SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
0
Nguyễn Thị Phú - THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I. Tính cấp thiết đề tài 1
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
III. Giới hạn đề tài 2
IV. Phương pháp nghiên cứu 2
B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thức hoạt động dạy học địa lý
Ngoại khóa – ngoài lớp
3
1. Cơ sở lý luận 3
2. Cơ sở thực tiễn 3
II. Các biện pháp tiến hành hoạt động ngoại khóa, ngoài lớp
4
1. Tham quan địa lý
4
2. Khảo sát địa phương
9
3. Ngoại khoá Địa lý
10
4. Một số loại hình giải trí địa lý
17
III. Kết quả đề tài
18
C. KẾT LUẬN 20
Tài liệu tham khảo 22
Mục lục
Phiếu thăm dò ý kiến
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Trong thời đại hiện nay, loài người đang chuyển từ kỷ nguyên cũ sang kỷ
nguyên mới. Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão. Xuất phát từ
sự đòi hỏi lớn lao ấy của xã hội đã thôi thúc nhà trường phổ thông phải có cách thức
tổ chức phương pháp dạy học mới để rèn luyện và truyền thụ tri thức cho học sinh
một cách có hiệu quả như Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh: “Cần phải có ý thức và
đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trình độ văn hóa phổ thông, có hiểu biết kỹ thuật, có kỹ
năng lao động cần thiết, có óc thẩm mỹ và có kiến thức tốt”, để kế tục sự nghiệp
cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Một mặt địa lý là môn học chính thống trong
nhà trường, nó có mối liên hệ với các môn khác. Tuy nhiên, môn địa lý thường bị học
sinh xem nhẹ, coi như là một môn học phụ các em chưa thực sự hứng thú học tập.
Vậy làm thế nào để học sinh có hứng thú học tập hơn đó là một câu hỏi lớn của
đa số giáo viên giảng dạy địa lý.
Phải chăng chúng ta có sự thay đổi cách dạy cho phù hợp, nhất là tổ chức các hình
thức dạy học. Một điều dễ thấy hình thức hoạt động dạy học ngoài lớp có vai trò rất quan
trọng đối với học sinh đòi hỏi người giáo viên không chỉ đơn thuần cung cấp những kiến
thức chỉ bó hẹp trong chương trình chính khóa. Vả lại, trong khoảng thời gian ngắn ở trên
lớp những bài học có rất nhiều vấn đề không thể cung cấp, lý giải một cách đầy đủ được.
Phải chăng việc bổ trợ thêm kiến thức cho học sinh có thể thông qua các hoạt động ngoài
lớp là điều rất cần thiết.
Ở đây quan điểm chung của hoạt động ngoài lớp là: "Học mà chơi", "Chơi mà
học", "Học đi đôi với hành - lý thuyết gắn liền với thực tiễn", thông qua hình thức này
mà giúp học sinh trau dồi thêm kiến thức tiếp thu kiến thức mới và củng cố kiến thức
cũ đã học.
Những thực tế vẫn cho ta thấy rằng hiện nay trong nhà trường phổ thông nói
chung, dạy học địa lý chủ yếu được tiến hành dưới hình thức nội khóa, còn hoạt động
dạy học ngoài lớp chưa được chú trọng mấy. Nếu có nữa chỉ mang tính chất hình thức
mà thôi. Phải chăng do hình thức hoạt động dạy học ngoài lớp nó rất khó tổ chức; tốn
nhiều thời gian; kinh phí các trường cũng còn nhiều eo hẹp; cơ sở vật chất (phương
tiện đi lại) còn hạn chế. Với một phần nặng về tâm lý của giáo viên (do tốn nhiều thời
gian đế tổ chức, an toàn, ).
Chính vì vậy có nhiều giáo viên có ý tưởng thực hiện nhưng còn lúng túng,
không biết làm như thế nào để có hiệu quả cao. Thông qua giảng dạy ở trường Phổ
thông, tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học ngoại khoá, ngoài lớp có ý nghĩa về mặt lý
luận và thực tiễn. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn thực hiện đề tài “Cách tổ chức một số hoạt
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
2
động ngoài giờ lên lớp môn Địa lý THPT”
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu xác định và tìm tòi một số hình thức tổ
chức hoạt động ngoài lớp thích hợp với địa lý THPT trong tình hình tổ chức hoạt động
dạy học hiện nay nhằm góp phần nâng cao dạy học địa lý.
2. Nhiệm vụ:
Nghiên cứu cơ sở lý luận cùng cơ sở thực tiễn có liên quan đến các hoạt động
dạy học ngoài lớp trong dạy học địa lý THPT.
- Tổ chức một số hoạt động mới góp phần trong việc giảng dạy địa lý.
- Thực nghiệm sư phạm để từ đó rút ra kết luận và những đề xuất cần thiết.
III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu một số hình thức hoạt động dạy học ngoài.
Đề tài chỉ đi sâu một số tổ chức hoạt động ngoài lớp trong chương trình địa lý
THPT như Câu lạc bộ địa lý, tham quan địa lý.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện có hiệu quả nội dung của đề tài, trong quá trình giảng dạy chúng
tôi đã áp dụng các phương pháp:
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn và điều tra giáo viên học sinh
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm và tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thống kê toán học
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
3
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
DẠY ĐỊA LÝ NGOÀI LỚP VÀ NGOẠI KHOÁ
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm
- Ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học nhưng không được ghi trong
chương trình, kế hoạch dạy học .
Hoạt động ngoại khóa thì thường dựa trên cơ sở tự nguyện của học sinh (phần
lớn là học sinh khá) có kỹ năng và có hứng thú yêu thích môn học.
- Hoạt động ngoài lớp cũng là hình thức dạy học nhưng vừa thuộc nội khóa
vừa thuộc ngoại khóa.
+ Trong trường hợp nội khóa: tức là những hoạt động đó được quy định trong
chương trình dạy học. Ví dụ: tham quan một số cơ sở sản xuất
+ Trường hợp ngoại khóa: các hoạt động không được quy định trong chương
trình.
2.1 Bản chất của hoạt động
Đây là hình thức tổ chức dạy học có tính chất tự nguyện, được tiến hành ngoài
giờ lên lớp. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hoạt động theo hứng thú, sở thích
của mình, nhờ đó bồi dưỡng được nhanh chóng năng lực riêng của từng học sinh và
góp phần hướng nghiệp cho các em. Hoạt động ngoài lớp và ngoại khóa còn có thể
giúp học sinh củng cố, mở rộng, khơi sâu thêm tri thức về một số lĩnh vực nhất định,
gắn liền lý luận với thực tế, phát huy tác dụng của học tập đối với đời sống.
Hoạt động ngoại khóa có thể được tiến hành ở nhóm, tổ, lớp hoặc toàn trường.
Đối với học sinh trung học, hình thức thích hợp là các tổ ngoại khóa bộ môn. Hình
thức hoạt động ngoại khóa rất đa dạng. Ví dụ: Nghiên cứu, sưu tầm, tổ thực nghiệm
khoa học, tham quan
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Đối với giáo viên
Hình thức tố chức dạy học ngoài lóp và ngoại khóa trong nhà trường hiện nay
đang được mọi giáo viên địa lý nói riêng và toàn thể giáo viên trong trường nói chung
quan tâm rất lớn. Song không phải giáo viên nào cũng thành công trong việc trang bị
cho học sinh.
Nói chung hình thức tổ chức dạy học này mang tính cộng động rất cao, cần phải
có sự nỗ lực giúp đỡ của tập thể.
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
4
Kết quả điều tra ở 3 trường THPT Hà Tĩnh cho thấy đa số các thầy cô cho rằng
hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp và ngoại khóa là quan trọng, song nó chỉ thỉnh
thoảng được thực hiện. Nhiều ý kiến cho rằng nên thực hiện ngoài lớp và ngoại khóa
theo chuyên đề, có chủ định thì mới mang lại hiệu quả cao. Bởi thời gian của học sinh
có hạn với lại kinh phí cho việc ngoại khóa cũng rất lớn và vấn đề an toàn đến học
sinh. Các em học sinh lớp 10 là lớp đầu cấp chưa tự làm chủ bản thân mình được, ý
thức và trách nhiệm chưa cao nên hình thức ngoại khóa chỉ thực hiện ở một số hình
thức như giải trí địa lý (đố vui, trò chơi, ) Câu lạc bộ địa lý ở trường hoặc gần khu
vực trường đóng. Còn hình thức tham quan địa lý, khảo sát địa phương ít khi được
thực hiện. Mặc dầu vậy các thầy cô thừa nhận rằng hai hình thức này nếu được thực
hiện sẽ mang lại hiệu quả rất cao, không những cung cấp những tri thức địa lý mà còn
nhằm rèn luyện kỹ năng địa lý (như địa lý quan sát, đo đạc, ) và có những thái độ
đúng đắn với thực tế.
2.2. Đối với học sinh
- Tăng thêm sự hiểu biết cho học sinh - rèn luyện kỹ năng địa lý.
- Giải trí, kích thích hứng thú học tập
- Thiết lập mối quan hệ thầy trò.
Tuy nhiên, nó cũng có một số điểm hạn chế:
- Tốn nhiều thời gian để tổ chức (85% cho rằng tốn thời gian)
- Vấn đề kinh phí và an toàn.
Do vậy mà hình thức này chưa được sử dụng rộng rãi như những hình thức dạy
học khác. Song thầy cô cũng có những xu hướng mới là sẽ thực hiện hình thức dạy
học này ngày càng nhiều hơn, sẽ cải tiến những khó khăn đầu để phát huy những ưu
điểm, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
II. Các biện pháp tiến hành hoạt động ngoại khóa và ngoài lớp
1. Tham quan địa lý
1.1. Khái niệm về tham quan địa lý
Tham quan địa lý là hình thức dạy học được tiến hành ngoài lớp (ngoài nhà
trường) với cả lớp học hay chỉ với một nhóm học sinh.
Nếu nội dung tham quan được ghi trong chương trình và kế hoạch giảng dạy thì
nó được coi là hoạt động dạy học trong lớp (nội khóa). Còn nếu nội dung tham quan
là một vấn đề không có ghi trong chương trình, kế hoạch giảng dạy, thì nó được gọi là
hình thức ngoại khóa địa lý.
Như vậy khác với tiết học trong lớp, tham quan thường được tiến hành ngoài
trường học, trong thiên nhiên, các xí nghiệp, nhà máy sản xuất, nhà bảo tàng, khu
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
5
triển lãm,
1.2. Tổ chức tham quan địa lý
a. Lựa chọn đối tượng tham quan
Tham quan địa lý có tác dụng tích cực về mặt giáo dục và trau dồi học vấn
nhưng việc tổ chức tham quan không đơn giản, nó đòi hởi ngưòi giáo viên địa lý phải
cân nhắc suy nghĩ khi lựa chọn đối tượng tham quan cũng như lựa chọn hình thức và
phướng pháp tiến hành cũng như các khâu tổ chức.
Trước hết, cần lựa chọn đúng đối tượng tham quan để từ đó xác định được nội
dung cụ thể của cuộc tham quan.
Đối tượng tham quan có thể là một hiện tượng, một quá trình địa lý tự nhiên hay
kinh tế - xã hội có thể tham quan:
Tham quan các cơ sở hành chính, y tế, kinh tế và văn hoá ở địa phương
- Tham quan các di tích lịch sử và các nhà bảo tàng.
- Tham quan các cơ sở sản xuất
- Tham quan đồng ruộng và khu chăn nuôi.
- Tham quan rừng cây (nhất là rừng nguyên sinh)
- Tham quan các dạng địa hình phổ biến trên mặt đất: núi, thung lũng, suối,
sông, hồ, đầm, đồng bằng, cao nguyên, miền núi,
Đối tượng tham quan phải có nội dung liên quan đến nội dung của chương trình
học tập địa lý trong nhà trường.
Đối tượng phải đảm bảo được những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức tham
quan (như thời gian, địa điểm, thời tiết, kinh phí, phương tiện đi lại, ). Chính vì vậy
địa điểm tham quan nên nằm gần khu vực trường đóng.
Đối với cuộc tham quan trên một ngày thì ngoài những điểm cần lưu ý trên, cần
tính đến nơi ăn chốn nghỉ cho học sinh. Như chúng ta đã biết lứa tuổi học sinh trung
học (nhất là lớp 10), đây là lứa tuổi "học đòi làm người lớn" (theo tâm lý học lứa tuổi)
các em đã hình thành, nảy nở các mối quan hệ.
Ví dụ: Tham quan Đài khí tượng để chuẩn bị cho chủ đề bầu trời và trái đất.
+ Tham quan để tìm hiểu sâu về một chủ đề
Ví dụ: Giáo viên ở vùng nông thôn có thể dẫn học sinh đến thị trấn, thành phố
để có biểu tượng về đô thị, làm cơ sở để hình thành những đặc điểm của đô thị (nhà
cửa, đường giao thông, cơ sở thông tin, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ và cơ
sở hành chính, cơ sở thương mại)
Và ngược lại, giáo viên ở thành phố lại đưa học sinh về nông thôn để nhận ra
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
6
những đặc điểm của làng quê (đồng ruộng, công trình thủy lợi, khu chăn nuôi )
+ Tham quan để kết thúc một chủ đề hoặc nhiều đề tài
Hình thức tham quan này thường được các trường sử dụng vì phù hợp với điều
kiện kinh tế và thời gian của nhà trường.
Tùy theo số lượng học sinh tham gia, giáo viên chuẩn bị cách tổ chức phù hợp,
để vừa bảo đảm kỷ luật trật tự, tránh những tai nạn có thể xảy ra, cần làm đầy đủ các
yêu cầu về chuyên môn.
b. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên :
+ Xác định mục đích tham quan
+ Xác định thời gian tham quan
+ Lộ trình và phương tiện đưa học sinh đi.
+ Những thông tin cần thiết đưa ra trước khi tham quan: Đặc điểm hiện tượng,
nguyên lý hoạt động của máy móc, sơ đồ tổ chức của cơ quan
+ Các câu hỏi định hướng tham quan
+ Các hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm hoặc lớp.
+ Các hình thức thu thập thông tin: Quan sát, phởng vấn, thu thập hiện vật Và tư
liệu, tranh ảnh
+ Giáo viên cần đến trước địa điểm tham quan để dự kiến về kế hoạch và dự
kiến người hướng dẫn tham quan.
+ Đối với những cuộc tham quan xa giáo viên cần dự liệu cả việc ăn uống, túi
thuốc cấp cứu. Quần áo và nhắc nhở nghiêm ngặt về nội quy đi đường.
- Chuẩn bị của học sinh :
+ Tham quan cũng là cơ hội để học sinh giả định về sự thay đổi vị trí trong xã
hội: Khi tham quan cơ sở sản xuất họ sẽ coi mình như một người lao động thực thụ,
quan tâm đến giờ làm việc và thu nhập hàng tháng. Nếu đến một cơ quan, một cơ sở
dịch vụ học sinh phải hiểu được sơ lược về hệ thống tổ chức và xem xét mặt hợp lý và
chưa hợp lý về giao dịch giữa cán bộ và nhân dân
Để từ đó học sinh có thể nêu ra những kiến nghị, đề nghị, phương án giải
quyết
+ Trong quá trình tham quan, học sinh được quyền và khuyến khích các em đặt
ra Câu hởi tìm hiểu sâu hơn theo định hướng của những Câu hởi giáo viên đã nêu ra
trưóc khi tham quan.
+ Khi trả lời các Câu hởi của giáo viên học sinh có thể có nhiều hình thức trả
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
7
lời: Trả lời bằng văn viết, văn miệng, bảng biểu, sơ đồ
+ Học sinh phải chuẩn bị giấy bút để ghi chép những thông tin cần thiết và nên
cần cả những túi đựng các vật thu thập (như hiện vật, tài liệu, tranh ảnh )
c. Tiến hành tham quan:
+ Giáo viên dẫn học sinh đến địa điểm tham quan.
+ Nếu là cơ sổ sản xuất, tổ chức cơ quan, cơ sở dịch vụ giáo viên yêu cầu học
sinh chào hỏi lễ phép khi đến và khi đi, trước lúc ra về cần biểu lộ sự cảm ơn chân
thành và lịch sự.
+ Đặc biệt tôn trọng các quy định về giao tiếp xã hội, tiếp xức vói máy móc,
hiện vật và an toàn.
d. Tổng kết tham quan:
Khi kết thúc tham quan phải có nhận xét, đánh giá những thu hoạch của học
sinh, công việc này giáo viên có thể tiến hành theo các cách sau:
+ Hướng dẫn học sinh viết thu hoạch, giáo viên nhận xét, đánh giá và tổng kết.
+ Từng nhóm viết báo cáo trình bày dưới hình thức hội nghị, sau đó có thể tổ
chức hội thảo dưới sự chủ trì của giáo viên.
Song song với việc viết thu hoạch và báo cáo giáo viên có thể cho học sinh tổ
chức triển lãm những mẫu vật và tài liệu thu thập được.
-VÍ DỤ LÊN PHƯƠNG ÁN CHO CUỘC THAM QUAN:
NỘI DUNG: THAM QUAN MỘT NHÀ MÁY XÍ NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP
Buổi tham quan được thực hiện sau khi học sinh học xong chương trình địa lý
công nghiệp (ở lớp 10)
1) Mục đích:
Trước khi tham quan giáo viên phải xác định mục đích yêu cầu của cuộc tham
quan như sau:
+ Ý nghĩa của nhà máy đối với sự phát triển và việc nâng cao đời sống của nhân
dân địa phương, đối với sự phát triển kinh tế của vùng, toàn quốc (nếu có)
+ Tìm hiểu tổ chức sản xuất của nhà máy về các mặt sau:
Nguồn vốn đầu tư cũng như đầu ra, đầu vào.
Nhà máy bao gồm bao nhiêu cổ máy, công nhân, kỹ sư (Cán bộ)
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà máy.
Vấn đề đầu tư kỹ thuật cho nhà máy.
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
8
+ Tìm hiểu triển vọng của nhà máy đó.
2) Địa điểm tham quan: Nhà máy Bia Huda thành phố Hà Tĩnh (nhà máy nằm
gần nơi trường đóng)
3) Thời gian : 1 buổi
4) Lộ trình: từ trường đến nhà máy Bia Huda. Phương tiện: Đi xe đạp.
5) Những thông tin cần thiết:
- Nhà máy Bia là nơi hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến của thành phố.
- Đến nơi đây có các guồng máy hoạt động theo một công nghệ dây chuyền, ở
đây có các cán bộ cũng như công nhân đang làm việc.
Vì vậy học sinh cần giữ trật tự để đảm bảo an toàn cũng như phải trang nghiêm
lịch sự khi đến nhà máy.
6) Tổ chức tham quan và các câu hỏi định hướng:
Lớp học dược chia thành các nhóm (tùy vào số lượng học sinh của lớp).
Mỗi nhóm có một nhiệm vụ riêng. Và mời một cán bộ lãnh đạo của nhà máy
báo cáo tình hình chung của nhà máy theo những nội dung mà giáo viên đã đặt vấn đề
với họ chuẩn bị trước.
* Nhóm I: Tình hình chung của nhà máy:
- Vị trí phân bố của nhà máy .
Thời gian ra đời của nhà máy; số lượng công nhân, cán bộ quản lý + kỹ sư.
Gồm bao nhiêu cổ máy; Trung bình một năm xuất được bao nhiêu?
* Nhóm II: Hoạt động của nhà máy:
- Một công nhân làm mấy tiếng/ngày; Thu nhập một tháng/công nhân
- Để hoàn thành 1 sản phẩm (1 chai bia) trải qua mấy khâu?
- Hàng năm sản phẩm làm ra vượt qúa chỉ tiêu (dự định) là bao nhiêu?
- Sản phẩm được tiêu dùng cho nơi nào là chủ yếu? (Thị trường tiêu thụ)
* Nhóm III: Khâu quản lý của nhà máy:
- Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là ở đâu? Tổng số vốn đầu tư?
- Có thường xuyên tổ chức cho công nhân, hoạt động vui chơi giải trí không?
- Chi phí vận chuyển sản phẩm cũng như nguyên liệu.
- Sản phẩm có luôn bị hạ. giá và tồn kho không?
* Nhóm IV: Các yếu tố tác động đến sự phát triển của nhà máy:
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
9
- Quan sát toàn cảnh của nhà máy để biết được: Sân kho, bến bãi của nhà máy.
- Hệ thống xử lý chất thải có được an toàn không?
- Máy móc nhập từ đâu? (Thời gian cũ hay mới )
- Nguyên liệu cung cấp có luôn bị gián đoạn không?
- Các nhân tố kinh tế - xã hội (như dân cư - nguồn lao động, KHKT , phương
tiện giao thông, thị trường tiêu thụ sản phẩm )
- Quan sát nơi nhà máy có các loại đường giao thông nào? Vì sao chỉ có loại
đường giao thông đó? Theo em, có khả năng sẽ phát triển loại đường giao thông nào?
7) Tổng kết tham quan:
- Giải đáp những thắc mắc còn tồn tại của học sinh.
- Cho từng nhóm viết báo cáo tổng kết qua buổi tham quan (cho chuẩn bị 2
ngày)
- Giáo viên nhận xét - đánh giá và nêu kết quả thu được sau cuộc tham quan.
2. Khảo sát địa phương (KSĐP)
2.1. Quan niệm về khảo sát địa phương.
Khảo sát địa phương là nội dung không thể thiếu được của dạy và học địa lý .
Nó là một phần của chương trình nhưng được dạy dưới hình thức ngoài lớp. Nó không
phải là những bài lên lớp có hệ thống mà chỉ là 1 hoạt động thường xuyên được thực
hiện trong năm học.
Nó khác với nội dung địa lý địa phương ở chỗ: Địa lý địa phương phải được dạy
thành bài, có hệ thống dưới hình thức nội khóa trên lớp, giống như các phần khác
trong chương trình.
Công tác KSĐP được sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên cần đề ra những
vấn đề khảo sát đồng thời là người tổ chức và trực tiếp hướng dẫn học sinh thực hiệ.
Kết quả đạt được trong KSĐP phụ thuộc rất nhiều vào trình độ hiểu biết địa
phương của giáo viên, vào khả năng hướng dẫn, động viên làm cho học sinh thích thú
với công tác này.
2.2. Hình thức tiến hành KSĐP.
Nói chung bất kể một hình thức dạy học nào giáo viên cũng phải là người hướng
dẫn, điều khiển quá trình hoạt động của học sinh, ở hình thức này cũng vậy giáo viên
tổ chức các buổi khảo sát tập trung cho tất cả các học sinh. Có thể giao đề tài khảo sát
cho học sinh như những bài tập dài hạn. Sau đó có thể để cho học sinh tự tổ chức làm
theo nhóm hoặc theo một tổ trong một thời gian nhất định. Nhưng trong quá trình thực
hiện giáo viên hướng dẫn và gợi ý. Hình thức này chỉ nên làm một năm 2 lần. Giáo
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
10
viên phải chuẩn bị các khâu: từ xác định mục đích yêu cầu đến nội dung cũng như
việc tổ chức thực hiện. Có thể thông qua buổi khảo sát tập trung các, em sẽ lấy đó làm
mẫu cho công tác khảo sát thường xuyên của tổ nhóm sau này. Công tác này phát huy
được tính tích cực tư duy sáng tạo của học sinh.
Giáo viên nên phần học sinh trong lởp thành nhóm, tổ. Mỗi nhóm, tổ từ 4-> 5
người, trong đó có 1 nhóm trưởng (có thể là học sinh khá tích cực trong tổ) có tinh
thần trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các giáo viên để hoàn thành đề tài được giao.
Đối tượng chủ yếu ở đây là học sinh PTTH đặc biệt là học sinh lớp 10 nên các
em cũng đã lớn, biết được cách tổ chức cho nhóm nên giáo viên chỉ giữ vai trò hưóng
dẫn, điều khiển cho các em trong quá trình tổ chức hoạt động.
2.3. Các phương pháp tiến hành KSĐP.
Để tiến hành KSĐP cần phải tiến hành các phương pháp sau:
* Phương pháp thực địa.
* Phương pháp điều tra, tìm hiểu qua nhân dân địa phương.
* Phương pháp nghe báo cáo:
* Phương pháp sử dụng tài liệu về địa phương:
2.4. Tổ chức khảo sát địa phương
Việc tổ chức KSĐP gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị
- Giai đoạn khảo sát
- Giai đoạn tổng kết
3. Ngoại khoá Địa lý
3.1. Các nguyên tắc hoạt động ngoại khóa địa lý.
a, Khái niệm: Ngoại khóa là hình thức tổ chức tự nguyện của học sinh ở ngoài
lớp, do giáo viên hướng dẫn, làm có vấn đề phát triển hứng thú, phát triển nhận thức
và phát huy tính tự lực sáng tạo của học sinh, nhằm mục đích mở rộng và bổ sung
những tri thức địa lý được qui định trong chương trình.
Các hoạt động ngoại khóa không những có tác dụng tốt về mặt giáo dục, trau dồi
học vấn mà còn kích thích được lòng say mê học tập bộ môn của học sinh. Chính về
thế hoạt động ngoại khóa cũng được coi là một biện pháp hướng nghiệp có hiệu quả.
b, Các nguyên tắc hoạt động của ngoại khóa:
+ Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa phải phù hợp vói hoàn cảnh học tập
của học sinh, với điều kiện vật chất và thời gian cho phép.
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
11
+ Nội dung ngoại khóa phải có gắng kết hợp chặt chẽ với nội khóa, vừa phục vụ
nội khóa.
+ Hoạt động ngoại khóa cũng cần thực hiện có nề nếp, đề cao tinh thần kỷ luật.
+ Hoạt động ngoại khóa cần biết tranh thủ được sự giúp đỡ của các ngành có
liên quan.
3.2. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa về địa lý.
Trong hoàn cảnh thực tế của nhà trưởng phổ thông hiện nay, hoạt động ngọai
khóa có thể được tiến hành với các hình thức sau: Tổ chức câu lạc bộ địa lý ,tổ chức
triển lảm, tổ chức cắm trại –dã ngoại. Nhưng về phạm vi đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu
hình thức: tổ chức câu lạc bộ địa lý
* Tổ chức Câu lạc bộ địa lý (CLB)
Đây là một hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa có thể nói đây là một hình
thức tương đối đơn giản.
Câu lạc bộ địa lý thường có hoạt động định kỳ, mỗi tháng 1 lần cho toàn trường
hoặc cho từng khối lớp. Ở đây nên hoạt động cho từng khối lớp, vì những hoạt động
đó thích hợp với những đối tượng học sinh cùng lứa tuổi và cùng trình độ. Hoạt động
của Câu lạc bộ địa lý gồm nhiều hình thức:
- Đọc và kể chuyện địa lý.
Giáo viên và học sinh đều có thể tham gia trình bày trong Câu lạc bộ. Nếu là học
sinh thì giáo viên cần hướng dẫn trước để đạt được kết quả tốt.
- Tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ về địa lý.
* Cách tổ chức: Giáo viên hướng dẫn học sinh một số đề tài (đề tài có thể về vấn
đề phát triển kinh tế của địa phương, về môi trường, về dân số, biển - hải đảo, về
KHHGĐ, về vấn đề hướng nghiệp ) cho từng nhóm hay tổ, lớp chuẩn bị theo những
đề tài khác nhau, dưới dạng có thể là một vở kịch ngắn, một hoạt cảnh hay một số tiết
mục văn nghệ tự biên tự diễn
- Muốn tổ chức tốt hình thức này ta cần lưu ý một số điểm sau:
- Về thời gian: Một học kỳ trọng một năm học tổ chức một lần.
- Về địa điểm: Có thể là một hội trường hay một khu đất rộng.
- Hình thức này có thể kết hợp với các hình thức khác nhau như: cắm trại, thảo
luận
- Lưu ý cần phải có một kinh phí để làm giải thưởng, nhằm khuyến khích học
sinh.
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
12
Giáo án thực nghiệm: CLB Địa lý
NỘI DUNG THỰC HIỆN HỘI THI
THANH NIÊN VỚI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG
TRƯỜNG THPT
NHÓM: ĐỊA - QUỐC PHÒNG - LỊCH SỬ
TỔ CHỨC HỘI THI
“THANH NIÊN VỚI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG”
1. Thời gian: 1 buổi
2. Địa điểm: Sân trường (hoặc phòng họp lớn);
3. Thành phần tham dự: BGH, công đoàn trường, GVCN, GV địa, quốc phòng,
học sinh.
Khách mời: Sở GD - ĐT, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Hà Tĩnh; tỉnh đoàn;
thành đoàn; hội phụ huynh; báo đài; một số trường bạn;
I – Mục tiêu:
Mỗi học sinh việt nam đều cần có hiểu biết về đất nước tổ quốc mình về đất
liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Trong chương trình các môn học bậc thpt chưa
đề cập hết lượng thông tin về biển, đảo của tổ quốc, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên
biển, đảo cũng như những vấn đề đặt ra trong bối cảnh tác động của con người. nhận
thấy tầm quan trọng như vậy nên nhóm địa - quốc phòng trường thpt bổ sung kiến thức
cho học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhằm trang bị cho học sinh các kỹ năng
sử dụng, khai thác tài nguyên biển, đảo một cách hợp lý, bảo vệ môi trường và cách
sống thân thiện với môi trường biển, đảo.
Đồng thời, qua cuộc thi này giúp học sinh có những tình cảm sâu sắc với những
người chiến sĩ đã hy sinh xương máu của mình để bảo vệ tổ quốc, những người lính
đã, đang cầm súng bảo vệ biển đảo quê hương, "canh giữ đất trời", vì bình yên tổ quốc
hôm nay.
II - Công tác chuẩn bị:
- Sân khấu, loa máy, ma két, máy chiếu, micrô, bảng phụ, nhạc, đồng hồ bấm
giờ, 3 cờ nhỏ.
- Ban giám khảo, ban cố vấn, mc, thư ký.
- Cơ cấu giải thưởng: - Đội thi (nhất, nhì, ba)
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
13
- Khán giả
- Xây dựng đội chơi: 3 đội - mỗi đội 3 học sinh - khối 10; 11; 12.và toàn thể
học sinh 3 khối tham dự.
III - chương trình và thể lệ cuộc thi: gồm 6 phần
Phần 1: Tìm hiểu kiến thức chung
- Mỗi đội có 5 Câu hỏi, mỗi Câu hỏi trả lời đúng được 10 điểm; tổng điểm 50đ
- Mỗi Câu hỏi có 4 phương án, lựa chọn 1 phương án đúng. (đọc qua micro)
Phần 2: Nhận biết qua hình ảnh: có 3 hình ảnh, mỗi đội 1 hình ảnh + trả lời
đúng ở gợi ý đầu được 30 điểm.
+ Ở gợi ý thứ 2 được 20 điểm
+ Ở gợi ý thứ 3 được 10 điểm
Nếu không trả lời được đội khác có quyền phất cờ trả lời và được cộng 10 điểm
nếu đúng.
Phần 3: Thi đồng đội: Có 3 Câu hỏi chung cho cả 3 đội, mỗi Câu trả lời đúng
và đầy đủ đuợc 10 điểm.
Đội nào phất cờ sớm được trả lời.
Phần 4: Câu hỏi dành cho khán giả (gồm 3 Câu hỏi)
Phần 5: Thi hùng biện
Có 3 chủ đề, các đội bốc thăm 1 chủ đề và thứ tự trình bày. thời gian chuân bị 2
phút, trình bày không quá 5 phút.
Phần 6 - công bố trao giải, tổng kết cuộc thi
Kịch bản chương trình:
MC:
Nhằm tri ân những lể đã qua: 22/12/1944
ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam
và ngày quốc phòng tòan dân; ngày
29/12/1972 ngày chiến thắng điện biên phủ
trên không và chào mừng năm mới.
Và để hưởng ứng ngày học sinh sinh viên
việt nam 9/1/1950 tuổi trẻ thành phố Hà
Tĩnh + đoàn thanh niên trường THPT
nhóm địa - quốc phòng - lịch sử phối hợp
hội thi “thanh niên với biển đảo quê
hương”.
- Kịch bản:
- MC:
- Ban cố vấn
- Giới thiệu đại biểu:
- Ban giám khảo:
- Thư ký
- Chạy chương trình
- Quản lý hs: đoàn trường + gvcn
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
14
Các phần thi (5 phần)
1. Tìm hiểu kiến thức chung:
Mỗi đội 5 Câu hỏi, mỗi Câu hỏi 10 điểm, (mỗi Câu hỏi có 4 phương án, lựa
chọn 1 phương án đúng).
* Đội 1:
Câu 1: trong các tỉnh sau đây của việt nam, tỉnh nào giáp biển đông?
a. Hòa Bình c. Phú Yên
b. Bình Dương d. Lâm Đồng Đáp án: c (Phú Yên)
Câu 2: Đảo Phủ Quốc và Côn Đảo thuộc tỉnh nào của nước ta?
a. Cà Mau và An Giang c. Kiên Giang và Cà Mau
b. Trà Vinh và Cà Mau d. Kiên Giang và Bà Rịa Vũng Tàu.
Đáp án: d (Kiên Giang và Bà Rịa Vũng Tàu)
Câu 3: tỉnh bình thuận có đảo nào?
a. Lý Sơn c. Cồn Cỏ
b. Phú Quý d. Thổ Chu Đáp án: b (Phú Quý)
Câu 4: bài hát “nơi đảo xa” do ai sáng tác?
a. Phạm Tuyên c. Quỳnh Hợp
b. An Thuyên d. Thế Song Đáp án: d (Thế Song)
dẩn bài hát vào màn hình:
Câu 5: huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính thuộc.
a. Thành phố Hải Phòng c. Tỉnh Thừa Thiên Huế
b. Thành phố Đà Nẵng d. Tỉnh Quảng Nam Đáp án: b (Đà Nẵng).
* Đội 2: Dẫn huyện đảo Hoàng Sa vào màn hình
Câu 1: Quốc gia nào dưới đây không nằm ven biển đông?
a. Mian ma c. Brunay
b. Việt Nam d. Thái Lan Đáp án: a (Mianma)
Câu 2: Nhạc sĩ Quỳnh Lợi có sáng tác nào về Trường Sa?
a. Nhớ Trường Sa c. Trường Sa
b. Bâng khuâng Trường Sa d. Trường Sa đá hát
Đáp án: d (ts đá hát)
Câu 3: Ở nước ta vùng biển có thế mạnh phát triển du lịch biển tốt nhất là:
a. Vịnh Bắc Bộ c. Duyên Hải miền Trung
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
15
b. Vịnh Thái Lan d. Nam Bộ Đáp án: d (dh miền Trung)
(Giải thích thêm): dọc theo duyên hải miền Trung có nhiều hải biển đẹp nổi
tiếng như sầm sơn (Thanh Hoá); Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cẩm, Xuân Thành (Hà
Tĩnh) lăng cô (Huế); Mỹ Khê (Đà Nẵng); Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận); Nha
Trang (Khánh Hòa).
Câu 4: Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có đặc sản nổi tiếng là:
a. Dưa hấu c. Ớt
b. Cam d. Tỏi Đáp án: d (tỏi)
(Giải thích thêm: đảo Lý Sơn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, cách bờ
biển Quảng Ngãi 24km về hướng đông bắc, với diện tích gần 11km
2
. Bao đời qua, đời
sống người dân đảo lý sơn gắn liền với biển nhưng sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng là
tỏi. ngoài ra, nhân dân còn trồng bắp, hành, đậu, mè )
Câu 5: Đảo có diện tích lớn nhất trong các đảo ở vùng biển nước ta là:
a. Cát Bà c. Phú Quốc
b. Bạch Long Vĩ d. Lý Sơn Đáp án: c (Phú Quốc>565 km
2
)
Dẫn vào màn hình (giải thích thêm: đảo Phú Quốc còn được mệnh danh là đảo
ngọc nằm trong vịnh Thái Lan, đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện
đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. đảo Phú Quốc với diện tích > 565km
2
- tương
đương đảo quốc singapo có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng bắc, nhỏ dần ở phía
nam, chiều dài lớn nhất của đảo là 49km. nơi rộng nhất trên đảo theo hướng đông tây
là 27 km, có người ví hình dáng đảo như 1 con cá đang bơi, đầu hướng về phương
bắc).
* Đội 3:
Câu 1: Hà Tĩnh có đảo nào?
a. Sơn Miêu c. Sơn Dương
b. Cát Mẽ d. Lâm Môn Đáp án: c (Sơn Dương - Kỳ Anh)
Câu 2: Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu?
a. 1.260km b. 3.260km
c. 2.260km d. 4.260km Đáp án: b (3.260km)
(Giải thích bờ biển dài 3.260km không kể các đảo)
Câu 3: Trong các loại tài nguyên sinh vật biển của nước ta dưới đây, loài nào có
sản lượng khai thác chiếm ưu thế tuyệt đối?
a. Cá biển c. Các loài nhuyễn thể
b. Các loài giáp xác d. Bò sát biển Đáp án: a. (Cá biển)
Câu 4 : Địa phương giáp biển nằm ở vĩ độ thấp nhất của nước ta là:
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
16
a. Cà Mau c. Bạc Liêu
b. Kiên Giang d. Sóc Trăng Đáp án a (Cà Mau)
(giải thích thêm Cà Mau địa phương giáp biển nằm ở vĩ độ thấp nhất, còn quảng
ninh nằm ở vĩ độ cao nhất).
Câu 5: Công ước quốc tế về luật biển ra đời năm nào?
a. 1972 c. 1992 b. 1982 d. 2002 Đáp án: b (1982)
(xen kẻ văn nghệ)
2. Nhận biết qua hình ảnh:
Có 3 hình ảnh, mỗi đội 1 hình ảnh kèm theo các Câu hỏi gợi ý từ khó đến dễ
(mỗi hình ảnh 30 điểm)
Hình ảnh 1: Giàn khoan trên biển
Hình ảnh 2: Quần đảo Trường Sa
Hình ảnh 3: Vịnh Hạ Long
3. Thi đồng đội
(Gồm 3 Câu hỏi chung cho cả 3 đội, mỗi Câu trả lời đúng 10 điểm, các đội phất
cờ sớm được trả lời).
Câu 1: Quần đảo Hoàng Sa trong lịch sử việt nam có tên gọi là gì?
Đáp án: Bãi cát vàng (giải thích: hoàng là vàng - sa là cát-> bãi cát vàng)
Câu 2: Đây là một cảng có vai trò quan trọng đối với kinh tế nước ta vào thế kỉ
XVIII, hiện nay cảng đó không còn nữa và nó thuộc tỉnh Quảng Nam, cảng đó là cảng
nào?
Đáp án: Cảng Hội An
Câu 3: Đường bờ biển Hà Tĩnh dài bao nhiêu km? kể tên những huyện giáp
biển.
Đáp án: dài 137km. gồm 5 huyện giáp biển: Nghi Xuân. Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm
Xuyên, Kỳ Anh.
(Xen kẽ văn nghệ)
4. Câu hỏi dành cho khán giả
(3 Câu hỏi)
Câu 1: "Thủy Triều Đen" là muốn nói sự cố gì trên biển ?
Đáp án: tràn dầu trên biển
Câu 2: Kể tên một số hòn đảo mang tên một loài động vật trong vùng biển nước ta
Đáp án: Đảo chim (Quảng Trạch - Quảng Nình), đảo yến (Nha Trang - Khánh
Hòa), Đảo khỉ (Nha Trang - Cần Thơ - Quảng Ninh), Đảo Sơn Ca, Đảo Én,
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
17
Câu 3: Một hoạt động lễ hội rất được ngư dân Việt Nam coi trọng, đó là lễ hội
nào?
Đáp án: Lễ hội cầu ngư. (lễ hội Nghinh Ông).
Và lễ hội cúng cá ông (cá voi) của ngư dân ven biển, cầu cho biển thuận gió hòa,
làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn
5: Thi hùng biện:
3 chủ đề - mỗi đội bốc thăm một chủ đề.
Thời gian chuẩn bị 2 phút, thời gian trình bày không quá 5 phút.
- Thang điểm: + 50 điểm, 40 điểm,30 điểm (tùy ban giám khảo cho cộng lại).
+ Học sinh trình bày đủ ý, diễn cảm, phong cách tốt, đúng thời
gian cho điểm tối đa.
* Chủ đề 1: đứng trước nguy cơ môi trường biển ô nhiễm, tài nguyên biển, đảo
bị cạn kiệt, theo bạn chúng ta nên làm gì để cứu lấy biển.
* Chủ đề 2: Với tư cách như là hướng dẩn viên du lịch, bạn hãy giới thiệu cho
du khách về một điểm du lịch gắn với tài nguyên biển đảo quê hương em.
* Chủ đề 3: Theo em tuổi trẻ việt nam hiện nay phải làm gì để góp phần xây
dựng và bảo vệ biển, đảo quê hương?
IV - Công bố - Trao giải - Tổng kết cuộc thi
Xin chân thành cảm ơn ban tổ chức, BGH nhà trường, sở GD - ĐT, đoàn cấp
trên, bộ đội biên phòng về tham dự.
4, Một số loại hình giải trí địa lý
41. Đố vui địa lý
4.2. Tranh giải địa lý
Những phần này có thể thực hiện lồng ghép vào câu lạc bộ địa lý.
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
18
III. KẾT QUẢ ĐỀ TÀI:
Từ thực tế thưc hiện đề tài, chúng tôi đã khẳng định được tính khả thi và hiệu
quả chất lượng đề tài. Đề tài thu được kết quả như sau:
1. Về mặt định tính:
Thực hiện đề tài này, trong thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy rằng, điều dễ nhận
thấy nhất là việc tổ chức dạy học ngoại khóa và ngoài lớp mà nhất là hình thức Câu lạc bộ
địa lý đã phát huy đươc tính tích cực, năng động của học sinh. Từ chỗ thụ động, tiếp thu
kiến thức một chiều khi tham gia Câu lạc bộ địa lý học sinh trở nên năng động, tự tin, sôi
nổi, làm việc có tính tập thể cao, phát huy khả năng diễn thuyết làm cho quan hệ giữa
học sinh - học sinh - giáo viên và học sinh trở nên gần gũi, thân thiện. Đồng thời khắc sâu
cho các em kiến thức về tài nguyên biển đảo quê hương, góp phần vào công cuộc bảo vệ
quê hương đất nước, bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay.
2. Về mặt định hướng
Sau khi tiến hành tổ chức thực hiện theo hình thức dạy học ngoài lớp và ngoại
khóa với các mục đích và nội dung đã nêu. Tôi tiến hành kiểm tra bằng phiếu trắc
nghiệm để thấy được hứng thú học tập ngoài lớp và ngoại khóa của học sinh và hiệu
quả thực tế của việc sử dụng dạy học ngoại khóa tại trường.
Cụ thể sau buổi thực nghiệm tôi phát phiếu thăm dò ý kiến của 200 học sinh
tham dự với kết quả như sau:
Bảng 1: Tổng hợp số lượng Câu trả lời của phiếu thăm dò ý kiến học sinh:
Số lượng Câu trả lời
Nội dung Câu hỏi
a b c d Không chọn
1 42 156 2 - 0
2 3 50 16 - 131
3 4 56 140 0 0
4 28 9 103 29 21
5 25 12 128 20 15
6 38 6 20 108 28
7 17 6 4 170 3
(Dấu (-) là không có Câu hỏi)
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
19
Theo bảng trên ta tính giá trị % của số lượng câu trả lời theo công thức sau:
Tổng số ý kiến trả lời
Giá trị % =
Tổng số phiếu hỏi
x 100
Bảng 2: % ý kiến quy đổi từ bảng 1
Số lượng Câu trả lời
Nội dung Câu hỏi
a b c d
Không
chọn
1 21% 78% 1% - 0%
2 1,5% 25% 8% - 65,5%
3 2% 28% 70% 0 0%
4 14% 4,5% 51,5% 14,5% 10,5%
5 12,5% 6% 64% 10% 7,5%
6 19% 3% 10% 54% 14%
7 8,5% 3% 2% 85% 1,5%
Từ việc phân tích kết quả đề tài cho phép chúng tôi khẳng định: Các biện pháp
sử dụng hình thức dạy học ngoại khóa và ngoài lớp đem lại sự chuyển biến về mặt
nhận thức học sịnh, đặc biệt phát huy mạnh mẽ tính tích cực học tập và rèn luyện kỹ
năng thực hành cho học sinh.
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
20
C. KẾT LUẬN
1. Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu đề tài với sự có gắng, nỗ lực của bản
thân cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp. Đề tài đã sưu tầm và hệ thống lại các
phần lý luận chung liên quan đến nội dung đề tài như: Khái niệm, ý nghĩa, cách phân
loại, nguyên tắc hoạt động của hình thức dạy học ngoài lớp, ngoại khóa.
- Tiến trình xây dựng một số hình thức và tổ chức thực nghiệm ở trường phổ
thông. Kết quả cho thấy hứng thú học tập theo hình thức này rất cao. Đặc biệt khi học
theo hình thức ngoài lớp, ngoại khóa các em không nhớ theo kiểu máy móc học thuộc.
Mặt khác dạy học theo hình thức ngoài lớp ngoại khóa là một phần nhằm thực hiện
nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Để có được kết quả
dạy học theo hình thức trên được tốt trước tiên người giáo viên phải có tâm huyết với
nghề nghiệp, phải có lòng yêu nghề mến trẻ. Giáo viên địa lý cần phải có sự tìm tòi,
mở rộng hiểu biết về các vấn đề địa lý địa phương, phải năng động và linh hoạt trong
khâu tổ chức giúp các em chiếm lĩnh kiến thức một cách sáng tạo tích cực trong tư
duy.
2. Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn gặp một số trở ngại trong quá
trình thực nghiệm. Do còn hạn chế trong kiểm nghiệm thực tiễn và chưa được thực
nghiệm trên một diện rộng, chưa tổ chức hết các hình thức mà đề tài đã nêu do thời
gian có hạn cho nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi
rất mong nhận được sự đánh giá của Hội đồng khoa học, các đồng nghiệp để đề tài có
tác dụng thiết thực, góp phần thực hiện thành công vào quá trình đổi mới phương pháp
giáo dục và nâng cao chất lượng giảng dạy Địa lý ở trường phổ thông,
3. Kiến nghị - Đề xuất
Trong phạm vi đề tài này, tôi xin mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề sau đây:
* Đối với giáo viên:
Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất phục vụ, đặc
biệt là có sư lựa chọn đúng hình thức thực hiện phù hợp với thực tế trường mình.
- Cần huy động được sự đồng thuận của ban chuyên môn, Ban giám hiệu và các
tổ chức xã hội khác.
- Người giáo viên phải tâm huyết với nghề nghiệp, luôn có sự tìm tòi, mở rộng
hiểu biết về các vốn địa lý địa phương .
- Tạo bầu không khí nhẹ nhàng, cởi mở trong giờ học nhưng đồng thời rèn luyện
tính kỷ cương, nề nếp học tập nghiêm túc cho học sinh.
* Đối với học sinh:
- Nắm vững những quy trình thực hiện mà giáo viên yêu cầu, phát huy tính tích
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
21
cực, tự giác, lý thuyết gắn liền với thực tiễn Đây là những kỷ năng cần được rèn
luyện và hoàn thành thói quen ở mỗi học sinh khi tham gia các hoạt động mang tính
tập thể cao.
- Không coi môn địa lý là môn phụ, khô khan, thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc.
* Đối với ban giám hiệu nhà trường:
- Khuyến khích, động viên, cung cấp kinh phí tổ chức kịp thời để giáo viên
thuận lợi thực hiện hoạt động dạy học ngoại khóa và ngoài lớp.
- Chỉ đạo Đoàn trường, Công đoàn, giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu, ban ngành
đoàn thể khác phối hợp thực hiện.
* Đối với Sở giáo dục
1. Sớm tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề, bồi dưỡng về phương pháp dạy
học ngoại khóa, ngoài lớp cho đội ngũ giáo viên.
2. Cần động viên, khuyến khích kết hợp kiểm tra đánh giá thực hiện phương
pháp đổi mới dạy học.
* Đối với Bộ GD – ĐT:
1. Tư vấn với cấp cao hơn phải có cơ chế chính sách nhằm thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đối với giáo dục.
2. Cần có biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm thay đổi thực trạng môn Địa lý hiện
nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 3 năm 2014
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.V. Daxixki (trích dịch) – Phương pháp giảng dạy địa lý – NXB GD, 1975.
2. Nguyễn Dược (chủ biên) – Lý luân dạy học địa lý – ĐHSP Hà Nội I – 1991.
3. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc – Lý luận dạy học địa lý phần đại cương – NXB
ĐHQG Hà Nội – 1998.
4. Lê Văn Hồng – Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm – NXB Hà Nội 1995.
5. Dương Thế Hưng – Một số hình thức dạy học địa lý ngoài lớp (Đề tài khoa học –
cấp khoa) – Huế, 1998.
6. Lê Đức Hải – Phát triển tư duy học sinh trong giảng dạy địa lý kinh tế - NXB Giáo
dục Hà Nội, 1998.
7. Nguyễn Ngọc Minh – Giáo trình phương phap dạy học địa lý đại cương ở trường
THPT – ĐHSP Huế, 2000.
8. Lê Nguyên Long – Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả - NXB Giáo
dục, 1999.
9. Ngô Tấn Tạo – 100 trò chơi sinh hoạt – NXB TP. Hồ Chí Minh, 1996.
10. Bộ sách 10 vạn Câu hởi vì sao – NXB Khoa học và kỹ thuật, 2000.
11. Nguyễn Đức Vũ:
1. Phương pháp dạy học địa lý - ĐHSP Huế, 1986.
2. Phương pháp dạy học địa lý 10 - ĐHSP Huế, 1987.
3. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục địa lý trong nhà trường - Huế,
1997.
4. Giáo trình phương pháp dạy học địa lý Việt Nam ở THPT – Huế, 1998.
5. Kỹ thuật dạy học địa lý ở trường THPT (Dành cho giáo dục thường xuyên) -
Huế, 2000.
6. Phương pháp dạy học tự nhiên xã hội – Huế, 2000.
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
23
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ VIỆC
SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC DẠY HỌC NGOÀI LỚP TRONG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ THPT
Trường:
Họ và tên giáo viên: Tuổi nghề:
Kính mong thầy cô giáo đánh dấu (x) vào các ô thích hợp trong các Câu sau. Xin
chân thành cảm ơn.
1. Ở trường phổ thông hiện nay tình hinh sử dụng hình thức dạy học ngoài lớp (ngoại
khóa – ngoài lớp) như thế nào?
a. Sử dụng thường xuyên □ b. Thỉnh thoảng □ c. Ít khi sử dụng □
2. Theo thầy cô thì hình thức dạy học ngoài lớp có quan trọng hay không?
a. Rất quan trọng □ b. Quan trọng □ c. Không cần thiết □
3. Những điều kiện nào đã gây ảnh hưởng đến việc sử dụng hình thức này
a. Thời gian (tốn nhiều thời gian) □ b. Khó tổ chức □
c. Kinh phí, an toàn □ d. Tất cả các yếu tố cơ bản □
4. Trong các hình thức ngoại khóa sau, thì hình thức nào thường được sử dụng nhiều
nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.
a. Tham quan địa lý □ b. Khảo sát địa phương □
c. Câu lạc bộ địa lý (Cắm trại, du lịch, dã ngoại, triển lãm ) □
d. Giải trí địa lý (đố vui, trò chơi ) □
5. Hình thức ngoại khóa được thực hiện chủ yếu dưới các dạng:
a. Theo định kỳ (từng kỳ, từng tháng) □
b. Theo chương, bài cụ thể □
c. Phụ thuộc vào những nội dung thích hợp □
6. Theo thầy cô thì tổ chức ngoại khóa nhằm:
a. Tăng thêm sự hiểu biết cho học sinh □
b. Giải trí, kích thích hứng thú học tập học sinh □
c. Thiết lập mối quan hệ thầy trò □
d. Tất cả các yếu tố trên □
7. Có nê tổ chức ngoại khóa một cách thường xuyên không? Tại sao?
SKKN: Cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn địa lý THPT
24
Hà Tĩnh, ngày tháng năm 201
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH
(VỀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI LỚP ĐỊA LÝ Ở THPT)
Trường: Lớp:
Họ và tên học sinh:
Xin các bạn vui lòng đánh dấu (x) vào những Câu mình lựa chọn đúng nhất.
Chân thành cám ơn.
1. Bạn có thích môn địa lý không?
a. Có □ b. Bình thường □ c. Không □
2. Bạn không thích môn địa lý vì ?
a. Giáo viên dạy khó hiểu □
b. Là một môn học khô khan □ c. Vì đây là môn học phụ □
3. Ở trường phổ thông ngoài hình thức nội khóa, hình thức ngoại khóa có thường
xuyên không?
a. Thường xuyên □ b. Thỉnh thoảng □ c. Không □
4. Trong các hình thức ngoại khóa sau, thì hình thức nào thường được sử dụng nhiều
nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.
a. Tham quan địa lý □
b. Khảo sát địa phương □
c. Câu lạc bộ địa lý (cắm trại, du lịch, dã ngoại, triển lãm) □
d. Giải trí địa lý (đố vui, trò chơi ) □
5. Nếu bạn chọn một trong số các hình thức trên thì bạn sẽ chọn hình thức nào?
- Hình thức chọn:
- Lý do:
6. Ở trường bạn hình thức ngoại khóa thường được sử dụng vào các dịp nào?
a. Nhân dịp các ngày lễ □ b. Vào các buổi Câu lạc bộ địa lý □
c. Vào ngày nghỉ của trường □ d. Lúc nào thấy thích hợp □
7. Bạn thấy hình thức ngoại khóa là:
- Cần thiết vì:
a. Tăng thêm sự hiểu biết □
b. Tạo không khí thoải mái trong học tập □