Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

VAI TRÒ CỦA GIUN QUẾ TRONG XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.27 KB, 16 trang )

NHÓM 8-11KMT
VAI TRÒ CỦA GIUN QUẾ TRONG XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ
I. Các phương pháp xử lý rác thải
1. Một số định nghĩa
a. Rác thải
Rác thải là những vật chất ở dạng rắn do các hoạt động của con
người và động vật tạo ra. Những “sản phẩm” này thường ít được
sử dụng do đó nó là “sản phẩm” ngoài ý muốn của con người.
Rác thải còn bao gồm cả bùn cặn, chế phẩm nông nghiệp, xây
dựng, khai thác mỏ…
b. Rác hữu cơ
Rác hữu cơ (chất thải hữu cơ): Là các chất thải có nguồn gốc hữu
cơ như thực phẩm thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến
các dung môi, nhựa dầu mỡ, và các loại thuốc bảo vệ thực vật,…
c. Rác sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt
động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư,
các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại.
Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy
tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa
hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt,
rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả
2. Các phương pháp xử lý rác trên thế giới
Bảng 1.Các phương pháp xử lý rác thải thông thường.

STT
PHƢƠNG
PHÁP
KHÁI NIỆM
NGUYÊN TẮC
ƢU ĐIỂM


NHƢỢC
ĐIỂM
1
Chôn lấp
Chôn lấp là
phương pháp
lưu giữ chất
thải trong một
vùng diện tích
- Xa khu vực sinh
hoạt;
- Không có mạch
nước ngầm;
+ Công
nghệ đơn
giản, rẻ tiền
và phù hợp
với nhiều
+ Chiếm diện
tích đất lớn.
+ Không được
sự đồng tình của
người dân xung
và có phủ đất
lên trên.
- Cần phải lót vải
địa hóa;
- Nước thải rỉ rác
phải được xử lý;
- Phải quản lý bãi

chôn rác thải
nhiều năm tiếp
theo.
loại rác
thải;
+ Chi phí
vận hành
bãi rác
thấp.
quanh.
+ Nguy cơ gây
ô nhiễm (đất,
nước, không
khí) cao.
+ Chọn khu vực
làm bãi chứa rác
đạt tiêu chuẩn
rất khó.

2
Đốt
tiến hành tro
hoá chất hữu
cơ nhờ phản
ứng chuyển
hoá thành
CO2 và H2O
-Thực hiện trong
lò đốt nhiệt độ
cao (khoảng 800

– 12000C).
- Năng lượng của
quá trình đốt
được thu, cung
cấp cho nồi hơi
tiếp sau đó là sưởi
hoặc cấp cho máy
phát điện.

- Chất hữu
cơ được xử
lý triệt để,
phần tro
còn lại có
thể tích rất
nhỏ so với
thể tích ban
đầu.
 Diện
tích bãi
chôn rác
thải giảm,
giảm nguy
cơ gây ô
nhiễm
nước ngầm
- Ô nhiễm môi
trường không
khí khu vực dân
cư xung quanh,

- Mất mỹ quan
đô thị.
- Chi phí cao.

3
Sinh
học

sinh
học
Compost: là
quá trình ổn
định sinh hóa
các chất hữu
cơ để hình
thành các chất
- Sản xuất và
kiểm soát một
cách khoa học tạo
môi trường tối ưu
đối với quá trình
- Tiến hành cả
- Làm ổn
định chất
thải: khi
chuyển
chúng vào
đất sẽ
-Chất lượng
phân ủ phụ

thuộc loại rác
thải đem ủ.
-Quá trình ủ làm
mất Carbon và
mùn.
trong điều kiện
hiếu khí và kỵ
khí.
không làm
môi trường
bị ô nhiễm.
- Ức chế và
tiêu diệt
các mầm
bệnh.
- Làm tăng
dinh dưỡng
cho cây
trồng.
Nitơ, như vậy
quá trình ủ là
quá trình mất
năng lượng.
-Quá trình ủ
thường tạo ra
một lượng nước
ở đáy khối ủ và
một lượng khí
thải cần phải xử
lý làm tăng chi

phí.
Giun
xử lý
rác
Loài động vật
đất ăn các
chất hữu cơ
để sinh tồn.
Sau khi qua
đường tiêu hóa
của giun các chất
hữu cơ biến đổi
thành hợp chất
dinh dưỡng tốt
cho cây trồng.
-Biến đổi
rác thải
thành
nguồn dinh
dưỡng rất
tốt cho cây
trồng.
-Giun có
hàm lượng
dinh dưỡng
cao là loại
thức ăn
giàu đạm,
hàm lượng
protein thô

chiếm 70%
trọng lượng
thân giun,
rất tốt cho
gia súc và
gia cầm.
Phải có người
chăm sóc, theo
dõi.
-Mắn đẻ,
dễ nuôi,
chăm sóc,
và phù hợp
với điều
kiện nước
ta.
4
Phương
pháp thải
ra sông
ngòi, ra
biển.
Chất thải
chưa qua xử
lý được thải
trực tiếp ra
sông ngòi,
biển.
- Khi môi trường
có khả năng đồng

hóa, môi trường
không bị ô nhiễm.
- Dân số tăng
nhanh, lượng rác
quá nhiều vượt
qua khả năng tự
làm sạch của môi
trường.
- Đơn giản,
dễ thực
hiện.
-Ít tốn kém.
-Ô nhiễm môi
trường.
- Phát tán mầm
bệnh.
- Ảnh hưởng
sức khỏe con
người và sinh
vật.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng một số phương pháp như:
 Phương pháp xử lý bằng công nghệ Hydromex: nghiền
rác nhỏ sau đó polime hóa và sử dụng áp lực lớn để nén
ép và định hình sản phẩm, áp dụng để xử lý rác đô thị.
 Công nghệ ép kiện và cách li rác: phân loại bằng thủ
công trên băng chuyền, chất tái chế được thì có thể tái
sử dụng, chất còn lại thì được nén thủy lực để giảm thể
tích.
 Công nghệ Seraphin: Rác được tập trung, phun vi sinh
khử mùi, phân loại (rác hữu cơ dùng để ủ sinh học,

phần còn lại được đưa đến công nghệ xử lý khác).
3. Các phương pháp xử lý rác ở Việt Nam

Bảng 2. Một số công nghệ xử lý chất thải rắn ở Việt Nam

LOẠI
ĐỊA ĐIỂM
THỜI GIAN
CÔNG SUẤT
CÔNG NGHỆ
ÁP DỤNG
(TẤN/ NGÀY)
Dano System
Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Từ 1981
240
Compost
Nhà máy phân hữu cơ Cầu
Diễn, Hà Nội
Từ 1992
210
Seraphin
Nhà máy xử lý rác Đông
Vinh, TP.Vinh, Nghệ An
Từ 2003
80-150
(Trung tâm thông tin KH&CN Quốc Gia, năm 2007)
Ở Việt Nam, hiện nay phương pháp xử lý chất thải rắn chủ yếu là chôn
lấp (khoảng 85-90%). Điều này khiến cho quỹ đất dành cho phương
pháp việc xử lý bằng phương pháp chôn lấp ngày càng lớn, hiện đã lên

lên đến hàng trăm hecta và chắc chắn con số này sẽ còn tăng nhiều hơn
trong tương lai. Không chỉ vậy. việc chon lấp rác sẽ làm phát sinh nước
rỉ rác. Đây là nguồn nước thải vô cùng độc hại cho môi trường nếu
không được xử lý tốt.
Việt Nam cũng đang tiến hành nuôi giun xử lý rác nhưng chủ yếu người
dân dùng để xử lý chất thải ở các trang trại chăn nuôi. Còn dùng giun xử
lý rác thải sinh hoạt của con người thì chưa được sử dụng rộng rãi, bởi vì
người dân vẫn quan niệm giun bẩn.
II. Phương pháp xử lý rác hữu cơ bằng giun quế
1) Tổng quan về giun quế
Giun quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ
Megascocidae (họ cự dẫn), ngành giun đốt (Annalida).
Chúng thuộc nhóm Epeigeic, thường sống trong môi trường có
nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể
lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài giun địa
phương sống trong đất.
- Kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10 –15 cm, thân hơi
dẹt. Bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2 cm.
- Màu từ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía
bụng, hai đầu hơi nhọn.
- Cơ thể thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một
vành tơ, đếm kỹ thân có tới 120 đốt. Khi di chuyển, các đốt co duỗi
kết hợp các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất đẩy cơ
thể di chuyển một cách dễ dàng.
- Giun quế là sinh vật lưỡng tính, tuy nhiên chúng không thể tự thụ
tinh cho nhau mà phải sinh sản thông qua việc thụ tinh chéo giữa
hai cá thể, phía gần đuôi có 1 cái đai, gọi là đai sinh dục, đai này
nằm từ đốt thứ 18 đến đốt 22. Chúng sinh sản quanh năm và rất
nhanh theo cấp số nhân nên lượng sinh khối thu được trong quá
trình nuôi là khá lớn.

- Trong tự nhiên, giun quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh,
hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rửa như trong
các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. Nhiệt độ môi
trường khoảng 20-30
o
C, pH bằng 7-7.5, độ ẩm 60 -70%.
- Giun quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ
chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân
hủy, phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm
lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng hơn, giúp cho chúng sinh
trưởng và sinh sản tốt hơn.
- Thức ăn sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng
sinh, chúng thải phân ra ngoài (hệ số chuyển hóa ở đây vào khoảng
0.7), những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa
này theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạt động ở
“màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài. Đây là một trong
những nguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng
cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy
bình thường trong tự nhiên.
2) Sử dụng giun quế trong xử lý rác thải hữu cơ
a) Trên thế giới
 Wormtech Limited
- Công ty đóng tại hạt Monmouthshire (Anh) chuyên thu thập rác
thải để tái chế.
- Hiện nay, Wormtech đang gấp rút sửa sang năm căn nhà chứa máy
bay ở Caerwent thành xưởng cho các "công nhân giun" làm việc,
cần tuyển khoảng 18 tỷ giun cho dự án tái chế của mình.
- Theo dự tính, phải có khoảng 30.000 tấn giun, nhờ đó tạo được
công ăn việc làm cho khoảng 20 lao động địa phương.
 Vancouver

- Sử dụng giun để sản xuất phân bón phổ biến tại Vancouver
(Canada) từ những năm 80.
- Trên mười năm qua, chính quyền thành phố Vancouver đã tài trợ
cho một chương trình sản xuất phân bón từ giun.
- Vào thứ bảy hàng tuần, 25 người quan tâm tới sản xuất phân bón
từ giun tham dự một lớp học kéo dài 1 giờ tại khu vườn thí nghiệm
của City Farmer, họ học cách chăm sóc và quản lý giun.
- Cho tới nay, chương trình đã phân phát khoảng 3.500 thùng giun.
Mỗi thùng như vậy (cao 61cm, dài 51cm và rộng 30,5cm) có thể
xử lý khoảng 2,25kg rác trong một tuần, ngăn khoảng 60kg rác
hữu cơ được chuyển tới bãi chôn lấp của thành phố mỗi năm.
Ngoài lợi ích có thể thấy được, chương trình còn thúc đẩy ý thức
giảm rác thải của công chúng.
- Ngày nay, chương trình này đã phổ biến tới mức hình thành một
dịch vụ mới: Sản xuất phân bón từ giun.
- Thành phố này cũng đã thiết lập một đường dây điện thoại nóng
giành riêng cho loại hình dịch vụ này.
Mary Murphy, trưởng dự án, cho biết: “Chúng giải quyết đến 70%
thức ăn thừa và tuyệt nhiên không để lại mùi hôi thối gì cả”. Hiện nay
nhờ lũ giun, Mount Nelson tái tạo lại được khoảng 20% số rác thải
hữu cơ. Trang trại nuôi giun ở Mount Nelson là mô hình đầu tiên
được áp dụng ở Nam Phi. Sắp tới Murphy sẽ nhân rộng sang các
trường học, nhà hàng và khách sạn khác.
b) Tại Việt Nam
Trên thực tế, việc nuôi giun để xử lý ô nhiễm môi trường đã được
nhân dân ta áp dụng từ lâu. Kinh nghiệm này đã được phổ biến rộng
rãi nhất ở Hà Đông. Nhân dân ở đây thường làm chuồng gà phía trên
và nuôi giun phía dưới, vì phân do gà thải ra là nguồn thức ăn tốt cho
giun. Mặt khác nhờ giun đùn đất, tiêu hoá và thải ra chất hữu cơ, mà
sau một thời gian, đất ở phía dưới chuồng gà sẽ tơi xốp, rất tốt cho

cây trồng.
Nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Mỹ, kỹ sư Phạm Quốc
Khánh, PGS-TS Nguyễn Văn Phước và GS-TS Lâm Minh Triết
(thuộc Viện Môi trường - Tài nguyên và Trường Đại học Tôn Đức
Thắng) về khả năng xử lý rác của giun Quế: Nhóm nghiên cứu cho
biết ban đầu khi thực hiện ở phòng thí nghiệm cho thấy giun Quế ăn
rất mạnh các chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt như mít, đu
đủ, các loại rau, vỏ trái cây
Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu thiết kế hai mô hình nuôi giun
quy mô hộ gia đình và bố trí tại 2 hộ dân ở huyện Cần Giờ và 2 hộ
dân ở quận 10 và quận 7. Kết quả cho thấy giun Quế tiêu thụ chất thải
rắn hữu cơ khá ổn định.
3) Các mô hình nuôi giun quế
a. Quy mô hộ gia đình

Sơ đồ xử lý rác thải quy mô hộ gia đình
Theo sơ đồ trên, rác hữu cơ trong gia đình và giun quế là hai đầu vào
ban đầu của mô hình. Trong đó rác hữu cơ là nguồn thức ăn cho giun
quế. Mô hình tạo ra các sản phẩm bậc một gồm có: dịch giun, rác đã
phân hủy và giun. Các sản phẩm này tiếp tục được sử dụng làm phân
bón trồng rau và làm thức ăn cho gia cầm. Quá trình hoạt động và hiệu
quả sử dụng của mô hình nuôi giun sẽ được phân tích để làm cơ sở khoa
học cho việc đề xuất phát triển mở rộng mô hình.
 Các hình thức nuôi giun quế:
 Nuôi trong khay, chậu:
Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn
tận dụng tối đa các diện tích trống có thể sử dụng được, mô hình này có
thể sử dụng các dụng cụ đơn giản và rẻ tiền như các thùng gỗ, thau chậu,
thùng xô… Các thùng gỗ chỉ nên có kích thước vừa phải (vào khoảng
0,2 – 0,4 m2 với chiều cao khoảng 0,3m). Các dụng cụ này nên được đặt

trên những cái khung nhiều tầng để dễ chăm sóc và tận dụng được
không gian.
Các dụng cụ nuôi nên được che mưa gió, đặt nơi có ánh sáng hạn
chế càng tốt. Chúng phải được lỗ thoát nước, những lỗ này cần được
chặn lại bằng bông gòn, lưới… để không bị thất thoát nước con giống.
Do tính ưu tối nên trên mặt của dụng cụ cần được kiểm tra thường
xuyên.
Mô hình nuôi này có ưu điểm là dễ thực hiện, có thể sử dụng lao
động phụ trong gia đình hoặc tận dụng thời gian rãnh rỗi. Công tác chăm
sóc cũng thuận tiện vì dễ quan sát và gọn nhẹ. Tuy nhiên, nó có nhược
điểm là tốn nhiều thời gian hơn các mô hình khác, số lượng sản phẩm có
giới hạn, việc chăm sóc cho giun phải được chú ý cẩn thận hơn.
 Nuôi trên đồng ruộng có mái che:
Thích hợp cho quy mô gia đình vừa phải hoặc mở rộng, thích hợp
cho những vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bóng râm vừa
phải.
Các luống nuôi có thể đạt độ ẩm trong đất hoặc làm bằng các vật
liệu nhẹ như bạt không thấm nước, gỗ…, có bề ngang từ 1 – 2m, độ sâu
(hoặc cao) khoảng 30 – 40 cm, bảo đảm thoát nước được nước và thông
thoáng. Mái che nên làm ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay đổi trong
những thời tiết khác nhau. Độ dày chất nền ban đầu và thức ăn nên được
bổ sung hàng tuần. Luống nuôi cần được che phủ để giữ ẩm, kích thích
hoạt động của giun và chống các thiên địch.
 Nuôi trên đồng ruộng không có mái che:
Đây là phương pháp nuôi truyền thống ở các nước đã phát triển
công nghệ nuôi giun như Mỹ, Úc và có thể thực hiện ở quy mô lớn.
Luống nuôi có thể nổi hoặc âm trong mặt đất, bề ngang khoảng 1 – 2m,
chiều dài thường không giới hạn mà tùy theo diện tích nuôi. Với phương
pháp này, người nuôi không phải làm lán trại, có thể sử dụng các trang
thiết bị cơ giới để chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. Nếu cho lượng thức

ăn ban đầu ít và bổ sung hàng tuần thì việc thu hoạch cũng khá dễ dàng.
Tuy nhiên, phương pháp nuôi này bị tác động mạnh bởi các yếu tố thời
tiết, có thể gây tổn hại đến giun và cần một diện tích tương đối lớn.
b. Quy mô công nghiệp và bán công nghiệp
Là dạng cải tiến và mở rộng của luống nuôi có mái che trên đồng
ruộng và nuôi trong thau chậu.Các khung (bồn) nuôi có thể được xây
dựng kiên cố trên mặt đất có kích thước rộng hơn hoặc được sắp thành
nhiều tầng. Việc chăm sóc có thể thực hiện bằng tay hoặc các hệ thống
tự động tùy theo quy mô.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm là chủ động được điều kiện
nuôi. Chăm sóc tốt, nuôi theo quy mô lớn nhưng chi phí xây dựng cơ
bản và trang thiết bị cao. Hiện nay, quy mô nuôi công nghiệp với những
trang thiết bị hiện đại được áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển
như Mỹ, Úc, Canada.
4) Một vài mô hình xử lý rác hữu cơ bằng giun quế ở Việt Nam
 Mô hình nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ rác thải bằng
giun quế ở Đà Nẵng
 Chuẩn bị nguồn thức ăn cho giun quế: Lấy nguồn rác hữu cơ từ
chợ, không lấy rác có tính cay, độc, tinh dầu.
 Tạo môi trường sống cho giun quế:
- Đất được lấy trong vườn (thành phần chủ yếu là đất pha cát)
- Trộn rác với đất theo tỉ lệ đất:rác = 1:3 (rác được phân loại, cắt
nhỏ với kích thước 2-3 cm).
- Tổng lượng đất và rác là 4kg.
 Mô hình nuôi giun quế:
- Giun quế được nuôi trong thùng xốp trong môi trường đất trộn
với rác
- Đáy thùng xốp đục lỗ và được lót bông gòn, để ngoài vườn nơi
có bóng cây, thoáng mát
- Cho rác đã trộn với đất vào 5 thùng xốp khác nhau, để trong

thời gian 1 tuần
- Sau 2 ngày tính từ lúc nuôi, cứ 2 ngày/lần cho vào mỗi thùng
lượng rác có tỉ lệ tương ứng như sau:
Mẫu
M1
M2
M3
M4
M5
Lượng rác
cho vào
(kg)
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
- Tưới nước 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều, đảm bào độ
ẩm từ 70-85%.
 Kết quả cân khối lượng phân và số lượng giun:
Mẫu
Số liệu ban đầu
Sau 4 tuần
Tỉ lệ
sinh
trưởng
(%)
Tỉ lệ
phân/rác
(%)

Số giun
ban đầu
(con)
Khối
lượng
giun
(kg)
Số giun
(con)
Khối
lượng
giun
(kg)
M1
200
0.1
215
0.15
7.50
21.43
M2
200
0.1
224
0.18
12.00
26.79
M3
200
0.1

237
0.20
18.50
30.95
M4
200
0.1
216
0.13
8.00
8.93
M5
200
0.1
209
0.12
4.50
2.14
 Kết quả thu được khi ứng dụng bón phân giun quế cho cây trồng
- Tiến hành trồng cây trên 3 mẫu đất:
+ Mẫu 1: trồng cây trên nền đất thường
+ Mẫu 2: trồng cây trên nền đất thường có bón phân giun quế
+ Mẫu 3: trồng cây trên nền đất thường có bón phân vi sinh
- Tiến hành tưới nước định kì trong ngày, trồng ở nơi có đầy đủ
ánh sang, thoáng mát.
- Thời gian nghiên cứu: 4 tuần
- Kết quả thu được:
Mẫu
Chiều cao
Màu lá

Mẫu 1
8-10 cm
Lá nhỏ, hơi vàng
Mẫu 2
15-17 cm
Lá xanh tốt
Mẫu 3
18-20 cm
Lá xanh tốt
- Nhận xét: Cây trồng ở mẫu 2 sinh trưởng và phát triển gần
tương đương với mẫu 3. Đất trồng mẫu 2 tơi xốp hơn 2 mẫu còn
lại (có giun nhỏ và trứng giun).
- Kết luận: Mô hình này có thể áp dụng để giải quyết nguồn rác
hữu cơ trong phạm vi nhỏ: hộ gia đình và các chợ.
Nguồn: Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học
lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010.
 Mô hình xử lý rác thải hữu cơ ở Hà Nội
Nhóm nghiên cứu đã triển khai thí điểm mô hình xử lý rác hữu cơ bằng
giun thay thế các phương pháp xử lý truyền thống trước đây như đốt
hoặc chôn lấp tại 5 hộ nông dân ở xã Lam Hồng (Đông Anh) và khu chợ
Bưởi, chợ Long Biên (Hà Nội). Sau đó, mô hình được tự ứng dụng tại
một số địa phương khác như Mê Linh, Từ Liêm, Hoàng Mai.
Theo đó, rác thải được thu gom từ các hộ gia đình, chợ. Các loại rác hữu
cơ như lá cây, rơm rạ, cọng rau, vỏ chuối, vỏ dứa được lựa chọn và
phân loại riêng, rồi đem ủ. Khi rác thải có dấu hiệu hoai mục thì thả giun
vào.
Tùy theo diện tích và khối lượng rác thải nhiều hay ít mà thả số lượng
giun cho hợp lý. Với bể chứa khoảng 300 kilogam chỉ cần từ 1 đến 2
lạng giun là đủ. Rác thải hữu cơ đã nhanh chóng trở thành thức ăn nuôi
giun.

Nguồn: />thairan/Pages/X%E1%BB%ADl%C3%BD3t%E1%BA%A1r%C3
%A1c,ch%E1%BB%89c%E1%BA%A7n1l%E1%BA%A1nggiun.
aspx
 Mô hình nuôi giun quế bảo vệ môi trƣờng ở Bến Tre
Anh Dương Văn Thao ở xã Tân Bình-Mỏ Cày-Bến Tre đã sử dụng mô
hình nuôi giun quế bằng thức ăn là rác thải rau cải ở các chợ. Đây là một
cách làm mới vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa giải quyết được vấn đề ô
nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây nên.
Đầu tiên, anh nuôi giun quế để tận dụng lượng phân bò của gia đình.
Qua tìm hiểu, anh Thao bắt đầu thử cho giun quế ăn thức ăn từ bắp cải
và các loại rau khác. Giun ăn và phát triển rất nhanh. Từ đó, anh Thao đã
tiến hành gom rác từ rau cải hàng bông của chợ về làm thức ăn cho giun.
Không dừng lại từ nguồn thức ăn là rau cải, anh Thao đã thử nghiệm cho
giun ăn thức ăn là vỏ cam, chanh. Lúc đầu, do chưa xử lý chất the trong
vỏ cam, chanh nên anh Thao đã thất bại. Giun chết rất nhiều. Do đó, anh
Thao đã học hỏi kinh nghiệm nuôi giun quế của nông dân ở Củ Chi
(thành phố Hồ Chí Minh) và tiến hành xử lý vỏ cam chanh bằng chế
phẩm EM cùng với việc ủ cho vỏ cam lên men, giảm chất the. Thành
công trong việc ủ vỏ cam chanh, anh Thao đã chọn thức ăn bằng vỏ cam
và chanh làm thức ăn chính cho giun.
Anh Thao cho biết, giun quế ăn bằng thức ăn từ rau cải và vỏ cam,
chanh thì sinh sản rất nhiều. Lượng thức ăn giun tiêu thụ không cao,
khoảng 1 tuần mới thêm thức ăn mới một lần.
Với diện tích chưa đến 1.000 m
2
đất, anh Thao đã có thu nhập hàng năm
trên 100 triệu đồng. Không chỉ là làm giàu cho gia đình mà cách làm này
đã một phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải.
Nguồn: />nuoi-trun-que-bao-ve-mo-truong_31.html
5) Một số ứng dụng khác của giun quế

 Thức ăn lý tưởng nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản: Với hàm
lượng Protein thô chiếm 70 % trọng lượng khô, hàm lượng đạm
của giun tương đương với bột cá, thường được dùng trong thức ăn
chăn nuôi. Giun còn hội đủ 12 loại Axit Amin, nhiều Vitamin, chất
khoáng cần thiết cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Đặc biệt, giun
còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên, mà trong bột cá
không có. Thức ăn chăn nuôi có bột giun sẽ không có mùi tanh và
khét của cá và dầu cá, hấp dẫn với vật nuôi, lại bảo quản được lâu
hơn thức ăn có dùng bột cá.
 Nguồn dược liệu quý: dùng giun Quế để cứu chữa các bệnh nhân
bị hôn mê do đột quỵ, sốt xuất huyết, chấn thương sọ não, gãy
chân tay Chất Enzyme Fibrinolytic trong giun Quế có khả năng
thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi Fibrin-một loại Protein trong
máu - vốn có tác dụng làm đông máu, giúp liền vết thương, nhưng
đồng thời nó cũng là nguyên nhân gây nên xơ vữa thành mạch của
bệnh nhân tim mạch hoặc mỡ máu, gây tắc mạch máu.
 Nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho con người và sản xuất mĩ phẩm:
- Ở Nhật, có tới 200 loại thực phẩm được chế biến từ giun, bột
giun được đưa cả vào bánh bích qui.Ở Italia giun được dùng
chế biến patê.Ở Đài Loan có hơn 200 món ăn làm từ
giun.Ở Australia người ta ăn giun với món ốp lết.Nhiều nước
khác cũng có nhiều cách chế biến giun thành các loại món ăn
quý phái. Hiện nay, đã có đồ hộp thực phẩm làm bằng giun
và bánh bích qui bán ra thị trường.
- Một số Enzim và hoạt chất được chiết xuất từ giun để làm
thuốc, thức ăn, mỹ phẩm.Chất men Selenium (Se) dưới
dạng Protein ở trong giun, có tác dụng làm chậm quá trình
lão hóa tế bào, bảo vệ tế bào trước các độc tố nguy hại, giúp
cân bằng các kích tố nội tiết liên quan tới quá trình sinh sản
và bài tiết tế bào, sản xuất ra chất Protaglandin – Có tác

dụng dƣỡng da, dƣỡng tóc, làm trẻ hóa cơ thể. Vì vậy
giun hiện đang được quan tâm nghiên cứu sử dụng trong sản
xuất mỹ phẩm.
 Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái:
- Giun có sức tiêu hóa lớn. Tác dụng phân giải hữu cơ của giun
chỉ đứng sau các vi sinh vật. Một tấn giun có thể tiêu hủy
được 70 – 80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn phân gia súc
trong một quý.Các nước trên thế giới đã tận dụng cơ năng
đặc thù này của giun để xử lý chất thải sinh hoạt hoặc rác thải
hữu cơ, làm sạch môi trường, có hiệu quả tốt.
- Giun sống trong đất sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất
- Giun có thể xử lý chất thải hữu cơ, phân gà, phân lợn, phân
bò và chuyển hóa thành phân bón hữu cơ có chất lượng cao,
và bằng cách đó cải thiện môi trường sinh thái các vùng nông
thôn.
 Loại phân hữu cơ vi sinh tốt nhất: Phân giun chứa một hỗn hợp vi
sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50% chất
mùn. Do đó phân giun không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng,
mà còn tăng khả năng cải tạo đất. Phân giun còn chứa các khoáng
chất được cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp, không như những
loại phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây
hấp thụ.Hàm lượng N-P-K, Ca và các chất khoáng vi lượng trong
phân giun, cao gấp 2 – 3 lần phân trâu bò, phân ngựa; gấp 1,5 – 2
lần phân lợn và phân dê. Hơn nữa, phân giun không có mùi hôi
thối như các loại phân gia súc, gia cầm, lại có thể lưu giữ lâu ngày
trong túi nilon mà không bị mốc, rất thuận lợi cho việc bảo quản và
vận chuyển.
III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
- Mô hình nuôi giun quế xử lý rác hữu cơ là biện pháp rất tốt để hạn

chế lượng rác thải ra môi trường hàng ngày và tận dụng được
nguồn rác này, biến đổi chúng thành phân bón sử dụng trong nông
nghiệp, có hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường.
- Áp dụng có hiệu quả ở quy mô hộ gia đình.
2. Kiến nghị:
- Mỗi gia đình nên có một chuồng giun quế để xử lý rác hữu cơ gia
đình mình thải ra hàng ngày, giúp hạn chế lượng rác thải ra môi
trường. Đồng thời nuôi giun lại có các sản phẩm như phân giun,
dịch giun tốt và an toàn cho cây trồng, phục vụ cho cuộc sống hàng
ngày của gia đình.
- Các nhà quản lý môi trường nên có các biện pháp để nhân rộng mô
hình nuôi giun xử lý rác thải ở cả thành phố và nông thôn để hạn
chế được lượng rác thải ra làm ô nhiễm môi trường. Tuyên truyền
thay đổi nhận thức của người dân để người dân coi rác là một
nguồn tài nguyên thông qua giun quế tạo thành các sản phẩm có
ích cho gia đình.












×