Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu Luận Quy hoạch Trường Học Trong Khu Ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.7 KB, 11 trang )

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Trường Đại Học Nông Lâm Hồ Chí Minh
Khoa Quản lý đất đai và thị trường bất động sản
Tiểu Luận Môn: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Đề tài: Quy hoạch Trường Học Trong Khu Ở
GVHD: Trần Duy Hùng
SV: Nhóm thành viên
1.Trần thị bích Phượng 10124157 DH10QL
2.Phạm thị thu Huyền 10124066 DH10QL
3. Trần thị Minh 10124115 DH10QL
4.Phan thị thúy Hiền 10124054 DH10QL
I.Đặt vấn đề
 Từ xa xưa mọi người đã rất coi trọng việc giáo dục, những kỳ thi được tổ
chức thường xuyên để tìm kiếm nhân tài phục vụ cho đất nước. Điều đó cho
thấy rằng nếu không có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho sự nghiệp giáo
dục và đào tạo thi đất nước ít có cơ hội phát triển.
 Hiện nay vai trò của giáo dục ngày càng lớn trong việc nâng cao kiến thức
cho con người, cống hiến cho xã hội, phát triển đất nước để có thể sánh với
năm châu cường quốc theo như lời Bác Hồ dạy.
=> vì vậy việc quy hoạch đất và xây dựng các công trình giáo dục cho từng
khu ở phải được chú trọng và đặc biệt quan tâm.
II. Khái quát chung
 Trong quy hoạch chi tiết , các công trình dịch vụ đô thị cần đảm bảo kết hợp
hài hoà giữa việc bố trí theo các đối tượng phục vụ và theo các chuyên
ngành; thuận tiện phục vụ, tiết kiệm đất đai và kinh phí đầu tư xây dựng;
đảm bảo mỹ quan đô thị. Các công trình dịch vụ phải được bố trí ở vị trí phù
hợp với từng loại chức năng.
 Quy hoạch sử dụng đất giáo dục trong khu ở phải được xác định trên cơ sở
các điều kiện cụ thể của từng khu vực: mục tiêu quy hoạch; điều kiện tự
nhiên và hiện trạng; quỹ đất phát triển ; đảm bảo môi trường sống và điều
kiện học tập thuận lợi cho người dân, nâng cao hiệu quả quỹ đất hướng tới


phát triển bền vững.
 Mỗi xã phải quy hoạch xây dựng nhà trẻ, trường mầm non, trường tiểu học,
trường trung học cơ sở, được bố trí gần khu dân cư và được thiết kế theo tiêu
chuẩn chuyên ngành và đạt chuẩn quốc gia đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của
người dân, đóng góp xây dựng bộ mặt cho khu trung tâm xã, thôn.
 Khu vực xây dựng trường phải đảm bảo yên tĩnh, có điều kiện vệ sinh tốt,
đảm bảo môi trường sống và điều kiện học tập thuận lợi cho người dân, nâng
cao hiệu quả quỹ đất hướng tới phát triển bền vững
 Tổ chức không gian trường học trên mặt đất và dưới mặt đất phải được kết
nối hợp lý( về nguồn nước, lưới điện, hệ thống cống ngầm…)
 Phần ngầm dưới mặt đất: mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều
không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
III.Các yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng các công trình giáo dục
Chỉ tiêu sử dụng đất các cấp trường trong khu đô thị
Loại công trình Cấp quản

Chỉ tiêu sử dụng công
trình tối thiểu
Chỉ tiêu sử dụng đất đai
tối thiểu
Đơn vị tính Chỉ
tiêu
Đơn vị tính Chỉ tiêu
Giáo dục
a, trường mẫu giáo Đơn vị ở chỗ/1000người 50 m
2
/1 chỗ 15
b, trường tiểu học Đơn vị ở chỗ/1000người 65 m
2
/1 chỗ 15

c, trường trung học cơ sở Đơn vị ở chỗ/1000người 55 m
2
/1 chỗ 15
d, trường phổ thông
trung học,dạy nghề
Đô thị chỗ/1000người 40 m
2
/1 chỗ 15
1. Khuôn viên, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định của
Điều lệ các cấp trường.
Có đủ diện tích sân, bãi cho số người ra vào công trình có thể ra vào, tụ tập, để
xe một cách thuận lợi và an toàn như:
- Sân tập hợp học sinh toàn trường;
- Sân chờ cho khách, sân cho phụ huynh các học sinh nhỏ tới đón con;
- Sân để thoát người;
- Sân chơi, bãi tập theo quy định.
- Nhà để xe cho nhân viên, giáo viên, học sinh, khách.
Đảm bảo giao thông đường phố tại khu vực cổng ra vào công trình được an toàn
và thông suốt, không bị tắc nghẽn; cổng và phần hàng rào tạo thành chỗ tập kết
có chiều sâu tối thiểu 4m, chiều ngang tối thiểu bằng 4 lần chiều rộng của cổng.
Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát theo quy định;
Cổng, hàng rào, nơi gắn Quốc huy, treo cờ Tổ quốc, biểu tượng, bảng ghi tên, địa
chỉ cơ quan phải được thiết kế vị trí, kích cỡ hợp lý; tạo sự trang trọng, không ảnh
hưởng đến tầm nhìn; khi hư hỏng phải thay thế kịp thời.
2. Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh.
a) Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết bị của phòng học, bảng trong lớp học
đảm bảo quy định của Điều lệ trường Mẫu Giáo, Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ
trường trung học và quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế;
b) Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh đảm bảo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế;

c) Phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo quy định.
3. Khối phòng phục vụ học tập, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác
quản lý, dạy và học theo quy định của Điều lệ trường trung học.
a) Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính - quản trị, khu nhà ăn, nhà
nghỉ (nếu có) đảm bảo quy định;
b) Trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu đảm bảo quy
định;
c) Các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lý và giảng dạy,
máy tính nối mạng internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu.
4. Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước,
thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục.
a) Công trình vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, riêng cho nam
và nữ, riêng cho học sinh khuyết tật (nếu có), vị trí phù hợp với cảnh quan trường
học, an toàn, thuận tiện, sạch sẽ;
b) Nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đảm bảo quy định;
c) Nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và
học sinh, hệ thống cung cấp nước uống đạt tiêu chuẩn, hệ thống thoát nước, thu
gom rác đảm bảo yêu cầu.
5. Thư viện đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh.
a) Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo; bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm;
b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh;
c) Hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet và website của nhà trường đáp
ứng yêu cầu dạy, học và quản lý nhà trường.
6. Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy
học.
a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng
dạy học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm.
Chỉ tiêu sử dụng đất
Loại đất Chỉ tiêu sử dụng đất(m2/người)
Đất ở (các lô đất ở gia đình) ≥ 25
Đất xây dựng công trình dịch vụ công
cộng
≥ 5
Đất cho giao thông và hạ tầng kỹ
thuật
≥ 5
Đất cây xanh công cộng ≥ 2
Đất nông, lâm ngư nghiệp; đất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục vụ
sản xuất
Tuỳ thuộc vào quy hoạch phát triển
của từng địa phương
Khu vui chơi, bãi tập
Là nơi có không gian rộng, bằng phẳng được bố trí các thiết bị vận động,các
đồ chơi nhỏ, đơn giản kèm theo ghế đá, cây xanh để phục vụ các em thiếu
nhi trong giờ giải lao và thời gian học ngoại khóa.
 Không trồng các loại cây có nhựa độc, có hoa quả hấp dẫn ruồi muỗi, cây có
gai trong trường học, nhà trẻ, trường mẫu giáo, cần trồng các loại cây cao,
bóng mát và có tác dụng làm sạch không khí.
 Trong trường học chú ý trồng các loại cây phục vụ cho việc giảng dạy và
học tập.
Bãi tập thể dục thể thao phải ngăn cách với các phòng học bằng dải cây xanh
Phòng học
Khối phòng học được bố trí ở vị trí ưu tiên: Trực tiếp nhận ánh sang tự

nhiên, có biện pháp tránh mưa hắt, nắng ở hướng Tây. Phải được bố trí riêng
biệt và phân cách với các khu chức năng khác bằng dải cây xanh.
Diện tích phòng học được xác định với tiêu chuẩn 1.25m2/1 học sinh
Trường mẫu giáo, tiểu học không nên thiết kế, xây dựng lớn hơn 3 tầng.
trường hợp thiết kế trên 3 tầng phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho thoát
nạn khi có sự cố và phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
IV. Tiêu chuẩn xây dựng các cấp trường học
 Các công trình giáo dục phải được xây dựng ở vị trí phù hợp, đảm bảo các
yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, phòng chống cháy và phải
được liên hệ thuận tiện với nhau bằng hệ thống giao thông hợp lý và an toàn,
đảm bảo bán kính phục vụ của các công trình công cộng, dịch vụ và công
viên cây xanh.
 Phân khu chức năng đô thị nói chung và các công trình giáo dục nói riêng
phải tận dụng địa hình tự nhiên, hiện trạng kinh tế, xã hội và công trình xây
dựng để tổ chức không gian đô thị và bố trí hệ thống kỹ thuật đạt hiệu quả
cao về thẩm mỹ, về đầu tư và khai thác sử dụng;
Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của các công trình công cộng như
giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT trong các khu vực xây dựng mới là 40%.
Tiêu chuẩn đất cây xanh công trình giáo dục
Trong lô đất xây dựng công trình Tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh
Nhà trẻ, trường học 30
Các công trình dịch vụ đô thị phục vụ trong đơn vị ở (nhà trẻ, trường học, chợ…)
cần đảm bảo:
 Bán kính phục vụ không quá 500m. Riêng đối với khu vực có địa hình phức
tạp, bán kính phục vụ của các lọai công trình này không quá 1,0km.
 Không bố trí tiếp giáp các trục đường cấp đô thị trở lên, đảm bảo có đủ diện
tích sân, vườn, cây xanh và chỗ đỗ xe.
 Đường giao thông nội bộ phải đảm bảo:
- Đúng vị trí, kích thước theo quy định
- Đúng yêu cầu và chức năng sử dụng

- Thuận tiện liên hệ và phù hợp với cảnh quan kiến trúc
Tiêu chuẩn xây dựng các cấp trường cụ thể như sau:
1. Nhà trẻ, trường mầm non:
- Bán kính phục vụ :
+ Đối với khu vực thị xã, ngoại thành, nông thôn : ≤ 1.000m;
+ Đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: ≤ 2.000m.
- Diện tích khu đất xây dựng:
+ Đối với khu vực đồng bằng: ≥ 8m
2
/trẻ;
+ Đối với khu vực miền núi: ≥12m
2
/trẻ.
- Mật độ xây dựng:
+ Diện tích xây dựng công trình ≤ 40%;
+ Diện tích sân vườn, cây xanh : ≥40%;
+ Diện tích giao thông nội bộ : ≥ 20%.
2. Trường tiểu học
- Bán kính phục vụ :
+ Khu vực thị xã: ≤ 500m;
+ Khu vực ngoại thành, nông thôn: ≤ 1 km
+ Khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn : ≤ 2km.
- Diện tích khu đất xây dựng:
+ Đối với khu vực đồng bằng: ≥ 6m
2
/học sinh;
+ Đối với khu vực miền núi: ≥ 10m
2
/học sinh.
- Mật độ xây dựng:

+ Diện tích xây dựng công trình : ≤ 30%;
+ Diện tích cây xanh : ≤ 40%;
+ Diện tích sân chơi, bãi tập : ≤ 30% .
3. Trường trung học cơ sở:
- Bán kính phục vụ:
+ Khu vực đồng bằng : 1km ÷ 2km;
+ Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa : 3km ÷ 4km.
- Diện tích khu đất xây dựng:
+ Đối với khu vực đồng bằng: ≥ 6m
2
/học sinh;
+ Đối với khu vực miền núi: ≥ 10m
2
/học sinh.
- Mật độ xây dựng:
+ Diện tích xây dựng công trình : ≤ 40%;
+ Diện tích cây xanh : ≤ 30%;
+ Diện tích sân chơi, bãi tập : ≤ 30%
V. Kết luận và kiến nghị
 Nhìn chung nhà nước ta đã có một sự đầu tư tương đối ( về kinh phí, tài
nguyên đất…) cho việc xây dựng các công trình giáo dục như trường học, cơ
sở văn hóa, thể thao…phục vụ nhu cầu học tập của người dân.
 Cơ sở hạ tầng, thiết bị đã được cung cấp đầy đủ cho từng cấp trường đảm
bảo việc học tập được thuận lợi.Về cảnh quan, kết cấu công trình cũng được
thực hiện đúng theo tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn an toàn.
 Tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc xung quanh những dự án
quy hoạch này, ví dụ như ở khu vực đô thị, dân số ngày càng đông trong một
diện tích hạn chế dẫn đến tình trạng kẹt xe, nhất là những giờ tan trường rất
khó khăn để lưu thông.
 Chưa có đủ diện tích để xây dựng lồng ghép các khu vui chơi, khu thí

nghiệm thực nghiệm, thể dục thể thao trong khuôn viên trường học.
 Tình hình bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè, hành lang công trình… gây mất
trật tự trước cổng trường và ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan của các
công trình giáo dục.
Thư mục tài liệu viện dẫn
QCVN 01:2008/XD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, quy chuẩn xây dựng
QCVN 05:2008/XD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Nhà ở và công trình công
cộng, an toàn và sinh mạng sức khỏe
04/2008/QĐ-BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng
HẾT

×