Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

hạng mục công trình thi công nhà máy xay xát lúa gạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 62 trang )

Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY LƯƠNG THỰC CHỢ TRUNG
TÂM NÔNG SẢN THANH BÌNH
1.1 Lịch sử hình thành Chợ Trung tâm Nông sản Thanh Bình
Tên đơn vị : CHỢ TRUNG TÂM NÔNG SẢN THANH BÌNH.
Tên giao dịch : CHỢ TRUNG TÂM NÔNG SẢN THANH BÌNH.
Địa chỉ :Ấp Tân Đông A, Thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh
Bình, Tỉnh Đồng Tháp.
Điện thoại : (067)3835333 Fax : (067) 3835343
Email :
Mã số thuế : 0300613198010
Nước ta là một nước nông nghiệp và nông dân chiếm tỉ lệ trên 80%, trong quá
trình xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta nông nghiệp có vai trò rất quan trọng và
Đại hội VIII và IV đã khẳng định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông
Cửu Long với nguồn kinh tế chính là cây lúa.
Đồng Tháp cũng là một tỉnh nông nghiệp, cây lúa đóng vai trò chủ đạo, chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh và ngày càng phát triển. Vị trí nằm trong
vùng trọng điểm Đồng Tháp Mười là vùng kinh tế mới có nhiều tiềm năng, khu vực gần
địa bàn tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam có nhiều cửa ngõ giao lưu kinh tế với các
tỉnh lân cận theo các tuyến đường bộ và các tuyến đường sông, cũng như cửa ngõ với
nước láng giềng Campuchia. Bước sang thời kỳ đổi mới tỉnh Đồng Tháp đã giành được
những thành tựu nổi bật về kinh tế – xã hội, có tốc độ tăng trưởng ở mức cao so với
trung bình cả nước, đặc biệt về sản xuất lương thực. Tuy nhiên dù sản lượng hàng năm
có tăng nhưng chất lượng lúa gạo vẫn thấp, chủng loại còn ít chưa đáp ứng yêu cầu
cạnh tranh xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới.
Do sản lượng lương thực ở Đồng Tháp ngày càng tăng, nhu cầu về máy móc
thiết bị phục vụ nông nghịêp ngày càng cao, nên ngày 10/11/1990 theo quyết định số:
86/QĐTL của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Tháp, CôngTy Xuất Nhập khẩu Lương
thực _ Vật tư Nông nghiệp Đồng Tháp, với các hoạt động chính là mua bán lương
thực, vật tư ngành Nông nghiệp trong nước và trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng lương


thực, thực phẩm như gạo, tấm… đồng thời cung ứng máy móc, thiết bị, vật tư Nông
nghiệp để phục vụ ngành Nông nghịêp tỉnh nhà.
Tiền thân của CôngTy Xuất Nhập khẩu Lương thực _ Vật Tư Nông nghiệp
Đồng Tháp là Công Ty Lương thực _ Vật tư Nông nghiệp Đồng Tháp được thành lập
theo quyết định số: 115/TCCB ngày 08/08/1987 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
và trực thuộc Sở Nông nghịêp Đồng Tháp.
Đến năm 1995, Công ty Xuất Nhập khẩu Lương thực _ Vật tư Nông nghiệp
Đồng Tháp chính thức là một thành viên của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam
theo quyết định số: 45/TCT/TCLĐ ngày 25/11/1995 của Tổng Công ty Lương thực
Miền Nam, hạch toán độc lập và là một trong 17 đầu mối xuất nhập khẩu gạo trực tiếp
của cả nước.
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 1
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Kể từ ngày 01/07/2006 Công ty là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Lương thực
Miền Nam hạch toán phụ thuộc theo mô hình chuyển đổi Công ty mẹ và Công ty con
nên đổi tên là Công ty Lương thực Đồng Tháp.
Chợ đầu mối nông sản được thành lập với tên gọi là Chợ Trung Tâm Nông Sản
Thanh Bình (Chợ TTNS Thanh Bình) theo quyết định số: 30/QĐ-CTLT ngày
17/02/2005 của Công ty Xuất Nhập khẩu Lương thực _ Vật tư Nông nghiệp Đồng
Tháp.
1.2. Quy mô hoạt động của Chợ Trung tâm Nông sản Thanh Bình:
1.2.1. Cơ sở hạ tầng:
- Khu dịch vụ thanh toán, dịch vụ tư vấn nông nghiệp, giới thiệu sản phẩm vật tư
nông nghiệp có diện tích : 460m
2
.
- Văn phòng làm việc : 225m
2
.
- Kho lúa dân gởi : 4.800m

2
.
- Nhà máy xay xát lau bóng : 1.200m
2
.
- Nhà máy 2 dây chuyền lau bóng và kho : 6.000m
2
.
- Nhà máy sấy lúa : 400m
2
.
- Bãi chứa trấu : 1.000m
2
.
- Sân phơi : 33.222m
2
.
- Cầu cảng : 03 cái.
- Đường nội bộ : 8.388m
2
.
- Vỉa hè sân dal : 4.285m
2
- Cây xanh thảm cỏ : 15.697m
2
.
- Hàng rào – Cổng ra vào – Nhà bảo vệ : 1.163m
2
.
- Bờ kè dọc bờ sông dài : 235m.

- Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước ngoài nhà, chống sét, PCCC.
- Nhà vệ sinh công cộng : 60m
2
.
- Nhà lồng chợ : 1.000m
2
.
 Các hạng mục trang thiết bị đầu tư :
- Hệ thống máy sấy liên hoàn : 5 tấn/giờ.
- Dây chuyền xay xát, lau bóng ; 5 tấn/giờ (01 dây chuyền).
- Dây chuyền lau bóng gạo xuất khẩu với qui mô: 08 tấn/giờ đến 12tấn/giờ (02
dây chuyền).
- Hệ thống băng tải : 260m.
- Xe rơ móc kéo : 05 chiếc.
- Cân 06 tấn: 02cân.
- Thiết bị kiểm nghiệm : 02 thiết bị.
- Máy hạ thế 900KVA : 01 máy.
1.2.2. Về nhân lực :
- Lao động gián tiếp ( CB quản lý và nhân viên văn phòng) : 09 người
- Lao động trực tiếp : 12 người

Tổng cộng :21 người
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 2
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Trình độ chuyên môn Số người Tỉ lệ (%)
- Đại học
- Trung cấp
- Công nhân lành nghề
10
07

04
47,62
33,33
19,05
Tổng cộng 21 100
- Còn lại là lao động công nhật :15 người
1.2.3 Về vốn: đến năm 2009, đơnvị có:
- Vốn sản xuất kinh doanh : 150.000.000.000 đồng.
Trong đó:
- Vốn cố định : 30.000.000.000 đồng.
 Là đơn vị trực thuộc Công ty, nên đơn vị không có vốn lưu động. Khi ký
hợp đồng thỏa thuận với số lượng bao nhiêu, tương ứng với giá trị thì Công ty
sẽ chuyển tiền xuống để đơn vị thu mua.
1.3 Cơ cấu tổ chức của Chợ Trung tâm Nông sản Thanh Bình:
Mô hình Chợ Trung tâm nông sản Thanh Bình là một mô hình hoạt động hoàn
toàn mới. Hoạt động của Chợ sẽ giúp người nông dân sản xuất ổn định nâng cao chất
lượng lúa và chuyển đổi được việc mua bán theo tập hoán cũ. Tuy nhiên trong khoảng
thời gian 3 năm đầu nông dân tập trung mua bán tại Chợ với số lượng lúa còn ít, vì
nông dân chưa quen với cách mua bán tại Chợ. Do đó về mặt tổ chức quản lý phải tạo
mọi điều kiện thuận lợi để nông dân quen dần với hình thức mua bán mới này.
Để điều hành tổ chức hoạt động của Chợ phải có một bộ máy quản lý điều hành
hoạt động Chợ một cách rõ ràng, năng động để giúp cho đơn vị ổn định và phát triển.
Bộ máy quản lý của Chợ phải được tổ chức cho phù hợp, đảm bảo được các yêu
cầu :
- Đáp ứng được các mục tiêu kế hoạch của Chợ đề ra.
- Bộ máy thật gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo năng lực quản lý để giảm chi phí quản
lý trong quá trình điều hành hoạt động Chợ.
- Cán bộ – nhân viên Chợ phải có đủ năng lực, kinh nghiệm điều hành hoạt động
có tay nghề trong xay xát, lau bóng gạo xuất khẩu.
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 3

Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp






Hình 1: sơ đồ tổ chức chợ
Tổ chức bộ máy quản lý Chợ gồm : 21 người
 BGĐ Chợ bao gồm : 03 người
 Giám đốc : 01 người
 Phó giám đốc : 02 người
+ P. Giám đốc Phụ trách VP- Vi tính
+ P. Giám đốc Phụ trách sản xuất
 Bộ phận kế toán : 04 người
 Phụ trách kế toán : 01 người
 Kế toán chi phí-thuế : 01 người
 Kế toán kho hàng : 01 người
 Thủ quỹ : 01 người
 Bộ phận kế hoạch cung ứng : 03 người
 Bộ phận bảo trì thiết bị điện : 01 người
 Bộ phận kho : 03 kho, trong đó
 Kho 1 : Xát trắng và lau bóng : 04 người
+ Thủ kho nguyên liệu : 01 người
+ Thủ kho thành phẩm : 01 người
+ Kế toán phân xưởng : 01 người
+ KCS : 01 người
 Kho 2 : Xay xát và lau bóng : 04 người
+ Thủ kho nguyên liệu : 01 người
+ Thủ kho thành phẩm : 01 người

+ Kế toán phân xưởng : 01 người
+ KCS : 01 người
 Kho 3 : 01 người
+ Thủ kho lúa : 01 người
 Bộ phận bảo vệ : 01 người
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 4
GIÁM ĐỐC
PGĐ SX-KD
PGĐ VP-VI TÍNH
Phụ trách KẾ TOÁN
Kho 1
Kho 2
Kho 3
Bảo vệ
Thủ quỹ
Kho hàng
Chi phí-Thuế
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động Chợ cũng sẽ có một lực lượng lao động trực
tiếp là những công nhân bốc xếp, ngoài ra khi có nhu cầu Chợ sẽ thuê lao động trực
công nhật theo thời vụ.
1.4. Chức năng của Chợ :
Tổ chức mua bán lúa gạo nguyên liệu và tổ chức xay xát, chế biến, lau bóng, đấu
trộn gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu, mua bán gạo nội địa, quản lý và sử dụng tài sản,
tiền vốn có hiệu quả.
1.4.1. Chợ hoạt động như một tổ chức trung gian thực hiện các dịch vụ :
- Hướng dẫn giá mua, giá bán cho nông dân và các thương nhân đến Chợ
tham gia mua bán lúa gạo.
- Làm trung gian cân, đong, đo,đếm chính xác.
- Thanh toán tiền bán lúa cho nông dân.

- Cho nông dân phơi, sấy lúa và gởi kho (có thu dịch vụ phí)
- Cho người mua thuê kho, phơi, sấy lúa (có thu dịch vụ phí)
1.4.2.Các hoạt động chủ yếu của Chợ :
Hiện trạng thu mua lúa – gạo :
Cùng với tình trạng chung của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long người nông
dân Đồng Tháp trong những năm qua sau mỗi mùa vụ lượng lúa hàng hoá trong dân
còn rất lớn và nhà nông thường bán trực tiếp cho tư thương hoặc thường bán ngay một
phần lúa tại ruộng để có tiền chi trả công thu hoạch, tiền vay ngân hàng và có tiền
chuẩn bị vật tư cho vụ sau. Số lượng lúa còn lại họ tự phơi, sấy, bảo quản bằng nhiều
biện pháp thủ công để tạm trữ chờ khi có giá cao hơn mới bán, phương thức này đã tồn
tại từ lâu đời như một tập quán trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Khi lúa của vụ trước còn tồn đọng chưa bán hết, lúa của vụ sau bắt đầu thu
hoạch nhưng giá thấp, người dân đang cần tiền để trang trãi chi phí sản xuất, thì nhu
cầu tiêu thụ hết lúa trở nên khó khăn. Các Cty lương thực không thể mua hết lúa tại
ruộng mà thường thu mua gạo nguyên liệu thông qua trung gian của tư nhân và các nhà
máy xay xát nhỏ. Như vậy thương nhân mới là người tồn trữ lúa chứ không phải nông
dân, vì vậy nông dân luôn phải bán lúa với giá thấp mà mình không mong muốn.
• Phương pháp này tồn tại nhiều nhược điểm lớn :
- Nông dân không được thông tin đầy đủ về giá cả thị trường, về nhu cầu hàng
hoá nên khi bán tuỳ tình hình, người mua ép giá bao nhiêu phải chịu bấy nhiêu lúa bán
tại ruộng thường có độ ẩm cao, chất lượng xuống cấp nhanh do không được sử lý độ ẩm
kịp thời nên giá thường thấp.
- Số lượng lúa đem về nhà tạm trữ chủ yếu là phơi, sấy tự nhiêu (khi bị mưa dầm
nhiều ngày không phơi kịp nên lúa bị lên mộng), bên cạnh đó do không có thiết bị đo
độ ẩm của lúa, nông dân có thói quen kiểm độ ẩm lúa bằng cảm quan (chủ yếu là đưa
lên miệng cắn, nếu hạt lúa cứng, cắn gãy dòn thì lúa khô, ngược lại hạt lúa mềm thì còn
ướt) nên dễ bị chuyển màu (vàng hơi) xuống cấp sau thời gian ngắn. Mặt khác do tạm
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 5
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
trữ ở nhà không đủ điều kiện bảo quản do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt, chuột bọ…

nên tỷ lệ hao hụt cao. Đặc biệt những năm lũ lớn – mà thực tế liên tiếp trong những
năm gần đây (từ năm 2000 đến năm 2003) do đó điều kiện bảo quản lại càng khó khăn
hơn.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo khi mua những nguyện liệu này do độ ẩm
khác nhau, chất lượng không đồng đều, nên khi đưa vào hệ thống xay xát - lau bóng
làm hàng xuất khẩu tỷ lệ thu hồi thành phẩm sẽ thấp (do gạo bị gãy, nên lượng phụ
phẩm nhiều hơn thnàh phẩm) từ đó giá thành cao, bên cạnh đó chất lượng lại không đạt
theo yêu các tiêu chuẩn xuất khẩu (do lúa có tỷ lệ đồng đều thấp), chỉ sản xuất những
loại gạo xuất khẩu có phẩm cấp thấp như gạo 255 tấm, từ đó kéo theo sản xuất kinh
doanh không có hiệu quả.
1.4.3. Mô hình hoạt động của Chợ :
Chợ là nơi gặp gỡ trực tiếp giữa người sản xuất lúa và người mua lúa-gạo. Chợ
Trung tâm Nông sản Thanh Bình có chức năng là người trung gian, tổ chức các cuộc
gặp gỡ trao đổi mua bán này, kể cả việc tổ chức đấu giá khi cần thiết và người có giá
cao nhất sẽ được mua. Chợ là nơi nắm bắt mọi yêu cầu mua bán của hai bên… để tổ
chức việc mua bán được thuận tiện và nhanh chóng.
Cơ chế hoạt động của Chợ rất thông thoáng, đơn giản, linh hoạt để thu hút người
dân và mọi thành phần kinh tế đến với Chợ. Mọi người dân đều có thể mang lúa đến
trao đổi tại Chợ. Mọi doanh nghiệp, mọi pháp nhân, thương lái… đều có thể kinh doanh
mua bán tại Chợ. Chợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi thành phần kinh tế đều
tham gia với mục đích cuối cùng là tiêu thụ hết lượng lúa hành hoá trong dân, đảm bảo
người dân bán được lúa với giá cả hợp lý nhất, nâng cao mức sống cho người nông dân,
đồng thời đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, chủng loại và giá cả đối với người mua.
1.4.4.Phương thức hoạt động của Chợ :
Đây là việc làm rất quan trọng đối với Chợ Trung tâm nông sản Thanh Bình,
trước hết là xây dựng một phương thức thu mua lúa gạo mới thay thế cho tập quán, thói
quen cũ đã tồn tại từ lâu, nhằm thu hút người nông dân mang lúa gạo đến tham gia mua
bán tại Chợ, thì bản thân Chợ mới có được sự hấp dẫn về giá cả, phướng thức mua bán
thuận tiện, nông dân phải thấy an tâm và có lợi hơn so với mua bán theo phương thức
cũ. Do đó :

- Quan hệ thường xuyên với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đến Chợ để thu
mua lúa gạo của nông dân đem đến phục vụ cho việc chế biến xuất khẩu.
- Xây dựng và cũng cố mối quan hệ giữa các nhà máy xay xát tư nhân với Chợ
để có kế hoạch mua lúa đem về nhà máy xay xát giao gạo cho các doanh nghiệp xuất
khẩu.
- Lúa nông dân đem đến không có người mua thì BGĐ Chợ cho họ gởi kho để
chờ giá hoặc tổ chức thu mua vào theo giá thị trường, bảo quản hàng hoá đảm bảo đạt
tiêu chuẩn để chế biến cung ứng cho xuất khẩu, hoặc bán lại cho các doanh nghiệp xuất
khẩu.
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 6
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
- Giá cả từng loại lúa gạo, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu…tại Chợ phải được
cung cấp một cách kịp thời, chính xác từng ngày để thông báo cho người mua và người
bán biết được mà lựa chọn mua bán.
- Kết hợp chặt chẽ với các HTX nông nghiệp ở vùng và khu vực lân cận để đầu
tư phân bón, vật tư nông nghiệp, giống lúa có chất lượng cao đồng thời mua lại lúa
thương phẩm và làm môi giới cho nông dân tiêu thụ lúa được giá cao.
- Với sân phơi có diện tích rộng, để nông dân đưa lúa đến phơi đạt được độ ẩm
bảo quản, tạm trữ được thời gian lâu mà không bị xuống cấp.
- Hệ thống máy sấy lúa đảm bảo khi đến mùa mưa bão nông dân đem lúa đến sấy
đạt yêu cầu, vừa chạy được mộng và không bị ẩm mốc.
- Kho hàng thoáng mát sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật bảo quản và không có
chuột, sâu mọt phá hoại.
- Kêu gọi các doanh nghiệp Nhà nước, chủ nhà máy tư nhân đến Chợ mua lúa để
chế biến gạo, cung ứng cho các Doanh nghiệp xuất khẩu, hoặc gia công thành phẩm
theo đơn đặt hàng của các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 7
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
1.5. Sơ đồ mặt bằng chợ và mặt bằng các phân xưởng:
1.5.1. sơ đồ mặt bằng chợ

Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 8
Quốc lộ 30 hướng từ Hồng Ngự về Tp. Cao Lãnh
KHO
ĐANG
XÂY
DỰNG
(Diện tích
165 x
50m)
P
h
â
n

x
ư

n
g

I
I
(
D
T

1
2
0


x

5
0
m
)
PHÂN XƯỞNG I
(DT 120 x 50m)
Kho gạo sạch
Khu vực kho mở rộng
D/c máy 2
D/c máy 1
Đường nội bộ có chiều ngang 10 m
Đường nội bộ có chiều ngang 05 m
Máy bơm cc
D/c máy
Khu vực chứa trấu
Hồ chứa
nước
Khu đóng
gói
Khu làm việc của kho
SÂN PHƠI LÚA
SÂN PHƠI LÚA
Khu nhà tập thể
Cổng phụ
Cổng chính
Đường nước cấp thủy
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Hình 2 sơ đồ mặt bằng chợ

BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 9
Khu
Văn phòng
làm việc

































N
H
Á
N
H

S
Ô
N
G

T
I

N
Khu bảo
quản
bao bì
Trụ chữa cháy
Bình bột MFZ 8; Hộp chữa cháy
Cửa chính kho
Khu làm việc của kho
Máy bơm cc

Vale nước
cấp thủy
KHU VỰC SÂN
L
Ô

G

O

F
L
Ô

G

O

F
C
â
n

n
h

p
L
Ô


G

O

E
L
Ô

G

O

F
T
h
ù
n
g

c
h

a

g

o

đ


u

t
r

n
L
Ô

G

O

C
D
à
n
Đ

u

t
r

n

































L
Ô


G

O


C
D
à
n

đ

u

t
r

n

g

o

s

t
L
Ô

G


O

D
M
Á
Y

I
L
Ô

G

O

B
L
Ô

G

O

D
L
Ô

G


O

A
T
h
ù
n
g

c
h

a

g

o

t
h
à
n
h

p
h

m
M
á

y

t
á
c
h

m
à
u
M
Á
Y

I
I
C

a

n
h

p

x
u

t
C


a

n
h

p

x
u

t
1
Cửa
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
1.5.2. sơ đồ mặt bằng các phân xưởng
Hình 3: Sơ đồ mặt bằng kho I
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 10
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Hình 4: Sơ Đồ Mặt Bằng Kho II
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 11
Cân
Nhập
Dây
Chuyền
Xát trắng

Lau
Bóng
gạo

(5T/h)
Dây chuyền bóc vỏ lúa
Dây
Chuyền
Đấu
Trộn
LÔ GẠO A
LÔ GẠO B
LÔ GẠO C
Khu vực
chứa
cám
LÔ GẠO A
LÔ GẠO B
LÔ GẠO C
Bao

Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ TRONG CHỢ
2.1 Quy trình công nghệ xát trắng và lau bóng gạo
2.1.1 Giới thiệu quy trình
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 12
Bồ đài
(1 phần gạo lẫn thóc)
Tấm 3/4
Cám lau
Lau bóng 1,2
Xát trắng 1,2
Sàng đảo
Cám xát

Trống phân ly
Sàng tạp chất Tạp chất
Thùng sấy
Thùng chứa thành phẩm
Đóng bao thành phẩm
Gạo nguyên liệu (gạo xô)
Cân định lượng
Gằn bắt thóc Thóc
Tấm 2/3
Tấm 1/2
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
2.1.2 Thuyết minh quy trình
a. Nguyên liệu
- Chủ yếu là gạo lức và gạo trắng. Được các thương lái ở địa phương hoặc các tỉnh lân
cận ( AG, TG, … ) đem đến bán hoặc theo đơn đặt hàng của xí nghiệp.
+ Nguyên liệu đưa vào là gạo lức qua dây chuyền xát trắng và lau bóng sẽ cho ra gạo
thành phẩm tuỳ theo yêu cầu của xí nghiệp như gạo 5%, 15%, 20%, 25% tấm.
+ Nguyên liệu đưa vào là gạo trắng thì chỉ qua máy lau bóng vuốt nhẹ mà không phải
qua xát
- Việc thu mua nguyên liệu đầu vào là một khâu rất quan trọng. Đòi hỏi cán bộ thu mua
phải có nhiều kinh nghiệm, am hiểu về gạo. Vì chất gạo `nguyên liệu ảnh hưỏng đến cả
dây chuyền sản xuất, năng suất và hiệu suất thiết bị, chất lượng và tỉ lệ gạo thành phẩm.
Do đó nguyên liệu mua vào phải được kiểm tra chất lượng thật kĩ về độ ẩm, tạp chất,
thóc lẫn, hạt màu, hạt hỏng, hạt rạn nứt,…
 Mục đích:
- Xác định phẩm chất nguyên liệu có đạt tiêu chuẩn nhập kho hay không ?
- Phân loại nguyên liệu để có biện pháp xử lý thích hợp hoặc đưa đi chế biến
ngay.
- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hạ giá thành chế biến.
Sau khi kiểm tra kỹ các chỉ tiêu trên thì tiến hành cho công nhân vận chuyển lên kho và

xếp thành cây riêng biệt hoặc được đưa vào hộc chứa nguyên liệu.
b. Cân định lượng – sàng tạp chất
- Cân định lượng ( cân điện tử ): là một hệ thống tự động, nhằm xác định khối lượng
nguyên liệu đầu vào và so sánh với khối lượng của khách hàng để đối chiếu khối lượng.
- Sàng tạp chất: mục đích là tách các tạp chất không phải là gạo ra khỏi nguyên liệu.
Gạo sau khi cân được phương tiện vận chuyển vào hộc nguyên liệu, sẽ được bồ đài đưa
lên sàng tạp chất. Tại đây nguyên liệu sẽ được loại bỏ các tạp chất như: đất, cát, đá, dây
buộc bao, kim loại,… sẽ được sàng tách ra khỏi gạo. Việc loại bỏ những tạp chất này
nhằm mục đích để đảm bảo chất lượng gạo thành phẩm, không ảnh hưởng đến quá trình
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 13
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
sản xuất, máy móc thiết bị. Vì vậy việc tách tạp chất lẫn trong nguyên liệu là công đoạn
quan trọng.
c. Công đoạn xát trắng
Mục đích:
- Bóc đi một phần lớp vỏ cám bên ngoài hạt gạo bao gồm phôi gạo.
- Làm trắng hạt gạo.
- Nâng cao giá trị kinh tế.
- Quá trình bảo quản được thuận lợi.
Gạo lức sau khi đã được tách tạp chất sẽ được bồ đài chuyển đến máy xát (1). Sau khi
qua hệ thống xát (1), gạo lức sẽ được bị bóc đi một phần lớp cám. Lượng cám này sẽ
đươc quạt hút qua cylone cám. Từ máy xát (1), lượng gạo sẽ tiếp tục được bồ đài đổ qua
máy xát (2). Ở đây, máy xát trắng (2) sẽ bóc đi lượng cám còn lại, lượng cám này cũng
được đưa qua cylone bằng hệ thống quạt hút. Lượng cám sau quá trình xát được gọi là
cám xát hay còn gọi là cám khô (cám này có tỉ lệ protein, lipid,… cao nên được làm
thức ăn gia súc). Cám xát lần 1 nhiều hơn cám xát lần 2. Ở đây (ở công đoạn này) quạt
hút ngoài việc hút cám còn có tác dụng làm cho khối hạt nguội đi để tránh gạo bị gãy
nát.
Chúng ta có thể điều chỉnh khoảng cách giữa dao với cối đá nhám để đạt độ trắng theo
yêu cầu.

Nếu nguyên liệu là gạo trắng thì không cần qua công đoạn xát trắng.
d. Công đoạn lau bóng
Mục đích:
Loại bỏ lớp cám còn lại trên bề mặt hạt gạo đồng thời làm cho bề mặt hạt nhẵn bóng
hơn để tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.
Gạo sau khi qua máy xát (1), (2) được bồ đài vận chuyển đến máy lau bóng (1).
Ở đây gạo sẽ được bóc đi một phần vỏ cám, rồi sang máy lau bóng (2) nhờ bồ đài vận
chuyển đến. Tại đây lau bóng (2) có nhiệm vụ lấy hết lớp cám còn bám trên bề mặt hạt
gạo, đồng thời phun nước làm mài nhẳn để tăng độ trắng bóng của hạt gạo, sau quá
trình cám lau cũng được hút đưa về cylone.
Hạt gạo lúc bấy giờ hầu như không còn lớp vỏ cám. Lượng cám sau quá trình lau được
gọi là cám lau hay còn gọi là cám ướt.
Ở công đoạn này, người kỹ thuật vận hành máy phải có sự điều chỉnh lượng nước cho
phù hợp.
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 14
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
+ Nếu thừa nước, gạo sẽ ướt làm tăng độ ẩm và hạt gạo bị vón cám, ảnh hưởng đến chất
lượng thành phẩm.
+ Nếu thiếu nước thì gạo bị nóng do lượng nước không đủ nên có thể bị gãy nhiều
thành tấm và làm giảm tỷ lệ gạo nguyên.
+ Nhiệt độ nước phun khoảng 20-25
o
C
e. Gằn bắt thóc
Gạo từ máy lau bóng (2) được bồ đài đổ vào gằn bắt thóc. Khi qua gằn thì thóc sẽ được
loại ra, đồng thời một phần gạo lẫn thóc được hồi lưu trở lại một lần nữa.
Mục đích:
- Loại bỏ phần lớn thóc còn lẫn trong nguyên liệu giúp quá trình chế biến tiếp theo
được dễ dàng hơn.
- Nâng cao chất lượng của gạo.

f. Sàng đảo
Mục đích: Dùng để tách tấm 2/3 và tấm 3/4.
Gạo và tấm từ gằn bắt thóc sau khi đã bắt thóc sẽ được bồ đài vận chuyển qua sàng đảo.
Tại đây gạo sẽ loại ra được tấm nhỏ. Hỗn hợp gạo nguyên liệu và tấm lớn sẽ được
chuyển xuống trống phân ly.
g. Trống phân ly
Mục đích: tách tấm 1/2.
Lượng tấm 1/2 lẫn trong gạo sau khi qua sàng đảo sẽ được cho vào trống phân ly. Ở
đây trống phân ly sẽ bắt tấm 1/2 và được đưa ra ngoài ra máng hứng, tùy thuộc vào loại
gạo 5%, 10%,… mà người kỹ thuật sẽ điều chỉnh máy để thu được gạo có tỉ lệ tấm theo
yêu cầu.
Riêng đối với sản phẩm gạo 20% tấm thì gạo chỉ qua sàng đảo mà không có qua trống
phân ly.
Nếu gạo còn lại trong tấm quá nhiều thì không đạt năng suất. còn nếu tấm bắt không tốt
thì sẽ ảnh hưởng đến gạo thành phẩm.
h. Thùng sấy
Mục đích:
- Làm cho gạo đạt độ ẩm qui định.
- Làm mát gạo từ từ để tránh hiện tượng tăng tỉ lệ tấm ở gạo thành phẩm.
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 15
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Tùy thuộc vào độ ẩm của từng loại gạo mà ta có thể tiến hành sấy gió, sấy lửa hoặc kết
hợp sấy gió với sấy lửa.
+ Nếu gạo có độ ẩm thấp thì tiến hành sấy gió: gạo thành phẩm từ trống phân ly sẽ
được bồ đài đổ vào thùng sấy, nhiệt độ sấy là 45
0
– 60
0
C.
+ Nếu gạo có độ ẩm cao, tiến hành sấy lửa qua 2 thùng sấy sau đó gạo sẽ được sấy gió

để làm giảm nhiệt độ của gạo, giúp quá trình bảo quản gạo được tốt hơn.
Gạo thành phẩm được bồ đài đưa vào thùng sấy (1), nhiệt độ ở thùng sấy (1) là 50
0
-
80
0
C.
Ở đây nhiệt độ sấy 80
0
C: là bao gồm nhiệt độ bên ngoài cộng với nhiệt độ lửa. Tức là
nhiệt độ bình thường bên ngoài: 25
0
C - 35
0
C và nhiệt độ lửa trong lò 45
0
C. Sau khi sấy
ở thùng sấy (1), gạo thành phẩm được bồ đài đưa vào thùng sấy (2). Nhưng nhiệt độ ở
thùng sấy (2) thấp hơn nhiệt độ ở thùng sấy (1) khoảng 10
0
C. Nhiệt độ ở thùng sấy (2)
50
0
C - 65
0
C hoặc 70
0
C.
Tuy nhiên nếu sấy lửa ở nhiệt độ quá cao sẽ làm cho sản phẩm bị biến màu sắc, giảm
trọng lượng ảnh hưởng đến chất lượng gạo, giảm giá trị kinh tế. Nhưng nếu sấy gió với

nhiệt độ không đủ làm khô gạo thì gạo vẫn bị biến màu và xảy ra hiện tượng bó cám
trong qua trình bảo quản.
Vì vậy độ ẩm lý tưởng thích hợp cho gạo thành phẩm sau khi sấy để bảo quản là: 14 -
14.5%. Đặc biệt đối với gạo 5% chỉ sấy gió, không sấy lửa.
i. Thành phẩm
Sấy xong gạo thành phẩm được chuyển vào thùng chứa thành phẩm bằng bồ đài. Sau đó
các công nhân sẽ cho vô bao và may miệng. Trọng lượng tịnh vào mỗi bao tuỳ vào yêu
cầu khách hàng, thường là tịnh bao 50 kg (khối lượng cân cả bao phải là 50.2 kg).
Tịnh xong, gạo được đóng thành cây ở những vị trí thích hợp. Khi chất cây thì sàn được
lót bởi những tấm palate để tránh hiện tượng gạo hút ẩm từ sàn lên đồng thời người ta
cũng lót những miếng cước để tránh thất thoát gạo và hạn chế được côn trùng gây hại .
Đối với gạo chạy ra để trữ thì cũng đóng thành cây và có biện pháp bảo vệ thích hợp để
bảo quản trong thời gian dài. Nhưng thường trường hợp này ít vì xí nghiệp thường
xuyên có những đơn đạt hàng với số lượng lớn nên gạo chạy ra đem đấu đi xuất khẩu
sang các thị trường như Phillipin, Malaysia, Ấn Độ,…
 Khi bảo quản cần chú ý:
- Gạo được đóng thành từng cây riêng biệt dựa trên phẩm chất của từng loại gạo nhằm
thuận lợi cho việc kiểm tra và xử lý.
- Thường xuyên mở cửa thông gió cho gạo.
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 16
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
- Cây gạo cách tường 0.5m trở lên.
- Cách sàn nhà bởi những tấm palate.
- Các cây gạo cách nhau từ 0.5 đến 1m để thoáng gió và dễ kiểm tra.
 Những hiện tương phát sinh trong quá trình bảo quản:
Hiện tượng bó cám: Thường xảy ra đối với gạo trắng thẳng và gạo thành phẩm có mức
xát trắng không đạt yêu cầu. Khi bảo quả quá lâu sẽ làm cho lớp cám bên ngoài hạt gạo
bị xù lên.
Hiện tượng sâu mọt: Do gạo bị bó cám, độ ẩm cao, vệ sinh không tốt là điều kiện tốt
cho sâu mọt phát triển, làm hư hỏng khối gạo.

Hiện tượng ẩm vàng: Do độ ẩm gạo tăng, khối hạt không đồng nhất. Sau thời gian bảo
quản sẽ bị ẩm vàng.
 Cách khắc phục
+ Đảm bảo thông gió thường xuyên.
+ Đưa về độ ẩm an toàn như lúc mới đưa đi bảo quản.
+ Phun thuốc diệt sâu mọt và côn trùng định kì.
+ Bảo quản trong thời gian ngắn nhất.
Trong quá trình chế biến, cán bộ phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị, để điều chỉnh
kịp thời khi máy hoạt động không đạt yêu cầu.
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 17
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
2.2 Các thiết bị trong qui trình sản xuất
2.2.1 Sàng tạp chất
Sàng tạp chất dùng để loại các tạp chất có kích thước to và nhỏ hơn hạt thóc. Để tránh
hình thành bụi bẩn trong khi vận hành.
- Cấu tạo: Gồm một khung sàng làm bằng thép, sàng được bố trí 2 lớp sàng. Lớp sàng
trên có kích thước lớn 8 – 10 mm, lớp sàng dưới có kích thước nhỏ1.5 – 1.8 mm.
- Nguyên lý hoạt động: Khi chuyển động cơ cấu xoay tâm, bánh lệch tâm quay kéo theo
tay biên và chốt lệch tâm quay theo làm kéo thùng sàng chuyển động.
- Nguyên lý phân loại: Khi nguyên liệu đổ lên mặt sàng trên, do đường kính của lưới
sàng trên lớn nên gạo và tạp chất nhỏ nên sẽ lọt qua lưới rơi xuống mặt sàng dưới, tạp
chất to được giữ lại và đưa ra ngoài ở cuối sàng, lớp sàng dưới có kích thước nhỏ hơn
nên những tạp chất nhỏ (cát, bụi,…) sẽ lọt xuống dưới và được đường ống dẫn ra ngoài,
phần gạo lức được giữ lại và trượt trên mặt sàng đưa ra ngoài ở cuối sàng, được bồ đài
chuyển sang công đoạn tiếp theo.
1
Hình 1 Sàng Tạp Chất Hình 2 Cấu tạo của Sàng tạp chất
Chú Thích
1. Phểu nạp liệu 5.Gối rung
2. Lưới tách tạp chất (đường kính 8-10mm) 6. Lối ra tạp chất nhỏ

3. Lưới tách bụi (đường kính 1.5-1.8mm) 7. Lối ra gạo
4. Ngõ hút bụi 8. Lối ra tạp chất lớn
9. Động cơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 18
2
4
6
8 3
7
5
9
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Đặc điểm kỹ thuật:
- Kiểu: PCV 120.
- Năng suất: 10-12tấn /h.
- Công suất động cơ: 1.5KW.
- Số vòng quay động cơ: 1450 vòng /phút.
- Trọng lượng máy: 330 kg.
2.2.2 Máy xát trắng
Là thiết bị dùng để loại bỏ lớp cám bên ngoài hạt gạo.
- Cấu tạo: Bộ phận chính của máy là một xilanh làm bằng gan, hình côn, bề mặt xung
quanh có đắp một lớp hổn hợp chống mòn. Côn được lắp chặt trên trục chính thẳng
đứng (có thể quay được), bên ngoài côn có lưới xát bao bọc, lưới xát được chia thành
các đọan cách đều nhờ thanh patin cao su. Toàn bộ hệ thống trên được đặt trong vỏ máy
có lắp hệ thống vòng gạt cám. Trên thân máy có lắp 2 ống hút cám để hút cám đưa về
nhà cám.
- Nguyên tắc hoạt động: Khi trục máy quay với vận tốc 260 vòng/phút, khi trục chính
quay kéo theo côn xát quay và bánh răng dẫn động vòng gạt cám quay theo, gạo lức từ
hộc nguyên liệu được đổ lên mặt đầu của trục côn đứng quay. Khi đó gạo sẽ được rải
đều xung quanh chảy vào khe hở giữa côn và lưới xát, giữa patin cao su và mặt côn.

Khi côn quay gạo sẽ quay theo lúc này hạt gạo bị áp lực tác dụng chà xát mặt côn, mặt
lưới xát, thanh patin cao su. Đồng thời các hạt gạo cũng chà xát lẫn nhau. Kết quả là hạt
gạo được nạo bỏ lớp vỏ cám, gạo xát rơi xuống máng hứng và đưa sang công đọan tiếp
theo, còn cám được hút qua lưới xát đưa về cylon thu hồi, cám to và tấm nhỏ rớt xuống
đáy vỏ máy (phía ngoài lưới) nhờ bộ phận gạt cám đưa ra ngoài.
Đặc điểm kỹ thuật:
- Kiểu: RV 80
- Năng suất: 6-8 tấn /h
- Công suất động cơ: 55 KW
- Số vòng quay trục chính: 280 vòng /phút
-Trọng lượng máy: 2980kg
Vận hành thiết bị và an toàn:
- Điện thế phải đảm bảo 360-400V
- Khi vận hành bấm nút “ON” của cối trên hợp điều khiển.
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 19
2
3
4
5
1
1
1
0
6
7
9
8
1
2
1

Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
- Khi gạo đầy thùng liệu mới mở gạo và luôn giữ gạo đầy thùng để tạo độ trắng ổn định.
- Điều chỉnh dao cao su cho độ trắng theo yêu cầu và đảm bảo năng suất máy.
- Đóng van liệu trước khi ngưng cối.
- Chờ cho gạo trong cối xuống hết mới tắt cối.
- Khi ngừng hoặc gặp sự cố thì bấm nút ”OFF”.
Hình 3 máy xát trắng Hình 4 cấu tạo máy xát trắng
Chú thích
1. Thùng chứa nguyên liệu. 7. Bạc đạn dưới.
2. Bạc đạn trên. 8. Xi lanh.
3. Trái đá. 9. Máng ra gạo.
4. Trục chính. 10. Tay quay chỉnh xả gạo.
5. Dao cao su. 11. Cửa ra cám.
6. Lưới. 12. Đoàn bẩy.
2.2.3 Máy lau bóng
Dùng để làm cho bề mặt hạt sạch trắng và nhẵn bóng.
- Cấu tạo: Bộ phận chính là trục ngang, gồm một đọan trục rổng, trên có 4 đường dao
gồm: 4 dao thẳng, 4 dao nghiêng nối tiếp nhau chạy dọc theo chiều dài của trục, phía
sau các dao là các lổ thông gió vào trục rổng, phía ngoài trục gồm có 4 tấm lưới hình
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 20
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
tám cạnh , trên lưới có đục lỗ, các rảnh khía, trên trục còn có vít tải cung cấp gạo vào
máy.
- Cách vận hành:
+ Điện thế hoạt động phải đảm bảo 360-400V.
+ Khi gạo đầy thùng liệu thì bấm nút “ON” để máy hoạt động.
+ Mỡ liệu, điều chỉnh lượng gạo vào máy lau bằng van chỉnh liệu sau cho đạt được
năng suất cao nhất, tùy theo loại gạo nguyên liệu và thành phẩm khác nhau, điều chỉnh
van chỉnh nước sau cho gạo ra theo yêu cầu.
+ Đóng van liệu, tắt bơm nước, khóa chặt van chỉnh nước khi ngừng hay bị sự cố kỹ

thuật Bấm nót “OFF” của quạt, của máy lau bóng khi gạo hết trong máy.
- Nguyên tắc hoạt động: Khi làm việc trục nhận truyền động từ động cơ thông qua hệ
thống dây đai, các puli sẽ quay với vận tốc 920 vòng/phút. Nguyên liệu được cho vào
máy ở phểu nạp liệu và được vít tải chuyển vào buồng xoa bóng. Tại đây gạo sẽ được
trục và dao cuốn theo chiều quay tạo nên sự cọ xát giữa hạt và lưới, giữa hạt và hạt làm
cho lớp cám bông ra, khi đó nước sẽ được phun vào với liều lượng thích hợp làm cho
bề mặt hạt gạo được nhẵn bóng hơn, không khí được quạt hút vào trục rổng mang theo
phần cám thổi qua các cylon để thu hồi lại, gạo được đưa ra ngoài và qua công đoạn
tiếp theo.
- Ưu điểm:
+ Năng suất làm việc cao.
+ Bề mặt gạo bóng láng.
+ Có thể điều chỉnh lượng nước tùy theo loại nguyên liệu.
- Nhược điểm:
+ Lưới có thể bị rách.
+ Thường bị nghẹt.
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 21
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Hình 5 Máy lau bóng
Hình 6 Cấu tạo máy lau bóng
Chú Thích
1. Trục máy 8. Đối trọng
2. Hộp cấp liệu 9. Cửa ra gạo
3. Béc phun 10. Quạt hút cám .
4. Cục chận nước 11. Vít tải
5. Buồng xát 12. Bơm hơi
6. Lưới cám 13. Bơm nước
7. Dao gang 14. Puly
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 22

13
1
7
6
1
7
5
6
8
11
2
9
12
14
10
4 3
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Đặc điểm kỹ thuật
- Kiểu: RP 40.
- Năng suất: 3-4 tấn /h.
- Công suất động cơ: 75 KW.
- Số vòng quay: Trục chính 920,Quạt 2900.
- Trọng lượng: 1370.
2.4 Sàng đảo:
Sàng đảo với nhiều lớp mặt sàng có kích thước lỗ khác nhau để tách gạo và tấm.
- Cấu tạo: Thùng sàng hình hộp bằng gỗ hoặc sắt có đáy, được treo trên một khung
gồm một dây treo, ở bên góc thùng được lắp 3 mặt sàng có kích thước 1x2m mặt sàng
trên có kích thước lổ sàng 3,8mm dùng để thu hồi gạo nguyên, mặt sàng dưới có kích
thước lổ sàng 3,2mm dùng để thu hồi gạo gãy, mặt sàng có kích thước lổ sàng 2,2mm
dùng để thu hồi tấm 1, và lọt qua sàng 2,2mm là tấm 2.

- Cách vận hành:
+ Bấm nút “ON” trên tủ điều khiển khi vận hành.
+ Bấm nút “OFF” khi ngừng hoạt động, vệ sinh máy.
- Nguyên lý hoạt động: Khi làm việc nhờ các động cơ lắp trên thùng sàng làm cho sàng
xoay tròn và đảo qua lại quanh vị trí cân bằng, hạt sẽ chuyển động xoay không ngừng đi
xuống từ từ theo hình xoắn ốc. Hạt nguyên sẽ theo đường ống ra ngoài, gạo và tấm lớn
sẽ được đưa vào trống chọn hạt. Còn tấm mẵn sẽ theo đường ống dẫn đưa ra ngoài.
Hình 7 Cấu tạo sàng đảo
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 23
4
2
3
5
6
7
8
1
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Chú Thích:
1. Phểu nạp liệu. 5. Puly truyền động.
2. Đường ra hổn hợp gạo và tấm lớn. 6. Chốt lệch tâm.
3. Đường ra tấm nhỏ. 7. Dây treo thùng sàng.
4. Đường ra tấm mẵn. 8. Thùng sàng.
Đặc điểm kỹ thuật
- Kiểu: RS 60.
- Năng suất: 6 tấn/h.
- Số vòng quay trục chính 130 vòng/ phút.
- Trọng lượng máy 540 kg.
2.5 Trống phân ly:
Trống là thiết bị phân loại dựa vào sự khác biệt về kích thước giữa gạo và tấm.

- Cấu tạo: có hình dạng ống trụ rổng, đặt hơi nghiêng (5-7
0
). Thành ống làm bằng thép,
mặt trong được gia công các hốc lõm hình túi, bên trong có máng hứng và vít tải vận
chuyển tấm ra ngòai.
- Nguyên tắc hoạt động: Khi motơr quay làm trống quay theo với vận tốc 38 - 47
vòng/phút. Hỗn hợp gạo, tấm được đưa vào trống ở đầu cao. Khi đó tấm rơi vào các hốc
lõm và được nâng lên theo chiều quay để rớt vào máng hứng tấm được vít tải đưa ra
ngòai ở đầu thấp của trống. Gạo trượt trên các hốc (đã đầy tấm) đi dần xuống dưới đầu
thấp của trống và đưa ra ngoài.
Hình 8 Trống phân ly
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 24
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp khóa 8 - 2010 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Hình 9 Cấu tạo trống phân ly
Chú Thích
1. Động cơ.
2. Vỏ trống.
3. Giá đở trống.
Đặc điểm kỹ thuật
- Kiểu: LG6A.
- Năng suất: 4 – 6 tấn/h.
- Công suất: 1,5 KW.
- Số vòng quay động cơ: 38-47vòng/phút.
- Trọng lượng: 1366 kg.
2.6 Gằn bắt thóc:
Là thiết bị dùng để tách thóc lẫn trong gạo.
- Cấu tạo: Gồm 2 thùng sàng được làm bằng khung thép ở ngoài là lớp tôn dày 2mm,
trong thùng có từ 3 - 9 khay. Khay được xếp cái nọ chồng lên cái kia, về cấu tạo khay
được làm bằng chất liệu thép không rĩ , được gia công những vết lõm đồng nhất trên
toàn bộ mặt khay. Khay được lắp trong thùng với 2 độ nghiêng, nghiêng về phía bên và

nghiêng về phía trước.
Nghiêng về phiá bên: đầu cao của độ nghiêng này là phía gạo, đầu thấp là phía thóc.
Nghiêng về phía trước: đầu cao đựơc bố trí hộc nguyên liệu. Hộc nguyên liệu cung cấp
nguyên liệu đồng thời cho các khay, đầu thấp bố trí mang sản phẩm ra.
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Kỹ thuật & Công nghệ 25
1
3
2

×