BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
ĐOÀN THANH PHƢƠNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA,
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH ĐÁ MẸ LÔ 11.2
BỂ NAM CÔN SƠN
.
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
ĐOÀN THANH PHƢƠNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA,
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH ĐÁ MẸ LÔ 11.2
BỂ NAM CÔN SƠN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CÁN BỘ PHẢN BIỆN
TS. Lê Văn Bình ThS. Trần Thị Oanh
HÀ NỘI - 06/2014
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo: Ts. Lê Văn Bình, người đã
hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đồ án này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn Địa chất dầu
đã giúp tôi về chuyên môn và khuyến khích tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin được cảm ơn tới các kỹ sư đang làm việc tại Viện dầu khí Việt Nam
(VPI), đặc biệt là anh hướng dẫn Nguyễn Huy Giang và các cán bộ phòng Địa hóa,
những người đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại Viện
dầu khí Việt Nam.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo Viện dầu khí Việt Nam, đã
tạo điều kiện tốt cho tôi thực tập tại Viện dầu khí.
Mặc dù bản thân đã cố gắng song sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá
trình viết và trình bày đồ án này, tôi rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý
kiến của toàn thể các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và các bạn đọc nhằm xây
dựng, chỉnh sửa đề tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
SV: Đoàn Thanh Phương
Lớp Địa Chất Dầu Khí – K54
4
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ……………………………………………………………3
Mục lục ……………………………………………………………….4
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt………………………………. 9
Danh mục các bảng biểu …………………………………………… 10
Danh mục các hình vẽ, đồ thị……………………………………… 11
MỞ ĐẦU …………………………………………………………… 13
Chương 1. Khái quát chung ……………………………………… 14
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên …………………………………………14
1.1.1. Vị trí địa lý…………………………………………………… 14
1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo…………………………………….14
1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn…………………………………….15
1.1.4. Đặc điểm kinh tế, nhân văn……………………………………15
1.1.4.1. Nông nghiệp ……………………………………………… 16
1.1.4.2. Công nghiệp…………………………………………………16
1.1.4.3. Ngư nghiệp………………………………………………… 17
1.1.4.4. Du lịch……………………………………………………….17
1.1.4.5. Giao thông vận tải………………………………………… 17
1.1.4.6. Dịch vụ………………………………………………………18
1.1.4.7. Đời sống văn hóa…………………………………………….18
1.1.5. Đánh giá thuận lợi – khó khăn đến ngành dầu khí…………….18
1.1.5.1. Thuận lợi…………………………………………………… 18
1.1.5.2. Khó khăn…………………………………………………… 19
1.2. Lịch sử nghiên cứu bể Nam Côn Sơn…………………………….20
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975…………………………………… 20
1.2.2. Giai đoạn 1976 – 1980……………………………………… 21
1.2.3. Giai đoạn 1981 đến nay……………………………………… 21
Chương 2. Đặc điểm địa chất khu vực……………………………… 25
5
2.1. Địa tầng………………………………………………………… 25
2.1.1. Đá móng tuổi trước Kainozoi………………………………… 25
2.1.2. Lớp phủ trầm tích Kainozoi…………………………………….27
2.1.2.1. Hệ Paleogen – Thống Oligocen – Hệ tầng Cau…………… 27
2.1.2.2. Hệ Neogen – Thống Miocen – Phụ thống Miocen dưới
– Hệ tầng Dừa ………………………………………………………………30
2.1.2.3. Hệ Neogen – Thống Miocen – Phụ thống Miocen giữa
– Hệ tầng Thông –Mãng Cầu……………………………………………… 32
2.1.2.4. Hệ Neogen – Thống Miocen – Phụ thống Miocen trên
– Hệ tầng Nam Côn Sơn……………………………………………………. 34
2.1.2.5. Hệ Neogen – Thống Pliocen – Đệ Tứ - Hệ tầng Biển Đông… 36
2.2. Đặc điểm kiến tạo bể Nam Côn Sơn………………………………37
2.2.1. Các yếu tố cấu trúc chính……………………………………… 37
2.2.1.1. Đới phân dị phía Tây (C) …………………………………… 38
2.2.1.2. Đới phân dị chuyển tiếp (B)………………………………… 39
2.2.1.3. Đới sụt phía Đông (A)……………………………… ……….40
2.2.2. Hệ thống đứt gãy……………………………………………… 42
2.2.2.1. Hệ thống đứt gãy phương Bắc – Nam ……………………… 42
2.2.2.2. Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc – Tây Nam…………… 43
2.2.2.3. Hệ thống đứt gãy phương Đông – Tây……………………… 43
2.2.3. Phân tầng cấu trúc……………………………………………… 44
2.2.3.1. Phân tầng cấu trúc móng trước Kainozoi……………… ……44
2.2.3.2. Tầng cấu trúc lớp phủ trầm tích Kainozoi…………………… 44
2.3. Lịch sử phát triển địa chất…………………………………………45
2.3.1. Giai đoạn trước tách giãn (Pre-rift) – Paleocen – Eocen……… 45
2.3.2. Giai đoạn đồng tách giãn (Syn-rift) – Oligocen – Miocen sớm…45
2.3.3. Giai đoạn sau tách giãn (Post-rift) – Miocen giữa – Đệ tứ…… 46
6
2.4. Hệ thống dầu khí bể Nam Côn Sơn lô 11.2……………………….48
2.4.1. Đá sinh………………………………………………………… 48
2.4.1.1. Tiềm năng hữu cơ…………………………………………… 48
2.4.1.2. Môi trường lắng đọng và phân hủy vật chất hữu cơ………… 49
2.4.1.3. Dạng Kerogen ……………………………………………… 50
2.4.1.4. Quá trình trưởng thành vật chất hữu cơ……………………… 51
2.4.2. Di chuyển của Hydrocacbon từ đá mẹ………………………… 54
2.4.3. Đá chứa……………………………………………… ……… 55
2.4.3.1. Đá chứa móng nứt nẻ phong hóa trước Kainozoi…………… 55
2.4.3.2. Đá chứa tuổi Oligocen…………………………………………55
2.4.3.3. Đá chứa tuổi Miocen dưới…………………………………… 55
2.4.3.4. Đá chứa tuổi Miocen giữa…………………………………… 56
2.4.3.5. Đá chứa tuổi Miocen trên – Pliocen sớm…………………… 57
2.4.4. Đá chắn………………………………………………………… 57
2.4.5. Các dạng bẫy chứa trong khu vực……………………………….58
2.4.5.1. Bẫy dạng vòm………………………………………………….58
2.4.5.2. Bẫy kiến tạo……………………………………………………58
2.4.5.3. Bẫy dạng khối đứt gãy…………………………………………58
2.4.5.4. Bẫy dạng khối………………………………………………….58
2.4.5.5. Bẫy thạch học………………………………………………….58
2.4.6. Dịch chuyển và nạp bẫy………………………………………….59
2.4.7. Các dạng play hydrocacbon và các kiểu bẫy…………………….60
2.4.7.1. Play hydrocacbon đá móng nứt nẻ trước Đệ Tam (play1)…….60
2.4.7.2. Play hydrocacbon cát kết tuổi Oligocen (play 2)…………… 60
2.4.7.3. Play hydrocacbon cát kết tuổi Miocen (play 3)……………… 60
2.4.7.4. Play hydrocacbon cacbonat tuổi Miocen (play 4)…………… 61
7
Chương 3. Tổng quan về nghiên cứu địa hóa đá mẹ………………… 62
3.1. Cơ sở lý thuyết địa hóa đá mẹ…………………………………… 62
3.1.1. Nội dung cơ bản của học thuyết…………………………………62
3.1.2. Đá sinh dầu khí………………………………………………… 62
3.2. Các phương pháp nghiên cứu đá mẹ …………………………… 64
3.2.1. Phương pháp phân tích tổng hàm lượng Cacbon hữu cơ……… 64
3.2.2. Phương pháp phân tích nhiệt phân Rock – Eval……………… 66
3.2.3. Phương pháp chiết Bitum……………………………………… 67
3.2.4. Phương pháp tách thành phần Bitum ……………………………68
3.2.5. Phương pháp sắc ký khí n-Ankan C15+…………………………69
3.2.6. Phương pháp sắc ký phổ khối GCMS, sắc ký phổ khối kép
GCMSMS…………………………………………………………………….70
3.2.7. Phương pháp xác định độ phản xạ Vitrinite (%Rº)…………… 71
3.2.8. Phương pháp chỉ số thời nhiệt TTI………………………………72
3.3. Tổng hợp đánh giá đá mẹ………………………………………….74
3.1.1. Đánh giá tiềm năng vật chất hữu cơ…………………………… 74
3.3.1.1. Độ giầu vật chất hữu cơ……………………………………… 74
3.3.1.2. Loại vật chất hữu cơ (Loại Kerogen) ………………………….76
3.3.1.3. Môi trường lắng đọng và phân hủy vật chất hữu cơ………… 77
3.3.1.4. Chất lượng của vật chất hữu cơ……………………………… 78
3.3.2. Đánh giá độ trưởng thành của đá mẹ…………………………….78
3.3.3. Đánh giá tiềm năng sinh…………………………………………79
3.3.4. Đánh giá khả năng dịch chuyển của hydrocacbon từ đá mẹ…….82
Chương 4. Đặc điểm địa hóa đá mẹ lô 11.2……………………………84
4.1. Tiềm năng vật chất hữu cơ……………………………………… 84
4.1.1. Hàm lượng vật chất hữu cơ…………………………………… 84
4.1.2. Loại vật chất hữu cơ …………………………………………….89
8
4.1.4. Môi trường lắng đọng và phân hủy vật chất hữu cơ…………… 91
4.2. Độ trưởng thành vật chất hữu cơ của đá mẹ……………………….92
4.3. Tiềm năng sinh hydrocacbon của đá mẹ lô 11.2………………… 95
4.4. Khả năng di chuyển Hydrocacbon từ đá mẹ…………………… 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………… 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….105
9
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NCS : Nam Côn Sơn
GK : Giếng khoan
VCHC : Vật chất hữu cơ
10
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG ĐỒ ÁN
STT
SỐ HIỆU
BẢNG
TÊN BẢNG
TRANG
1
1.1
Phát hiện dầu khí tại lô 11.2 bể Nam Côn
Sơn
24
2
2.1
Các giai đoạn thành tạo Hydrocacbon bể
Nam Côn Sơn
51
3
3.1
Phân loại chất lượng đá mẹ theo hàm
lượng Bitum
68
4
3.2
Giá trị X theo T
74
5
3.3
Phân loại đá mẹ theo tổng hàm lượng
Cacbon hữu cơ (% trọng lượng)
75
6
3.4
Phân loại đá mẹ theo chỉ tiêu Rock –Eval
và chất chiết
75
7
3.5
Xác định môi trường lắng đọng và phân
hủy vật chất hữu cơ theo các chỉ tiêu địa
hóa
77
8
3.6
Tiềm năng sinh hydrocacbon của vật chất
hữu cơ theo chỉ tiêu HI
78
9
3.7
Các giá trị xác định độ trưởng thành của
đá mẹ theo TTI
79
10
4.1
Các mẫu địa hóa được phân tích tại một
số GK trong lô 11.2
84
11
4.2
Kết quả phân tích mẫu địa hóa từ các GK
trong lô 11.2 bể Nam Côn Sơn
85
12
4.3
Độ sâu các ranh giới trưởng thành tại các
giếng khoan lô 11
95
13
4.4
Xác định thể tích đá mẹ
98
14
4.5
Tiềm năng sinh của đá mẹ Oligocen và
Miocen hạ
100
11
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG ĐỒ ÁN
STT
SỐ HÌNH
VẼ
TÊN HÌNH VẼ
TRANG
1
Hình 1.1
Sơ đồ vị trí bể Nam Côn Sơn
14
2
Hình 2.1
Cột địa tầng bể Nam Côn Sơn
26
3
Hình 2.2
Bản đồ các yếu tố cấu trúc của bể Nam Côn
Sơn
38
4
Hình 2.3
Biểu đồ môi trường lắng đọng và phân
hủy vật chất hữu cơ trầm tích Miocen hạ
các lô trung tâm và phía Đông bể Nam
Côn Sơn
50
5
Hình 2.4
Biểu đồ môi trường lắng đọng và phân
hủy vật chất hữu cơ trầm tích Oligocen
các lô trung tâm và phía Đông bể Nam
Côn Sơn
50
6
Hình 2.5
Dạng vật chất hữu cơ và sự tiến hóa nhiệt
trên biểu đồ quan hệ HI – Tmax
52
7
Hình 2.6
Biến đổi lịch sử chôn vùi trầm tích theo
tài liệu GK TL-1X và TL-2X
52
8
Hình 2.7
Mặt cắt mức độ trưởng thành vật chất hữu
cơ qua các Gk theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam
53
9
Hình 2.8
Mặt cắt mức độ trưởng thành vật chất hữu
cơ qua các Gk theo hướng Đông – Tây
53
10
Hình 3.1
Sơ đồ kết quả nhiệt phân Rock – Eval
66
11
Hình 3.2
Sắc đồ nhận được sau phép phân tích sắc
ký khí
69
12
Hình 3.3
Sơ đồ nguyên tắc máy phổ khối khí
GCMS và GCMSMS
71
13
Hình 3.4
Bảng phân loại Kerogen
77
14
Hình 4.1
Kết quả phân tích Rock – Eval mẫu địa
hóa GK 11.2-F-1X
87
15
Hình 4.2
Kết quả phân tích Rock – Eval mẫu địa
87
12
hóa GK 11.2-D-1RX
16
Hình 4.3
Kết quả phân tích Rock – Eval mẫu địa
hóa GK 11.2-B-1X
88
17
Hình 4.4
Kết quả phân tích Rock – Eval mẫu địa
hóa GK 11.2-H-1X
88
18
Hình 4.5
Đồ thị tương quan HI-Tmax mẫu địa hóa
tầng Oligocen
89
19
Hình 4.6
Đồ thị tương quan HI – Tmax mẫu địa
hóa tầng Miocen hạ
90
20
Hình 4.7
Biểu đồ thể hiện môi trường lắng đọng và
phân hủy vật chất hữu cơ trong trầm tích
Oligocen
91
21
Hình 4.8
Biểu đồ thể hiện môi trường lắng đọng và
phân hủy vật chất hữu cơ trong trầm tích
Miocen hạ
92
22
Hình 4.9
Kết quả chạy mô hình Petromod 1D của GK
11.2-H-1X
93
23
Hình 4.10
Kết quả chạy mô hình Petromod 1D của GK
11.2-G-1RX
94
24
Hình 4.11
Bản đồ trưởng thành của VCHC đáy
Oligocen lô 11.2
96
25
Hình 4.12
Bản đồ trưởng thành của VCHC nóc
Oligocen lô 11.2
96
26
Hình 4.13
Bản đồ trưởng thành của VCHC đáy Miocen
lô 11.2
97
27
Hình 4.14
Mặt cắt địa chất – địa hóa đi qua giếng khoan
11.2-E-1X
97
28
Hình 4.15
Sơ đồ tương quan hệ số biến đổi vật chất hữu
cơ (K
B.đ
) với R
O
và T
max
99
29
Hình 4.16
Đường cong tích lũy lượng sinh của đá mẹ
Oligocen lô 11.2
101
30
Hình 4.17
Đường cong tích lũy lượng sinh của đá mẹ
Miocen hạ lô 11.2 tại trũng sâu
102
13
MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá như
hiện nay thì nhu cầu về năng lượng là rất lớn, ngành công nghiệp dầu khí phải hết
sức chủ động cùng với các ngành công nghiệp năng lượng khác mở rộng quy mô
sản xuất mới có thể đáp ứng được. Một hướng đi mang tính chiến lược của ngành
dầu khí là đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của Việt
Nam cũng như vươn ra tìm kiếm thăm dò dầu khí ở nước ngoài.
Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và
đầu tư nghiên cứu kỹ càng từ lúc bắt đầu tìm kiếm, thăm dò đến lúc phát triển, khai
thác mỏ. Chính vì vậy, cần phải tổng hợp, minh giải số liệu từ nhiều nguồn khác
nhau, từ số liệu địa chất, địa vật lý, kết quả khoan, thử vỉa, lấy mẫu, nghiên cứu địa
hoá… để có kết luận xác thực nhất về tiềm năng dầu khí khu vực nói chung và của
mỏ nói riêng. Trong đó nghiên cứu địa hoá, đặc biệt địa hoá đá mẹ là một khâu
quan trọng giúp đánh giá tổng quan về đá mẹ, giúp vạch ra phương hướng tìm kiếm,
thăm dò tiếp theo nhằm gia tăng trữ lượng.
Theo kế hoạch đào tạo của trường Đại học Mỏ-Địa Chất tôi được phân công
về thực tập tại Phòng Địa hóa, Viện dầu khí Việt Nam (VPI). Tại đây với sự giúp
đỡ của các chuyên gia và các kỹ sư phòng Địa hóa, tôi đã tìm hiểu về các phương
pháp địa hóa, làm quen với công tác minh giải tài liệu trên cơ sở đó xác định khả
năng tồn tại của tầng đá mẹ và từ đó dự báo phạm vi phân bố, chất lượng đá mẹ,
quá trình biến đổi vật chất hữu cơ, khả năng sinh Hydrocacbon và hướng di chuyển
của chúng, thu thập tài liệu để làm Đồ án tốt nghiệp với đề tài:"Nghiên cứu đặc
điểm địa hóa, đánh giá tiềm năng sinh của đá mẹ lô 11.2 bể Nam Côn Sơn”
Đồ án có bố cục:
Mở đầu
Chương 1: Khái quát chung
Chương 2: Đặc điểm địa chất khu vực
Chương 3: Nghiên cứu địa hoá đá mẹ
Chương 4: Đặc điểm địa hóa đá mẹ lô 11.2 bể Nam Côn Sơn
Kết luận
14
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ NHÂN VĂN KHU VỰC
1.1.1. Vị trí địa lý.
Bể Nam Côn Sơn (NCS) có diện tích gần 110.000 km², nằm trong khoảng
6º00’ đến 9º45’ vĩ độ Bắc, 106º00’ đến 109º00’ kinh độ Đông. Ranh giới phía Bắc
của bể là đới nâng Côn Sơn, phía Tây và Nam là đới nâng Khorat - Natuna, còn
phía Đông là bể Tư Chính - Vũng Mây và phía Đông Bắc là bể Phú Khánh.
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí bể Nam Côn Sơn
(Theo tài liệu của VPI, 1988)
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Độ sâu nước biển trong phạm vi của bể thay đổi rất lớn, từ vài chục mét ở phía
Tây đến trên 1.000 mét ở phía Đông. Trên địa hình đáy biển các tích tụ trầm tích
hiện đại được thành tạo chủ yếu do tác động của dòng chảy thuỷ triều cũng như
15
dòng đối lưu mà hướng và tốc độ của chúng phụ thuộc vào hai hệ gió mùa chính: hệ
gió mùa Tây Nam từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 9 và hệ gió mùa Đông Bắc từ đầu
tháng 11 năm trước đến cuối tháng 3 năm sau. Trầm tích đáy biển chủ yếu bùn và
cát, ở nơi gờ cao là đá cứng hoặc san hô.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn.
Khí hậu ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, trong khu
vực không khí có chế độ tuần hoàn ổn định. Mùa đông có gió Đông Nam, mùa hè
có gió Tây Nam. Gió Đông Nam kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm tiếp theo, gió
thổi thường xuyên, tốc độ gió thời kỳ này là 6÷10m/s. Gió Tây Nam kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, gió nhẹ không liên tục, tốc độ gió thường nhỏ hơn
5m/s. Trong mùa chuyển tiếp từ tháng 4 đến tháng 5 và tháng 10 gió không ổn định,
thay đổi hướng liên tục.
Bão thường xảy ra vào tháng 7, 8, 9 và 10, trong tháng 12 và tháng 1 hầu như
không có bão. Trung bình vùng này hàng năm có 8÷9 cơn bão thổi qua, hướng
chuyển động chính của bão là Tây và Tây Bắc, tốc độ di chuyển trung bình là
28km/h, cao nhất là 45km/h.
Trong tháng 11 sóng có chiều cao nhỏ hơn 1m là 13.38%, tháng 12 là 0.8%.
Trong tháng 3 loại sóng thấp hơn 1m lên đến 44.83%. Tần số xuất hiện sóng cao
hơn 5m là 4.8% và xuất hiện chủ yếu vào tháng 11 và tháng 1.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27ºC, cao nhất là 35.5ºC và thấp nhất là
21.5ºC.
Nhiệt độ trên mặt nước biển từ 24.1ºC đến 30.32ºC. Nhiệt độ đáy biển từ
21.7ºC đến 29ºC. Độ ẩm trung bình của không khí hàng năm là 82.5%. Số ngày có
mưa tập trung vào các tháng 5 đến tháng 9 (chiếm 15 ngày trên tháng), các tháng 1,
2, 3 trên thực tế không có mưa.
1.1.4. Đặc điểm kinh tế, nhân văn.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước
với đầy đủ các loại hình kinh tế, dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư
nước ngoài, GDP.
16
1.1.4.1. Nông nghiệp.
Trong năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn như: giá cả vật tư nông nghiệp,
thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu,… luôn có xu hướng tăng; mặt khác, thời tiết diễn
biến bất thường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi;
trong khi đó giá cả tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không ổn định, sản phẩm chăn
nuôi có thời điểm xuống thấp đã tác động đến tình hình sản xuất. Song, ngành nông
nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, góp
phần đảm bảo an ninh lương thực, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh
1.1.4.2. Công nghiệp
Công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu trước hết phải nói về công nghiệp dầu khí.
Trên thềm lục địa Nam Việt Nam tỉ lệ thành công của khoan tìm kiếm, thăm dò dầu
khí khá cao. Tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn.
Ở bể Nam Côn Sơn trong 60 cấu tạo phát hiện, có nhiều cấu tạo đã khoan tìm
kiếm thăm dò và có phát hiện dầu khí. Các mỏ có triển vọng là Đại Hùng, Thanh
Long, Lan Tây, Lan Đỏ, Mộc Tinh, Rồng Bay. Mỏ Đại Hùng đã đi vào khai thác từ
tháng 10 - 1994, trữ lượng khai thác dao động trong khoảng 30 - 50 triệu tấn dầu và
6 - 10 tỷ m
3
khí. Trữ lượng mỏ Lan Tây là 42 tỷ m
3
khí, Lan Đỏ 14 tỷ m
3
khí, sau
đó có thể đưa lên 80 tỷ m
3
cho cả 2 mỏ. Tài nguyên dầu khí với tổng trữ lượng tiềm
năng và tổng trữ lượng đã xác minh, đủ điều kiện để tỉnh phát triển công nghiệp dầu
khí thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp cả
nước và đưa Bà Rịa - Vũng Tàu thành một trung tâm khai thác và chế biến dầu khí
lớn nhất Việt Nam. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng
trong GDP cả nước.
Khu vực nghiên cứu thuộc một trong những trung tâm năng lượng, công
nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà
máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW
trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân
đạm urê (800.000 tấn năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker,
sản xuất thép (hiện tại tỉnh có hàng chục nhà máy lớn đang hoạt động gồm
VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép
Tấm (Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy
thép cán nguội.
17
Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, trong đó nổi lên một số ngành trọng
điểm như chế biến nông – lâm - thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, may
xuất khẩu, công nghiệp cơ khí điện tử và hoá chất.
1.1.4.3. Ngư nghiệp
Ngư nghiệp đóng góp một phần không nhỏ trong nền kinh tế của cả vùng. Do
có vị trí dọc theo bờ biển các tỉnh đều chú trọng phát triển ngành này. Hàng năm,
các ngư dân, tàu thuyền đã đánh bắt một lượng lớn cá, tôm phục vụ cho nhu cầu
người dân. Ngoài ra còn đánh bắt các loại hải sản quý hiếm, có giá trị như mực, tôm
hùm, cua,… hỗ trợ đắc lực cho ngành du lịch, công nghiệp thực phẩm đặc biệt là
các xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản đông lạnh xuất khẩu.
1.1.4.4. Du lịch
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm dọc bờ biển Việt Nam nên khai thác tiềm năng
du lịch cũng là điểm mạnh của vùng. Vốn đầu tư vào ngành này tương đối lớn và
các công trình ngày càng hiện đại hơn. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp
là khu nghỉ mát nổi tiếng như: Bãi Sau, Bãi Dứa (Vũng Tàu).
1.1.4.5. Giao thông vận tải
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng Đông Nam bộ, có hệ thống giao thông
khá thuận tiện và đầy đủ như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không
nối liền giữa các trung tâm lớn trong vùng đồng thời với các vùng kinh tế trong cả
nước và với các nước anh em trên thế giới.
Đường bộ: Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị
với nhau. Quốc lộ 51A (8 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong
những năm tới sẽ có đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu 6 làn xe song
song với Quốc lộ 51A.
Đường sông: Hệ thống các cảng biển như nêu trên. Từ Vũng Tàu có thể đi
Tp HCM bằng tàu cánh ngầm.
Hàng không: Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng
thăm dò khai thác dầu khí. Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thành
được xây dựng cách Vũng Tàu 70 km. Tỉnh cũng đang triển khai di dời sân
bay Vũng Tàu sang đảo Gò Găng thuộc ngoại thành Vũng Tàu và xây dựng
sân bay Gò Găng thành sân bay Quốc Tế kết hợp với phục vụ hoạt động
bay thăm dò và khai thác dầu khí.
18
Đường sắt: Hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch đến năm
2015 của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1.435 m sẽ
được xây dựng nối Tp HCM và Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên 300 km/g.
1.1.4.6. Dịch vụ
Khu vực nghiên cứu tập trung một số thành phố lớn như thành phố Hồ Chí
Minh, Vũng Tàu, Bình Dương… nên mạng lưới thông tin phát triển nhanh chóng.
Số lượng gia đình có máy điện thoại khá cao, tập trung hầu như ở các thành phố lớn.
Bên cạnh đó hệ thống điện thoại di động, mạng internet được phổ biến rộng rãi
trong các công ty, các nhà máy, xí nghiệp và cả trong các hộ gia đình, đáp ứng và
đảm bảo nhu cầu thông tin, liên lạc trong cũng như ngoài nước.
1.1.4.7. Đời sống văn hóa
Về giáo dục, hệ thống trường học khá hoàn chỉnh từ các trường đại học, cao
đẳng đến các trường phổ thông cơ sở cấp xã. Càng ngày càng có nhiều người được
đào tạo với đầy đủ ngành nghề, với nhiều trình độ khác nhau từ công nhân kỹ thuật
đến đại học, trên đại học. Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa
bàn toàn tỉnh có 254 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 27
trường, Trung học cơ sở có 78 trường, Tiểu học có 144 trường, trung học có 4
trường, có 1 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 125 trường mẫu giáo. Với
hệ thống trường học như thế, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.
Về y tế, theo thống kê năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có
98 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y Tế. Trong đó có 10 Bệnh Viện, 6 phòng
khám đa khoa khu vực và 82Trạm y tế phường xã, với 1444 giường bệnh và 478
bác sĩ, 363 y sĩ, 644 y tá và khoảng 261 nữ hộ sinh.
Về du lịch, Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch
với nhiều bãi tắm nổi tiếng, hệ thống hang động, các di tích lịch sử, đặc biệt là các
di tích lịch sử Côn Đảo.
1.1.5. Đánh giá thuận lợi – khó khăn đến ngành dầu khí
1.1.5.1. Thuận lợi
Vũng Tàu nằm ở vị trí thuận lợi cho việc mở rộng xây dựng các cảng dịch vụ
dầu khí phục vụ cho việc khai thác dầu ở thềm lục địa phía Nam.
Vũng Tàu là một thành phố trẻ có nguồn cung cấp nhân lực dồi dào, giao
thông vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển cũng như vận chuyển hàng hoá, vị trí của
19
Vũng Tàu thuận lợi cho việc giao lưu xuất khẩu dầu thô với các nước trong khối
Đông Nam Á cũng như quốc tế.
Hiện nay Vũng Tàu đã thu hút được rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư thăm
dò khai thác dầu khí.
1.1.5.1. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, ngành dầu khí ở Vũng Tàu còn gặp nhiều khó
khăn:
Lực lượng lao động trẻ tuy đông nhưng trình độ kỹ thuật chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển của ngành.
Vào mùa biển động (mùa gió chướng), các hoạt động trên biển bị ngừng trệ,
gây khó khăn cho ngư dân cũng như hoạt động khai thác dầu khí.
Các mỏ dầu và khí nằm ở xa bờ, độ sâu nước biển tương đối lớn do đó chi
phí cho công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tương đối cao.
Tuy trong khu vực đã phát triển các ngành công nghiệp như sửa chữa tàu,
giàn khoan… nhưng đó mới chỉ là bước đầu. Phần lớn các tàu và thiết bị
hỏng vẫn phải gửi ra nước ngoài sửa chữa gây tốn kém.
Vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường là một vấn đề bức xúc phải đặt lên
hàng đầu vì ở đây tập trung nhiều khu công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp
dầu khí.
20
1.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỂ NAM CÔN SƠN
Hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí ở khu vực bể Nam Côn Sơn được bắt đầu
từ những năm 1970 của thế kỷ trước. Đã có 26 nhà thầu dầu khí nước ngoài tiến
hành khảo sát gần 60.000 km tuyến địa chấn 2D và 5.400 km² địa chấn 3D, khoan
78 giếng khoan thăm dò, thẩm lượng và khai thác, xác lập được 5 mỏ và 17 phát
hiện dầu khí. Hiện tại còn 7 nhà thầu đang hoạt động. Công tác nghiên cứu tổng hợp
nhằm đánh giá địa chất, tài nguyên dầu khí của bể Nam Côn Sơn đã có hàng chục
công trình khác nhau, đặc biệt các đề tài và nhiệm vụ cấp ngành đã góp phần kịp
thời, hiệu quả cho hoạt động thăm dò và khai thác. Tuy nhiên, do điều kiện địa chất
hết sức phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu bằng các phương pháp, quan điểm
công nghệ mới để xác lập cơ sở khoa học cho việc hoạch định công tác thăm dò và
khai thác tiếp theo ở bể trầm tích này.
1.2.1. Giai đoạn trƣớc năm 1975.
Trước khi giải phóng miền Nam, một số nhà thầu của Mỹ và Anh như
Mandrell, Mobil Kaiyo, Pecten, Esso, Union Texas, Marathon, Sunning Dale… đã
thực hiện các công tác nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí ở thềm lục địa phía
Nam. Các nhà thầu đã thu nổ hàng nghìn km 2D với mạng lưới tuyến 4x4 km và
8x8 km.
Với mức độ nghiên cứu đó và dựa vào tài liệu thu nhận được, các công ty kể
trên đã tiến hành phân tích, liên kết và phân chia được các ranh giới phản xạ địa
chấn chính. Trên cơ sở đó, các nhà thầu đã xây dựng được một số bản đồ đẳng thời
tỷ lệ 1/100.000 cho các lô riêng và tỷ lệ 1/50.000 cho một số cấu tạo triển vọng.
Xong mật độ khảo sát còn thấp nên độ chính xác của các bản đồ chưa cao.
Từ các kết quả nghiên cứu, cuối năm 1974 đầu năm 1975, công ty Pecten và
Mobil đã tiến hành khoan 5 giếng ở các lô và trên các cấu tạo khác nhau với đối
tượng thăm dò chính là thành tạo cacbonat tuổi Miocen (hệ tầng Thông - Mãng
Cầu). Trong 5 giếng khoan đó chỉ có giếng khoan 12-Dừa-1X cho dòng dầu với lưu
lượng 1540 thùng/ngày đêm từ đá chứa cát kết Oligocen và Cacbonat Miocen giữa.
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong giai đoạn này, công ty Mandrell đã
đưa ra một báo cáo thu hút được sự quan tâm của các nhà địa chất dầu khí nhưng
kết quả nghiên cứu này chỉ đưa ra một bức tranh tổng thể về tầng phản xạ nông và
tầng phản xạ móng, các bản đồ dị thường từ và trọng lực tỷ lệ 1/500.000 cho toàn
21
thềm lục địa Việt Nam. Cac bản đồ này phần nào đã thể hiện được đặc điểm hình
thái của các đơn vị kiến tạo lớn bậc I và II và cho thấy sự có mặt của lớp phủ trầm
tích Kainozoi dày hàng nghìn met trên thềm lục địa. Tuy vậy, ở giai đoạn này chưa
có một báo cáo tổng hợp nào dù là sơ bộ về đặc điểm cấu trúc, lịch sử phát triển địa
chất cho toàn vùng nói chung cũng như các lô nói riêng. Các số liệu minh giải và
các ranh giới tầng phản xạ chuẩn được lựa chọn theo nhiều quan điểm khác nhau
trên từng lô, vì vậy gây khó khăn cho công tác tổng hợp toàn bể.
1.2.2. Giai đoạn 1976-1980
Sau khi giải phóng miền Nam, nước nhà thống nhất, Tổng cục Dầu khí đã
quyết định thành lập Công ty Dầu khí Việt Nam (11-1975), công tác tìm kiếm thăm
dò dầu khí được đẩy mạnh. Các công ty AGIP và BOWVALLEY đã hợp đồng khảo
sát tỉ mỉ (14.859km địa chấn 2D mạng lưới đến 2x2 km) và khoan thêm 8 giếng
khoan (04A-1X, 04B-1X, 12A-1X, 12B-1X, 12C-1X, 28A-1X và 29A-1X).
Trên cơ sở công tác khảo sát địa chất, địa vật lý và khoan, các công ty nêu trên
đã thành lập một số sơ đồ đẳng thời theo các tầng phản xạ ở các tỷ lệ khác nhau và
đã có báo cáo tổng kết. Công ty GECO đã thể hiện quan điểm của mình trong báo
cáo “Minh giải địa chấn và đánh giá tiềm năng dầu khí thềm lục địa Việt Nam” của
Daniel S và Netletion. Công ty Dầu khí Việt Nam (công ty II) đã tiến hành phân
tích nghiên cứu và tổng hợp tài liệu đã có, xây dựng được một số sơ đồ đẳng thời và
bản đồ cấu tạo tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000 cho các lô và một số cấu tạo phục vụ sản
xuất. Dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của Tiến sĩ Ngô Thường San, đã hoàn thành báo cáo
tổng hợp “Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí thềm lục địa Việt Nam” đề cập
đến nhiều vấn đề lịch sử phát triển địa chất toàn vùng nói chung và bể Nam Côn
Sơn nói riêng, đồng thời cũng nêu lên một số cơ sở địa chất để đánh giá triển vọng
dầu khí toàn vùng nghiên cứu.
Song, do những điều kiện khách quan, bức tranh chi tiết về cấu trúc địa chất
trong giai đoạn này vẫn chưa được làm sáng tỏ.
1.2.3. Giai đoạn 1981- nay.
Sự ra đời của Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro (VSP) là kết quả của hiệp
định về hữu nghị hợp tác tìm kiếm – thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam
giữa Liên Xô (cũ) và Việt Nam vào năm 1981 đã mở ra một giai đoạn phát triển
mới trong công nghiệp dầu khí Việt Nam. Song cũng cần phải nói rằng vì những lý
22
do khác nhau, công tác địa chất – địa vật lý chủ yếu được đầu tư vào bể Cửu Long,
còn đối với bể Nam Côn Sơn chỉ có một số diện tích nhất định được quan tâm,
trong đó có khu vực cấu tạo Đại Hùng (VSP đã tiến hành khoan 3 giếng).
Trong giai đoạn này đã có một số báo cáo tổng hợp địa chất – địa vật lý
được hoàn thành như báo cáo: “Phân vùng kiến tạo các bồn trũng Kainozoi thềm lục
địa Việt Nam” của tác giả Lê Trọng Cán và nnk, năm 1985 và báo cáo: “Tổng hợp
địa chất – địa vật lý, tính trữ lượng dự báo Hydrocacbon và vạch phương hướng
công tác tìm kiếm dầu khí trong giai đoạn tiếp theo ở thềm lục địa Nam Việt Nam”
của Hồ Đắc Hoài, Trần Lê Đông, năm 1986 và luận án tiến sĩ khoa học địa chất
khoáng vật của Nguyễn Giao: “Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí của các bể
trầm tích Đệ Tam vùng Biển Đông Việt Nam” năm 1987.
Sau khi Nhà nước ban hành Luật đầu tư nước ngoài, 20 nhà thầu đã ký các
hợp đồng triển khai công tác tìm kiếm thăm dò ở bể Nam Côn Sơn. Các nhà thầu đã
tiến hành khảo sát 54.779km tuyến địa chấn 2D và 5.399km² địa chấn 3D, đã khoan
62 giếng khoan thăm dò và khai thác. Mỏ Đại Hùng đã được đưa vào khai thác từ
năm 1994, mỏ khí Lan Tây vào năm 2002 và các mỏ khí Rồng Đôi – Rồng Đôi Tây,
Hải Thạch cũng chuẩn bị đưa vào khai thác. Trong công tác tổng hợp các nhà thầu
cũng đã có báo cáo lô và báo cáo giếng khoan, song về cơ bản đây cũng chỉ là
những báo cáo nhanh phục vụ sản xuất. Về phía Tổng cục dầu khí Việt Nam (nay là
Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam) có một số báo cáo nghiên cứu tổng hợp chung cả bể
đó là báo cáo: “Chính xác hóa cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng và đề xuất
phương hướng tìm kiếm thăm dò dầu khí ở bể Nam Côn Sơn” của Nguyễn Giao,
Nguyễn Trọng Tín, và nnk.,1990, báo cáo “Địa chất dầu khí và tiềm năng
hydrocacbon bể Nam Côn Sơn” của Nguyễn Giao, Nguyễn Trọng Tín, Lê Văn
Dung (Viện Dầu khí), D.Willmor và nnk Robertson 1991, báo cáo: “Đánh giá tiềm
năng dầu khí bể Nam Côn Sơn” của Nguyễn Trọng Tín và nnk. 1993, báo cáo
“Chính xác hóa cấu trúc địa chất và trữ lượng dầu khí phần phía Đông bể Nam Côn
Sơn” của Nguyễn Trọng Tín và nnk., 1995, báo cáo: “Nghiên cứu đánh giá tiềm
năng dầu khí phần phía Tây bể Nam Côn Sơn” của Nguyễn Trọng Tín và nnk., 1996,
báo cáo “Mô hình hóa bể Nam Côn Sơn” của Nguyễn Thị Dậu và nnk., 2000.
23
Về lô 11-2: Nhà thầu PEDCO đã thu nổ 5.516,7km tuyến 2D vào năm 1992,
279,3km tuyến 2D năm 1994, 214,8km 2D năm 1996 và 582,381km2 3D trên các
cấu tạo Rồng Đôi, Rồng Bay năm 1993. Đã khoan 5 giếng khoan thăm dò và 1
giếng khoan thẩm lượng, trong đó 1 giếng khoan phát hiện dầu khí (11-2-RB-1X).
Các giếng còn lại đều phát hiện khí và condensat. Từ năm 2002, KNOC đã điều
hành ở lô này. Kết quả xử lý minh giải tài liệu đã xác định được 14 cấu tạo có dạng
bán vòm, dạng khối - đứt gãy và dạng cấu trúc hoa ngược.
Tại các Lô 11-1 và 11-2, 6.001km tuyến 2D với mạng lưới 2km x 2km, 2km x
4km do PEDCO thực hiện 1992-1996 có chất lượng rất tốt. 5.389km tuyến 2D với
mạng lưới 2km x 2km do TOTAL thực hiện năm 1992 có chất lượng rất tốt.
1.070km tuyến 2D với mạng lưới 1km x1km do TOTAL thực hiện năm 1995 có
chất lượng rất tốt. 858km tuyến 2D do VSP thực hiện 1983-1985 có chất lượng
trung bình đến tốt. 572 km2 3D do PEDCO thực hiện năm 1993 có chất lượng tốt
đến rất tốt. 256 km2 3D do TOTAL thực hiện năm 1995 có chất lượng rất tốt.
800km2 3D do ConSon JOC thực hiện năm 2009 có chất lượng tốt.
Hầu hết tài liệu phân tích mẫu cổ sinh, thạch học do Viện Dầu Khí Việt Nam
phân tích được lưu trữ lại Trung tâm Lưu trữ, Viện Dầu Khí Việt Nam
24
Phát hiện dầu khí tại lô 11.2
Bảng 1.1. Phát hiện dầu khí tại lô 11.2 bể Nam Côn Sơn
(Theo tài liệu VPI, 2014)
Giếng
Độ sâu
đáy
giếng
(m)
Độ cao
bàn RT
(m)
Độ sâu
nước
biển
(m)
Kiểu giếng
Đối
tượng
Kết quả
Tình
trạng
DST
11.2-H-1X
3941
15
85
Thẳng
đứng
Cát kết
Miocen
Phát hiện
khí
P&A
DST
11.2-H-
1X/S1
15.5
Khoan
xiên
Phát hiện
khí
P&A
DST
11.2-E-1X
4780
26
93
Thẳng
đứng
Cát kết
Miocen
giữa
Phát hiện
khí
P&A
DST
11.2-F-1X
4624
25
84.2
Thẳng
đứng
Cát kết
Miocen
giữa
Phát hiện
khí
P&A
DST
11.2-D-1RX
4239
86.3
Thẳng
đứng
P&A
11.2-G-1X
815
87
Thẳng
đứng
Cát kết
Miocen
giữa
Sự cố (ống
chống 20’’)
P&A
11.2-G-1RX
Thẳng
đứng
Cát kết
Miocen
giữa
11.2-G-2X
3960
26
112
Thẳng
đứng
Cát kết
Miocen
giữa
Phát hiện
khí
Được
hoãn lại
DST
25
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC.
2.1 ĐỊA TẦNG
Kể từ sau báo cáo tổng hợp địa chất - địa vật lý bể trầm tích NCS năm
1990 tới nay, tại bể NCS đã khoan thêm một số lượng khoan rất lớn. Mặc dù vậy,
lát cắt địa tầng trầm tích tại các GK trên thực tế không có phát hiện nào cụ thể,
đối với đá móng tuổi trước Kainozoi vẫn bao gồm đá macma (cả phun trào và
xâm nhập) và đá biến chất. Đối với lớp phủ trầm tích Kainozoi không phát hiện
được trầm tích có tuổi cổ hơn Oligocen, các GK đều nằm ở các đới nâng, hoặc
chứa trầm tích tuổi Miocen dưới tại các trũng sâu. Do vậy về địa tầng- trầm tích
nhìn chung không có sự thay đổi lớn ngoại trừ hiểu biết chi tiết hơn sự thay đổi
về chiều dày các tập cát, bột, sét xen kẽ ngay trong phạm vi từng lô.
Liên quan tới địa tầng trầm tích từ năm 1990 tới nay có nhiều công trình và
các bài báo đề cập tới. Nhưng đầy đủ và cập nhật nhất được trình bày trong báo
cáo định danh về liên kết địa tầng trầm tích Kainozoi, thềm lục địa Việt Nam do
Đỗ Bạt và tập thể tác giả Viện Dầu Khí thực hiện
năm 2001. Trong công trình
trên ngoài việc mô tả đặc điểm trầm tích của
các phân vị địa tầng các tác giả đã
cập nhật các tài liệu mới làm rõ hơn về sự thay đổi trầm tích của các phân vị địa
tầng, đặc biệt là sự thay đổi luân phiên của các tập vụn thô cát/sét ở các khu vực.
2.1.1 Đá móng tuổi trƣớc Kainozoi
Đá gốc cũng như địa hình móng cổ trước Kainozoi đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành lớp phủ trầm tích Kainozoi của bể, đặc biệt là đối với thời kỳ
đầu với việc thành tạo các trầm tích tuổi Paleogen (Eocen, Oligocen) liên quan tới
các tướng đầm hồ, vũng vịnh.
Về thành phần của đá móng: Hiện đá móng trước Kainozoi đã được phát
hiện tại nhiều lô: 04-2C (04-2-NB-1X), 04-3 (04-3- BC-1X), mỏ Đại Hùng lô 05-
1, lô 06 (06-HDB-1X), lô 12 (Dừa-1X, 12B-1X, 12C-1X), lô 21 (21-S-1X) lô 28
(28A-1X), lô 29 (29A-1X), về phía Tây Nam lô 22 (22-TT-1X), lô 13 (AS-1X).
Loại trừ móng là đá biến chất gặp chủ yếu tại các lô 06, HDB-1X, lô 12
(Dừa-1X) 12W-HA-1X, quá về phía Nam tại lô 22 (22-TT-1X), lô 13 (AS-1X)
với thành phần chủ yếu là phylit và đá trầm tích cát bột bị biến vị còn lại hầu
như ở tất cả các GK đã gặp móng đều là đá macma, gồm: granit, granodiorit, diorit
thạch anh; ngoài ra tại một vài GK (12C-1X), 12W-HA-1X còn gặp đá phun trào.