui vẻ.
*Thưởng- phạt:
- Thưởng phạt phải công minh, đúng luật sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự
giác, làm cho trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của học sinh.
- Thưởng những học sinh, nhóm học sinh tham gia nhiệt tình, đúng luật và " thắng" trong
cuộc chơi.
- Phạt những học sinh vi phạm luật chơi bằng hình thức đơn giản: chào các bạn thắng
cuộc, hát một bài, kể chuyện vui, múa, nhảy lò cò
c. Để trò chơi học tập đạt kết quả cao:
- Trò chơi phải có mục đích học tập gì cho học sinh: củng cố, bổ sung kiến thức gì
- Trò chơi phải được chuẩn bị tốt.
Chuẩn bị tốt có nghĩa là nắm vững yêu cầu, mục đích giáo dục của trò chơi để hướng mọi
người hoạt động phục vụ cho mục đích yêu cầu ấy. Phải chẩn bị tốt các phương tiện:
dụng cụ, vật liệu, câu hỏi phục vụ cho trò chơi. Phục vụ cho trò chơi phải có kế hoạch
được thể hiện ở bài soạn.
- Trò chơi phải thu hút được học sinh tham gia.
- Mọi học sinh tham gia trò chơi học tập cần có:
+ Nhiệt tình, hào hứng, tích cực

+ Nghiêm chỉnh chấp hành luật chơi.
+ Cố gắng vươn lên để thắng.
+ Luôn giữ vững tính đoàn kết thân ái dù thắng hay thua.
+ Nếu thấy học sinh thờ ơ, không tham gia trò chơi, giáo viên cần xem lại cách tổ chức
hoặc nội dung trò chơi không hấp dẫn.
- Ở đây, ưu thế của trò chơi chính là trẻ tập trung hoạt động mọi sức lực của mình một
cách hào hứng tự nguyện nên không tạo ra áp lực tâm lí, mà người chơi cảm thấy rất tự
do, khám phá và làm nảy sinh nhiều sáng kiến. Bên cạnh đó tiến hành các hoạt động chơi
là nắm lấy các phương thức hành động chung, điển hình khái quát của những hành động
thân thể hay tâm lí cụ thể. Những phương thức đó vừa là công cụ, phương tiện giúp trẻ
chinh phục thế giới xung quanh, vừa là cơ sở để trẻ học được cách điều khiển hành vi,
cách bắt hành vi tuân theo một nhiệm vụ nhất định. Tức là rèn luyện để có tính chủ định,
một trong những cấu tạo tâm lí. Nhờ vậy, được phát huy và phát triển hết khả năng của
mình. Hơn thế nữa khi say xưa và sống hết mình cho trò chơi, trẻ sẽ tìm thấy niềm vui
sướng thực sự và được sống trong thế giói của cảm giác dào dạt dấu ấn của trò chơi
Vì vậy lắng đọng mãi trong tâm trí trẻ và làm nên nguồn sức mạnh thôi thúc trẻ
sống tốt hơn, học tốt hơn và phát triển tốt hơn. Với sức mạnh như vậy trò chơi luôn là
một phương tiện dạy học, con đường cung cấp tri thức và giáo dục phù hợp nhất với đặc
điểm mong muốn của học sinh tiểu học.
MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 4
Giai
đoạn
lịch sử
Thời
gian
Triều đại
trị vì
Tên nước- kinh đô
Nội dung cơ bản của lịch sử.
Nhân vật lịch sử tiêu biểu

Buổi
đầu
dựng
nước
và giữ
nước
Khoảng
700
năm
TCN
đến
năm
179
TCN
- Các Vua Hùng,
nước Văn Lang, đóng
đô Phong Châu- Phú
Thọ.
- An Dương Vương,
nước Âu Lạc, đóng
đô ở Cổ Loa.
- Hình thành đất nước với phong tục,
tập quán riêng.
- Đạt được nhiều thành tựu như: đúc
đồng( trống đồng), xoay thành Cổ
Loa.
Hơn
1000
năm
đấu

tranh
giành
lại độc
lập
Từ năm
179
TCN
đến
năm
938
- Các triều đại Trung
Quốc thay nhau thống
trị nước ta
- Hơn 100 năm nhân dân ta anh dũng
đấu tranh.
- Có nhiều nhân vật và cuộc khởi
nghĩa tiêu biểu như: Hai Bà Trưng,
Bà Triệu
- Với chiến thắng Bạch Đằng 938,
Ngô Quyền giành lại độc lập cho đất
nước ta.
Buổi
đầu độc
Từ 938
đến
- Nhà Ngô, đóng đô ở - Sau ngày độc lập, nha nước đầu
lập 1009 Cổ Loa. tiên đã được xây dựng.
- Khi Ngô Quyền mất, đất nước lâm
vào thời kì loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ
Lĩnh là người dẹp loạn thống nhất đất

nước.
- Đinh Bộ Lĩnh mất, quân Tống kéo
sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn lên
ngôi lãnh đạo nhân dân đánh tan quân
xâmlược Tống.
Nước
Đại
Việt
thời Lý
1009-
1226
- Nhà Lý, nước Đại
Việt, kinh đô Thăng
Long.
- Xây dựng đất nước thinh vượng về
nhiều mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục,
cuối triều đại vua quan ăn chơi xa xỉ
nên suy vong.
- Đánh tan quân xâm lược nhà Tống
lầ thứ hai.
- Nhân vật lịch sử tiêu biểu:
Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt
Nước
Đại
Việt
thời
Trần
1226-
1400
Triều Trần, nước đại

Việt, kinh đô Thăng
Long
- Tiếp tục xây dựng đất nước, đặc
biệt chú trọng đắp đế, phát triển nông
nghiệp.
- Đánh bại cuộc xâm lược của giặc
Mông- Nguyên.
Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Trần
Hưng Đạo, Trần Quốc Toản
Nước
Đại
Việt
buổi
đầu
thời
Hậu Lê
Thế kỉ
XV
- Nhà Hồ, nước đại
ngu, kinh đô Tây Đô.
- Nhà Hậu Lê, nước
Đại Việt, kinh đô
Thăng Long.
- 20 năm chống giặc Minh, giải
phóng đất nước( 1407- 1428).
- Tiếp tục xây dựng đất nước, đạt
được đỉnh cao trong mọi lĩnh vực thời
Lê Thành Tông.
- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lê
Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

Nước
Đại
Việt thế
kỉ XVI-
XVIII
Thế kỉ
XVI-
XVIII
- Triều Lê suy vong
- Triều Mạc.
- Trịnh- Nguyễn
- Các thế lực phong kiến tranh nhau
quyền lợi, nhà lê suy vong, đất nước
loạn lạc bởi nội chiến, kết quả chia
cắt thành Đàng Trong- đàng ngoài
hơn 200 năm.
- Cuộc khai hoang phát triển mạnh ở
đàng Trong.
- Thành thi phát triển.
- Triều Tây Sơn Nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính
quyền họ Nguyễn, học Trịnh.
- Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế,
lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc
Thanh.
- Bước đầu xây dựng đất nước.
- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu:
Quang Trung
Buổi
đầu
thời

Nguyễn
1802-
1858
Triều Nguyễn, nước
Đại Việt, kinh đô
Huế.
- Họ Nguyễn thi hành nhiều chính
sách để thâu tóm quyền lực.
- Xây dựng kinh thành Huế.
MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 4
1. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du:
- Dãy Hoàng Liên Sơn.
- Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
- Trung du Bắc Bộ.
- Tây Nguyên.
- Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
- Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Thành phố Đà Lạt.
2. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng.
- Đồng bằng Bắc Bộ.
- Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Thủ đô Hà Nội.
- Thành phố Hải Phòng.
- Đồng bằng Nam Bộ.
- Người dân ở đồng bằng NamBộ.
- Hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng bằng Nam Bộ.
- Thành phố Hồ Chí minh.
- Thành phố Cần Thơ.

- Dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
3. Người dân và hoạt động sản xuất của người dân ở ĐB duyên hải miền Trung.
- Thành phố Huế.
- Thành phố Đà Nẵng.
4. Vùng biển Việt Nam
- Biển, đảo và quần đảo. Khai thác khoáng sản ở vùng biển Việt Nam.
CÁC TRÒ CHƠI KHI DẠY LỊCH SỬ
1. Trò chơi thứ nhất: " Nối nhanh tay"
- Mục đích: Củng cố các cuộc khởi nghĩa của nhân ta chống lại ách đô hộ của các triều
đại phong kiến phương Bắc.
- Chuẩn bị: 2 tờ giấy có ghi đầy đủ các nội dung chơi, 2 bút dạ.
- Cách tiến hành:
Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 6 học sinh.
Giáo viên bật màn hình cho cả hai đội và cả lớp cùng quan sát, sau đó giáo viên phát cho
hai nhóm, mỗi nhóm 1 tờ giấy có nội dung như trên màn hình, mỗi đội có 15 giây đọc các
thông tin trên bảng. Sau khi giáo viên hô "1, 2, 3. Bắt đầu!" và tính giờ thì mỗi đội cử 1
em lên nối, nối xong em đó trở về đứng cuối hàng em thứ hai mới được lên. Cứ như vậy
cho đến học sinh cuối cùng. Hết giờ đội nào nối đúng nhiều hơn, thời gian nhanh hơn, nối
đẹp hơn đội đó là đội thắng cuộc.
- Nội dung trò chơi" nối nhanh tay":
Nối các ý cột A với các ý ở cốt B cho phù hợp.
A
( Thời gian)
Năm 40
Năm 248
Năm 542
Năm 550
Năm 722
Năm 766
Năm 905

Năm 931
Năm 938
- Tác dụng của trò chơi này: Học sinh được quan sát đáp án và nhận xét nhanh bài của
các đội.
2. Trò chơi " buộc dây cho bóng"
- Mục đích: Củng cố kiến thức về một số tác giả, tác phẩm thời Hậu Lê
- Chuẩn bị: 2 tờ bìa ghi đầy đủ nội dung chơi, 2 bút màu, đề bài và đáp án trên giáo án
điện tử.
Phần trên vẽ các quả bóng bay, trên mỗi quả có ghi tên tác phẩm tiêu biểu thời Hậu Lê.
Phần dưới vẽ một cụm các ô vuông ghi tên tác giả tương ứng các tác phẩm bên trên.
- Cách chơi:
Học sinh nối bóng với ô ghi tác giả đúng ở dưới. Mỗi em trong đội chỉ được nối 1 lần.
Em này nối xong mới được đưa bút cho bạn khác nối tiếp. Đội nào xong trước và đúng
đội đó thắng cuộc.
- Tác dụng của trò chơi này: Học sinh được quan sát đáp án và nhận xét nhanh bài của
các đội.
3. Trò chơi " Ai nhanh ai đúng"
- Mục đích: Học sinh nhớ nhanh được các sự kiện lịch sử, thời gian và đại danh lịch sử
ngay sau khi học bài Nhà Trần và việc đắp đê.
Ngô Sĩ Liên Lương Thế Vinh
Nguyễn Trãi
Đại
việt
sử kí
toàn
thư
Lam
Sơn
thực
lục


địa
chí
Đại
thành
toàn
pháp
- Chuẩn bị: Các câu hỏi liên quan trong phạm vi bài học. Các câu hỏi và đáp án đều được
chuẩn bị đủ trên giáo án điện tử.
- Cách tiến hành:
Chơi theo tổ, mỗi tổ được lựa chọn câu hỏi 3 lần, trả lời đúng 1 câu trong 10 giây được
10 điểm, nếu đội lựa chọn không trả lời được đội kia giành quyền trả lời nếu đúng được
10 điểm, sai bị trừ 5 điểm.( Trò chơi này có thể áp dụng cho tất cả các bài học khi củng
cố kiến thức).
1 2 3 4 5 6 7
Câu hỏi 1: Nhà Trần thay thế cho triều đại nhà nào?
Câu hỏi 2: Nhà Trần thành lập năm nào?
Câu hỏi 3: Tên một chức quan trông coi việc đắp đê.
Câu hỏi 4: Thời Trần quy định con trai từ bao nhiêu tuổi trở lên phải dành một số ngày
tham gia đắp đê?
Câu hỏi 5: Nghề chính của nhân dân ta cuối thời Trần là nghề gì?
Câu hỏi 6: Tên nước ta dưới triều Trần là gì?
Câu hỏi 7: Kinh đô dưới thời Trần ở đâu?
- Tác dụng của trò chơi này: Học sinh có thể chọn bất kỳ ô chữ nào, không nhất thiết
máy móc chọn lần lượt các ô chữ. Trò chơi này có thể tổ chức chơi cá nhân, nhóm hoặc
cũng có thể chơi cả lớp bằng cách học sinh viết câu trả lời vào bảng con.
4. Trò chơi " Ô chữ kì diệu"
- Mục đích: Củng cố kiến thức về thời gian, nhân vật và sự kiện lịch sử về chiến thắng
Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938.
- Chuẩn bị: Các ô chữ, các câu hỏi và đáp án trên giáo án điện tử( màn hình)

- Cách tiến hành:
+ Ô chữ gồm 8 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc. Cách chơi như sau:
Cả lớp chia thành 4 đội chơi.
Các đội chơi lần lượt chọn từ hàng ngang, giáo viên sẽ đọc gợi ý về các từ hàng
ngang, đội chơi nhanh chóng đưa ra câu trả lời. Nếu sai hoặc sau 30 giây không có câu
trả lời thì đội khác được quyền đoán.
Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm. Trò chơi kết thúc khi
có đội tìm ra từ hàng dọc.
Đội nào có điểm cao hơn thì đội đó thắng.
- Nội dung ô chữ và gợi ý cho từng ô chữ:
1. Hậu quả mà quân nam Hán phải nhận khi sang xâm lược nước ta năm 938.( thất bại)
2. Nơi Ngô Quyền chọn làm kinh đô.( Cổ Loa)
3. Vũ khí làm thủng thuyền của giặc.( cọc gỗ)
4. Ngô Quyền đã dựa vào hiện tượng thiên nhiên này để đánh giặc.(thuỷ triều)
5. Quê của Ngô Quyền.(Đường Lâm)
6. Quân nam Hán đến từ phương này.(Bắc)
7. Người lãnh đạo trận Bạch Đằng.(Ngô Quyền)
8. Tướng giặc tử trận ở Bạch Đằng.(Hoằng Tháo)
- Tác dụng của trò chơi này: Thiết kế trò chơi này trên máy chiếu sẽ không mất nhiều
thời gian, cả âm thanh như tiếng vỗ tay khen khi học sinh trả lời đúng. Học sinh có thể tự
lựa chọn câu hỏi.

×