Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu Luận Những đặc trưng trong chính sách thương mại EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.54 KB, 25 trang )

Quan hệ Kinh tế Quốc Tế
Những đặc trưng trong chính sách thương mại EU
I. Giới thiệu chung :
1.1 Vài nét về liên minh EU
Liên minh Châu âu (viết tắt tiếng Anh là EU- European Union)
không phải là một liên bang như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hay
chỉ đơn thuần là một tổ chức liên chính phủ như Liên hợp quốc.
Nó là một mô hình duy nhất trong quan hệ quốc tế tập hợp chủ
quyền của các quốc gia thành viên tạo thành một sức mạnh tổng
hợp vào một thể chế chung trên toàn Châu âu mà không một
quốc gia riêng rẽ nào có thể có được.
Liên tục mở rộng và gia tăng thêm thành viên.
+ Giai đoạn 1 (1951-1957) hợp tác trong phạm vi Cộng đồng
Than – Thép Châu Âu gồm 6 nước.
+Giai đoạn 2 (1957-1992) gia tăng thêm 12 nước.
+Giai đoạn 3 (1992- nay) 25 nước
1.2 Chính sách thương mại là gì ?
Hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện
pháp thích hợp mà một chính phủ sử dụng để điều chỉnh hoạt động
thương mại quốc tế của nước đó trong thời gian nhất định nhằm
đạt được mục tiêu KT-CT-XH của nước đó.
CSTM gồm các bộ luật, các chính sách, các tập quán của chính
phủ
CSTM có 2 thái cực : CSTM tự do và CSTM bảo hộ
II. Đặc trưng trong chính sách thương mại EU
2.1 Các bộ luật :
2.2 Các chính sách
a. Chính sách nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế cơ bản và có 1
vai trò quan trọng trong chính sách chung với cộng đồng.
- Mục tiêu chính trong chính sách nông nghiệp: tăng năng suất lao


động, bảo đảm nâng cao mức sống của nông dân, ổn định thị
trường, đảm bảo việc cung cấp ổn định và với giá cả hợp lý đối với
nhu cầu của người tiêu dùng → đã tính đến lợi ích của người tiêu
dùng.
Các chính sách nông nghiệp được xây dựng trên 3 nguyên tắc chính:
- Thị trường duy nhất: tạo điều kiện cho các nước thành viên được
tự do vận chuyển, trao đồi các sản phẩm nông nghiệp với nhau
nhằm loại bỏ hàng rào thuế quan, loại bỏ các trở ngại ngăn cản
việc trao đổi tự do hay loại bỏ việc trợ cấp mà có thể làm ảnh
hưởng đến tự do cạnh tranh.
- Lĩnh vực ưu tiên của cộng đồng: đưa ra các nguyên tắc ưu tiên với
việc bán các sản phẩm ở trong nội địa cộng đồng. bảo vệ thị trường
nội địa chống lại sản phẩm nhập khẩu giá rẻ. VD: việc dùng vấn đề
xuất nhập khẩu, trợ cấp nông nghiệp,…
- Hợp nhất về tài chính:
4/1962, các nước thành viên của cộng đồng châu Âu thành lập một
quỹ là Quỹ định hướng và bảo đảm nông nghiệp châu Âu
(EAGGF) nhằm tài trợ cho những chi tiêu dành cho chính sách
nông nghiệp.
• Chính sách về giá cả và thị trường: có 4 đặc trưng
- Chính sách bảo hộ và việc thực hiện sự can thiệp: áp dụng với hơn
70% sản lượng nông nghiệp cả vùng nhằm làm giảm giá cả thị
trường ko tụt xuống dưới mức giá tối thiểu. Bao gồm: quy chế can
thiệp với thị trường nội địa và hệ thống bảo hộ mậu dịch
VD: Với các sản phẩm như bơ, đường, thịt bò,… khi mức cung
nhiều hơn mức cầu, các tổ chức sẽ mua sản phẩm dư thừa nhằm ổn
định giá trong nội địa và bán ra ngay khi thị trường đòi hỏi hoặc
xuất khẩu sang các quốc gia bên ngoài.
- Chính sách bảo hộ và việc không thực hiện sự can thiệp: áp dụng
với khoảng 25% sản lượng nông nghiệp của cả vùng. Đây là các

sản phẩm trứng, rượu vang, hoa, nhiều loại rau quả,… ko phải mặt
hàng thiết yếu nên ko cần những sự can thiệp của chính phủ để hỗ
trợ. Chính sách bảo hộ là thuế quan hoặc các biện pháp khác.
- Trợ giúp thêm đối với giá: Cộng đồng phải cam kết giữ mức thuế
cố định đối với một số sản phẩm. Các loại sản phẩm như hạt
hướng dương, bông, đậu,… cộng đồng sẽ có mức trợ giá để đảm
bảo nông dân bán sản phẩm trong khi giá nhập khẩu từ ngoài vào
thấp. Điều này giúp giá tiêu dùng tương đối thấp nhưng vẫn tăng
thu nhập cho nông dân.
- Việc hỗ trợ theo cách khoán đối với việc sản xuất cộng đồng: kiểu
tổ chức thị trường mà nông dân được hưởng sự hỗ trợ theo cách
khoán tính theo diện tích hecta hoặc số lượng sản phẩm. Sự trợ
giúp theo cách trên được dành cho những vùng trồng các loại cây
lanh, cây gai dầu, cây hoa bia, hạt giống, tơ lụa,…
Ngoài ra tại hệ thống giá chung cho các sản phẩm nông nghiệp trong
cac nước thành viên bởi: hệ thống giá chuẩn, hệ thống giá can thiệp,
hệ thống giá khởi điểm.
• Chính sách cơ cấu nông nghiệp: Khuyến khích việc hiện đại hóa và
mở rộng sản xuất nông nghiệp
- Giúp đỡ nông dân nếu có dự án phát triển nông trại và chứng minh
dự án đó sẽ giúp học trong vòng 6 năm có mức thu nhập bằng với
trong vùng
- Tài trợ cho việc đào tạo nông dân nâng cao trình độ đồng thời áp
dựng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất
- Những người bỏ nghề nông được tham dự lớp dạy nghề do cộng
đồng tài trợ
- Nông dân ở các vùng núi và các vùng đất khó canh tác sẽ nhận sự
trợ cấp đặc biệt từ cộng đồng
Các chính sách nông nghiệp đạt những thành quả như đảm bảo
cung cấp lương thực trong vùng, hiện đại hóa nông nghiệp nhưng

cũng gây nên một số bất lợi như sự dư thừa sản phẩm, chênh lệch
thu nhập giữa nông dân với nhóm kinh tế khác,… Vì vậy đã dẫn
đến những cải tổ chính sách nông nghiệp từ cuối những năm 60.
• Cải tổ chính sách giá cả và thị trường:
- Đưa ra chính sách giá thích ứng với giá thị trường
- Sử dụng đất nông nghiệp không cho mục đích canh tác mà cho hệ
sinh thái, trồng rừng, Nông dân sẽ nhận trợ cấp
- Giảm giá ngũ cốc để tăng sức tiêu dùng và bù giá cho nông dân
Chính sách mới này đã chấm dứt việc Cộng đồng châu Âu duy trì
giá cả một cách giả tạo bằng việc đền bù cho nông dân phần chênh
lệch giá cả thế giới và giá của Cộng đồng châu Âu giúp nông
nghiệp châu Âu có một bộ mặt mới.
Cải tổ chính sách cơ cấu nông nghiệp: thực hiện một loạt các biện pháp
cải tiến các trang trại nông nghiệp thay cho phát triển. Tăng cường trợ
giúp cho việc đào tạo nhằm nâng cao trình độ của nông dân, trợ giúp các
nông dân trẻ và tạo hàng loạt hệ thống dịch vụ cho nông dân. Tăng
cường trợ giúp cho các vùng không thuận lợi canh tác.
b. Chính sách xã hội
Một chính sách xã hội hài hòa vừa là nhân tố bổ trợ vừa là mục tiêu lâu
dài của quá trình liên kết kinh tế cộng đồng. Tuy nhiên trên thực tế việc
thực hiện một chính sách xã hội chung của cộng đồng vì lợi ích của tất
cả các công dân những nước thành viên hoàn toàn không dễ dàng. Vì
vậy, mọi nước thành viên đều cố gắng kiểm soát ở mức cao nhất có thể
chính sách xã hội quốc qia.
- Hiệp ước Roma (1957)
Các Hiệp ước Roma là 2 hiệp ước của Liên minh châu Âu được 6 nước
Pháp, Tây Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg ký kết ngày 25.3.1957 tại
Roma, Ý.
Về khía cạnh xã hội, hiệp ước tập trung vào quyến tự do lưu thông
của người lao động và một số vấn đề khác bổ trợ cho việc tự do

lưu thông này chủ yếu dưới các hình thức trợ cấp xã hội đối với
dân di cư.
Giai đoạn cuối thập kỷ 1950 cho đến 1960, mối liên kết giữa các
quốc gia vẫn còn lỏng lẻo và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh tế,
do vậy các nước thành viên hầu như nắm toàn quyền kiểm soát đối
với chính sách xã hội quốc gia => Trong giai đoạn đầu, chính sách xã
hội chung chỉ được thể hiện bằng những nguyên tắc và phương hướng
chỉ đạo được nêu trong Hiệp đinh Roma về việc cải thiện đời sống,
việc làm của người lao động và quyền lưu thông tự do của họ.
- Trong thập kỷ 1970 và những năm đầu 1980, chính sách xã hội của
cộng đồng chủ yếu chỉ tập trung vào vấn đề công ăn việc làm. Các
thành tựu đạt được còn rất hạn chế do thiếu các công cụ thể chế và
nguồn lực tài chính cần thiết.
Tháng 7- 1974, Hội đồng Châu Âu đã thông qua chương trình
hành động xã hội của cộng đồng. Mục tiêu: tạo ra việc làm đầy đủ
tốt nhất cho người lao động, cải thiện điều kiện sống và làm việc,
tăng cường sự tham gia của các lực lượng xã hội vào các quyết
định về chính sách kinh tế, xã hội cũng như sự tham gia của người
lao đông vào hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên do tình trạng
khủng hoảng kinh tế Tây Âu trong thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980
nên không đạt được mấy thành công.
Tháng 6- 1980, Hội đồng Châu Âu thông qua chương trình
hành động xã hội cộng đồng lần thứ hai. Mục tiêu: khẳng định lại
mực tiêu của chương trình lần thứ nhất; mở rộng nội dung chương
trình ra nhiều lĩnh vực khác như tạo công ăn việc làm cho thanh
niên, phụ nữ, tác động xã hội của việc áp dụng các công nghệ mới,
dân số, di cư hay tăng cường đối thoại xã hội,…
- Tại Hội nghị Maastricht tháng 12- 1992, nghị định thư đã bổ sung
thêm một số mục tiêu lớn của chính sách xã hội như tăng cường
đối thoại xã hội, phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo công ăn

việc làm lâu dài hay đáu tranh chống việc sa thải người lao động.
 Nhìn chung, cho tới nay chính sách xã hội của công đồng vẫn
chỉ là một nhân tố bổ trợ cho tiến trình liên kết kinh tế mà bước
đi đầu tiên là xây dựng một thị trường nội địa duy nhất. Những
thành tựu của quá trinhnf liên kết xã hội vẫn còn rất khiêm tốn.
Chính sách xã hội chủ yếu vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của
từng quốc gia thành viên. Những phát triển gần đây nhất của
tiến trình liên kết xã hội phản ánh rõ nét thái độ thực tế của cộng
đồng.
c. Chính sách Giao thông vận tải chung
GTVT là một lĩnh vực kinh tế quan trọng đối vs Liên minh Châu
Âu, chiếm 7% tổng sp nội địa của liên minh, sd trực tiếp 5,6tr nhân công
và tạo thêm 2,5tr việc làm trong các cơ sở sx thiết bị GTVT.
Nhận thức được rằng, tự do hóa lưu thông của người, hang hóa,
dịch vụ và tư bản sẽ không thể diễn ra suôn sẻ nếu như giữa các nước
thành viên liên minh có sự khác biệt lớn về gtvt, Cộng đồng Châu Âu
ngay từ đầu đã coi việc xây dựng một chính sách gtvt chung là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu.
- Trong những năm 1960- 1970, Công đồng Châu Âu đã cụ thể hóa
các quy định của Hiệp ước Roma
- Năm 1965, Hội đồng Bộ trưởng đã thông qua quyết định điều hòa
một số điều khoản có ảnh hưởng tới cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực
gtvt dduwwongf sắt, đường bộ và đường thủy.
- Những năm tiếp theo, các biện pháp cụ thể hóa quyết định trên lần
lượt được thông qua:
+ Quy định tham khảo lẫn nhau về vệc cải tạo cơ sở hạ tầng các
đường liên lạc(1966)
+ Quy định của cộng đồng cho phép vận chuyển, áp dụng thuế
thống nhất đối với gtvt hang hóa trên đường oto(1968)
+ Quy định về điều hòa các tài khoản của ngành đường sắt và các

điều kiện xã hội liên quan đến gtvt đường oto(1969)
+ Quy định về hạn chế trợ cấp Nhà nước(1970)
+ Quy định về việc mở rộng chính sách chung của gtvt đường biển
và hàng không(1973)
- Cuối năm 1992, Ủy ban Châu Âu đưa ra Sách trắng trong đó nêu
ra các mục tiêu xd chính sách gtvt chung là:
+ Liên kết tất cả các loại hình gtvt, để tạo thành hệ thống
liên kết kết hợp sử dụng các lại hình gtvt khác nhau trên cùng một
tuyến đường.
+ Đưa mạng lưới gtvt các quốc gia vào một mạng lưới liên
Châu Âu.
Sách trắng còn đề ra một số biện pháp : chính sách đào tạo
chuyên môn, nghề nghiệp, đảm bảo công ăn việc làm và cải thiện đk
sống và làm việc,…
Hiệp ước Maastricht khẳng định lại toàn bộ những điểm chính về xây
dựng chính sách gtvt đã ghi trong Hiệp ước Roma và bổ sung theo
như tinh thần của Sách trắng.
d. Chính sách hỗ trợ và cân đối vùng
Việc xây dựng và hoàn thành một thị trường thống nhất Châu
Âu có thể làm một số vùng trong các nước liên minh trở nên hấp
dẫn hơn các vùng khác, và vì vậy nhân lực, vật lực và tài lực sẽ
đổ vào những vùng có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu.
Vì vậy một trong những nhiệm vụ cùa Liên minh là phải lấp đi
sự phân cách giữa các vùng giàu và nghèo trong liên minh.
- Liên minh Châu Âu đã lập nhiều quỹ cơ cấu:
+ Quỹ Xã hội châu Âu(1958): giúp đỡ cho từng thị trường
lao động tùy thuộc vào mức độ khó khăn của từng vùng.
+ Quỹ Định hướng và Bảo đảm nông nghiệp Châu
Âu(1964) : đảm bảo nông nghiệp qua bộ phận định hướng hỗ trợ
cho các hoạt động nâng cao điều kiện sx và buôn bán trong nông

nghiệp.
+ Quỹ Phát triển vùng Châu Âu(1975) -> trung tâm của
chính sách
Mục tiêu chính của các quỹ cơ cấu và các hoạt đông trong
khuôn khổ chính sách vùng:
+ Giúp đỡ các vùng trì trệ và phát triển chậm thông qua đội
ngũ cán bộ hỗ trợ và các sáng kiến phát triển của các cơ quan của
khối Liên minh Châu Âu.
+ Giúp đỡ các vùng bị ảnh hưởng bới suy thoái công nghiệp
+ Đấu trong với nạn thất nghiệp kéo dài và khắc ohucj nạn
thất nghiệp trong thanh niên
+ Tăng nhanh tốc độ điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và phát
triển khu vực nông thôn.
Đảm bảo tính hài hòa thống nhất trong liên minh là đảm bảo sự sống còn
của một thị trường thống nhất. Bởi vậy, chính sách vùng là một trong
những nỗ lực to lớn của Liên minh Châu Âu hiện nay.
e. Chính sách cạnh tranh
Chính sách cạnh tranh được coi như là một công cụ quan trọng để thúc
đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trong khối. Bởi vì cạnh tranh
hữu hiệu là yếu tố cơ bản kích thích sự đổi mới, tăng năng suất lao động,
qua đó nâng cao mức sống của người dân
Cạnh tranh là sức mạnh mà hầu hết các nền kinh tế thị trường dựa vào
để các doanh nghiệp có thể đảm bảo thỏa mãn được các nhu cầu và
mong muốn của người tiêu dung
Chính sách cạnh tranh của EU thể hiên trên các lĩnh vực:
• Chính sách chống độc quyền
• Chính sách kiểm soát sát nhập doanh nghiệp
• Chính sách kiểm soát hỗ trợ nhà nước
• Chính sách thúc đẩy tự do hóa
Đặc điểm:

1. Đối tượng điều chỉnh chủ yếu của chính sách cạnh tranh EU là các
tác nhân kinh tế
2. Có hiệu lực trực tiếp đối với các cơ quan của Liên minh cũng nư
co quan của quốc gia
3. Chính sách cạnh tranh của EU được áp dụng dựa trên các án lệ tòa
án
4. Chính sách cạnh tranh của EU mang tính nữa pháp lý nửa kinh tế
5. Các quy định điều chỉnh chính sách cạnh tranh EU không có chế
tài xử lý riêng mà phải mượn chế tài của các ngành luật khác
Mục tiêu:
1. Hạn chế vị trí thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp chiếm
phần lớn thị trường sản phẩm
2. Ngăn chặn các hành vi hỗ trợ nhà nước của các nước thành viên
cho các doanh ngiệp của mình, mặt khác đảm bảo chính sách cạnh
tranh của EU hoạt động “ bình thường” trong thị trường nội khối
3. Vì lợi ích khách hàng
4. Bảo vệ khách hàng
5. Bảo vệ những doanh nghiệp vừa và nhỏ
6. Thống nhất thị trường
Nguyên tắc áp dụng chính sách cạnh tranh EU
1. Nguyên tăc cấm đoán
2. Nguyên tắc lạm dụng
3. Nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật của liên minh
4. Nguyên tắc tự do cạnh tranh
2.3 Thị trường chung – Đồng tiền chung EU
Tiêu chí hội nhập :
 Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3
nước lạm phát thấp nhất
 Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP
 Nợ công dưới 60% GDP, biên độ tỉ giá giữa các đồng tiền ổn định

trong 2 năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM)
Lãi suất (tính theo công trái thời hạn 10 năm trở lên) không quá 2% so
với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất
Hệ thống đồng tiền euro :
1.Tác động kinh tế :
Khi đưa đồng Euro vào lưu hành người ta hy vọng là thương mại và
cộng tác kinh tế giữa các thành viên trong vùng Euro sẽ vững mạnh
thêm vì các rủi ro về tỷ giá hối đoái và kèm theo đó là việc bảo hộ tiền tệ
(tiếng Anh: currency hedging) của các doanh nghiệp châu Âu sẽ không
còn tồn tại nữa. Người ta cũng đoán rằng việc này sẽ mang lại lợi thế
cho người dân trong vùng Euro vì trong quá khứ thương mại là một
trong những nguồn chính của tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó người ta
cũng tin rằng giá cả của sản phẩm và dịch vụ sẽ không còn chênh lệch
nhau nhiều nữa. Điều này dẫn đến cạnh tranh mạnh hơn giữa các doanh
nghiệp và vì thế sẽ làm giảm lạm phát và tăng sức mua của người tiêu
thụ.
Một số nhà kinh tế học bày tỏ lo ngại về những nguy hiểm của một đồng
tiền tệ chung cho một vùng kinh tế không đồng nhất và rộng lớn như
vùng Euro. Đặc biệt là khi các nền kinh tế phát triển không đồng bộ sẽ
tạo khó khăn cho một chính sách tiền tệ thích ứng. Về mặt chính trị vẫn
còn câu hỏi là liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ủy ban châu Âu
có khả năng kiềm chế các nước thành viên giữ kỷ luật trong ngân sách
quốc gia hay không. Trên thực tế, thời gian vừa qua dường như đã xác
thực nổi lo ngại này, ít nhất là trong trường hợp của nước Đức: Từ khi
đưa đồng Euro vào lưu hành nước Đức chưa có năm nào đạt được điều
kiện về thâm hụt ngân sách quốc gia (không được vượt quá 3% tổng sản
phẩm quốc nội). Cho tới nay, các biện pháp trừng phạt thật ra là đã được
quy định trước trong Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng đã không được
Hội đồng các bộ trưởng Bộ Tài chính châu Âu áp dụng.
2.Tác động về lạm phát của đồng Euro :

Nhiều người tiêu dùng nhận định là hàng hóa và dịch vụ đã tăng giá khi
đồng Euro được đưa vào sử dụng. Tại Đức, một nguyên nhân là do một
số nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ đã cố tình không dùng tỷ giá chính
xác giữa đồng Mark Đức và Euro khi tính toán chuyển đổi và một phần
khác, giá được nâng lên một ít trước khi đưa đồng Euro vào sử dụng để
sau đó là thông qua tính toán tỷ giá chuyển đổi có thể "làm tròn số" giá
bán. Tuy nhiên, theo như các thống kê chính thức thì giá tăng không
đáng kể: Theo Statistik Austria (Tổng cục Thống kê Liên bang Áo), dựa
trên chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ lạm phát tăng trung bình ở Áo là 2,45%
trong vòng 12 năm, từ 1987 đến 1998, trong khi đó tỷ lệ lạm phát trung
bình giảm xuống còn 1,84% sau khi đưa đồng Euro vào lưu hành. Tại
Đức, lạm phát trung bình đã giảm từ 2,60% (trước khi đưa đồng Euro
vào sử dụng) xuống còn 1,29% sau đó.
Có nhiều lý thuyết giải thích sự khác nhau giữa lạm phát đã giảm theo
tính toán thống kê và cảm nhận tăng lạm phát chủ quan. (Ví dụ như
người ta đã chỉ ra rằng các mặt hàng được mua hằng ngày như thực
phẩm thật sự là đã tăng giá quá mức trung bình trong khi các mặt hàng
khác trong giỏ hàng hóa thí dụ như các mặt hàng điện dân dụng tuy là
được giảm giá nhưng sự giảm giá này không được cảm nhận vì các mặt
hàng này hiếm được mua hơn.)
3.Euro trong hệ thống tiền tệ toàn cầu :
Trong năm 2003 tỷ lệ mua bán Euro trên các thị trường ngoại tệ là 25%
so với 50% của đồng Đô la Mỹ và 10% cho hai loại tiền Bảng Anh và
Yen Nhật. Đồng Euro vì vậy là tiền tệ quan trọng đứng thứ nhì hiện thời.
• 4. Đồng tiền chung châu Âu - “Lợi bất cập hại” :
Kết quả khảo sát cho thấy 5 năm sau ngày đồng euro chính thức được
đưa vào sử dụng, thay thế cho đồng franc Pháp, mark Đức…, chỉ có
chưa đến một nửa người dân ở các nước đang sử dụng đồng euro thấy
hài lòng với hệ thống đồng tiền chung châu Âu.
Rõ ràng là từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng, thay thế đồng nội tệ

của nhiều nước trong khối EU thì người dân ở các nước đã phải đối mặt
với mức chi phí sinh hoạt cao hơn.
Ngày càng có thêm nhiều người châu Âu cho rằng cuộc cách mạng tiền
tệ lớn nhất trong lịch sử này đem đến nhiều tác động tiêu cực hơn là tích
cực cho sự tăng trưởng kinh tế, thị trường việc làm và mức sống của các
nước trong khối. Đây là kết quả một cuộc khảo sát vừa do Ủy ban châu
Âu (EC) tiến hành gần đây và công bố ở Pháp vào tuần trước.
Pháp, Đức và Italia là các nước có số người ủng hộ việc sử dụng đồng
tiền chung châu Âu nhiều nhất và cũng là những nước có tỷ lệ thất vọng
cao nhất.
Không thể biết đâu là giá trị thực của hàng hóa, người dân chỉ có một
cách là giảm chi tiêu, mức sống như trước đây khi chưa có đồng euro.
Và hầu hết họ đều đổ lỗi cho sự “xáo trộn” mà đồng tiền chung châu Âu
gây ra.
Các chuyên gia cho rằng dù cho sự thất vọng này sẽ được xoa dịu dần
khi nền kinh tế châu Âu phục hồi sau nhiều năm trì trệ thì đồng euro
cũng khó có khả năng thay thế được đồng đôla trong vai trò là đơn vị
thanh toán thống trị toàn cầu. Nếu xét về tổng thể thị trường, Mỹ vẫn có
ưu thế vượt trội, có ảnh hưởng đến nhiều thị trường khác trên thế giới.
Thêm vào đó, dù sao khối EU vẫn là tập hợp từ nhiều nền kinh tế, với
tốc độ phát triển và chu kỳ khác nhau, còn Mỹ là một nền kinh tế thống
nhất.
III. Kết luận chung về chính sách thương mại EU
Thuận lợi:
+ Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế
+ Thoát khỏi sự lệ thuộc từ bên ngoài
+ Tăng cường sức mạnh kinh tế, thuận lợi cho việc chuyển giao
vốn
+ Tận dụng thế mạnh từng nước, tăng khả năng cạnh tranh của EU
+ Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước

ngoài EU
+ Hạn chế xung đột
Bất lợi:
+ Vẫn tồn tại sự chênh lệch giữa các thành viên trong khu vực EU
về trình độ phát triển kinh tế
+ Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước trong khu vực nhất là
những khó khăn gần đây về khủng hoảng nợ công
Hiện nay, nhằm phục hồi nền kinh tế châu Âu, EU đã ra bản phác
thảo về chính sách thương mại của EU. Trong tài liệu này, EC đã phân
tích thương mại là động lực tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm; đề ra
chiến lược làm giảm rào cản thương mại, mở cửa thị trường toàn cầu và
tạo môi trường công bằng cho các doanh nghiệp châu Âu. Mục tiêu bao
trùm là nhằm có một cách tiếp cận quyết đoán hơn, đảm bảo lợi ích
thương mại cho các công dân châu Âu.
- Hoàn tất Vòng đàm phán Doha đầy tham vọng và các cuộc đàm phán
song phương với các đối tác thương mại lớn như Ấn Độ và Mercosur.
Chương trình này sẽ làm GDP của châu Âu tăng hơn 1%/năm;
- Làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại với các đối tác chiến lược
khác, như: Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản, tập trung chủ yếu vào
việc giải quyết các rào cản phi thuế quan trong thương mại;
- Giúp các doanh nghiệp châu Âu tiếp cận thị trường toàn cầu bằng
cách thiết lập một cơ chế khôi phục sự cân bằng giữa các thị trường mở;
- Tiến hành các cuộc đàm phán toàn diện về đầu tư với một số đối
tác thương mại quan trọng của châu Âu;
- Làm cho thương mại được công bằng, và quyền lợi của châu Âu
được thực thi, hiện thực hóa lời hứa trên giấy thành những lợi ích cụ thể;
- Thiết lập khuôn khổ mới các quy định về ưu đãi thương mại cho
các nước đang phát triển.

×