Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9 Chuyên đề LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.79 KB, 18 trang )

Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Nhiều năm học đã qua (từ năm học 1998 - 1999), Sở giáo dục Vĩnh Phúc tổ
chức kỳ thi học sinh giỏi các bộ môn trong đó có bộ môn Sinh học và tổ chức thi
tuyển sinh vào lớp Sinh của trường Chuyên. Vì vậy, công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi bộ môn Sinh học cần thiết để trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và
những kiến thức nâng cao làm hành trang để các em tự tin bước vào các kỳ thi học
sinh giỏi và kỳ thi tuyển sinh của trường Trung học phổ thông Chuyên của Tỉnh
cũng như các lớp chuyên của một số trường Đại học.
Sự phát triển mạnh mẽ của sinh học đã tạo ra sự chênh lệch về nội dung kiến
thức trong sách giáo khoa và thực tế phát triển của bộ môn. Chính vì vậy, từ năm
học 2005 – 2006 việc đổi mới chương trình sinh học cấp trung học cơ sở đặc biệt
là phần sinh học lớp 9 bao gồm 2 phần: Phần I. Di truyền và Biến dị; Phần II. Sinh
vật và môi trường, trước đó nằm trong chương trình sinh học lớp 10, lớp 11 và lớp
12 đã là một khó khăn đối với việc lập kế hoạch và bồi dưỡng.
Đội ngũ giáo viên bộ môn phần lớn là giáo viên trẻ, mới ra trường, kinh
nghiệm giảng dạy còn hạn chế; các giáo viên có tuổi, giàu kinh nghiệm đa số được
đào tạo liên môn (sinh – địa, sinh – hóa, sinh – thể dục, sinh – KTNN…) ở các
trường cao đẳng, phù hợp với việc dạy chương trình cũ (bao gồm các phần kiến
thức về thực vật, động vật, và giải phẫu sinh lý người) nên việc bồi dưỡng học sinh
giỏi gặp rất nhiều khó khăn.
Mặt khác các đề thi học sinh giỏi, đề thi tuyển sinh vào lớp chuyên Sinh của
trường trung học phổ thông chuyên Vĩnh Phúc và các lớp chuyên Sinh khối trung
học phổ thông của một số trường đại học được thực hiện bởi các giáo viên - chuyên
gia không chỉ có trình độ học vấn cao, kiến thức sâu, rộng, trình độ chuyên môn
giỏi mà còn rất nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giàu
kinh nghiệm trong việc ra đề… làm cho lượng kiến thức trong các đề thi vừa tổng
hợp, vừa hóc búa nhưng rất cơ bản, phân loại chính xác học sinh, đủ gây khó khăn,
bất ngờ nhưng vẫn tạo được hứng thú cho học sinh giỏi và làm cho công việc bồi
dưỡng học sinh giỏi của giáo viên trở nên gian nan hơn.


Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc mang tính thường xuyên nhằm
giúp phát hiện và bồi dưỡng nguồn tài năng cho bộ môn và đóng góp vào thành tích
của nhà trường, kích thích được sự say mê, hứng thú cho việc học tập bộ môn của
học sinh và tạo điều kiện tốt trong công tác giảng dạy của giáo viên. Để đạt được
kết quả cao trong công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi, đòi hỏi
giáo viên bồi dưỡng phải hệ thống được các kiến thức cơ bản, chọn lọc các kiến
thức nâng cao để vừa đủ cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản, nhưng vẫn
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
1
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
đáp ứng được các kiến thức nâng cao trong các đề thi đầy trí tuệ mà không gây quá
tải, không quá khó, không gây áp lực cho học sinh lại là một khó khăn lớn.
Với tâm huyết và mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc giảm
bớt một phần khó khăn cho công việc bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã nghiên cứu,
chia kiến thức ra làm từng chuyên đề để đưa vào giảng dạy và kết quả đã hiệu quả
hơn, thành tích được nâng cao và dần được ổn định. Chuyên đề: “Lai một cặp tính
trạng – Quy luật phân ly ” nằm trong chương đầu tiên của sinh học 9 – Phần I: Di
truyền và biến dị. Đây là kiến thức vừa mới vừa khó. Mặt khác, phần kiến thức này
có trong tất cả các đề thi học sinh giỏi Huyện và các đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh
cũng như đề thi vào trường Phổ thông trung học Chuyên Vĩnh Phúc.
Chính vì những lý do trên, nên tôi lựa chọn viết lại chuyên đề: “Lai một cặp
tính trạng – Quy luật phân ly” trong các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi.
II. PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Phạm vi của chuyên đề.
Chuyên đề “Lai một cặp tính trạng – Quy luật phân ly” bao gồm các phần:
Phần A. Các kiến thức lý thuyết cơ bản và nâng cao ở mức độ nhất định phù hợp
với khả năng nhận thứ của học sinh giỏi làm căn cứ giúp cho học sinh tự học dễ
dàng và là cơ sở để trả lời câu hỏi, giải các bài tập liên quan
Phần B. Các câu hỏi và bài tập di truyền được chính dẫn và chọn lọc từ sách
giáo khoa và các câu hỏi nâng cao bổ sung kèm hướng dẫn trả lời hay hướng dẫn

giải phù hợp với yêu cầu thi học sinh giỏi .
Phần C. Các câu hỏi và bài tập tự giải. Có nhiều câu hỏi và bài tập hay được
trích dẫn từ các đề thi học sinh giỏi, đề tuyển sinh vào lớp chuyên của Tỉnh Vĩnh
Phúc hàng năm.
2. Thời gian để giảng dạy chuyên đề
Chuyên đề này sử dụng bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học lớp 9 và dự
kiến thực hiện trong 20 tiết. Trong đó:
Lý thuyết – 6 tiết; Câu hỏi và bài tập – 6 tiết; Ôn tập 8 tiết (sau khi học xong
chương I: Các thí nghiệm của Menđen và gần các kỳ thi sẽ ôn tập lại cùng với
phần kiến thức khác)
3. Mục đích của chuyên đề.
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
2
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
Chuyên đề: “Lai một cặp tính trạng – Quy luật phân ly” cung cấp cho học
sinh những kiến thức cơ bản nhất về qui trình thí nghiệm lai một cặp tính trạng của
Menđen, nội dung qui luật phân ly, các giả thuyết Menđen đưa ra để giải thích kết
quả thí nghiệm của mình và các câu hỏi, dạng bài tập di truyền cơ bản về lai một
cặp tính trạng theo hướng tổ chức hoạt động tự học của học sinh và giảng dạy trên
lớp và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Cùng với hệ thống các chuyên đề bồi dưỡng khác nhằm nâng cao chất lượng
dạy học và chất lượng đội tuyển học sinh giỏi bộ môn sinh học của trường trung
học cơ sở Lý Tự Trọng và góp phần vào thành tích chung của giáo dục Huyện
Bình Xuyên.
1. Tổ chức tự học ở nhà và trên lớp cho học sinh.
2. Xây dựng và sử dụng các bài tập làm phương tiện để rèn luyện năng lực tự
học của học sinh.
3. Qua việc tìm hiểu lý thuyết, trả lời câu hỏi và giải bài tập học sinh hiểu,
nhớ, vận dụng kiến thức linh hoạt, sáng tạo kiến thức với từng tình huống cụ thể.
Thông qua đó, học sinh tiếp thu các kiến thức về lai hai cặp tính trạng – Qui luật

phân ly độc lập; di truyền liên kết; di truyền giới tính và di truyền liên kết với giới
tính. Mặt khác, rèn luyện kĩ năng tư duy lôgic, vận dụng sáng tạo kiến thức lý
thuyết vào giải thích một số hiện tượng thực tế trong cuộc sống, ham thích học môn
sinh học và học sinh giải thành thạo các bài tập về qui luật di truyền làm phong phú
thêm kiến thức và làm hành trang để các em tự tin bước vào các kỳ thi kiến thức bộ
môn, đặc biệt là kỳ thi học sinh giỏi các cấp và thi tuyển sinh vào lớp chuyên Sinh
của trường Chuyên và một số trường đại học.
4. Cung cấp các kiến thức nền tảng để học sinh tiếp thu kiến thức liên quan
ở cấp học cao hơn.
Tôi hy vọng chuyên đề này sẽ được các đồng nghiệp tham khảo và góp ý để đưa
vào giảng dạy một cách hiệu quả và hoàn thiện hơn.
III. Phương pháp giảng dạy.
Khi đưa chuyên đề vào giảng dạy, tôi chú trọng rèn luyện cho học sinh phương
pháp tự học là chính. Ngoài ra, như đã trình bày ở phần trên đây là chuyên đề mới
nên trong khi giảng dạy tôi còn kết hợp với một số phương pháp: đặt vấn đề và giải
quyết vấn đề. vấn đáp, hợp tác nhóm, phương pháp kết hợp sự đánh giá của giáo
viên với tự đánh giá của học sinh.
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
3
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
PHẦN II. NỘI DUNG
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen
1. Chuẩn bị: 2 giống đậu Hà Lan thuần chủng khác về 1 cặp tính trạng tương
phản.
2. Tiến hành: lai 2 thứ đậu thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản
thu được F
1
; cho F
1

tự thụ phấn thu được F
2
.
3. Kết quả:
Tính trạng
Các dạng P
Kiểu hình
F
1
Thế hệ F
2
Trội Lặn Kiểu hình Tỉ lệ
Màu hoa Đỏ Trắng Hoa đỏ
705 đỏ
224 trắng
3,15 : 1
Vị trí hoa Trên thân Trên ngọn Trên thân
651 trên thân
207 trên ngọn
3,14: 1
Màu hạt Vàng Xanh Hạt vàng
6022 hạt vàng
2001 hạt lục
3,01 : 1
Dạng hạt Trơn Nhăn Hạt trơn
5474 hạt trơn
1850 hạt nhăn
2,96 : 1
Dạng quả
Không ngấn

(quả phình)
Có ngấn
(có eo thắt)
Không ngấn
882 không ngấn
299 có ngấn
2,95 : 1
Chiều cao Thân cao Thân thấp Thân cao
787 thân cao
277 thân thấp
2,84 : 1
Màu quả Quả lục Quả vàng Quả lục
428 quả lục
152 quả vàng
2,82 : 1
Tỷ lệ chung Trội Lặn 100% Trội
14929 trội
4878 lặn
3,06 : 1
Kết quả: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương
phản thì các cơ thể lai ở thế hệ thứ nhất (F
1
)

đồng tính (chỉ biểu hiện tính trạng hoặc
của bố hoặc của mẹ - Tính trạng trội) còn các cơ thể lai ở thề hệ thứ 2 (F
2
) có sự
phân ly tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
4. Giải thích kết quả

Các tính trạng không trộn lẫn vào nhau mà di truyền riêng rẽ (giữ nguyên
bản chất). Mỗi tính trạng trên cơ thể do 1 cặp NTDT qui định.
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
4
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
Trong TB sinh dưỡng các NTDT tồn tại thành từng cặp. NTDT có 2 loại:
- NTDT trội: quy định tính trạng trội – ký hiệu bằng chữ cái in hoa A, B, D,
- NTDT lặn: quy định tính trạng lặn – ký hiệu bằng chữ cái in thường a, b, d,
Các cặp NTDT có khả năng phân li trong quá trình hình thành giao tử và tổ
hợp trong quá trình thụ tinh.
Giả sử: Cơ thể thuần chủng có kiểu hình trội mang kiểu gen đồng hợp tử trội AA
Cơ thể thuần chủng có kiểu hình lặn mang kiểu gen đồng hợp tử trội aa
* Giải thích F
1
đồng tính – mang tính trạng trội.
+ Trong quá trình phát sinh giao tử:
- Cơ thể thuần chủng có kiểu hình trội mang kiểu gen đồng hợp tử trội AA
phát sinh ra 1 loại giao tử A
- Cơ thể thuần chủng có kiểu hình lặn mang kiểu gen đồng hợp tử trội aa
phát sinh ra 1 loại giao tử a
+ Trong quá trình thụ tinh: Các giao tử A (có nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ) kết
hợp(tổ hợp) với các giao tử a (có nguồn gốc từ mẹ hoặc từ bố) tạo ra 1 loại hợp tử
mang cặp NTDT Aa (dị hợp tử)  F
1
chỉ biểu hiện 1 loại kiểu hình (đồng tính)
+ Mặt khác: Khi 2 NTDT của cặp là các dạng khác nhau, thì 1 được biểu hiện
hoàn toàn (tính trạng trội) còn dạng kia thì không có hiệu quả đáng kể trong sự biểu
hiện tính trạng của cơ thể (tính trạng lặn)  F
1
mang tính trạng trội.

* Giải thích F
1
Aa tự thụ phấn  F
2
phân tính theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
Khi các cơ thể F
1
mang cặp NTDT biểu hiện tính trạng trội Aa tự thụ phấn
Trong quá trình phát sinh giao tử:
- Sự phân li của cặp NTDT Aa đã tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau
½ A : ½ a
- Các NTDT Avà NTDT a giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng P.
Trong quá trình thụ tinh:
- Các giao tử cái A và a kết hợp ngẫu nhiên với các giao tử đực A, a đã tạo
ra 3 loại tổ hợp AA; Aa và aa với tỉ lệ ¼ AA: 2/4 Aa: ¼ aa.
- Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội; tổ hợp aa biểu hiện
kiểu hình lặn vì thế F
2
phân ly kiểu hình theo tỉ lệ ¾ trội : ¼ lặn ( 3 trội :
1 lặn).
Sơ đồ lai:
P (Kiểu hình trội)AA x aa (Kiểu hình lặn )
G
P
A ; a
F
1
Aa
Kết quả F
1

: - Kiểu NTDT: 100% Aa
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
5
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
- Kiểu hình: 100% tính trạng trội
F
1
(Kiểu hình trội)Aa x (Kiểu hình trội)Aa
G
F1
½ A : ½ a ; ½ A : ½ a
F
2
G
F1


½ A ½ a
½ A ¼ AA ¼ Aa
½ a ¼ Aa ½ aa
Kết quả F
2
:
- Kiểu NTDT: ¼ AA : ( ¼ + ¼ ) Aa : ¼ aa
- Kiểu hình: ¾ tính trạng trội : ¼ tính trạng lặn
5. Kết luận:
- Cơ chế di truyền các tính trạng: sự phân ly của các cặp NTDT trong quá trình
phát sinh giao tử và sự tổ hợp của các cặp NTDT trong quá trình thụ tinh là cơ chế
di truyền các tính trạng.
- Qui luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi NTDT trong cặp NTDT

phân li về 1 giao tử và giữ nguyên như cơ thể thuần chủng ở P.
CHÚ Ý: Điều kiện nghiệm đúng kết quả thí nghiệm của Menđen.
- P t/c về 1cặp tính trạng tương phản đem lai.
- Mỗi gen quy định 1 tính trạng.
- Tương quan trội- lặn hoàn toàn.
- Số lượng cá thể đời con càng lớn

tỉ lệ phân ly càng đúng.
II. Lai phân tích.
1. Khái niệm: Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác
định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen
đồng hợp tử. Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội
có kiểu gen dị hợp tử.
2. Giải thích:
Cơ thể mang tính trạng lặn có kiểu gen đồng hợp tử lặn, và chỉ biểu hiện kiểu
hình lặn ở trạng thái đồng hợp tử lặn, khi giảm phân chỉ phát sinh 1 loại giao tử. Vì
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
6
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
vậy kiểu hình ở cơ thể lai phụ thuộc hoàn toàn vào kiểu gen của cơ thể mang kiểu
hình trội.
Nếu con lai đồng tính nghĩa là cơ thể mang kiểu hình trội chỉ phát sinh ra 1 loại
giao tử  cơ thể mang kiểu hình trội cần phân tích có kiểu gen đồng hợp tử trội.
Nếu con lai phân tính nghĩa là cơ thể mang kiểu hình trội phát sinh ra 2 loại giao
tử  cơ thể mang kiểu hình trội cần phân tích có kiểu gen dị hợp tử.
3. Ý nghĩa của lai phân tích:
- Xác định kiểu gen của cơ thể mang kiểu hình trội.
- Kiểm tra độ thuần chủng của giống.
- Sử dụng để phát hiện ra các quy luật di truyền liên kết và hoán vị gen.

III. Ý nghĩa của tương quan trội lặn
- Trong chọn giống: Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, tập trung
các tính trạng tốt vào 1 cơ thể tạo giống tốt có giá trị kinh tế cao.
- Trong sản xuất: đưa giống thuần chủng vào sản xuất để tránh sự phân li tính trạng
ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Câu hỏi.
Câu 1: Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh họa.(câu 1 SGK trang 10)
Khái niệm kiểu hình: Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ tính trạng của cơ thể, trên
thực tế khi nói tới kiểu hình của 1 cơ thể người ta chỉ xét 1 vài tính trạng đang được
quan tâm. Ví dụ: Màu sắc hoa, màu quả, chiều cao cây
Câu 2: Phát biểu nội dung quy luật phân ly.(câu 2 SGK trang 10)
Nội dung quy luật phân ly: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi NTDT
trong cặp NTDT phân li về 1 giao tử và giữ nguyên như cơ thể thuần chủng ở P.
Câu 3: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên cây Đậu Hà Lan như thế
nào?(câu 3 SGK trang 10)
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
7
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
Menđen giải thích kết quả thí nghiệm bằng sự phân ly và tổ hợp của cặp
NTDT trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong quá trình thụ
tinh. (phần giải thích kết quả thí nghiệm)
Câu 4: Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần làm gì?(câu 1
SGK trang 13)
Muốn xác định được kiểu gen của các cá thể mang tính trạng trội cần sử dụng
phép lai phân tích.
Nội dung phép lai phân tích.Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng
trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen
đồng hợp tử. Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội

có kiểu gen dị hợp tử.
Câu 5: Tương quan trội- lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản
xuất? (câu 2 SGK trang 13)
Ý nghĩa của tương quan trội - lặn trong thực tiễn sản xuất: Phần II.3
II. Bài tập.
* Một số lý thuyết cơ bản :
- Nội dung qui luật phân li; kết quả thí nghiệm pháp lai 1 cặp tính trạng.
- Điều kiện nghiệm đúng cho kết quả thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của
Menđen.
- Phép lai phân tích.
Các sơ đồ lai có thể gặp khi lai 1 cặp tính trạng
P (Trội) AA x AA (trội)
G
P
A ; A
F
1
100% AA
Đồng tính trội
P (Trội) AA x Aa (trội)
G
P
A ; A, a
F
1
½ AA: ½ Aa
Đồng tính trội
P (Trội) AA x aa (lặn)
G
P

A ; a
F
1
100% Aa
Đồng tính trội
P (Trội) Aa x Aa (trội)
G
P
A ; A, a
F
1
¼ AA: ½ Aa : ¼ aa
Phân tính 3trội : 1lặn
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
8
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
P (Trội) Aa x aa (lặn)
G
P
A, a ; a
F
1
½ Aa: ½ aa
Phân tính1 trội: 1lặn
P (Lặn) aa x aa (lặn)
G
P
a ; a
F
1

100% aa
Đồng tính lặn
* Chú ý một số dạng đặc biệt:
Hiện tượng trội không hoàn toàn: Xảy ra khi gen trội át không hoàn toàn gen lặn.
Các cơ thể mang kiểu gen Đồng hợp tử trội biểu hiện kiểu hình trội, các cơ thể
mang kiểu gen đồng hợp tử lặn biểu hiện kiểu hình lặn, các cơ thể mang kiểu gen dị
hợp tử biểu hiện kiểu hình trung gian giữa trội và ,lặn.
Hiện tượng đồng trội: Xảy ra khi các gen trội cùng biểu hiện kiểu hình khi tổ hợp
cùng nhau trong kiểu gen.
Ví dụ : Ở người, tính trạng nhóm máu A, B, O bởi 1 gen có 3 alen là I
A
, I
B
, I
O
.
Sự tổ hợp của từng nhóm 2 alen với nhau đã tạo nên trong quần thể người các kiểu
hình tương ứng với các kiểu gen như sau:
Nhóm máu A có kiểu gen: I
A
I
A
, I
A
I
O
.
Nhóm máu B có kiểu gen: I
B
I

B
, I
B
I
O
.
Nhóm máu AB có kiểu gen: I
A
I
B
.
Nhóm máu O có kiểu gen: I
O
I
O
.
Như vậy I
A
, I
B
là đồng trội so với I
O
.
Hiện tượng gen gây chết: Xảy ra khi tổ hợp gen có tác dụng gây chết từ giai đoạn
phôi. (tổ hợp gen gây chết có thể là đồng hợp tử trội, đồng hợp tử lặn hay dị hợp tử
tùy loại tính trạng )
Ví dụ: Kiểu gen dị hợp tử là của cá chép kính, đồng hợp tử lặn là của cá chép
vảy, kiểu gen đồng hợp tử trội làm trứng không nở.
Như vậy cặp gen đồng hợp tử trội là cặp gen gây chết.
* Các dạng bài toán và phương pháp giải.

1. Bài toán thuận: Bài toán cho biết kiểu gen; kiểu hình của P.
Tìm kiểu gen, kiểu hình ở thế hệ F
x
.
Các bước giải:
Bước 1: Tóm tắt đề bài.
Bước 2: Biện luận tìm tương quan trội - lặn.
Bước 3: Quy ước gen trội, gen lặn; xác định kiểu gen của cơ thể mang kiểu
hình trội, kiểu hình lặn.
Bước 4: Viết sơ đồ lai chứng minh.
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
9
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
Bước 5: Kết luận tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của F
x.
Bài tập vận dụng: Cho 2 giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần
chủng giao phối với nhau được F
1
toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá kiếm
F
1
giao phối với nhau thì tỉ lệ về kiểu hình ở F
2
sẽ như thế nào? Cho biết màu mắt
chỉ do 1 NTDT quy định. (câu 4 SGK trang 10 )
Tóm tắt: Cá kiếm thuần chủng : Mắt đen x Mắt đỏ  F
1
Mắt đen.
F
1

giao phối  F
2


tỉ lệ kiểu hình?
Biện luận Đề ra ta có P thuần chủng tạo F
1
toàn mắt đen  Tính trạng mắt đen là
trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ.
Qui ước:
- A là gen quy định tính trạng mắt đen  cơ thể cá kiếm mắt đen có kiểu gen
AA hoặc Aa
- a là gen quy định tính trạng mắt đỏ  cơ thể cá kiếm mắt đỏ có kiểu gen aa
P
T/c
(Mắt đen)AA x aa (mắt đỏ )
G
P
A ; a
F
1
Aa
Kết quả F
1
:
- Kiểu NTDT: 100% Aa
- Kiểu hình: 100% tính trạng mắt đen
F
1
x F

1
(Mắt đen)Aa x (Mắt đen)Aa
G
F1
½ A : ½ a ; ½ A : ½ a
F
2
G
F1


½ A ½ a
½ A ¼ AA ¼ Aa
½ a ¼ Aa ½ aa
Kết quả F
2
:
- Kiểu gen: ¼ AA : ( ¼ + ¼ ) Aa : ¼ aa
- Kiểu hình: ¾ (Mắt đen) : ¼ (Mắt đỏ)
Kết quả phân li kiểu hình F
2
là: 3 (Mắt đen) : 1 (Mắt đỏ)
 Kết luận: thì tỉ lệ phân li kiểu hình F
2
là 3 mắt đen : 1 mắt đỏ.
2. Bài toán nghịch: Bài toán cho biết kiểu gen, kiểu hình của F
x

Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
10

Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
Yêu cầu tìm kiểu gen, kiểu hình của P.
Các bước giải :
Bước 1. Tóm tắt sơ đồ lai.
Bước 2. Biện luận, tìm mối quan hệ về tương quan trội - lặn.
Bước 3. Quy ước gen trội, lặn; kiểu gen của cơ thể mang kiểu hình trội, lặn.
Bước 4. Biện luận từ F
x
ngược về F
x-1
; F
x-2
F
1
; P.
Dạng 1: Bài toán cho biết tỉ lệ kiểu hình ở F
x
.
Xác định kiểu gen, kiểu hình của P.
Các tỉ lệ quen thuộc:
- Tỉ lệ F
1
100% (đồng tính) → P thuần chủng (P mang cặp tính trạng tương
phản khác nhau).
Chú ý: Nếu P mang tính trạng giống nhau:
o P có kiểu hình lặn, mang kiểu gen đồng hợp tử lặn.
o P có kiểu trội có thể, chỉ cần ít nhất 1 cơ thể bố hoặc mẹ có kiểu gen đòng
hợp tử trội.
- Tỉ lệ 3:1 → Cả bố và mẹ đều có tính trạng trội và mang kiểu hình dị hợp tử
- Tỉ lệ 1:1 → Bố và mẹ có kiểu hình khác nhau và 1 cơ thể mang kiểu gen dị

hợp tử, cơ thể còn lại mang kiểu hình đồng hợp tử lặn.
Bài tập vận dụng: Ở cà chua, gen A quy định màu quả đỏ, gen a quy định màu
quả vàng. Cho lai giữa cà chua quả đỏ với cây cà chua quả vàng thu được 151 cây
quả đỏ và 149 cây quả vàng. Xác định kiểu gen của P trong phép lai trên?
Theo bài ra ta có:
A là gen quy định tính trạng quả đỏ  cây quả đỏ có kiểu gen A-
a là gen quy định tính trạng quả vàng  cây quả vàng có kiểu gen aa.
Xét tỉ lệ quả đỏ : quả vàng = 151 : 149 ≈ 1 : 1 (giống với kết quả của phép lai
phân tích)  P quả đỏ có kiểu gen dị hợp tử Aa.
P quả vàng có kiểu gen đồng hợp tử lặn aa
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
11
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
Sơ đồ lai :
P (quả đỏ) Aa x aa (quả vàng )
G
P
A, a ; a
F
1
Aa, aa
Kết quả F
1
:
- Kiểu gen: ½ Aa : ½ aa
- Kiểu hình: ½ quả đỏ: ½ quả vàng
Dạng 2: Bài toán không cho biết tỉ lệ phân li kiểu hình ở F
x
.
Cần căn cứ vào giả thuyết của Menđen về NTDT (gen) quy định tính trạng để biện

luận tìm gen trong cặp gen của P  Viết sơ đồ lai chứng minh và kết luận về kiểu
gen, kiểu hình của F
x

Bài tập vận dụng: Một trâu đực đen giao phối với một trâu cái đen lần thứ nhất
đẻ ra một nghé đen, lần thứ hai đẻ ra một nghé trắng . Hãy biện luận tìm kiểu gen
của 4 con trâu nói trên và viết sơ đồ lai minh hoạ. ( Biết rằng không có hiện tượng
đột biến xảy ra)
Trâu đực đen giao phối với trâu cái đen sinh ra một nghé trắng.
Do vậy tính trạng trâu đen là trội hoàn toàn so với tính trạng trâu trắng
Qui ước : A là gen qui định trâu đen  Trâu đen có kiểu gen là A-
a là gen qui định trâu trắng  Trâu trắng có kiểu gen là aa
Theo bài ra ta có :
P : Trâu đen x Trâu đen
F
1
: Nghé đen, Nghé trắng
Theo lập luận trên nghé trắng có kiểu gen aa 1 gen a nhận được từ mẹ
1 gen a nhận được từ bố
Mặt khác cả trâu bố và trâu mẹ đều có màu đen nên  cả trâu bố và trâu mẹ đều
có kiểu gen dị hợp tử : Aa
Sơ đồ lai sau :
P (Trân đen) Aa x (Trân đen) Aa
G
P
A, a ; A, a
F
1
1AA : 2Aa : 1aa
Kết quả F

1
:
- Kiểu gen : 1AA : 2Aa : 1aa
- Kiểu hình : 3Trâu đen : 1 trâu trắng
Kết luận :
-Cả trâu bố và trâu mẹ đều có kiểu hình màu đen và kiểu gen dị hợp tử Aa .
- Nghé đen thứ nhất có kiểu gen đồng hợp tử trội : AA hoặc dị hợp tử :Aa
- Nghé trắng thứ hai có kiểu gen đồng hợp tử lặn : aa
3. Một số dạng bài đặc biệt.
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
12
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
Bài toán tạp giao: Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với tính
trạng hạt xanh. Khi cho cây hạt vàng lai với cây hạt xanh được F
1
phân li theo tỉ
lệ 1 cây hạt vàng : 1 cây hạt xanh. Sau đó cho các cây F
1
tạp giao với nhau thì kết
quả về kiểu gen, kiểu hình ở F
2
sẽ như thế nào ? Biết rằng gen qui định tính trạng
nằm trên nhiễm sắc thể thường. (Đề thi HSG Tỉnh 2005 - 2006)
- Qui ước: Gen A: hạt vàng, gen a: hạt xanh.
- F
1
phân li theo tỉ lệ 1 cây hật vàng : 1 cây hạt xanh là kết quả của phép lai phân
tích suy ra cây hạt vàng đem lai có kiểu gen dị hợp Aa.
- Sơ đồ lai:
P Aa (cây hạt vàng) x aa (cây hạt xanh)

G A , a a
F
1
KG: 1Aa : 1aa
KH: 1 cây hạt vàng : 1 cây hạt xanh
- Cho F
1
tạp giao ta có các phép lai sau:
Phép lai 1 Aa x Aa (chiếm 1/4 tổng số phép lai )
Phép lai 2 Aa x aa (chiếm 2/4 tổng số phép lai )
Phép lai 3 aa x aa (chiếm 1/4 tổng số phép lai )
- Kết quả F
2
:
Phép lai 1: 1/4 (Aa x Aa)
F
2
: KG: 1/4 (1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa) = 1/16 AA : 2/16 Aa : 1/16 aa
KH: 3/16 cây hạt vàng : 1/16 cây hạt xanh
Phép lai 2: 2/4 (Aa x aa)
F
2
: KG: 2/4(1/2 Aa : 1/2 aa) = 2/8 Aa : 2/8 aa
KH: 1/2 cây hạt vàng : 1/2 cây hạt xanh
Phép lai 3: 1/4 (aa x aa)
F
2
: KG: 1/4 aa
KH: 100% cây hạt xanh
> Tỉ lệ chung ở F

2
: KG: 1/16 AA : 6/16 Aa : 9/16 aa
KH: 7 cây hạt vàng : 9 cây hạt xanh
Bài toán có gen gây chết: Kiểu gen dị hợp tử là của cá chép kính, đồng hợp tử lặn
là của cá chép vảy, kiểu gen đồng hợp tử trội làm trứng không nở.
1. Hãy cho biết kết quả của phép lai giữa : - Các cá chép kính
- Cá chép vảy và cá chép kính
2. Để có sản lượng cao nhất cần phải chọn cặp cá bố mẹ như thế nào? Giải
thích.
Qui ước: Cặp allen A, a quy định tính trạng vảy cá chép
Theo bài ra: Cặp gen AA làm trứng không nở (không có cá chép có kiểu gen AA)
Cá chép kính có kiểu gen Aa
Cá chép vảy có kiểu gen aa
1. Kết quả lai:
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
13
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
* Kết quả lai giữa các cá chép kính
P (Cá kính) Aa x Aa (Cá kính)
G
P
½ A, ½ a ; ½ A, ½ a
F
1
¼ AA: ½ Aa : ¼ aa
Kết quả F
1
: - Kiểu gen : ¼ AA: ½ Aa : ¼ aa
- Kiểu hình: ¼ trứng không nở: ½ cá kính : ¼ cá vảy
Kết luận: 2 cá kính : 1 cá vảy

* Kết quả lai giữa cá chép kính và cá chép vảy
P (Cá kính) Aa x aa (cá vảy)
G
P
½ A, ½ a ; a
F
1
½ Aa: ½ aa
Kết quả F
1
: - Kiểu gen : ½ Aa : ½ aa
- Kiểu hình: ½ cá kính : ½ cá vảy
Kết luận: 1 cá kính : 1 cá vảy
2. Để có sản lượng cao nhất cần chọn cặp cá bố mẹ không đồng thời phát sinh
giao tử A để tránh sự tổ hợp tạo ra hợp tử AA làm trứng không nở. Nghĩa là có
thể chọn cặp cá bố mẹ sau
P (Cá kính) Aa x aa (cá vảy)
G
P
½ A, ½ a ; a
F
1
½ Aa: ½ aa
KQ F
1
: - Kiểu gen : ½ Aa : ½ aa
- Kiểu hình: ½ cá kính : ½ cá vảy
P (Cá vảy) Aa x aa (cá vảy)
G
P

a ; a
F
1
aa
KQ F
1
:- Kiểu gen : 100% aa
- Kiểu hình: 100% cá vảy
Bài toán có gen đồng trội: Ở Người nhóm máu được qui định bởi các kiểu gen
tương ứng sau:
Nhóm máu A B AB O
Kiểu gen I
A
I
A
hoặc I
A
I
O
I
B
I
B
hoặc I
B
I
O
I
A
I

B
I
O
I
O
1. Bố và mẹ đều có nhóm máu AB có thể sinh con có máu O không? Vì sao ?
2. Giả sử bố có máu O, mẹ có máu AB. Hãy lập sơ đồ lai để xác định kiểu gen,
kiểu hình của gia đình trên .
1. Người có máu O có kiểu gen I
O
I
O

phải nhận được cả từ bố và mẹ gen I
O
Mà cả bố và mẹ đều có máu AB có kiểu gen I
A
I
B
, không phát sinh ra giao tử I
O

Vậy bố và mẹ đều có nhóm máu AB không thể sinh con có máu O.
2. Theo bài ra ta có : Bố có nhóm máu O có kiểu gen I
O
I
O


Mẹ có máu nhóm AB có kiểu gen I

A
I
B

Sơ đồ lai : P : Nhóm máu AB x Nhóm máu O
I
A
I
B
x I
O
I
O


G
P

: I
A
,

I
B
; I
O

F
1
: I

A
I
O
; I
B
I
BO

Kết quả : -kiểu gen : 1 I
A
I
O
: 1 I
B
I
O

Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
14
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
- kiểu hình : 1 nhóm máu A : 1 nhóm máu B
C. Câu hỏi và bài tập tự luyện.
1. Câu hỏi.
Câu 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm phép lai của Menđen trên đậu Hà
Lan với một cặp tính trạng tương phản (Phần I- 1)
Câu 2: Hãy nêu điều kiện nghiệm đúng kết quả thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng
của Menđen?(Phần I- Chú ý)
Câu 3: Tại sao dùng phép lai phân tích có thể kết luận về kiểu gen của cơ thể
mang tính trạng trội? Cho VD ? (Phần II – 2 giải thích)
Câu 4: Đậu Hà Lan có đặc điểm gì mà Menđen chọn làm đối tượng nghiên cứu.

Câu 5: Để tạo ra dòng thuần Menđen làm như thế nào?
Câu 6: Nếu các alen của cùng 1 gen không có quan hệ trội - lặn hoàn toàn mà là
đồng trội (mỗi alen biểu hiện kiểu hình của riêng mình) thì quy luật phân li của
Menđen có còn đúng hay không, giải thích? Hai alen thuộc cùng 1 gen có thể tương
tác với nhau hay không, giải thích? .(Đề thi HSG tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010- 2011)
Câu 7: Trong lai một cặp tính trạng có những phép lai nào cho kết quả đồng
tính? Những phép lai nào cho kết quả phân tính? Viết sơ đồ lai chứng minh
2. Bài tập.
Bài 1: Cho biết ở ruồi giấm gen quy định chiều dài cánh nằm trên NST thường
và cánh dài là trội so với cánh ngắn. Khi cho ruối giấm đều cánh dài lai với nhau
thu được con lai F1
a. Lập sơ đồ lai nói trên.
b. Nếu tiếp tục cho ruồi cánh dài F1 lai phân tích. Kết quả sẽ như thế nào?
Bài 2: Ở cây đậu Hà Lan alen A qui định hạt vàng, alen a qui định hạt xanh. Cho
cây mọc từ hạt vàng thuần chủng thụ phấn với cây mọc từ hạt xanh. Xác định tỉ lệ màu
sắc hạt của cây F
1
và F
2
. Biết ở cây đậu Hà Lan là tự thụ phấn bắt buộc. (Đề thi HSG
tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007 – 2008, 2010 - 2011)
Bài 3: Ở đậu Hà lan, gọi gen A quy định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với gen
a quy định hạt màu xanh. Cho cây đậu Hà lan dị hợp (Aa) tự thụ phấn để được F
1
.
Dùng các cây hạt xanh F
1
làm bố lai với các cây hạt vàng F
1
làm mẹ để được F

2.
Hãy lập sơ đồ lai và xác định kết quả chung (theo lí thuyết) thu được ở F
1
và ở F
2
qua các phép lai. Phép lai giữa các cây F
1
nói trên có thể gọi là phép lai gì? (Đề thi
HSG tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 - 2009)
Bài 4: Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc hạt do một gen qui định. Đem gieo các
hạt đậu Hà Lan màu vàng thu được các cây (P). Cho các cây (P) tự thụ phấn
nghiêm ngặt, thế hệ con thu được: 99% hạt màu vàng; 1% hạt màu xanh. Tính theo
lí thuyết, các cây (P) có kiểu gen như thế nào? Tỉ lệ mỗi loại kiểu gen là bao nhiêu?
Biết không có đột biến xảy ra và tính trạng màu sắc hạt ở đậu Hà Lan không phụ
thuộc vào điều kiện môi trường.(Đề thi HSG tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 - 2013)
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
15
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
Bài 5: Ở ruồi giấm gen xác định chiều dài lông tơ: alen trội A và alen a cho lông
rất ngắn. Lai một ruồi đực (lông dài) với ruồi cái lông ngắn. Ở F
1
có 850 cá thể thì
418 cá thể có kiểu lông dài và 432 cá thể có kiểu hình lông ngắn.
a. Ruồi đực cha có kiểu gen như thế nào ?
b. Các cá thể F
2
do kết quả lai giữa ruồi đực F
1
lông ngắn và ruồi cái F
1

lông
dài sẽ có kiểu hình như thế nào và có tỷ lệ bao nhiêu ? (Đề thi tuyển sinh
CVP năm 2007 - 2008)
Bài 6: Trong phép lai giữa 2 cây lúa thân cao với nhau; người ta thu được kết
quả ở con lai như sau: 3018 hạt cho cây thân cao, 1004 hạt cho cây thân thấp.Hãy
biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên.
Bài 7: Ruồi giấm gen D qui định đốt thân dài, gen d qui định đốt thân ngắn. cho
một cặp ruồi giấm giao phối với nhau được F
1
có 50% đốt thân ngắn, 50% đốt thân
dài.
a. Biện luận và lập sơ đồ lai.
b. Nếu cho F
1
tạp giao thì sẽ có bao nhiêu kiểu giao phối và tỉ lệ của mổi kiểu
giao phối là bao nhiêu phần trăm?
Bài 8: Loài bò lông đen là trội hoàn toàn so với lông vàng. Khi cho 1 bò đực đen
giao phối với bò cái vàng lứa đầu sinh ra 1 bê đen, lứa sau sinh ra 1 bê vàng.
a. Bò bố và bò mẹ có thuần chủng không ? Vì sao?
b. Cặp bò nói trên có thể sinh ra bê con thuần chủng không? Giải thích?
c. Làm thế nào để chọn được bò đen thuần chủng.
KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH THEO CHUYÊN ĐỀ
Khi mới bồi dưỡng, chưa có kinh nghiệm nên việc chuyển tải kiến thức đến
học sinh thông qua các bài giảng từng bài theo chương trình chung và đưa kiến
thức nâng cao, mở rộng trong từng bài đó. Học sinh phải học dàn trải, không trọng
tâm, không nắm được bản chất trọng tâm của vấn đề. Kết quả là học sinh gặp phải
những khó khăn nhất định khi tiếp thu kiến thức, hiểu sai, lập luận không chắc
chắn, mắc những sai sót và đánh mất điểm một cách rất đáng tiếc gây tâm lý căng
thẳng. Từ đó, làm cho giáo viên chán nản và có thể gây ức chế trong mỗi buổi bồi
dưỡng.

Từ khi soạn, giảng theo từng chuyên đề, tôi đã lựa chọn được lượng kiến
thức phù hợp với nhận thức và yêu cầu đối với học sinh giỏi không gây quá tải,
không quá khó, không gây áp lực, học tập cho học sinh chăm chỉ, hứng thú học
tập, say mê với bộ môn. Giáo viên hưng phấn tạo được không khí thân thiện trong
giờ học từ đó hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu và nhiệm vụ được giao.
Kết quả đạt được trong 5 năm học gần đây.
TT Năm học Tỉ lệ đạt giải
Giải (cấp tỉnh)
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
16
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
Nhất Nhì Ba KK
1. 2008 - 2009 12/13 0 1 6 5
2. 2009 – 2010 9/12 1 2 4 2
3. 2010 – 2011 13/13 3 6 4 0
4. 2011 – 2012 7/9 1 3 1 2
5. 2012 – 2013 10/12 1 1 6 2
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc mang tính thường xuyên nhằm
giúp phát hiện và bồi dưỡng nguồn tài năng cho bộ môn và đóng góp vào thành tích
của nhà trường, kích thích được sự say mê, hứng thú cho việc học tập bộ môn của
học sinh và tạo điều kiện tốt trong công tác giảng dạy của giáo viên. Tôi nhận thấy
đứng trước một vấn đề khó khăn của học sinh, người giáo viên cần phải sáng tạo,
tìm tòi phương pháp ngắn gọn nhất để đơn giản hoá các vấn đề phức tạp, tạo ra
được sự say mê học tập cho học sinh. Từ đó nâng cao được chất lượng dạy và học.
Nên việc soạn giảng theo từng chuyên đề là rất cần thiết. Khi xây dựng các chuyên
đề nhất thiết phải theo nguyên tắc:
1. Tóm tắt được các kiến thức cơ bản của từng chuyên đề.
2. Các bài tập được phân dạng rõ ràng cho học sinh dễ nhận biết kèm
theo hướng dẫn cụ thể, chi tiết.

3. Có củng cố, ôn tập thường xuyên và ra các bài tập cho học sinh tự giải.
4. Khi giảng dạy phát huy tối đa vai trò tự nghiên cứu của học sinh.
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
17
Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sinh học 9. Chuyên đề: “LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LY”
PHẦN III. KẾT LUẬN
Một lần nữa khẳng định rằng: kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi cao hơn so
với chương trình phổ thông, đòi hỏi giáo viên dạy nỗ lực, kết hợp với các tài liệu
tham khảo và soạn giáo án một cách hợp lý nhất. Phần di truyền đối với học sinh
trung học cơ sở là phần kiến thức mới và khó. Vì vậy, việc giáo viên bồi dưỡng viết
và dạy theo từng chuyên đề là việc làm cần thiết và dễ chuyển tải, đem lại hiệu quả
cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Kiến thức về “Lai một cặp tính trạng – Quy luật phân ly ” có trong hầu hết
các đề thi học sinh giỏi Huyện và các đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh cũng như đề thi
vào trường Phổ thông trung học Chuyên Vĩnh Phúc. Chuyên đề này được áp dụng
một cách dễ dàng và có thể sử dụng trong quá trình dạy đại trà và bồi dưỡng học
sinh giỏi bộ môn sinh học tham dự các kỳ thi học sinh giỏi bộ môn cấp Huyện, cấp
Tỉnh và dự thi các lớp chuyên Sinh của các trường phổ thông trung học. Khi hoàn
thành việc trang bị kiến thức “Lai một cặp tính trạng – Quy luật phân ly ” cho học
sinh, giáo viên sẽ dần thỏa mãn nhu cầu nhận thức của học sinh và thuận lợi cho
việc hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Kiến thức này giữ vị trí vô cùng quan trọng – nó là bước khởi đầu cho việc
nghiên cứu các bài tập về tính qui luật của hiện tượng di truyền khó hơn như lai
hai cặp tính trạng – Qui luật phân ly độc lập; di truyền liên kết; di truyền giới tính
và di truyền liên kết với giới tính …
Mặt khác bồi dưỡng kiến thức cho học sinh theo từng chuyên đề tạo điều
kiện cho học sinh phát huy tích tích cực trong nhận thức học tập, rèn luyện khả
năng tổng hợp, khái quát kiến thức, ôn tập một cách hiệu quả.
Bình xuyên, ngày 10 tháng 2 năm 2014
Người viết chuyên đề

Đào Thị Thanh Hương
Đào Thị Thanh Hương – Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
18

×