Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

nghiên cứu bộ gen của cây cải xoong chịu mặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.95 KB, 18 trang )

Nghiên cứu bộ gen của cây cải xoong chịu mặn
Một nhóm nghiên cứu quốc tế, đứng đầu là Viện Di truyền và Sinh học phát triển, Học viện khoa học của
Trung Quốc, và BGI – tổ chức về di truyền lớn nhất thế giới, đã hoàn thiện các trình tự gen và phân tích cải
xoong sống ở nước mặn (Thellungiella salsuginea) - một loài thực vật hoang dã chịu được mặn. Bộ gen của
cải xoong sống ở nước mặn có chức năng như một công cụ hữu ích giúp khám phá cơ chế của sự tiến hóa
thích nghi và đem lại những hiểu biết mới về đặc tính di truyền cơ bản của việc chống chịu stress ở thực vật
vô sinh. Nghiên cứu được đăng trực tuyến tại PNAS.
Cải xoong chịu mặn là cây chịu mặn điển hình có sức đề kháng cao với lạnh, hạn hán, stress oxy hóa và độ mặn. Do
cây có kích thước nhỏ, vòng đời ngắn, sản sinh nhiều hạt giống, kích thước bộ gen nhỏ, và chuyển đổi hiệu quả, cây
cải xoong chịu mặn có thể có vai trò như là một hệ mô hình di truyền quan trọng của thực vật học, di truyền học, và
giúp các nhà lai tạo khám phá cơ chế di truyền của hoạt động chống chịu stress ở thực vật vô sinh.
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu trình tự bộ gen của cải xoong chịu mặn (Shandong ecotype) bằng cách sử
dụng công nghệ trình tự paired-end Solexa. Các dữ liệu về gen mang lại một trình tự ban đầu cho cải xoong chịu mặn
gấp khoảng 134 lần phạm vi bao phủ. Chiều dài cuối cùng của trình tự ghép nối lên tới khoảng 233,7 Mb, bao gồm
khoảng 90% kích thước ước tính (~ 260 Mb). Tổng số 28.457 khu vực mã hóa protein đã được dự đoán trong hệ gen
của trình tự cải xoong chịu mặn. Các nhà nghiên cứu thấy rằng độ dài exon trung bình của cải xoong, chịu mặn và các
gen A. thaliana là tương tự, trong khi độ dài các intron trung bình của cải xoong chịu mặn lớn hơn khoảng 30% so với
của A. thaliana.
Phân tích tiến hóa chỉ ra rằng cải xoong chịu mặn và loài thực vật gần gũi với nó - Arabidopsis thaliana đã được tách
ra từ khoảng 7-12 triệu năm trước. Khi tìm kiếm sự khác biệt giữa cải xoong chịu mặn và A. thaliana, các nhà nghiên
cứu phát hiện ra rằng cải xoong chịu mặn đặc trưng bởi một hình thức sống có sự khác biệt đáng kể, một sự bổ sung
gen duy nhất, những khác biệt đáng kể trong biểu hiện của orthologs (các đồng đẳng thích hợp), và bộ gen có kích
thước lớn hơn. Đáng chú ý là, bộ gen của cải xoong chịu mặn cho thấy một hàm lượng cao hơn đáng kể của các
nguyên tố có thể chuyển đổi (TE) của A. thaliana, đây có thể là lý do cho kích thước bộ gen được mở rộng của nó.
Tương tự như các loại thực vật cao hơn khác, bộ gen của cải xoong chịu mặn bao gồm sự phong phú của quá trình
dịch chuyển retrotransposon đoạn lặp tận dài (LTR).
Muối có thể có tác động mạnh mẽ tới sự tăng trưởng và năng suất của cây trồng về nông học. Người ta ước tính rằng
độ mặn khiến khoảng 1/3 đất tưới tiêu trên thế giới không phù hợp cho trồng trọt. Trong nghiên cứu này, các nhà
nghiên cứu đã xác định được nhiều gen trong cải xoong chịu mặn có thể đóng góp vào sự thành công của nó trong
môi trường sống có độ mặn cao, chẳng hạn như các gen liên quan tới vận chuyển cation, tín hiệu axit abscisic.
T.P. (Theo ScienceDaily)


Chủ động ứng phó nước mặn xâm nhập
Theo dự báo của Viện Khoa học thủy lợi miền nam, mùa khô năm nay, tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
(ÐBSCL), nước mặn sẽ xâm nhập sâu 50km vào các cửa sông, trong đó nước có độ mặn từ 4%o trở lên (gây hại cho
cây trồng) xâm nhập sâu 30 km.
Ðây là một trong những ảnh hưởng rõ rệt nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu. Mà hệ quả lâu dài là nguy cơ mất cả
vùng đồng bằng rộng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia đồng thời cũng mất nơi sản xuất,
cư trú của hàng chục triệu con người. Theo dự báo, vào năm 2100, nếu mực nước biển ở Việt Nam tăng thêm hơn 1m
thì vựa lúa lớn nhất nước này sẽ bị mất đi 38% diện tích. Hàng loạt địa phương bị chìm trong nước. Bến Tre, Long An,
Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long mất từ 40% đến 50% diện tích. Dự báo ngắn hạn hơn là vào năm 2030, khoảng
45% diện tích đất của đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ nhiễm mặn cục bộ, gây hại lớn cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây lúa, trung bình năng suất lúa có thể giảm 20 đến 25%, thậm chí tới 50%. Còn nếu tính từ chục năm
nay, nước mặn xâm nhập đã lấy đi của mỗi tỉnh khu vực ÐBSCL cả trăm tỷ đồng mỗi năm do thiệt hại từ sản xuất nông
nghiệp. Năm 2010 được coi là năm hạn hán dữ dội nhất ở vùng ÐBSCL và cũng là năm người nông dân chứng kiến
nước mặn xâm nhập sâu nhất vào đồng ruộng (hơn 70 km) đã khiến cho hơn 100.000 ha đất bị ảnh hưởng. Vì vậy, để
ngăn nước biển dâng, chống xâm nhập mặn, không có cách nào tốt hơn là đắp đê. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ
đã ký Quyết định số 667/QÐ-TTg về việc củng cố hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang và đến nay vẫn
được tiếp tục thực hiện theo lộ trình đến năm 2020. Tuy nhiên, điều quan trọng là rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và bố trí cây trồng hợp lý, nhất là ở những nơi dễ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu. Ðiều chỉnh cơ
cấu sản xuất mùa vụ, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, nuôi trồng thích hợp theo từng vùng sinh thái, cải thiện dần khả
năng chịu mặn, chịu hạn của cây trồng và vật nuôi. Việc thành lập trung tâm chuyên nghiên cứu các giống cây trồng,
vật nuôi và kỹ thuật canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể là xâm nhập mặn cho ÐBSCL phải được thực hiện
như một giải pháp hữu hiệu và cấp bách. Tuy nhiên, không thể chỉ Chính phủ và các nhà khoa học vào cuộc trong việc
ngăn chặn xâm nhập mặn mà chính những người dân nơi đây cũng phải được nâng cao nhận thức và ý thức về nước
biển dâng, xâm nhập mặn để góp sức ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt.
ÁNH TUYẾ
hp://www.nhandan.org.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_cungsuyngam/item/19585202.html
Kinh tế
Cập nhật: 7 : 56' : 22'' (GMT+7) - 6 / 6 / 2012
Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lớn đến trồng trọt
Những năm gần đây, ở Bến Tre, sự biến đổi khí hậu biểu hiện rõ như: nhiệt độ tăng lên có

lúc 38 - 39oC; nước mặn 4‰ xâm nhập sâu vào đất liền 40 - 50km, 1‰ phủ chiếm 4/5 diện
tích toàn tỉnh; triều cường dâng cao hơn so với thập niên 1990 khoảng 0,2m; giông bão,
gió lốc xảy ra bất thường.
Cây giống cacao bị nhiễm mặn.

Mặc dù đã có dự đoán, đưa ra các biện pháp phòng ngừa thiên tai; nhưng có lúc vẫn không
phòng tránh được. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cũng chịu tác động xấu, nhất là đối với cây
trồng.
Thời tiết nắng nóng kéo dài, mưa muộn và mưa ít nên vụ lúa Hè Thu năm 2010 phải xuống giống
muộn dẫn đến trễ các vụ sau. Vào tháng 10 âm lịch năm 2010, triều cường dâng cao làm
2.000ha mía bị long gốc, đổ ngã, chậm phát triển; 4.000ha cacao đang cho trái giảm năng suất,
một ít nơi cây cacao bị chết do mặn. Nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền làm cho 26.900ha
cây ăn trái giảm năng suất; 250ha trồng hoa kiểng và giống cây trồng bị ảnh hưởng; 450ha hoa
màu thiếu nước tưới. Năm 2010-2011, cây dừa liên tục bị “treo”, nguyên nhân do nhiệt độ tăng
cao, nắng nóng kéo dài nhưng lại có lúc mưa nhiều làm hoa dừa thụ phấn kém, mùa nắng diện
tích dừa bị nhiễm bọ cánh cứng có năm 40% trên tổng diện tích dừa toàn tỉnh. Điều này cho thấy
tình hình bọ hại dừa có lúc tái phát, gây hại nặng nhất là mùa khô.
Năm 2011, 2.000ha lúa bị ảnh hưởng mặn, giảm năng suất từ 30 - 60%, 258ha rau màu bị ảnh
hưởng, giảm năng suất từ 3 - 50%; 240ha cacao ở huyện Mỏ Cày Nam rụng hoa, không thụ
phấn, thiệt hại 10%; 6.200ha cây ăn trái bị ảnh hưởng giảm năng suất từ 30 - 40%, trong đó cây
măng cụt, sầu riêng, rụng hoa, rụng trái; bưởi da xanh, cam, quýt, chanh… do ảnh hưởng của
xâm nhập mặn, trái bị rụng và chất lượng trái không đạt yêu cầu xuất bán nên giá bán giảm; cây
mía bị ảnh hưởng mặn 500ha, giảm năng suất 20 - 30% tại huyện Giồng Trôm; cây dừa năng
suất giảm đáng kể do rụng trái non. Tháng 3-2012 vừa qua, triều cường, bão số 1 đã gây ngập
úng khoảng 600ha cây ăn trái, hoa màu tại Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Cuối tháng 4 đầu tháng
5-2012, lốc xoáy ở Châu Thành, Giồng Trôm làm thiệt hại nặng một số cây ăn trái và hoa màu
khác.
Đứng trước sự biến đổi khí hậu toàn cầu, đòi hỏi con người phải tìm những giải pháp ứng phó
để tồn tại. Hiện nay, tại Bến Tre, chưa có kết quả tìm kiếm các giống cây trồng dài ngày, như:
sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, dừa, nhãn, cam, chanh, bưởi để chống chịu mặn trong tương

lai. Riêng nhóm cây ngắn ngày như lúa, mía, hoa màu khác; chỉ có 6 giống lúa vừa được khảo
nghiệm năm 2011-2012 tại các huyện ven biển như: MTL 624, MTL 626, MTL 580, OM 9605, OM
9915, OM 9594 chịu được mặn 4‰, năng suất có thể đạt 5 tấn/ha.
Mặt khác, nông dân nhiều nơi trong tỉnh cũng có cách đắp đê, đập, làm cống bộng, chứa nước
ngọt trong túi nylon, chủ động ngăn mặn cục bộ từng vùng, từng ấp, từng khu, từng hộ để hạn
chế xâm nhập mặn và khả năng tích trữ nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất cây trồng,
vật nuôi. Nông dân biết chọn thời vụ tránh ảnh hưởng mặn xâm nhập, chọn nhóm cây trồng thích
hợp trên từng vùng đất; áp dụng che bạt, ủ gốc bằng xác bã thực vật, cỏ khô, thảm cỏ… tưới
thấm, tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước để cây trồng chống chịu mùa khô mặn.
Theo quy luật tồn tại và phát triển của các loài thực vật, mỗi loại cây trồng chỉ có những gen
chống chịu, thích nghi môi trường bên ngoài trong một giới hạn, còn biến đổi khí hậu là sự biến
thiên của thời tiết trên phạm vi rộng nên cây trồng cũng phải chịu ảnh hưởng của sự biến thiên
tác động đó. Do vậy, chính con người lúc bấy giờ phải tự tìm cách để đối phó và thích ứng bằng
các biện pháp canh tác cụ thể. Một giống chịu được hạn, mặn cao thì năng suất bị giảm hoặc có
những bất lợi khác kèm theo.
Vì thế, trước những diễn biến bất thường, người nông dân cần biết đặc điểm sinh lý chịu mặn
của từng nhóm cây trồng mà chủ động ứng phó. Đây là một số giải pháp để đối phó hạn, mặn
xảy ra:
- Nhóm cây mẫn cảm với mặn như: sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, măng cụt, rau ăn lá, kiểng
lá… chỉ cần độ mặn chưa đến 1‰ đã gây ảnh hưởng xấu đến cây giống, do đó khi nước mặn
0,5‰ không nên tưới cây giống trong bầu. Các loại cây con, cây giống mới trồng cũng không
nên dùng nước mặn tưới phun trên cây.
- Nhóm cây chịu mặn yếu có khả năng chịu mặn từ 1,4‰ đến 2‰ như: cacao, lúa, bắp, đậu, cà
chua, ớt, bầu, bí khi tưới trực tiếp lên gốc, nước mặn 1‰ ảnh hưởng sự sinh trưởng và phát
triển; riêng cây lúa vào giai đoạn ra hoa thì độ mặn khoảng 1,5‰ có thể gây lép hạt, lúa đang ở
giai đoạn làm đòng đến trổ, có khả năng nhạy cảm với mặn rất cao, tốt nhất không nên đưa
nước mặn hơn 1‰ vào ruộng; nếu cần chỉ bổ sung nước đủ ẩm cho lúa. Ngoài ra, có thể bón bổ
sung thêm phân lân nhằm tăng cường chức năng phát triển bộ rễ, phun thêm các loại phân bón
lá giúp cho quá trình quang hợp, ra hoa, tạo hạt tốt.
- Nhóm cây chịu mặn trung bình: cam, quýt, bưởi, chanh, chuối, mía có khả năng chống chịu

được trong điều kiện mặn 2 - 3‰, khi mặn hơn 2‰ không nên tưới vào gốc. Trong đó, bưởi da
xanh có khả năng chịu mặn tốt hơn bưởi năm roi nhưng nước mặn hơn 2‰ không nên tưới gốc.
- Nhóm cây tương đối chống chịu được mặn khá: xoài, sapô, dừa… có thể chịu mặn từ 3 - 4‰
nếu nước mặn hơn 4‰ không nên tưới vào gốc.
- Nhóm hoa kiểng: hoa hồng, phong lan… không chịu được mặn. Đa số kiểng lá chịu mặn không
quá 1‰; mai chiếu thủy, mai vàng, bông giấy, trúc, tre, cây tắc, kim quýt, thiên tuế, chịu mặn từ 2
- 4‰.
Để thích ứng với hạn mặn, cần tăng cường sử dụng phân hữu cơ, nhằm giữ ẩm, giảm tác hại
của mặn đối với cây trồng; tăng cường việc che đậy gốc, chống mất nước tầng đất mặt, giữ ẩm
cho cây trồng lâu dài.
Đỗ Văn Công (Sở NN & PTNT)
hp://www.baodongkhoi.com.vn/?act=detail&id=26294
Tinh lọc và chọn ra những dòng cacao chịu mặn cao
Bến Tre là địa bàn có diện tích trồng cacao lớn nhất nhì đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong
thời gian gần đây, tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền do tác động của biến đổi khí hậu
đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng cũng như chất lượng của cây cacao.
Cây cacao sai trái nhờ ứng dụng tốt khoa
học - kỹ thuật.
Trước thực trạng này, đòi hỏi ngành chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu giúp người nông dân
khắc phục khó khăn, tạo ra những giống cacao chịu được độ mặn cao nhưng vẫn đảm bảo về sản lượng,
chất lượng.
Ở Bến Tre, quy trình kỹ thuật trồng cây cacao được phổ biến rộng rãi trong sản xuất chủ yếu áp dụng cho
những vùng nước ngọt hoặc ít nhiễm mặn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước mặn đã xâm nhập
sâu vào đất liền với độ mặn cao, vấn đề trở nên cần thiết, cấp bách đặt ra ở đây là cần có một quy trình kỹ
thuật trồng cacao trên vùng đất nhiễm mặn.
Xuất phát từ vấn đề trên, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh đã tinh lọc và chọn ra nhiều bộ giống cacao
chịu được độ mặn cao để trồng thực nghiệm trên những vùng đất có độ nhiễm mặn khác nhau.
Theo đó, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh đã chọn ra 8 dòng cacao đang trồng phổ biến: TD3, TD5, TD6,
TD7, TD8, TD9, TD10, TD11 và trồng thực nghiệm ở 4 vùng có độ mặn khác nhau, gồm: xã Quới Thành
(Châu Thành) - đại diện vùng ngọt, không nhiễm mặn; xã Châu Hòa (Giồng Trôm) - đại diện vùng nhiễm

mặn 2%o; xã Tân Phú Tây (Mỏ cày Bắc) - đại diện vùng nhiễm mặn 3%o; xã Bình Khánh Tây (Mỏ Cày
Nam) - đại diện vùng nhiễm mặn 4%o. Mỗi điểm trồng 268 cây cacao giống.
Ở thời điểm năm 2010, độ mặn cao nhất ghi nhận được tại điểm xã Bình Khánh Tây là 9%o trong tháng 4
và tháng 5, độ mặn cao kế đến là ở điểm xã Tân Phú Tây vào tháng 4 là 7%o, độ mặn thấp nhất là 2%o tại
xã Quới Thành.
Do ảnh hưởng của nồng độ mặn cao, thời gian nhiễm mặn kéo dài, nên cây sinh trưởng chậm lại, đến đầu
mùa mưa rải rác trong các lô thí nghiệm, một số cây cacao có hiện tượng rụng lá rồi chết. Tỷ lệ cây chết
giữa các lô, các giống không đồng đều nhau.
Cụ thể: giống TD3, TD5, TD11: khả năng chịu đựng tốt, tỷ lệ chết dưới 10%; giống TD9, TD8: khả năng chịu
đựng khá, tỷ lệ chết 10-20%; các giống còn lại có tỷ lệ chết từ 20 đến 30%; đối với lô trồng trong điều kiện
đất cao, xa mương, tỷ lệ chết thấp.
Ở thời điểm năm 2011, diễn biến của yếu tố mặn cũng diễn ra tương tự như năm 2010, nhưng mức độ và
thời gian nhiễm mặn ngắn hơn.
Cụ thể ở điểm xã Bình Khánh Tây, độ mặn cao nhất trong tháng 4 cũng chỉ đạt khoảng 7%o, thấp hơn
khoảng 2%o so với năm 2010, ở các điểm còn lại, độ mặn cũng giảm từ 1 đến 2%o so với năm 2010. Do
ảnh hưởng mặn không nghiêm trọng như năm 2010 nên trong mùa khô năm 2011, không có hiện tượng
rụng lá rồi chết cây.
Thạc sĩ Võ Hoài Chân - Phó Giám đốc Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh cho biết: Mỗi dòng cacao trồng
thực nghiệm đều có những ưu điểm cũng như đặc tính khác nhau. Kết quả thực nghiệm cho thấy, cây
cacao có thể chịu mặn đến khoảng 7%o trong thời gian mùa khô kéo dài từ 1 đến 2 tháng.
Ở nồng độ mặn từ 7 đến 9%o, cây chỉ chịu đựng được trong thời gian ngắn, nếu kéo dài cây sẽ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng và có khả năng bị chết. Ở nồng độ mặn trên 9%o, cây bị cháy lá nặng, có thể làm chết
cây (ở nồng độ mặn này không có giống cây nào không bị ảnh hưởng).
Có thể nói, 9%o là ngưỡng mặn cao nhất mà cây có thể chịu đựng, nồng độ mặn 9%o kéo dài trong 1
tháng làm cây bị chết. Ở độ mặn như thế, giống TD11, kế đến là 2 giống TD3 và TD10 là các giống có nhiều
ưu thế qua kết quả thực nghiệm. Đặc tính của các dòng cacao này đều có những ưu điểm là cây cho trái
sớm, đậu trái sai thường xuyên, tỷ lệ hạt chắc cao, hạt to, chín sớm, tán gọn và cây chịu bóng râm.
Như vậy, để giúp người nông dân ứng phó với biến đổi khí hậu, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh đã tinh
lọc và chọn ra được 3 dòng cacao có khả năng chịu được độ mặn cao. Điều này không chỉ có ý nghĩa về sự
thành công trong việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp mà nó còn góp phần giúp

nông dân an tâm sản xuất, ổn định kinh tế gia đình.
Theo Đồng Khởi Online
hp://www.baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=75755
Nghiên cứu gốc ghép cây ăn trái chống chịu biến đổi khí hậu
Ngày đăng: 27/03/2011 Số lượt xem: 360 Người đăng: sonbigb

Theo tính toán của các nhà khoa học thì Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh của
hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu và ĐBSCL là nơi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo đó, nhiều lĩnh
vực như: du lịch, tài nguyên nước, môi trường sinh thái, sức khỏe con người nông nghiệp, diêm
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản là những lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, rất khó đối phó
và khắc phục trong một thời gian ngắn. Đứng trước viễn cảnh vấn đề đất bị nhiễm mặn đang gia tăng
diện tích hàng năm, gần đây các viện, trường đã bắt tay vào nghiên cứu các loại cây trồng chống chịu
được mặn ở các nồng độ mặn khác nhau là một giải pháp kinh tế để khai thác và phát triển tiềm năng
của những vùng đất và nước bị nhiễm mặn. Theo đó, việc thanh lọc gốc ghép chịu mặn đối với cây trồng
đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia có đất bị nhiễm mặn. Xuất phát từ tình hình thực tế, từ những
năm 1999-2000, Viện Cây ăn quả miền Nam đã bắt đầu có những nghiên cứu về thu thập và thanh lọc
những dòng/giống cây có múi địa phương chống chịu được những điều kiện bất lợi của môi trường như:
mặn, ngập và hạn để làm gốc ghép cho những giống thương phẩm. Viện Cây ăn quả miền Nam đã triển
khai 2 đề tài trọng điểm cấp Bộ là: Nghiên cứu đánh giá và lựa chọn một số tổ hợp ghép thích hợp của
cây có múi và xoài trong điều kiện mặn và ngập ở vùng ĐBSCL và Đề tài nghiên cứu chọn lọc gốc ghép
cây có múi chống chịu điều kiện hạn và phèn ở vùng ĐBSCL. Theo đó, hơn 30 dòng/giống cây có múi
được thu thập từ một số tỉnh ở ĐBSCL, miền Đông Nam bộ và Huế cùng với hai gốc ghép nhập nội là
Cleopatra mandarin, Carizo citrange. Thí nghiệm thanh lọc được tiến hành bằng cách hàng ngày tưới
mặn lên các gốc ghép trong thời gian 30 phút/ngày, liên tục trong 60 ngày thì kết thúc quy trình xử lý
mặn. Kết quả các giống bưởi Bồng, bưởi Đường Hồng, bưởi Hồng Đường, bưởi Bung và Sảnh có khả
năng chống chịu mặn ở nồng độ 8%o trong thời gian 60 ngày. Công tác nghiên cứu tiếp là đánh giá khả
năng tiếp hợp của các gốc ghép chống chịu mặn với các giống cây có múi thương phẩm nhằm mục đích
loại bỏ những tổ hợp ghép không tương hợp vì chúng sẽ cho sinh trưởng, phát triển kém và tuổi thọ
giảm sau khi trồng. Ngoài ra, Viện đã sử dụng phương pháp ghép trao đổi vỏ giữa cây gốc ghép và cây
mắc ghép trong điều kiện nhà lưới để sàng lọc một lượng lớn gốc ghép và chỉ cần 12 tháng là có thể cho

kết quả tương tự ngoài đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 dòng/giống cây có múi chịu mặn đã tiếp
hợp tốt với các giống bưởi thương phẩm là bưởi da xanh và bưởi Năm Roi. Các giống cây có múi chịu
mặn được chọn lọc làm gốc ghép là các giống bưởi địa phương nên tất cả là đơn phôi, do đó nếu sử
dụng hạt các giống này để làm gốc ghép thì cây con có thể không mang được những đặc tính của cây
mẹ. Vì vậy, thí nghiệm được thực hiện để xác định “Ảnh hưởng của các nồng độ NAA đến sự ra rễ và
sinh trưởng cành giâm của các giống cây có múi làm gốc ghép”. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sử dụng
NAA ở nồng độ 1.500 ppm đã giúp cành giâm của 5 giống bưởi có tỷ lệ cành ra rễ đạt trên 70%. Hai mô
hình các tổ hợp ghép chịu mặn đã được trồng tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre từ năm 2008-2009 nhằm
chọn ra được tổ hợp ghép tốt nhất cho sinh trưởng, năng suất và phẩm chất quả trong điều kiện mặn
của vùng ĐBSCL. Kết quả bước đầu cho thấy các tổ hợp ghép cây có múi đều sinh trưởng và phát triển
tốt, chống chịu được độ mặn trên 8%o trong điều kiện thực tế của đợt mặn 2009-2010, trong đó nổi bật
là tổ hợp bưởi da xanh ghép trên gốc ghép Sảnh có sức sinh trưởng mạnh nhất. Song song đó, Viện Cây
ăn quả miền Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu thanh lọc mặn trên 8 giống xoài địa phương và nhập
nội: xoài Canh Nông, xoài Châu Hạng Võ, xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài 13-1, xoài Ghép Xanh,
xoài Thanh Ca, xoài Thơm. Qua kết quả khảo nghiệm trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng ở huyện
Bình Đại (Bến Tre), cho thấy 3 tổ hợp ghép xoài 13-1, xoài Châu Hạng Võ và xoài Ghép Xanh ghép trên
mắt ghép xoài cát Hòa Lộc và xoài Cát Chu chống chịu mặn tốt ở nồng độ 13%o. Biến đổi khí hậu cũng
gây hiện tượng khô hạn kéo dài, dẫn đến thiếu nước tưới trầm trọng cho cây trồng nói chung và cây ăn
quả nói riêng. Trước tình hình đó, Viện Cây ăn quả miền Nam đã tiến hành thanh lọc hơn 30 dòng/giống
cây có múi địa phương để tìm ra được loại gốc ghép chống chịu hạn. Kết quả bước đầu cho thấy bưởi
Thanh Trà, bưởi Biên Hòa, trúc là những giống chống hạn tốt trong điều kiện thí nghiệm. Các mô hình tổ
hợp ghép cây có múi chịu hạn cũng đã được trồng ngoài đồng tại Tiền Giang và An Giang để đánh giá
mức độ chịu hạn trong điều kiện thực tế. Song song công tác chọn lọc các dòng/giống cây có múi trong
quần thể tự nhiên để làm gốc ghép thì công tác lai tạo để chọn lọc được dòng chống chịu mặn cũng đã
và đang được thực hiện tại Viện Cây ăn quả miền Nam. Kết quả bước đầu đã lai tạo được hơn 10 con lai
có khả năng chống chịu được mặn ở nồng độ 8%o. Định hướng nghiên cứu của Viện trong thời gian tới
là tiếp tục chọn tạo những dòng/giống cây ăn quả khác chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi
trường như: hạn, phèn, mặn và ngập úng… để chọn được giống cây ăn quả chống chịu hoặc sử dụng
làm gốc ghép. Ngoài ra, việc nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát sinh, phát triển sâu
bệnh hại trên cây ăn quả và biện pháp quản lý tổng hợp cũng được nghiên cứu trong những năm tới…

hp://www.vaas.org.vn/nghien-cuu-goc-ghep-cay-an-trai-chong-chiu-bien-doi-khi-hau-a5884.html
ghiên cứu gốc ghép cây ăn trái chống chịu biến đổi khí hậu
18/05/2011 10:43:27
Theo tính toán của các nhà khoa học thì Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh của hiện
tượng biến đổi khí hậu toàn cầu và ĐBSCL là nơi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo đó, nhiều lĩnh vực như:
du lịch, tài nguyên nước, môi trường sinh thái, sức khỏe con người nông nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy hải sản là những lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, rất khó đối phó và khắc phục trong một
thời gian ngắn.
Đứng trước viễn cảnh vấn đề đất bị nhiễm mặn đang gia tăng diện tích hàng năm, gần đây các viện, trường đã bắt tay
vào nghiên cứu các loại cây trồng chống chịu được mặn ở các nồng độ mặn khác nhau là một giải pháp kinh tế để khai
thác và phát triển tiềm năng của những vùng đất và nước bị nhiễm mặn. Theo đó, việc thanh lọc gốc ghép chịu mặn đối
với cây trồng đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia có đất bị nhiễm mặn. Xuất phát từ tình hình thực tế, từ những
năm 1999-2000, Viện Cây ăn quả miền Nam đã bắt đầu có những nghiên cứu về thu thập và thanh lọc những
dòng/giống cây có múi địa phương chống chịu được những điều kiện bất lợi của môi trường như: mặn, ngập và hạn để
làm gốc ghép cho những giống thương phẩm. Viện Cây ăn quả miền Nam đã triển khai 2 đề tài trọng điểm cấp Bộ là:
Nghiên cứu đánh giá và lựa chọn một số tổ hợp ghép thích hợp của cây có múi và xoài trong điều kiện mặn và ngập ở
vùng ĐBSCL và Đề tài nghiên cứu chọn lọc gốc ghép cây có múi chống chịu điều kiện hạn và phèn ở vùng ĐBSCL.
Theo đó, hơn 30 dòng/giống cây có múi được thu thập từ một số tỉnh ở ĐBSCL, miền Đông Nam bộ và Huế cùng với hai
gốc ghép nhập nội là Cleopatra mandarin, Carizo citrange.

Thí nghiệm thanh lọc được tiến hành bằng cách hàng ngày tưới mặn lên các gốc ghép trong thời gian 30 phút/ngày, liên
tục trong 60 ngày thì kết thúc quy trình xử lý mặn. Kết quả các giống bưởi Bồng, bưởi Đường Hồng, bưởi Hồng Đường,
bưởi Bung và Sảnh có khả năng chống chịu mặn ở nồng độ 8%o trong thời gian 60 ngày. Công tác nghiên cứu tiếp là
đánh giá khả năng tiếp hợp của các gốc ghép chống chịu mặn với các giống cây có múi thương phẩm nhằm mục đích
loại bỏ những tổ hợp ghép không tương hợp vì chúng sẽ cho sinh trưởng, phát triển kém và tuổi thọ giảm sau khi trồng.
Ngoài ra, Viện đã sử dụng phương pháp ghép trao đổi vỏ giữa cây gốc ghép và cây mắc ghép trong điều kiện nhà lưới
để sàng lọc một lượng lớn gốc ghép và chỉ cần 12 tháng là có thể cho kết quả tương tự ngoài đồng. Kết quả nghiên cứu
cho thấy 5 dòng/giống cây có múi chịu mặn đã tiếp hợp tốt với các giống bưởi thương phẩm là bưởi da xanh và bưởi
Năm Roi. Các giống cây có múi chịu mặn được chọn lọc làm gốc ghép là các giống bưởi địa phương nên tất cả là đơn
phôi, do đó nếu sử dụng hạt các giống này để làm gốc ghép thì cây con có thể không mang được những đặc tính của

cây mẹ. Vì vậy, thí nghiệm được thực hiện để xác định “Ảnh hưởng của các nồng độ NAA đến sự ra rễ và sinh trưởng
cành giâm của các giống cây có múi làm gốc ghép”. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sử dụng NAA ở nồng độ 1.500 ppm đã
giúp cành giâm của 5 giống bưởi có tỷ lệ cành ra rễ đạt trên 70%. Hai mô hình các tổ hợp ghép chịu mặn đã được trồng
tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre từ năm 2008-2009 nhằm chọn ra được tổ hợp ghép tốt nhất cho sinh trưởng, năng suất
và phẩm chất quả trong điều kiện mặn của vùng ĐBSCL. Kết quả bước đầu cho thấy các tổ hợp ghép cây có múi đều
sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu được độ mặn trên 8%o trong điều kiện thực tế của đợt mặn 2009-2010, trong
đó nổi bật là tổ hợp bưởi da xanh ghép trên gốc ghép Sảnh có sức sinh trưởng mạnh nhất.

Song song đó, Viện Cây ăn quả miền Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu thanh lọc mặn trên 8 giống xoài địa phương và
nhập nội: xoài Canh Nông, xoài Châu Hạng Võ, xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài 13-1, xoài Ghép Xanh, xoài Thanh
Ca, xoài Thơm. Qua kết quả khảo nghiệm trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng ở huyện Bình Đại (Bến Tre), cho thấy
3 tổ hợp ghép xoài 13-1, xoài Châu Hạng Võ và xoài Ghép Xanh ghép trên mắt ghép xoài cát Hòa Lộc và xoài Cát Chu
chống chịu mặn tốt ở nồng độ 13%o.

Biến đổi khí hậu cũng gây hiện tượng khô hạn kéo dài, dẫn đến thiếu nước tưới trầm trọng cho cây trồng nói chung và
cây ăn quả nói riêng. Trước tình hình đó, Viện Cây ăn quả miền Nam đã tiến hành thanh lọc hơn 30 dòng/giống cây có
múi địa phương để tìm ra được loại gốc ghép chống chịu hạn. Kết quả bước đầu cho thấy bưởi Thanh Trà, bưởi Biên
Hòa, trúc là những giống chống hạn tốt trong điều kiện thí nghiệm. Các mô hình tổ hợp ghép cây có múi chịu hạn cũng
đã được trồng ngoài đồng tại Tiền Giang và An Giang để đánh giá mức độ chịu hạn trong điều kiện thực tế. Song song
công tác chọn lọc các dòng/giống cây có múi trong quần thể tự nhiên để làm gốc ghép thì công tác lai tạo để chọn lọc
được dòng chống chịu mặn cũng đã và đang được thực hiện tại Viện Cây ăn quả miền Nam. Kết quả bước đầu đã lai
tạo được hơn 10 con lai có khả năng chống chịu được mặn ở nồng độ 8%o. Định hướng nghiên cứu của Viện trong thời
gian tới là tiếp tục chọn tạo những dòng/giống cây ăn quả khác chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường
như: hạn, phèn, mặn và ngập úng… để chọn được giống cây ăn quả chống chịu hoặc sử dụng làm gốc ghép. Ngoài ra,
việc nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát sinh, phát triển sâu bệnh hại trên cây ăn quả và biện pháp
quản lý tổng hợp cũng được nghiên cứu trong những năm tới…
hp://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/2ECC9BFF41/Nghien_cuu_goc_ghep_cay_an_trai_chong_chi
u_bien_doi_khi_hau.aspx
TIN TỨC - SỰ KIỆN
>TIN TỨC

Chủ nhật, 27/04/14 23:42:54
E-mail Bản In
Định hướng phát triển Nông nghiệp Nông thôn bền vững ở vùng ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có trên 3,8 triệu ha đất nông nghiệp, có điều kiện địa lý và xã hội sản
xuất nông nghiệp có lợi thế so sánh tốt nhất ở Việt Nam. Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản
chỉ chiếm 27% của cả nước nhưng ĐBSCL chiếm tới 45% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản,
40% giá trị sản xuất nông nghiệp, 54% sản lượng thuỷ sản của cả nước. Do có lợi thế về quy mô sản xuất
và tập quán sản xuất hàng hóa, kinh doanh thị trường nên ĐBSCL là vùng xuất khẩu chiếm tới 62% kim
ngạch xuất khẩu lúa gạo và 85% xuất khẩu cá da trơn của cả nước.
Có thể nói, ĐBSCL là vựa lúa chính ở Việt Nam và Đông Nam Á. Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản, trái cây, sản
lượng rau, mía, vịt của ĐBSCL cũng xếp hạng quan trọng của cả nước. Trong giai đoạn 2001-2008, giá trị
sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng cao (5.38%) so với mức bình quân 4.15% của cả
nước, chiếm 39.8% so trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước năm 2008.
Để phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững trước tác động của thay đổi khí hậu toàn cầu, vùng ĐBSCL
cần quan tâm đến 05 vấn đề:
 ĐBSCL phải khẳng định sự lựa chọn của mình trong cơ cấu phát triển kinh tế

nói chung để tập trung đầu
tư phát triển thành vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh hàng hóa có khả năng cạnh tranh mạnh nhất
Việt Nam và thi đua với các vùng kinh tế khác chuyển phần lớn cơ cấu kinh tế của mình sang phát triển
công nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, thu nhập và điều kiện sống của cư dân đang cải thiện nhanh chóng,
con người chuyển sang tiêu dùng lương thực, thực phẩm với chất lượng cao hơn, vệ sinh an toàn hơn, với
giá trị gia tăng cao hơn, kết cấu tiêu dùng cũng thay đổi đáng kể từ lương thực sang sản phẩm chăn nuôi,
thủy sản. Nhu cầu về rau quả, sản phẩm từ cây công nghiệp, cây cảnh, đồ gỗ, cũng tăng lên. Nông nghiệp
trở thành một lĩnh vực kinh tế thu hút nhiều đầu tư, áp dụng công nghệ cao, có năng suất lao động cao và
đòi hỏi lao động có kiến thức kỹ thuật.
 Xác định rõ một chiến lược hợp lý về phát triển công nghiệp để phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp
hiện đại ở ĐBSCL. Phát triển đồng bộ hệ thống các nhà máy chế biến với công nghệ cao gắn chặt các vùng
nguyên liệu nông nghiệp ở ĐBSCL đồng thời với phát triển hệ thống nhà máy sản xuất nông cụ, vật tư nông

nghiệp và hàng hoá phục vụ nông thôn qua những kênh phân phối đến tận địa bàn thôn xã.
 Đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn một cách hiệu quả và vững bền cho
ĐBSCL. Để đối phó với biến đổi khí hậu, cần cân nhắc nghiêm túc về tận dụng lợi thế về sản xuất nông
nghiệp và sinh kế nông thôn hài hòa với thiên nhiên hơn là việc thay đổi điều kiện tự nhiên. Cần nghiên cứu
thận trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng ở ĐBSCL và quy hoạch các vùng dân cư ngập lũ. Coi trọng đầu tư
hệ thống giao thông đường thuỷ vì đường thuỷ vốn chiếm đến 70% vận tải ở châu thổ.
 Xây dựng kết cấu và nội dung của một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và vững bền ở ĐBSCL
.
Hình thành các vùng chuyên canh lúa có quy mô sản xuất lớn, vừa với khả năng cơ giới hoá. Xây dựng hệ
thống nhà kho lớn gắn với các cơ sở hạ tầng phục vụ tiếp thị như sàn giao dịch, nhà máy chế biến, bến
cảng xuất khẩu tại chỗ .
Tận dụng lợi thế về cây ăn quả, nổi tiếng với nhiều đặc sản để đa dạng hóa và thương mại hóa nông
nghiệp. Tập trung đầu tư vào việc cải tạo vườn tạp, duy trì các giống đặc sản, phát triển của cây ăn quả gắn
chặt với công nghiệp chế biến, đóng gói, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và dịch vụ du lịch.
Quy hoạch các khu sản xuất chăn nuôi tập trung quy mô lớn nằm ra ngoài các khu dân cư, cho phép phát
triển kinh tế trang trại, gia trại đảm bảo vừa sản xuất hàng hoá lớn, vừa an toàn dịch bệnh. Heo, thuỷ cầm
là những ngành hàng có tiềm năng nếu giải quyết tốt khâu giống, thức ăn chăn nuôi và thú y. Chất thải của
vật nuôi được sử dụng làm phân bón và năng lượng phục vụ sản xuất trồng trọt, phụ phẩm và sản phẩm
của trồng trọt được dùng làm thức ăn gia súc là mối quan hệ khép kín, hài hoà.
Nuôi trồng thuỷ sản, cả cá da trơn, tôm và các thuỷ sản khác trong vùng nước ngọt và thuỷ sản trên vùng
nước lợ, trên mặt biển là lợi thế so sánh rất quan trọng trong tương lai của ĐBSCL. Đây là hướng phát triển
có thể phù hợp với định hướng thích nghi với quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu trong tương lai.
Tuy nhiên, cần nghiên cứu đến mối quan hệ giữa đất lúa với diện tích thuỷ sản, giữa phát triển rừng với
nuôi trồng thuỷ sản, giữa phát triển công nghiệp, đô thị với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, giữa đầu tư đánh bắt
trên biển với nuôi trồng. Cần có sự chuyển hướng rõ rệt trong việc quy hoạch, tổ chức và chỉ đạo sản xuất
nuôi trồng ở ĐBSCL.
Vai trò bảo vệ sinh thái và môi trường của hai loại rừng: rừng tràm trên đất phèn ngập nước theo mùa và
rừng ngập mặn ven biển ở ĐBSCL đã được thực tế chứng minh qua việc ngăn lũ, ém phèn, chặn bão, lấn
đất, Đây là những yếu tố cần có để đối phó với những tác động rất mạnh mẽ của quá trình biến đổi khí
hậu toàn cầu trong tương lai.

 Phát triển nông nghiệp nông thôn hiệu quả và vững bền phải được thể hiện trước hết từ góc độ hài hòa
về xã hội. Cần phát huy đúng mức nguồn tài nguyên quan trọng nhất là tài nguyên con người. Đầu tư cho
đồng bằng trước hết phải nhằm vào ngành đầu tư cho con người như giáo dục, y tế, đào tạo, văn hóa.
Cần áp dụng chính sách bù đắp hợp lý để người sản xuất hưởng mức thu nhập trung bình, đảm bảo công
bằng xã hội. Cần có hệ thống chính sách phù hợp để đảm bảo cho đồng bào dân tộc, người nghèo và các đối
tượng chính sách có sinh kế ổn định, tiếp cận thị trường lao động, được học hành và dạy nghề để có thể cùng
với các nhóm dân cư khác hòa nhập vào quá trình công nghiệp hóa một cách thuận lợi và công bằng.
Tóm lại, nói đến phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL phải tính đến sự phối hợp hài hoà với
phát triển công nghiệp và đô thị. Việc lựa chọn ngành hàng mũi nhọn cần tính đến cả các mối quan hệ chính trị,
kinh tế, xã hội, môi trường để tập trung xây dựng những ngành hàng có lợi thế so sánh và vị thế quan trọng trên
thị trường quốc tế. Cơ cấu nông lâm ngư nghiệp phải phát huy lợi thế so sánh của châu thổ và phù hợp với tác
động của biến đổi khí hậu toàn cầu trong tương lai.

Oanh Lê


(Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn)
Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất tỉnh Trà Vinh
Chinhphu.vn - 23/09/2013 14:51 1 tin đăng lại
• 0
• 0
• Tin gốc



(Chinhphu.vn) - Theo Nghị quyết quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Trà Vinh vừa được Chính phủ ban hành, đến năm 2020 diện
tích đất nông nghiệp của tỉnh là 175.551 ha, chiếm 74,98% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Đến 2020, tỉnh Trà Vinh có 91.000 ha đất trồng lúa - Ảnh minh họa
Trong cơ cấu đất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là đất trồng lúa với 91.000 ha, tương đương 51,84% diện

tích đất nông nghiệp; ngoài ra là 34.506 ha đất trồng cây lâu năm; diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 27.195 ha.
Theo Quy hoạch đến 2020, diện tích đất phi nông nghiệp của tỉnh là 58.505 ha. Cả thời kỳ 2011-2020 sẽ có 3.665
ha đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp.
Chính phủ yêu cầu tỉnh Trà Vinh rà soát quy hoạch của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất cho phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đã được Chính phủ xét duyệt; tập trung chỉ đạo UBND cấp huyện triển khai
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh sau
khi được xét duyệt.
Tỉnh cần quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử
dụng đất; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng
đất đai theo quy hoạch, kế hoạch nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất; các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng.
rà Vinh: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
CafeLand.vn - 23/09/2013 14:46
• 0
• 0
• Tin gốc



CafeLand - Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết 109/NQ-CP về quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của Trà Vinh.
Theo quy hoạch, đến năm 2020 tổng diện tích đất tự nhiên của Trà Vinh là 234.116 ha, trong đó: Đất nông nghiệp
có diện tích 175.551 ha, Đất phi nông nghiệp có diện tích 58.505 ha, Đất đô thị có diện tích 16.287 ha, Đất chưa
sử dụng có diện tích 60 ha, Đất khu du lịch có diện tích 3.421 ha.
Trong đất phi nông nghiệp, cơ cấu đất được phân bổ như sau: Đất phát triển hạ tầng có diện tích 15.806 ha, Đất ở
đô thị có diện tích 1.240 ha, Đất quốc phòng có diện tích 398 ha, Đất khu công nghiệp có diện tích 2.538 ha, Đất
nghĩa trang, nghĩa địa 544 ha,…
Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2020, chuyển mục đích sử dụng 10.342 ha đất nông nghiệp chuyển sang phi nông
nghiệp.

Qua Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu UBND Trà Vinh cần xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa,
rừng phòng hộ cần bảo vệ nghiêm ngặt; bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô
thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa;
N.Đăng
ây trồng chịu điều kiện khắc nghiệt
Bài toán gốc ghép cho vùng ngập mặn: Theo các nhà khoa học thì Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác
động mạnh của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngành nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, rất khó đối
phó và khắc phục trong một thời gian ngắn.
Đứng trước vấn đề đất bị nhiễm mặn đang gia tăng diện tích hằng năm ở Nam bộ, gần đây các Viện, Trường đã
bắt tay vào nghiên cứu các loại cây trồng chống chịu được mặn trên những vùng đất này. Theo đó, việc thanh lọc
gốc ghép chịu mặn đối với cây trồng đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia có đất bị nhiễm mặn. Xuất phát từ
tình hình thực tế, từ năm 1999 - 2000 Viện NC cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đã bắt đầu có những nghiên cứu về
thu thập và thanh lọc những dòng/giống cây có múi địa phương chống chịu được những điều kiện bất lợi của môi
trường như: mặn, ngập và hạn để làm gốc ghép cho những giống thương phẩm.
Viện NC cây ăn quả miền Nam đã triển khai 2 đề tài trọng điểm cấp Bộ là: Nghiên cứu đánh giá và lựa chọn một
số tổ hợp ghép thích hợp của cây có múi và xoài trong điều kiện mặn và ngập ở vùng ĐBSCL và Đề tài nghiên
cứu chọn lọc gốc ghép cây có múi chống chịu điều kiện hạn và phèn ở vùng ĐBSCL. Theo đó, hơn 30 dòng/giống
cây có múi được thu thập từ một số tỉnh ở ĐBSCL, miền Đông Nam bộ và Huế cùng với hai gốc ghép nhập nội là
Cleopatra mandarin, Carizo citrange.
Thí nghiệm thanh lọc mặn tiến hành theo phương pháp của Sykes (1985) ở C.S.I.R.O., Merbein, Úc. Hàng ngày
tưới mặn với nồng độ muối như trên, thời gian tưới mặn là 30 phút/ngày, liên tục trong 60 ngày thì kết thúc qui
trình xử lý mặn. Kết quả các giống bưởi Bồng, bưởi đường hồng, bưởi Bung và bưởi Sảnh có khả năng chống
chịu mặn ở nồng độ 8%o trong thời gian 60 ngày. Công tác nghiên cứu tiếp đánh giá khả năng tiếp hợp của các
gốc ghép chống chịu mặn với các giống cây có múi thương phẩm nhằm mục đích loại bỏ những tổ hợp ghép
không tương hợp vì chúng sẽ cho sinh trưởng, phát triển kém và tuổi thọ giảm sau khi trồng. Ngoài ra, Viện đã sử
dụng phương pháp ghép trao đổi vòng vỏ giữa cây gốc ghép và cây mắt ghép trong điều kiện nhà lưới thì có thể
sàng lọc một lượng lớn gốc ghép và chỉ cần 12 tháng là có thể cho kết quả tương tự ngoài đồng. Kết quả nghiên
cứu cho thấy 5 dòng/giống cây múi chịu mặn đã tiếp hợp tốt với các giống bưởi thương phẩm là bưởi da xanh và
bưởi Năm Roi. Các giống cây có múi chịu mặn được chọn lọc làm gốc ghép là các giống bưởi địa phương nên tất
cả là đơn phôi, do đó nếu sử dụng hạt các giống này để làm gốc ghép thì cây con có thể không mang được những

đặc tính của cây mẹ. Vì vậy thí nghiệm được thực hiện để xác định “Ảnh hưởng của các nồng độ NAA đến sự ra
rễ và sinh trưởng cành giâm của các giống cây múi làm gốc ghép”.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, sử dụng NAA ở nồng độ 1.500 ppm (phần triệu) đã giúp cành giâm của 5 giống bưởi
có tỷ lệ cành ra rễ đạt trên 70%. Hai mô hình các tổ hợp ghép chịu mặn đã được trồng tại 2 tỉnh Tiền Giang và
Bến Tre từ năm 2008 - 2009 nhằm chọn ra được tổ hợp ghép tốt nhất cho sinh trưởng, năng suất và phẩm chất quả
trong điều kiện mặn của vùng ĐBSCL. Kết quả bước đầu cho thấy các tổ hợp ghép cây có múi đều sinh trưởng và
phát triển tốt và chống chịu được độ mặn trên 8%o trong điều kiện thực tế của đợt mặn 2009 - 2010, trong đó nổi
bật là tổ hợp bưởi da xanh ghép trên gốc ghép Sảnh có sức sinh trưởng mạnh nhất.
Song song đó, Viện NC cây ăn quả miền Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu thanh lọc mặn trên 8 giống xoài địa
phương và nhập nội: Xoài Canh Nông, xoài Châu Hạng Võ, xoài cát Hoà Lộc, xoài cát Chu, xoài 13-1, xoài ghép
xanh, xoài Thanh Ca, xoài thơm. Qua kết quả khảo nghiệm trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng (Bình Đại -
Bến Tre), cho thấy 3 tổ hợp ghép xoài 13-1, xoài Châu Hạng Võ và xoài ghép xanh ghép trên mắt ghép xoài cát
Hòa Lộc và xoài cát Chu chống chịu mặn tốt ở nồng độ mặn 13%o.
Biến đổi khí hậu cũng gây hiện tượng khô hạn kéo dài, dẫn đến thiếu nước tưới trầm trọng cho cây trồng nói
chung và cây ăn quả nói riêng. Trước tình hình đó, Viện đã tiến hành thanh lọc hơn 30 dòng/giống cây có múi địa
phương để tìm ra được loại gốc ghép chống chịu hạn. Kết quả bước đầu cho thấy bưởi Thanh Trà, bưởi Biên Hòa,
bưởi Trúc là những giống chống hạn tốt trong điều kiện thí nghiệm. Các mô hình tổ hợp ghép cây có múi chịu hạn
cũng đã được trồng ngoài đồng tại Tiền Giang và An Giang để đánh giá mức độ chịu hạn trong điều kiện thực tế.
Song song công tác chọn lọc các dòng/giống cây có múi trong quần thể tự nhiên để làm gốc ghép thì công tác lai
tạo để chọn lọc được dòng chống chịu mặn cũng đã và đang được thực hiện tại Viện NC cây ăn quả miền Nam.
Kết quả bước đầu đã lai tạo được hơn 10 con lai có khả năng chống chịu được mặn ở nồng độ 8%o. Các công việc
nghiên cứu tiếp theo đang được triển khai.
Biến đổi khí hậu đã có những tác động tiêu cực đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và cây ăn quả nói riêng.
Viện NC cây ăn quả miền Nam đã có những kết quả nghiên cứu bước đầu trong việc chọn tạo dòng/giống cây ăn
quả chống chịu những điều kiện bất lợi của môi trường mặn và hạn ở khu vực ĐBSCL.
hp://en.canthostnews.vn/?tabid=65&NDID=10721&keyword=Cay-trong-chiu-dieu-kien-khac-nghiet
Ảnh hưởng của độ mặn và chế độ tưới đến cây lạc vụ xuân vùng ven biển Bắc Bộ
Cập nhật lúc : 7/18/2012 1:26:18 PM
Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu trên đồng ruộng ảnh hưởng của độ mặn và chế độ tưới cho cây Lạc vụ xuân (Lạc
Xuân) vùng ven biển Bắc bộ. Kết quả thí nghiệm trong 2 năm (2010, 2011) tại Hải Hậu, Nam Định cho thấy độ mặn, chế

độ tưới ảnh hưởng khá lớn đến sinh trưởng và năng suất Lạc Xuân. Tuy nhiên, với vùng thiếu nước ngọt có thể sử dụng
nước có độ mặn <2
o
/
oo
để tưới, độ ẩm thích hợp từ 70÷80% ►b
đr
I. MỞ ĐẦU
Đất ven biển Bắc Bộ đa số là đất cát bị nhiễm mặn, phèn. Với hơn 175.000 ha, chiếm xấp xỉ 29,4% tổng diện tích tự
nhiên, đây là một vùng đất đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển chung của khu vực. Do hạn chế về nguồn
nước ngọt nên hiện nay vùng này chủ yếu là trồng các loại hoa màu như Lạc, ngô, khoai, các loại rau&hellip nhưng
năng suất không cao.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về chế độ tưới cho cây trồng cạn vùng ven biển bắc bộ trong điều kiện biến đổi khí
hậu, nước biển dâng, vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và độ ẩm đến cây Lạc Xuân để chủ động trong sản xuất
là rất cần thiết.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN VÀ CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO LẠC XUÂN VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ
2.1 Điều kiện thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại cơ sở của Trung tâm thuỷ lợi Môi trường ven biển và hải đảo, thị trấn Thịnh Long, Hải
Hậu, Nam Định, với diện tích 1,5ha trên tổng số 3,5 ha.
2.1.1 Đặc trưng khí hậu
Vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều tương đối thuần nhất, có khoảng 25 ngày trong tháng, mỗi ngày
chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống, Tuy nhiên vẫn còn 5 - 7 ngày có hai lần nước lên và hai lần nước
xuống. Độ mặn của nước biển cao, từ 25 &ndash 35%o. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23,8
o
C, phân làm 2
mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 28-29
o
C, mưa nhiều, có gió Đông và Đông Nam Mùa
lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình dưới 20
o

C, ít mưa, có gió Bắc và Đông Bắc. Lượng mưa
hàng năm trung bình từ 1650 - 1850 mm. Độ ẩm không khí trung bình 82 - 85%. Bão trong khu vực thường xuất hiện từ
tháng 5 đến tháng 10, nhiều nhất vào tháng 6, 7, 8 kèm theo mưa lớn, nước biển dâng cao và chịu ảnh hưởng trực tiếp
của thuỷ triều.
2.1.2 Đất đai thổ nhưỡng
Đất khu thí nghiệm tầng trên từ 0-45cm là lớp đất cát màu nâu, 45- 80 cm là lớp đất cát pha thịt màu nâu xám. Đây là
loại đất phổ biến ở khu vực trồng màu ven biển có hàm lượng mùn: 0,25 ÷ 0,5% Phân lân: 0,05 ÷ 0,08% Ka li: 0,01 ÷
0,02% Đạm:0,02÷ 0,03% PHkcl: 5,5÷ 7,0. Đây là loại đất cát pha, hàm lượng mùn nghèo, đất mặn trung bình, hàm
lượng chất khoáng trung bình.
2.1.3 Độ ẩm đồng ruộng
Tại nơi thí nghiệm thấm, 2 ngày sau khi kết thúc thí nghiệm,lấy mẫu đất xác định độ ẩm đó chính là độ ẩm tối đa đồng
ruộng. Số lượng mẫu từ 2-3 trong tầng đất bộ rễ cây trồng phát triển. Đất được đem cân ngay và sấy khô ở 105
o
C trong
12 giờ
Kết quả xác định độ ẩm tối đa đồng ruộng: b
đr
= 22,56%TLĐK
2.1.4 Dung trọng
Dung trọng ướt đất bằng tổng lượng đất chia cho tổng thể tích của đất đó. Tổng trọng lượng đất thay đổi theo lượng
nước chứa trong đất hiện tại. Do đó thường sử dụng dung trọng khô của đất (Db). Dung trọng khô của đất được xác
định bằng trọng lượng đất ướt sấy khô ở nhiệt độ 105
o
C trong thời gian 12 tiếng chia cho tổng thể tích của đất.
Kết quả cho thấy: Tầng đất 0-50 cm: Db = 1,55T/m3 Tầng đất 50-70 cm: Db = 1,59T/m3
2.1.5 Chỉ tiêu thấm hút của đất khu thí nghiệm
Giai đoạn đầu (10 phút) tốc độ thấm đạt K=28 mm/phút, tốc độ thấm giảm dần và ổn định ở mức K = 6mm/giờ.
2.2 Đặc tính cây trồng
Giống lạc thí nghiệm: Giống lạc L26 có khả năng chịu rét tốt, là loại trồng phổ biến ở Hải Hậu.
Sinh học: Cây lạc thuộc họ rau, có 3 bộ phận quan trọng liên quan đến nhu cầu nước là rễ lạc, thân và lá, củ (quả) lạc.

Sản phẩm cuối cùng là năng suất thu hoạch (hạt lạc), năng suất sinh học (trọng lượng thân rễ, lá).
Rễ lạc: Thuộc loại rễ chùm, ăn nông, thành phần chủ yếu nằm ở độ sâu từ 0 - 30cm tùy theo giai đoạn sinh trưởng.
Thời vụ: Vụ Xuân thường trồng sau tết âm lịch, khoảng đầu tháng 2 dương lịch hàng năm.
Giai đoạn sinh trưởng: Tổng thời gian toàn vụ khoảng từ 100 đến 110 ngày. Giai đoạn gieo hạt đến nẩy mầm (10 -12
ngày) nảy mầm đến ba lá ( 12 -15 ngày) giai đoạn ba lá &ndash ra hoa ( 25 - 30ngày) ra hoa đến quả chắc ( 48 ngày)
giai đoạn quả già (10 &ndash 15 ngày).
Sinh lý nước: Cây lạc rất cần nước, tuy nhiên cũng không chịu được ngập úng, độ ẩm thích hợp từ 60 % đến 100% độ
ẩm tối đa đồng ruộng, thời kỳ cần nước nhất và ảnh hưởng đến năng suất là thời kỳ ra hoa, tạo quả, quả lớn [8]
2.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm khả năng chịu mặn cho Lạc xuân được bố trí theo dõi trong các chậu, còn thí nghiệm chế độ tưới được bố
trí trên đồng ruộng. Với thí nghiệm theo dõi chế độ tưới được thực hiện với công thức tưới giữ ẩm b
min
÷ b
max
. Trong đó
b
max
được lấy bằng độ ẩm tối đa đồng ruộng, b
min
là độ ẩm tối thiểu thích hợp phụ thuộc vào mục đích thí nghiệm và
luôn thoả mãn lớn hơn độ ẩm cây héo.
2.3.1 Thí nghiệm tưới với các độ mặn:
+ Các công thức tưới:
- CT1 : Tưới nước ngọt
- CT2 : Tưới với độ mặn 1%o
- CT3 : Tưới với độ mặn 1-2%o
- CT4 : Tưới với độ mặn 2-4%o
+ Bố trí thí nghiệm:
Cây thí nghiệm được trồng trong chậu vại hoặc xô nhựa (cao 40cm, đường kính 30 cm). Mỗi công thức bố trí 30 chậu,
tổng số 120 chậu. Thí nghiệm được bố trí trong mái che để khống chế độ mặn, tránh ảnh hưởng của nước mưa, theo

kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên CRD, gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại. (Hình 1)
Hình 1: Thí nghiệm tưới với các độ mặn
2.3.2 Thí nghiệm với các độ ẩm:
+ Các công thức tưới:
- ĐA1: Không tưới, phụ thuộc vào nước mưa
- ĐA2: Tưới (60÷100)% b
đr
- ĐA3: Tưới (70÷100)% b
đr
- ĐA4: Tưới (80÷100)% b
đr
Hình 2: Thí nghiệm chế độ tưới cho Lạc xuân
+ Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm thực hiện ngoài ruộng với công thức lặp 3 lần nhắc lại, 4 công thức tưới, cần có 12 ô thí nghiệm, mỗi ô thí
nghiệm có diện tích 5 x 20 m = 100m
2
. ( Hình 2)
2.4 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ bản
2.4.2 Độ ẩm cây héo
Độ ẩm cây héo được xác định theo phương pháp trồng cây trong chậu. Cây được trồng và chăm sóc theo đúng kỹ
thuật. Tiến hành thí nghiệm 3 cây, sau 20 ngày cây bắt đầu có 4-6 lá và 30-35 ngày cây bắt đầu ra hoa ( 7-8 lá).
Kết quả thí nghiệm &beta
ch
= 3,28 % TLĐK
2.5 Các thông số quan trắc theo dõi
Độ ẩm đất, lượng mưa, các đặc điểm sinh lý của cây trồng (thời gian sinh trưởng, chiều cao, diện tích lá, khả năng tích
luỹ chất khô, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất)
2.6 Kết quả thí nghiệm
2.6.1 Kết quả thí nghiệm tưới với các độ mặn
- Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của Lạc Xuân tại bảng 1 đến bảng 6

Bảng 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến thời gian sinh trưởng của cây lạc xuân (đơn vị : ngày)
Thời
kỳ
Từ gieo - ba lá
Ba lá &ndash ra
hoa
Ra hoa &ndash quả
chắc
Tổng thời gian sinh
trưởng
CT
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2011
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2011
CT1 14 15 33 34 65 66 113 114
CT2 15 16 34 35 67 68 116 117
CT3 17 17 35 36 68 69 118 119
CT4 17 18 35 36 68 69 118 119

Bảng 2: Ảnh hưởng của độ mặn đến tăng trưởng chiều cao thân chính của Lạc Xuân (Đơn vị: cm)
CT
Thời gian sau mọc (ngày)
20 30 40 60 80 100


Năm
2010
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2011
CT13,45 3,44 14,00 13,94 22,12 22,12 29,45 29,46 34,7 34,68 37,00 36,92
CT23,44 3,44 13,45 13,44 21,23 21,24 29,23 29,24 33,23 33,22 36,45 36,44
CT33,20 3,15 13,00 13,00 20,12 20,12 28,35 28,36 33,02 33,02 36,24 36,23
CT43,07 3,06 10,00 10,00 18,6 18,58 27,00 26,98 30,11 30,20 31,00 30,88

Bảng 3: Ảnh hưởng của độ mặn đến khối lượng lá trên 1 cây Lạc Xuân (g)

Hình thành quả
Năm 2010 Năm 2011
99,90
96,56
83,04
73,04



Bảng 4: Ảnh hưởng của độ mặn đến số lượng nốt sần của Lạc Xuân (đơn vị: nốt/cây)
Hình thành quả
Năm 2010 Năm 2011
77,60
66,40
35,20
23,00

Bảng 5: Ảnh hưởng của độ mặn đến yếu tố cấu thành năng suất của lạc Xuân
Trọng lượng 100 hạt
Năm 2010
57,12
49,50
38,76
28,15

Bảng 6: Ảnh hưởng của độ mặn đến năng suất cá thể của lạc (g/cây)

Nhận xét:
- Từ các kết quả ở các bảng trên cho thấy độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của Lạc, mức độ
ảnh hưởng tăng dần theo độ mặn của nước. Ở công thức tưới CT2 (Tưới với độ mặn 1%o ), kết quả chênh lệch không

lớn lắm so với tưới nước ngọt CT1. Với độ mặn từ 1-2%o lạc vẫn sinh trưởng và năng suất đạt khoảng 70% so với tưới
nước ngọt.
- Kết quả năm 2010 và năm 2011 có sự chênh lệch, năm 2011 kết quả thấp hơn so với năm 2010 do ảnh hưởng của
thời tiết rét đậm và mưa kéo dài.
2.6.2 Kết quả thí nghiệm tưới với các độ ẩm
- Mức tưới từng lần (m
i
) tính theo công thức thực nghiệm của Saccso - Ardro:
m
i
= 100 x G
v
x H
o
x ( b
đr
- b
ghd
) (m3/ha)
Trong đó:
+ m
i
Là mức tưới mỗi lần (m3/ha)
+ G
v
Là dung trọng khô của tầng đất cần tưới (t/m3)
+ H
o
Là chiều sâu tầng đất cần tưới
+ b

đr
Là độ ẩm tối đa đồng ruộng
+ b
ghd
Là độ ẩm thời điểm bắt đầu tưới
Kết quả theo dõi bảng 7 đến bảng 12
Bảng 7: Ảnh hưởng của độ ẩm đến thời gian sinh trưởng của cây lạc xuân ( đơn vị : ngày)
Thời
kỳ
Từ gieo - ba lá
Ba lá &ndash ra
hoa
Ra hoa &ndash quả
chắc
Tổng thời gian sinh
trưởng
CT
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2011
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2011
ĐA1 16 17 30 29 63 62 108 108
ĐA2 15 16 30 29 64 63 109 109
ĐA3 15 16 30 29 64 63 109 109
ĐA4 15 16 30 29 64 63 109 109


Bảng 8: Ảnh hưởng của độ ẩm đến tăng trưởng chiều cao thân chính của Lạc Xuân ( Đơn vị: cm)
CT
Thời gian sau mọc (ngày)
20 30 40 60 80 100

Năm
2010
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2011

ĐA14,25 4,35 12,46 12,56 23,21 23,32 29,00 29,00 32,43 32,42 36,00 38,86
ĐA24,27 4,38 13,53 13,60 23,19 23,28 29,23 29,22 33,70 33,68 37,00 39,52
ĐA34,15 4,24 15,23 15,30 25,21 25,30 34,32 34,32 37,5 37,70 39,43 40,14
ĐA44,29 4,30 15,41 15,50 25,33 25,42 34,67 34,68 38,00 38,00 40,21 40,20

Bảng 9: Ảnh hưởng của độ ẩm đến khối lượng lá trên 1 cây Lạc Xuân(g)
Hình thành quả
Năm 2010 Năm 2011
121,52
126,80
139,62
138,36

Bảng 10: Ảnh hưởng của độ ẩm đến số lượng nốt sần của Lạc Xuân (đơn vị: nốt/cây)
Hình thành quả
Năm 2010 Năm 2011
75,20
78,20
88,40
89,00

Bảng 11: Ảnh hưởng của độ ẩm đến đến năng suất và yếu tố cấu thành của Lạc Xuân
Trọng lượng 100 hạt
Năm 2010
69,12
70,50
74,76
75,05

Bảng 12: Ảnh hưởng của độ ẩm đến năng suất của lạc

Năm 2011
22,76
23,68
25,08
25,31

Bảng 13: Tổng mức tưới tương ứng với các độ ẩm (m3/ha)
(70÷100)% b
1840
1800


Từ kết quả của bảng 7 đến bảng 12 cho thấy: chế độ tưới ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của Lạc. So
sánh với công thức tưới đối chứng ĐA1 (không tưới) thì có sự chênh lệch rất lớn. Năng suất ở công thức đối chứng đạt
17 tạ/ha trong khi tưới với độ ẩm từ 70% b
đr
trở lên cho năng suất đạt từ 22 &ndash 23 tạ/ha. Các công thức tưới ĐA3
(70÷100)% b
đr
và ĐA4 (80÷100)% b
đr
cho kết quả tương đối gần nhau và đạt giá trị năng suất nhất.
III. KẾT LUẬN
- Nước tưới có độ mặn từ 1 &ndash 4 %o sẽ ảnh hưởng đến năng suất và sinh trưởng của Lạc Xuân. Nếu nước tưới có
độ mặn < 1%o sẽ ảnh hưởng nhưng không nhiều. Có thể sử dụng nước tưới có độ mặn < 2%o để tưới ở những vùng
thiếu nước ngọt.
- Tưới để đảm bảo duy trì độ ẩm đất từ 70÷80% b
đr
sẽ cho năng suất lạc tốt nhất.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu, theo dõi thí nghiệm còn ngắn (mới 2 vụ) nên cần phải theo dõi nghiên cứu tiếp để có

kết quả đánh giá khách quan chế độ tưới hợp lý cho cây Lạc xuân.
ThS. Sái Hồng Dương, KS. Phạm Văn Đông
Viện nước, Tưới tiêu và Môi trường
hp://iwe.vn/p1c4/p2c17/n99/anh-huong-cua-do-man-va-che-do-tuoi-den-cay-lac-vu-xuan-vung-ven-bien-
bac-bo/

×