Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Ứng Dụng Thuật Toán Năng Lượng Liên Kết Trong Thiết Kế Cơ Sở Dữ Liệu Phân Tán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.19 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
________ ________
BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC
CƠ SỞ DỮ LIỆU NÂNG CAO
Đề Tài:
Ứng Dụng Thuật Toán Năng Lượng Liên Kết
Trong Thiết Kế Cơ Sở Dữ Liệu Phân Tán
Học viên thực hiện:
Trần Thanh Quốc Thắng
MSSV: CH1101131

TP. HCM, năm 2012
Mở đầu
Nhu cầu về lưu trữ và truy xuất dữ liệu ngày nay đã trỡ thành một trong
những lĩnh vực trọng tâm đã và đang được nghiên cứu và phát triễn bởi tính
ứng dụng rộng rãi của nó trong hầu hết các lĩnh vực đời sống của con người
như kinh doanh, an ninh, giao thông, y tế…
Việc thiết kế các mô hình cơ sở dữ liệu mới đang ngày càng trỡ nên cấp
bách do nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng, đòi hỏi phải có những mô
hình cơ sở dữ liệu thích hợp cho việc truy vấn thông tin nhanh và chính xác.
Vì vậy, việc ra đời của mô hình cơ sở dữ liệu phân tán như một điều tất yếu
bởi tính ưu việt của nó so với các mô hình trước đó.
Trong phạm vi hạn hẹp của bài thu hoạch này, tác giã sẽ đề cập tới việc
thiết kế một hệ cơ sở dữ liệu phân tán dựa vào việc phân mãnh các quan hệ
thông qua thuật toán năng lượng liên kết (Bond Energy Algorithm). Xin được
gửi lời cảm ơn đến Phó Giáo sư - Tiến sỹ Đỗ Phúc, người đã tận tâm truyền
đạt những kiến thức nền tảng cơ bản về môn học “Cơ Sở Dữ Liệu Nâng
Cao”.
MỤC LỤC
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG 1


TP. HCM, năm 2012 1
Mở đầu 2
MỤC LỤC 3
Phần I: Tổng Quan Về Cơ Sở Dữ Liệu Phân Tán 4
I. Giới thiệu về cơ sở dữ liệu phân tán 4
1. Lịch sử phát triển 4
2. Khái niệm về cơ sở dữ liệu phân tán 4
3. Một vài hệ cơ sở dữ liệu phân tán 5
4. Vấn đề về phân mãnh trong thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 6
II. Thuật toán năng lượng liên kết 7
1. Giới Thiệu 7
2. Tổng quan về thuật toán năng lượng liên kết 7
3. Các bước của thuật toán năng lượng liên kết 8
Phần 2: Ứng Dụng Tìm Kiếm Phân Mãnh Dọc 9
I. Giới thiệu tổng quan về ứng dụng 9
II. Tổng quan về cách hiện thực ứng dụng 11
Tài liệu tham khảo 16
6
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
Phần I: Tổng Quan Về Cơ Sở Dữ Liệu Phân Tán
I. Giới thiệu về cơ sở dữ liệu phân tán
1. Lịch sử phát triển
Vào những năm 1970, hệ thống cơ sở dữ liệu chủ yếu là những hệ
thống quản lý tập trung. Với một hệ cơ sở dữ liệu tập trung, tập tất cả các dữ
liệu được định vị tại một trạm đơn lẻ. Những người sử dụng tại các trạm từ xa
nói chung có thể truy nhập cơ sở dữ liệu thông qua các công cụ truyền thông
dữ liệu.
Từ những năm 1980 trỡ đi, do nhu cầu thực tế là ngày càng có nhiều tổ

chức phân bố trên nhiều vị trí địa lý khác nhau như các thành phố khác nhau
hay các quốc gia khác nhau. Trong những trường hợp như vậy, việc xây
dựng các hệ cơ sở dữ liệu tập trung đối với các tổ chức này thường là không
thực tế và không kinh tế. Vì vậy, nhu cầu phân tán cơ sở dữ liệu ngày càng
trỡ nên cần thiết và đòi hỏi phải có sự ra đời của một mô hình cơ sở dữ liệu
mới đáp ứng được yêu cầu trên. Một cơ sở dữ liệu phân tán là một cơ sở dữ
liệu logic đơn lẻ mà được trải ra về mặt vật lý trên nhiều máy tính ở nhiều vị
trí địa lý khác nhau.
2. Khái niệm về cơ sở dữ liệu phân tán
Cơ sở dữ liệu phân tán là tập cơ sở dữ liệu có quan hệ logic với nhau và
được trãi trên 1 mạng máy tính. Mỗi trạm của mạng có khả năng xử lý tự
quản và có thể thực hiện các ứng dụng cục bộ, mỗi một trạm cũng có thể
tham gia vào ít nhất 1 ứng dụng toàn cục, có yêu cầu truy xuất dữ liệu tại
nhiều trạm.
Cơ sở dữ liệu phân tán là một khái niệm không bao gồm các trường hợp
xử lý dữ liệu trong các hệ thống sử dụng bộ nhớ chung, kể cả bộ nhớ trong
hay bộ nhớ thứ cấp, nhất thiết phải là một hệ thống có sử dụng giao tiếp
mạng với các trạm làm việc độc lập.
Những đặc điểm của một hệ sơ sở dữ liệu phân tán bao gồm:
- Điều khiển tập trung
- Tự quản trạm
- Độc lập dữ liệu
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 4
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
- Tính trong suốt phân tán cơ sở dữ liệu
- Rút gọn dư thừa
- Tính lặp dữ liệu
- Cấu trúc vật lý phức và truy xuất hiệu suất cao
- Chương trình chỉ đường

- Sự ràng buộc toàn vẹn, phục hồi và điều khiển tương tranh
- Tính riêng rẽ và tính an toàn
3. Một vài hệ cơ sở dữ liệu phân tán
Có hai kiểu chung nhất của các hệ cơ sở dữ liệu phân tán là: hệ cơ sở
dữ liệu phân tán thuần nhất và hệ cơ sở dữ liệu phân tán không thuần nhất.
a. Hệ cơ sở dữ liệu phân tán thuần nhất
Khi áp dụng đối với các hệ cơ sở dữ liệu, thuật ngữ thuần nhất có nghĩa
là công nghệ cơ sở dữ liệu là như nhau (hay ít nhất có thể tương thích) tại
mỗi vị trí địa lý khác nhau cũng có thể tương thích.
Đối với các hệ cơ sở dữ liệu phân tán thuần nhất này, các điều kiện sau
đây có thể tồn tại:
- Các hệ điều hành máy tính tại mỗi vị trí địa lý là như nhau hay ít nhất
chúng có khả năng tương thích cao.
- Các mô hình dữ liệu được sử dụng tại mỗi vị trí địa lý là như nhau.
- Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng tại mỗi vị trí địa lý là như
nhau hay ít nhất chúng có khả năng tương thích cao.
- Dữ liệu tại các vị trí khác nhau có các định nghĩa và khuôn dạng
chung.
Các hệ cơ sở dữ liệu phân tán thuần nhất đơn giản hoá việc chia sẻ dữ
liệu giữa những người sử dụng khác nhau.
b. Hệ cơ sở dữ liệu phân tán không thuần nhất
Trong hầu hết các tổ chức, các hệ cơ sở dữ liệu liên quan đến một chu
kỳ dài không được chỉ đạo và lập kế hoạch cẩn thận. Các máy tính khác nhau
và các hệ điều hành khác nhau có thể được sử dụng tại mỗi vị trí địa lý. Các
mô hình dữ liệu khác nhau và các hệ quản tri cơ sở dữ liệu khác nhau cũng
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 5
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
có thể được lựa chọn sử dụng. Ví dụ, một vị trí có thể sử dụng công nghệ cơ
sở dữ liệu quan hệ mới nhất, trong khi một vị trí khác có thể lưu trữ dữ liệu sử

dụng các tệp truyền thống hay các cơ sở dữ liệu mạng, phân cấp cũ hơn.
Phức tạp hơn nữa, dữ liệu trên các vị trí thường không tương thích. Các
mâu thuẫn điển hình bao gồm các khác biệt về cú pháp (sự biểu diễn khác
nhau của các khoản mục dữ liệu tại hai vị trí) và các khác biệt về ngữ nghĩa
4. Vấn đề về phân mãnh trong thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán
Một cơ sở dữ liệu phân tán dựa trên mô hình quan hệ trước hết phải
tuân thủ các quy tắc về chuẩn hóa cho cơ sở dữ liệu quan hệ. Thêm vào đó,
để phân tán cơ sở dữ liệu cần có thao tác chính là phân mãnh các quan hệ.
Mục đích chính của việc phân mãnh các quan hệ là nhằm để nhận ra
các đoạn không trùng nhau. Có 2 cách phân mãnh chính:
- Phân mãnh ngang: là quá trình chia các bộ của quan hệ thành các tập
con. Mỗi tập con này có thuộc tính vị trí thông thường.
- Phân mãnh dọc: là quá trình chia nhỏ tập thuộc tính của một quan hệ
thành những quan hệ nhỏ hơn. Phân đoạn đúng khi mỗi thuộc tính của các
quan hệ con đều ánh xạ ít nhất sang một thuộc tính của quan hệ ban đầu.
Hơn nữa, có thể tạo lại quan hệ ban đầu bằng cách liên kết các quan hệ con
với nhau.
Để đảm bảo tính nhất quán của cơ sở dữ liệu, đặc biệt về ngữ nghĩa của
dữ liệu, khi phân mãnh cần tuân thủ các tính chất sau:
- Tính đầy đủ
- Tính tái thiết được
- Tính tách biệt
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 6
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
II. Thuật toán năng lượng liên kết
1. Giới Thiệu
Có hai phương pháp chính thường được dùng trong việc tìm kiếm các
phân mãnh dọc là:
- Phương pháp nhóm: khởi đầu bằng tập các mãnh, mỗi mãnh có 1

thuộc tính, tại mỗi bước ghép một số mãnh lại cho tới khi thõa mãn 1 tiêu
chuẩn nào đó.
- Phương pháp tách: tại mỗi bước tìm 1 phân hoạch có lợi cho việc truy
xuất của ứng dụng trên các thuộc tính đó.
Một trong những thuật toán thường được sử dụng trong việc tìm kiếm
các phân mãnh dọc là thuật toán năng lượng liên kết (Bond Energy
Algorithm, Hofer & Severance, 1975 và Navathe, 1984) được thiết kế đặc biệt
để xác định các nhóm thuộc tính gồm các mục tương tự, khác với một sắp
xếp thứ tự tuyến tính của các mục. Các kết quả tụ nhóm không bị ảnh hưởng
bởi thứ tự đưa các mục vào thuật toán. Thời gian tính toán của thuật toán có
thể chấp nhận được là O(n
2
), với n là số lượngthuộc tính.
2. Tổng quan về thuật toán năng lượng liên kết
Thông tin dùng để phân mãnh dọc có liên quan đến các ứng dụng, một
mãnh dọc thường chứa các thuộc tính thường xuyên được truy xuất chung
bởi một ứng dụng gọi là “ái lực”.
Số đo độ ái lực thuộc tính giữa 2 thuộc tính A
i
và A
j
của quan hệ R[A1,
A2, …, An] ứng với tập quan hệ Q = (q1, q2, …, qq) được định nghĩa như
sau:
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 7
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
Dựa vào công thức trên, ta có thể tính được một ma trận ái lực thuộc
tính đầy đủ AA là một ma trận vuông cấp (n x n), với n là số thuộc tính trên
quan hệ.

Thuật toán năng lượng liên kết dựa vào ma trận ái lực thuộc tính AA để
sinh ra một ma trận ái lực tụ CA dựa trên các hoán vị hàng và cột, hoán vị
được thực hiện sao cho số đo ái lực chung AM là lớn nhất
Khi đặt 1 thuộc tính mới A
k
vào giữa A
i
và A
j
thì số đo độ đóng góp thực
cho ái lực chung là:
Với:
3. Các bước của thuật toán năng lượng liên kết
Bước 1: khởi gán và cố định một trong các cột của AA vào trong CA
Bước 2: lấy lần lượt một trong n-1 cột còn lại, đặt chúng vào i+1 vị trí
còn lại trong ma trận CA. Nơi đặt được chọn sao cho nó đóng góp nhiều nhất
cho số ái lực chung.
Bước 3: sau khi sắp xếp xong vị trí các cột ở bước 2, tiến hành sắp xếp
lại thứ tự của các hàng sao cho phù hợp với vị trí tương ứng của các cột
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 8
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
Phần 2: Ứng Dụng Tìm Kiếm Phân Mãnh Dọc
I. Giới thiệu tổng quan về ứng dụng
Hình 1. Màn hình khởi tạo của ứng dụng
Hình 2. Màn hình kết quả của ứng dụng
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 9
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
Ứng dụng tìm kiếm phân mãnh dọc cho phép người dùng nhập vào một

ma trận truy xuất thuộc tính cấp (4 x 4) và một ma trận số đo tần xuất truy
xuất ứng dụng. Ứng dụng sau đó sẽ tính toán và hiển thị kết quả tính toán
cho ma trận ái lực thuộc tính đầy đủ AA và ma trận kết quả CA.
Hình 3. Ma trận truy xuất thuộc tính
Hình 4. Ma trận số đo tần số truy xuất ứng dụng
Hình vuông đỏ trong Hình 3 và Hình 4 minh họa 1 trong các vị trí dùng
để nhập giá trị cho hai ma trận nói trên
Kết quả tính toán của ứng dụng sẽ được hiển thị như trong Hình 5 và
Hình 6 cho ma trận ái lực thuộc tính đầy đủ AA và ma trận kết quả tụ nhóm
CA
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 10
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
Hình 5. Ma trận trận ái lực thuộc tính đầy đủ AA
Hình 6. Ma trận kết quả tụ nhóm CA
II. Tổng quan về cách hiện thực ứng dụng
Ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ lập trình C# trên nền Window Form
Application.
Các hàm chính của chương trình bao gồm:
Bảng 1: Các hàm chính trong chương trình
Tên hàm Chức năng
public void initialize()
Khởi tạo và lấy các giá trị nhập từ người dùng
public void CalculateAA()
Tính toán ma trận AA
public void Print_AA()
In ma trận AA ra màn hình
public int Bond(int x, int y)
Hàm tính Bond của 2 thuộc tính
public void Cal_Print_CA()

Tính toán và in ma trận CA ra màn hình
public void Insert_Column_3()
Tìm vị trí thích hợp cho cột 3
public void Insert_Column_4()
Tìm vị trí thích hợp cho cột 4
Các biến chính của chương trình bao gồm:
Bảng 2: Các biến chính trong chương trình
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
Tên biến Chức năng
public int [,] qA
Ma trận truy xuất thuộc tính
public int [,] qS
Ma trận số đo tần số truy xuất ứng dụng
public int [,] AA
Ma trận ái lực thuộc tính đầy đủ
public int [,] CA
Ma trận kết quả
public int [] CA_pos
Vị trí sắp xếp của ma trận kết quả CA
Hàm tính toán cho ma trận ái lực thuộc tính đầy đủ AA được hiện thực
như sau:
public void CalculateAA()
{
int i, j, k, l;
for (i = 0; i < 4; i++)
{
for (j = 0; j < 4; j++)
{

for (k = 0; k < 4; k++)
{
if ((qA[k, i] == 1) && (qA[k, j] == 1))
{
for (l = 0; l < 3; l++)
{
AA[i,j] += qS[k,l];
}
}
}
}
}
}
Hàm tính toán liên kết (Bond) giữa hai thuộc tính A
x
và A
y
được hiện
thực như sau:
public int Bond(int x, int y)
{
int tmp = 0;
for (int i = 0; i < 4; i++)
{
tmp += AA[x, i] * AA[y, i];
}
return tmp;
}
Chương trình mặc định chọn cột 1 và cột 2 là 2 cột cố định đầu tiên
trong ma trận CA. Do đó, việc còn lại là cần hiện thực hàm tính toán để chèn

vị trí các cột 3 và 4.
Hàm tính toán vị trí cột 3:
public void Insert_Column_3()
{
int pos0, pos1, pos2;
pos0 = 2 * Bond(2, CA_pos[0]);
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 12
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
pos1 = 2 * Bond(CA_pos[0], 2) + 2 * Bond(2, CA_pos[1]) - 2 *
Bond(CA_pos[0], CA_pos[1]);
pos2 = 2 * Bond(CA_pos[1], 2);
int max = ((pos0 >= pos1 ? pos0 : pos1)) >= pos2 ? (pos0 >= pos1 ? pos0 :
pos1) : pos2;
if(max == pos0)
{
CA_pos[2] = CA_pos[1];
CA_pos[1] = CA_pos[0];
CA_pos[0] = 2;
}
if (max == pos1)
{
CA_pos[2] = CA_pos[1];
CA_pos[1] = 2;
}
if (max == pos2)
{
CA_pos[2] = 2;
}
}

Hàm tính toán vị trí cột 4:
public void Insert_Column_4()
{
int pos0, pos1, pos2, pos3;
pos0 = 2 * Bond(3, CA_pos[0]);
pos1 = 2 * Bond(CA_pos[0], 3) + 2 * Bond(3, CA_pos[1]) - 2 *
Bond(CA_pos[0], CA_pos[1]);
pos2 = 2 * Bond(CA_pos[1], 3) + 2 * Bond(3, CA_pos[2]) - 2 *
Bond(CA_pos[1], CA_pos[2]);
pos3 = 2 * Bond(CA_pos[2], 3);
int max = ((pos0 >= pos1 ? pos0 : pos1)) >= pos2 ? (pos0 >= pos1 ? pos0 :
pos1) : pos2;
max = (max >= pos3 ? max : pos3);
if (max == pos0)
{
CA_pos[3] = CA_pos[2];
CA_pos[2] = CA_pos[1];
CA_pos[1] = CA_pos[0];
CA_pos[0] = 3;
}
if (max == pos1)
{
CA_pos[3] = CA_pos[2];
CA_pos[2] = CA_pos[1];
CA_pos[1] = 3;
}
if (max == pos2)
{
CA_pos[3] = CA_pos[2];
CA_pos[2] = 3;

}
if (max == pos3)
{
CA_pos[3] = 3;
}
}
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 13
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
Việc tạo ra ma trận kết quả CA sẽ nhờ vào ma trận ái lực thuộc tính đầy
đủ AA và biến CA_pos dùng để lưu trữ các vị trí mới của các cột CA sau khi
đã qua tính toán. Hàm hiện thực của việc tạo ra ma trận CA như sau:
public void Cal_Print_CA()
{
// Calculate CA
for (int i = 0; i < 4; i++)
{
for (int j = 0; j < 4; j++)
{
CA[i, j] = AA[CA_pos[i], CA_pos[j]];
}
}
// Print CA
label48.Text = Convert.ToString(CA[0, 0]);
label49.Text = Convert.ToString(CA[0, 1]);
label50.Text = Convert.ToString(CA[0, 2]);
label51.Text = Convert.ToString(CA[0, 3]);
label52.Text = Convert.ToString(CA[1, 0]);
label53.Text = Convert.ToString(CA[1, 1]);
label54.Text = Convert.ToString(CA[1, 2]);

label55.Text = Convert.ToString(CA[1, 3]);
label56.Text = Convert.ToString(CA[2, 0]);
label57.Text = Convert.ToString(CA[2, 1]);
label58.Text = Convert.ToString(CA[2, 2]);
label59.Text = Convert.ToString(CA[2, 3]);
label60.Text = Convert.ToString(CA[3, 0]);
label61.Text = Convert.ToString(CA[3, 1]);
label62.Text = Convert.ToString(CA[3, 2]);
label63.Text = Convert.ToString(CA[3, 3]);
//Print labels of CA matrix
label40.Text = label44.Text = "A" + Convert.ToString(CA_pos[0] + 1);
label41.Text = label45.Text = "A" + Convert.ToString(CA_pos[1] + 1);
label42.Text = label46.Text = "A" + Convert.ToString(CA_pos[2] + 1);
label43.Text = label47.Text = "A" + Convert.ToString(CA_pos[3] + 1);

}
Kết Luận
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 14
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
Hệ cơ sở dữ liệu phân tán đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế các
ứng dụng dùng để truy xuất lượng thông tin lớn và đảm bảo được tốc độ cao
cũng như tính bảo mật tốt. Thuật toán năng lượng liên kết đã chứng tỏ tính
hiệu quả và chính xác trong việc phân mãnh quan hệ trong cơ sở dữ liệu
nhằm phân tán dữ liệu, góp phần tạo ra một hệ cơ sở dữ liệu phân tán hoàn
thiện và đầy đủ.
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 15
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
Tài liệu tham khảo

1. Bài giảng môn học “Thiết kế CSDL phân tán” .
Giảng viên : PGS.TS Đỗ Phúc
Chương trình đào tạo thac sĩ CNTT qua mạng.
2. M. Tamer Ozsu and Patrick Valduriez, "Principles of Distributed
Database Systems," Second Edition, Prentice Hall 1998.
3. Nguyễn Đức Thuần, bài giảng “Cơ sở dữ liệu phân tán”, đại học Thủy
Sản 2008
4. />MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 16

×