Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

“Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học phân môn vẽ tranh ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.75 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Nội dung Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:……………………………………………………………2
2. Mục đích nghiên cứu:……………………………………………………… 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:……………………………………………4
3.1. Phạm vi nghiên cứu: …………………………………………………… 4
3.2. Đối tượng nghiên cứu:………………………………………………….…4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:……………………………………………………….4
5. Phương pháp nghiên cứu:………………………………………………… 5
6. Dự kiến kế hoạch nghiên cứu:…………………………………………… 5
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn………………………………………………… 6
2. Thực trạng của việc dạy và học phân môn vẽ tranh ở trường THCS Đồng
Tâm…………………………………………………………………………….7
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.…………………………………………7
2.2. Thực trạng của việc dạy học phân môn vẽ tranh trong trường THCS
Đồng Tâm.…………………………………………………………………….8
3. Đề xuất hướng giải quyết vẫn đề.…………………………………………8
4. Những kinh nghiệm, biện pháp thực hiện……………………………… 9
4.1. Sử dụng đĩa VCD. ………………………………………………………9
4.2. Sử dụng máy chiếu đa năng và máy chiếu vật thể. …………………10
5. Kết quả thực nghiệm…………………………………………………….12
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận………………………………………………………………….13
2. Kiến nghị đề suất……………………………………………………… 13
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Hoà chung trong xu thế đổi mới giáo dục phổ thông mà Đảng và Nhà
nước ta đang nỗ lực phấn đấu. Cho tới thời điểm này, giáo dục Việt Nam đang


và đã thu hoạch được những tiến bộ nhất định, đã có những bước bứt phá mà từ
trước tới nay vẫn chưa tạo ra được. Điều này không chỉ có sự cố gắng hết sức
của những nhà khoa học, những nhà quản lý giáo dục đầy tâm huyết mà còn
phải kể đến một nền tảng khoa học công nghệ đã được thế giới khẳng định. Như
chúng ta được biết, xu hướng phát triển của xã hội luôn luôn gắn liền với sự phát
triển của khoa học công nghệ. Đặc biệt đối với ngành Giáo dục - Đào tạo, công
nghệ chắc chắn sẽ không thể thiếu trong thời kỳ hiện nay và trong tương lai. Giờ
đây, với những bài giảng điện tử, lớp học sử dụng trên nền công nghệ thông tin
không còn là điều xa lạ đối với giáo viên chúng ta nữa.
Có thể nói, công nghệ thông tin đã thổi một luồng gió mới vào xu thế đổi
mới quá trình Dạy - Học. Từ bấy lâu nay, công nghệ thông tin đã giúp cho giáo
viên vận dụng được những phương pháp dạy học một cách linh hoạt và đơn
giản, công nghệ thông tin đã giúp giáo viên thực hiện được những bài giảng
phức tạp mà giáo dục truyền thống khó có thể làm được, nếu có được thì phải rất
vất vả và tốn kém, và còn nhiều điều mà công nghệ thông tin đã giúp cho giáo
viên từ việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, đồ dùng thí nghiệm, minh hoạ trực quan
đến việc truyền đạt kiến thức tới học sinh thực sự dễ dàng và hiệu quả.
Xét trên một phương diện nào đó thì nhờ vào công nghệ thông tin, đã góp
phần vào việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh hình thành khái
niệm và kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Đã có nhiều bài
giảng điện tử được thực hiện và học sinh tiếp thu nó một cách hoàn toàn tự
nhiên và hứng thú. Điều này đã được khẳng định trong thời gian qua thông qua
các đợt Hội giảng mà Huyện và Thành phố đã tổ chức.
Theo quan niệm của cá nhân tôi, việc đổi mới phương pháp dạy học trong
giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố. Trong
2
đó không thể không có những yếu tố như: Thầy - Trò - Phương pháp - Công
nghệ hỗ trợ…
Để đảm bảo được sự đổi mới theo xu hướng hiện đại, việc ứng dụng tốt
được công nghệ thông tin thì ngành giáo dục và đặc biệt là giáo viên cần phải có

cái nhìn với sự nhận định thật nghiêm túc và đúng mực với công nghệ tin học.
Chúng ta cần phải làm sao không quá lạm dụng, phô trương nhưng cũng đừng
mắc phải sự tụt hậu một cách bảo thủ.
Từ những thực tế trên và qua nhận định chủ quan của cá nhân, qua trải
nghiệm trên thực tế, tôi mạnh dạn viết một đề tài nhằm đổi mới phương pháp
dạy học phân môn vẽ tranh thông qua việc áp dụng công nghệ tin học, cụ thể là:
“Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học phân môn vẽ tranh ở trường
THCS”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Qua thời gian công tác và giảng dạy trực tiếp tại trưòng THCS Đồng Tâm,
với nhiệt huyết của một giáo viên trẻ, luôn mong muốn lên lớp, đứng trước các
em học sinh, truyền đạt tất cả những kiến thức mà mình có cho các em. Trong
mỗi tiết dạy, tôi 1uôn cố gắng làm sao có thể truyền đạt kiến thức của mình tới
các em một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất và dễ hiểu nhất.
Vì là một giáo viên trẻ, tôi có nhiều điều kiện để tiếp xúc, nắm bắt, tiếp
thu các phương tiện hiện đại. Với những hiểu biết của mình về máy vi tính, các
phần mềm tin học và các loại máy chiếu hiện đại, tôi thiết nghĩ nếu có thể sử
dụng những phương tiện này vào bài giảng thì sẽ có thể đạt nhiều kết quả tốt.
Bởi vì hiện nay trên thị trường, trên mạng Intemet, trên tivi có rất nhiểu các
loại băng hình, tranh ảnh rất phong phú, nhiều thể loại, hình thức thể hiện khác
nhau, những trào lưu nghệ thuật mới Nếu như các em học sinh được xem,
được biết đến thì các em sẽ mở rộng được hiểu biết của mình về nghệ thuật hội
hoạ và làm phong phú thêm trí tưởng tượng, phát huy trí sáng tạo của mình
trong suy nghĩ và vẽ tranh.
3
Với mục tiêu làm thế nào để đổi mới thực sự về phương pháp dạy học
phân môn vẽ tranh trong trường phổ thông nói chung và trong trường THCS
Đồng Tâm nói riêng. Đặc biệt là làm thế nào để giáo viên Mỹ thuật không phải
quá vất vả trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học.
Với mục đích giúp học sinh hình thành khái niệm mỹ thuật, khái niệm về

bố cục, mầu sắc, hình mảng, tình cảm thẩm mỹ cho học sinh, đặc biệt giúp học
sinh hình thành kiến thức về ngôn ngữ tạo hình, cụ thể là ngôn ngữ hội hoạ một
cách đơn giản và hiệu quả.
Tạo nên một quan niệm Dạy - Học mới dựa trên mô hình công nghệ thông
tin hoá, hiện đại hoá bài giảng. Tạo ra bước đột phá về áp dụng kỹ thuật hiện đại
trong dạy học.
Tạo một thói quen tự tìm tòi sáng tạo và tự học tập, tự nghiên cứu về công
nghệ thông tin để phục vụ cho việc Dạy - Học theo phương pháp mới.
Giáo viên biết tận dụng nền kỹ thuật tiên tiến và phương tiện hiện đại để
đổi mới cách dạy của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
3.1. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng học: toàn bộ học sinh các khối lớp từ khối 6 đến khối 9
trường THCS Đồng Tâm
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Phân môn Vẽ tranh trong bộ môn mỹ thuật ở cấp THCS
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Để nghiên cứu và thực hiện thành công đề tài này chúng ta cần nghiên
cứu một số nhiệm vụ cụ thể dưới đây trong khi vận dụng công nghệ thông tin
vào bài giảng:
+ Phương pháp chuẩn bị cần thiết cho mỗi bài giảng.
+ Phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét tranh.
4
+ Phng phỏp hng dn hc sinh thc hnh.
- Vi 3 nhim v ny, chỳng ta ó tin hnh nhng phn quan trng nht
trong bi dy v tranh i vi THCS. õy tụi ch tp trung vo vic ỏp dng
cụng ngh thụng tin trong khi thc hin cỏc nhim v trờn.
5. Phng phỏp nghiờn cu:
- Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phơng pháp sau :
+ Phơng pháp điều tra giáo dục.

+ Phơng pháp quan sát s phạm
+ Phơng pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.
+ Phơng pháp mô tả.
6. D kin k hoch nghiờn cu:
- Nm hc 2011 2012
B. NI DUNG
5
“Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học phân môn vẽ tranh ở
trường THCS”.
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
- Môn Mỹ thuật trong trường THCS là môn học nghệ thuật nhằm định
hướng cho các em về cái đẹp trong hội hoạ, giúp các em phát triển toàn diện:
Đức - Trí - Thể - Mỹ. Giúp các em biết phân biệt cái đẹp và cảm nhận được cái
đẹp của hội hoạ. Các bước lên lớp trong một tiết dạy của bộ môn Mỹ thuật hiện
nay chủ yếu gồm hai phần:
+ Phần bài giảng của giáo viên.
+ Phần thực hành của học Sinh.
- Đối Với các bài: Vẽ theo mẫu, trang trí, vẽ tranh đề tài, để học sinh hiểu
bài và vẽ tốt, làm được bài, phần bài giảng của giáo viên rất quan trọng. Một tiết
dạy có 45 phút, 22 - 27 phút là thời gian dành cho các em học sinh thực hành,
như vậy thời gian giảng bài của giáo viên chỉ còn khoảng 18 phút.
Hệ thống của một bài giảng chủ yếu gồm 3 phần chính:
+ Tìm và chọn nội dung đề tài.
+ Phần hướng dẫn cách vẽ.
+ Phần thực hành của học sinh.
- Phần tìm và chọn nội dung đề tài mục đích nhằm cho các em quan sát
tranh ảnh, tìm hiểu nội dung bài, tạo ra xúc cảm nghệ thuật cho các em, từ đó
các em hiểu bài, biết được với nội dung này phải vẽ thế nào mới là đúng, là đẹp,
thế nào là chưa đẹp. Sau khi các em hiểu bài, yêu thích nội dung và lựa chọn
được nội dung như ý thì mới sang phẩn tìm hiểu cách thể hiện (cách vẽ).

- Như vậy phần tìm và chọn nội dung đề tài giữ một vai trò quan trọng
trong phần bài giảng. Các em có làm được bài hay không, có hứng thú với tiết
học hay không là phụ thuộc phẩn lớn vào tìm và chọn nội dung đề tài. Trong
phần này giáo viên sẽ cho các em xem tranh và đặt ra các câu hỏi để các em
6
nhận xét như: Bức tranh: Bố cục thế nào ? Màu sắc có hài hoà không ? nhằm
giúp các em tự phân biệt được cái đẹp và có cảm xúc nghệ thuật, thích thú bài
học. Từ trước đến nay giáo viên Mỹ thuật phải dán từng bức tranh lên bảng cho
các em học sinh quan sát và nhận xét. Làm như vậy:
- Giáo viên sẽ mất nhiều thời gian để đính tranh lên bảng (bằng nam châm
hay băng dính) mà thời gian của phần này chỉ từ 6 đến 8 phút trong khoảng 15
phút giảng bài.
- Giáo viên chỉ đính được một số lượng bài nhất định vì giới hạn bảng
không cho phép đính quá nhiều (chỉ từ 10 đến 15 bài) và nếu đính nhiều sẽ mất
nhiều thời gian, không đủ thời gian để các em phân tích, làm các em đợi lâu mất
dần hứmg thú đầu giờ học.
- Dữ liệu của giáo viên bị hạn chế, bó gọn trong các cuốn sách và bài vẽ
của học sinh.
- Tranh đồ dùng dạy học tuy có to, rõ, in đẹp nhưng số lượng lại quá ít,
mỗi bài là một tờ, trong đó chỉ có vài ba hình. Chưa đáp ứng được đầy đủ nhu
cầu giảng dạy của giáo viên và quan sát của các em.
* Vậy vấn đề đặt ra là cần có một phương tiện có thể đưa ra nhiều tranh
cho học sinh quan sát và nhận xét trong thời gian nhanh nhất, (thậm chí có thể
chiếu được các hình ảnh có liên quan đến bài giảng) to , rõ ràng, đảm bảo tính
trực quan, gợi xúc cảm nghệ thuật cho các em, giúp các liên hệ giữa thực tiễn
cuộc sống với bài giảng để các em làm bài đạt kết quả tốt nhất.
2. Thực trạng của việc dạy và học phân môn vẽ tranh ở trường THCS
Đồng Tâm.
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường:
- Trường THCS Đồng Tâm có cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy

tương đối tốt. Đặc biệt đã có 1 phòng máy chiếu được lắp đặt đầy đủ các thiết bị
nhằm phục vụ cho việc dạy và học.
7
- Học sinh trường THCS Đồng Tâm đa số là các em ngoan chịu khó học
tập, các em có đầy đủ các dụng cụ học tập….
2.2. Thực trạng của việc dạy học phân môn vẽ tranh trong trường
THCS Đồng Tâm:
- Đối với giáo viên: Có thể một bộ phận giáo viên chưa tự chủ trong việc
tự học, tự nghiên cứu về công nghệ thông tin để có thể vận dụng vào dạy học
một cách có hiệu quả.
- Đối với nhà quản lý giáo dục: Cho tới nay, việc trang bị những thiết bị
công nghệ hiện đại cho các trường học vẫn còn ở mức tối thiểu nên triển khai
rộng sẽ gặp khó khăn,
3. Đề xuất hướng giải quyết vẫn đề:
- Để phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, để mọi người đều
sử dụng dễ dàng và vẫn đảm bảo tính trực quan, khoa học, hiện đại, tôi đã đi đến
một hướng giải quyết trước mắt như sau:
+ Tạo các đĩa Video CD cho các bài vẽ tranh đề tài của từng khối lớp.
Mỗi một đĩa Video CD có cấu trúc bài tương ứng như bên dưới:
Đĩa lớp 6:
+ Track 1 : Bài thứ nhất trong phân phối chương trình.
+ Track 2 : Bài thứ hai trong phân phối chương trình.
+ Track 3 : Bài thứ ba trong phân phối chương trình.

+ Track n : Bài thứ n trong phân phối chương trình.
+ Tương tự như vậy tôi tạo các Video CD cho các lớp còn lại (7,8,9) và
chúng ta sẽ có bộ đĩa hoàn chỉnh cho cả bậc THCS.
- Như vậy, khi mà nhà quản lý giáo dục chưa trang bị được cho các đơn vị
trường học đầy đủ thiết bị thì chúng ta sẽ tận dụng những thiết bị khác như đầu
8

đĩa VCD và ti vi dân dụng để tiến hành trình chiếu các đĩa chúng ta xây dựng
trước cho các nội dung cần thiết.
4. Những kinh nghiệm, biện pháp thực hiện.
4.1. Sử dụng đĩa VCD.
* Chuẩn bị dữ liệu (tranh ảnh tư liệu):
- Để có thể giải quyết các vấn đề đã nêu ở trên, giáo viên cần Scan hoặc
chụp ảnh lại các hình ảnh vào máy vi tính hay mua sẵn các đĩa CD thư viện ảnh
và sử dụng các phần mềm có khả năng trình diễn để chiếu tranh, ảnh, băng hình
lên (Phần mềm ProShowGold, ACD see, Powerpoint…)
- Phương pháp chụp ảnh những tư liệu: Hiện nay trên thị trường đã rất
phổ biến các loại máy ảnh kỹ thuật số nhỏ gọn nhưng rất tốt cho việc chụp hình
tư liệu. Nếu chúng ta không tự trang bị được thì cũng có thể sử dụng một số máy
điện thoại di động đời cao có chức năng chụp hình của đồng nghiệp để chụp lại
ảnh.
- Lưu ý khi tập hợp ảnh tư liệu: Việc tập hợp ảnh tư liệu tuy là công việc
nhỏ nhưng nếu giáo viên chú tâm tới vấn đề này thì việc sử dụng sau đó sẽ rất
thuận tiện và khoa học. Chúng ta cần lưu ý như sau: khi lưu ảnh trên máy vi tính
cần phân loại theo từng loại tư liệu khác nhau, mỗi loại được đặt trong một thư
mục (Folder) riêng, trong mỗi loại cần đặt tên file ảnh rõ ràng để tìm kiếm và sử
dụng nó hiệu quả nhất.
* Thiết kế trình diễn ảnh tư liệu phục vụ bài giảng:
Để trình diễn hình ảnh một cách sinh động, có chú thích, âm thanh, ta có
thể sử dụng phần mềm PowerPoint, ProShowGold Đây là những phần mềm
thông minh, dễ sử dụng, tiện ích cho việc thuyết trình, giảng bài.
* Ghi sản phẩm đã thiết kế hoàn thiện ra đĩa VCD để sử dụng:
- Sau khi hoàn thiện sản phẩm là những đoạn video, những file trình chiếu
thì cũng là lúc chúng ta có thể ghi ra đĩa theo từng khối lớp. Mỗi lớp một bộ đĩa.
9
Trong mỗi đĩa, số bài trên đĩa (Track) tương ứng với số bài học trong phân phối
chương trình.

- Trong mỗi bài, hình ảnh sẽ tương ứng với tiến trình bài giảng. Như vậy,
bất kỳ một giáo viên nào cũng có thể thực hiện được bài giảng một cách dễ dàng
* Sử dụng sản phẩm đĩa VCD đã tạo để tiến hành dạy học:
Sau khi hoàn thành các đĩa VCD theo nội dung đã nêu. Giáo viên sẽ tiến
hành sử dụng các sản phẩm đó vào việc giảng bài, cụ thể ở đây là áp dụng vào 2
phần nội dung: Hướng dẫn quan sát nhận xét, Hướng dẫn thực hành. Khi tiến
hành bài dạy, giáo viên cần chuẩn bị một bộ đầu đĩa VCD và ti vi màn rộng
(khoảng 29 in là đủ).
4.2. Sử dụng máy chiếu đa năng và máy chiếu vật thể.
* Chuẩn bị phương tiện và thiết bị:
Để các em kịp thời rút kinh nghiệm trong phần thực hành, tránh những lỗi
sai và kịp thời tiếp thu cái đẹp ngay trong lúc làm bài, tôi đã chọn những bài tốt
và chưa tốt, đưa vào máy chiếu, lập tức bức tranh của em học sinh đó đã được
phóng lớn trên màn hình. Như vậy, cả lớp nhìn rõ và cùng giáo viên phân tích
những ưu điểm, khuyết điểm để học sinh rút kinh nghiệm ngay trong lúc làm
bài.
Từ thực tế đó nên tôi đã tự nghiên cứu và tận dụng nền công nghệ thông tin hiện
tại để tự chế ra được một hệ thống gồm Camera thông thường dạng WebCam,
bộ máy tính và máy chiếu đa năng
Khi đã trang bị được Camera rồi chúng ta tiến hành cài đặt vào máy vi
tính và thực hiện một số thao tác đặt, và sắp xếp hợp lý để có thể quay được
hình ảnh các bài thực hành của học sinh là máy tính và máy chiếu sẽ nhận được
hình ảnh đó. Ngay lập tức, trên màn hình máy chiếu sẽ xuất hiện hình ảnh của
camera đang ghi hình ảnh bài thực hành của học sinh. Như vậy, giáo viên và học
sinh sẽ cùng nhận xét và phân tích bài kết quả thực hành của học sinh trực tiếp
khi các em đang làm bài.
10
* Phương pháp thực hiện:
- Thực hiện kết nối Camera với máy tính và máy chiếu đa năng. Ta thực
hiện kết nối thông qua cổng kết nối mà thiết bị hỗ trợ

- Thiết kế giá đỡ và mặt phẳng để đặt bài vẽ của học sinh cho Camera
quay hình các bài đó.
* Thực hiện phần hướng dẫn thực hành bằng máy chiếu vật thể.
Trong lúc học sinh thực hành, giáo viên thực hiện chiếu hình bài thực
hành của học sinh. Khi cần thiết rút kinh nghiệm, phân tích ưu điểm, nhược
điểm giáo viên sẽ lựa chọn một số bài cần thiết của học sinh để tiến hành chiếu
bài lên màn hình máy chiếu.
Vậy giải pháp này, nếu giáo viên chỉ cần chiếu hình để học sinh nhận xét
từng tranh riêng lẻ thì chúng ta có thể để ống kính gần với bài vẽ hơn, còn nếu
muốn để học sinh so sánh giữa nhiều bài thì giáo viên định vị lại khoảng cách
của Camera cao lên là hình ảnh sẽ chiếu được nhiều hơn. Từ đó, giáo viên cùng
với học sinh sẽ được quan sát, nhận xét và phân tích chi tiết các bài thực hành
của học sinh khi cần nhận xét.
11
5. Kết quả thực nghiệm.
Việc đổi mới phương pháp dạy phân môn Vẽ tranh nói riêng, Mĩ thuật nói
chung và cũng như bao môn học khác là điều cần thiết đối với tình hình thực tế
hiện nay. Song phương pháp, phương tiện có đổi mới như thế nào đi nữa thì cái
đích cuối cùng vẫn phải là kết quả mà học sinh tiếp thu được, nó phải chứng
minh được sự vượt trội về kỹ năng vẽ bài, tư duy sáng tạo,… . Dưới đây là một
số thống kê tại trường THCS Đồng Tâm để chúng ta tiện so sánh kết quả khi
chưa áp dụng và đã áp dụng phương pháp sử dụng giáo án điện tử, đồ dùng điện
tử và bài giảng điện tử.
Tªn
líp

bµi
KT
Giái Kh¸ TB YÕu KÐm
SL % SL % SL % SL % SL %

Tríc
khi
thùc
hiÖn
®Ò tµi
9A
9B
8A
8B
7A
7B
6A
6B
Sau
khi
thùc
hiÖn
®Ò tµi
9A
9B
8A
8B
7A
7B
6A
6B
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
12
1. Kết luận.
Với đề tài này, mới chỉ là bước đầu đặt chân lên một khái niệm dạy học

mới, để tiếp tục hoàn thiện, tiếp tục phát triển thì chúng ta cần phải làm, phải
học nhiều điều hơn nữa. Hôm nay mới chỉ có một vài phần mềm hỗ trợ cho soạn
bài điện tử nhưng ngày mai sẽ có rất nhiều các phần mềm khác có thể làm được
việc ấy. Vì vậy, giáo viên chúng ta phải luôn luôn tự học, tự nghiên cứu để tự
cập nhật cho mình vốn kiến thức về tin học.
Năm học 2011 - 2012 tôi đã mạnh dạn viết thành sáng kiến kinh nghiệm
nhằm đưa ra một phương pháp mới để đồng nghiệp bộ môn cùng tham khảo và
xây dựng. Tuy nhiên, đây là những gì tôi tự nghiên cứu, không có nhiều tài liệu
tham khảo và đặc biệt có rất ít giáo viên viết về lĩnh vực này (đối với bộ môn
Mỹ thuật ở bậc THCS) để tham khảo. Cho nên, chắc chắn sẽ còn nhiều điều
khiếm khuyết và chưa hoàn thiện, có những vấn đề có thể chưa cụ thể hoá hoặc
vẫn còn bỏ ngỏ. Mong rằng các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp cùng chung
sức góp ý xây dựng để sáng kiến kinh nghiệm này hoàn thiện hơn, chỉnh chu
hơn và đặc biệt là có được một kho dữ liệu thực sự đầy đủ cho giáo viên Mỹ
thuật có thể sử dụng cho các giáo án điện tử của mình.
2. Kiến nghị đề suất.
Đề tài “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học phân môn vẽ
tranh ở trường THCS”. Là một đề tài mới được thực nghiệm trong trường
THCS. Đây là một đề tài rất mới và có sử dụng trên nền công nghệ thông tin
đem lại. Do vậy rất cần được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp
ủng hộ và tạo điều kiện để đề tài được áp dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng
khác nhau. Để đề tài khắc phục được những hạn chế và tiếp tục nghiên cứu phát
huy những thế mạnh mà công nghệ thông tin đem lại, tôi xin đề xuất một số vấn
đề như sau:
- Đối với ngành giáo dục Huyện, Thành phố: Cần tham mưu với các cấp
lãnh đạo có thẩm quyền để tạo điều kiện về kinh phí và trang bị thiết bị tối thiểu
cho việc dạy học bằng máy tính và máy chiếu.
13
- Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng về trình độ tin học cho giáo viên, đặc biệt
là cách sử dụng những phần mềm hỗ trợ tạo bài giảng điện tử, đồ dùng điện tử.

- Đối với nghiệp vụ bộ môn: Cần tổ chức các chuyên đề để xây dựng
chương trình và kế hoạch thiết kế các bộ giáo án điện tử, đồ dùng điện tử dùng
chung cho giáo viên bộ môn, cần có kế hoạch phát hành các loại đĩa VCD phục
vụ cho giáo viên dạy học trên những phương tiện nghe nhìn và thiết bị máy móc
hiện đại.
- Đối với các nhà trường: cần tạo điều kiện tốt nhất về phòng học cho bộ
môn Mỹ thuật.
- Đối với giáo viên: Thường xuyên ý thức học và tự học tin học để cập
nhật những thành tựu mới nhất mà công nghệ tin học đem lại cho công tác dạy
học của mình. Đối với những phần mềm chuyên hỗ trợ soạn giảng trên máy thì
giáo viên cần phải làm chủ được chúng, có như vậy thì giáo viên mới hoàn toàn
chủ động trong việc thiết kết, xây dựng và trình bày được giáo án và bài giảng
điện tử.
Trên đây là những đề xuất nhỏ đối với ngành giáo dục chúng ta, tôi hy
vọng nếu được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý giáo dục, các
giáo viên tâm huyết, chắc chúng ta sẽ thổi một luồng gió mới vào tư duy đổi mới
phương pháp dạy học trong xã hội hiện đại, xã hội của công nghệ, xã hội của
mạng thông tin toàn cầu.
Đồng Tâm, ngày 29 tháng 5 năm 2012
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trần Thị Thanh Nga
TÀI LIỆU THAM KHẢO
O0O
14
1/. Phương pháp dạy học mĩ thuật ở THCS
3/. Sách giáo khoa mĩ thuật 6.
4/. Sách giáo khoa mĩ thuật 7.
5/. Sách giáo khoa mĩ thuật 8.
6/. Sách giáo khoa mĩ thuật 9.
7/. Sách giáo viên mĩ thuật lớp 6,7,8,9

9/. Giáo trình vẽ tranh đề tài Truờng CĐSP Nhạc Họa TW
10/. Giáo trình phương pháp giảng dạy Truờng CĐSP Nhạc Họa TW
11/. Giáo trình tâm lý lứa tuổi Truờng CĐSP Nhạc Họa TW
14/. Giáo trình thực hành Powerpoint
15/. Giáo trình thực hành ProShowGold
Trang web thư viện:
1.
2.
3.
4.
15

×