Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
MỤC LỤC
MỤC LỤC:…………………………………………… 01
PHẦN I: MỞ ĐẦU …. ………….02
1. Lý do chọn đề tài: 02
2. Mục đích nghiên cứu 03
3. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………… ……………….03
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 04
5. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………… ……04
6. Giả thuyết khoa học………………………………………………………… ……04
7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu……………………………………….04
PHẦN II: NỘI DUNG 05
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tế……………………………………… … ….05
1 Lịch sử vấn đề 05
2Phương pháp dạy học………………………………………… …….……… …….05
3.Trắc nghiệm khách quan (TNKQ)……………………………………… ……… 06
4.Thực trạng ……………………………………………………………… ………….07
Chương 2: Hệ thống trắc nghiệm trực tuyến………………………… ……….08
I/ Một số yêu cầu……………………………………………………… ………… ….08
1. Tính đơn giản:……………………………………………… …… ………08
2. Tính kích thích…………………………………………… ………… ……08
II/ Hệ thống trăc nghiệm trực tuyến xây dựng trên mã nguồn mở nukeviet. 09
1/ Giao diện chính và chức năng của hệ thống……………………… …. 10
2/ Giao diện và chức năng quản trị dành cho giáo viên…………… ………… 17
Chương 3: Hệ thống trăc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí
môn Hóa Học 8…………………………………………………………… …… ….22
1/ Nội dung hệ thống câu hỏi:………………………………………… ….… …….22
2/ Kết quả thực nghiệm:…………………………………………………… … ….…22
PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ………………………………… ….….24
1. Kết luận……………………………………………………………… … … 24
2. Kiến nghị:………………………………………………………… ……. .…25
3. Hướng phát triển của đề tài…………………………………… ……… …26
Tài liệu tham khảo
Nhận xét, đnahs giá của hội đồng khoa học
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 1
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy và học đang là một trong những
xu thế phát triển nhằm nâng cao chất lượng đào, góp phần đổi mới phương
pháp dạy học và quản lý trong trường học.
Thực hiện chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông về việc
xây dựng nội dung chương trình, sách giáo khoa phổ thông, đổi mới phương
pháp dạy học, định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá môn học (có sử
dụng 30-50% trắc nghiệm khách quan) thì ngành giáo dục đã không ngừng
phát triển về mọi mặt với mục tiêu và phương châm nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy và học toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Do điều kiện xã hội đa phần học sinh trên địa bàn huyện Chơn Thành nói
chung và học sinh trên địa bàn xã Minh Hưng nói riêng ít có điều kiện tiếp xúc
với nguồn học liệu tích cực. Mặt khác hầu hết phụ huynh học sinh không có khả
năng hoặc rất hạn chế trong việc hướng dẫn hoặc kiểm tra quá trình học ở nhà
của con em mình đã đạt yêu cầu hay không.
Nhằm tạo cho HS tại trường có điều kiện học và ôn thi tốt hơn: HS có thể
tham gia học, thi sau mỗi khi kết thúc bài học, chương học của một môn học;
đồng thời giúp cho GV có thể thuận tiện hơn trong quá trình g i ả n g d ạ y ,
t ổ c h ứ c t h i , tạo đề thi: có thể tạo online… Mặt khác giúp mọi đối tượng
phụ huynh có thể kiểm tra quá trình học bài ở nhà của con em mình Vì vậy đề
tài: “ Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi –
không khí môn Hóa Học 8” được tôi chọn nghiên cứu và tổ chức thực
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 2
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
nghiệm với mục đích bước đầu mang đến cho học sinh và phụ huynh cách tiếp
cận mới về phương pháp học tập và công cụ kiểm soát quá trình học tập của con
em mình.
Quá trình xây dựng hệ thống chia làm 3 giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trên website
- Giai đoạn 2: Thực nghiệm xây dựng thí điểm trắc nghiệm chương IV
Oxi – Không khí môn hóa học 8.
- Giai đoạn 3: Triển khai đại trà đối với môn hóa bậc THCS và
các môn khác.
Với đề tài này tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân mình sau khi thực
hiện giai đoạn 2 nhằm mục đích thực nghiệm đồng thời trưng câu ý kiến đóng góp
để hoàn thiện hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế hệ thống trăc nghiệm khách quan trên môn hóa học 8,
chương IV Oxi – Không khí trên Website nhà trường nhằm góp phần
nâng cao chất lượng học tập của HS và hiệu quả dạy học của GV và cung cấp
công cụ kiểm soát quá trình học tập tại nhà co quý phụ huynh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan.
b. Nghiên cứu thiết kế hệ thống trắc nghiệm khách quan trên website.
c. Thiết kế hệ thống trắc nghiệm khách quan trên website môn hóa học
8, chương IV Oxi – Không khí gồm các nội dung chính sau:
+ Bài tập trắc nghiệm theo từng bài trong chương IV Oxi – Không
khí
+ Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm chương IV Oxi – Không khí
+ Ngân hàng kiểm tra trắc nghiệm chương IV Oxi – Không khí
+ Video thí nghiệm hóa học.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 3
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
dụng của Website trong việc nâng cao kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm cho
HS.07
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn hóa học ở trường THCS
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Việc thiết kế Website bài tập trắc nghiệm khách quan hóa vô cơ ở
trường THCS
5. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình Hóa học THCS
6. Giả thuyết khoa học
Nếu “Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi
– không khí môn Hóa Học 8” được thực hiện đảm bảo tính khoa học,
tính sư phạm, tính thẫm mỹ thì sẽ giúp học sinh có thêm một công cụ tự học
đắc lực, giáo viên có thêm nguồn tư liệu giảng dạy, phụ huynh có công cụ
kiểm tra quá trình học của côn em mình góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học. Là tiền đề để áp dụng đại trà đối với môn Hóa Học nói riêng và các môn
khác nói chung.
7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
Phân tích, tổng hợp.
Sử dụng máy tính và các phần mềm tin học để “Xây dựng hệ thống trắc
nghiệm trực tuyến chương Oxi – không khí môn Hóa Học”
Thực nghiệm sư phạm.
Tổng hợp và xử lý kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm sư phạm theo
phương pháp thống kê toán học.
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 4
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ
1. Lịch sử vấn đề
Trong những năm trở lại đây, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về trắc nghiệm
khách quan ở các cấp độ khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án. Riêng với
dạng đề tài xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ trên website cũng cố nhiều tranh
như: ,
Tuy nhiên hầu hết các trang này không phù hợp với đặc điểm đối tượng học
sinh trên địa bàn huyên Chơn Thành. Mặt khác các trang này có mục đích chính là
kinh doanh.
2. Phương pháp dạy học
“Phương pháp là thầy của các thầy” (Talley Rand)
Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “methodos” có
nghĩa là “con đường để đạt mục tiêu”. Theo đó, phương pháp dạy học là con
đường để đạt mục tiêu dạy học. Theo nghĩa rộng:
“Phương pháp dạy học là cách thức thực hiện phối hợp, thống nhất
giữa người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Đó
là sự kết hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt
động học trong quá trình dạy học”[1, tr.6].
Hay nói một cách khác:
Phương pháp dạy học là cách mà người dạy chỉ đạo (tổ chức, điều
khiển, lãnh đạo) hoạt động của người học, và cách mà người học tiến hành hoạt
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 5
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
động lĩnh hội năng lực người.
Phương pháp dạy học là một trong những thành tố quan trọng của quá
trình dạy học. Mỗi thầy cô giáo với phương pháp dạy học khác nhau sẽ giúp học
sinh đạt được những mức độ nhận thức khác nhau. Học sinh hiểu bài một cách
sâu sắc hay không cũng tuỳ thuộc ở phương pháp dạy học của người thầy.
* Hai xu hướng giáo dục hiện nay
- Phương pháp dạy học thụ động: Giáo viên truyền đạt kiến thức,
độc thoại, phát vấn hay đặt câu hỏi, giáo viên áp đặt kiến thức
có sẵn, còn học viên thì học thuộc lòng và nhớ máy móc. Giáo
viên độc quyền đánh giá cho điểm.
- Phương pháp dạy học tích cực: Học sinh tự tìm ra kiến thức
bằng hành động thao tác giáo viên hướng dẫn mọi hoạt động và
đối thoại với học sinh, giáo viên hợp tác và trao đổi với học sinh
và giáo viên khảng định kiến thức do học sinh tìm ra. Học sinh
học cách học, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, cách sống và
trưởng thành. Học sinh tự đánh giá và điều chỉnh làm cơ sở cho
giáo viên cho điểm cơ động.
Tóm lại, có nhiều phương pháp dạy học khác nhau, tuy nhiên không có
phương pháp nào là tối ưu. Do đó, người giáo viên cần biết chọn lọc và sử
sụng phương pháp thích hợp để tăng hiệu quả dạy và học. Thực tế thì giáo viên
sử dụng nhiều phương pháp khác nhau sẽ phát triển được nhiều kĩ năng khác
nhau của học sinh và làm cho công việc của giáo viên thú vị và hứng khởi hơn.
Giáo viên nên sử dụng càng nhiều phương pháp dạy học càng tốt.
Dù sử dung phương pháp nào thì yếu tố kích thicha người học tự học sẽ
mang lại hiệu quả cao nhất.
3. Trắc nghiệm khách quan (TNKQ)
“Trắc” là “đo lường”, “nghiệm” là “đúng như sự thật”. Trắc nghiệm là đo
lường để biết sự thật.[1, tr.18].
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 6
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
TNKQ là phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh
bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm gọi là “khách quan” vì cách cho điểm hoàn
toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm.
Tới nay người ta hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm
theo câu trả lời sẵn yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng một kí hiệu đơn giản đã
qui ước để trả lời.
4. Thực trạng .
Như đã phân tích để đạt được hiệu quả cao trong quá trình học tập đòi hỏi
phải kết hợp rất nhiều yếu tố. Hơn với phương pháp dạy học lấy người học làm
trung tâm thì trách nhiệm của người giáo viên là làm sao phải kích thích người
học tự giác học tập. Hoạt động giảng dạy phải phục vụ cho nhu cầu của học sinh.
Trong những năm qua với sự đổi mới của ngành giáo dục thì việc đổi mới
phương pháp của giáo viên đã phần nào đáp ứng được những tiêu chuẩn mới. Tuy
nhiên việc đổi mới chỉ dừng lại ở việc giảng dạy trên lớp còn việc tự học ở nhà
của học sinh cũng như hướng dẫn học sinh học ở nhà của phụ huynh thì chúng ta
gần như không giúp được gì. Đây là vấn đề mà tôi rất trăn trở trong quá trình
giảng dạy của mình. Trong quá trình giảng dạy thưc tế tôi không thể giúp học sinh
trả lời câu hỏi “ Làm thế nào em biết mình học bài đã đạt yêu cầu chưa” và khi
trao đổi với phụ huynh tôi thường nhận đươc lời than phiền: “Chương trình học
bây giờ khác quá, chúng tôi không thể kèm con mình học bài được” hoặc “ Tôi
không thể kiểm tra xem con mình đã thuộc bài chưa”. Trong khi đó với đối tượng
học sinh THCS thì ý thức tự giác chưa cao rất cần có sự hướng dẫn, kèm cặp của
phụ huynh.
Chính những câu hỏi đó thôi thúc tôi tìm một công cụ giúp cho học sinh của
mình phần nào tự đánh giá được kết quả quá trình tự học của mình, giúp phụ huynh
có thể kiểm soát được xem con em mình đã thuộc bài cũ chưa. Thật may là với sự
phát triển của kinh tế xã hội thì việc sắm một máy tính có nối mạng không quá khó
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 7
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
đối với mỗi gia đình.
Chương 2: HỆ THỐNG TRĂC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
I/ Một số yêu cầu.
Với yêu cầu đặt ra tôi bắt tay vào tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề của mình
qua tham khảo rất nhiều thầy cô, tham gia nhiều diễn đàn giáo dục tôi nhận thấy
việc xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến giải quyết được phần nào yêu cầu
của mình. Tuy nhiên để hệ thống phát huy hiệu quả cần đảm bảo các tiêu chí cơ
bản sau:
3. Tính đơn giản:
Hệ thống trắc nghiệm chỉ là công cụ, phần quan trọng nhất chính là ngân
hang câu hỏi cho từng môn. Để đảm bảo phù hợp với học sinh thì câu hỏi do chính
giáo viên đang giảng dạy biên soạn sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Do kĩ năng tin
học của giáo viên còn hạn chế nên yêu cầu hệ thống phải đảm bảo tính đơn giản để
bất cứ giáo viên nào cũng có thể biên soạn. chính vì vậy tiêu chí đầu tiên tôi lựa
chọn là xây dựng một hệ thống mà giáo viên chỉ cần biết soạn thảo văn bản cũng
có thể thực hiện. Mặt khác hệ thống phải cho phép giáo viên có thể soạn bài trực
tuyến.
Đối tượng phục vụ của hệ thống là dành cho học sinh tự học và phụ huynh
kiểm tra quá trình tự học của con em mình do đó hệ thống phải có khả năng tự
động chấm điểm và đơn giản dễ sử dụng.
4. Tính kích thích.
Đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh THCS là hiếu động, thích thể hiện
mình do dó hệ thống phải đáp ứng dược nhu cầu này của học sinh. Do vậy khi xây
dựng hệ thống tôi đặt ra yêu cầu kết quả làm bài của học sinh phải được tự động
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 8
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
lưu trữ và những em làm bài tốt phải được vinh danh trên website. Đồng thời hệ
thống phải đảm bảo linh hoạt và hạn chế tối đa các thủ thuật mà học sinh thực hiện
nhằm thu được kết quả ảo. Tức là hệ thống phải đảm bảo:
a. Tự động đảo các phương án trả lời.
b. Giới hạn được số lần làm bài.
c. Giới hạn được thời gian làm bài.
d. Lưu trữ được số lần làm bài.
Bên cạnh đó nhằm giảm thời gian soạn bài của giáo viên hệ thống phải có khả
năng tự động tạo đề từ ngân hang câu hỏi.
II/ Hệ thống trăc nghiệm trực tuyến xây dựng trên mã nguồn mở
nukeviet.
Trong quá trình đi tìm giải pháp cho mình tôi tham khảo rất nhiều ngôn ngữ
lập trình nhưng hầu hết trong số đó hoặc là quá khó đối với trình độ của bản thân
tôi hoăc là có bản quyền. Tuy nhiên với bộ mã nguồn nukeviet thì vấn dề trên dược
giải quyết do:
- Nukeviet là hệ thống dược xây dựng trên dạng modules không yêu cầu
người sử dụng hiểu biết chuyên sâu về lập trình.
- Nukeviet là bộ mã nguồn mở, dược xây dựng với mục đích phục vụ cộng
đồng.
Hệ thống trắc nghiệm trực tuyến được xâ
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 9
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
y đựng dưới dạng
1/ Giao diện chính và chức năng của hệ thống
Trang website trường THCS Minh Hưng được xây dựng bằng mã nguồn nukeviet
có tích hợp hệ thống trắc nghiệm trực tuyến.
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 10
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
Giao diện chính của modules trắc nghiệm trực tuyến
Block tổng quát cho biết những thong tin chung của hệ thống: số câu hỏi, số đề
thi, số chủ đề, số lượt thi.
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 11
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
Giao diện làm bài có thể sắp xếp trả lời lần lượt từng câu hỏi khi làm xong nếu
còn thời gian học sinh có thể kiểm tra lai câu trước đó.
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 12
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
Hoặc liệt kê toàn bộ các câu hỏi trong đề thi
Block chọn đề thi, cho phép học sinh chọn môn, chọn khối, chọn bài học
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 13
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
Block điểm cao nhất cho phép hiển thị 10 học sinh có điểm bài làm cao nhất
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 14
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
Block kết quả của bạn cho biết lịch sử làm bài của bản thân, kết quả đạt được, xếp
loại. Đồng thời cho phép truy nhập thư viện câu hỏi cũng như đóng góp câu hỏi
cho hệ thống.
Block ai đã làm cho học sinh biết bạn nào đã làm bài mình đang làm và kết
quả của các bạn đó.
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 15
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
Block đề thi mới cho biết đề thi mới được đưa lên
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 16
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
Sau khi học sinh làm xong bấm nôp bài hoặc hết thời gian hệ thống sẽ tự
động thu bài sau đó hệ thống sẽ thống kê số câu làm đúng, số câu làm sai, số điểm
đạt được ( Quy về thang điểm 10 hoặc thang điểm do giáo viên quy định). Như vậy
ngay khi làm xong học sinh có thể biết được mình làm đúng chỗ nào, sai chỗ nào.
Phụ huynh có thể kiểm tra xem con em mình học đến đâu. Giáo viên có thể dùng
chức năng này tổ chức cho học sinh thi trực tuyến.
2/ Giao diện và chức năng quản trị dành cho giáo viên
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 17
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
Giao diện và các chức năng của modules
Phần cấu hình modules cho phép giáo viên thục hiện các lệnh: Cho phép thi
hay không, có hiển thị đáp án sau khi học sinh thi không, số điểm tối đa, thời gian
làm bài.
Phần lịch sử thi cho phép giáo viên xem kết quả thi của học sinh đối với
môn mình, cho phép xuất ra file excel nếu tiến hành cho kiểm tra trực tuyến.
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 18
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
Phần quản lí xếp loại cho phép giáo viên quy định loại tương ứng với số điểm
Phần quản lí cấp độ cho phép giáo viên quy định tiêu đè các bài thi, môn,
chương, bài …
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 19
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
Phần quản lí nhóm đề thi cho phép giáo viên thiết lập môn, lớp, chương, bài,
đề thi
Phần cấu hình đề thi trác nghiệm cho phép giáo viên thiết lập đề thi theo
nhiều hình thức như:
- Tạo một đề mới
- Trộn câu hỏi của các đề theo tỉ lệ % tùy chọn
Số đề tạo ra từ ngân hàng đề là không giới hạn. Ngoài ra giáo viên có thể quy
định số câu hỏi, thời gian làm bài, số lần làm bài (Nếu muốn tổ chức thi trực tuyến)
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 20
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
Phần thêm câu hỏi cho phép giáo viên xây dựng câu hỏi với đày đủ trình
soạn thảo văn bản, chèn hình hảnh, video, số lượng đáp án, đáp án đúng… Hệ
thống sẽ tự động đảo các đáp án trả lời.
Phần thư viện câu hỏi cho phép giáo viên quản lí các câu hỏi, chỉnh sửa các
câu hỏi của mình.
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 21
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
Với việc xây dựng một hệ thống như trên cho phép chúng ta tạo ra một công
cụ mà khi khai thác triệt để sẽ mang lại hiệu quả rất rộng lớn.
Đối với giáo viên: Đây là một công cụ hướng đãn học sinh tự học ở nhà
hoặc có thể tổ chức một kì thi trực tuyến. Việc biên soạn câu hỏi khá dễ dàng, có
thể làm mọi lúc mọi nơi, miễn là có máy tính nối mạng.
Đối với học sinh: Đây là công cụ giúp bản thân mình tự đánh giá xếm quá
trình học bài của mình đã đạt yêu cầu hay chưa.
Đối với phụ huynh: Đây lsf công cụ giúp kiểm soát việc tự học của con em
mình ở nhà mà không đòi hỏi bản thân am hiểu về bộ môn đó. Chỉ cần yêu cầu côn
em mình làm bài sau mỗi bài học rồi căn cứ vào kết quả để đánh giá.
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 22
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
Chương 3: HỆ THỐNG TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN CHƯƠNG
OXI – KHÔNG KHÍ MÔN HÓA HỌC 8
Để kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống tôi đã chọn chương IV: Oxi – Không
khí trong chương trình hóa 8 dể thực nghiệm sư phạm. quá trình này dược thực
hiện trong 2 năm:
- Năm học 2012 – 2013 tiến hành kiểm tra bình thường, thu thập số
liệu để đối chứng.
- Năm học 2013 – 2014 tiến hành đưa hệ thống trực tuyến rồi căn cứ
kết quả bài kiểm tra để so sánh.
Mặt khác năm 2014 tôi chon ngẫu nhiên 10 phụ huynh ở các lớp khác nhau để
trao đổi về mặt kiểm tra quá trình tự học của con em mình.
1/ Nội dung hệ thống câu hỏi:
Đối với chương Oxi – Không khí tôi xây dựng hệ thống câu hỏi cụ thể như sau:
- Sau mỗi bài học tôi biên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm.
- Ở bài luyện tâp chương tôi biên soạn 4 bộ câu hỏi trắc nghiệm.
- Kết thúc chương tôi biên soạn 6 đề kiểm tra.
Tổng số câu hỏi là 155 câu. Chi tiết tại địa chỉ:
/>2/ Kết quả thực nghiệm:
Ở mỗi lần kiểm tra tôi đều chọn 100 học sinh theo tỉ lệ cụ thể như sau:
- Nhóm học sinh giỏi: 15 học sinh – 15%
- Nhóm học sinh khá: 30 học sinh – 30%
- Nhóm học sinh trung bình: 40 học sinh 40%
- Nhóm học sinh yếu: 10 học sinh – 10%
- Nhóm học sinh kém: 5 học sinh – 5%
Đề kiểm tra trong 2 năm học là như nhau, đều làm trên giấy. Kết quả thực nghiệm
cho thấy:
- Đối với phụ huynh: Phụ huynh học sinh dánh giá cao hệ thống
trắc nghiệm kiểm soát được quá trình học bài cũ của con mình
mặc dù hầu hết phụ huynh đều rất yếu kiến thức về môn hóa.
- Đối với học sinh:
Kết quả bài kiểm tra 45 phút chương Oxi – không khí năm học 2012 – 2013:
Điểm 0 -> 1,9 2 -> 3,4 3.5 -> 4,9 5 -> 6,4 6,5 -> 7,9 8 -> 10
Số lượng 3 4 12 37 32 12
% 3% 4% 12% 37% 32% 12%
Kết quả bài kiểm tra 45 phút chương Oxi – không khí năm học 2013 – 2014:
Điểm 0 -> 1,9 2 -> 3,4 3.5 -> 4,9 5 -> 6,4 6,5 -> 7,9 8 -> 10
Số lượng 1 3 6 27 38 23
% 1% 3% 6% 27% 38% 23%
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 23
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
Qua bảng kết quả trên ta thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng, tỉ lệ học
sinh đạt điểm yếu, kém giảm rõ rệt.
Tuy kết quả khảo sát chỉ mang tính tương đối tuy nhiên chúng ta cũng thấy
được phần nào hiệu quả mà hệ thống mang lại.
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 24
Xây dựng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến chương Oxi – Không khí môn Hóa Học 8
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
4. Kết luận
Dựa vào mục đích và các giai đoạn nghiên cứu đề tài đã căn bản hoàn thành dược
những văn đế sau:
a. Bước đầu nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở thực tế cho đề tài
- Nhu cầu của học sinh
- Nhu cầu của phụ huynh
- Nhu cầu của giáo viên.
b. Xây dựng được website với công cụ trắc nghiệm trực tuyến
c. Thực nghiệm, so sánh kết quả làm tiền đề thực hiện giai đoạn 3: Đưa vào
triển khai đại trà đối với môn Hóa Học nói riêng và các môn khác nói chung.
5. Kiến nghị:
a/ Đối với BGH trường THCS Minh Hưng:
Hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh, việc ứng dụng tin
học vào dạy học ngày càng được quan tâm. Vì vậy, các nhà quản lý giáo dục
cần đầu tư về cơ sở vật chất tạo điều kiện cho HS và GV được ứng dụng công
nghệ trong quá trình dạy học. đặc biệt là trang bị đủ máy tính để học sinh có
thể ôn luyện và giáo viên có thể tổ chức thi trực tuyến.
Quy định các tổ chuyên môn, các giáo viên bộ môn phải biên soạn hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm theo từng bài, từng chương cúng như các đề kiểm tra
mẫu và truyền tải lên hệ thổng website nhà trường. Đưa vào như một quy chế
chuyên môn.
b/ Đối với Phòng GDĐT huyện Chơn Thành
- Nhằm phục vụ tốt việc dạy học, Phòng GDĐT cần khuyến khích các
trường học cần đầu tư xây dựng thêm nhiều phòng tin học, xây dựng
website có tích hợp trắc nghiệm trục tuyến để mỗi học sinh , giáo viên và
phụ huynh có điều kiện tiếp cận với các môn học đảm bảo yêu cầu giáo
viên không chỉ vững chuyên môn mà còn giỏi về công nghệ thông tin.
- Mặt khác, dựa vào đội ngũ mạng lưới sẵn có thành lập ban biên soạn câu
hỏi trắc nghiệm chuẩn cho từng môn học ở từng lớp học
Giáo Viện: Lương Văn Hùng Trang 25