Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu Luận Tiểu luận lâm sản ngoài gỗ Cây có sợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.53 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 3
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1. Đối tượng nghiên cứu. 4
2. Mục tiêu nghiên cứu: 4
2.1. Mục tiêu tổng quát: 4
2.2. Mục tiêu cụ thể: 4
3. Phương pháp nhiên cứu. 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
1. Khái quát lâm sản ngoài gỗ: Nhóm cây có sợi. 5
2. Các nhóm cây cho sợi chính: 7
2.1. Nhóm tre nứa 7
2.2. Nhóm mây song 8
2.3. Nhóm các cây có sợi khác 9
3. Một số loài cây có sợi tiêu biểu: 9
3.1. Nhóm Tre nứa: 9
1. Dùng phấn (Bambusa chungii mcclure, 1936). 9
2. Lồ ô (Bambusa procera a. chev. & a. cam., 1922). 10
3. Luồng (Dendrocalamus barbatus hsueh et d. z. li, 1988). 11
4. Mai cây (Dendrocalamus giganteus Munro, 1868). 13
5. Tre gai (Bambusa blumeana J.A. & J. H. Schult. 1830). 14
3.2. Nhóm Mây song: 16
1. Mây nếp (Calamus tetradactylus hance, 1875). 16
2. Song mật (Calamus platyacanthus warb. ex becc, 1908). 17
3.3. Nhóm cây có sợi khác: 19
1. Cói (Cyperus malaccensis lamk., 1791). 19
2. Dó (Rhamnoneuron balansae gilf., 1894). 20
3. Thốt nốt (Borassus flabellifer l., 1753). 22
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 24
1. Kết luận: 24


2. Kiến nghị: 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
2
LỜI NÓI ĐẦU
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là loại tài nguyên có giá trị đặc biệt của rừng,
nó có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của của
nhân loại, đặc biệt đối với cộng đồng dân cư vùng sâu vùng xa sống trong
rừng, gần rừng. Nó còn có ý nghĩa lớn về môi trường, giải quyết công ăn việc
làm mang lại nhiều lợi ích cho đời sống của nhân dân.
LSNG có giá trị đối với sự giàu có của hệ sinh thái rừng, chúng đóng
góp vào đa dạng sinh học của rừng; là nguồn gen hoang dã quý, có thể bảo
tồn để phục vụ cho công nghiệp.
Trong LSNG có các loài cây có sợi như: Dùng lá cọ, lá cỏ tranh, dừa
nước để lợp nhà; dùng tre nứa, mây song để đan lát, dùng sợi gai, sợi cói để
bện thừng; lấy vỏ dướng, vỏ dó để làm giấy Càng ngày người ta càng phát
hiện nhiều loài cây có sợi để sử dụng chúng phục vụ cho các mục tiêu của con
người.
Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn quyết tâm đưa lâm sản ngoài gỗ
thành một ngành sản xuất quan trọng trong lâm nghiệp, dự kiến đến 2020
LSNG chiếm 20% giá trị lâm nghiệp, chiếm từ 30 - 40% giá trị xuất khẩu gỗ,
giải quyết việc làm cho 1,5 triệu người dân vùng núi.
LSNG hiện bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng do ảnh hưởng của
sự buông lỏng quản lý, của sự gia tăng dân số, mở rộng canh tác nông nghiệp,
chăn thả gia súc không kiểm soát, khai thác gỗ, thu hái gỗ củi làm chất đốt
quá mức.
Hiện nay cây có sợi là nhóm LSNG có giá trị lớn nhất được dùng trong
nội địa hoặc xuất khẩu.
Để góp phần quản lý bảo vệ, phát triển và khai thác, sử dụng hợp lý
nguồn lâm sản ngoài gỗ, sau khi được học tập và ghiên cứu môn quản lý lâm
sản ngoài gỗ, Tôi xin làm bài tiểu luận với nội dung: "Tìm hiểu nhóm lâm sản

ngoài gỗ cây lấy sợi”.
Mặc dù đã rất cố gắng, song do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên
không thể tránh khỏi các thiếu sót. Tôi mong được các Thầy, Cô giáo và các
bạn đóng góp để bài tiểu luận này được bổ sung hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
3
Phần I
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Lâm sản ngoài gỗ nhóm cây lấy sợi.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
- Nhằm góp phần bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên
rừng. Góp phần bảo tồn và phát triển sự đa dạng phong phú của hệ sinh thái
rừng của Việt Nam.
- Tìm hiểu về lâm sản ngoài gỗ nhóm cây lấy sợi ở ở Việt nam. Xác định
giá trị của nhóm cây lấy sợi. Để phát triển và bảo tồn nhóm cây này.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Một số nét khái quát về lâm sản ngoài gỗ nhóm cây lấy sợi ở Việt
Nam: Đặc điểm, thành phần loài, giá trị về sinh học và giá trị sử dụng của
nhóm cây cho sợi
- Tình trạng khai thác, sử dụng
- Tìm hiểu sơ lược về một số loài cây thường gặp ở Việt Nam trong
nhóm lâm sản ngoài gỗ cây lấy sợi
3. Phương pháp nhiên cứu.
Do điều kiện thời gian có hạn nên chuyên đề chủ yếu sử dụng phương
pháp kế thừa và phân tích tài liệu.
4
Phần II:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Khái quát lâm sản ngoài gỗ: Nhóm cây có sợi.
Theo định nghĩa, nhóm cây có sợi bao gồm các loài thực vật trong vỏ, lá
hay gỗ có chứa tế bào sợi dài, dai, với tỷ lệ chiều dài so với chiều rộng thường
gấp hơn 100 lần.
Các cây có sợi là những loài cây được trồng hoặc khai thác trong thiên
nhiên để sử dụng vào các mục đích: đan lát, lợp nhà, bện dây hoặc được dùng
trong công nghệ chế biến sợi và công nghệ giấy.
Ở Việt Nam, do điều kiện khí hậu nhiệt đới nên thành phần loài cây có
sợi rất phong phú; chúng bao gồm cả các dạng cây gỗ, cây bụi, dây leo, cây
thảo. Chúng phân bố trong nhiều hệ sinh thái, nhiều sinh cảnh khác nhau. Từ
độ cao ngang mặt biển đến núi cao Hoàng Liên, đều có thể gặp các loài cây có
sợi.
Về mặt thực vật, các loài cây có sợi thường tập trung nhiều trong các họ:
Hoà thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Cau Dừa (Arecaceae), họ Đay
(Tiliaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Trầm
(Thymeleaceae)
Từ lâu nhân dân ta đã sử dụng các loài cây có sợi như: Dùng lá cọ, lá cỏ
tranh, dừa nước để lợp nhà; dùng tre nứa, mây song để đan lát, dùng sợi gai,
sợi cói để bện thừng; lấy vỏ dướng, vỏ dó để làm giấy Càng ngày người ta
càng phát hiện nhiều loài cây có sợi để sử dụng chúng phục vụ cho các mục
tiêu của con người, như dùng thân các loài dương xỉ (bòng bong, tế guột), các
loài dây rừng (tiết dê) hoặc cuống cụm quả (móc đùng đình) để đan các hàng
mỹ nghệ; dùng lá buông, mo tre để đan nón hoặc dùng lá diễn, lá mai xanh, lá
chít để gói bọc thực phẩm
Hiện nay cây có sợi là nhóm LSNG có giá trị lớn nhất được dùng trong
nội địa hoặc xuất khẩu. Chỉ riêng hàng mỹ nghệ làm từ mây tre đã xuất khẩu
lượng hàng hoá giá trị khoảng 120-150 triệu USD/năm hoặc số lượng tre yêu
cầu cung cấp cho nhà máy giấy thủ công hoặc hiện đại trong nuớc, hàng năm
cũng tới hàng triệu tấn. Vì vậy việc nghiên cứu, phát triển và bảo vệ các loài
cây có sợi là một yêu cầu cấp thiết để phát triển ngành LSNG của Việt Nam.

Cần có những nghiên cứu đầy đủ về kỹ thuật lâm sinh, chế biến và thị
trường để bảo vệ và phát triển toàn diện và bền vững nhóm cây có sợi của
5
Việt Nam. Đây sẽ là nhóm LSNG mũi nhọn trong chiến lược phát triển LSNG
của Việt Nam trong thời gian tới.
Loài người đã biết khai thác sử dụng sợi thực vật từ rất sớm. Người ta
lấy sợi để đan lát, may mặc, làm giấy, thuốc nổ… đáp ứng nhu cầu cuộc sống
hàng ngày. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, đời sống của người dân càng
cao, nhu cầu tiêu thụ giấy sợi càng nhiều.
Cần phân biệt khái niệm sợi trong thực vật học và sợi trong công nghiệp.
Sợi trong thực vật học là mạch dẫn, là loại tế bào dài, hình thoi, nhọn hai đầu,
rỗng ruột, màng dày, trên màng có lỗ thủng đơn, mức độ hoá gỗ khác nhau và
có tác dụng nâng đỡ các bộ phận của cây. Sợi công nghiệp ngoài bao gồm
loại sợi trên còn có quản bào tồn tại trong cây thuộc ngành Thông
(Pinophyta), một số thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) và các sợi liên
kết thành bó mạch trong thân, cuống lá, bẹ lá ở cây thuộc lớp Loa kèn
(Liliopsida).
Thành phần chính của sợi là xenlulô. Xenlulô là hợp chất được cấu tạo từ
100 gốc glucô trở lên liên kết với nhau, công thức hoá học là (C
6
H
10
O
5
)
n
. Qua
kính hiển vi điện tử cho thấy xenlulô thể hiện dạng kết cấu tinh thể.
Ở Việt Nam, thực vật cho sợi phân bố rộng trong cả nước, có thể gặp
chúng mọc tự nhiên rải rác hoặc thành đám nhỏ trong nhiều trạng thái rừng. vì

vậy trước mắt chúng chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng nhỏ lẻ và không liên tục trừ
một vài loài sẵn có, phân bố tương đối tập trung như cói, nứa… được nhân
dân địa phương khai thác sử dụng và đã bước đầu gây trồng thêm để dùng tại
chỗ và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Dựa vào kết cấu và nguồn gốc sợi có thể phân làm 3 loại chính:
- Sợi libe: là những tế bào thường xếp thành bó ở tầng vỏ, hàm lượng
xenlulô cao, dẻo dai và dễ uốn.
- Sợi gỗ: là những tế bào nằm ở phần gỗ, hàm lượng lignin cao, dòn dễ
gẫy.
- Sợi biểu bì: là những tế bào dài nằm ở phần vỏ hoặc hạt, hàm lượng
xenlulô cao, dẻo dai và dễ uốn.
Tùy từng loài cây, mỗi loại sợi có thể tồn tại nhiều hay ít ở các bộ phận
khác nhau trong đó sợi ở thân thường nhiều và có giá trị nhất. ở cây thân cỏ
các bó libe bao ngoài các bó dẫn; ở cây thân gỗ bó dẫn xếp thành vòng, phía
trong là phần gỗ gồm các sợi gỗ, phía ngoài là phần libe gồm các sợi libe. sợi
còn có thể tồn tại ở rễ cây, lá cây, quả và hạt.
Tuỳ theo độ dài, mảnh, dẻo dai, đàn hồi, mức độ ngậm nước … mà sợi
có giá trị thương phẩm và khả năng sử dụng khác nhau.
6
Căn cứ vào giá trị sử dụng, có thể phân làm 4 loại sau:
- Sợi dùng để dệt và đan lát, loại này tương đối dẻo dai và có tính đàn
hồi tốt như Cói, Giang, Mây…
- Sợi dùng để làm giấy, loại này có tỷ lệ xenlulô cao (gần 50%), tỷ lệ
lignin thấp (không quá 30%), kích thước sợi mảnh và tương đối dài như nhiều
loài cây thuộc họ Cỏ.
- Sợi dùng làm dây buộc, loại này thường có kích thước dài, chịu kéo,
chịu ma sát tốt như: Đay, Gai.
- Sợi dùng để nhồi đệm, gối, phao cứu sinh, tiêu bản động vật… loại này
thường không thấm nước như Bông gạo, sợi trong bẹ lá cây họ Cau Dừa,…
Người ta thường lấy sợi từ các loài cây thuộc các họ sau: Bông

(Malvaceae), Gai (Urticaceae), Trôm (Sterculiaceae), Dâu (Moraceae), Bông
gạo (Bombacaceae), Trầm (Thymelaeaceae), Đậu (Fabaceae), Cói
(Cyperaceae), Cỏ (Poaceae), Thùa (Agavaceae).
2. Các nhóm cây cho sợi chính:
Dựa theo đặc tính sinh thái, sự giống nhau về sử dụng và cách chế biến
của các loài cây có sợi, chúng tôi chia chúng làm 3 nhóm chính: 1/. Nhóm tre
nứa; 2/. Nhóm mây song và 3/. Nhóm các cây có sợi khác.
2.1. Nhóm tre nứa
Tre nứa bao gồm các loài thuộc phân họ Tre (Bambusoideae), họ Hoà
thảo (Poaceae); Trên thế giới có khoảng 14 triệu ha rừng với trên 500 loài tre
nứa, phân bố chủ yếu ở vùng Nam và Đông Nam Á.
Việt Nam là một trong những trung tâm phân bố tre nứa của thế giới, với
gần 800 nghìn ha rừng tre nứa thuần loại, hơn 700 nghìn ha rừng tre nứa hỗn
giao và hơn 2 nghìn tỉ cây tre nứa phân tán.
Do có nhiều đặc tính quí nên tre nứa đã được sử dụng trong đời sống
hàng ngày cũng như trong thủ công nghiệp và công nghiệp hiện đại. Đã thống
kê được hơn 30 công dụng của tre nứa, trong đó những công dụng chính là:
Làm hàng thủ công, mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu trong
công nghiệp giấy sợi và sản xuất măng tre làm thức ăn tươi hoặc khô.
Theo chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, đến năm 2010, nước ta
sẽ sản xuất 2-2,5 triệu tấn giấy/năm; trong đó 30% nguyên liệu giấy có nguồn
gốc từ tre nứa; như vậy phải cần khoảng 3-4 triệu tấn tre nứa/ năm để đáp ứng
cho riêng ngành công nghiệp giấy (5-6kg tre nứa tươi cho 1kg bột giấy).
Ngoài ra còn cần rất nhiều tre nứa cho các ngành sản xuất mới như: sản xuất
đúa, tăm tre; sản xuất ván thanh, ván ép
7
Măng tre đã được sử dụng từ rất lâu đời; măng trúc, măng mai, măng
giang, măng nứa là các món ăn quen thuộc của mỗi người dân Việt Nam từ
thành thị đến nông thôn. Măng tre không chỉ được dùng trong nước mà còn là
mặt hàng xuất khẩu ngày càng được ưa chuộng và yêu cầu với số lượng ngày

càng tăng.
Như vậy tre nứa là nhóm cây có sợi quan trọng bậc nhất. Trong Kế
hoạch hành động LSNG của Bộ Nông Nghiệp và PTNT đang soạn thảo cũng
coi việc phát triển tre nứa là một trong những mục tiêu trọng tâm của phát
triển LSNG trong thời gian tới. Vì vậy việc tập trung nghiên cứu về gieo
trồng, khai thác, chế biến và bảo quản tre nứa để đưa chúng thành một mặt
hàng LSNG bền vững và ngày càng phát triển là một nhiệm vụ cần phải sớm
tiến hành.
2.2. Nhóm mây song
Mây song, thuộc họ Cau dừa (Palmae), là nhóm lâm sản có giá trị đứng
hàng thứ 3 sau gỗ và tre nứa ở Việt Nam. Tới nay đã thống kê được trên 30
loài mây song thuộc 6 chi, phân bố ở nước ta. Do thân mây song có các đặc
tính nhẹ, bền, dai, bóng đẹp, lại dễ uốn nên từ lâu mây song đã là nguồn
nguyên liệu để làm nhiều mặt hàng gia dụng, bàn ghế, sản phẩm mỹ nghệ
dùng trong nước và xuất khẩu. Việc phát triển mặt hàng mây song đã mang
lại cho đất nước nguồn ngoại tệ lớn và hàng chục vạn công ăn việc làm cho
người dân.
Hiện nay mới thống kê được 4 loài mây song, thuộc chi Mây (Calamus)
được đưa vào trồng trọt là: Mây nếp (Calamus tetradactylus), Mái (C. tenuis),
Mây đắng (C. tonkinensis) và Song mật (C. platyacanthus). Còn hầu hết các
loài mây khác vẫn khai thác ngoài thiên nhiên. Bảy loài được khai thác nhiều
nhất là: Mây nếp, Mây đắng, Song mật, Song bột (Calamus poilanei), Song
đá hay Song đen (C. rudentrum) và Mây nước (Daemonorops poilanei).
Mặt hàng chế biến từ mây song, ngày càng được ưa chuộng trên thế giới.
Theo ước tính của FAO (1995), mỗi năm, trên thế giới, mặt hàng này đạt
khoảng 600 triệu USD. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng mây song đứng thứ
3 sau Malaysia và Indonesia. Nhưng đáng tiếc là do khai thác huỷ diệt không
chú ý đến tái sinh thiên nhiên nên nguồn mây song trong rừng của Việt Nam
ngày càng cạn kiệt, nhiều loài như song bột, song mật, song đá đang đứng
trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Hàng năm ta phải nhập khẩu từ các nước láng

giềng khoảng 1 triệu USD nguyên liệu mây song thô để làm hàng xuất khẩu.
Trước tình hình đó, cần phải đẩy mạnh gieo trồng, đặc biệt cần trồng
mây nếp, mây nước và song mật trên một qui mô lớn, đồng thời áp dụng các
biện pháp khai thác khoa học và bền vững để bảo vệ và phát triển nguồn mây
8
song tự nhiên. Có như vậy chúng ta mới tự túc được nguyên liệu cho ngành
sản xuất hàng từ mây song trong thời gian tới.
2.3. Nhóm các cây có sợi khác
Nhóm này bao gồm các loài cây có sợi không thuộc 2 nhóm trên. Chúng
có thể được sử dụng để làm giấy như dó, dướng; lợp nhà như cọ, lá buông,
dừa nước, cỏ tranh; đan lát hàng gia dụng hay làm hàng mỹ nghệ như: Cói,
gai, tế guột
Những loài cây có sợi này cũng đóng một vai trò quan trọng vì chúng là
nguồn nguyên liệu để làm các mặt hàng tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.
Dưới đây là các loài cây cho sợi thường gặp ở Việt Nam:
3. Một số loài cây có sợi tiêu biểu:
3.1. Nhóm Tre nứa:
1. Dùng phấn (Bambusa chungii mcclure, 1936).
Họ: Hoà thảo – Poaceae
*. Hình thái:
Cây cao 10 - 18m, đường kính 5cm; thân có phấn trắng, gióng dài 45cm;
vòng mo khi non có lớp lông màu nâu quay đầu xuống, về sau nhẵn. Mo
cứng, màu vàng nhạt, khi rụng để lại dấu vết ở vòng mo. Mặt ngoài bẹ mo có
một ít lông ở gốc quay đầu xuống, lưỡi bẹ thường không xẻ răng, trên mép có
hàng lông. Tai mo ít phát triển, trên mép có một hàng lông thò dài; lá mo
vàng nhạt, hình trứng, mép cuộn, mặt trong có lông ở phía gốc. Mỗi mắt
mang nhiều cành. Phiến lá hình mũi mác, đầu nhọn, gốc tròn hay gần tròn, dài
20cm, rộng 22 - 30mm, hơi dày. Mỗi đốt mang 1 - 2 bông chét hình trứng
rộng, dài 2cm, đầu nhọn, nhẵn. Có 1 - 5 hoa, 1 - 2 lá bắc. Mày hoa ngoài hình
trứng rộng, dài 9mm, đầu nhọn, nhẵn, mép có lông nhỏ. Mày hoa trong dài

hơn mày hoa ngoài, nhẵn, mép có lông nhỏ. Vẩy bao hoa 3, gần đều nhau.
Bầu có lông ở đỉnh.
*. Phân bố:
Loài của Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mọc lẻ tẻ ở Hà
Giang, Cao Bằng và các tỉnh Đông Bắc Việt Nam, trên đất vùng núi ở độ
cao 100 - 900m.
Mùa măng tháng 9, tháng 10.
*. Công dụng
9
Thân nhiều sợi dai, dùng để đan phên cót, tăm mành và làm hàng mỹ
nghệ. Có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ván ép, làm sợi
và làm giấy. Măng ăn được, nhưng chất lượng không cao.
Cây có dáng đẹp nên có thể trồng làm cây cảnh trong các công viên,
vườn gia đình và ven bờ nước
Tinh tre (Trúc như) được dùng làm thuốc thanh tâm trừ phiền, tiêu thử
lợi thấp, chỉ khát sinh tân, giải độc.
*. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Nên phát triển dùng phấn để làm nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến
hàng mỹ nghệ từ tre trúc, nguyên liệu giấy. Nên phát triển dùng phấn như một
loài cây cảnh trồng trong công viên hoặc vườn gia đình ở các thành phố và đô
thị lớn.
2. Lồ ô (Bambusa procera a. chev. & a. cam., 1922).
Họ: Hoà thảo - Poaceae
*. Hình thái: Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm thành bụi thưa,
thường không thẳng, chiều cao cây 14- 18m, ngọn cong rủ, đường kính phổ
biến 5-6cm, to hơn là 7-8cm; chiều dài trung bình của lóng 40-60cm, các lóng
giữa thân dài đến 80-90cm, các lóng gốc chỉ dài 30-50cm; vách thân dầy
1,1cm. Thân tròn đều, nhẵn, vòng mo nổi rõ, được phủ bằng một lớp lông
màu nâu xám bạc. Lúc non thân tre màu xanh bạc do được phủ bằng một lớp
lông trắng; khi già thân màu lục và có địa y trắng mọc loang lổ từng đốm.

Cành chính 1, to, dài 2-3m, đường kính 2-3cm; gốc cành phát triển và ít cành
nhỏ. Phiến lá thuôn dài, dài 20-30cm, rộng 2-4cm, đầu nhọn, đuôi hơi thuôn,
có 1 gân chính và nhiều gân bên song song, nổi rõ. Bẹ mo hình thang cân, đáy
rộng 20-30cm, đầu bẹ mo rộng 5-8cm hơi lõm, cao 28cm; mặt ngoài bẹ mo
được phủ một lớp lông màu nâu, mặt trong nhẵn bóng; lá mo hình mũi giáo
dài 20cm rộng 4cm, có gân sọc cả 2 mặt; tai mo không phát triển, có dạng
lông cứng; lưỡi mo xẻ sâu. Cụm hoa phân nhánh nhiều, ở mỗi nhánh, trên các
đốt có 3-5 bông nhỏ, xếp thành hình đầu. Bông nhỏ nhọn đầu, hơi dẹt, màu
vàng xanh hay tím, dài 1,5-2,5cm, rộng 5-8mm, mang khoảng 5-7 hoa. Các
hoa lưỡng tính ở giữa, các hoa trên ngọn và dưới gốc phát triển không đày đủ.
Gốc bông nhỏ mang 2 lá bắc lớn màu vàng nhạt. Mày nhỏ ngoài màu cỏ úa,
mày nhỏ trong 8-10mm. Hoa lưỡng tính. Nhị 6, rời; nhuỵ có 2 vòi.
*. Phân bố: Việt Nam: Lồ ô là cây đặc hữu của phần Nam Đông Dương
gồm Nam Việt Nam, Nam Lào và Cămpuchia. Ở Việt Nam lồ ô mọc phổ biến
từ tỉnh Quảng Nam trở vào; tập trung nhất ở phần Nam Tây Nguyên (tỉnh
Lâm Đồng) và vùng Đông Nam Bộ. Đặc biệt mọc thành rừng có diện tích lớn
10
(được gọi là biển tre) ở tỉnh Bình Phước và Bình Long – Riêng huyện Phước
Long, tỉnh Bình Phước rừng lồ ô chiếm tới 40% diện tích toàn Huyện. Ở hầu
hết các tỉnh khác của vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ đều
thấy lồ ô mọc rải rác. Thế giới: Nam Lào và Cămpuchia.
*. Đặc điểm sinh học: Lồ ô phân bố ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới
cận xích đạo, chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió mùa: Nhiệt độ trung bình năm
dưới 27
0
C, lượng mưa hàng năm 1.500-2.000mm tập trung từ tháng 4 đến
tháng 11. Độ cao so với mặt biển 100-400m. Địa hình là những đồi thấp, nhấp
nhô, lượn sóng. Đất mầu đỏ hoặc nâu vàng, thành phần cơ giới thịt hoặc sét,
thoát nước tốt, không có đá lẫn, lớp đất dầy trên 100cm, độ phì cao. Cây rất
ưa đất phù sa cổ, đất nâu trên bazan có tầng dày, sâu và ẩm.

*. Công dụng
Thân được dùng làm nguyên liệu tốt cho sản xuất giấy trắng cao cấp, có
độ dai cao.
Lồ ô có tỷ trọng và độ bền đáp ứng yêu cầu trong xây dựng. Cây có lóng
dài thích hợp để chế biến ván ép. Lồ ô được dùng phổ biến từ việc làm đồ
dùng đến măng ăn.
*. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Lồ ô là loài LSNG đặc hữu và đa tác dụng, là một trong những loài tre
quen thuộc nhất đối với người dân các tỉnh phía Nam. Càng ngày người ta
càng tìm ra nhiều giá trị sử dụng mới của lồ ô (làm đũa, làm ván sàn…). Vì
vậy cần phải nghiên cứu, bảo vệ và phát triển loài tre có nhiều giá trị này. Đặc
biệt chú ý khả năng gieo trồng bằng hạt của lồ ô để phát triển chúng trên qui
mô lớn trong tương lai.
3. Luồng (Dendrocalamus barbatus hsueh et d. z. li, 1988).
Họ: Hoà thảo - Poaceae
*. Hình thái:
Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm, chiều cao thân 15-18m,
đường kính 10-15cm, ngọn cong hay hơi rủ, một số đốt gốc có vòng rễ khí
sinh; lóng màu lục xẫm, chiều dài 26-32cm, phần phẳng dẹt một phía không
lông, phần trên có ít phấn trắng, bề dày vách thân 2-2,5cm; vòng thân không
nổi lên, chiều dài đốt 1,5cm, ở đốt và phía dưới vòng mo đều có một vòng
lông nhung màu trắng. Chiều cao dưới cành 0,5-1m. Mỗi đốt thân có nhiều
cành, cành chính 3, trong đó một chiếc to khoẻ hơn rõ rệt, hay có lúc cành
chính không phát triển mà có một chồi ngủ lớn và các cành bên khá nhỏ, rủ
xuống. Bẹ mo rụng sớm, chất da, lúc đầu màu nâu vàng, lưng phủ phấn trắng
và có lông gai nhỏ màu nâu; tai mo liền với phần kéo dài ra ngoài của gốc
11
phiến mo, dạng sóng, dài 5-15mm, rộng 2-3mm, phủ dày lông mi dạng lông
bờm lợn dài 1cm; lưỡi mo cao 5-8mm, đầu xẻ răng không đều; phiến mo lật
ra ngoài, gốc mặt bụng cũng phủ dày lông thẳng cứng dạng lông bờm lợn,

phần còn lại phủ lông gai nhỏ. Cành nhỏ 8-15 lá; bẹ lá phủ lông; tai lá nhỏ, dễ
rụng, có mấy chiếc lông tua; lưỡi lá cao 1mm; chiều dài phiến lá 10-15cm,
rộng 1-2cm, gân cấp hai 5 hay 6 đôi. Cụm hoa không mang lá, mỗi đốt đính
10-25 bông nhỏ, đường kính trục cụm 1-2,2cm; bông nhỏ hình trứng ngược,
dài 6-8,5mm, rộng 2-4mm, màu lục vàng, gần không lông, hai hoa nhỏ; chiều
dài mày ngoài 6-7mm, rộng 4-5mm, đầu có mũi nhọn nhỏ dạng gai dài 0,8-
1mm; chiều dài mày trong 5-6mm, khoảng cách giữa hai gờ 1mm, có 3 gân;
chiều dài chỉ nhị 6mm, bao phấn màu vàng hay sau khi khô màu tím, dài
6mm, đầu có mũi nhọn; chiều dài nhuỵ 6-7,5mm, phần trên của bầu cùng với
vòi và đầu nhuỵ đều phủ lông.
*. Phân bố
Luồng có nguồn gốc từ các tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam, thuộc vùng
Thượng nguồn sông Mã như Sơn La, Hoà Bình. Ở đây Luồng có thể mọc tự
nhiên hoặc được trồng thành từng cụm phân tán ở các huyện ven sông Mã
thuộc tỉnh Sơn La. Các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hoá như Quan Hoá, Lang
Chánh, Bá Thước, Ngọc Lạc là vùng trồng rừng luồng tập trung nhất (vì thế
quen gọi là "Luồng thanh hoá"), nhưng luồng ở đây đều ở dạng cây trồng. Tới
nay luồng được trồng nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ, hiện đã dẫn giống trồng ở
nhiều tỉnh phía Bắc và phía Nam. Nghệ An, Yên Bái, Hoà Bình là các tỉnh có
diện tích rừng luồng trồng đứng sau Thanh Hoá.
Ở các vùng khác chỉ gặp luồng ra hoa, nhưng không thấy kết hạt, riêng ở
Sơn La (huyện Mộc Châu và Sông Mã) đã gặp luồng ra hoa, kết hạt và mọc
thành cây con.
*. Đặc điểm sinh học
Điều kiện tự nhiên ở vùng phân bố chính của luồng có khí hậu nóng, ẩm.
Mỗi năm có hai mùa: mùa nắng nóng, mưa nhiều, thường từ tháng 4-5 đến
tháng 10-11 lượng mưa chiếm tới 70-80% lượng mưa cả năm; mùa lạnh, mưa
ít, thường từ tháng 11-12 đến tháng 3-4 năm sau lượng mưa chỉ có khoảng
20-30% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 23-24
0

C, nhiệt
độ tối đa có khi lên đến 42
0
C. Độ ẩm không khí 87%. Lượng mưa 1.600-
2.000mm/năm. Lượng bốc hơi hàng năm khoảng 677mm. Luồng sinh trưởng
tốt ở các địa hình vùng đồi trên độ cao dưới 800m so với mặt biển; nơi đất
bằng, chân đồi hoặc sườn thoải có độ dốc vừa phải (dưới 300). Luồng thường
được trồng trên đất feralit phát triển trên đá poocphia, đá vôi, phiến thạch,
phyllit hoặc phù sa cổ, có độ sâu 50-150cm hoặc hơn; thành phần cơ giới
12
thường là sét pha nặng đến sét trung bình; độ ẩm 80-90%; mầu đất vàng hoặc
vàng đỏ; pH (H
2
O) = 4,6-7; hàm lượng P
2
O
5
và K
2
O dễ tiêu thường nghèo;
hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp.
*. Công dụng
Thân luồng dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy cho hiệu quả cao và chất
lượng giấy tốt.
Dùng luồng làm cột chống, xà đỡ trong xây dựng, giao thông vận tải,
chèn hầm lò rất tốt. Luồng dùng làm nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh cho
sản phẩm vừa đẹp vừa chắc bền, là mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị.
Măng luồng ăn ngon, kích thước lớn nên ngoài ăn tươi còn được phơi
khô.
*. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn

Tới nay luồng vẫn là loài tre có diện tích rừng trồng lớn nhất và được sử
dụng nhiều nhất ở nước ta. Cần nghiên cứu thêm về các mặt phòng trừ sâu
bệnh, kỹ thuặt chế biến, bảo quản để mở rộng vùng sản xuất; đồng thời chú ý
đến công tác chọn giống để tạo ra các giống luồng có năng suất và chất lượng
tốt hơn.
4. Mai cây (Dendrocalamus giganteus Munro, 1868).
Họ: Hoà thảo - Poaceae
*. Hình thái:
Thân mọc cụm thưa, ngọn rủ, cao 20m, lóng dài 50 – 70 cm, đường kính
14-22 cm. Các đốt thân phía gốc có vòng rễ khí sinh. Cây phân cành ở giữa
thân. Mo lớn, mặt ngoài có nhiều lông cứng, thìa lìa cao 10 – 12mm, khi non
màu lục.
Lá to dài 25-50cm, rộng 8-11 cm, mang 12-16 gân song song. Cụm hoa
chuỳ, cành nhánh có nhiều lông mềm có ánh vàng. Bông chét hình con nhộng
hơi dẹt, màu tím sẫm hay nhạt, dài 1-2cm.
*. Phân bố địa lý:
Ở Việt Nam Mai được trồng phổ biến từ Bắc đến Nam Việt Nam, nhưng
tập trung nhất là vùng Trung tâm và Đông Bắc Bộ, Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh cũng trồng Mai.
*. Đặc tính sinh học và sinh thái học:
Loài cây trồng khá phổ biến ở Việt Nam, chưa gặp ở trạng thái hoang
dại. Có thể trồng ở độ cao ngang mặt biển đến vùng núi cao 1.500m, trên
nhiều loại đất khác nhau. Cây ưa đất sâu dầy, ẩm, có lượng mùn cao. Tốt nhất
13
là trồng ven sông suối, quanh nhà. Thường bị côn trùng cánh cứng vòi voi đục
măng.
Mùa măng tháng 6 -8. Ít gặp cây Mai ra hoa. Chưa gặp hiện tượng Mai
khuy hàng loạt.
*. Công dụng:
Là loài tre phổ biến và quen thuộc ở nước ta. Đây cũng là loài kích thước

lớn và cho măng ăn ngon nhất. Có thể ăn tươi hoặc phơi khô.
Dùng làm cột chống, xà đỡ trong xây dựng, giao thông vận tải, chèn hầm
lò rất tốt. Mai dùng làm nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh cho sản phẩm
vừa đẹp vừa chắc bền, là mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị; làm nguyên liệu
sản xuất giấy cho hiệu quả cao và chất lượng giấy tốt.
*. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Vì vậy nên phát triển trồng nhiều Mai để nó trở thành một trong những
loài tre lấy măng chủ yếu của Việt Nam sau này. Để phát triển tre Mai cần
phải chú ý nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng, đặc biệt chú ý đền gieo trồng bằng
cành chét để tăng nguồn giống và tiết kiệm công vận chuyển. Cũng cần
nghiên cứu những vườn rừng thâm canh để sản xuất măng.
5. Tre gai (Bambusa blumeana J.A. & J. H. Schult. 1830).
Họ: Hoà thảo - Poaceae
*. Hình thái:
Tre mọc cụm, thân ngầm dạng củ, thân khí sinh cao 15-25m, đường kính
(5-)8-12(-14)cm, rất ít khi lên đến 15-16cm ngọn cong. Lóng dài 25-35cm,
màu lục, khi non có phủ lông cứng màu nâu, ép sát, khi già nhẵn, vách dày 2-
3,5cm; các đốt ở thấp đều có vòng rễ, phía trên và dưới vòng mo có một vòng
lông tơ màu trắng xám hay vàng nâu. Cây chia cành sớm, các đốt dưới gốc
thường 1 cành, các cành nhỏ biến thanh gai cong, cứng, nhọn, chúng đan chéo
nhau tạo thành bụi gai dày đặc, cho xuyên qua; các đốt phần giữa thân có 3
cành, cành chính to và dài hơn cành bên. Bẹ mo rụng muộn, hình thang, đầu
hình cung rộng hay lõm xuống, 2 vai có mũi nhọn hơi nhô cao; tai mo hình
bán nguyệt, gần bằng nhau, lật ra ngoài, mép có lông mi cong; lưỡi mo cao 4-
5mm, xẻ mạnh, mép có lông mi; mặt lưng phủ dày lông gai màu nâu tối, mặt
trong nhẵn; lá mo hình trứng hay trứng thuôn, đầu có mũi nhọn, thường lật ra
ngoài, hai mặt đều có lông cứng. Lá 5-9, ở đầu cành nhỏ, hình dải, đầu có mũi
nhọn, dài 10-20cm, rộng 15-25mm.
Cụm hoa dài, mỗi đốt mang hai hay nhiều bông nhỏ màu vàng rơm. pha
màu tím nhạt khi non. Mỗi bông nhỏ mang 4-12 hoa, trong đó 2-5 hoa lưỡng

14
tính, mày nhỏ có 2 gờ, có 3 mày cùc nhỏ; nhị 6, rời; bầu hình trứng, vòi ngắn,
đầu nhuỵ 3.
*. Phân bố:
Việt Nam: Tre gai phân bố khắp mọi miền trên đất nước ta, từ Hà Giang
đến Kiên Giang, Cà Mau. Hầu như ở xã nào, huyện nào của Việt Nam cũng
có loài tre này, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng Đông Bắc và Đồng bằng
Bắc Bộ.
*. Đặc điểm sinh học
Ỏ Việt Nam tre gai được trồng hoặc mọc tự nhiên ở độ cao dưới 700m;
từ vùng ven biển, đồng bằng đến trung du và miền núi. Đây là loài tre ưa ẩm
và ưa sáng, có thể trồng quanh đồng ruộng, xóm làng, ven chân đê, dọc bờ
sông, bờ suối… Trồng nơi đất xấu búi tre bị khô cằn, thân cây nhỏ, vách dày.
Cây có thể chịu ngập lâu khi nước lũ, nhưng không ưa đất mặn, phèn. Độ pH
thích hợp của đất trồng tre gai là 5-6,5. Trồng nơi đất tốt, tầng đất sâu, nhiều
mùn, độ ẩm cao, tre gai mọc thành bụi lớn tới 30-40 cây với chiều cao đến
20m, đường kính 15cm.
*. Công dụng
Các bụi tre được trồng để làm hàng rào bảo vệ: chống gia súc, chống gió
bão và đặc biệt được trồng nhiều ven bờ nước để chống sóng, chống xói lở.
Thân tre gai rất đặc và cứng nên được dùng nhiều để đóng cọc móng
trong xây dựng nhà cửa, cầu cống; nó cũng được dùng nhiều trong xây dựng,
làm dui mè, đòn tay, cốt bê tông…Thân cũng được dùng để đan rổ, rá, bàn
ghế, hàng mỹ nghệ. Gần đây thân tre gai được dùng làm bột giấy.
Nhiều bộ phận của cây được dùng làm thuốc như: tinh tre (trúc nhự)
chữa cảm sốt, buồn phiền, nước tre non (trúc lịch) cùng với nước gừng chữa
sốt cao, lá tre (trúc diệp) dùng chữa cảm sốt, ra nhiều mồ hôi, ho, suyễn, thổ
huyết, trẻ con kinh phong.
Măng tre gai ăn ngon, dùng luộc rồi ăn ngay hay để muối chua.
*. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn

Tre gai là loài tre phổ biến và quen thuộc nhất ở vùng Đồng bằng và
Trung du Bắc Bộ. Nó được sử dụng từ rất lâu đời trong xây dựng nhà cửa và
làm các đồ gia dụng. Măng của tre gai cũng thường được bán ở ngoài chợ từ
thành thị đến nông thôn. Gần đây, măng tre ngâm ớt với quả mắc mật là mặt
hàng đặc sản của 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.
15
Đặc biệt tre gai là loài chịu ngập lâu và có bộ rễ khoẻ, rất phát triển; nên
gần đây tre gai được trồng nhiều để chắn gió bão cho đồng ruộng và chống
sụt lở cho các đê ngăn nước ngọt.
Tre gai còn có giá trị văn hoá. Hàng tre, bến nước, cây đa… là những
hình ảnh quen thuộc và đặc trưng nhất cho làng quê Việt Nam.
Tuy không phải là loài bị đe doạ, nhưng với các giá trị kinh tế, môi
trường và văn hoá nêu trên, tre gai xứng đáng được bảo vệ và phát triển.
3.2. Nhóm Mây song:
1. Mây nếp (Calamus tetradactylus hance, 1875).
Họ: Cau dừa - Palmae
*. Hình thái:
Cây leo mọc thành bụi, với nhiều thân khí sinh, có thân ngầm giống “củ
gừng” nhưng rất cứng và đen như sừng. Thân khí sinh chỉ to bằng ngón tay,
nhưng có thể dài 20-30m, nếu được leo trên cây gỗ. Thân khí sinh không phân
nhánh, leo được nhờ các tay mây nằm đối diện với nách lá. Toàn bộ thân
được bao bọc trong các bẹ lá màu xanh, có gai. Lá dài khoảng 1m, trông
giống như một lá kép với 14-20 lá nhỏ, mọc thành nhóm 2-4 chiếc; bẹ lá hình
ống, ôm lấy thân; lá nhỏ hình mũi mác, dài 15cm, có 3-5 gân hình cung, nổi
rõ, chạy từ cuống đến đỉnh. Cây đơn tính khác gốc. Cụm hoa dạng bông mo ở
nách lá, dài 0,8-1m, có nguồn gốc từ các tay mo ở phía ngọn. Mỗi cụm hoa có
4-7 nhánh, mỗi nhánh lại có rất nhiều gié dài 3-4cm, gồm những chùm 3-13
hoa nhỏ màu vàng, có hương thơm. Quả hình cầu, đường kính 8mm, đầu có
mỏ nhọn và núm nhụy tồn tại; vỏ quả có vẩy bao bọc, vẩy xếp thành 18 hàng
dọc. Khi non quả màu xanh, già màu xám vàng. Mỗi quả có 1 hạt hình cầu,

đường kính 6mm, khi non hạt màu trắng trắng, vỏ mềm, khi già màu nâu đen,
vỏ rất cứng. Quanh hạt có cùi mọng nước, khi non có vị đắng, khi già cùi hơi
ngọt, ăn được.
*. Phân bố:
Việt Nam: Mây nếp phân bố rộng từ Hà Giang, Cao Bằng Lạng Sơn vào
đến Đồng Nai, nhưng tập trung nhất ở các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang,
Quảng Ninh, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tinh, Quảng Bình và Quảng Trị.
*. Đặc điểm sinh học:
Đây là loài mây phổ biến nhất của Việt Nam, cả trong trạng thái hoang
dã và trong trồng trọt. Có thể gặp mây nếp từ vùng ven biển đến miền núi cao
dưới 800m. Hầu hết các tỉnh có rừng nhiệt đới thường xanh đều có mây nếp
phân bố. Trong rừng tự nhiên, mây nếp phân bố ở độ cao 100-800m, chủ yếu
16
tập trung ở độ cao 100-500m. Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh là nơi
sống chủ yếu của loài mây này. Điều kiện thích hợp cho sinh trưởng phát triển
của loài mây nếp là: nhiệt độ trung bình năm 20-30
0
C; lượng mưa hàng năm
trên 1.500mm. Rừng có mây nếp mọc thường phải có độ mở tán trên 50%, đất
tốt, giàu mùn, độ pH 4,5-6,5. Tại vùng Trung du và Đồng bằng Bắc bộ, mây
nếp thường được trồng ở các hàng rào quanh nhà. Khi còn non (1-3 tuổi) mây
nếp là cây ưa bóng, cần có tán che mới sinh trưởng, phát triển bình thường;
nhưng sau 4 tuổi, nếu rừng không được mở sáng kịp thời hoặc nếu không leo
bám vươn lên được ngọn các cây gỗ, mây nếp sẽ ngừng sinh trưởng hoặc chết
dần. Sau khi trồng 4-5 năm, mây nếp ra hoa kết quả lần đầu. Mầm hoa bắt đầu
xuất hiện từ tháng 3, có dạng nụ hoa từ tháng 5-6, kéo dài tới tháng 9, thời
gian đó quả mây non cũng đã xuất hiện, nhưng phải tháng 4-5 năm sau quả
mới chín ở Đồng bằng Bắc bộ.
*. Công dụng: Mây nếp được sử dụng từ rất lâu đời và rất quen thuộc ở
nước ta. Do có sợi với độ bền, dẻo và chịu lực kéo tốt, cấu tạo đồng đều, mặt

ngoài có màu trắng ngà, bóng rất đẹp, lại dễ uốn; lại có thể kết hợp tốt với
kim loại và vật liệu khác như gỗ, da, nhựa để làm bàn ghế, đồ dùng mỹ nghệ
cao cấp. Sợi mây cũng dễ chẻ thành thanh nhỏ, nên mây nếp là một trong
những loài mây được dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ, đan lát, tạo mặt bàn
ghế cao cấp có giá trị ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Cây mọc thành bụi kín, có nhiều gai, nên mây nếp thường đuợc trồng
làm hàng rào quanh nhà, quanh vườn, quanh chuồng trại để bảo vệ gia súc.
Quả mây nếp có vị chua ngọt, được trẻ con ưa thích.
*. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Mây nếp là một loài mây quan trọng nhất trong chiến lược phát triển
mây song của ta. Do có tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ trồng, dân lại có tập
quán trồng lâu đời, nên mây nếp có khả năng phát triển trên qui mô lớn. Nếu
được đầu tư kỹ thuật và có chính sách phù hợp thì trong một tương lai gần,
mây nếp không chỉ đáp ứng nhu cầu mây sợi nhỏ cho sản xuất trong nước mà
còn có triển vọng lớn để xuất khẩu.
2. Song mật (Calamus platyacanthus warb. ex becc, 1908).
Họ: Cau dừa - Palmae
*. Hình thái
Cây có thân ngầm và thân khí sinh. Thân ngầm là phần phình lên của
thân khí sinh, có dạng giống như “củ hành ta” và được bao bọc bởi nhiều bẹ
lá màu trắng hay vàng nhạt. Cây một năm đường kính thân ngầm đạt 1cm, cây
trưởng thành đường kính thân ngầm tới 4-6cm hay hơn. Thân khí sinh mọc
17
thành bụi, nhưng thường rất thưa và ít hơn so với mây nếp; đôi khi ta gặp bụi
song mật chỉ có một thân khí sinh. Ở cây non, thân được bao bọc bởi bẹ lá
hình ống, màu xanh lá cây, trên mặt có nhiều gai dẹt màu vàng. Khi già, bẹ ở
gốc thân chuyển thành màu vàng, màu nâu rồi rụng đi, để lộ thân khí sinh
màu xanh rêu. Thân rất dài, có thể đến 100m. Thân non màu trắng ngà, sau
chuyển sang màu xanh; lóng dài 8-25cm, đốt hơi nổi, đường kính trung bình
đạt 2,3-2,8cm; cây to đạt 4-5cm. Lá đơn, xẻ dạng lông chim, gần giống lá

dừa; bẹ lá rất dài, bao bọc kín thân, có gai dẹt, dài 8-10cm; lá gồm 20-38 lá
nhỏ, mọc thành cụm 2-6 cái một, các cụm cách nhau 15-30cm, đỉnh lá mang
4-7 lá nhỏ, 2 lá nhỏ ở giữa dính nhau ở gốc. Lá nhỏ hình bầu dục, không
cuống, dài 40cm, rộng 6-8cm, gân hình cung; Thường khi cây cao 2-3m, từ lá
thứ 6-7 trở lên xuất hiện roi (flagelle) trên đỉnh cuống lá; roi dài 1,5m hay
hơn. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa hình bông mo, dài hơn 1m, mọc ở gần
nách các lá phía ngọn; mỗi thân thường mang 5-10 bông mo. Mỗi bông mo
mang nhiều bông nhỏ dài 2-2,5cm, với 14-17 hoa. Hoa đực xếp sát nhau
thành 2 dãy, lá đài 3, cánh hoa 3, nhị 6. Hoa cái tập trung 14-32 hoa trong một
bông nhỏ. Thường chỉ 17-20 hoa cái phát triển thành quả. Quả hình trứng, dài
15-22mm, rộng 9-14mm, cuống mập màu xanh vàng dài 6mm, đỉnh có mũi
hình nón dài 4mm; vỏ quả mang 18 hàng vảy dọc, mỗi hàng 8 vẩy; khi non
quả màu xanh lá cây, khi già màu vàng nhạt. Hạt 1, hình trái xoan, khi non
màu trắng ngà, khi già màu nâu đen, rất cứng.
*. Phân bố
Việt Nam: Đây là loài cây cận đặc hữu của Việt Nam. Gặp ở ở các tỉnh
từ Đồng Nai (Nam Cát Tiên) trở ra, nhưng tập trung nhất ở các tỉnh: Lai
Châu, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ,Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Bắc, Hà Tây,
Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Nam. Cuối thể kỷ XX đã được mang trồng thử ở Hoà Bình (Trạm thí nghiệm
Bình Thanh), Hà Nội (Viện Điều tra Qui hoạch rừng - huyệnThanh Trì), Phú
Thọ (VQG Xuân Sơn) trên qui mô rất nhỏ.
*. Đặc điểm sinh học:
Song mật phân bố ở độ cao 100-1.500m trên mặt biển, tập trung nhất ở
độ cao 400-900m. Cây ưa sáng và ẩm, mọc trên đất feralite vàng trên núi và
các loại đất phân hóa trên phiến thạch, sa thạch, granít hoặc đá vôi. Cây
thường mọc ven thung lũng núi đất; chân và sườn núi đá; ven các khe ẩm; nơi
độ đốc 30-35
0
cũng gặp song mật. Cây mọc trong rừng lá rộng thường xanh

nguyên sinh hoặc thứ sinh mới bị tác động nhẹ. Ngọn song mật luôn vươn lên
các tầng cao nhất của tán rừng. Sau đó lại rủ xuống và vươn lên ngọn cây
khác, tạo thành các cây song dài 40-60m. Cũng gặp song mật trong các rừng
thứ sinh ở độ cao trên 800m. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, song mật cho
18
rất nhiều quả, và hạt tái sinh tốt; nhưng dưới tán rừng rậm hầu như không gặp
cây con tái sinh. Song mật chỉ tái sinh tốt ở tàn che 0,2-0,3 hay ở ven rừng,
ven suối. Cây 5-6 tuổi ra hoa nhưng thường 8 tuổi mới cho quả. Chồi hoa xuất
hiện tháng 9-10, hoa nở tháng 4-5 năm sau. Quả chín tháng 10-11. Quả song
mật ăn rất ngon nên dễ bị các loài chim và thú nhỏ đến ăn ngay khi còn non.
Sau khi bị chặt, bụi song mật vẫn nảy chồi mới, không bị chết.
*. Công dụng
Thân song mật dài, rất dẻo, chịu uốn và bền, nên được dùng làm bàn
ghế, hàng mây đan và cốn bè. Hiện nay song mật là loại nguyên liệu quan
trọng nhất trong các cơ sở chế biến song mây ở các tỉnh phía Bắc.
Quả song mật có vị chua ngọt, ăn ngon.
*. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Đây là loại nguyên liệu quí để làm bàn ghế. Hiện nay nguồn song mật
cho chế biến, sử dụng vẫn chủ yếu dựa vào việc khai thác từ rừng tự nhiên.
Nguồn tài nguyên song mật đang cạn kiệt, cần có kế hoạch bảo vệ, khai thác
hợp lý, phát triển gieo trồng và sử dụng bền vững.
3.3. Nhóm cây có sợi khác:
1. Cói (Cyperus malaccensis lamk., 1791).
Họ: Cói - Cyperaceae
*. Đặc điểm
Cây thân cỏ sống lâu năm, ít khi một năm, thường mọc ở các chỗ ẩm
ướt. Thân rễ nằm dưới đất, thân khí sinh không phân đốt, tiết diện ngang hình
tam giác hay hơi tròn. Lá có bẹ ôm lấy thân mọc ra từ gốc, hai mép của bẹ
thường dính nhau thành ống: lá xếp thành ba dãy theo thân. Hoa nhỏ, mọc
thành bông nhỏ ở kẻ một lá bắc, những bông nhỏ này lại tập hợp thành bông,

chùm, chùy Hoa lưỡng tính hay đơn tính, thụ phấn nhờ gió. Bao hoa rất
giảm, dạng vảy khô xác hay dạng lông cứng, từ 1 đến 6 hay nhiều mảnh, có
khi không có. Nhị 3, bao phấn đính gốc. Bộ nhụy gồm ba lá noãn hợp thành
bầu trên, một ô chỉ chứa một noãn, một vòi và ba đầu nhụy dài. Quả đóng, hạt
có nội nhũ bột bao quanh phôi.
*. Phân bố:
Cói thường mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở vùng nước lợ ven biển,
nhiều nhất ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam. Nó cũng có thể mọc và trồng ở
ven sông lớn. Tại miền Nam, cói mọc nhiều ở Đồng Tháp Mười.
*. Công dụng
19
Thân cói được dùng từ rất lâu đời để bện dây, dệt chiếu, dệt thảm, túi và
nhiều hàng mỹ nghệ khác.
Loại thân cói ngắn có thể dùng lợp nhà, làm chất đốt hay nguyên liệu chế
biến giấy cao cấp.
Thân rễ hay thân ngầm cói được dùng làm thuốc lợi tiểu, tiêu viêm,
thông huyết mạch.
*. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Cói là loại cây có giá trị cao, trồng cói thu hoạch cho hiệu quả cao gấp 3
lần trồng lúa. Nhưng hiện nay nghề trồng và chế biến cói chưa được chú ý và
đầu tư đúng mức. Cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về giống,
công nghệ kỹ thuật trồng và chế biến, về thị trường để khôi phục và phát triển
loại cây có sợi quí này.
2. Dó (Rhamnoneuron balansae gilf., 1894).
Họ: Trầm -Thymeleaceae
*. Hình thái
Cây bụi hay gỗ nhỏ, cao 5-10m, tán hình cầu. Gốc thường có nhiều thân,
do cây tái sinh chồi rất mạnh. Thân phân cành sớm; vỏ màu nâu nhạt hay
xám, nhẵn, thường có vết nứt nhỏ dọc thân, dày khoảng 3-3,5mm. Vỏ trong
có nhiều sợi rất dai. Lá đơn nguyên, mọc cách đều nhau, dài 8-11cm, rộng

3,5-6cm, hình trái xoan, đầu nhọn, đáy tù hay gần tròn, mặt trên xanh sẫm,
bóng, mặt dưới xanh nhạt có lông xám. Những lá ở ngọn cành thường nhỏ
hơn các lá phía dưới. Gân bên 15-18 đôi, song song và nổi rõ ở cả 2 mặt; gân
nhỏ nhiều, gần song song. Cuống lá ngắn, dài khoảng 5mm, màu đỏ có rãnh
sâu.
Cụm hoa chùy mọc trên đỉnh, dài hơn lá, gồm nhiều cụm hoa hình đầu
nhỏ, bao bọc trong một tổng bao; mỗi cụm hoa đầu mang 3-4 hoa (hầu hết 4
hoa). Lá bắc màu trắng nhạt, hay phớt hồng, có nhiều lông mịn bao phủ. Hoa
trắng, dài 9-10mm, không cuống, có mùi thơm dễ chịu. Đài dính thành ống, 2
đầu thót lại, có 4 thùy ngắn; không có tràng. Nhị đực 8, xếp 2 hàng; chỉ nhị
rất ngắn, đính vào ống đài; bao phấn hình mắt chim, mở dọc. Bầu tâm, có
cuống ngắn, phủ lông dày đặc, 1 ô, vòi ngắn, núm hình cầu, noãn 1.
Quả bế, khi chín không mở, hình thành từng cụm trên đầu cành, mỗi
cụm 3-4 quả, dính nhau ở cuống rất ngắn, chiều dài quả từ 1,0-1,2cm, thiết
diện ngang hình vuông. Mỗi quả có một hạt thuôn, hình thoi, dài 5-8mm, khi
non màu xanh, khi già đen bóng, xung quanh được bao bọc bởi lớp vỏ xốp,
mềm nhưng dai do đó hạt khó tách khỏi lớp vỏ này và cũng khó thấm nước.
20
*. Phân bố
Việt Nam: Dó phân bố nhiều ở các vùng Đông Bắc, Trung Tâm, vùng
thấp của Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; đặc biệt ở các tỉnh: Lai Châu, Sơn La,
Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Hà Tây, Quảng Ninh, Thanh Hóa. Hiện đã
được trồng ở nhiều nơi thuộc các tỉnh Hà Tây và Hòa Bình.
*. Đặc điểm sinh học
Cây phân bố phổ biến ở các tỉnh vùng trung du và miền núi, ở độ cao 50-
600m so với mặt biển. Thường gặp trong các rừng nhiệt đới gió mùa thứ sinh,
trong các trảng cây bụi có xen cây gỗ ở vùng trung du và núi thấp.
Dó mọc ở vùng có lượng mưa cao, từ 1.600mm trở lên; nhiệt độ không
khí trung bình 22-23
0

C, độ ẩm không khí tương đối cao (82-86%); tổng số giờ
nắng 1.520-1.620 giờ. Cây chịu bóng, nhất là giai đoạn dưới 3 tuổi nên
thường mọc dưới tán cây gỗ, ven rừng thứ sinh, hoặc dọc theo các con đường
của làng bản. Cây ưa đất sâu dày, thoát nước tốt, phong hóa từ các loại đá
biến chất như phiến thạch, mica, diệp thạch kết tinh, gnai và nhóm đá trầm
tích chua, các loại đất feralit vàng đỏ hoặc đỏ vàng, tầng đất dày, thành phần
cơ giới từ thịt đến sét trung bình, độ pH từ chua đến hơi chua. Dó thường mọc
xen với nhiều cây bụi và cây gỗ khác, dưới tán của các loài: Cọ, ràng ràng
mít, chẹo, trám trắng, trám đen, xoan đào, thôi ba, trương vân, thành ngạnh
*. Công dụng
Vỏ dó rất bền, dai, nhiều sợi, với hàm lượng cellulose từ 40 đến 50%
(tùy theo tuổi cây), độ dài sợi 6-7mm, chiều rộng 10 μm (chiều dài lớn gấp
600 lần chiều rộng). Vì vậy sợi có độ bền cơ học cao. Bột giấy dó có hàm
lượng cellulose 92-93%, trị số đồng thấp 1,13% (so với chỉ tiêu bột giấy để
sản xuất giấy chất lượng cao thì hàm lượng cellulose phải trên hay bằng 90%
và hàm lượng đồng nhỏ hơn hay bằng 1,5%). Do đó vỏ dó rất phù hợp với sản
xuất giấy chất lượng cao (tuổi thọ sử dụng đến 500 năm). Theo kinh nghiệm
truyền thống của người dân ở nhiều vùng thuộc miền Bắc Việt Nam, vỏ dó
được dùng để sản xuất loại giấy bản, giấy viết chữ Hán, Nôm, các loại giấy
mềm và dai như cốt giấy nến (stencil), giấy vàng mã, giấy làm khăn ăn, giấy
in tranh dân gian Đông Hồ. Đặc biệt hơn những bản sắc phong của các triều
đại phong kiến Việt Nam trước đây đều được viết trên giấy dó. Hiện nay các
bản sắc phong này vần được giữ trong các đền chùa hay trong các kho lưu trữ
Quốc gia. Ngoài ra lá, hoa và rễ dó còn được dùng làm thuốc trong y học dân
gian ở miền núi. Phần gỗ thân cây làm nguyên liệu bột giấy hoặc làm củi rất
tốt.
Thực tiễn nhu cầu về giấy ngày càng tăng, không những về số lượng,
chất lượng mà còn đa dạng về chủng loại. Bên cạnh các loại giấy thông
21
thường còn có nhu cầu mạnh về giấy chất lượng cao dùng cho lưu trữ, phục

chế tài liệu, ấn phẩm lịch sử, văn hóa nghệ thuật …. Giấy dó là nguồn nguyên
liệu có thể đáp ứng với các yêu cầu đó.
*. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Dó cho loại vỏ để sản xuất loại giấy quí, dùng vào nhiều mục đích đặc
biệt. Đây là loài cây dễ trồng, đồng bào ta đã có tập quán lâu đời trồng dó
trong vườn nhà, vườn rừng, trên nương rãy bỏ hóa 1-2 năm ở các tỉnh vùng
Trung Tâm và Đông Bắc Bắc Bộ. Giá vỏ dó trên thị trường năm 2004-2005
khoảng 10 ngàn đồng/kg.
Cần tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu của thị trường vỏ dó và giấy dó ở trong
và ngoài nước. Trên cơ sở đó sẽ có qui hoạch vùng trồng và nghiên cứu nâng
cao kỹ thuật trồng, công nghệ chế biến giấy dó, để sản xuất hàng hoá các sản
phẩm giấy dó truyền thống đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao.
3. Thốt nốt (Borassus flabellifer l., 1753).
Họ: Cau dừa - Palmae
*. Hình thái
Thân cột hoá gỗ cứng, hình trụ, đơn độc, mọc thẳng đứng, cao 20-30m,
đường kính 60cm hay hơn và thường có nhiều vòng do vết cuống lá để lại.
Gốc hơi phình to. Lá mọc cách, xếp xoắn ốc, tập trung phía ngọn, thường 20-
30 lá xoè rộng, cuống dài, có gai, phiến lá chất da, gần hình mắt chim đến
hình quạt, đường kính 1-1,5m, xẻ chân vịt thành 60-80 thuỳ hình, thuôn dài,
rộng 3cm, mép dính trên 1/2 chiều dài và có gai nhỏ; cuống lá non có gốc
phình rộng thành bẹ ôm lấy thân; gốc cuống lá già là hình tam giác rộng; hoá
gỗ cứng, dài 60-120cm, mép có gai thô.
Cây đơn tính khác gốc, cụm hoa mọc trong tán lá, có cuống ngắn hơn
chiều dài của lá. Hoa đực và cái có hình dạng khác nhau: Cụm hoa đực lớn,
dài đến 2m, gồm khoảng 8 nhánh hoa; mỗi nhánh mang 3 chùm hoa hình
bông, nạc, dài 30-45cm, nhiều lá bắc xếp xoắn ốc và lợp lên nhau; mỗi bông
chứa khoảng 30 hoa, Hoa mẫu 3, với 6 nhị. Cụm hoa cái không phân nhánh,
có các lá bắc dạng mo bao phủ, trục cụm hoá lớn, nạc, to hơn trục cụm hoa
đực, mang nhiều lá bắc hình đấu; những lá bắc phía dưới thường không có

hoa; những lá bắc sau mang hoa cái. Hoa cái to hơn hoa đực, mẫu 3; bầu 3 ô.
Quả hạch hình cầu hay gần hình cầu, đường kính 15-20cm, nặng khoảng
1,5- 2,5(-3) kg/quả; khi non vỏ quả màu xanh, khi già màu tím sẫm hay đen;
gốc có tồn tại, thường chứa 3 hạt hoá gỗ rất cứng; nội nhũ màu trắng, dạng
cùi dừa, có vị ngọt.
*. Phân bố
22
Việt Nam: Thốt nốt phân bố ở các tỉnh miền tây và Đông Nam Bộ, giáp
biên giới Cămpuchia từ Tây Ninh xuống đến Kiên Giang. Những tỉnh trồng
nhiều thốt nốt là An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An và Tây Ninh.
*. Đặc điểm sinh học
Thốt nốt là cây nhiệt đới điển hình, mọc chủ yếu ở các khu vực có khí
hậu nhiệt đới, gió mùa, có mùa khô tương đối dài. Cây ưa sáng, chịu được
khô hạn, có thể mọc sâu vào trong nội địa, nó chịu được khô hạn hơn cây dừa
và có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất cát
pha, giàu chất hữu cơ. Cây ưa địa hình bằng phẳng hay dốc nhẹ. Vùng đồng
bằng ven biển, dọc sông suối là nơi thích hợp nhất để trồng và phát triển loài
cây này.Tuy vậy cũng có thể trồng thốt nốt ở độ cao tới 800m trên mặt
biển.Tính chịu khô của thốt nốt rất cao, nó co thể mọc ở nơi có lượng mưa rất
thấp (500-900mm/năm). Nhưng ở những vùng lượng mưa rất cao: 4.000-
5.000mm/năm cũng có thể trồng thốt nốt. Tính chịu ngập của cây cũng khá
cao. Cây thốt nốt là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật nhỏ như: dơi, chim,
chuột, sóc, khỉ Nhiều nơi đã dùng cây thốt nốt để nuôi dơi lấy phân.
*. Công dụng
Thốt nốt là một loài cây LSNG đa tác dụng: Lá dùng lợp nhà, thưng
vách, làm giấy viết, làm lạt, hàng mỹ nghệ Thân cây già dùng trong xây
dựng, làm máng nước. Dịch từ cuống cụm hoa được chế biến thành rượu,
đường, dấm Cùi và nước trong quả non ăn rất mát và bổ.
Cuống cụm hoa dùng làm thuốc giải nhiệt, lợi tiểu, tẩy giun. Cây non
hoặc rễ chữa vàng da, kiết lỵ, tiểu tiện khó khăn. Rễ còn dùng chữa đau dạ

dày, trị viêm gan
*. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Thốt nốt là cây trồng, tạo nên phong cảnh đặc biệt ở các tỉnh giáp biên
giới Cămpuchia thuộc vùng Đông và Tây Nam Bộ. Nên duy trì và phát triển
loài cây này với mục đích làm cây cảnh, cây ăn quả, cây lấy lá làm hàng mỹ
nghệ và duy trì nghề sản xuất đường thốt nốt để phục vụ khách du lịch đến
các tỉnh biên giới phía Tây Nam.
23
Phần III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Quản lý, bảo vệ, kinh doanh và phát triển rừng bền vững là xu hướng của
lâm nghiệp hiện đại trong đó bao gồm phát huy hiệu quả tổng hợp của rừng,
trồng cây đa mục đích, phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ,
Lâm sản ngoài gỗ là một nguồn tài nguyên có giá trị và có vai trò quan
trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh
học.
Hiện nay các loại LSNG đang ngày càng có giá trị và chiếm tỷ trọng
ngày càng cao trong tổng giá trị các sản phẩm lâm nghiệp trong đó nhóm cây
có sợi có giá trị lớn nhất.
Phát triển lâm sản ngoài gỗ sẽ góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng
nông thôn miền núi, tạo thêm việc làm, từ đó thúc đẩy việc quản lý rừng bền
vững.
Tuy nhiên hiện nay rất nhiều loài LSNG chủ yếu được khai thác trong tự
nhiên mà chưa được chú trọng gây trồng, bảo vệ và phát triển dẫn đến nguy
cơ cạn kiệt, trong đó nhóm cây lấy sợi có các loài Mây, Song,… thuộc họ Cau
dừa (Palmae). Nhiều loài cây LSNG rất khó gây trồng hoặc chưa có giải pháp
kỹ thuật gây trồng hiệu quả.
Vấn đề quản lý lâm sản ngoài gỗ chưa được chú trọng ở cấp độ vĩ mô
cộng đồng và trong chương trình đào tạo.

Thực tế đòi hỏi các cán bộ ngành lâm nghiệp cần được cung cấp những
kiến thức về quản lý lâm sản ngoài gỗ.
2. Kiến nghị:
- Tăng cường bảo vệ, khai thác hợp lý, bền vững các loài LSNG có
nguồn gốc từ rừng tự nhiên, đẩy mạnh gây trồng và phát triển các loại LSNG
có giá trị cao, các loài đã được gây trồng và phát triển thành công.
- Cần có nhiều nghiên cứu sâu, rộng hơn về các loài cây lâm sản ngoài
gỗ để có các giải pháp quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý nguồn
lâm sản ngoài gỗ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dũng (1992), Thực vật và thực vật đặc sản
rừng (Giáo trình), Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
2. Trần Ngọc Hải (2000), Bài giảng lâm sản ngoài gỗ, Đại học lâm
nghiệp.
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp
và đối tác (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp (chương Lâm sản
ngoài gỗ).
4. Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản, dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm
sản ngoài gỗ (2006), Chiến lược bảo tồn và phát triển lâm sản
ngoài gỗ 2006 - 2020.
5. />6. />7. />8. />%20chungii&list=species
25

×