Bài tập học kỳ tố tụng dân sự.
Chương I
Những vấn đề lý luận về nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân
xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc
1.1.1 Khái niệm
Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản cấu thành nên hệ
thống các nguyên tắc cơ bản của luật ttds Việt Nam. Nguyên tắc này luôn
được coi trọng và được ghi nhận trong bốn bản hiến pháp của nước ta qua
các thời kỳ lịch sử khác nhau của đất nước. đến nay, nguyên tắc này đã trở
thành một nguyên tắc tối thượng trong tổ chức và hoạt động của TA nói
chung và trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự nói riênng. Theo đó, để
đảm bảo cho hoạt động xét xử được nghiêm minh thì khi xét xử TP và
HTnd độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Từ đó co thể hiểu Nguyên tắc này thể hiện tư tưởng pháp lý khi xét xử các
vụ án dân sự tp và htnd tư mình quyết định và tự chịu trách nhiêm về bản
án và quyết địng của mình mà không phụ thuộc vào quan điểm. ý kiến của
bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào, không bị chi phối bởi ý kiến của nhau
và chỉ căn cứ và các qui định của pháp luật để xem xét và quyết định từng
vấn đề của vụ án.
1.1.2 ý nghĩa của nguyên tắc
thứ nhất, nguyên tắc tp và htnd độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nền
tảng của tư pháp trong nhà nước pháp quyền. nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa đòi hỏi ở tòa án các yếu tố chuẩn mực như sự công minh, công
bằng, dân chủ. hiệu quả, hiệu lực trong đó việc thực hiện nguyên tắc tp và
htnd xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là cơ sở nền tảng thực hiện
các đòi hỏi này. độc lập xét xử được coi như là một điều kiện bảo đảm sự
vận hành bình thường của T, cho một trình tự tư pháp công bằng trong Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, thực hiện nguyên tắc tp và htnd xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật góp phần đảm bảo và nâng cao chất lương xét xử các vụ án ds
của Tòa án. đồng thời khẳng định được vị trí, vai trò và trách nhiệm của tp
và htnd trong hoạt động xét xư các vụ án dân sự.
Thứ ba. thực hiện nguyên tắc này góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của nhân dân và ổn định các quan
hệ kinh tế - xã hội trong giao lưu dân sự.
Từ những phân tích trên cho thấy, việc tìm hiểu và nghiên cứu nội dung
của nguyên tắc này trong ttds không chỉ có ý nghĩa quan trong đối với các
cơ quan tiến hành tố tụng mà nó còn cần thiết đối với các cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác. đặc biệt, đối với tp và htnd việc nhân thực rõ nguyên tắc này
giúp thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong hoạt động xét xử.
Qua đó, đảm bảo cho hoạt động xét xử các vụ án dân sự được tiến hành
một cách khách quan, công bằng và đúng pháp luật.
1.2 Cơ sở của nguyên tắc
1.2.1 cơ sở lý luận của nguyên tắc
Thứ nhất, xuất phát từ nguyên tắc tổ chức và phân công quyền lực Nhà
nước ở Việt Nam.
Tiếp thu tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức bộ máy nhà nước ta
hiện này theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực quyền lập pháp, hành pháp
và Tư pháp. Đây cũng chính là cơ sở lý luậ của nguyên tắc độc lập xét xử
của TA. Quyền lực Nhà nước là của nhân dân, nhưng nhân dân lại không
trực tiếp thực hiện quyền của mình mà lại giao cho người khác là Nhà
nước, nên tất yếu nảy sinh đòi hỏi chính đáng và tự nhiên là kiểm soát
quyền lực nhà nước. Tính độc lập của Tòa án là một trong những biểu hiện
rx nét của cơ chế phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
Về lý luận cũng như thực tiễn cho thấy, hoạt động của bộ máy nhà nước sẽ
mất đi những giá trị to lớn của nó nếu tính độc lập của tp không được đảm
bảo. Sự vi phạm nguyên tắc này dẫn sự lạm dụng quyền lực, sự thoái hóa
của quyền lực và xã hội dĩ nhiên sẽ gánh chịu những hậu quả to lớn của
tình trạng này.
Thứ hai, xuất phát từ bản chất của hoạt động tư pháp mà TA thực hiện.
TA là cơ quan thực hiện hoạt động Tư pháp - hoạt động nhân danh công lý
và dựa vào công ý thì TA phải xét xử như một người đứng giữa, trung lập,
không phụ thuộc vào bên nào, chỉ xét xử độc lập và tuân theo pháp luật thì
TA mới tồn tại đúng với bản chất của mình là một cơ quan bảo vệ công lý.
Bản án, quyết định của TA là văn bản kết thúc quá trình xét xử một vụ án
dân sự. Do vậy, có thể nói bản án chính là “tuyên ngôn công lý” mà TA
thay mặt nhà nước ban hành thông qua quá trình tố tụng tại TA. Bản án
đúng đắn sẽ mang lại sự công bằng trong xã hội, bảo vệ công lý và quyền
của con người, chính vì thế chúng phải chính xác tuyệt đối, đảm bảo đúng
pháp luật. điều này đòi hỏi ở Tp và NTNd một bản lĩnh vững vàng, tinh
thần trách nhiệm cao, lương tâm nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức trong
sáng để độc lập xét xử theo pháp luật.
Thứ ba, xuất phát từ chế độ dân chủ nhân nhân ở nước ta.
Việc xét xử của TA có htnd tham gia đã được hiến pháp và pháp luật qui
định, đó là một trong những nguyên tắc hể hiện rõ tư tương “Nhà nước của
dân, do dân và vì dân” và chế độ dân chủ Xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nguyên
tắc xét xử độc lập bao hàm không chỉ tp mà cả htnd. Mục đích của chế định
xét xử có htnd tham gia không chỉ đơn thuần là cùng to xét xử cho xong vụ
án theo qui định của pháp luât tố tụng. Quan trọng hơn, pháp luật giao
trọng trách cho htnd thay mặt nhân dân tham gia xét xử, giám sát, chế
uwóc, hạn chế tiêu cực trong hoạt động của TA, bảo vệ công lý, bảo vệ
pháp chế XHCN. Giúp cho việc xét xử của TA được rõ ràng, chính xác,
phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của
nhân dân.
1.2.2 Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc
Thứ nhất, xuất phát tự vị trí, vai trong của TA trong bộ máy nhà nước.
Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn hoạt động xét xử của TA.
1.3 Mối liên hệ giữa nguyên tắc … với các nguyên tắc khác trong
tố tụng dân sư.
Thứ nhất, với nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Ttds
Thứ hai, với nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng.
Thứ ba, với nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người tiếng nhà Tố tụng
dân sự.
1.4 Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc tp và htnd xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong pháp luật việt nam từ
1945 đến nay.
Chương 2 Nội dung các qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành
về nguyên tấc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Nguyên tắc tp và htnd xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong
ttds được ghi nhận tại điều 12 blttds được xác định với hai nội dung: khi
xét xử tp và htnd độc lập và khi xét xử tp và htnd chỉ tuân theo pháp
luật.
2.1 Khi xét xử thẩm phán va hội thẩm nhân dân độc lập
2.1.1 khi xét xử tp và htnd độc lập với yếu tố bên ngoài.
Theo phương diện độc lập với các yếu tố bên ngoài thì khi xét xử tp và
htnd độc lập với vks với ta các cấp, độc lập với các cơ quan nhà nước,
tổ chức và cá nhân khác. Tuy nhiên, hoạt động xét xử của TA được đặt
dưới sự lãnh đạo của đảng và sự giám sát tối cao của Quốc hội – cơ
quan quyền lực Nhà nước cao nhất. ây là đặc điểm của chính thể nước
ra để phân biệt với các nước theo chế độc tam quyền phân lập.
Hiện nay, theo qui định của luật tổ chức TANd thì ta cấp trên, tandtc
vừa là cơ quan xét xử, vừa là cơ quan giám độc việc xét xử của TA cấp
dưới. Tuy nhiên, TA cấp trên chỉ quán lý ta cấp dưới về mặt chuyên
môn nghiệp vụ và tổ chức hành chính còn TA cấp dưới vẫn có toàn
quyền quyết định đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền của mình.
Pháp luật qui định nguyên tấc tp và htnd xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật để đảm bảo cho tp và htnd thực hiện quyền tự quyết của mình
khi xét xử. đồng thời buộc họ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân
về tính đúng đắng, hợp pháp đối với các quyết định của mình khi giải
quyết vụ án. Như vậy, mặc dù giữa các cấp TA tồn tại mối quan hệ quản
lý hành chính nhưng TA cấp trên không thể ra lệnh hoặc chỉ đạo TA câp
dưới xét xử theo ý mình. Sự độc lập giữa các cấp TA cũng là một nọi
dung quan trọng của nguyên tắc độc lập xét xử, cẩn phải được nghiên
cứu một cách khoa học và đúng đắn
Vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam về mặt nguyên tắc không
làm ảnh hưởng đến tính độc lập của tp và htnd. Nguyên tắc TP và htnd
xét xử độc lập và chỉ tuân theo háp luâ trong mối quan hệ với cấp ủy
đảng thể hiện ở việc đảng lãnh đạo chặt chẽ các cơ quan tư pháp về mặt
chính trị, tư tưởng và tổ chức cán bộ nhưng đảng không can thiệp vào
hoạt động xét xử từng vụ án cụ thể của TA. Trong việc giải quyết các vụ
án cụ thể, tp và htnd được căn cứ và các quy định của pháp luật và các
tài liệu, chứng cứ của vụ án để độc lập ra phán quyết. Mọi sự can thiệp
trái pháp luật cua cá nhân đảng viên và của cấp ủy đảng vào hoạt động
xét xử của tp và htnd đều là sự nhận thức không đúng về vai tro lãnh
đạo của đảng đối với hoạt động xét xử của TA.