Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Chương 1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.44 KB, 21 trang )

1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

I. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP – DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Doanh nghiệp và doanh nghiệp sản xuất;

Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp sản xuất;

Đặc điểm chi phí trong doanh nghiệp sản xuất.

II. MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ MỤC TIÊU KẾ TOÁN CHI PHÍ.

Các mô hình quản lý chi phí cơ bản;

Mục đích của kế toán chi phí;

Các mô hình kế toán chi phí.

III. HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Kế toán tài chính;

Kế toán quản trị;

Kế toán chi phí.
2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
KHÁI QUÁT DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT


Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế thực hiện một, một số hoặc toàn
bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ với mục đích thu lợi nhuận.

Phương thức hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp sản xuất để đạt
lợi nhuận là SẢN XUẤT SẢN PHẨM.

Doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam tồn tại dưới nhiều hình thức như
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư
nhân, … và hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau như
công nghiệp, xây lắp, nông nghiệp.

Trong doanh nghiệp sản xuất, hoạt động sản xuất giữ vai trò quyết
định đến kết quả, hiệu quả kinh doanh. Cho nên, hoạt động sản xuất
chính là trung tâm đầu tư công nghệ, nhân lực, vốn cần phải quản lý,
kiểm soát chặt chẽ.
3
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

Giai đoạn 1 - Nghiên cứu, tiếp cận thị trường để xác định nhu
cầu sản xuất - Sản xuất sản phẩm gì, bao nhiêu, cho ai, ở đâu
và từ đó hoạch định công nghệ, phương tiện, nguồn lực kinh
tế cần sử dụng cho hoạt động sản xuất.

Giai đoạn 2 - Đầu tư, mua sắm, tích lũy về nguồn lực kinh tế dài
hạn và ngắn hạn như cơ sở vật chất, tài sản, lao động, tài
nguyên, thông tin.

Giai đoạn 3 – Hoạt động sản xuất hay tiêu dùng, khai thác các
nguồn lực kinh tế để chế tạo ra sản phẩm.


Giai đoạn 4 - Tiêu thụ sản phẩm hay chuyển sản phẩm từ lĩnh
vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng nhằm tạo thu nhập bù
đắp chi phí sản xuất.
4
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
ĐẶC ĐIỂM CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Giai đoạn nghiên cứu tiếp cận nhu cầu sản xuất hình thành chi phí
marketing, chi phí nghiên cứu,… Những chi phí này sẽ được vốn hóa
thành tài sản hoặc chi phí ban đầu nếu gắn liền với một phương án
sản xuất kinh doanh khả thi.

Giai đoạn đầu tư, mua sắm, tích lũy nguồn lực kinh tế phát sinh chi phí
đầu tư, mua sắm, tích lũy nguồn lực. Chi phí này sẽ vốn hóa thành giá
trị tài sản doanh nghiệp.

Giai đoạn sản xuất là giai đoạn tiêu dùng tài sản trong sản xuất từ đó
phát sinh chi phí sản xuất, tạo nên giá vốn sản phẩm sản xuất, giá vốn
sản phẩm được chế tạo.

Giai đoạn tiêu thụ sẽ phát sinh chi phí lưu thông tiếp thị.

Ngoài những chi phí phát sinh ở các giai đoạn trên, hoạt động doanh
nghiệp sản xuất còn phát sinh chi phí quản lý, điều hành, kiểm soát
chung. Tuỳ thuộc vào mô hình quản lý, những chi phí này được tập
trung vào một bộ phận quản lý – Chi phí quản lý doanh nghiệp hay
phân chia theo các hoạt động – Chi phí chung.
5
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ

CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ

Quản lý theo công đoạn :

Dựa trên triết lý chuyên môn hóa, chi phí
được chia thành nhiều công đoạn, bộ
phận chức năng như chi phí đầu tư, chi
phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý. Vì vậy, quyền hạn, trách nhiệm
của nhà quản lý được thiết lập theo từng
công đoạn, bộ phận chức năng của hoạt
động sản xuất kinh doanh.

ĐÓNG GÓP ĐÁNG KỂ TRONG QUÁ KHỨ
NHƯNG VỚI MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
THAY ĐỔI NHANH CHÓNG HIỆN NAY,
NHẬN THỨC CHI PHÍ THEO MÔ HÌNH
NÀY ĐANG RƠI VÀO NHẬN DIỆN CHI
PHÍ CỤC BỘ, TẠO NGUY CƠ TĂNG CHI
PHÍ.

Quản lý chi phí chuỗi giá trị :

Dựa trên triết lý hợp nhất các hoạt động
có cùng bản chất kinh tế theo từng quy
trình, chi phí được tập hợp theo từng
hoạt động sản xuất kinh doanh thống
nhất xuyên suốt cả quy trình hoạt động.
Vì vậy, quyền hạn, trách nhiệm nhà quản
lý được thiết lập theo từng quy trình và

luôn đặt trong quan hệ hợp tác, liên kết.

HÌNH THÀNH TRONG THỜI ĐẠI TỰ
ĐỘNG HÓA CAO VÀ ĐÃ GÓP PHẦN CẢI
THIỆN NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ
HÌNH QUẢN LÝ THEO CÔNG ĐOẠN–
NHẬN THỨC CHI PHÍ TOÀN DIỆN HƠN
TRONG MỐI LIÊN KẾT, TRONG THẾ GIỚI
PHẲNG
6
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
MỤC TIÊU KẾ TOÁN CHI PHÍ

Cung cấp thông tin giá thành để từ đó xác định giá vốn
thành phẩm, giá vốn hàng bán – Mục tiêu định giá;

Cung cấp thông tin giá thành sản phẩm phục vụ kiểm
soát, đánh giá chi phí – Mục tiêu kiểm tra, giám sát;

Cung cấp thông tin giá thành sản phẩm phục vụ điều
hành, định hướng sản xuất – Mục tiêu định hướng sản
xuất kinh doanh.

Tùy thuộc vào trình độ kế toán của quốc gia, của
doanh nghiệp, kế toán chi phí sẽ có trọng tâm khác
nhau ở các mục tiêu
7
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
CÁC MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
8

các bộ phận của hệ thống kế toán chi phí
9
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM THEO CHI PHÍ THỰC TẾ

Mục tiêu : Cung cấp thông tin giá thành thực tế để từ đó tính
giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng bán và kiểm tra, đánh
giá tình hình thực hiện chi phí sản xuất.

Nội dung : Tập hợp, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
đều dựa trên cơ sở chi phí thực tế (theo nguyên tắc giá gốc).

Nhận xét : Thông tin giá thành chỉ có được sau khi kết thúc
quá trình sản xuất nên mô hình này chỉ dừng lại cung cấp
thông tin phục vụ cho đánh giá tình hình thực hiện chi phí và
rất hạn chế trong cung cấp thông tin điều chỉnh, định hướng
sản xuất.
10

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
THEO CHI PHÍ THỰC TẾ KẾT HỢP CHI PHÍ ƯỚC TÍNH

Mục tiêu : Ước tính nhanh thông tin giá thành để từ đó ước tính giá
vốn của thành phẩm, giá vốn hàng bán, đánh giá và định hướng sản
xuất.

Nội dung : Tập hợp chi phí sản xuất dựa trên cơ sở chi phí thực tế,

tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trên cơ sở kết hợp giữa chi
phí thực tế với chi phí ước tính. Cuối kỳ, điều chỉnh giá thành ước tính
của sản phẩm về giá thành sản phẩm thực tế (hoặc giá gốc).

Nhận xét : Thông tin giá thành có được ngay khi kết thúc quá trình sản
xuất nên góp phần tăng nhanh được tính kịp thời của thông tin, giúp
cho đánh giá tình hình thực hiện chi phí, điều chỉnh, định hướng sản
xuất. Ngoài ra, mô hình này còn giúp tăng cường giám sát, quản lý tốt
hơn chi phí sản xuất chung, chi phí gián tiếp trong sản xuất.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
11
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
THEO CHI PHÍ ĐỊNH MỨC (CHI PHÍ TIÊU CHUẨN)

Mục tiêu : Ước tính nhanh thông tin giá thành theo chi phí định mức chi
phí để từ đó tính nhanh giá vốn của thành phẩm, giá vốn hàng bán,
đánh giá và định hướng sản xuất.

Nội dung : Tập hợp chi phí sản xuất dựa trên cơ sở chi phí thực tế,
tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trên cơ sở chi phí định
mức. Cuối kỳ phải điều chỉnh giá thành sản phẩm định mức về giá
thành thực tế(giá gốc).

Nhận xét : Thông tin giá thành có được trước, trong và ngay khi kết
thúc quá trình sản xuất từ đó tăng tính kịp thời của thông tin cho đánh
giá tình hình thực hiện chi phí, điều chỉnh, định hướng sản xuất. Ngoài

ra, mô hình này còn giúp tăng cường giám sát, quản lý tốt hơn chi phí
sản xuất.
12
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

Hệ thống kế toán doanh nghiệp gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.

Kế toán tài chính chủ yếu cung cấp thông tin tài chính bằng báo cáo tài
chính để công khai thông tin tài chính doanh nghiệp cho các đối tượng bên
ngoài doanh nghiệp có quyền lợi kinh tế liên quan.

Kế toán quản trị chủ yếu cung cấp thông tin nội bô doanh nghiệp bằng báo
cáo kế toán quản trị để nhà quản trị thực hiện chức năng quản lý trong nội
bộ doanh nghiệp.

Kế toán chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán vừa cung cấp thông tin
chi phí, giá thành cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có quyền lợi
kinh tế liên quan, vừa cung cấp thông tin chi phí, giá thành để thực hiện
chức năng quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. Kế toán chi phí thường
được thực hiện trong các doanh nghiệp sản xuất và tùy thuộc vào mục tiêu,
trình độ kế toán, mục tiêu và vị trí kế toán chi phí sẽ có những trọng tâm và
được bố trí ở trong những bộ phận kế toán khác nhau.
13
Phân bi t các lo i thông tin k toánệ ạ ế
C n că ứ
phân bi tệ
Lo iạ
thông tin
i t ng Đố ượ

s d ng ử ụ
ch y uủ ế
c i m Đặ đ ể
thông tin
Báo cáo
s d ngử ụ
Kỳ
báo cáo
Ph m viạ
báo cáo
KTTC KTCP KTQT
Bên ngoài
doanh nghi pệ
Trong và ngoài doanh
nghi pệ
Bên trong
doanh nghi pệ
C nh, ố đị
quá kh , ứ
nguyên t cắ
áp ng Đ ứ
yêu c u ầ
trong, ngoài
Linh ho t,ạ
thích h p, ợ
t ng laiươ
Báo cáo
tài chính
Báo cáo
chi phí,

giá thành
Báo cáo
theo yêu c u ầ
qu n trả ị
nh k Đị ỳ
quy nhđị
nh k vàĐị ỳ
th ng xuyênườ
nh k và Đị ỳ
th ng xuyênườ
Toàn
doanh nghi pệ
Tùy theo
yêu c uầ
Ch y u là ủ ế
t ng b ph nừ ộ ậ
Thông tin k toánế
14
TÍNH HỮU ÍCH CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN CHI PHÍ
Tính trọng yếu
Ngưỡng
nhận thức
Lợi ích > Chi phí
Tính có thể hiểu
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
Hữu ích để ra quyết định
Tính phù hợp Tính đáng tin cậy
Gía trị
dự báo
Giá trị

phản
hồi
Tính
kịp
thời
Có thể
kiểm
tra
Trình bày
trung
thực
Tình
trung
lập
Tính có thể so sánh
(bao gồm tính nhất quán)
Người sử dụng
thông tin kế toán
Áp lực
Tính chất theo đặc trưng
người sử dụng thông tin
Tính chất sơ cấp theo đặc
trưng
ra quyết định
Thành phần của các tính
chất
sơ cấp
Các tính chất
thứ cấp
và tương tác

15
TÍNH HỮU ÍCH CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN CHI PHÍ
TÍNH
HỮU
ÍCH
THÔNG
TIN
KẾ
TOÁN
CHI
PHÍ
Tính phù hợp (Relevance): Thể hiện qua thông
tin phải có năng lực tạo ra sự khác biệt trong
đáp ứng linh hoạt và kịp thời các quyết định của
nhà quản trị.
Tính đáng tin cậy (Reliability): Thể hiện qua
thông tin được người sử dụng đặt niềm tin vào
đó để ra quyết định.
Tính có thể so sánh (Comparability): Thể hiện
qua thông tin phải so sánh được với thông tin
các lý thuyết, mô hình quản trị.
Tính có thể hiểu (Understandability): Thể hiện
qua thông tin được trình bày theo cách thức sao
cho những người có trình độ quản trị hiểu được,
kết nối được với các công cụ quản trị
Tính trọng yếu (Materiality): Thực chất chỉ là kết
quả việc đảm bảo các tính chất phù hợp, đáng
tin cậy, có thể so sánh, có thể hiểu.
16
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ

KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
HỆ THỐNG
KẾ TOÁN
DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT
KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
CHI PHÍ
KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ
THÔNG TIN
BÊN NGOÀI
THÔNG TIN
NỘI BỘ
17
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
HỆ THỐNG
KẾ TOÁN
DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN CHI PHÍ
KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ
THÔNG TIN
BÊN NGOÀI
THÔNG TIN
NỘI BỘ

18
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
HỆ THỐNG
KẾ TOÁN
DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT
KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN CHI PHÍ
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
THÔNG TIN
BÊN NGOÀI
THÔNG TIN
NỘI BỘ
19
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN KẾ TOÁN
CHI PHÍ

CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN (3 TÍN CHỈ)

Trình bày khái quát Chương 1 và Chương 2, trong đó,
Chương 2 tập trung vào nội dung “phân loại chi phí theo
chức năng”;

Trình bày chủ yếu tập trung vào Chương 3 và Chương 4 ;


Chương 1, 2, 5 chỉ ra đề thi phần trắc nghiệm, đề thi trắc
nghiệm gồm cả trắc nghiệm lý thuyết và trắc nghiệm bài
tập;

Chương 3 và Chương 4 ra đề thi cả trắc nghiệm và tự luận.
20
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ

CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN (2 TÍN CHỈ)

Trình bày khái quát Chương 1 và Chương 2, trong đó, Chương 2 tập
trung vào nội dung “phân loại chi phí theo chức năng”;

Trình bày chủ yếu tập trung vào Chương 3 và Chương 4 ;

Chương 1, 2, 5 chỉ ra đề thi phần trắc nghiệm, đề thi trắc nghiệm
gồm cả trắc nghiệm lý thuyết và trắc nghiệm bài tập;

Chương 3 và Chương 4 ra đề thi cả trắc nghiệm và tự luận.

Chươ ng 5 Chỉ giớ i thiệu không thi
21
NHỮNG VẤN ĐỀ HỌC VIÊN THẢO LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
Tóm tắt những vấn đề cơ bản của các mô hình kế toán chi phí theo bản sau
Kế toán
chi phí
sản xuất


tính
giá
thành
theo
chi phí
thực tế
Kế toán
chi phí
sản xuất
và tính
giá thành
theo
chi phí
thực tế
kết hợp
chi phí
ước tính
Kế toán
chi phí
sản xuất

Tính
Giá
thành
theo
chi phí
đònh mức
1.Mục tiêu cung cấp thông tin
2.Phạm vi chi phí tính vào giá thành (giá vốn)

3.Trình tự của quy trình kỹ thuật tính giá thành (giá vốn)
4. Các phương pháp tính sản lượng hoàn thành tương
đương áp dụng khi tính giá thành
5.Báo cáo kết quả và chi phí hoạt động sản xuất
6.Vai trò trong cung cấp thông tin quản trò chi phí

×