Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

“Ứng dụng GIS trong trình bày trực quan số liệu thống kê về dân số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 48 trang )

SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại ngày nay số liệu thống kê đã trở nên phổ biến và được sử
dụng rộng rãi. Không chỉ có ở các cơ quan nhà nước, cơ quan lập kế hoạch, chính
sách, nghiên cứu, các nhà đầu tư, các tổ chức, các công ty sản xuất, đến cả người
dân có nhu cầu sử dụng các thông tin dựa trên số liệu thống kê. Đối với mỗi ngành
nghề, mỗi lĩnh vực thì loại số liệu và thông tin thống kê mức độ quan tâm củng khác
nhau.
Để quản lý và trình bày số liệu thống kê một cách có hiệu quả cao nhất thì
cần phải có một nơi lưu trữ tốt, phải có một phần mềm với nhiều công cụ hỗ trợ
thích hợp để tập hợp các số liệu thống kê KT - XH thành một hệ thống, để vừa
quản lý, vừa phân tích, tổng hợp số liệu, cung cấp đầy đủ thông tin hiện tại, đồng
thời cho phép khai thác số liệu trong quá khứ và sau đó hiển thị tốt nhất nhằm giúp
đánh giá quá trình phát triển kinh tế của một địa phương hay ngành nghề và từ đó
dự báo được mức tăng trưởng trong tương lai.
Với cách quản lý hiện nay thì số liệu được cung cấp dưới dạng bảng biểu mà
chưa chú ý khai thác khía cạnh không gian của dữ liệu. Sự kết hợp giữa dữ liệu
thuộc tính và dữ liệu không gian là một hướng giải quyết rất hợp lý nâng cao giá trị
thông tin thống kê hiện nay lên nhiều lần.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì công nghệ GIS bắt đầu
hình thành từ những năm 60 của thế kỷ XX cũng đã có được những bước tiến dài
trên toàn thế gới, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề và đã trở
thành một trong những công cụ trợ giúp trong nhiều hoạt động KT- XH, quốc
phòng của nhiều quốc trên thế giới.
Thông qua các chức năng như thu thập, truy vấn phân tích, tích hợp và hiển
thị các thông tin được gắn liền với bản đồ, GIS còn được coi là công cụ để hỗ trợ ra
quyết định cực kỳ hiệu quả cho các cơ quan chính phủ, các tổ chức, các nhà quản

SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 2


Nhận thấy được vấn đề này cộng với sự hiểu biết được thầy cô giảng dạy,
trang bị cho kiến thức cơ bản em đã chọn đồ án “Ứng dụng GIS trong trình bày trực
quan số liệu thống kê về dân số”.
Hiện nay trên thế giới khá nhiều trang Web của các đơn vị quản lý số liệu
thống kê (Mỹ, Anh, Hà Lan…) đã ứng dụng để cung cấp dữ liệu thống kê ở dạng
trực quan bản đồ bên cạnh bảng số liệu theo kiểu truyền thống. Trong khi đó, ở Việt
Nam ta, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức.
2 . MỤC TIÊU
Mục tiêu chung:
Trình bày trực quan số liệu thống kê dân số TP. HCM qua các bản đồ với sự
trợ giúp của phần mềm GIS
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng bộ CSLD về số liệu thống kê về dân số quan 3 thời kỳ (năm
1989, 1999 và 2004)
- Trực quan hóa dữ liệu thống kê về dân số (theo thời gian và không
gian)
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian: Đồ án được thực hiện trong 4 tháng (từ tháng 1/2009 đến ngày
08 tháng 6 /2010).
- Nội dung: Do số liệu thống kê rất nhiều nên em chỉ lấy một số chỉ tiêu về
dân số để nghiên cứu trong đồ án này.
- Không gian: Đồ án lấy địa bàn TP. Hồ Chí Minh làm ví dụ minh họa cho
dữ liệu.

SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 3
4. PHƯƠNG PHÁP
Phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu nhằm thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu GIS số
liệu thống kê về HT – XH của TP. HCM.
Dữ liệu được thu thập chủ yếu dựa trên những thông tin đã có trên một số

trang Web, các bảng biểu của số liệu thống kê về KT-HX. Để thu thập các dữ liệu
cần thiết cho đồ án, em đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu như sau:
Phương pháp tham khảo tài liệu nhằm thu thập các dữ liệu thứ cấp về lý luận
GIS, số liêu thống kê, ứng dụng GIS vào công tác quản lý, phân tích và hiển thị, dữ
liệu về tổng quan địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp dữ liệu nhằm tổng hợp các dữ liệu rời rạc đã thu thập
được từ nhiều nguồn khác nhau lại để khai thác các thông tin cần thiết cho việc
hoàn thành nội dung cơ sở lý luận
Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ: Nhằm trực quan hóa các dữ liệu
theo phương án tốt nhất.



















SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh

www.gistrung.com 4
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN
5. QUY TRÌNH THỰC HIỆN








































MỤC TIÊU

CƠ SỞ LÝ LUẬN GIS,BẢN
ĐỒ CHUYÊN ĐỀ, CSDL
TÌM HIỂU ĐẶC
ĐIỂM SỐ LIỆU TK
CHỌN PHƯƠNG
PHÁP THỂ HIỆN
THỂ HIỆN DỮ LIỆU
SẢM PHẨM
THIẾT KẾ CSDL

PHÂN TÍCH
THIẾT KẾ
THU THẬP
XỬ LÝ
SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 5

PHẦN NỘI DUNG
Chương I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
VÀ SỐ THỐNG KÊ
1.1- Cơ sở lý thuyết hệ thống thông tin địa lý (GIS)
1.1.1 Ý niệm GIS
GIS là viết tắt của chữ Geographic Information System thường gọi là hệ
thống thông tin địa lý.
GIS là một hệ thống đặc biệt với cơ sở dự liệu gồm những đối tượng, những
hoạt động hay những sự kiện phân bố trong không gian được biểu diễn như những
điểm, đường, vùng trong hệ thống máy tính. Hệ thống thông tin được xữ lý, truy
vấn theo dữ liệu điểm, đường, vùng phục vụ cho những hỏi đáp và phân tích đặc
biệt. (Dueker, 1979).






Các thành phần của GIS
Về cơ bản, có thể xem GIS gồm năm thành phần chính: phần cứng, phần
mềm, dữ liệu, con người và quy trình.
+ Phần cứng: bao gồm hệ thống máy tính và các thiết bị nhập, lưu trữ, xuất
và hiển thị.
Khoa học máy tính:
- Đồ họa máy tính
- Cơ sở dữ liệu
- Quản trị hệ thống
- An toàn, bảo mật
….
Lĩnh vực ứng dụng:

- Hành chính
- Quy hoạch
- Địa chất
- Lâm nghiệp
- An ninh

Khoa học trái đất:
- Bản đồ
- Trắc địa
- Địa mạo
- Thống kê không gian
Nền tảng của GIS
SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 6
- Thiết bị nhập: bàn số hóa, máy quét…
- Thiết bị lưu trữ: đĩa từ, băng từ….
- Thiết bị hiển thị: màn hình
- Thiết bị xuất: máy vẽ, máy in…
+ Phần mềm:
Phần mềm của GIS bao gồm 5 nhóm cơ bản
- Nhập và kiểm chứng dữ liệu
- Lưu trữ và quản lý dữ liệu
- Xuất và thể hiện dữ liệu
- Biến đổi dữ liệu
- Giao tiếp với người sử dụng
Có rất nhiều phần mềm GIS như: ArView, ArGis, Mapinfo…. Tùy theo mục
đích mà ngườ sử dụng những phần mềm khác nhau cho phù hợp. Và ngày nay với
sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thì các phần mềm này có thể chuyển đổi từ định
dạng này qua các định dạng khác, phục vụ một cách tốt hơn cho người sử dụng
+ Dữ liệu:

Dữ liệu GIS gồm dữ liệu không gian và thuộc tính. Hai loại dữ liệu này liên
kết và thống nhất với nhau. Dữ liệu GIS có rất nhiều nguồn và hình thức khác nhau:
các bản đồ có sản, các ảnh Viễn thám (ảnh máy bay và ảnh vệ tinh), các số liều đo
đạc, số liệu điều tra, số liệu thống kê….
+ Con người:
Là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống thông tin địa lý. Công nghệ
GIS bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển
những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là những chuyên gia
kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng GIS để giải
quyết các vấn đề trong công việc.
+ Quy trình xữ lý:
Các quy trình bao gồm: nhập dữ liệu, lưu trữ, bảo quản dữ liệu, truy vấn dữ
liệu, xuất dữ liệu và hiển thị xữ liệu.

SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 7
Chức năng của GIS
GIS gồm có bốn chức năng: nhập dữ liệu, lưu trữ và quản lý dữ liệu, phân
tích và xữ lý, xuất dữ liệu.
+ Nhập dữ liệu:
Bao gồm các khía cạnh chuyển đổi dữ liệu dạng bản đồ, quan sát thực địa, dữ
liệu thống kê, dữ liệu từ thiết bị giám sát ( bao gồm chụp ảnh hàng không, thiết bị
giám sát đặt trên vệ tinh) thành dạng số tương ứng.
+ Lưu trữ và quản lý dữ liệu:
Nhóm lưu trữ và quản lý dữ liệu GIS giải quyết các vấn đề liên quan đến
cách dữ liệu vị trí, topology và thuộc tính của các đối tượng (điểm, đường, và vùng
thể hiện các đối tượng trên mặt đất). việc kết nối chặt chẽ về vị trí không gian và
đặc điểm thuộc tính của đối tượng sao cho có thể hiểu và thao tác dễ dàng.
+ Xữ lí và phân tích dữ liệu:
Xữ lí và phân tích cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Trong đó chức

năng phân tích không gian là điểm đặc biệt của GIS, làm cho nó khác biệt với các
hệ thống thông tin khác. Người sử dụng phải kết hợp nhiều thao tác công cụ khác
nhau để thực hiện bài toán phân tích không gian trong GIS.
+ Xuất dữ liệu:
Đây là việc đưa kết quả phân tích, truy xuất thành dạng phù hợp với yêu cầu
của người sử dụng. Xuất dữ liệu dưới dạng dạng số: hiển thị trên màn hình, lưu trữ
trong đĩa, đưa lên mạng internet Xuất dữ liệu dạng bản in: bản đồ, biểu đồ, biểu
bảng…








SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 8
1.1.2 Bản đồ
1.1.2.1 Khái niệm bản đồ học
Từ trước tới nay có nhiều người đã đưa ra nhiều khái niệm về bản đồ nhưng
nói chung đều có những nội dung tương tự chỉ khác nhau về cách diễn đạt.
Sau đây là định nghĩa của hội nghị bản đồ thế giới lần thứ 10 (Barxelona, 1995)
“Bản đồ là hình ảnh của thế giới thực tế địa lý, được ký hiệu hóa, phản ánh các
yếu tố hoặc các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nỗ lực sáng tạo
trong lựa chọn của tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu liên quan
đến mối quan hệ không gian”.
Sự biểu hiện này tuân theo quy tắc về thu nhỏ, tổng quát hóa, được thiết lập
cho mỗi tỷ lệ và tuân theo quy tắc của một phép chiếu phẳng bản đồ.
Từ định nghĩa trên nêu rõ các khía cạnh:

- Bản đồ là một loại mô hình về hiện thực địa lý.
- Mô hình bản đồ có 4 đặc điểm quan trọng, xác định sự khác biệt giữa bản đồ
và mô hình khác, đó là:
+ Phản ánh hiện thực địa lý (các thực thể, hiện tượng, quá trình, tính chất, trạng
thái trong mối quan hệ định vị trong không gian).
+ Được xác định về mặt toán học – hệ quy chiếu, tỷ lệ.
+ Phản ánh hiện thực địa lý có chọn lọc, xuất phát từ một số điều kiện, trong đó
quan trọng nhất là mục đích và tỷ lệ bản đồ.
+ Phản ánh hiện thực địa lý bằng mô hình ký hiệu là chủ yếu.
Định nghĩa gắn với máy tính và địa lý
Dent 1985: Để lập bản đồ, nhà bản đồ phải lựa chọn dữ liệu và diễn đạt thành
thông tin. Từ quan điểm này, bản đồ được coi là sự trừu tượng hóa môi trường bằng
bản đồ. Quá trình trừu tượng hóa bao gồm: lựa chọn (selection), phân loại
(classification), đơn giản hóa (simlification) và kí hiệu hóa (simbolization):
- Sự lựa chọn thông tin được xác định bởi mục đích của bản đồ.
- Sự phân loại và gộp các đối tượng thành các nhóm có thuộc tính giống hoặc
tương tự nhau.
SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 9
- Đơn giản hóa là tái tạo lại hình dạng của đối tượng trong thế giới thực bằng sự
thể hiện bản đồ.
- Kí hiệu hóa là thể hiện vị trí các đối tượng, nói chung là để biểu thị các hiện
tượng định vị theo điểm.
1.1.2.2 Khái niệm bản đồ chuyên đề
Bản đồ chuyên đề là bản đồ thể hiện những hiện tượng riêng biệt của tự
nhiên, xã hội hay những tổ hợp, những phức hệ của chúng. Đối tượng phản ánh chủ
yếu có thể là một trong những nội dung của bản đồ địa lý tổng hợp (địa hình, thủy
văn,…) hoặc là những nội dung mà bản đồ địa lý tổng hợp không đề cập đến (sự
kiện lịch sử, nhiệt độ,…).
Đặc điểm bản đồ chuyên đề thể hiện hai lớp nội dung thông tin cơ bản: thứ nhất

là hệ thống nội dung các yếu tố nền (sông ngòi, đường sá, địa hình…) các yếu tố
này phụ thuộc vào yêu cầu của nội dung chuyên môn, thứ hai là lớp nội dung
chuyên môn, là yếu tố chính, cần thể hiện của bản đồ chuyên đề.
Trên một bản đồ chuyên đề có thể kết hợp nhiều phương pháp biểu thị để làm
nổi bật lên nội dung chính muốn thể hiện.
Bản đồ chuyên đề có nhiệm vụ phản ánh:
- Bản chất nội dung của hiện tượng.
- Trật tự không gian của đối tượng, hiện tượng.
- Cấu trúc của các liên hệ, động thái và tính tương hỗ của hiện tượng.
- Kiểu dáng đối tượng, hình thức phân bố, hình ảnh không gian và tính biến
động của hiện tượng.
- Điều kiện tự nhiên (hoặc điều kiện kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất
định).
Tập bản đồ chuyên đề (hay series, atlas,…) được thành lập ra cũng như các bản
đồ địa lý chung, là để thỏa mãn nhu cầu thông tin địa vị không gian của các đối
tượng tự nhiên cũng như các đối tượng kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề quy
hoạch ngành và lãnh thổ, giải các bài toán về khoa học cũng như trong nền kinh tế
quốc dân.

SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 10
1.1.3 Các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ
Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ có nhiều phương pháp, mỗi phương
pháp đều thể hiện khác nhau. Bao gồm các phương pháp như: Phương pháp ký hiệu,
Phương pháp ký hiệu tuyến, Phương pháp đường đẳng trị, Phương pháp nền chất
lượng, Phương pháp biểu đồ định vị, Phương pháp điểm, Phương pháp khoanh
vùng, Phương pháp ký hiệu chuyển động, Phương pháp biểu đồ bản đồ và Phương
pháp đồ giải. Nhưng để thể hiện số liệu thống kê thì người ta dùng hai phương pháp
chính là bản đồ biểu đồ và đồ giải.
Phương pháp biểu đồ bản đồ

Khái niệm: là phương pháp biểu thị sự phân bố một đối tượng nào đó bằng các
biểu đồ được bố trí trên bản đồ trong các đơn vị lãnh thổ ( thường có tính chất hành
chính) và biểu thị một đại lượng tổng số của đối tượng trong phạm vi của đơn vị
lãnh thổ tương ứng (K.A.Xalisep, 1966)
Đối tượng: để phản ánh một đối tượng, hiện tượng, có thể sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau, tùy yêu cầu, mục đích sử dụng để lựa chọn phương pháp thích hợp.
Được dùng khi phản ánh số liệu thống kê về một hiện tượng trong một phạm
vi lãnh thổ tương ứng
Ví dụ: thể hiện số liệu thống kê tổng dân số,
Phương pháp này thường dùng chủ yếu đối với các loại bản đồ thống kê, bản
đồ văn hóa xã hội, bản đồ kinh tế.
Phương pháp thể hiện: hệ thống số liệu thống kê theo từng đơn vị hành
chính: tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã… Chọn biểu đồ thích hợp (biểu đồ
cột, tròn…) để thể hiện cho thích hợp.
Các loại biểu đồ thường gặp như: biểu đồ cột, biểu đồ diện tích (hình vuông,
hình tròn, tam giác), biểu đồ thể tích ( hình khối, hình cầu ). Mỗi loại biểu đồ thể
hiện khả năng riêng nên ta phải phân biệt rõ ràng để thể hiện cho đúng. Ngoài ra
giữa các bản đồ còn có khả năng phối hợp thể hiện rất tốt.
Phương pháp này mang lại hiểu quả như thể hiện được mức độ phân bố, quy
mô của hiện tượng trong giới hạn lãnh thổ cần phản ánh. Không chỉ rõ vị trí của đối
tượng, hiện tượng mà chỉ diễn đạt các số liệu thống kê. Thông thường biểu đồ được
SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 11
đặt vào giữa vòng đơn vị hành chính lãnh thổ. Phản ánh các chỉ tiêu tuyệt đối, biểu
thị sự phân bố của các chỉ tiêu số lượng thông qua biểu đồ và biểu thị sự biến động
của các hiện tượng ở hai, ba thời điểm khác nhau, phản ánh cả tổng giá trị của các
chỉ tiêu trong phạm vi từng đơn vị lãnh thổ. Hiệu quả khi trình bày các khía cạnh
không gian của dữ liệu bằng số ( thu nhập, mật độ, diện tích…). Thể hiện dữ liệu
của đối tượng dưới dạng các biểu đồ khác nhau nên thấy rõ sự chênh lệch giữa các
đối tượng cũng như sự thay đổi của hiện tượng trong phạm vi từng đơn vị lãnh thổ.

Phương pháp đồ giải.
Khái niệm: Phương pháp đồ giải là phương pháp biểu thị trực quan các giá trị
tương đối, cường độ trung bình của một hiện tượng nào đó trong từng đơn vị phân
chia lãnh thổ có ranh giới hành chính rõ ràng bằng cách tô màu hoặc gạch nét với
cường độ phù hợp. ví dụ như: Mật độ dân số (số người nói chung trên một đơn vị
diện tích).
Đối tượng của phương pháp này:
- Được thống kê trên một đơn vị hành chính lãnh thổ
- Được thể hiện ở giá trị tương đối hay cường độ trung bình
- Giá trị của đối tượng được thể hiện theo thang phân bậc
Ví dụ: Mật độ dân số = Số dân / Diện tích
Khả năng diễn đạt phản ánh sự khác biệt về cường độ của đối tượng từ nơi
này sang nơi khác. Nhưng chỉ chính xác trong trường hợp khi mà mạng lưới phân
chia lãnh thổ phù hợp với sự phân vùng tự nhiên của hiện tượng. Mặt khác, hai hay
nhiều chỉ số có thể được bố trí trên cùng một đồ giải nhưng sẽ làm giảm bớt tính
trực quan của bản đồ.
Tuy nhiên Các đồ giải không phản ánh được những khác biệt của cường độ
các đối tượng bên trong từng đơn vị lãnh thổ.




SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 12
1.1.4 Vai trò bản đồ đối với SLTK
1.1.4.1 Khả năng của bản đồ thể hiện nội dung của SLTK
Sự phát triển của công nghệ bản đồ số, ngành bản đồ đã có những phát triển
vượt bậc. Hiện nay, ngày càng có nhiều người, nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm
đến xây dựng và sử dụng bản đồ. Trong đó sử dụng bản đồ để thể hiện số liệu thống
kê đã được các nhà kinh tế, thống kê áp dụng rất hiệu quả nhằm trình bày, hiển thị,

phân tích… số liệu kinh tế - xã hội.
1.1.4.2 Bản đồ thống kê
Bản đồ thể hiện số liệu thống kê về dân số có thể được thành lập bằng nhiều
phần mềm khác, không phải chỉ có phần mềm GIS mới có thể hiện được. Tuy
nhiên, lý do tôi quyết định thể hiện những chỉ tiêu về dân số lên bản đồ với sự hỗ
trợ của phần mềm GIS (cụ thể là phần mềm ArcGIS) vì ArcGIS là một phần mềm
chuyên dùng, rất mạnh, cho phép chỉnh sửa dễ dàng và cập nhật nhanh chóng, thể
hiện đẹp, trực quan vì có nhiều sự lựa chọn thể hiện.
1.1.5 Vai trò của GIS trong xây dựng bản đồ thống kê
Thông tin địa địa lý bao gồm cả thông tin không gian và thuộc tính của đối
tượng địa lý. Đa phần thông tin trong cuộc sống hằng ngày đều là thông tin địa lý.
Nó không chỉ cho chúng ta biết đối tượng đó là gì, đặc điểm, tính chất của đối tượng
mà còn chỉ rõ vị trí của đối tượng đó trong không gian.
Trong cuộc sống thực tế, bản đồ giúp con người có thể xác định vị trí không
gian của các đối tượng, hiện tượng theo thời gian, cho phép xác định được sự thay
đổi, xu hướng thay đổi của các đối tượng. Từ đó đưa ra những nhận xét, dự báo
trong tương lai.
Bản đồ là công cụ thể hiện thông tin địa lý rất trực quan vì phần không gian
của thông tin địa lý chỉ có thể được thể hiện tốt nhất qua bản đồ. Vì vậy bản đồ đã
SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 13
được chú trọng nghiên cứu và phát triển, được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống
và là một phần quan trọng trong hệ thống thông tin địa lý (GIS).
GIS giúp ta xây dựng các bản đồ nhanh chống. Trong đề đồ án này, GIS
đóng vai trò trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu, cho phép cập nhật nhanh chóng, và
thể hiện những chỉ tiêu lên bản đồ tốt, có khả năng liên kết giữa phần không gian và
thuộc tính của đối tượng.
1.2 Cơ sở lý thuyết số liệu thống kê
1.2.1 Một số khái niệm SLTKDS
1.2.1.1 Thống kê

Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò
cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời
phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định
chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng
nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân.
1.2.1.2 Thống kê dân số
Thống kê dân số là công việc kiểm tra số người của một vùng hay một quốc
gia. Thống kê dân số thường 5, 10 năm thống kê một lần. Ở Việt Nam cứ cách 10
thống kê dân số một lần nhưng hiện nay có thống kê dân số giữa kỳ.
Muốn có được các số liệu thống kê chính xác, đây đủ và kịp thời về tình hình
dân số của một khu vực, hay một quốc gia. Ngoài việc tổ chức tốt các cuộc điều tra
còn phải thống nhất và tăng cường công tác thống kê dân số thường xuyên, hoàn
chỉnh hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính toán các chỉ tiêu đó. Lê Nin đã nhấn
mạnh: “ thống kê kinh tế - xã hội là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để
nhận thức xã hội”.
1.2.1.3 Chất lượng SLTKDS
Định nghĩa chính thức về chất lượng số liệu do cơ quan Thống kê quốc gia
của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra vào giữa
thập kỷ 90 của thế kỷ trước "Chất lượng của số liệu thống kê là sự phù hợp cho sử
dụng của khách hàng". Định nghĩa đưa ra quá chung chung và trừu tượng, các nhà
SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 14
Thống kê đã cụ thể và chi tiết hóa định nghĩa này qua sáu tiêu thức phản ánh chất
lượng số liệu sau đây:
Tính phù hợp: Tính phù hợp của số liệu thống kê được thể hiện qua mức độ
đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng. Đánh giá mức độ phù hợp của số liệu
thống kê phụ thuộc vào nhu cầu khác nhau và hay thay đổi của người dùng tin. Cơ
quan Thống kê không thể đáp ứng tất cả nhu cầu của người dùng tin, mà phải xác
định những loại số liệu nào cần biên soạn nhằm giải quyết bất cập giữa nhu cầu
thông tin đa dạng với nguồn lực có hạn để sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu của người

sử dụng.
Tính chính xác: Tính chính xác của số liệu thể hiện qua mức độ phản ánh sát
thực các hiện tượng kinh tế, xã hội của các chỉ tiêu thống kê. Không thể đòi hỏi số
liệu thống kê phản ánh đúng hiện tượng vì thông tin thống kê dùng để tính toán luôn
chứa đựng sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Những sai số ảnh hưởng đến tính
chính xác của số liệu thống kê diễn ra trong quá trình thu thập thông tin như: phạm
vi thu thập, cách lấy mẫu và trong quá trình tính toán,v.v
Tính kịp thời: Tính kịp thời của số liệu thống kê biểu thị độ trễ về thời gian
giữa thời kỳ hay thời điểm số liệu thống kê phản ánh với thời điểm công bố số liệu.
Luôn có sự đánh đổi giữa tính chính xác và tính kịp thời của số liệu thống kê, yêu
cầu số liệu càng nhanh thì độ chính xác của số liệu càng kém. Nói cách khác, tính
kịp thời luôn ảnh hưởng tới tính chính xác của số liệu thống kê.
Khả năng tiếp cận: Khả năng tiếp cận của số liệu thống kê thể hiện mức độ
dễ dàng để có được số liệu từ cơ quan Thống kê. Khả năng tiếp cận thể hiện ở hai
khía cạnh: Mức độ dễ dàng để có thể xác minh số liệu thống kê cần có; tính phù hợp
của các phương thức tiếp cận số liệu.
Khả năng giải thích: Khả năng giải thích của số liệu thống kê phản ánh mức
độ sẵn có của những thông tin bổ sung và các bảng giải trình cần thiết để giúp cho
người dùng tin hiểu và sử dụng số liệu một cách chính xác và hợp lý, bao gồm: khái
niệm của chỉ tiêu; các phương pháp phân loại đang áp dụng; phương pháp thu thập
và xử lý thông tin; phương pháp luận dùng trong tính toán chỉ tiêu và chỉ rõ mức độ
chính xác của số liệu và thông tin thống kê.
SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 15
Tính chặt chẽ: Tính chặt chẽ của số liệu thống kê phản ánh mức độ kết hợp
số liệu từ các nguồn khác nhau để đưa vào cùng một lược đồ số liệu rộng hơn theo
thời gian. Vì vậy tính chặt chẽ đòi hỏi cơ quan Thống kê phải sử dụng thống nhất
các khái niệm, phân loại chuẩn và phương pháp luận trong toàn bộ hệ thống thống
kê.
1.2.2 Một số khái niệm về chỉ tiêu thống kê

1.2.2.1 Chỉ tiêu thống kê
Chỉ tiêu thống kê (quy định tại khoản 3, Điều 3 Luật thống kê) là tiêu chí mà
biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ
của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
Ngoài ra chỉ tiêu thống kê được hiểu như là một phạm trù biểu hiện tổng hợp
đặc điểm về mặt lượng trong sự mật thiết với mặt chất của tổng thể hiện tượng
nghiên cứu tại địa điểm và thời gian cụ thể.
Kết cấu chỉ tiêu thống kê gồm hai phần:
Phần nội dung là tên gọi của chỉ tiêu do nội dung kinh tế - xã hội của hiện
tượng kinh tế - xã hội quy định và được giới hạn về thực thể, thời gian, không gian
cụ thể.
Phần trị số của chỉ tiêu là những con số thống kê cụ thể biểu hiện mặt số
lượng của chỉ tiêu được xác định, tính toán theo phương pháp thống kê phù hợp có
đơn vị đo lường thích hợp bằng hiện vật, giá trị, nói lên quy mô, mứ độ của hiện
tượng nghiên cứu thay đổi qua thời gian và không gian cụ thể.
1.2.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu
Khoản 4 Điều 3 Luật thống kê quy định: "Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập
hợp những chỉ tiêu thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành".
Trong thống kê có khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia theo khoản
1 Điều 5 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 quy định: Hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình kinh tế
- xã hội chủ yếu của đất nước để thu thập thông tin thống kê, phục vụ các cơ quan,
lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch
SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 16
định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời
kỳ và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân khác.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành bao gồm danh mục chỉ
tiêu, các phân tổ chủ yếu, kỳ hạn báo cáo và phân công thực hiện.



SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 17
Chương II – XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ SỐ LIỆU THỐNG KÊ
2.1 Xác định các chỉ tiêu thống kê dân số
2.1.1 Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu
Cơ sở để lựa chọn chỉ tiêu là:
- Về nội dung: phản ánh đầy đủ, tòan diện các đặc điểm về dân cư của vùng.
Cụ thể, ta phải chọn các chỉ tiêu phản ánh được các nội dung như sau
+ Số lượng và sự phân bố dân cư theo các vùng lảnh thổ trong nước.
+ Cơ cấu dấn sô theo độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, dân tộc, nghề
nghiệp, trình độ văn hóa…
+ Biến động tăng/ giảm (tư nhiên và cơ học)
+ Xu thế của các hiện tượng và quá trình dân số trong tương lai, dự báo dân
sô…
- Về tính chất: các chỉ tiêu phải được thống kê một cách chính thức, ổn định,
nhất quán về thời gian và không gian
2.1.2 Bộ chỉ tiêu
Trên cơ sở những tiêu chí đưa ra ở 2.1.1, những chỉ tiêu sẽ được dùng thể
hiện là chỉ tiêu được thống kê theo đơn vị hành chánh cấp quận – huyện với các nội
dung cụ thể sau:
2.1.2.1 Tổng dân số
Tổng dân số là kết quả đầu tiên thu được trong các đợt điều tra dân số, là chỉ
tiêu cơ bản nhất trong hệ thống các chỉ tiêu thống kê dân số. Trên thực tế số dân
của một địa phương phụ thuộc vào diện tích, phân bố dân cư và phụ thuộc vào các
phương pháp xác định nhân khẩu trong đợt điều tra dân số.
Ví dụ: tổng dân số cỉa thành phố Hồ Chí Minh ngày 1 tháng 4 năm 2009 là:
7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam). Trên đây là tổng số dân có hộ
khẩu tại thành phố. Thực tế nếu tính cả những người không đăng ký thì thành phố
có hơn 8 triệu người.

SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 18
2.1.2.2 Số hộ gia đình
Hộ gia đình bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung. Những
người nầy có thể có hoặc không có quỹ thu, chi chung; có thể có hoặc không có mối
quan hệ ruột thịt.
Trong một nhà hay một căn hộ có thể có một hoặc nhiều hộ, mỗi hộ được coi
là một đơn vị điều tra
Đến năm 2009 toàn TP. HCM có tất cả là 1.812.086 hộ gia đình, bình quân
3,93 người/hộ.
2.1.2.3 Mật độ dân số
Là mối tương quan giữa tổng dân số và diện tích vùng cư trú. Mật độ dân số
là số người tính bình quân trên một km
2
diện tích. Mật độ dân số được được xác
định bằng đơn vị người/km
2

Ví dụ: mật độ dân số trung bình của thành phố Hồ Chí Minh tính đến ngày 1
tháng 4 năm 2009 là: 3.401 người/km².
2.1.2.4 Cơ cấu dân số theo giới tính (nam – nữ)
Nghiên cứu cơ cấu giới của dân số là rất cần thiết trong các đợt điều tra dân
số hiện đại.
Ý nghĩa của chỉ tiêu này phản ánh cho ta biết trong tổng số dân thì số dân
nam (nữ) chiếm bao nhiêu %
Ví dụ: dân số thành phố Hồ Chí Minh phân theo giới tính tính đến ngày 1
tháng 4 năm 2009 là: Nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người
chiếm 51,9% .
2.1.2.5 Tỷ lệ dân thành thị - nông thôn
Khu vực thành thị bao gồm các quận nội thành, các phường và các thị trấn

thuộc các huyện.
Khu vực nông thôn bao gồm tất cả các xã.
Trong tổng điều tra dân số khu vực thành thị của thành phố bao gồm 18
quận nội thành và 4 thị trấn của 4 huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hốc Môn, Nhà Bè.
SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 19
Các thị trấn được tính vào khu vực thành thị (theo quy định tạm thời dùng
cho TÐTDS 1989) phải đạt các tiêu chuẩn:
- Dân số từ 2000 người trở lên
- Dân số phi nông nghiệp chiếm từ 50% trở lên
- Là trung tâm hành chính hoặc công nghiệp của huyện.
2.1.2.6 Cơ cấu theo dân tộc
Dân tộc là một ngôn từ dùng để biểu đạt cho một nhóm người , một nhóm
tộc, một nhóm ngôn ngữ và nhóm văn hóa , Kinh Tế vì tính chất xác định rõ nhất là
ngôn ngữ nên ngôn ngữ là đặc trưng
Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có trên 40 dân tộc cư trú, đông nhất dân
tộc Kinh, chiếm 92,91% dân số thành phố, kế đến dân tộc Hoa có khoảng với
6,69%, Chăm, Khơme, Tày, Nùng …
2.1.2.7 Cơ cấu theo tôn giáo
Khi nghiên cứu cơ cấu theo tôn giáo ta thống kê được tôn giáo nào hoạt động
trong nước, chiếm bao nhiêu % so với tôn giáo khác.
Ví dụ: Toàn thành phố có 1.730.778 người theo đạo, chiếm 34,36% dân số.
Nhiều nhất là phật giáo 20,80%, công giáo 12,43%, tin lành 0,44%, cao đài 0,56%,
hòa hảo 0,01, hồi giáo 0,11% và các tôn giáo khác 0,01%.
2.1.2.8 Cơ cấu theo nhóm tuổi
Nghiên cứu cơ cấu theo độ tuổi của dân số có nghĩa là phân chia tổng số dân
theo độ tuổi hay nhóm tuổi tùy mục đích nghiên cứu.
Theo phân công lao động dân số được chia theo các nhóm tuổi sau: nhóm 0-
14, nhóm 15 – 64 và nhóm 65 trở lên. Ngoài ra trong thống kê về cơ cấu theo tuổi
người ta chi mỗi nhóm 5 tuổi để phuc vụ công tác lập bảng rút gọn và dự đoán dân

số theo thương pháp thành phần.
2.1.2.9 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ
Là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong thống kê dân số, với chỉ tiêu
này chúng ta biết trình độ học vấn từng nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có trình độ học
vẫn khác nhau, giữa khu vực thành thị và nông thôn cũng khác nhau.

SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 20
2.1.2.10 Tỷ suất nhập cư
Tỷ suất này được xác định tương quan giữa số người chuyển đến trong thời
gian thường một năm, với số dân trung bình của năm đó.
Ngoài ra còn có tỷ suất xuất cư và tỷ suất di dân thuần túy nhưng ở thành
phố Hồ Chí Minh chủ yếu là dân cư nhập là chính nên không lấy làm chỉ tiêu
nghiên cứu.
2.1.2.11 Tỷ lệ dân số 6 -10 tuổi đang học tiểu học
Tỷ số trẻ trong độ tuổi 6-10 đang học tiểu / tổng số trẻ trong độ tuổi 6-10.
Thành phố Hồ Chí Minh dân số trong độ tuổi này chiến rất cao đạt khoảng
98% (năm 2004).
2.1.2.12 Tỷ lệ dân số 11 -14 tuổi đang học trung học cơ sở
Tỷ số trẻ trong độ tuổi 11-14 đang học trung học cơ sở / tổng số trẻ trong độ
tuổi 11-14.
Thành phố Hồ Chí Minh dân số trong độ tuổi này chiến khoảng 82.56%
(năm 2004).
2.1.2.13 Tỷ lệ dân số 15 – 17 tuổi đang học trung học phổ thông
Tỷ số trẻ trong độ tuổi 15-17 đang học trung học phổ thông / tổng số trẻ
trong độ tuổi 15-17.
Thành phố Hồ Chí Minh dân số trong độ tuổi này chiến khoảng 53.58 %
(năm 2004).
2.1.2.14 Tỷ lệ dân số 15 trở lên đang làm việc có trình độ chuyên môn kỹ
thuật.

Là trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao nhất mà một người đã được công nhận
hoặc đã tốt nghiệp trong các trường, lớp đào tạo chuyên môn, kỹ thuật ở trong nước
hoặc ở nước ngoài, đào tạo chính quy hoặc không chính quy.
2.2 Thiết kế CSDL
2.2.1 Các yêu cầu chung
Cơ sở dữ liệu GIS được định nghĩa như một tập hợp các dữ địa lý liên kết lại
với nhau, được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định. Một cơ sở dữ liệu GIS
có khả năng lưu trữ và quản lý một số lượng lớn dữ liệu địa lý, cho phép người
dùng chia sẻ và liên kết dữ liệu trong các ứng dụng GIS khác nhau.
SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 21
Cơ sở dữ liệu GIS phải đáp ứng những yêu cầu sau:
 Tính nhất quán của dữ liệu
 Cơ sở dữ liệu cho phép tích hợp và sử dụng hiệu quả trong vận hành bởi hệ
thống quản trị cơ sở dữ liệu.
 Dữ liệu phải chính xác, cập nhật, không dư thừa dữ liệu.
 Cơ sở dữ liệu cho phép chỉnh sửa, cập nhật.
 Đảm bảo an toàn dữ liệu kể cả trong việc truy cập
2.2.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu địa lý bao gồm cả dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian.
Trong đó thông tin không gian hay dữ liệu bản đồ là những thông tin mô tả về vị trí,
hình dạng và kích thước của đối tượng trong thế giới thực.
Dữ liệu thuộc tính là những thông tin mô tả về đặc điểm của các đối tượng.
Trong cơ sở dữ liệu GIS dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính có liên kết chặt
chẽ với nhau để cùng biểu đạt thông tin của các đối tượng.
Tên lớp: HCM_Quanhuyen
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Năm 1989

Tên trường


Giải thích Kiểu
dữ
liệu
Độ
rộng

Mô tả
ID ID Integer 2 Số thứ tự của huyện
trên bảng
Maso Mã số


Integer 30 Mã huyện
Huyen Tên huyện


Text 50 Tên huyên
Dientich Diện tích


Double

10 Diện tích (m
2
)
HD_1989 Hộ dân năm 1989


Double


20 Hộ dân (hộ)
DS_1989 Dân số năm 1989 Double

20 Dân số (người)
SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 22


MD_1989 Mật độ dân số năm 1989


Double

20 Mật độ dân số
(người/km
2
)
Nam_1989

Dân số nam năm 1989


Double

20 Dân số nam (người)
Nu_1989 Dân số nữ năm 1989


Double


20 Dân số nữ (người)
TT_1989 Dân số thành thị năm 1989


Double

20 Dân số sống ở thành
thị (người)
NT_1989 Dân số nông thôn năm 1989


Double

20 Dân số sống ở nông
thôn (người)
BC_1989 Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên
biết chữ năm 1989


Double

20 Tỷ lệ dân số 15 tuổi
trở lên biết chữ (%)
TH_1989 Tỷ lệ dân số 6-10 tuổi đang
học tiểu học năm 1989


Double


20 Tỷ lệ dân số 6-10 tuổi
đang học tiểu học (%)
THCS_1989

Tỷ lệ dân số 11-14 tuổi
đang học trung học cơ sở
năm
1989

Double

20 Tỷ lệ dân số 11-14
tuổi đang học trung
học cơ sở (%)
THPT_1989

Tỷ lệ dân số 15-17 tuổi
đang học trung học phổ
thông năm 1989

Double

20 Tỷ lệ dân số 15-17
tuổi đang học trung
học phổ thông (%)
CM_1989 Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên
có trình độ chuyên môn
năm 1989

Double


20 Tỷ lệ dân số 15 tuổi
trở lên có trình độ
chuyên môn (%)
NC_1989 Tỷ lệ nhập cư năm 1989


Double

20 Tỷ lệ nhập cư (%)




SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 23
Năm 1999

Tên trường

Giải thích Kiểu
dữ
liệu
Độ
rộng

Mô tả
ID ID Integer 2 Số thứ tự của huyện
trên bảng
Maso Mã số



Integer 30 Mã huyện
Huyen Tên huyện


Text 50 Tên huyên
Dientich Diện tích


Double

10 Diện tích (m
2
)
HD_1999 Hộ dân năm 1999


Double

20 Hộ dân (hộ)
DS_1999 Dân số năm 1999


Double

20 Dân số (người)
MD_1999 Mật độ dân số năm 1999



Double

20 Mật độ dân số
(người/km
2
)
Nam_1999

Dân số nam năm 1999


Double

20 Dân số nam (người)
Nu_1999 Dân số nữ năm 1999


Double

20 Dân số nữ (người)
TH_1999 Dân số thành thị năm 1999


Double

20 Dân số sống ở thành
thị (người)
NT_1999 Dân số nong thôn năm 1999



Double

20 Dân số sống ở nông
thôn (người)
BC_1999 Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên
biết chữ năm 1999


Double

20 Tỷ lệ dân số 15 tuổi
trở lên biết chữ (%)
TH_1999 Tỷ lệ dân số 6-10 tuổi đang
học tiểu học năm 1999

Double

20 Tỷ lệ dân số 6-10 tuổi
đang học tiểu học (%)
SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 24

THCS_1999

Tỷ lệ dân số 11-14 tuổi
đang học trung học cơ sở
năm
1999

Double


20 Tỷ lệ dân số 11-14
tuổi đang học trung
học cơ sở (%)
THPT_1999

Tỷ lệ dân số 15-17 tuổi
đang học trung học phổ
thông năm 1999

Double

20 Tỷ lệ dân số 15-17
tuổi đang học trung
học phổ thông (%)
CM_1999 Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên
có trình độ chuyên môn
năm 1999

Double

20 Tỷ lệ dân số 15 tuổi
trở lên có trình độ
chuyên môn (%)
NC_1999 Tỷ lệ nhập cư năm 1999


Double

20 Tỷ lệ nhập cư (%)




Năm 2004

Tên trường

Giải thích Kiểu
dữ
liệu
Độ
rộng

Mô tả
ID ID Integer 2 Số thứ tự của huyện
trên bảng
Maso Mã số


Integer 30 Mã huyện
Huyen Tên huyện


Text 50 Tên huyên
Dientich Diện tích


Double

10 Diện tích (m

2
)
HD_2004 Hộ dân năm 2004


Double

20 Hộ dân (hộ)
DS_2004 Dân số năm 2004


Double

20 Dân số (người)
MD_2004 Mật độ dân số năm 2004


Double

20 Mật độ dân số
(người/km
2
)
SVTH: Nguyễn Văn Phong GVHD: Ts. Lê Minh Vĩnh
www.gistrung.com 25
Nam_2004

Dân số nam năm 2004



Double

20 Dân số nam (người)
Nu_2004 Dân số nữ năm 2004


Double

20 Dân số nữ (người)
TH_2004 Dân số thành thị năm 2004


Double

20 Dân số sống ở thành
thị (người)
NT_2004 Dân số nông thôn năm 2004


Double

20 Dân số sống ở nông
thôn (người)
BC_2004 Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên
biết chữ năm 2004


Double

20 Tỷ lệ dân số 15 tuổi

trở lên biết chữ (%)
TH_2004 Tỷ lệ dân số 6-10 tuổi đang
học tiểu học năm 2004


Double

20 Tỷ lệ dân số 6-10 tuổi
đang học tiểu học (%)
THCS_2004

Tỷ lệ dân số 11-14 tuổi
đang học trung học cơ sở
năm
2004

Double

20 Tỷ lệ dân số 11-14
tuổi đang học trung
học cơ sở (%)
THPT_2004

Tỷ lệ dân số 15-17 tuổi
đang học trung học phổ
thông năm 2004

Double

20 Tỷ lệ dân số 15-17

tuổi đang học trung
học phổ thông (%)
CM_2004 Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên
có trình độ chuyên môn
năm 2004

Double

20 Tỷ lệ dân số 15 tuổi
trở lên có trình độ
chuyên môn (%)
NC_2004 Tỷ lệ nhập cư năm 2004


Double

20 Tỷ lệ nhập cư (%)



Một số chỉ tiêu muốn thể hiện những đối tượng nhỏ ( Ví dụ: Kinh, Hoa,
Khme…) trong đó nên phải làm bảng riêng để tiện trong thiết kế CSDL và liên kết.


×