Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Lý thuyết và ứng dụng độ co giãn cung cầu trong thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.79 KB, 41 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Lý thuyết và
ứng dụng độ co giãn cung cầu trong thực tế
Giảng viên:
NGUYỄN THANH TUẤN
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nhóm 1
Thị trường giá cả N02
Huế, tháng 11/2014
DANH SÁCH NHÓM
1. Nguyễn Thị Thu Hiền
2. Bùi Thị Anh Đào
3. Nguyễn Thị Vân Anh
4. Trần Thị Kiều Ngân
5. Lê Quý Minh Trang
6. Nguyễn Khoa Mạnh Hùng
7. Hồ Thị Tuyết Nga
8. Hà Khánh Linh
9. Huỳnh Thị Ngọc Loan
10. Võ Thị Hồng Phương
11. Võ Thị Hồng Phúc
12. Trần Chí Thanh
13. Trần Nhật Hoàng
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
MỤC LỤC
Nhóm 1 – Thị trường giá cả GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
LỜI MỞ ĐẦU


Theo thống kê năm 2013, dân số sống ở nông thôn chiếm 2/3 dân số, trong đó lao
động làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 47,4% lao động cả nước; đất nông nghiệp
chiếm đến 79,4% tổng diện tích đất cả nước. Qua đó cho thấy ngành nông nghiệp giữ
vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn Việt Nam đang
tiến lên Xã hội chủ nghĩa, thực hiện nền kinh tế thị trường, chính sách mở cửa giao lưu
thương mại với các nước trên thế giới, xuất khẩu có giá trị lớn trong nền kinh tế nước
nhà, mà trong đó các mặt hàng nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Một trong những thế
mạnh không thể không kể đến là ngành lúa gạo – mặt hàng mà nước ta luôn là một
trong ba nước xuất khẩu nhiều nhất thế giới.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình sản xuất lúa gạo của nước ta
không được ổn định. Mặt khác, nghề trồng lúa còn là vấn đề nan giải khi sản lượng sản
xuất lớn nhưng lợi nhuận mà nông dân thu được vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được
cuộc sống cơ bản dẫn đến việc rời nghề. Để giải đáp và tìm biện pháp cho vấn đề này,
nhóm đã nghiên cứu sự tác động của Độ co giãn cung cầu trong thị trường lúa gạo.
Nhằm mục tiêu: nhìn nhận được thực tế cung cầu và độ co giãn để điều chỉnh mức sản
xuất phù hợp. Bên cạnh đó, thấy được xu thế để chớp lấy cơ hội tốt tạo điều kiện phát
triển cho ngành sản xuất lúa gạo cũng như đề ra các giải pháp phát triển ngành lúa gạo.
Vì thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận không tránh khỏi
những sai sót rất mong sự đóng góp của quý thầy và các bạn.

Nhóm 1 – Thị trường giá cả 4 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
NỘI DUNG
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG CẦU
Trên thực tế, mọi nhà kinh doanh đều muốn mức cung của họ sẽ thay đổi như thế
nào khi các nhân tổ ảnh hưởng đến cung biến động, cũng như sự phản ứng của người
tiêu dùng khi các yếu tố giá, thu nhập,… thay đổi? Từ đó các nhà quản trị vạch ra
phương án cụ thể để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất. Và để thực hiện
được điều đó, cần nắm rõ công cụ mô tả mức độ phản ứng của cung cầu đối với sự
biến động của các nhân tố đó là hệ số co giãn cung cầu. Hệ số co giãn là dụng cụ để đo

lường mức độ phản ứng của người mua và người bán trước những thay đổi của thị
trường. Giúp phân tích cung và cầu chính xác hơn.
CHƯƠNG 1: CẦU VÀ ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU
1.1. Cầu
Cầu là lượng hàng hóa mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở mỗi mức
giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
1.2. Độ co giãn của cầu
Độ co giãn của cầu về một hàng hóa tính theo một yếu tố nào đó (giá cả, thu
nhập, giá hàng hóa khác) là mức độ phản ứng trong lượng cầu về hàng hóa này khi yếu
tố nói trên thay đổi, còn các yếu tố liên quan khác vẫn giữ nguyên.
1.2.1. Độ co giãn của cầu theo giá
1.2.1.1. Khái niệm
Hệ số co giãn của cầu theo giá phản ánh mức độ phản ứng của cầu theo giá hay
theo sự thay đổi của giá, trong khi các yếu tố khác giữ nguyên.
1.2.1.2. Cách tính
Ta có công thức:
Trong đó: %∆Q là % thay đổi của lượng cầu về giá.
%∆P là % thay đổi của giá hàng hóa.
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 5 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
Vì lượng cầu về một hàng hóa luôn nghịch biến với giá của hàng hóa đó nên độ
co giãn của cầu thường là số âm. Cho ta biết khi mức giá tăng lên (hay giảm xuống)
1% thì lượng cầu giảm (hay tăng) bao nhiêu phần trăm.
1.2.1.3. Những yếu tố quy định độ co giãn cầu về một loại hàng hóa (theo giá)
a. Tính sẵn có của những hàng hóa thay thế
Nếu một hàng hoá càng dễ được thay thế bởi hàng hóa khác trên thị trường, cầu
về hàng hóa đó càng co giãn. Cụ thể là, khi giá của hàng hoá đang phân tích tăng lên,
lượng cầu về hàng hoá này có xu hướng giảm mạnh, vì người tiêu dùng có thể dễ dàng
chuyển sang sử dụng các hàng hoá thay thế khác. Cầu về một loại hàng hoá trở nên
kém co giãn hơn, khi những mặt hàng có khả năng thay thế nó càng khan hiếm.

b. Tính thiết yếu của hàng hóa
Độ co giãn của cầu theo giá còn phụ thuộc vào việc hàng hoá mà chúng ta đang
xem xét là hàng thiết yếu hay xa xỉ. Đối với một hàng hoá được những người tiêu
dùng nói chung coi là hàng thiết yếu (chẳng hạn như thuốc chữa bệnh), cầu về nó
thường kém co giãn theo giá. Tính thiết yếu của hàng hoá liên quan đến việc thoả mãn
các nhu cầu cơ bản của con người. Người ta luôn cần một khối lượng hàng hoá thiết
yếu tương đối ổn định nào đó. Khối lượng này thay đổi không đáng kể trước những
thay đổi thông thường của mức giá. Vì thế, cầu về hàng thiết yếu được xem là kém
nhạy cảm trước sự thay đổi của giá. Khi hàng hoá được coi là hàng hoá xa xỉ (ví dụ đi
du lịch nước ngoài), cầu về nó sẽ co giãn mạnh hơn theo giá. Khi giá hàng hoá tăng
lên cao, trong điều kiện các yếu tố khác như thu nhập vẫn giữ nguyên, vì những người
tiêu dùng vẫn có xu hướng ưu tiên cho việc thoả mãn những nhu cầu thiết yếu nên họ
có thể tạm hoãn hoặc cắt giảm mạnh việc chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ. Cầu về
những hàng hoá này rõ ràng nhạy cảm hơn trước những thay đổi trong giá cả của
chúng.
c. Yếu tố thời gian
Độ co giãn của cầu theo giá thay đổi theo thời gian. Trong một khoảng thời gian
ngắn, cầu về nhiều loại hàng hoá là ít co giãn, trong khi trong dài hạn, cầu về những
hàng hoá này lại co giãn mạnh hơn. Ví dụ, việc giá xăng tăng làm cho lượng cầu về
xăng giảm, song khi sự thay đổi giá là như nhau, sự cắt giảm lượng cầu về xăng trong
ngắn hạn thường nhỏ hơn so với trong dài hạn. Lý do là: trong một thời gian ngắn,
người tiêu dùng tương đối khó điều chỉnh hành vi tiêu dùng của mình để thích ứng với
việc giá xăng tăng. Họ có thể dùng xăng tiết kiệm hơn bằng cách bỏ đi những chuyến
đi không thật cần thiết bằng ô tô, xe máy cá nhân. Thế nhưng việc tiết kiệm xăng bằng
cách thay những chiếc ô tô, xe máy ưa thích song lại tiêu tốn nhiều xăng bằng những
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 6 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
chiếc xe ít "ăn" xăng hơn lại đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Điều này càng đúng đối với
các công ty vận tải - những hộ tiêu dùng xăng lớn. Tuy nhiên, nếu khuynh hướng giá
xăng tăng cao vẫn duy trì trong dài hạn, người tiêu dùng sẽ có đủ thời gian để thay đổi

hành vi của mình. Vả lại, thời gian càng dài, những cải tiến công nghệ cũng như việc
phát minh những năng lượng mới, rẻ tiền hơn thay thế xăng dầu sẽ làm cho người tiêu
dùng có nhiều khả năng lựa chọn hơn. Cầu về xăng theo giá trong dài hạn rõ ràng co
giãn mạnh hơn so với trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, không phải đối với mọi hàng hoá tình hình đều diễn ra theo chiều
hướng như vậy. Đối với một hàng hoá lâu bền như ô tô, tủ lạnh, khi giá cả của chúng
tăng cao, lượng cầu ngắn hạn về những hàng hoá này thường giảm mạnh. Những
người đang có ý định thay những chiếc ô tô cũ, những chiếc tủ lạnh đang dùng bằng
những chiếc ô tô, tủ lạnh mới thường sẽ tạm hoãn lại nhu cầu mua sắm của mình. Tuy
nhiên, nếu giá cả những hàng hoá này không có dấu hiệu giảm xuống, đến một lúc nào
đó, họ không thể kéo dài thời gian sử dụng những chiếc ô tô, tủ lạnh cũ hơn được nữa.
Họ vẫn phải mua sắm những chiếc ô tô, tủ lạnh mới. Điều đó cho thấy cầu về những
hàng hoá lâu bền trong ngắn hạn lại có xu hướng co giãn mạnh hơn theo giá so với
trong dài hạn.
d. Ngân sách của người tiêu dung
Nếu hàng hoá này chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân sách của người tiêu dùng,
một sự thay đổi giá của hàng hoá sẽ tác động ít với sức mua của mỗi cá nhân. Trong
trường hợp này, một sự thay đổi về giá sẽ có tác động tương đối nhỏ với lượng hàng
hoá được tiêu dùng. Chẳng hạn, giá muối cao gấp đôi sẽ không có nhiều tác động
lên ngân sách của một người tiêu dùng. Nhưng khi một hàng hoá chiếm một phần
tương đối lớn trong chi tiêu của cá nhân, một sự tăng giá có tác động lớn với sức mua
của họ. Hãy lấy một thí dụ cụ thể, giả sử một người chi dùng 50% thu nhập của anh ta
cho một hàng hoá và giá của hàng hoá tăng gấp đôi. Có vẻ cá nhân này sẽ liên tục
giảm chi tiêu của họ để phản ứng với mức giá cao hơn khi chi tiêu với hàng hoá này
chiếm phần lớn trong ngân sách của người tiêu dùng. Vì vậy, cầu sẽ có xu hướng co
giãn hơn với những hàng hoá chiếm một phần lớn trong ngân sách của một người tiêu
dùng điển hình.
e. Phạm vi thị trường
Trong thị trường có phạm vi hẹp, thì cầu co giãn hơn so với thị trường có phạm
vi rộng, vì người ta dễ dàng tìm được hang hóa thay thế trong thị trường có phạm vi

rộng.
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 7 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
1.2.2. Độ co giãn của cầu theo thu nhập
1.2.2.1. Khái niệm
Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng của lượng cầu về
một loại hàng hoá trước sự thay đổi của thu nhập trong điều kiện các yếu tố khác
không thay đổi.
1.2.2.2. Cách tính
Gọi I là thu nhập của người tiêu dùng, là độ co giăn của cầu theo thu nhập của
một loại hàng hoá, ta có:
1.2.2.3. Phân tích về mặt lý thuyết
Độ co giăn của cầu theo thu nhập cho chúng ta biết, nếu các điều kiện khác được
giữ nguyên thì khi thu nhập tăng lên 1%, lượng cầu hàng hoá sẽ tăng hay giảm bao
nhiêu phần trăm.
Độ co giăn của cầu theo thu nhập có thể dương hoặc âm. Đối với những hàng hoá
thứ cấp, khi thu nhập tăng lượng cầu về hàng hoá giảm ở mọi mức giá và ngược lại.
Điều đó có nghĩa là lượng cầu và mức thu nhập là hai biến số vận động ngược chiều
nhau. Nói cách khác trong trường hợp này luôn nhỏ hơn 0.
Đối với các hàng hoá thông thường, khi thu nhập tăng, cầu về hàng hoá luôn luôn
tăng và ngược lại. Sự vận động cùng chiều giữa lượng cầu và thu nhập cho thấy, đối
với các hàng hoá này là một số dương, lớn hơn 0. Tuy nhiên, bằng quan sát thực
nghiệm, người ta nhận thấy rằng, trong các hàng hoá thông thường, có một nhóm hàng
hoá, khi thu nhập tăng, tuy mức cầu về hàng hoá cũng tăng theo song tốc độ tăng của
mức cầu lại nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập. Nói cách khác, khi thu nhập tăng, tỷ
trọng chi tiêu của người tiêu dùng về nhóm hàng hoá này trong tổng chi tiêu có xu
hướng giảm. Ví dụ, nhóm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu ăn uống thuộc loại như vậy.
Nhóm hàng này được gọi là hàng thông thường thiết yếu. Đối với chúng, tuy lớn hơn
0, song lại nhỏ hơn 1, vì %< %∆I. Ngược lại, ở một nhóm hàng hoá khác, thu nhập
càng tăng, nhu cầu mua sắm chúng ở người tiêu dùng càng cao; tốc độ tăng của lượng

cầu lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập. Những hàng hoá cao cấp như du lịch, xem ca
nhạc… là những hàng hoá như vậy. Càng giàu có, con người càng chi tiêu nhiều cho
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 8 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
những hàng hoá loại này. Chúng được gọi là những hàng hoá xa xỉ. Đối với hàng hoá
xa xỉ, do % > %∆I khi thu nhập I tăng nên là một đại lượng lớn hơn.
Vì là thước đo mức độ thay đổi của nhu cầu khi thu nhập thay đổi nên độ co giăn
của cầu theo thu nhập có thể cho chúng ta những thông tin hữu ích về triển vọng kinh
doanh một loại hàng hoá trong tương lai. Trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh,
thu nhập của dân chúng tăng lên sẽ khiến cho họ thay đổi dần mô hình chi tiêu. Họ dần
dần ít chi tiêu hơn cho những hàng thứ cấp và tăng nhanh phần chi tiêu cho những
hàng hoá cao cấp hay “xa xỉ”. Những nghiên cứu thực nghiệm nhằm đo lường cụ thể
có thể giúp cho các nhà doanh nghiệp có những quyết định đầu tư hiệu quả.
1.2.3. Độ co giãn của cầu theo giá chéo
1.2.3.1. Khái niệm
Độ co giãn của cầu theo giá chéo đo lường phản ứng của cầu về một loại hàng
hoá trước sự thay đổi trong giá cả của một loại hàng hoá khác. Độ co giãn của cầu về
hàng hoá X theo giá của hàng hoá Y được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong
lượng cầu về hàng hoá X và phần trăm thay đổi trong mức giá của hàng hoá Y, trong
điều kiện các yếu tố khác là giữ nguyên.
1.2.3.2. Cách tính
Biểu diễn theo công thức ta có:
Trong đó: + : là độ co giãn của cầu về hàng hoá X theo giá của hàng hoá Y,
+ : là lương cầu của hàng hoá X,
+ P
Y
: là mức giá của hàng hoá Y,
+∆ biểu thị mức thay đổi.
1.2.3.3. Phân tích về mặt lý thuýet
Độ co giãn của cầu theo giá chéo phụ thuộc vào thực chất mối quan hệ giữa hàng

hoá X và Y. Nếu chúng là cặp hàng hoá bổ sung cho nhau, sẽ có giá trị âm, vì khi giá
hàng hoá Y tăng thì lượng cầu về hàng hoá X ở mỗi mức giá (của X) sẽ giảm và ngược
lại. Nếu X và Y là những hàng hoá thay thế cho nhau, sẽ có giá trị dương, vì khi giá
hàng hoá Y tăng, cầu về hàng hoá X sẽ tăng và ngược lại.
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 9 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
Các hàng hoá này càng có công dụng giống nhau, càng dễ thay thế cho nhau,
mức độ gia tăng trong cầu về hàng hoá X càng lớn khi giá hàng hoá Y tăng lên 1%.
Điều đó có nghĩa là càng lớn.
Việc nghiên cứu và thu thập thông tin về độ co giãn của cầu theo giá chéo cũng
rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp. Khi sự biến động giá của các mặt hàng khác
cũng ảnh hưởng đến cầu của mặt hàng mà doanh nghiệp dang kinh doanh, doanh
nghiệp không thể thờ ơ trước diễn biến cung, cầu trên các thị trường hàng hoá có liên
quan.
Trong các độ co giãn của cầu nói trên, độ co giãn của cầu theo giá được coi là
quan trọng nhất đối với quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì thế, nói đến
độ co giãn của cầu về một loại hàng hoá, thường người ta hàm ý nói đến độ co giãn
của cầu theo giá.
1.2.4. Các trường hợp của hệ số co giãn cầu
0< < 1: Cầu không co giãn, đường cầu dốc: % thay đổi trong lượng cầu ít hơn %
thay đổi trong lượng giá.
> 1: Cầu co giãn, đường cầu thoải: % thay đổi trong lượng cầu nhiều hơn % thay
đổi trong giá.
= 1: Cầu co giãn đơn vị (% thay đổi của giá và % thay đổi của lượng cầu bằng
nhau): sự thay đổi % trong lượng cầu bằng % thay đổi trong lượng giá.
= 0: Cầu hoàn toàn không co giãn, đường cầu thẳng đứng: lượng cầu không thay
đổi khi giá thay đổi.
= ∞: Cầu hoàn toàn co giãn, đường cầu nằm ngang: Khi lượng cầu thay đổi rất
lớn mà giá không thay đổi.
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 10 GV: Nguyễn Thanh Tuấn

Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
1.2.5. Dự đoán độ co giãn của cầu theo giá lúa gạo trên phương diện lý thuyết
Trước hết ta hãy cùng xem xét khái quát về thị trường lúa gạo Việt Nam. Việt
Nam là một thị trường rộng lớn về quy mô (với dân số trên 90 triệu người năm 2014).
Có sự chênh lệch lớn về lượng cầu giữa các địa phương và các vùng miền khác nhau.
Hơn nữa, lúa gạo là loại lương thực không thể thiếu trong đời sống người dân Việt
Nam. Vì những lý do trên mà những biến động về giá cả của lúa gạo sẽ ảnh hưởng
không nhỏ tới lượng cầu và thị hiếu cũng như chính sách chi tiêu của người dân. Thời
gian gần đây, giá lúa gạo nhìn chung đang tăng lên. Xét trên phương diện lý thuyết,
những yếu tố ảnh hưởng tới sự co giãn của cầu đối với mặt hàng lúa gạo là: Thứ nhất,
thị hiếu của người tiêu dùng: lúa gạo là hàng hóa thiết yếu, khi giá lúa gạo tăng lên sẽ
ảnh hưởng ít đến lượng cầu của mặt hàng này. Thứ hai, các hàng hóa thay thế: mặc dù
người dân có thể thay thế bằng nhiều loại lương thực khác, nhưng với thói quen của
người Việt Nam và một số người dân vùng lúa nước thì khó thay đổi loại lương thực
chính như lúa gạo. Thứ ba, giới hạn thị trường và khoảng thời gian khảo sát: Thị
trường Việt Nam tương đối rộng và phức tạp, khi khảo sát trên một diện tích lớn thì độ
co giãn của cầu sẽ thay đổi rõ rệt hơn. Mặt khác, trong khoảng thời gian một thập kỷ,
những phản ứng của cầu đối với giá được quan sát cụ thể và khái quát hơn. Giá của
các mặt hàng khác cũng tăng lên khi mà giá lúa gạo trong nước và ngoài nước tăng
lên. Từ các yếu tố trên ta có thể dự đoán khi giá lúa gạo tăng, lượng cầu sẽ co giãn
không đáng kể do lúa gạo là một mặt hàng thiết. Ta cũng không loại trừ trường hợp
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 11 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
giá lúa gạo tăng nhưng lượng cầu cũng tăng, khi đó độ co giãn của cầu theo giá lúa
gạo sẽ có giá trị dương.
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 12 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
CHƯƠNG 2: CUNG VÀ ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG
2.1. Cung
Cung là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán

ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
2.2. Độ co giãn của cung
2.2.1. Độ co giãn của cung theo giá
2.2.1.1. Khái niệm
Độ co giãn của cung theo giá của một loại hàng hoá biểu thị mức độ
phản ứng của cung hàng hoá trước sự thay đổi trong mức giá hiện hành của
chính hàng hoá đó, trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên.
2.2.1.2. Cách tính – đặc điểm
Trong đó: %∆Q
s
là % thay đổi của lượng cung về giá.
%∆P là % thay đổi của giá hàng hóa.
2.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cung theo giá
a. Sự thay thế của các yếu tố sản xuất
Về nguyên tắc, khi những người sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh các yếu tố
đầu vào để thay đổi sản lượng phù hợp với sự thay đổi của giá cả, đường cung sẽ
tương đối thoải, và độ co giãn của cung sẽ lớn. Khi sự điều chỉnh này khó khăn, đường
cung sẽ tương đối dốc đứng, và độ co giãn của cung sẽ nhỏ. Ví dụ, khi giá cả bánh kẹo
tăng lên, những người sản xuất bánh kẹo có thể dễ dàng điều chỉnh đầu vào để tăng
sản lượng đầu ra hơn là những người trồng cà phê. Những giới hạn về đất đai, điều
kiện khí hậu và thời tiết khiến cho việc gia tăng sản lượng cà phê khi giá của nó tăng
lên tương đối khó khăn. Vì thế, trong những điều kiện tương tự nhau, cung về cà phê
thô là kém co giãn hơn so với cung về bánh kẹo.
b. Yếu tố thời gian
Xét cùng một loại hàng hoá, việc thay đổi sản lượng trong dài hạn thường dễ
thực hiện hơn so với trong ngắn hạn. Ví dụ về thị trường hoa tươi. Trong một ngày nào
đó, khi những người bán hoa đã mang ra thị trường một lượng hoa nhất định, đường
cung về hoa tươi trong khoảng thời gian cực kỳ ngắn đó là một đường thẳng đứng.
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 13 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế

Tương ứng, cung về hoa tươi ở thời điểm chúng ta đang xem xét là hoàn toàn không
co giãn. Nếu cầu về hoa tươi đột ngột tăng lên, giá hoa sẽ tăng lên mạnh để xác lập
trạng thái cân bằng của thị trường. Nếu những người sản xuất cho rằng, xu hướng tăng
lên trong nhu cầu về hoa tươi và động thái tăng giá của nó còn tiếp tục được duy trì
trong một khoảng thời gian ngắn hạn nhất định, họ sẽ cố gắng tăng lượng cung về hoa
bằng cách tận dụng các diện tích đất đai trồng hoa sẵn có và bổ sung thêm các đầu vào
dễ điều chỉnh cho việc trồng và thu hoạch hoa (gieo trồng thêm những giống hoa ngắn
ngày, động viên những người lao động tăng thêm giờ làm v.v). Đường cung về hoa
tươi giờ đây không còn là một đường thẳng đứng mà là một đường dốc lên. Với sự gia
tăng trong nhu cầu tương đương, giá cân bằng thị trường trong ngắn hạn thấp hơn mức
giá cân bằng tại thời điểm cầu đột ngột tăng lên. Về dài hạn, nhu cầu về hoa tươi tăng
lên sẽ được những người trồng hoa đáp ứng cả bằng cách mở rộng diện tích trồng hoa
trên cơ sở thu hẹp diện tích gieo trồng các loại cây có ích khác. Kỹ thuật mới trong
việc sản xuất, bảo quản và vận chuyển hoa cũng có thể được tìm ra và áp dụng.
2.2.2. Các trường hợp của hệ số co giãn cung
: Cung hoàn toàn không co giãn: Tức là khi giá thay đổi, lượng cung vẫn giữ
nguyên.
: Cung co giãn hoàn toàn: Tức là khi giá không đổi, lượng cung vẫn thay đổi.
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 14 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
Cung ít co giãn: Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm lượng cung thay đổi nhỏ hơn
1%.
Cung co giãn tương đối theo giá: Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm lượng cung
thay đổi lớn hơn 1%.
Cung co giãn đơn vị: Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm lượng cung thay đổi đúng
1%. Trường hợp này chỉ có trên lý thuyết.
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 15 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
CHƯƠNG 3: HỆ SỐ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG
3.1. Hệ số co giãn và doanh thu

Độ co giãn của cầu theo giá cung cấp một thông tin quan trọng cho các doanh
nghiệp trong việc hoạch định các chiến lược giá cả.
Tổng doanh thu được xác định bằng:
TR= P x Q
Doanh thu biên được xác định:
MR = = TR’(Q)
 MR = P’(Q) x Q + P
 MR = P x
Mà,
Vậy, MR = P x
Chúng ta hãy xem xét mối quan hệ giữa tổng doanh thu với độ co giãn của cầu
theo giá theo phương trình sau:
Biểu đồ dưới đây minh họa mối quan hệ giữa tổng doanh thu, doanh thu biên và
độ co giãn dọc theo suốt đường cầu thẳng.
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 16 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
Như biểu đồ cho thấy, tổng doanh thu tăng khi tăng lượng (và giá giảm) trong
vùng cầu co giãn. Tổng doanh thu giảm khi tăng lượng (và giảm giá) trong vùng cầu
kém co giãn. Tổng doanh thu đạt cực đại khi và chỉ khi cầu co giãn đơn vị.
Theo như suy luận ở trên, chúng ta thấy rằng giá giảm sẽ dẫn đến:
- tăng tổng doanh thu khi cầu co giãn,
- doanh thu không đổi khi cầu co giãn đơn vị
- doanh thu giảm khi cầu kém co giãn.
Tương tự như vậy, giá tăng sẽ dẫn đến:
- giảm doanh thu khi cầu co giãn,
- doanh thu không đổi khi cầu co giãn đơn vị
- doanh thu tăng khi cầu kém co giãn.
Điều này có nghĩa là để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp sẽ sản xuất tại mức
sản lượng, mà ở đó cầu co giãn đơn vị. Trong trường hợp, mục tiêu của doanh nghiệp
là tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải doanh thu, thì khi đó mức sản xuất tối ưu phải

được xem xét trên cả phương diện doanh thu và chi phí.
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 17 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
3.2. Co giãn và chính sách thuế
Giả sử chính phủ đánh thuế t trên mỗi sản phẩm bán ra. Người bán hàng sẽ cộng
thuế vào giá bán; vì vậy công thức cung từ P = b + aQ thành P = b + t + aQ.
Như vậy đường cung mới sẽ là S
t
thay vì S như cũ. Cân bằng cung cầu chuyển
từ E tới E
1
. Tùy thuộc vào hệ số co giãn của đường cầu mà lượng mua sẽ giảm nhiều
hay ít.
Giá P
2
là giá tại sản lượng cần bằng E
1
trong khi đáng nhẽ người bán phải bán với
giá P
3
=P
1
+t thì mới đẩy hết thuế về phía người tiêu dùng. Vì vậy trong trường hợp
thuế tăng thêm t thì người tiêu dùng sẽ chịu thiệt là b = P
2
- P
1
và nhà sản xuất sẽ chịu
thiệt là a=t-(P
2

– P
1
)
Như vậy ta thấy đường cầu càng ít co giãn thì người tiêu dùng càng thiệt và sản
lượng giảm càng ít. Chính phủ khi tăng thuế sẽ tập trung vào hàng hóa đường cầu ít co
giãn vì nếu làm ngược lại thì sản lượng giảm khiến cho tổng thu thuế giảm trong khi
mục đích của tăng thuế là tăng nguồn thu.
Chú ý thuế này là thuế đánh vào toàn bộ hàng hóa, khác với mô hình trong bài
thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu.

Nhóm 1 – Thị trường giá cả 18 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
PHẦN II: THỰC TẾ ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG CẦU
TRONG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM
CHƯƠNG I: CUNG CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM
1.1. Sản lượng lúa gạo Việt Nam trong những năm gần đây
Từ năm 2005 đến nay, sản lượng lúa gạo Việt Nam liên tục tăng trưởng nhờ biện
pháp kỹ thuật canh tác tốt, tăng năng suất, mở rộng diện tích canh tác hàng năm; cùng
với việc tận dụng tối đa tiềm năng và lợi thế của nước nhà trong sản xuất lúa gạo.
Tiềm năng và lợi thế của Việt Nam trong sản xuất gạo:
 Là một quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, với ba vùng đồng bằng
 Chính sách của Nhà nước đối với xuất khẩu gạo:
- Đầu tư mạnh cho nghiên cứu, chọn lọc các loại lúa có năng suất cao, chất
lượng tốt
- Đảm bảo lợi ích của người trồng lúa
- Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, chế tạo, nhập khẩu, phổ biến các loại máy móc
- Phục vụ sấy, bảo quản, chế biến lúa gạo
- Hỗ trợ tín dụng để các doanh nghiệp thu mua lúa của nông dân.
Bảng 1: Sản lượng lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2005 - 2013
Năm Sản lượng (triệu tấn)

2005 35.84
2006 35.85
2007 36.34
2008 38.72
2009 38.95
2010 39.99
2011 42.31
2012 39.20
2013 43.86
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 19 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
Biểu đồ biểu hiện sự tăng trưởng của sản lượng lúa gạo Việt Nam
Trong khoảng thời gian gần đây, sản lượng lúa gạo năm 2010/2011 tăng, nguyên
nhân giá lúa tăng là do giá gạo nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu đã tăng bình
quân 100 - 200 đồng/kg. Cùng với đó, nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các đối tác
nước ngoài như Thái Lan, Indonexia cũng đang tăng cao, hơn nữa giá gạo nước ta có
lợi thế cạnh tranh hơn so với giá gạo của Thái Lan.
Sản lượng lúa gạo năm 2011/2012 giảm do thời tiết khắc nghiệt, năng suất lúa giảm.
Sản lượng lúa gạo năm 2012/2013 tăng là do nhiều tỉnh, thành phố đã ban hành
chính sách hỗ trợ người trồng lúa; đưa nhiều giống lúa cho năng suất, chất lượng cao
vào sản xuất; gắn xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn với đồn điền, đổi thửa, thiết
kế lại đồng ruộng và xây dựng nông thôn mới
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 20 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Nông
dân
DNQD
không có
HĐXK
DNQD có

HĐXK
Xuất
Khẩu
Người
êu dùng
Bán lẽ
Người
bán buôn
Nhà xay
xát
Người
thu gom
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
Các hình thức thu gom lúa gạo:
Nguồn FAO, nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành Nông Nghiệp Việt Nam
Ghi chú: DNQD: doanh nghiệp quốc doanh
HĐXK: hợp đồng xuất khẩu
kênh tiêu thụ gạo
kênh tiêu thụ lúa
Nhìn chung, thị trường lúa gạo trong nước đã được tháo gỡ khỏi mọi hạn chế
ràng buộc, hệ thống lưu thông phân phối và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo hiện nay hầu
như hoàn toàn tự do với sự tham gia của nhiều đơn vị, nhiều thành phần kinh tế khác
nhau.
1.2. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2013
Xuất khẩu lúa gạo có vai trò rất quan trọng đối với các nước xuất khẩu nói chung
và Việt Nam nói riêng. Giải pháp quan trọng tạo nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cải thiện cán cân thương mại chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của người trồng lúa và
những người làm việc trong những ngành, lĩnh vực liên quan đến sản xuất, chế biến,

buôn bán và xuất khẩu gạo. Giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này
hoàn thiện hơn, năng động hơn đứng vững được trước sự cạnh tranh gay gắt của thị
trường thế giới.

Nhóm 1 – Thị trường giá cả 21 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
Nguồn: Tổng cục thống kê
Xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nổi bật:
 Thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước
 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo không ngừng tăng lên
 Kết cấu chủng loại gạo xuất khẩu đã có những cải thiện nhất định
 Góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, tạo sự ổn định
kinh tế, chính trị, xã hội
 Có vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn
 Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Xuất khẩu gạo đã đi cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
1.3. Thị trường gạo của Việt Nam trên thế giới
Thị trường xuất khẩu gạo năm 2013
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 22 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
Nguồn: tintucnongnghiep.com
Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong năm 2013 gồm Trung
Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng Kông và Bờ biển Ngà. Trung Quốc vẫn
là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2013. Trong năm 2013,
Trung Quốc nhập khẩu hơn 2,15 triệu tấn gạo, với trị giá 901,86 triệu USD, tăng
3,21% về khối lượng và 0,38% về giá trị, chiếm 30,83% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo
của Việt Nam.
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 23 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế

CHƯƠNG 2: NHU CẦU LÚA GẠO TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
2.1. Thực trạng nhu cầu gạo trên thị trường thế giới
Gạo là một trong những mặt hàng thiết yếu, ít phụ thuộc vào thu nhập của các hộ
gia đình. Do đó, khối lượng gạo tiêu thụ chỉ tăng ở một số nước đang phát triển hoặc
kém phát triển do tăng dân số và mức tiêu dùng gạo ở các nước đó còn thiếu.
Nhìn chung, khối lượng tiêu dùng gạo đã ở mức bão hoà ở các nước phát triển.
Theo thống kê, mức tiêu thụ gạo toàn cầu từ năm 2010 – 2014 tăng 7,17%, từ 445
triệu tấn năm 2010/2011 lên 476,9 triệu tấn năm 2013/2014, trong đó khu vực Bắc Mỹ
cũng tăng 1,1%, châu Mỹ La Tinh tăng 8,9%, EU tăng 5,3%, Các nước thuộc Liên Xô
cũ tăng 15,2%, Trung Đông tăng 15,7%, Bắc Phi tăng 18,7%, các nước Châu Phi tăng
27,1%, Nam Á tăng 5,9%, các nước Châu Á khác tăng 3,4%, Châu Úc giảm 14,7%và
các nước thuộc Đông Âu giảm 2,2%.
Theo đánh giá chung, mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người trên thế giới là 57,5
kg/người/năm. Tại các nước Viễn Đông, châu Á hiện nay ổn định ở mức 95
kg/người/năm, Trung Quốc là 94kg/người/năm, Ấn Độ là 76kg/người/năm, cận Đông
và Châu Á là 20kg/người/năm, Châu Phi là 17kg/người/năm, Mỹ La Tinh là
26kg/người/năm, Mỹ là 19,7kg/người/năm, Thái Lan là 103kg/người/năm.
Gạo chủ yếu được tiêu dùng ở châu Á, chiếm khoảng gần 90% lượng gạo tiêu thụ
trên toàn thế giới, trong đó Nam Á chiếm khoảng 29%. Tỷ trọng tiêu thụ gạo ở các
khu vực khác tương đối thấp : châu Mỹ chiếm khoảng 5%, châu Phi 4,3%, SNG (Liên
Xô cũ) và Đông Âu 0,4%, Trung Đông 1,7% và EU Là 0,6%.
Nhập khẩu gạo của các khu vực trong giai đoạn 2005-2014
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 24 GV: Nguyễn Thanh Tuấn
Lý thuyết và ứng dụng của độ co giãn cung cầu trong thực tế
(Nguồn:vietrade.gov.vn)
Dự báo châu Phi sẽ nhập khẩu nhiều gạo hơn, chủ yếu là Ni-giê-ria, Mali, Xê-nê-
gan vàTan-za-nia, trong khi Ma-đa-gát-xca và Mô-dăm-bích được dự báo sẽ cắt giảm
lượng gạo nhập khẩu. Nhập khẩu gạo của các quốc gia khu vực Mỹ Latinh và vùng
Caribbean cũng được dự đoán tăng đặc biệt là tại Bô-li-vi-a, Cô-lôm-bi-a, Cốt-xta Ri-
ca, Haiti và Pê-ru. Theo số liệu dự báo chính thức, EU sẽ nhập khẩu 1,3 triệu tấn gạo

trong năm 2014, tăng 5,5% so với năm trước. Năm 2013, lượng gạo nhập khẩu của EU
tăng đến từ các quốc gia được hưởng lợi từ chính sách tiếp cận không giới hạn và miễn
thuế vào thị trường EU theo chương trình “Miễn thuế mọi thứ trừ vũ khí” (Everything-
But-Arms – EBA), đặc biệt là Cam-pu-chia. Nga và Hoa Kỳ cũng là hai quốc gia cũng
được dự báo là có lượng gạo nhập khẩu tăng trong năm 2014.
Nhóm 1 – Thị trường giá cả 25 GV: Nguyễn Thanh Tuấn

×