Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đồ Án Thiết kế trạm xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất sữa, công suất 2500 m3ngđ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.34 KB, 30 trang )


Đề tài: Thiết kế hệ
thống xử lý nước thải
cho nhà máy sản xuất
sữa
Công suất: 2500 m
3
/ngđ
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của việc thực hiện đồ án
Sữa là nguồn dinh dưỡng có giá trị, phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em,
người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Sữa cung cấp nhiều chất bổ dưỡng và năng
lượng cần thiết cho quá trình hoạt động của cơ thể. Ngày nay, khi mức sông ngày
càng được năng cao thì các sản phẩm sữa ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Cũng như các nghành công nghiệp khác, trong những năm rằng đây, ngành công
nghiệp chế biến sữa Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm
sữa được chế biến ở Việt Nam được bày bán và tiêu thu khắp nơi, Chương trình
phát triển sữa còn gắn với chương trình phát triển học đường, chương trình chống
suy dinh dưỡng,
Mục tiêu cụ thể quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 ( quyết định số: 3399/QĐ-BCT)
Năm 2015 cả nước sản xuất 1,9 tỷ lít quy ra sữa tươi, tiêu thụ đạt trung bình 21
lít/người 1 năm. Sữa tươi sản xuất trong nước đạt 660 triệu lít đáp ứng 35% nhu
cầu Kim ngạch xuất khẩu đạt 90-100 triệu USD.
Năm 2020 cả nước sản xuất 2,6 tỷ lít quy ra sữa tươi, tiêu thụ đạt trung bình 27
lít/người 1 năm. Sữa tươi sản xuất trong nước đạt 1 tỷ lít đáp ứng 38% nhu cầu Kim
ngạch xuất khẩu đạt 120- 130 triệu USD.
Năm 2025 cả nước sản xuất 3,4 tỷ lít quy ra sữa tươi, tiêu thụ đạt trung bình 34
lít/người 1 năm. Sữa tươi sản xuất trong nước đạt 1,4 tỷ lít đáp ứng 40% nhu cầu.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 150-200 triệu USD.
Như một hệ quả tất yếu, khi có điều kiện khai thác nguyên liệu tại chỗ, nghành


công nghiệp chế sữa ở Việt Nam sẽ có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy
nhiên, bên cạnh những đóng gớp về mặt kinh tế, những sản phẩm dinh dưỡng cần
thiết cho cuộc sống của con người, công nghiệp chế biến sữa cũng tạo ra nhiều chất
thải gớp phần làm ô nhiễm môi trường tự nhiên. Nhiều nhà máy không chú trọng
đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải đã gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng cho
những khu vực xung quanh. Điều này thúc đẩy sự đầu tư, lựa chọn và áp dụng
những kỹ thuật xử lý chất thải phù hợp để hạn chế và loại trừ các tác động xấu đến
môi trường xung quanh.
Mục tiêu
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất sữa, công suất 2500 m3/ngđ
Nước thải đầu ra của trạm xử lý nước thải phải đạt QCVN 24:2009 (cột A) trước
khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Nội dung thực hiện
Tìm hiểu quá trình hoạt động, công nghệ sản xuất sữa
Xác định đặc tính nước thải: Lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải, khả năng
gây ô nhiễm, nguồn xã thải.
Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phù hợp với mức độ ô nhiễm của
nước thải đầu vào.
Tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý nước thải.
Phương pháp thực hiện
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về quá trình sản xuất, tìm hiểu
thành phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước thải cho
nhà máy sản xuất sữa qua các tài liệu chuyên ngành.
Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện có và đề
xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị
trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý.
Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad mô tả kiến trúc các công trình đơn

vị trong hệ thống xử lý nước thải.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN SỮA
2.1 Tổng quan về công nghệ chế biến sữa.
Sữa – một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng
như protein, glucid, lipit, chất khoáng, vitamin… Những dưỡng chất này rất cần
thiết cho các hoạt động của cơ thể hằng ngày, đặc biệt bổ sung lượng lớn dinh
dưỡng cho trẻ em, người cao tuổi và người đang bị ốm.
Để xác định các nguồn nước thải chủ yếu của công nghệ chế biến sữa, ta cần phải
hiểu rõ về các quá trình chế biến sữa và các côn đoạn sản xuất chính.
Các sản phẩm sữa hầu hết được sản xuất từ sữa bò, một loại thực phẩm tiết ra từ
tuyến vú của con bò cái để nuôi dưỡng bê con mới sinh. Sữa sau khi được vắt, chứa
chứa vào các thùng, can, muốn sản xuất thành các sản phẩm khác thì phải qua qui
trình chế biến, bao gồm các bước:
- Tiếp nhận sữa: sữa được đưa vào bồn trữ cô lập hoặc được làm lạnh.
- Xử lí nhiệt(thermization):để trữ được sữa qua vài giờ hoặc vài ngày mà không bị
suy giảm về chất lượng, người ta đun sữa ở 60÷650C trong vòng 15 giây ngay sau
khi tiếp nhận.
- Thanh trùng (pasteurization): là phương pháp xử lý nhiệt nhầm giết chết các vi
sinh vật gây bệnh dạng không bào tử hoặc dạng sinh dưỡng và để làm giảm số
lượng vi sinh vật tự sinh đến mức không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
- Gạn lọc: loại bỏ các cặn lắng và các vật lạ trong sữa đòng thời tách ly tâm để vớt
váng sữa.
- Tiêu chuẩn hóa: làm lượng sữa béo bằng việc tách riêng một phần sữa để tách
kem và sau đó cho sữa đã tách kem trở lại bồn chứa.
- Đồng hóa sữa: làm giảm kích thước các hạt sữa, duy trì sự phân tán của chúng
thay vì để chúng tập hợp lại và nổi trên bề mặt.
Khử khí: để đuổi khí và các cahaatsa bay hơi gây mùi hôi
2.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ.
2.2.1 Giới thiệu về sơ đồ công nghệ chế biến sữa tiệt trùng.
Vitamin(A,D)

Sữa bột gầy Bơ
Đường
Tạm chứa
Phối trộn
Làm lạnh, ủ hoàn nguyênTiệt trùngĐồng hóaGia nhiệt
Lọc
Xếp thùng
Làm nguội
Rót vô trùng
Nước
Bảo quản Sản phẩm
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ sản chế biến sữa tiệt trùng
2.2.2 Các công đoạn sản xuất
Kiểm tra
Sữa bột nguyên liệu cần được nhân viên Qc kiểm tra về chất lượng vệ sinh
và cân đủ số lượng
Phối trộn
- Mục đích: tạo sự đồng đều giữa các thành phần đem phối trộn, tạo điều
kiện thuận lợi để thực hiện các quá trình tiếp theo,
- Tiến hành: Tiến hành đúng trình tự, tỉ lệ đã tính toán, theo công thức phối
chế cho từng sản phẩm.
Lọc
- Mục đích: Giúp loại bỏ tạp chất trong sữa nguyên liệu, các cục sữa vón cục
chưa tan hết.
- Tiến hành: Lọc trên màng lọc có đường kính 0.17 mm.
Làm lạnh, ủ nguyên
Làm lạnh
- Mục đích: đình chỉ hoạt động của VSV, Enzim làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa.
- Tiến hành làm lạnh xuống 4-6 0C
Ủ nguyên

Mục đích: Giúp sữa trở lại trang thái ban đầu, Protein trong sữa nở hoàn toàn triệt
để hơn, các muối trử lại trạng thái căn bằng.
Tiến hành: Dịch sữa được bơm sang bộ phận làm lạnh, tiến hành làm lạnh 4-60C và
chứa trong bồn chứa đệm, thời gian ủ nguyên là 40 phút mỗi mẻ
Gia nhiệt, đồng hóa
Gia nhiệt
- Mục đich: Làm giảm độ nhớt và tăng hiệu quả đồng hóa.
- Tiến hành: sữa được gia nhiệt lên đến 60-70 0C nhờ vào trao đổi nhiệt với sữa sau
tiệt trùng
Đồng hóa
- Mục đích: giảm kích thước các cầu mỡ tăng khả năng phân tán của sữa, tránh
hiện tượng nổi váng bề mặt trong thời gian bảo quản và phân tán đều trong các
thành phần, làm tăng độ đồng tính của dịch sữa.
- Nguyên tắc: tạo sự thay đổi áp suất đột ngột.
Tiệt Trùng
- Mục đích: tiêu diệt VSV, Enzim tránh thư hỏng cho sữa, vì vậy sữa sẽ được
bảo quản lâu hơn cả khi ở nhiệt độ thường.
- Chế độ thanh trùng; thanh trùng ở 140 ± 40C trong thời gian 4 giây.
Rót hộp và bao gói
Mục đích: đảm bảo vận chuyển dẽ dàng.
Tiến hành: bằng thiết bị rót vô trùng.
2.3 Nguồn gốc và tính chất nước thải.
Các nguồn nước thải của nhà máy chế biến sữa:
Nước thải của nhà máy chế biến sữa nói chung là sự pha loãng của sữa và các sản
phẩm từ sữa do sự rơi vãi các công đoạn chế biến, hoặc do sự rò rỉ của các thiết bị
công nghệ, cùng với các hóa chất tẩy rửa, dầu mỡ dùng để vệ sinh thiết bị cũng như
các dụng cụ lưa trữ,
Dựa vào qui trình công nghệ sản xuất sữa ta thấy nước thải chung của nhà máy chế
biến sữa bao gồm:
Nước thải sản xuất:

- Nước rửa các bồn chứa và can ở các trạm tiếp nhận.
- Nước súc rủa các sản phẩm dư bên trong hoặc trên bề mặt tất cả các đường ống,
bơm, bồn chứa, thiết bị công nghiệp, máy đóng gói,
- Nước rửa thiết bị, rửa sàn cuối mỗi chu kì hoạt động.
- Sữa rò rỉ từ các thiết bị, hoặc do làm rơi vãi nguyên vật liệu và các sản phẩm.
- Một số chất lỏng khác như sữa tươi, sữa chua kém chất lượng bị hư hỏng do quá
trình bảo quản và vận chuyển được thải chung vào quá trình thoát nước.
- Nước thải từ nồi hơi từ máy làm lạnh.
- Dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị và động cơ.
Nước thải sinh hoạt: nước thải từ các quá trình sinh hoạt của công nhân, nước tưới
tiêu,
Tính chất nước thải:
- Thành phần gây ô nhiễm chính trong quá trình sản xuất sữa là sữa và các sản
phẩm từ sữa(chiếm 90% tải lượng hữu cơ_BOD). Vì vậy, các chỉ số nước thải ta
cần quan tâm là BOD, COD, SS và chất béo. Sữa ó gia trị BOD cao (khoảng
100000mg/l). Những thàng phần chính tham gia vào BOD của nước thải chế biến
sữa là lactose, bơ sữa, protein, và acid lactic.
- Bản chất của nước thải sinh ra bởi các quá trình khác nhau của nhà máy chế biến
sữa nói chung hoàn toàn giống nhau, đều phản ánh sự ảnh hưởng lấn át của sữa.
Tuy nhiên quá trình khác nhau là ảnh hưởng đến thành phần chi tiết. Vì vậy, thành
phần và lưa lượng của mỗi nhà máy tùy thuộc vào quá trình thực hiện, điều kiện và
công nghệ sản xuất
- Nhìn chung, nước thải chế biến sữa ban đầu là trung tính hoặc hơi kiềm, nhưng có
khuynh hướng trở nên acid hoàn toàn một cách nhanh chống do sự thiếu hụt oxi tạo
điều kiện cho sự lên man lactose thành acid lactic, khi đó ph giảm và có khả năng
gây ra sự kết tủa của casein.
- Nước thải chế biến sữa thường có hàm lượng hữa cơ hòa tan cao, ít chất lơ lững,
vì vậy chúng là nguồn thưc ăn cho vi khuẩn và các vi sinh vật tiêu thụ với tốc độ
nhanh.
- Ngoài ra sữa cũng có chứa Nitơ và Photpho, là thức ăn tốt chho thực vật có thể

dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước.
2.4 Khả năng gây ô nhiễm của nước thải.
- Do thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ nên các nhà máy chết biến sữa ở nước ta chủ
yếu xuất phát tới nguồn nguyên liệu là sữa thành phẩm nhập ngoại, không sản xuất
các loại sản phẩm có các loại ô nhiễm cao như: pho-mat, bơ, dịch sữa, Vì vậy hàm
lượng BOD5,COD trong nước thải chế biến sữa ở nước ta nói chung tương đối
thấp, lưu lượng và thành phần nước thải ít thay đổi theo mùa.
- Tuy nhiên do trang thiết bị, công nghệ, trình đọ sản xuất còn kém nên mức đọ tiêu
hao nguyên liệu cao là gia tăng ô nhiễm bởi các sản phảm hỏng hoặc thất thoát
nguyên liệu trong quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó các nhà máy chế biến sữa thường nằm gần hoặc bên cạnh các khu dân
cư, chưa có hẹ thống xử lý nước thải sản xuất o quá trình sản xuất chưa qua xử lí
được trộn lẫn với nước thả sinh hoạt trước khi đi vào hệ thống cống thoát chung.
Điều này gây ô nhiễm môi trường chi các khu vực chung quanh.
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
NƯỚC THẢI
3.1 Các thông số đặc trưng của nước thải
3.1.1 Các thông số vật lý.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng trong nước (Total) Suspended Solids - (TSS - SS) có thể có
bản chất là:
- Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét)
- Các chất hữu cơ không tan.
- Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh ).
Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong
quá trình xử lý.
Mùi:
- Mùi trong nước thải thường do các họp chất hóc học, chủ yếu là các hợp chất hữu
cơ hay các sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất gây nên.
- Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H2S - mùi trứng thối.

Độ màu :
- Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm hoặc
do các sản phẩm được tao ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đơn vị đo
độ màu thông dụng là plantin - coban (PtCo).
Độ màu là một thông số thường mang tính chất cảm quan, có thể được sử dụng để
đánh giá trạng thái chung của nước thải.
3.1.2 Các thông số hóa học.
Độ pH của nước
- pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được dùng
để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.
- Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hoà tan trong nước.
pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước. Độ pH có ảnh hưởng
đến các quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong co thể sinh vật nước. Do vậy rất có
ý nghĩa về khía cạnh sinh thái môi trường.
Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand - COD)
- Theo định nghĩa, nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất
hữu cơ trong nước bằng phương pháp hóa học (sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh), về
bản chất, đây là thông số được sử dụng để xác định tổng hàm lượng các chất hữu
cơ có trong nước, bao gồm cả nguồn gốc sinh vật và phi sinh vật.
- COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói
chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy
sinh học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.
Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand - BOD)
Thông số BOD của nước là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ
trong điều kiện chuẩn: 20°c, ủ mẫu 5 ngày đêm, trong bóng tối.Nói cách khác,
BOD biểu thị lượng giảm oxy hòa tan sau 5 ngày. Thông số BOD5 sẽ càng lớn nếu
mẫu nước càng chứa nhiều chất hữu cơ có thể dùng làm thức ăn cho vi khuẩn, hay
là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (protein, lipid ) BOD là một thông số
quan trọng:
- Là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh

học trong nước và nước thải.
- Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thuỷ vực thiên
nhiên.
- Là thông số bắt buộc để tính toán mức độ tự làm sạch của nguồn nước phục vụ
công tác quản lý môi trường.
Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen - DO)
Tất cả các sinh vật sống đều phụ thuộc vào oxy dưới dạng này hay dạng khác để
duy trì các tiến trình trao đổi chất nhằm sinh ra năng lượng phục vụ cho quá trình
phát triển và sinh sản của mình. Oxy là yếu tố quan trọng đối với con người cũng
như các thủy sinh vật khác.
Oxy là chất khí hoạt động hóa học mạnh, tham gia mạnh mẽ vào các quá trình hóa
sinh học trong nước:
- Oxy hóa các chất khử vô cơ: Fe2+, Mn2+, S2, NH3
- Oxy hóa các chất hữu cơ trong nước, và kết quả của quá trình này là nước nhiễm
bẩn trở nên sạch hơn. Quá trình này được gọi là quá trình tự làm sạch của nước tự
nhiên, được thực hiện nhờ vai trò quan trọng của một số vi sinh vật hiếu khí trong
nước.
- Oxy là chất oxy hóa quan trọng giúp các sinh vật nước tồn tại và phát triển.
Các quá trình trên đều tiêu thụ oxy hòa tan. Như đã đề cập, khả năng hòa tan của
oxy vào nước tương đối thấp, do vậy cần phải hiểu rằng khả năng tự làm sạch của
các nguồn nước tự nhiên là rất có giới hạn. Cũng vì lý do trên, hàm lượng oxy hòa
tan là thông số đặc trưng cho mức độ nhiễm bẩn chất hữu cơ của nước mặt.
Nitơ và các họp chất chứa nitơ
Nitơ là nguyên tố quan trọng trong sự hình thành sự sống trên bề mặt Trái Đất. Nitơ
là thành phần cấu thành nên protein có trong tế bào chất cũng như các acid amin
trong nhân tế bào. Xác sinh vật và các bã thải trong quá trình sống của chúng là
những tàn tích hữu cơ chứa các protein liên tục được thải vào môi trường với lượng
rất lớn. Các protein này dần dần bị vi sinh vật dị dưỡng phân hủy, khoáng hóa trở
thành các hợp chất Nitơ vô cơ như NH4+, N02\ NO3- và có thể cuối cùng trả lại
N2 cho không khí.

Như vậy, trong môi trường đất và nước, luôn tồn tại các thành phần chứa Nitơ: từ
các protein có cấu trúc phức tạp đến các acid amin đơn giản, cũng như các ion Nitơ
vô cơ là sản phẩm quá trình khoáng hóa các chất kể trên:
- Các hợp chất hữu cơ thô đang phân hủy thường tồn tại ở dạng lơ lửng trong nước,
có thể hiện diện với nồng độ đáng kể trong các loại nước thải và nước tự nhiên giàu
protein.
- Các họp chất chứa Nitơ ở dạng hòa tan bao gồm cả Nitơ hữu cơ và Nitơ vô cơ
(NH4+, N02\ NO3-).
Thuật ngữ “Nitơ tổng” là tổng Nitơ tồn tại ở tất cả các dạng trên. Nitơ là một chất
dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của sinh vật.
Phospho và các họp chất chứa phospho
Nguồn gốc các họp chất chứa Phospho có liên quan đến sự chuyển hóa các chất
thải của người và động vật và sau này là lượng khổng lồ phân lân sử dụng trong
nông nghiệp và các chất tẩy rửa tổng hợp có chứa phosphate sử dụng trong sinh
hoạt và một số ngành công nghiệp trôi theo dòng nước.
Trong các loại nước thải, Phospho hiện diện chủ yếu dưới các dạng phosphate. Các
hợp chất Phosphat được chia thành Phosphat vô cơ và phosphat hữu cơ.
Phospho là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của sinh
vật. Việc xác định p tổng là một thông số đóng vai trò quan trọng để đảm bảo quá
trình phát triển bình thường của các vi sinh vật trong các hệ thống xử lý chất thải
bằng phương pháp sinh học (tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1). (Nguồn sách Thoát nước
tập 2 XLNT của PGS.TS HoàngVăn Huệ trang 101).
Phospho và các hợp chất chứa Phospho có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng phú
dưỡng hóa nguồn nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát
triển mạnh của tảo và vi khuẩn lam.
Chất hoạt động bề mặt
Các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 2 phần: kị nước và ưa nước
tạo nên sự phân tán của các chất đó trong dầu và trong nước. Nguồn tạo ra các chất
hoạt động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và trong một
số ngành công nghiệp.

3.1.3 Các thông số vi sinh vật học.
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thải có thể truyền hoặc gây bệnh cho
người. Chúng vốn không bắt nguồn từ nước mà cần có vật chủ để sống ký sinh,
phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá
dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng, bao gồm vi khuẩn, vi rút, giun
sán.
Vi khuẩn gây bệnh:
- Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về đường ruột,
như dịch tả (choiera) do vi khuẩn Vibrio comma, bệnh thương hàn (typhoid) do vi
khuân Salmonella typhosa
Vi rút:
- Vi rút có trong nước thải có thể gây các bệnh có liên quan đến sự rối loạn hệ thần
kinh trung ương, viêm tủy xám, viêm gan Thông thường sự khử trùng bằng các
quá trình khác nhau trong các giai đoạn xử lý có thể diệt được vi rút.
Giun sán (helminths):
- Giun sán là loại sinh vật ký sinh có vòng đời gắn liền với hai hay nhiều động vật
chủ, con người có thể là một trong số các vật chủ này. Chất thải của người và động
vật là nguồn đưa giun sán vào nước. Tuy nhiên, các phương pháp xử lý nước hiện
nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả.
Nguồn gốc của vi trùng gây bệnh trong nước là do nhiễm bẩn rác, phân người và
động vật. Trong người và động vật thường có vi khuẩn E. coli sinh sống và phát
triển. Đây là loại vi khuẩn vô hại thường được bài tiết qua phân ra môi trường. Sự
có mặt của E.Coli chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi phân rác và khả năng lớn
tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh khác, số lượng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ
nhiễm bẩn. Khả năng tồn tại của vi khuẩn E.coli cao hơn các vi khuẩn gây bệnh
khác. Do đó nếu sau xử lý trong nước không còn phát hiện thấy vi khuẩn E.coli
chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Mặt khác, việc xác định
mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệng của nước qua việc xác định số lượng số lượng
E.coli đơn giản và nhanh chóng. Do đó vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc
trưng trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệnh của nguồn nước.

(Nguồn tham khảo sách Vi sinh vật và mói trường NXB ĐH Quốc Gia TP.HCM)
3.2 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải
3.2.1 Phương pháp xử lý cơ học.
Xử lý cơ học (hay còn gọi là xử lý bậc I) nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất không
tan (rác, cát nhựa, dầu mỡ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi ) ra khỏi nước thải; điều
hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
a. Song chắn rác:
- Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại các
miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn
như: nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác, đồng thời bảo vệ
các công trình bơm, tránh ách tắc đường ống, mương dẫn.
Hình 3.1: Song chắn rác cơ giới
Dựa vào khoảng cách các thanh, song chắn được chia thành 2 loại:
- Song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 -HOOmm.
- Song chắn mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 -K25mm.
b. Lưới lọc rác
- Lưới lọc dùng để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ, thu hồi các thành phần
quý không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thước nhỏ. Kích thước mắt lưới
từ 0,5 - l,0mm.
- Lưới lọc thường được bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay tròn (hay
còn gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình dĩa.
c. Bể lắng cát
Bể lắng cát đặt sau song chắn, lưới chắn và đặt trước bể điều hòa, trước bể lắng đợt
I. Nhiệm vụ của bế lắng cát là loại bỏ cặn thô nặng như cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh,
kim loại, tro tán, thanh vụn, vỏ trứng để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn,
giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý tiếp theo. Bể lắng cát gồm 3 loại:
- Bể lắng cát ngang
Hình 3.2: Bể lắng cát ngang
- Bể lắng cát thổi khí
- Bể lắng cát ly tâm

d. Bể tách dầu mỡ
Các loại công trình này thường được ứng dụng khi xử lý nước thải công
nghiệp, nhằm loại bỏ các tạp chất có khối lượng riêng nhỏ hơn nước. Các
chất này sẽ bịt kín lỗ hổng giữa các hạt vật liệu lọc trong các bể sinh
học và chúng cũng phá hủy cấu trúc bím hoạt tính trong bể sinh học hiếu
khí.
e. Bể lắng
Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo
nguyên tắc trọng lực. Các bể lắng có thể bố trí nối tiếp nhau. Quá trình
lắng tốt có thể loại bỏ đến 90 - 95% lượng cặn có trong nước thải. Vì vậy
đây là quá trình quan trọng trong xử lý nước thải, thường bố trí xử lý ban
đầu hay sau khi xử lý sinh học. Để có thể tăng cường quá trình lắng ta có
thể thêm vào chất đông tụ sinh học.
Bể lắng được chia làm 3 loại:
- Bể lắng ngang (có hoặc không có vách nghiêng):
- Bể lắng đứng: Mặt bằng là hình tròn hoặc hình vuông. Trong bể lắng
hình tròn nước chuyển động theo phương bán kính (radian).
- Bể lắng li tâm: Mặt bằng là hình tròn. Nước thải được dẫn vào bể theo
chiều từ tâm ra thành bể rồi thu vào máng tập trung rồi dẫn ra ngoài.
f. Bể lọc
Công trình này dùng để tách các phần tử lơ lửng, phân tán có trong nước
thải với kích thước tương đối nhỏ sau bể lắng bằng cách cho nước thải đi
qua các vật liệu lọc như cát, thạch anh, than cốc, than bùn, than gỗ, sỏi
nghiền nhỏ Bể lọc thường làm việc với hai chế độ lọc và rửa lọc. Quá
trình lọc chỉ áp dụng cho các công nghệ xử lý nước thải tái sử dụng và cần
thu hồi một số thành phần quí hiếm có trong nước thải.
3.2.2 Phương pháp xử lý hoá lý
Bản chất của quá trình xử lý hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa
học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các
tạp chất bẩn, biến đổi hóa học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc

chất hòa tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Các phương pháp hóa lý được áp dụng để xử lý nước thải là đông tụ, keo
tụ, hấp phụ, trao đổi ion, trích li, chưng cất, cô đặc, lọc ngược và siêu lọc,
kết tinh, nhả hấp Các phương pháp này được ứng dụng để loại ra khỏi
nước thải các hạt lơ lửng phân tán (rắn và lỏng), các khí tan, các chất vô
cơ và hữu cơ hòa tan.
a. Phương pháp đông tụ và keo tụ
Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn, huyền phù nhưng không
thể tách được các chất nhiễm bẩn dưới dạng keo và hòa tan vì chúng là
những hạt rắn có kích thước quá nhỏ. Đe tách các hạt rắn đó một cách hiệu
quả bằng phương pháp lắng, cần tăng kích thước của chúng nhờ sự tác
động tương hỗ giữa các hạt phân tán liên kết thành tập hợp các hạt, nhằm
làm tăng vận tốc lắng của chúng. Việc khử các hạt keo rắn bằng lắng trọng
lực đòi hỏi trước hết cần trung hòa điện tích của chúng, thứ đến là liên kết
chúng với nhau. Quá trình trung hòa điện tích thường gọi là quá trình đông
tụ, còn quá trình tạo thành các bông lớn hơn từ các hạt nhỏ gọi là quá trình
keo tụ
Hình 3.2.3 Quá trình tạo bong cặn của các hạt keo
b. Tuyển nổi
Tuyển nổi được ứng dụng để loại ra khỏi nước các tạp chất phân tán không
tan và khó lắng. Trong nhiều trường họp tuyển nổi còn được sử dụng để
tách chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt. về nguyên tắc, tuyển nổi
được dùng để khử các chất lơ lửng và làm đặc bùn sinh học.
Ưu điểm của phương pháp tuyển nổi là hoạt động liên tục, phạm vi ứng
dụng rộng rãi, chi phí đầu tư và vận hành không lớn, thiết bị đơn giản, vận
tốc nổi lớn hơn vận tốc lắng, có thể thu cặn với độ ẩm nhỏ (90 - 95%),
hiệu quả xử lý cao (95 - 98%), có thể thu hồi tạp chất. Tuyển nổi kèm theo
sự thông khí nước thải, giảm nồng độ chất hoạt động bề mặt và các chất dễ
bị oxi hóa.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường

là không khí) vào pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi
của tập họp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt,
sau đó chúng tập họp lại với nhau thành các lóp bọt chửa hàm lượng các
hạt cao hơn trong chất lỏng ban đầu.
Hiệu suất của quá trình tuyển nổi phụ thuộc kích thước và số lượng bọt
khí. Kích thước tối ưu của chúng nằm trong khoảng 15 - 30pm. Trong quá
tŕnh tuyển nổi, việc ổn định kích thước bọt khí có ý nghĩa quan trọng. Để
đạt được mục đích này, đôi khi người ta bổ sung vào nước các chất tạo bọt
có tác dụng làm giảm năng lượng bề mặt phân pha như dầu bạch dương,
phenol, natri ankylsilicat,
Tùy thuộc vào khối lượng riêng của vật liệu, quá trình tuyển nổi sẽ đạt
hiệu suất cao đối với các hạt có kích thước từ 0,2 - l,5mm. Điều kiện tốt
nhất để tách các hạt trong quá trình tuyển nổi là khi tỷ số giữa lượng pha
khí và pha rắn Gk/Gr = 0,01 -0,1.
3.2.3 Phương pháp xử lý hóa học
Thực chất của phương pháp xử lý hoá học là đưa vào nước thải chất phản
ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học và tạo
cặn lắng hoặc tạo dạng chất hoà tan nhưng không độc hại, không gây ô
nhiễm môi trường.
Phương pháp xử lý hoá học thường được áp dụng để xử lý nước thải công
nghiệp. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa phương và điều kiện vệ sinh cho phép,
phương pháp xử lý hoá học có thể hoàn tất ở giai đoạn cuối cùng hoặc chỉ
là giai đoạn sơ bộ ban đầu của việc xử lý nước thải.
a. Phương pháp trung hòa.
Dùng để đưa môi trường nước thải có chứa các axit vô cơ hoặc kiềm về
trạng thái trung tính pH = 6,5 - 8,5. Phương pháp này có thể thực hiện
bằng nhiều cách; trộn lẫn nước thải chứa axit và chứa kiềm, bổ sung thêm
tác nhân hóa học, lọc nước qua lớp vật liệu lọc có tác dụng trung hòa.
b. Phương pháp oxy hóa khử.
Đa số các chất vô cơ không thể xử lý bằng phương pháp sinh hóa được, trừ

các trường hợp các kim loại nặng như: Cu, Zn, Pb, Co, Fe, Mn, Cr, .bị
hấp phụ vào bùn hoạt tính. Nhiều kim loại như: Hg, As, .là những chất
độc, có khả năng gây hại đến sinh vật nên được xử lý bằng phương pháp
oxy hóa khử. Có thể dùng các tác nhân oxy hóa như Cl2, H2O2, 02 không
khí, O3 hoặc MnO2. Dưới tác dụng oxy hóa, các chất ô nhiểm độc hại sẽ
chuyển hóa thành những chất ít độc hại hơn và được loại ra khỏi nước thải.
Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn các tác nhân hóa học, do đó quá trình
ôxy hóa hóa học chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tạp chất
gây nhiễm bẩn trong nước không thể tách bằng những phương pháp khác.
3.2.4 Phương pháp xử lý sinh học.
Thực chất của phương pháp sinh học để xử lý nước thải là sử dụng khả
năng sống và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong
nước thải. Chúng chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan và những chất dễ
phân hủy sinh học thành những sản phẩm cuối cùng như: C02,
H2O,NH4, Chúng sử dụng một số hợp chất hữu cơ và một số chất
khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng nhằm duy trì quá trình,
đồng thời xây dựng tế bào mới.
Công trình xử lý sinh học thường được đặt sau khi nước thải đã được xử lý
sơ bộ qua các quá trình xử lý cơ học, hóa học, hóa lý.
Căn cứ vào hoạt động của vi sinh vật có thể chia phương pháp sinh học
thành 3 nhóm chính như sau;
a. Các phương pháp hiếu khí.
Phương pháp hiếu khí dựa trên nguyên tắc là các vi sinh vật hiếu khí phân
hủy các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy.
Chất hữu cơ + O2 —» H2O + CO2 + NH3 +
Các phương pháp xử lý hiếu khí thường hay sử dụng: Phương pháp bùn
hoạt tính: dựa trên quá trình sinh trưởng lơ lửng của vi sinh vật. Và
phương pháp lọc sinh học: dựa trên quá trình sinh trưởng bám dính của vi
sinh vật.
b. Phương pháp bùn hoạt tính

Bùn hoạt tính là tập họp những vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi khuẩn,
kết lại thành các bông với trung tâm là các hạt chất rắn lơ lửng trong nước
(cặn lắng chiếm khoảng 30 - 40% thành phần cấu tạo bông, nếu thổi khí và
khuấy đảo đầy đủ trong thời gian ngắn thì con số này khoảng 30%, thời
gian dài khoảng 35%, kéo dài tới vài ngày có thể tới 40%). Các bông này
có màu vàng nâu dễ lắng có kích thước từ 3 - 100. Bùn hoạt tính có khả
năng hấp phụ (trên bề mặt bùn) và oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước
thải với sự có mặt của oxy.
Quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính bao gồm các bước:
- Giai đoạn khuếch tán và chuyển chất từ dịch thể (nước thải) tới bề mặt
các tế bào vi sinh vật.
- Hấp phụ: khuếch tán và hấp phụ các chất bẩn từ bề mặt ngoài các tế bào
qua màng bán thấm.
- Quá trình chuyển hóa các chất đã được khuếch tán và hấp phụ ở trong tế
bào vi sinh vật sinh ra năng lượng và tổng họp các chất mới của tế bào.
c. Phương pháp lọc sinh học.
Là phương pháp dựa trên quá trình hoạt động của vi sinh vật ở màng sinh
học, oxy hóa các chất bẩn hữu cơ có trong nước. Các màng sinh học là các
vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hiếu khí, kỵ khí, tùy nghi. Các vi khuẩn
hiếu khí được tập trung ở màng lóp ngoài của màng sinh học. Ở đây chúng
phát triển và gắn với giá màng là các vật liệu lọc (được gọi là màng sinh
trưởng gắn kết hay sinh trưởng bám dính).
d. Phương pháp kị khí.
Dựa trên sự chuyển hoá vật chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy nhờ
rất nhiều loài vi sinh vật yếm khí tồn tại trong nước thải. Sản phẩm của
quá trình là CH4, CO2, N2, H2S, NH3 trong đó CH4 chiếm nhiều nhất.
e. Công trình xử lý sinh học.
Ao hồ sinh học ( Ao hồ ổn định nước thải)
Đây là phương pháp xử lý đơn giản nhất và đã được áp dụng từ xưa.
Phương pháp này cũng không yêu cầu kỹ thuật cao, vốn đầu tư ít, chí phí

hoạt động rẻ tiền, quản lý đơn giản và hiệu quả cũng khá cao.Quy trình
được tóm tắt như sau:
Nước thải—» loại bỏ rác, cát sỏi, —» Các ao hồ ổn định—» Nước đã xử

Hồ hiếu khỉ
Ao nông 0,3-0,5m có quá trình oxi hoá các chất bẩn hữu cơ chủ yếu nhờ
các vi sinh vật. Gồm 2 loại: hồ làm thoáng tự nhiên và hồ làm thoáng nhân
tạo.
Hồ kị khí
Ao kị khí là loại ao sâu, ít hoặc không có điều kiện hiếu khí. Các vi sinh
vật kị khí hoạt động sống không cần oxy của không khí. Chúng sử dụng
oxi từ các hợp chất như nitrat, Sulfat., để oxi hoá các chất hữu cơ, các loại
rượu và khí CH4, H2S, C02, và nước. Chiều sâu hồ khá lơn khoảng 2-
6m.
Hồ tùy nghi
Là sự kết hợp hai quá trình song song: phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ
hoà tan có đều ở trong nước và phân hủy kị khí (chủ yếu là CH4) cặn lắng
ở vùng đáy.
Ao hồ tùy nghi được chia làm 3 vùng: lớp trên là vùng hiếu khí, vùng giữa
là vùng kị khí tùy tiện và vùng phía đáy sâu là vùng kị khí.
Chiều sâu hồ khoảng l-l,5m
Hổ ổn định bậc III
Nước thải sau khi xử lý cơ bản (bậc II) chưa đạt tiêu chuẩn là nước sạch để
xả vào nguồn thì có thể phải qua xử lý bổ sung (bậc III). Một trong các
công trình xử lý bậc m là ao hồ ồn định sinh học kết hợp với thả bèo nuôi
cá.
Các công trình tương thích của quá trình xử lý sinh học hiếu như: bể Sinh
học hiếu khí bùn hoạt tính (vi sinh vật lơ lửng), bể thổi khí sinh học tiếp
xúc (vi sinh vật dính bám), bể lọc sinh học, tháp lọc sinh học, bể sinh học
tiếp xúc quay

Bế phản ứng sinh học hiếu khí
Quá trình xử lý nước thải sử dụng bùn hoạt tính dựa vào hoạt động sống
của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể sinh học hiếu khí, các chất lơ lửng đóng
vai trò là các hạt nhân đế cho vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần
lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính là các bông cặn
có mầu nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải và là nơi cư trú
để phát triển của vô số vi khuẩn và vi sinh vật sống khác. Các vi sinh vật
đồng hoá các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất dinh dưỡng
cung cấp cho sự sống. Trong quá trình phát triến vi sinh vật sử dụng các
chất để sinh sản và giải phóng năng lượng, nên sinh khối của chúng tăng
lên nhanh. Như vậy các chất hữu cơ có trong nước thải được chuyển hoá
thành các chất vô cơ như H20, C02 không độc hại cho môi trường.
Quá trình sinh học có thể diễn tả tóm tắt như sau :
Chất hữu cơ + vi sinh vật + ôxy => NH3 + H20 + năng lượng + tế bào mới
hay có thể viết:
Chất thải + bùn hoạt tính + không khí => Sản phẩm cuối + bùn hoạt tính

Mương oxy hóa
Mương ôxy hóa là dạng cải tiến của bể sinh học hiếu khí có dạng vòng
hình chữ o làm việc trong chế độ làm thoáng kéo dài với dung dịch bùn
hoạt tính lơ lửng trong nước thải chuyển động tuần hoàn liên tục trong
mương.
Lọc sinh học
Là công trình được thiết kế nhằm mục đích phân hủy các vật chất hữu cơ
có trong nước thải nhờ quá trình ôxy hóa diễn ra trên bề mặt vật liệu tiếp
xúc. Trong bể chứa đầy vật liệu tiếp xúc, là giá thể cho vi sinh vật sống
bám. Có 2 dạng: Bể lọc sinh học nhỏ giọt: là bể lọc sinh học có vật liệu lọc
không ngập trong nước. Giá trị BOD của nước thải sau khi làm sạch đạt
tới 10 - 15mg/l với lưu lượng nước thải không quá 1000 m3/ngđ.
Bể lọc sinh học cao tải: lớp vật liệu lọc được đặt ngập trong nước. Tải

trọng nước tới 10 - 30 m3/m2 ngđ tức là gấp 10 - 30 lần ở bể lọc nhỏ giọt.
Tháp lọc sinh học cũng có thể được xem như là một bể lọc sinh học nhỏ
giọt nhưng có chiều cao khá lớn
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VÀ ĐỀ SUẤT CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ NƯỚC THẢI
4.1 Thành phần và tính chất nước thải
Để xây dựng hệ thống xử lý nước thải cần có các thông số đầu vào bao
gồm: lưu lượng nước thải, đặt tính nước thải đầu vào cũng như yêu cầu về
chất lượng nước thải sau xử lý.
Lưu lượng nước thải thực tế của cụm công nghiệp bao gồm các loại nước
thải phát sinh từ các khu vực chúng tôi tạm gọi theo nguồn gốc phát sinh:
a. Nước thải sản xuất.
Các nhà máy trong khu công nghiệp hiện nay thuộc các ngành công
nghiệp sản xuất các loại sản phẩm khác nhau nên nhu cầu sử dụng nước sử
dụng khác nhau. Như các ngành chế biến thực phẩm lại sử dụng một lượng
tương đối lớn nước sản xuất, các ngành may mặc, lắp ráp cơ khí, vật liệu
xây dựng, chế tạo dây điện, thiết bị điện lại sử dụng ít nước hơn. Tùy
theo từng công nghệ và quy mô sản xuất mà lưu lượng nước thải sẽ khác
nhau và có thành phần các chất ô nhiễm khác nhau. Chia làm 3 nhóm
chính:
- Nhóm 1: sản xuất giấy, bột giấy, ngành thuộc da, các ngành có công đoạn
tẩy nhuộm, công nghệ xi mạ, sản xuất hóa chất, sản xuất pin - ác quy, chất
tẩy rửa, thuốc nhuộm, mực in.
- Nhóm 2: Ngành chế biến gỗ: cưa xẻ sấy gỗ và sản xuất các sản phẩm từ
gỗ (trừ chạm trỗ, thủ công mỹ nghệ); sơn gia công các sản phẩm gỗ, kim
loại và các sản phẩm khác; luyện cán thép và các sản phẩm từ phôi thép,
luyện cán và sản xuất các sản phẩm từ cao su; kinh doanh phân loại phế
liệu, phế thải, thức ăn chăn nuôi, ngành thực phẩm: chế biến thủy sản,
nước chấm bột ngọt, muối dầu ăn, cồn rượu bia nước giải khát, chế biến
hạt điều.

- Nhóm 3: Sản xuất gạch, nguyên liệu pha chế và đóng gói thuốc bảo vệ
thực vật; sản xuất phân bón, ngành tái chế phế liệu, phế thải (sản xuất
thép, kim loại từ phế thải, tái chế nhựa, tái chế dầu nhớt); sơ chế mủ cao su
thiên nhiên, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, sản xuất tinh bột từ khoai
mì, xử lý chất thải công nghiệp nguy hại.
b. Nước thải sinh hoạt.
Nước thải của các nhà máy đang hoạt động trong Khu Công Nghiệp Đất
Cuốc - Khu B phần lớn là nước thải sinh hoạt vì lượng công nhân nhiều
(đặt biệt đối với các ngành nghề chế biến thực phẩm, may mặc ). Thành
phần nước thải sinh hoạt bao gồm cặn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng
(N,P), BOD, COD, Vi sinh
c. Nước mưa chảy tràn.
Đối với nước mưa chảy tràn, một số nhà máy trong khu công nghiệp có hệ
thống thu gom nước mưa độc lập với hệ thống thu gom nước thải vì thế
nước mưa được thu gom sẽ đổ vào cống thu nước mưa của khu công
nghiệp. Đối với nhà máy hiện không có hệ thống thu gom nước mưa và
nước thải riêng biệt thì cần phải đầu tư hệ thống thoát nước thải riêng biệt
để nước thải sẽ được thu gom và dẫn vào trạm xử lý nước thải tập trung
của cụm công nghiệp.
Lưu lượng nước thải thiết kế của là : 2500 m3/ngày đêm.
Yêu cầu chất lượng nước sau khi xử lý ở trạm xử lý tập trung trước khi xả
ra nguồn tiếp nhận là QCVN 24: 2009 (Cột A)
Nước thải tập trung đầu vào tiêu chuẩn loại B của QCVN 24: 2009, một số
chỉ tiêu quá tiêu chuẩn loại C để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp.
Một số chỉ tiêu cơ bản:
Thành phần Đơn vị Giá trị QCVN 40:2011/BTNMT (cột B)
pH 5-11 5,5-9
BOD5 mg/L 2600 50
COD mg/L 3200 150
SS mg/L 2000 100

TN mg/L 70 40
TP mg/L 35 6
Dầu mỡ mg/L 15 5
Bảng 4.1: Tính chất nước thải
Hiệu quả xử lý SS:
n =
100
2000
1002000
X

= 95%
Hiệu quả xử lý COD :
n =
100
3200
1503200
X

= 95.3%
Hiệu quả xử lý BOD :
n =
100
2950
502950
X

= 98.3%
4.2 Một số khu công nghiệp điển hình.
4.2.1 Khu công nghiệp Biên Hòa II

×