Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Báo Cáo Nghiên cứu tổng hợp địa chất - địa vật lý làm sáng tỏ cấu kiến tạo và đánh giá, xếp hạng triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.72 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP ĐỊA
CHẤT- ĐỊA VẬT LÝ LÀM SÁNG TỎ
CẤU KIẾN TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ, XẾP
HẠNG TRIỂN VỌNG DẦU KHÍ CÁC
CẤU TẠO CỦA KHU VỰC LÔ 09-3/12
Hà Nội, 4/2013
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC HÌNH VẼ 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC BẢN VẼ 7
MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 10
I.1 Giới thiệu 10
I.2. Đặc điểm thời tiết - khí hậu 11
CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ 09-3/12 13
II.1. Lịch sử nghiên cứu, thăm dò 13
II.2. Nghiên cứu địa chất 14
II.2.1 Kiến tạo 14
II.2.2. Đặc điểm địa tầng 17
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG DẦU KHÍ 20
III.1. Đá sinh 20
III.2. Đá chứa 22
III.3. Đá chắn 25
III.4. Dịch chuyển và thời gian di cư 25
III.5. Các Play chính 26
III.6. Đặc trưng tầng chứa 27
CHƯƠNG IV: MINH GIẢI TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN VÀ XÂY DỰNG BẢN


ĐỒ CẤU TRÚC 32
IV.1. Cơ sở dữ liệu trong khu vực nghiên cứu 32
IV.2. Minh giải địa chấn 34
IV.3. Xây dựng các bản đồ cấu trúc 39
IV.4. Rủi ro địa chấn 49
2
2
CHƯƠNG V: TRIỂN VỌNG DẦU KHÍ LÔ 09-3/12 50
V.1. Các cấu tạo triển vọng và tiềm năng dầu khí 50
V.1.1. Phương pháp tính trữ lượng, biện luận và lựa chọn thông số 50
V.1.2. Phân vùng triển vọng dầu khí 52
V.1.3. Đánh giá mô tả các cấu tạo 53
V.3 Đánh giá các rủi ro 75
V.3.1. Rủi ro địa chất 75
V.3.2. Rủi ro khai thác 80
V.4 Đánh giá và xếp hạng các cấu tạo lô 09-3/12 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
3
3
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Vị trí tương đối của lô 09-3/12
Hình 1.2: Sơ đồ và tọa độ lô 09-3/12 trong hệ trắc cầu WGS-84
Hình 2.1: Bản đồ cấu trúc nóc tầng móng bể Cửu Long và vị trí tương quan của
lô 09-3/12
Hình 2.2: Bình đồ tầng móng lô 09-3-12
Hình 2.3: Cột địa tầng tổng hợp lô 09-3/12
Hình 3.1: Đồ thị phân bố nguồn gốc vật chất hữu cơ khu vực đông nam bể Cửu
Long.
Hình 3.2: Bản đồ độ dày hiệu dụng cát kết Miocen - tập BI (theo VSP)
Hình 3.3: Bản đồ độ dày hiệu dụng cát kết phần trên tầng chứa Oligocen - tập

C (theo VSP)
Hình 3.4: Bản đồ độ dày hiệu dụng cát kết phần dưới tầng chứa Oligocen - tập
D (theo VSP)
Hình 3.5: Độ trưởng thành của đá sinh và thời gian dịch chuyển Hydrocarbon
Hình 3.6: Mẫu lõi giếng khoan DM-3X, core #1, 3863.2 – 3869.4m
Hình 3.7: Đặc trưng ĐVLGK SH11giếng Soi-1
Hình 3.8: Đặc trưng ĐVLGK SH8-SH10 giếng Soi-2X
Hình 3.9: Đặc trưng ĐVLGK SH5 giếng DM-1X
Hình 3.10: Mặt cắt liên kết các giếng khoan trong lô và lân cận
Hình 4.1: Mạng lưới khảo sát địa chấn và các giếng khoan diện tích lô 09-3/12
Hình 4.2: Băng địa chấn tổng hợp tại giếng khoan DM -1X
Hình 4.3: Các hàm số chuyển đổi thời gian – độ sâu xây dựng cho các giếng
khoan Soi-1 và Soi-2X (bên trái) và DM-1X, DM-2X và DM-3X (bên phải)
4
4
Hình 4.4: Đặc trưng các tầng phản xạ địa chấn khu vực cụm cấu tạo Sói
Hình 4.5: Mặt cắt địa chấn qua Cấu tạo Gấu trắng và Sói Main (theo VSP)
Hình 4.6: Đặc trưng các tầng phản xạ địa chấn trên số liệu địa chấn cụm cấu
tạo Sói
Hình 4.7: Đặc trưng các tầng phản xạ địa chấn khu vực cụm cấu tạo Đồi Mồi
Hình 4.8: Bản đồ cấu trúc tầng móng khu vực cụm cấu tạo Sói
Hình 4.9: Bản đồ cấu trúc tầng SH10 khu vực cụm cấu tạo Sói
Hình 4.10: Bản đồ cấu trúc tầng SH8 khu vực cụm cấu tạo Sói
Hình 4.11: Bản đồ cấu trúc tầng SH7 khu vực cụm cấu tạo Sói
Hình 4.12: Bản đồ cấu trúc tầng SH5 khu vực cụm cấu tạo Sói
Hình 4.13: Bản đồ cấu trúc tầng SH3 khu vực cụm cấu tạo Sói
Hình 4.14: Bản đồ cấu trúc tầng móng khu vực cụm cấu tạo Đồi Mồi
Hình 4.15: Bản đồ cấu trúc tầng SH11 khu vực cụm cấu tạo Đồi Mồi
Hình 4.16: Bản đồ cấu trúc tầng SH10 khu vực cụm cấu tạo Đồi Mồi
Hình 4.17: Bản đồ cấu trúc tầng SH8 khu vực cụm cấu tạo Đồi Mồi

Hình 4.18: Bản đồ cấu trúc tầng SH7 khu vực cụm cấu tạo Đồi Mồi
Hình 4.19: Bản đồ cấu trúc tầng SH5 khu vực cụm cấu tạo Đồi Mồi
Hình 4.20: Bản đồ cấu trúc tầng SH3 khu vực cụm cấu tạo Đồi Mồi
Hình 5.1: Sơ đồ phân bố các cụm cấu tạo tiềm năng ở lô 09-3/12
Hình 5.2: Sơ đồ phân bố các cấu tạo khu vực Sói
Hình 5.3: Bản đồ cấu trúc cấu tạo Sói Bắc
Hình 5.4: Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Sói Bắc
Hình 5.5: Bản đồ cấu trúc cấu tạo Sói Central
Hình 5.6: Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Sói Central
Hình 5.7: Bản đồ cấu trúc cấu tạo Sói Đông Bắc
Hình 5.8: Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Sói Đông Bắc
5
5
Hình 5.9: Bản đồ cấu trúc cấu tạo Sói Đông
Hình 5.10: Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Sói Đông
Hình 5.11: Bản đồ cấu trúc cấu tạo Sói Đông Nam
Hình 5.12: Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Sói Đông Nam
Hình 5.13: Bản đồ cấu trúc cấu tạo Sói Tây Bắc
Hình 5.14: Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Sói Tây Bắc
Hình 5.15: Bản đồ cấu trúc cấu tạo Sói Tây
Hình 5.16: Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Sói Tây
Hình 5.17: Sơ đồ phân bố cụm cấu tạo Đồi Mồi
Hình 5.18: Bản đồ cấu trúc cấu tạo Đồi Mồi Bắc
Hình 5.19: Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Đồi Mồi Bắc
Hình 5.20: Bản đồ cấu trúc cấu tạo Đồi Mồi Đông Nam
Hình 5.21: Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Đồi Mồi Đông Nam
Hình 5.22: Bản đồ cấu trúc cấu tạo Đồi Mồi Nam
Hình 5.23: Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Đồi Mồi Nam
Hình 5.24: Sơ đồ cấu trúc bề mặt móng trong lô 09-3/12 (Cụm Sói)
Hình 5.25: Sơ đồ cấu trúc phản xạ SH10 trong lô 09-3/12 (Cụm Sói)

Hình 5.26: Sơ đồ cấu trúc bề mặt móng trong lô 09-3/12 (Cụm Đồi Mồi)
Hình 5.27: Sơ đồ cấu trúc bề mặt SH10 trong lô 09-3/12 (Cụm Đồi Mồi)
6
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả thử vỉa các giếng khoan khu vực cụm cấu tạo Sói, Đồi Mồi
và các khu vực lân cận lô 09-3/12
Bảng 3.1: Tổng hợp về tiềm năng đá sinh trong khu vực
Bảng 3.2: Thành phần dầu tại lô 09-3/12 và các lô lân cận, bể Cửu Long
Bảng 4.1: Ranh giới các tầng phản xạ địa chấn trong 2 cụm cấu tạo Sói và Đồi
Mồi
Bảng 5.1: Tham số tính toán trữ lượng cho lô 09-3/12
Bảng 5.2: Trữ lượng tại chỗ cấu tạo Sói Bắc
Bảng 5.3: Trữ lượng tại chỗ cấu tạo Sói Central
Bảng 5.4: Trữ lượng tại chỗ cấu tạo Sói Đông Bắc
Bảng 5.5: Trữ lượng tại chỗ cấu tạo Sói Đông
Bảng 5.6: Trữ lượng tại chỗ cấu tạo Sói Đông Nam
Bảng 5.7: Trữ lượng tại chỗ cấu tạo Sói Tây Bắc
Bảng 5.8: Trữ lượng tại chỗ cấu tạo Sói Tây
Bảng 5.9: Tổng trữ lượng tại chỗ của cụm cấu tạo Sói
Bảng 5.10: Trữ lượng tại chỗ cấu tạo Đồi Mồi Bắc
Bảng 5.11: Trữ lượng tại chỗ cấu tạo Đồi Mồi Đông Nam
Bảng 5.12: Trữ lượng tại chỗ cấu tạo Đồi Mồi Nam
Bảng 5.13: Tổng trữ lượng tại chỗ của cụm cấu tạo Đồi Mồi
Bảng 5.14: Đánh giá mức độ rủi ro và hệ số thành công cho cụm cấu tạo Sói
Bảng 5.15: Đánh giá mức độ rủi ro và hệ số thành công cho cụm cấu tạo Đồi
Mồi.
Bảng 5.16: Thứ tự ưu tiên thăm dò các cấu tạo lô 09-3/12
7
7

DANH MỤC BẢN VẼ
Bản vẽ số 1 Bản đồ cấu trúc tầng Móng khu vực Lô 09-3/12
Bản vẽ số 2 Bản đồ cấu trúc nóc tầng SH10 khu vực Lô 09-3/12
Bản vẽ số 3 Bản đồ cấu trúc nóc tầng SH8 khu vực Lô 09-3/12
Bản vẽ số 4 Bản đồ cấu trúc tầng Móng khu vực cụm cấu tạo Sói - Lô 09-3/12
Bản vẽ số 5 Bản đồ cấu trúc nóc tầng SH11 khu vực cụm cấu tạo Sói - lô 09-3/12
Bản vẽ số 6 Bản đồ cấu trúc nóc tầng SH10 khu vực cụm cấu tạo Sói - lô 09-3/12
Bản vẽ số 7 Bản đồ cấu trúc nóc tầng SH8b khu vực cụm cấu tạo Sói - lô 09-3/12
Bản vẽ số 8 Bản đồ cấu trúc nóc tầng SH8 khu vực cụm cấu tạo Sói - lô 09-3/12
Bản vẽ số 9 Bản đồ cấu trúc nóc tầng SH7 khu vực cụm cấu tạo Sói - lô 09-3/12
Bản vẽ số 10 Bản đồ cấu trúc nóc tầng SH5 khu vực cụm cấu tạo Sói - lô 09-3/12
Bản vẽ số 11 Bản đồ cấu trúc nóc tầng SH3 khu vực cụm cấu tạo Sói - lô 09-3/12
Bản vẽ số 12 Bản đồ cấu trúc tầng Móng khu vực cụm cấu tạo Đồi Mồi - Lô 09-3/12
Bản vẽ số 13 Bản đồ cấu trúc nóc tầng SH11 khu vực cụm cấu tạo Đồi Mồi - Lô 09-3/12
Bản vẽ số 14 Bản đồ cấu trúc nóc tầng SH10 khu vực cụm cấu tạo Đồi Mồi - Lô 09-3/12
Bản vẽ số 15 Bản đồ cấu trúc nóc tầng SH8 khu vực cụm cấu tạo Đồi Mồi - Lô 09-3/12
Bản vẽ số 16 Bản đồ cấu trúc nóc tầng SH7 khu vực cụm cấu tạo Đồi Mồi - Lô 09-3/12
Bản vẽ số 17 Bản đồ cấu trúc nóc tầng SH5 khu vực cụm cấu tạo Đồi Mồi - Lô 09-3/12
Bản vẽ số 18 Bản đồ cấu trúc nóc tầng SH3 khu vực cụm cấu tạo Đồi Mồi - Lô 09-3/12
Bản vẽ số 19 Bản đồ phân bố các cấu tạo triển vọng Lô 09-3/12
Bản vẽ số 20 Mặt cắt tổng hợp (composite logs) giếng khoan - SOI-1X
Bản vẽ số 21 Mặt cắt tổng hợp (composite logs) giếng khoan - SOI-2X
Bản vẽ số 22 Mặt cắt tổng hợp (composite logs) giếng khoan - DM-1X
Bản vẽ số 23 Mặt cắt tổng hợp (composite logs) giếng khoan - DM-2X
Bản vẽ số 24 Mặt cắt tổng hợp (composite logs) giếng khoan - DM-3X
Bản vẽ số 25 Mặt cắt tổng hợp (composite logs) giếng khoan - R-20
Bản vẽ số 26 Mặt cắt tổng hợp (composite logs) giếng khoan - R-25
Bản vẽ số 27 Mặt cắt tổng hợp (composite logs) giếng khoan - GT-1X
Bản vẽ số 28 Mặt cắt tổng hợp (composite logs) giếng khoan - GT-2X
Bản vẽ số 29 Mặt cắt liên kết qua các giếng khoan SOI-1, SOI-2X, GT-1X, GT-2X

Bản vẽ số 30 Mặt cắt liên kết qua các giếng khoan DM-1X, DM-2X, DM-3X, R-25, R-20
Bản vẽ số 31 Mặt cắt liên kết qua các giếng khoan DM-1X, DM-2X, DM-3X, R-20, R-25, SOI-1,
SOI-2X, GT-1X, GT-2X
Bản vẽ số 32 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Soi- B, inline 1520
Bản vẽ số 33 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Soi- B, crossline 540
Bản vẽ số 34 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Soi- C, inline 1360
Bản vẽ số 35 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Soi- C, crossline 860
Bản vẽ số 36 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Soi- DB, crossline 1040
Bản vẽ số 37 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Soi- D, inline 1680
Bản vẽ số 38 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Soi- D, crossline 1560
Bản vẽ số 39 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Soi- DN, inline 780
Bản vẽ số 40 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Soi- DN, crossline 1280
Bản vẽ số 41 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Soi- TB, inline 1140
Bản vẽ số 42 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo Soi- TB, crossline 620
Bản vẽ số 43 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo DM- B, inline 670
Bản vẽ số 44 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo DM- B, crossline 1060
Bản vẽ số 45 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo DM- DN, inline 280
Bản vẽ số 46 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo DM- DN, crossline 280
Bản vẽ số 47 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo DM- N, inline 580
8
8
MỞ ĐẦU
Hợp đồng nghiên cứu khoa học số DV-0125/12-NIPI với tên gọi “Nghiên cứu
tổng hợp địa chất- địa vật lý làm sáng tỏ cấu kiến tạo và đánh giá, xếp hạng
triển vọng dầu khí các cấu tạo của khu vực lô 09-3/12” đã được ký kết ngày
21/01/2013 giữa Liên doanh dầu khí Việt Nga Vietsovpetro (VSP) và Trung tâm
Nghiên cứu Môi trường Địa chất, trường Đại học Mỏ - Địa chất với mục đích
thu thập thông tin, số liệu về cấu trúc địa chất, trữ lượng dầu khí, kết quả khoan
của lô 09-3/12, bể Cửu Long nhằm làm sáng tỏ cấu kiến tạo và đánh giá, xếp
hạng triển vọng dầu khí các cấu tạo của khu vực lô.

Nhiệm vụ nghiên cứu của hợp đồng bao gồm:
• Tổng hợp thông tin, số liệu về các hoạt động tìm kiếm thăm dò, nghiên cứu địa
chất, địa vật lý, công tác khoan lô 09-3/12, bể Cửu Long.
• Nghiên cứu cấu kiến tạo khu vực và lô nghiên cứu
• Nghiên cứu và đánh giá hệ thống dầu khí lô nghiên cứu
• Phân tích tổng hợp tài liệu địa chất, địa chấn, địa vật lý giếng khoan để xây dựng
các bản đồ cấu trúc các tầng phản xạ chuẩn bao gồm móng trước đệ tam, nóc
Oligocen, các tầng phản xạ trong Miocen và các tầng phản xạ chính trong lô
nghiên cứu; các tham số tầng chứa.
• Khoanh định các cấu tạo triển vọng, tính toán trữ lượng tại chỗ, đồng thời phân
loại và đánh giá các cấu tạo, hệ số thành công nhằm đánh giá triển vọng dầu khí
lô 09-3/12 và phân tích các yếu tố rủi ro về địa chất, khai thác.
• Đề xuất nghiên cứu và các hoạt động tìm kiếm thăm dò tiếp theo trong lô nghiên
cứu
Nhiệm vụ được thực hiện từ ngày 21/01/2013 tại Trung tâm nghiên cứu Môi
trường Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Thời gian thực hiện là ba tháng.
Báo cáo này trình bày những kết quả đã đạt được sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
9
9
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
I.1 Giới thiệu
Lô nghiên cứu 09-3/12 nằm ở rìa phía đông nam bể Cửu Long, ngoài khơi thềm
lục địa Việt Nam, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 130 km về phía Đông Nam,
lô 09-3/12 giáp lô 09-2 ở phía Bắc, phía Đông giáp lô 03 và 04-2, phíaTây giáp
lô 17, phía Nam giáp lô 09-3/5 và lô 10. Có thể hiểu lô 09-3/12 là phần diện tích
của lô 09-3 sau khi đã trừ đi diện tích tại cấu tạo Đồi Mồi trung tâm hiện đang
do nhà thầu VRJ điều hành.
Toàn lô có diện tích 5558 km
2
, trong đó, phần lớn diện tích phía Nam nằm trên

đới nâng Côn Sơn, ranh giới phân cách bể Cửu Long với bể Nam Côn Sơn. Lô
09-3/12 có độ sâu nước biển tương đối thấp, chỉ dao động trong khoảng từ 30 –
80 m. Trong phần diện tích của lô 09-3/12 có hai cụm cấu tạo đã được phát hiện
đó là cụm cấu tạo Sói nằm phía bắc và cụm cấu tạo Đồi Mồi nằm phía Tây Bắc
10
10
củalô.
Hình 1.1: Vị trí tương đối của lô 09-3/12
Cụm cấu tạo Sói là một trong các đối tượng chính trong lô 09-3/12, nơi diễn ra
các hoạt động thăm dò khảo sát hydrocarbon chủ yếu của công ty dầu khí VRJ.
Cụm cấu tạo Sói cách thành phố Vũng Tàu 125 km và gần những điểm khai thác
dầu công nghệ cao phía Bắc nằm ở mỏ Bạch Hổ và Đông Rồng.
Cụm cấu tạo Đồi Mồi nằm ở phần Tây Bắc của lô 09-3/12, trong đó nửa bắc
nằm ở phía tây lô 09-3 (VRJ), nửa Nam còn lại nằm ở phía Nam lô 09-1 (VSP).
Cấu tạo này cách thành phố Vũng Tàu 135 km, có độ sâu nước biển trung bình
11
11
vào khoảng 50 – 60 m. Cấu tạo Đồi Mồi nằm ở rìa Tây Nam đới nâng Bạch Hổ -
Rồng và là một phần của cấu tạo Nam Rồng – Đồi Mồi.
I.2. Đặc điểm thời tiết - khí hậu
Lô 09-3/12 trong vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có khí hậu nhiệt đới, gió
mùa với hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa - mùa gió Tây Nam kéo dài từ
tháng 6 đến tháng 9, thường có mưa to, nhưng không kéo dài, gió giật đạt tốc độ
25 m/giây, nhiệt độ không khí 25 - 35
o
C, độ ẩm 87 - 89 %. Mùa khô - mùa gió
Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau, tốc độ gió có thể đạt 20
m/giây, sóng lớn cao tới 10 m, nhiệt độ không khí 24 - 30
o
C. Hàng năm, thời

gian thuận lợi cho hoạt động dầu khí trên biển là mùa mưa từ tháng 6 - 9 và các
giai đoạn chuyển mùa vào tháng 4 - 5 và tháng 10 - 11.
Điều kiện hải văn: Độ sâu nước biển trong khu vực triển vọng của lô khoảng 50
m, thuận lợi cho việc sử dụng các giàn khoan tự nâng (Jack-up), các giàn cố
định (MSP) và giàn nhẹ (BK) của VIETSOVPETRO. Theo số liệu địa chất công
trình, đặc trưng của đất đá bề mặt đáy biển thuận lợi cho việc xây dựng các công
trình biển. Mức độ địa chấn của vùng không quá 6 độ Richter.
Dòng chảy ngầm của biển chịu ảnh hưởng của gió mùa và thuỷ triều. Tốc độ
dòng chảy ở độ sâu 15 - 20 m đạt 85 cm/giây, còn ở lớp nước gần đáy thay đổi
từ 20 - 30 cm/giây. Nhiệt độ nước biển trong năm thay đổi từ 25 - 30
o
C. Độ mặn
nước biển thay đổi từ 30-35g/l.
12
12
Hình 1.2: Sơ đồ và tọa độ lô 09-3/12 trong hệ trắc cầu WGS-84
13
13
CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ 09-3/12
II.1. Lịch sử nghiên cứu, thăm dò
Công tác thăm dò địa chất lô 09-3/12 nói riêng và bồn trũng Cửu Long nói chung, được bắt
đầu từ năm 1974 - 1975, khi công ty dầu Mobil đo 5072 km tuyến địa vật lý tổng hợp (địa
chấn, trọng lực và từ) mạng lưới 4 x 4 km và 2 x 2 km ở lô 09 (tên cũ là 04-TLĐ) và khoan
giếng thăm dò BH-1 sâu 3026 m.
Sau ngày giải phóng miền Nam, vào năm 1978 Petrovietnam đã đo 2679 km tuyến địa chấn
2D mạng lưới 2 x 2 km và 1 x 1 km ở lô 09, và đưa lô này vào vùng hoạt động của Xí nghiệp
liên doanh Vietsovpetro theo Hiệp định liên chính phủ Liên Xô - Việt Nam ký năm 1981. Ở
khu vực lô 09-3/12, VIETSOVPETRO đã khoan giếng thăm dò đầu tiên Sói-1 (sâu 3286 m)
vào năm 1989 - 1990, thu được dòng dầu lưu lượng nhỏ 8,3 m
3

/ngày từ trầm tích Miocen
dưới; đối tượng móng cũng được thử nhưng không có dòng. Năm 1996, VIETSOVPETRO đã
đo 2685 km tuyến địa chấn 2D toàn bộ diện tích kề cận phía Đông Nam mỏ Bạch Hổ và phía
Nam mỏ Rồng, kết quả đã khoanh vùng được cấu tạo Nam Rồng. Sau đó, theo Thỏa thuận
liên chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga, phần Nam lô 09 đã được hoàn trả cho Nhà nước
Việt Nam, trong đó có cấu tạo Sói và phần Nam cấu tạo Nam Rồng (sau này gọi là Đồi Mồi),
để lập nên diện tích lô 09-3.
Ngày 19/01/2002, Hợp đồng Dầu khí lô 09-3 (diện tích 5588 km2) được ký giữa
Petrovietnam và các Nhà thầu: CTCP Zarubezhneft (50%), PVEP (35%) và
Idemitsu (15%); Công ty dầu khí VRJ là Đại diện Điều hành. Trong giai đoạn
thăm dò năm 2002 - 2009, VRJ đã tập trung công tác tại cấu tạo Sói và Đồi Mồi,
đo 441 km
2
địa chấn 3D (Sói - 282 km
2
, Đồi Mồi - 129 km
2
), khoan 4 giếng
thăm dò và công bố phát hiện thương mại mỏ Đồi Mồi (tháng 12/2007). Từ năm
2009, VRJ chỉ giữ lại mỏ Đồi Mồi để đưa vào hợp nhất khai thác với mỏ Nam
Rồng của VIETSOVPETRO và đã hoàn trả hầu hết diện tích lô 09-3, hiện nay
có tên là lô 09-3/12.
Như vậy trên thực tế, hiện nay lô 09-3/12 mới có 2 giếng khoan thăm dò tập
trung tại cấu tạo Sói M (Soi Main), còn các cấu tạo khác chưa được khoan.
Kết quả thử vỉa tại các giếng khoan trong lô 09-3/12 và các khu vực lân cận
được trình bày trong bảng 2.1 dưới đây.
14
14
Bảng 2.1: Kết quả thử vỉa các giếng khoan khu vực cụm cấu tạo Sói, Đồi Mồi
và các khu vực lân cận lô 09-3/12

STT
Giếng
khoan
Năm
thi
công
Công ty
điều hành
Tên

Độ sâu
(m)
Kết quả Ghi chú
1 SOI-1
1989-
1990
Vietsovpetro
09-
3/12
3286
Dòng dầu 8,3 m
3
/ngày trong
Miocen dưới
Hiện nay ở
lô 09-3/12
2 SOI-2X 2003 VRJ
09-
3/12
2730

Nước vỉa với khí hòa tan từ
tầng móng
-
3 DM-1X 2004 VRJ
09-
3/12
3850
Dòng dầu không ổn định lưu
lượng 33,1 m
3
/ngày trong
móng
-
4 DM-2X 2006 VRJ
09-
3/12
4130
Dòng dầu trong móng 659
m
3
/ngày và Miocen dưới 24
m
3
/ngày
-
5 DM-3X 2007 VRJ
09-
3/12
4680
Dòng dầu trong móng 182,3

m
3
/ngày
Phát hiện
thương mại
Đồi Mồi
6 R-20 2005 Vietsovpetro 09-1 4302
Dòng dầu trong móng 96
m
3
/ngày và Oligocen hạ 62
m
3
/ngày
Phát hiện
thương mại
Nam Rồng
7 R-25 2006 Vietsovpetro 09-1 4420
Dòng dầu trong móng 247
m
3
/ngày và Oligocen thượng
42,5 m
3
/ngày
8 GT-1X 2010 Vietsovpetro 09-1 4990
Dòng dầu trong Miocen dưới:
Q
dầu
= 300 m

3
/ngày,
Q
khí
= 20000 m
3
/ngày
9 GT-2X 2011 Vietsovpetro 09-1 4587
Dòng dầu trong Oligocen
thượng với lưu lượng 120
m
3
/ngày
II.2. Nghiên cứu địa chất
II.2.1 Kiến tạo
Việc hình thành và phát triển các bể trầm tích Kainozoi trên rìa lục địa tích cực
Đông Nam Á liên quan đến các chuyển động hút chìm của mảng Ản - Úc dưới
mảng Á Âu theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và hướng Bắc - Nam; chuyển
động của mảng Thái Bình Dương về phía Tây; va chạm giữa mảng Ấn-Úc và
mảng Á-Âu dọc theo dãy Himalaya kéo theo sự chuyển động của mảng
Indosinia về hướng Đông Nam dọc theo các đứt gãy trượt bằng Sông Hồng và
15
15
Three Pagoda. Các chuyển động căng giãn vào các thời kỳ khác nhau theo các
hướng khác nhau trong các giai đoạn tạo rift, bắt đầu từ Creta muộn, đã tạo nên
khung cấu trúc hiện đại của thềm lục địa Đông Nam Á.
Bể Cửu Long, khác với các bể khác trên thềm lục địa Đông Nam Á, nằm kề áp
vào khối Indosinia và chịu tác động của các hoạt động macma vào thời kỳ
Mezozoi muộn và Kainozoi. Bể Cửu Long phân cách với trũng Vịnh Thái Lan
bởi đới nâng Khorat ở phía Tây, phân cách với bể Nam Côn Sơn bởi nâng Côn

Sơn ở phía Nam.
Lịch sử kiến tạo của bể Cửu Long và lô 09-3/12 trong thời kỳ Kainozoi sớm gắn
liền với 3 giai đoạn tạo rift:
Vào giai đoạn I - Paleocen muộn, quá trình mở biển Đông theo hướng Đông
Nam - Tây Bắc đi kèm với việc hình thành hệ thống rift phức tạp phương Đông
Bắc - Tây Nam và hoạt động tạo địa lũy mạnh mẽ, kết thúc bằng sự gián đoạn
địa tầng.
Các hoạt động kiến tạo mạnh mẽ trong giai đoạn tạo rift II - Eocen muộn –
Oligocen đã tạo nên các đới rift dọc theo bờ biển và hệ thống đứt gãy hướng Bắc
– Nam.
Trong giai đoạn III tạo rift – Miocen – Đệ Tứ, đáy bể tiếp tục lún chìm nhiệt và
núi lửa hoạt động tương đối mạnh ở một vài nơi.
Tại bể Cửu Long đã xác định được 16 hệ thống đứt gãy chính (hình 2.1), trong
đó có 3 hệ thống tồn tại ở lô 09-3/12 gồm: đứt gãy Phú Quý – Amethyst – Đông
Nam Sói theo hướng Đông Bắc – Tây Nam (F4), đứt gãy Đông Nam Rồng theo
hướng Đông Bắc – Tây Nam (F5), và đứt gãy Báo Gấm – Bắc Sói hướng Đông
– Tây (F16).
Trên bình đồ tầng móng lô 09-3/12 (hình 2.2) bể Cửu Long có những đơn vị cấu
kiến tạo sau:
I - Sườn nghiêng Đông Nam với 5 cấu tạo địa phương: Soi DN (I.4), Soi D (I.6),
Soi DB (I.7), E (I.7) và G.
II - Trũng Đông Nam Sói.
III - Đới nâng Sói với 5 cấu tạo địa phương: Soi M (III. 1), Soi T (III.2), Soi TB
(III.3 và III.4), Soi B (III.5), Soi C (III.6).
16
16
IV - Trũng Đông Bạch Hổ.
Hình 2.1: Bản đồ cấu trúc nóc tầng móng bể Cửu Long và vị trí tương quan của
lô 09-3/12
17

17
Hình 2.2: Bình đồ tầng móng lô 09-3/12
II.2.2. Đặc điểm địa tầng
Lô 09-3/12 với phần lớn diện tích ở phía Nam nằm trên đới nâng Côn Sơn, phần
diện tích nhỏ ở phía Tây Bắc trong đó bao gồm hai cụm cấu tạo Sói và Đồi Mồi
thuộc rìa Đông Nam bể Cửu Long. Cột địa tầng tổng hợp của bể Cửu Long và lô
09-3/12 gồm móng kết tinh Trước Kainozoi và lớp phủ trầm tích Kainozoi (hình
2.3).
Móng Trước Kainozoi
Móng đá magma - biến chất, bị phong hóa, nứt nẻ ở mức độ khác nhau. Tại
giếng Soi-2X đã gặp diorit thạch anh màu xám nhạt, gneiss biotit, gneiss granit.
Trầm tích Oligocen
Hệ tầng Trà Cú - Oligocen hạ
Phủ bất chỉnh hợp trên đá móng, bao gồm cát kết, bột kết và sét xen kẽ. Ở những
phần nhô cao của cấu tạo, đôi chỗ quan sát thấy các lớp cuội hoặc cát hạt thô.
Cát kết ở phần trên hệ tầng chủ yếu có màu trong mờ, hạt trung bình đến thô, lựa
chọn trung bình, bở rời với thành phần kaolinit và xi măng bùn sét. Sét chủ yếu
màu nâu, nâu đỏ, mềm, dẻo, hòa tan trong nước. Hệ tầng có độ dày từ 120 m
18
18
trên các khối nâng đến 370m ở các trũng quanh các cấu tạo. Môi trường trầm
tích - lục địa, tướng đá - đầm hồ, sông ngòi.
Hệ tầng Trà Tân – Oligocen thượng
Thành phần chủ yếu là sét kết (40 - 70 %) có các lớp mỏng bột kết và cát kết.
Trầm tích hệ tầng Trà Tân chủ yếu hình thành trong môi trường lục địa, tướng đá
- sông ngòi, đầm hồ, đôi khi biển nông ven bờ. Sét mềm, màu xám đến xám đen,
chứa nhiều vật chất hữu cơ. Chiều dày trầm tích thay đổi từ 130 - 470m.
Trầm tích Miocen
Hệ tầng Bạch Hổ - Miocen hạ
Bao gồm các lớp sét kết, sét, bột kết và cát kết xen kẽ. Cát kết màu trắng sữa,

đôi khi màu vàng, hạt mịn đến thô, góc cạnh đến bán mài tròn, lựa chọn kém.
Sét mềm, màu xanh dương, đôi khi xám xanh hoặc nâu. Trên đỉnh hệ tầng Bạch
Hổ là tầng sét montmorillonit và sét kết, phát triển trên khắp khu vực và các
vùng lân cận. Phần dưới của hệ tầng vát nhọn về phía đỉnh các cấu tạo. Trầm
tích hình thành trong điều kiện đầm hồ, châu thổ và biển nông ven bờ. Chiều
dày trầm tích thay đổi từ 240 - 400m.
Hệ tầng Côn Sơn - Miocen trung
Nằm giữa mặt phản xạ địa chấn SH-3 và SH-2, với thành phần chủ yếu là cát kết
ackose bở rời (đôi chỗ là cát), xen kẽ không đều với sét bột kết và sét. Ngoài ra,
còn bắt gặp các lớp cuội và sét vôi. Chiều dày trầm tích 450 - 600m. Môi trường
trầm tích – biển nông ven bờ và vùng ngập mặn.
Hệ tầng Đồng Nai - Miocen thượng
Nằm giữa mặt phản xạ địa chấn SH-2 và SH-1, phần nóc tương ứng với tập sét
dày đầu tiên gặp trong các giếng khoan ở lô 09-3/12. Thành phần bao gồm các
lớp cát kết và sét bở rời. Cát kết thạch anh có độ dày 5 - 25m, màu trong mờ, đôi
khi có các hạt màu đỏ, hạt trung bình đến thô, độ lựa chọn kém. Ngoài ra, còn
tìm thấy các mảnh fenpat, canxit, kaolinit và các loại khác. Sét màu hồng nhạt,
đôi khi vàng, xám, nâu, mềm và dính. Chiều dày trầm tích 750 - 850m.
Hệ tầng Biển Đông – Pliocen-Đệ tứ
Nằm ở phần trên của cột địa tầng, chủ yếu bao gồm cát hạt thô bở rời (đôi khi
cát kết), cuội, xen kẽ các lớp mỏng bột kết và sét vôi, có hệ sinh vật biển và
19
19
glauconit. Chiều dày trầm tích 450 - 550m. Môi trường trầm tích là biển nước
nông.
Hình 2.3: Cột địa tầng tổng hợp lô 09-3/12
20
20
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG DẦU KHÍ
III.1. Đá sinh

Các kết quả nghiên cứu mẫu lõi và mẫu dầu trong các giếng khoan tại lô 09-3/12
và các khu vực lân cận cho thấy nguồn đá sinh chủ yếu là sét thuộc các tập C, D,
và E (bảng 3.1). Đá sinh trên đỉnh của các khối nâng chính chưa đạt tới ngưỡng
trưởng thành. Các nguồn đá sinh không tạo hydrocarbon tại các đới nâng trong
bồn cũng như tại các rìa bồn.
Sét tập E (Oligocen hạ) tại lô 09-3/12 giàu vật chất hữu cơ và đây cũng là tiềm
năng sinh hydrocarbon rất tốt. Lượng carbon hữu cơ thu được trong mẫu trong
sét Oligocen nằm trong dải từ 1% đến 3,11% tại các giếng DM-1X và DM-2X.
Giá trị S2 cũng cao (2,4 đến 19,6 kg/tấn) và chỉ số hydrogen cho các tập sét là
hơn 500mg/g, cho thấy khả năng sinh dồi dào từ đá sinh giàu kerogen loại I.
Sét tập D trong khu vực cũng có giá trị TOC cao (1,17%-3,6%) cho thấy đây
cũng là nguồn sinh chủ yếu chất lượng tốt với kerogen loại II (giếng Soi-2X),
cung cấp nguồn sinh tốt cho cả dầu và khí.
Vùng đá mẹ cung cấp cho các bẫy trong lô 09-3/12 được cho là các dải sụt lún
sâu (hơn 3500m) nằm giữa sống nâng Trung tâm và đới nâng Côn Sơn.
Phân tích địa hóa trong các mẫu thu được từ giếng khoan DM-1X và DM-2X
cho thấy nguồn đá sinh tại khu vực này đã vào ngưỡng cửa sổ tạo dầu tại độ sâu
dưới 2900m. Tuy nhiên dầu thu được từ móng, Oligocen thượng và Miocen hạ
tại các giếng này cho thấy rằng chúng bị chôn vùi ở độ sâu nhỏ hơn 3500m.
Bảng 3.1: Tổng hợp về tiềm năng đá sinh trong khu vực
Tập TOC (%)
S1+S2
(mg/g)
HI
Loại
Kerogen
Chất lượng
C 0,5-4 0,5-30 80-500 I/II Vừa/Tốt
D 0,5-10 1-60 80-500 I/II Tốt/Rất tốt
E 0,5-9 2-30 100-500 II/III Vừa/Tốt

21
21
Hình 3.1: Đồ thị phân bố nguồn gốc vật chất hữu cơ khu vực Đông Nam bể Cửu
Long.
Theo các kết quả nghiên cứu trước đây của VRJ, thành phần dầu tại lô 09-3/12
so với các lô lân cận bể Cửu Long là tương đối giống nhau, với thành phần wax
thay đổi từ 10 đến 27%, điểm Pour thay đổi từ 18 đến 36; thành phần lưu huỳnh
tương đối thấp, đều nhỏ hơn 1%). Tính chất của dầu không bị ảnh hưởng bởi các
tính chất vật lý thạch học của vỉa chứa. Có 4 quá trình chính ảnh hưởng lên tính
chất của dầu thô, đó là: trưởng thành nhiệt; khử asphalt; phân hủy (degradation)
bởi rửa nước và vi khuẩn sinh học. Tính chất của dầu thô thay đổi từ trung tâm
của bể Cửu Long ra phía rìa bể và thay đổi theo chiều sâu (bảng 3.2).
Bảng 3.2: Thành phần dầu tại lô 09-3/12 và các lô lân cận, bể Cửu Long
22
22
III.2. Đá chứa
Đá chứa chủ yếu trong lô 09-3/12 gồm đá móng nứt nẻ trước Đệ Tam, cát kết
tuổi Miocen và Oligocen.
Thành phần chủ yếu đá móng là granit, granodiorit, diorit, diorit thạch anh và
gneiss biotit. Đá móng đã bị biến đổi mạnh bởi tác động thủy nhiệt, các nứt nẻ
và hang hốc đã bị lấp đầy một phần bởi các khoáng vật như canxit và zeolit.
Theo kết quả phân tích tài liệu địa vật lý giếng khoan, độ rỗng hiệu dụng đá
móng nứt nẻ tại giếng DM-2X từ 0,22 - 2,58 %, giếng Sói-2X từ 0 - 0,66 %.
Cát kết Miocen hạ là tầng chứa vụn thô quan trọng gồm các vỉa cát kết mỏng
xen kẽ với các lớp sét mỏng. Tại khu vực Sói, đã xác định được các tầng sản
phẩm cát kết 21 và 22 (tầng SH3) với thành phần thạch học chủ yếu là ackose,
akose mảnh vụn, và litharenit fenspat có độ rỗng và độ thấm trung bình tương
ứng là 16,5 - 24 % và 2,0 - 7,1 mD. Các tầng cát kết khác chứa dầu khí 23, 24,
25, 26 và 27 (tầng SH5 và SH7) đã được phát hiện ở khu vực kế cận là mỏ Rồng
và Bạch Hổ.

Theo kết quả nghiên cứu của VSP, từ bản đồ đẳng dày trầm tích cho thấy sự gia
tăng độ dày của tầng chứa cát kết Miocen về phía Đông Bắc, Tây Bắc và Tây
Nam cấu tạo Sói Main (hình 3.2).
23
23
Hình 3.2: Bản đồ độ dày hiệu dụng cát kết Miocen - tập BI (theo VSP)
Các tập cát kết Oligocen là các tầng sản phẩm chứa dầu triển vọng (đã phát hiện
tại các giếng khoan R-2, R-11 và R-18). Trong tập C và D, các vỉa cát kết có độ
dày từ vài mét đến 30 m, độ rỗng 5 - 18 %, độ thấm 0,1 - 50 mD. Các kết quả
nghiên cứu về thuộc tính địa chấn của VSP cho thấy cát kết Oligocen gia tăng độ
dày về phía Tây Bắc, Tây và Đông cấu tạo Sói M (hình 3.3 và 3.4). Do môi
trường trầm tích có thể thay đổi tùy khu vực, diện phân bố các tập cát kết
Oligocen cần được nghiên cứu chi tiết hơn.
24
24
Hình 3.3: Bản đồ độ dày hiệu dụng cát kết phần trên tầng chứa Oligocen - tập
C (theo VSP)
Hình 3.4: Bản đồ độ dày hiệu dụng cát kết phần dưới tầng chứa Oligocen - tập
D (theo VSP)
25
25

×