Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

đề cương phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.05 KB, 16 trang )

1. Tại sao phải thiết kế phần sp?
• Hình dung đc sp 1 cách đầy đủ
• Đưa vào sp những yc, ý tg hay
• Sử dụng tài nguyên thích hợp hiệu quả
• Chuẩn bị 1 quy trình sxuat hữu hiệu
• Tạo kiến trúc tốt cho phần mềm
2. Thiết kế pmem là gì?
Chuyển yc của bài toán thành 1 đặc tả để người lập trình có thể ánh xạ nó thành ctrinh
vận hành đc,đ.ứng yc đặt ra
3. Thiết kế 1httt bao gồm
• Thiết kế ht thiết bị fan cứng
• Thiết kế ht fan mềm
• Thiết kế csdl
• Phù hợp môi trg cài đặt đ.ứng yc đặt ra
4. Tại sao kỹ sư cntt cần biết thiết kế?
• Nhu cầu của cv dù ở bất kì vị trí nào
• Có đóng góp xứng dáng khi pát triển bảo trì httt
• Khẳng định vai trò kỹ sư cntt hiện nay và sau này tiếp tục học lên
5. Hệ thống tt là gì?
 Có nhiều định nghĩa về HTTT khác nhau. Về mặt kỹ thuật, HTTT được xác
định như một tập hợp các thành phần được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân
phối và biểu diễn thông tin và thông tin trợ giúp việc ra quyết định và kiểm soát trong
một tổ chức. Ngoài các chức năng kể trên, nó còn có thể giúp người quản lý phân tích
các vấn đề, cho phép nhìn thấy được một cách trực quan những đối tượng phức tạp, tạo
ra các sản phẩm mới.
a) Các thành phần httt?
• Dữ liệu (data) là những mô tả về sự vật, con người và sự kiện trong thế giới
mà chúng ta gặp bằng hiều cách thể hiện khác nhau.
• Thông tin (Information) cũng nhu dữ liệu, thông tin có rất nhiều cách định
nghĩa khác nhau. Một định ghĩa bao trùm hơn cả xem thông tin là dữ liệu được đặt vào
một ngữ cảnh với một hình thức thích hợp và có lợi cho nhười sử dụng cuối cùng.


• Các hoạt động thông tin(information activitties) là các hoạt động xảy ra trong
một HTTT, bao gồm cả việc nắm bắt, xử lý, phân phối, lưu trữ, trình diễn dữ liệu và
kiểm tra các hoạt động trong HTTT.
• Trình diễn dữ liệu – thông tin : biểu diễn dữ liệu ở một dạng mà con người
có thể nhận biết được(ra loa,màn hình,giấy…)
• Xử lý(processing) được hiểu là các hoạt động lên dữ liệu như tính toán, so
sánh, sắp xếp, phân loại và tổng hợp…
 Hệ thống tt quản lý: Trong các HTTT, HTTT quản lý được biết đến sớm và
phổ biến nhất. Đối tượng phục vụ của HTTT quản lý thực sự rộng hơn rất nhiều so với
ý nghĩa của bản thân tên gọi của nó. HTTT quản lý là sự phát triển và sử dụng HTTT
có hiệu quả trong một tổ chức(Keen, Peter GW một người đứng đầu trong lĩnh vực
này).
Các yếu tố cấu thành HTTT: Năm yếu tố cấu thành của HTTT quản lý xét ở trạng thái
tĩnh là: thiết bị tin học(máy tính, các thiết bị, các đường truyền…- phần cứng), các
chương trình (phần mềm), dữ liệu, thủ tục-quy trình và con người. Các định nghĩa về
HTTT trên đay giúp cho việc định hướng quá trình phân tích, thiết kế hệ thống. Tuy
vậy, sự mô tả này là chưa đủ, cần đi sâu phân tích hệ thống cụ thể mới có sự hiểu biết
đầy đủ về hệ thống thực và cho phép xây dựng cơ sở dữ liệu, các chương trình và việc
bố trí các thành phần bên trong nó.
 Từ 2 định nghĩa suy ra điểm khác nhau giữa httt quản lý so với httt :D
6. Sự tiến hóa của các định hướng phát triển HTTT diễn ra ntn?Định hướng nào
hiện đang chiếm ưu thế?Vì sao?
 Phát triển HTTT dựa trên máy tính bắt đầu từ những năm 1950. Cho đến nay
đã hơn năm mươi năm phát triển. Nhiều công nghệ mới về phần cứng, phần mềm
không ngừng phát triển, nhiều vấn đề mới của thực tế luôn luôn đặt ra. Vì vậy, cách
tiếp cận phát triển một HTTT cũng thay đổi. Ta có thể kể đến bốn cách tiếp cận chính
để phát triển một HTTT:
- tiếp cận định hướng tiến trình,
- tiếp cận định hướng dữ liệu,
- tiếp cận định hướng cấu trúc và

- tiếp cận định hướng đối tượng.
Trừ cách tiếp cận đầu tiên, mỗi cách tiếp cận sau đều gắn với việc giải quyết những
vấn đề đặt ra và sự phát triển của một công nghệ mới.
 Định hướng nào đang chiếm ưu thế?
Có các loại định hướng sau:
• Tiếp cận định hướng tiến trình:
+ xuất hiện vào thời điểm máy tính mới ra đời.
+ Tập trung vào hiệu quả xử lý của chương trình.
+ Dữ liệu được tổ chức khi có tiến trình cần.
+ Hạn chế : dữ liệu bị thay đổi theo tiến trình,dư thừa,tốn nhiều công tổ chức,dữ liệu
không chia sẻ được và đắt.
• Tiếp cận định hướng dữ liệu: tập trung tổ chức dữ liệu một cách lý tưởng
+ Tách dữ liệu ra khỏi quá trình xử lý.
+ Tổ chức cơ sở dữ liệu chung cho các ứng dụng.
• Tiếp cận định hướng cấu trúc:
+ Hệ thống phân thành các mô đun chức năng.
+ Trạng thái thể hiện qua CSDL tập trung và chia sẻ các chức năng thao tác trên nó.
+ Là sự kết hợp của định hướng chức năng và định hướng dữ liệu.
+ Lợi ích : làm giảm sự phức tạp,tập trung vào ý tưởng,chuẩn mực hóa tiến trình,định
hướng tương lai,giảm tính nghệ thuật trong thiết kế.
• Tiếp cận định hướng đối tượng
+ Hệ thống gồm các lớp đối tượng tương tác với nhau bằng truyền thông(liên kết lỏng).
+ Mỗi đối tượng bao gói cả dữ liệu và thao tác trên dữ liệu đó(độc lập và che dấu thông
tin)
+ Mỗi lớp có thể kế thừa đặc trưng của lớp khác(sử dụng lại).
+Lợi ích : Khả năng sử dụng lai cao,Cho phép phát triển hệ có qui mô bằng lắp
ghép,bảo trì thuận lợi.
+Hạn chế : Chưa có CSDL hướng đối tượng chuẩn,phương pháp chưa hoàn thiện,nhiều
tùy biến,chưa quen,thiếu kinh nghiệm.
Định hướng đối tg đang chiếm ưu thế vì : Tiếp cận định hướng đối tượng là cách

mới nhất để phát triển HTTT. Cách tiếp cận này dựa trên ý tưởng xây dựng một hệ
thống gồm các đơn thể được gọi là đối tượngliên kết với nhau bằng mối quan hệ truyền
thông. Các đối tượng thường tương ứng với các thực thể trong HTTT như khách hàng,
nhà cung cấp, hợp đồng, thỏa thuận thuê. Mục tiêu của cách tiếp cận này là làm cho
các phân tử của hệ thống trở nên độc lập tương đối với nhau và có thể dùng lại. Điều
đó đã cải thịên cơ bản chất lượng của hệ thống và làm tăng năng suất hoạt động phân
tích và thiết kế. Ý tưởng khác nằm phía sau của cách tiếp cận này là sự thừa kế và bao
gói thông tin. Các đối tượng có cùng cấu trúc và hành vi được tổ chức thành từng lớp.
Kế thừa cho phép tạo ra các lớp mới có chung với các lớp đang tồn tại một số đặc
trưng và có thêm các đặc trưng mới. Nhờ vậy mà sự mô tả lớp mới chỉ liên quan đến
những đặc trưng mới. Do bao gói cả dữ liệu và xử lý trong một đối tượng làm cho hoạt
động của nó không ảnh hưởng đến các đối tượng khác. Rõ ràng rằng, với cơ chế bao
gói thông tin và liên kết qua truyền thông, hệ thống được “lắp ghép” và “tháo dỡ”
đơn giản, dễ bảo trì, dễ sử dụng lại và có thể đạt được quy mô tùy ý. Cách tiếp cận
mới này đáp ứng được nhũng yêu cầu và thách thức cơ bản hiện nay là phát triển các
hệ thống phần mềm có quy mô lớn, phức tạp hơn, nhanh hơn, dễ bảo trì và chi phí chấp
nhận được.
7. Vòng đời phát triển 1 HTTT:
Là quá trình phát triển HTTT kể từ khi nó ra đời đến khi nó lụi tàn:
Xác định yêu cầu  Phát triển Thẩm địnhTiến hóa.
8. Các pp chính phát triển HTTT là các pp gì?Tóm tắt nội dung, ưu nhược điểm
của mỗi pp?
a. PP Mô hình thác nước truyền thống:
Khởi tạo và lập kế hoạch dự án  Phân tích  Thiết kế  Mã hóa  Kiểm thử 
Vận hành và bảo trì.
Đánh giá :
+ Thích hợp với các hệ thống có cấu trúc và được xác định chặt chẽ(TPS,MIS).
+ Định hướng tài liệu.
+ Không thích hợp với hệ thống vừa và nhỏ.
+ Chi phí cao,thời gian thực hiện dài,không mềm dẻo.

b. PP làm bản mẫu: Phương pháp này ít hình thức hóa hơn phương pháp vòng
đời truyền thống. Thay vào việc tạo ra nhiều tài liệu đặc tả, phương pháp làm mẫu
nhanh chóng tạo ra một mô hình làm việc thực nghiệm để người sử dụng xem xét, đánh
giá. Khi bản mẫu hoàn thiện nó được đem sử dụng cho các bước tiếp theo.
Đánh giá:
- Sử dụng khi nhu cầu thông tin hay giải pháp chưa xđ.
- Thích hợp với hệ thống nhỏ, ht lớn có thể chia nhỏ và nhiều tg tác người
dùng
- Tạo cơ sở cho ký hợp đồng, tăng lòng tin khách hàng, huần luyện ng dùng
- Việc bảo trì có thể khó khăn sai sót nhỏ chậm sửa đổi tài liệu làm k kịp thời
c. PP xoắn ốc : Quá trình phát triển hệ thống được tiến hành qua một loạt
các bước lặp. Mỗi bước lặp gồm bốn hoạt động chính:
- Lập kế hoạch: xác định mục tiêu, giải pháp và ràng buộc
- Phân tích rủi ro: phân tích các phương án và xác định/ giải quyết rủi ro
- Kỹ nghệ: phát triển sản phẩm “mức tiếp theo”
- Đánh giá của khách hàng: khẳng định kết quả của kỹ nghệ
- Phần kỹ nghệ(góc đông-nam) sử dụng ở mỗi vòng lặp có thể là cách tiếp
cận vòng đời hay làm bản mẫu. Khi các hoạt động phát triển tăng lên, vòng xoáy
chuyển xa hơn ra khỏi trung tâm, ta có được một
- phiên bản phần mềm mới bao gồm một phạm vi rộng hơn các chức năng
của hệ thống cần xây dựng.
Đánh giá:
- thích hợp vs các ht qmo lớn chịu đc chi fi chuyên gia
- Làm bản mẫu sử dụng như 1 cơ chế giảm rủi ro
- Cần t.thuận lại vs khách hag khi cần->có sự thay đổi linh hoạt trong fat triển
(ko dễ thực hiện)
d. PP thuê kênh : Một tổ chức có thể thuê một công ty chuyên nghiệp xây
dựng và vận hành hệ thống để cung cấp dịch vụ cho họ. Hình thức này ngày càng trở
nên phổ biến và thích hợp với nhiều tổ chức có những điều kiện đặc thù. Những tổ
chức cung cấp dịch vụ bên ngoài loại này thường có những lợi thế do quy mô lớn

(năng lực của họ được chia sẻ cho nhiều khách hàng khác nhau, họ có điều kiện đầu tư
đổi mới thiết bị và nâng cao chất lượng dịch vụ thường xuyên)
Đánh giá: + Nhận DV nhanh chóng chỉ fai trả chi fi sử dụng
+ Rắc rối xảy ra khi tchuc cho thuê k còn trách nhiệm vs HTTT dễ mất bí mật
kinh doanh ko tạo đc tiểm lực lâu dài
e. PP phat triển ht do người sdung thực hiện: Trong nhiều tổ chức, người dùng
cuối cùng phát triển một phần đáng kể HTTT với sự giúp đỡ chút ít hay không chính
thức của các chuyên gia tin học. Hiện tượng này gọi là phát triển hệ thống do người sử
dụng cuối cùng.
Đánh giá: + HTTT đc xd nhanh
+ HTTT thường thiếu cnghe tiên tiến, tính hình thức hóa ko cao, tài liệu ko xd
đc kịp thời, khó kiểm soát dl dư thừa
f. PP sử dụng lại: HTTT có thể phát triển bằng cách sử dụng các gói phần
mềm ứng dụng. Đó là những chương trình ứng dụng viết sẵn ở dạng mã máy dành cho
những lớp bài toán cụ thể. Các gói phần mềm ứng dụng phát triển rất mạnh vì nhiều ứng
dụng là chung cho tất cả các tổ chức.
Đánh giá:
• Rút ngắn tg chi fi dễ bảo trì tài liệu đầy đủ làm vc ổn định
• Ko đạt đc chất lg kỹ thuật và cn cho các ứng dụng đa mục tiêu có nhiều đặc thù
• Ngoài pan mếm sẵn có có thể sử dụng lại các mẫu thiets kê, khung làm vc
9. Các bc để khảo sát thu thập tt của 1 ht thực là những bc naof?nêu các pp chính
dung để thu thập tt của hệ thống ? các kn công cụ và ptien sử dug gồm những j?mô tả nd
của nó ? nd và vai trò của mỗi pp?
 Các bc thu thập ksat ht:
Quá trình khảo sát hệ thống cần trải qua các bước:
- Tiến hành thu thập thông tin bằng các phương pháp khác nhau.
- Củng cố, bổ sung và hoàn thịên kết quả khảo sát.
- Tổng hợp kết quả khảo sát.
- Hợp thức hóa kết quả khảo sát.
 Các pp thu thập tt:

Cách tốt nhất để thu thập thông tin của hệ thống hịên tại là hãy giao tiếp với những
người trong tổ chức mà
chính họ trực tiếp hay gián tiếp tác động đến sự hoạt động và thay đổi hệ thống. Các
phương pháp thường
được sử dụng để thu thập thông tin là:
 Phương pháp truyền thống:
- Phỏng vấn:
+ Nội dung : Lập danh sách và chọn người cần hỏi,hẹn gặp,tìm hiểu xác định câu hỏi
thích hợp,chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ,lập kế hoạch phỏng vấn.
+ Đánh giá : Là cách chính để thu thập thông tin,đơn giản tuy nhiên thu nhiều thông
tin,khó tổng hợp.Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố : sự chuẩn bị,chất lượng câu hỏi,phương
pháp,phương tiện ghi,kinh nghiệm và khả năng giao tiếp.
- Quan sát tại chỗ:
+ Nội dung : nhìn vào đối tượng để thu thông tin,có 2 cách là
trực tiếp quan sát hoặc nhìn qua phương tiện.
+ Đánh giá : Dùng để bổ sung và chính xác hóa thông tin;Có
tính bộ phận,bề ngoài,bị động;Hạn chế về thời gian,phạm vi,đối tượng được quan sát.
- Điều tra bằng bảng hỏi:
+ Nội dung : Sử dụng để thăm dò dư luận,quan điểm,ý kiến
chung,đặc trưng đại chúng rộng rãi.Bảng hỏi gồm 2 phần : thông tin chung,câu hỏi,bổ
sung.Cần soạn thảo lấy ý kiến điều tra thử.Chọn mẫu điều tra tùy mức yêu cầu chính
xác.
+ Đánh giá : Nhanh,rẻ,dễ tổng kết,có sẵn công cụ;đào tạo người
điều tra ít tốn kém;độ chính xác thấp,mang tính trung bình.
- Nghiên cứu các tài lịêu, thủ tục:
+ Nội dung : Xác định tài liệu,báo cáo chính cần thu thập;Phân
loại,sao chép,lên danh sách,bổ sung;Ghi lại các nội dụng cốt yếu theo mẫu;Phân tích
làm nổi bật yêu cầu.
+ Đánh giá : giúp tăng cường các kết quả nhận được nhờ xem xét các tài lịêu hệ thống
và tổ chức để phát hịên ra những

chi tiết về chức năng và tổ chức, mô tả tổ chức, kế hoạch kinh doanh, biểu đồ chức
năng, chính sách kinhdoanh hàng năm, mô tả công vịêc, những tài lịêu bên trong,
bên ngoài, các báo cáo của hệ thống, các nghiên cứu hệ thống.
 Phương pháp hiện đại :
- Thiết kế ứng dụng liên kết (JAD):
+ Nội dung :
• Ý tưởng chính của phương pháp này là để tất cả những người sử dụng chủ
chốt, các nhà quản lý, các nhà phân tích hệ thống cùng tham gia vào vịêc phân tích hệ
thống hịên thời.
• Mục tiêu đầu tiên của sử dụng JAD là để thu thập yêu cầu thông tin của hệ
thống một cách liên tục bắt đầu từ những người chủ chốt trong hệ thống.
• Thành phần tham gia : Người lãnh đạo phiên JAD,Những người sử
dụng,Những nhà quản lý,Nhà tài trợ,Những nhà phân tích hệ thống và các kỹ thuật viên
cùng đội ngũ phát triển hệ thống.
+ Đánh giá :
• Kết quả của quá trình làm vịêc không ngừng được tăng cường và củng cố, có
cấu trúc chặt chẽ và hịêu quả cao.
• Phương pháp này rất hiệu quả, cho kết quả nhanh, nhiều vấn đề được thảo
luận đi đến thống nhất, nhiều thông tin được bổ sung và làm chính xác nhưng cần có
những người có kinh nghiệm tổ chức.
• Chi phí tốn kém và cần nhiều thời gian của những người tham gia
- Hệ thống trợ giúp nhóm: Trợ giúp việc chia sẻ các ý tưởng và thảo luận về
yêu cầu của hệ thống.
- Các công cụ CASE: Phân tích hệ thống hiện tại, phát hiện yêu cầu hệ thống
nhằm đáp ứng những thay đổi của điều kiện môi trường.
- Phương pháp làm bản mẫu:
+ Nội dung: Người dùng tham gia vào quá trình phát triển & xây dựng mẫu để người
dùng đánh giá & sửa ñổi mỗi khi có thông tin phản hồi.
+ Đánh giá : Sử dụng khi
• Nhu cầu chưa rõ ràng,có nhiều người cùng làm.

• Thiết kế chấp nhận được phức tạp.
• Mong yêu cầu được đặc tả tốt nhất.
• Các công cụ và dữ liệu đã sẵn sàng.
 Các kn công cụ và ptien sử dụng:
• Công việc chức năng:
+ tập các hđ có liên quan diễn ra trog 1 phạm vi có tác động lên dữ liệu
+ Tên : Động từ + bổ ngữ.
+Loại hình: thu thập, cập nhật, tạo, xử lý, truyền, trình diễn.
• Thủ tục qtac ngiệp vụ:
+những qtac qđinh hay hướng dẫn chi foi các hđ của tổ chức nhằm đảm bảo sự hiệu qả
của chúng
+có 3 loại: về quản lý, về tổ chức, về kỹ thuật
• Hồ sơ dữ liệu –thực thể dữ liệu: + 1đối tg của thế giới thực mang các dữ liệu
xác định:1 thẻ kho, 1 chứng từ, sổ ghi nợ, 1 tệp dữ liệu, 1 tớ séc
+tên : là 1 danh từ
+vai trò: là đầu vào đầu ra và đối tg tác động các hđ nghiệp vụ.
10. Mô hình ngiệp vụ là j?
Mô hình nghiệp vụ là một mô tả các chức năng nghiệp vụ của một tổ chức (hay một
miền đựoc nghiên cứu của tổ chức) và những mối quan hệ bên trong giữa các chức
năng đó cũng như các mối quan hệ của chúng với môi trường bên ngoài. Mô hình
nghiệp vụ được thể hiện bằng một số dạng khác nhau. Mỗi một dạng mô tả một khía
cạnh của hoạt động nghiệp vụ. Tất cả các dạng đó cho ta một bức tranh toàn cảnh về
hoạt động nghiệp vụ.
Các thành phần MHNV:
• Biểu đồ ngữ cảnh:
• Biểu đồ phân rã chức năng
• Mô tả chi tiết cn lá
• Ma trận thực thể dl chức năg
• Danh sách các hs dl sử dụng
• Các biểu đồ hđ

11. Biểu đồ ngữ cảnh gồm những thành phần nào?vai trò ý nghĩa?các bc xd ngữ
cảnh?
Biểu đồ ngữ cảnh biểu diễn hệ thống ở mức cao nhất. Trong biểu đồ này chỉ gồm ba
loại thành phần:
- Một tiến trình duy nhấtmô tả toàn hệ thống, trong đó có tên hệ thống và có chỉ số là 0.
- Các tác nhân ( môi trường của hệ thống).
- Các luồng dữ liệugiữa các tác nhân và hệ thống mô tả sự tương tác giữa hệ thống và
môi trường.
Các bc xd biểu đồ ngữ cảnh:
12. Biểu đồ phân rã chức năng gồm những thành phần nào?Vài trò ý nghĩa của
biểu đồ?Giải thích các KN và ký pháp sử dụng(chức năng,chức năng là,nguyên tắc
phân rã chức năng )?Nội dung mô tả chức năng lá?có mấy loại biểu đồ phân rã chức
năng?Khi nào sử dụng mỗi loại đó?
 Thành phần của BĐPRCN:
 Vai trò,ý nghĩa của BĐPRCN:
-Mô tả chức năng nghiệp vụ của toàn hệ thống phân thành các mức khác ở dạng cây
phân cấp.
-Nắm hiểu tổ chức và hoạt động của nó.
-Hỗ trợ xác định miền nghiên cứu.
-Thể hiện vị trí công việc trong hệ thống.
-Cơ sở để cấu trúc hệ thống chương trình.
 Nội dung mô tả chức năng lá :
-Tên chức năng.
-Các sự kiện kích hoạt.
-Trình tự thực hiện.
-Yêu cầu giao diện.
-Dữ liệu vào.
-Công thức.
-Dữ liệu ra
-Qui tắc nghiệp vụ

 Có mấy loại biểu đồ phân rã chức năng?Khi nào sử dụng mỗi loại đó?
2 loại : biểu đồ dạng chuẩn và biểu đồ dạng công ty
-Dạng chuẩn dùng để thể hiện chức năng cho tổ chức có qui mô vừa và nhỏ.
-Dạng biểu đồ công ty để thể hiện chức năng cho tổ chức có qui mô lớn.
13. Cấu trúc ma trận thực thể-chức năng?Cần chọn những chức năng nào để đưa
vào ma trận chức năng?Vai trò và ý nghĩa của nó?
*Ma trận thực thể chức năng: là ma trận thể hiện mối quan hệ (tác động) giữa các chức
năng và HSDL.
*Cấu trúc: bao gồm các cột, các dòng:
- Mỗi cột ghi tên 1 thực thể. Các thực thể là các hồ sơ và các tài liệu thu thập được
trong quá trình khảo sát.
- Mỗi dòng ghi tên 1 chức năng. Các chức năng này thường là chức năng ở mức tương
đối chi tiết, nhưng không phải mức lá. Vì nếu sử dụng mức lá thì số chức năng là quá
nhiều. Mặt khác, nếu sử dụng các chức năng quá gộp thì khó nhận thấy được tác động
của chức năng đến các thực thể, tức là khó xác định được các ô tương ứng trong bảng
cần đánh dấu.
- Mỗi ô ghi chữ R(Read)/C(Create)/U(Update) or để trống
Ma trận nhận được cuối cùng cho ta biết mối quan hệ giữa các chức năng được xét và
các hồ sơ dữ liệu còn được giữ lại: mỗi chức năng có tác động lên những hồ sơ nào,
theo cách thức nào (đọc, cập nhật hay tạo ra nó). Ma trãn thực thể-chức năng sau khi đã
bỏ đi các dòng và các cột không được đánh dấu sẽ sử dụng như một dạng mô tả trong
mô hình nghiệp vụ. Nó là một đầu vào để xác định các luồng dữ liệu trong biểu đồ
luồng dữ liệu.
*Vai trò và ý nghĩa:
-Ma trận là một công cụ phân tích phạm vi – mô tả tương tác chức năng lên dữ liệu.
-Phép phát hiện những thực thể hay chức năng cô lập để xem xét, bổ sung những
khiếm khuyết trong khảo sát, loại bỏ những chức năng hay thực thể thừa (ứng với dòng
hay cột cô lập) của miền khảo sát. Trong một số trường hợp có thể phải phân rã chức
năng nhỏ hơn để tìm ra mối quan hệ của chức năng và thực thể.
14. Mô hình khái niệm dữ liệu là gì? Các thành phần của mô hình thực thể-mối

quan hệ (mô hình E-R) gồm những thành phần nào? Giải thích các khái
niệm và ký pháp: thực thể, mối quan hệ, thuộc tính, thuộc tính tên gọi, thuộc
tính định danh, thuộc tính lặp, bậc của mối quan hệ, các loại liên kết trong
một mối quan hệ, lực lượng bản thể của một thực thể tham gia vào mối
quan hệ?
*Mô hình khái niệm dữ liệu: là một biểu diễn đồ thị của các lớp dữ liệu và mối quan hệ
ngữ nghĩa giữa chúng.
Có 3 thành phần tố cơ bản:
- Thực thể: là một khái niệm để chỉ một lớp các đối tượng của thế giới thực hay các
khái niệm độc lập có cùng những đặc trưng chung. Tên của thực thể là một mệnh đề
danh từ. Kí pháp là hình chữ nhật có tên bên trong.
-Mối quan hệ giữa các thực thể: là khái niệm phản ánh mối quan hệ ngữ nghĩa vốn có
giữa các bản thể của các thực thể trong thế giới thực. Tên mqh là một mệnh đề động từ.
Ký pháp: hình thoi có tên quan hệ bên trong biểu diễn và được nối với các thực thể
tham gia mối quan hệ bằng các đoạn thẳng. Có 2 loại mqh thể hiện mqh ngữ nghĩa vốn
có của nó trong thế giới thực: mqh tương tác và mqh sở hữu or phụ thuộc.
-Thuộc tính của các thực thể hay mối quan hệ.
+ Thuộc tính của thực thể: là các đặc trưng của thực thể mà ta quan tâm(ko phải là tất
cả). Tên của thuộc tính là một danh từ. Thuộc tính có thể phân thành 1 số loại:
-Thuộc tính tên gọi: giá trị cho tên gọi 1 bản thể
-Thuộc tính định danh: giá trị của nó xác định duy nhất mỗi bản
thể.
-Thuộc tính mô tả: các thuộc tính còn lại
-Thuộc tính lặp: với 1 bản thể nó có thể nhận nhiều giá trị khác
nhau
-Thuộc tính của mối quan hệ: mqh thể hiện bằng động từ nên thuộc tính sẽ là các đăc
trưng trả lời các câu hỏi của động từ:
+Bằng cách nào?(phương thức hành động)
+Khi nào?(thời gian)
+Bao nhiêu?(định lượng)

+Như thế nào?(định tính)
Để tìm các thuộc tính của 1 quan hệ cần trả lời các câu hỏi trên cho động từ và tìm nó
từ các đặc trưng.
Bậc của mối quan hệ: là số các thực thể tham gia vào mối quan hệ đó. Các loại bậc: bậc
1,2,3…
15.Mô hình dữ liệu logic: là sự mô tả các cấu trúc dữ liệu sao cho 1 hệ Quản Trị
CSDL có thể xây dựng dựa trên nó để tổ chức việc lưu trữ và khai thác dữ liệu 1 cách
hiệu quả.
Có 4 loại mô hình DL logic:
-Mô hình DL phân cấp
- Mô hình DL mạng
- Mô hình DL quan hệ
- Mô hình DL hướng đối tượng

×