Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN DÙNG CHƯƠNG TRÌNH PSS/ADEPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.81 KB, 19 trang )

PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 1/19
I. KIỂM SOÁT SỬA ĐỔI: MỤC ĐÍCH:
Hướng dẫn phương pháp thu thập dữ liệu và mô hình lưới điện bằng
chương trình PSS/ADEPT dùng để tính toán mô phỏng các bài toán lưới điện
như:
− Tính toán phân bố công suất (Tổn thất điện áp, công suất);
− Tính toán vị trí, dung lượng bù tối ưu cho lưới điện trung hạ thế (CAPO);
− Tính toán điểm dừng (điểm tách lưới) tối ưu (TOPO);
− Phối hợp bảo vệ;
− Các bài toán khác (phân tích sóng hài, độ tin cậy lưới điện).
II. PHẠM VI ÁP DỤNG:
Phương pháp này áp dụng thống nhất cho Xí nghiệp Điện cao thế miền
Nam và các Điện lực tỉnh/thành phố trực thuộc Công ty Điện lực 2 trong việc
tính toán các bài toán trên lưới điện sử dụng chương trình PSS/ADEPT.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
− Tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình PSS/ADEPT (Tài liệu kèm theo
chương trình);
− Tài liệu giảng dạy, hướng dẫn sử dụng phần mềm PSS/ADEPT (Tài liệu do
Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn);
− Hệ thống điện Truyền tải và phân phối (Tác giả Hồ Văn Hiến, NXB Đại
học Quốc gia TP.HCM, 2005);
− Electrical Distribution System Protection (Cooper Power Systems, 1990);
− Các file lưu tại thư mục //server/data/ktsx/hoaiphuong/HD.PSS-ADEPT.
IV. ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT:
PSS/ADEPT : Power System Simulator/Advanced Distribution


Engineering Productivity Tool.
TOPO : Tie Open Point Optimization.
CAPO : Optimal Capacitor Placement.
TCC : Time-Current Curve.
MBA : Máy biến áp.
TBA : Trạm biến áp
V. TRÁCH NHIỆM:
Các Điện lực tỉnh/thành phố trực thuộc, Xí nghiệp Điện cao thế miền
Nam áp dụng phương pháp này vào việc triển khai PSS/ADEPT tại đơn vị
mình.
PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 2/19
VI. NỘI DUNG:
− Yêu cầu dữ liệu lưới điện cho PSS/ADEPT;
− Mô hình các đối tượng lưới điện bằng PSS/ADEPT;
− Yêu cầu đối với các bài toán tính toán mô phỏng lưới điện;
− Các lưu ý để khai thác chương trình đạt hiệu quả.
1. YÊU CẦU DỮ LIỆU LƯỚI ĐIỆN CHO PSS/ADEPT
Để mô hình lưới điện trên PSS/ADEPT cần thu thập dữ liệu lưới điện
như sau:
1.1. Dữ liệu đường dây:
− Chiều dài đường dây;
− Chủng loại và đặc tính kỹ thuật của dây dẫn;
− Hình thức trụ, chiều cao của dây dẫn so với đất, bố trí các pha trên cột.
Cách xác định hằng số đường dây bằng môdun của chương trình trình bày ở

phần 2.
1.2. Dữ liệu thiết bị chính
Nguồn:
− Giá trị dòng ngắn mạch 1 pha và dòng ngắn mạch 3 pha tại thanh cái
22kV trạm 110kV và thanh cái 110kV trạm 220kV.
Cách xác định các thông số nguồn trình bày phần 2.
Máy biến áp:
− Vị trí lắp đặt, các giá trị Po, Pk, Io%, Uk% của MBA (nếu không thể
tra cứu được từ lý lịch MBA thì có thể tham khảo TCVN8084-1994).
Cách xác định các thông số MBA trình bày phần 2.
Tụ bù:
− Vị trí lắp đặt, loại (cố định, hay ứng động), dung lượng tụ.
Các thiết bị đóng cắt:
− Vị trí lắp đặt, các thông số liên quan đặc tuyến dòng điện thời gian
(TCC) của thiết bị.
1.3. Dữ liệu phụ tải
− Xây dựng biểu đồ phụ tải điển hình ngày cho các nhóm phụ tải đặc
trưng. Ví dụ: Công nghiệp, sinh hoạt, bơm Nông nghiệp, …
− Xác định công suất, cosϕ tiêu thụ của từng phụ tải.
Cách xác định thông số của phụ tải trình bày phần 2.
PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 3/19
2. MÔ HÌNH CÁC ĐỐI TƯỢNG LƯỚI ĐIỆN BẰNG PSS/ADEPT:
2.1. Đường dây:
2.1.1. Yêu cầu hằng số đường dây

 Tên đường dây, số pha (1 pha, 3 pha);
 Chiều dài đường dây;
 Tổng trở thứ tự thuận, tổng trở thứ tự không của đường dây.
Đối với đường dây trên không sẽ dùng môdun Line Constants của
chương trình để tính các hằng số đường dây, đường dây cáp ngầm và
cáp ABC trung thế có thể tính toán theo lý thuyết hoặc tra từ catalogue
của nhà sản xuất.
2.1.2. Xác định hằng số đường dây
Sử dụng môdun Line Constants của chương trình để tính toán hằng
số đường dây từ các dữ liệu yêu cầu tại mục 1.
Sử dụng chức năng Line Constants
a. Mở chức năng Line Constants từ menu [Tools] chương trình.
Menu chính của môdun line constants
Tạo mới cấu trúc
đường dây (c)
Các tùy chọn của chức
năng “line constants” (b)
Tính toán “line
constants” (e)
(a)
PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 4/19
b. Thiết lập các tùy chọn của chức năng line constants.
c. Tạo mới 1 cấu trúc đường dây.
d. Thiết lập các thông số của cấu trúc đường dây.

Tần số của HTĐ,
chọn = 50hZ
Chọn units là đơn vị SI
Click đôi chuột vào đây để thiết
lập cấu trúc đường dây (d)
Trường hợp muốn chọn đặc tính kỹ thuật dây dẫn từ file bên
ngoài thì có thể xác định đường dẫn của file cần sử dụng tại
đây
Tham khảo file thư viện chuẩn của chương trình nz-
austconductors.csv
PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 5/19
e. Chạy chức năng Line constants để xác định hằng số đường dây.
f. Cập nhật hằng số đường dây vào file thư viện của chương trình
(*.con).
Số pha của
đường dây
Chủng loại dây dẫn trên từng pha.
-
Đặc tính kỹ thuật của các loại dây dẫn có thể
tham khảo từ catalogue của các nhà sản xuất
trong nước hoặc từ thư viện chuẩn của
chương trình.
Bố trí pha của
đường dây

Cập nhật giá trị tổng trở thứ tự thuận và tổng
trở thứ tự nghịch vào thư viện đường dây
PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 6/19
File thư viện thông số đường dây và thiết bị của PSS/ADEPT là 1 file
dạng text có phần mở rộng là *.con (file mẫu của chương trình là pti.con).
Cấu trúc *.con file này cho phép người dùng thêm vào các bộ thông số mẫu
của dây dẫn hoặc thiết bị nhằm thuận tiện cho việc sử dụng.
Cấu trúc của *.con file tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn sử dụng của
chương trình.
Lưu ý:
− Khi đặt tên 1 cấu trúc đường dây cần thể hiện rõ cấu trúc dây dẫn
(Vd: 3×A150+A95) để thuận tiện khi xem sơ đồ;
− Đối với lưới điện trung thế không tính ảnh hưởng của thành phần
dung của đường dây lên lưới điện (cho thành phần dung trong
hằng số đường dây =0);
− Đối với lưới điện hạ thế không tính ảnh hưởng của thành phần
dung và kháng của đường dây lên lưới điện (cho thành phần dung,
kháng trong hằng số đường dây =0).
2.2. Máy biến áp
Yêu cầu dữ liệu:
 Tên MBA;
 Pha (1pha, 3 pha), tổ đấu dây;
 Công suất định mức (lưu ý: nhập công suất trên mỗi pha );
 Tổng trở tương đương của MBA.

PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 7/19
Tổng trở tương đương của MBA tính theo công thức sau:
n
n
P
R
Sdm

=

% /100
n n
Z U=
khi đó
2 2
n n n
X Z R= −
Trong đó giá trị ∆Pn và Un% lấy từ kết quả thí nghiệm ngắn mạch gần
nhất hoặc lấy theo TCVN 1984-1994.
Để xác định một cách gần đúng nhất ảnh hưởng của một TBA lên lưới
điện, tổn thất không tải của MBA cần thiết được đưa vào mô hình TBA.
MÔ HÌNH TRẠM BIẾN ÁP
a. TBA công cộng sẽ được mô hình như sau:
Trong đó:

Po là tổn hao không tải của MBA và
2
2
%*
100
O
o o
I Sdm
Q P
 
= −
 ÷
 

Po và Io% được lấy từ thí nghiệm không tải gần gần nhất hoặc
lấy theo TCVN 1984-1994.
Giá trị tải được tính toán từ chỉ số điện kế tổng của trạm biến áp
(trình bày tại mục 2.4)
b. TBA khách hàng đo đếm trung thế: được mô hình bằng 1 phụ tải.
c. TBA khách hàng đo đếm hạ thế: được mô hình giống như trạm
công cộng.
Lưu ý:
− Khi đặt tên cho TBA và thành phần không tải của MBA cần lưu ý
thêm tiếp đầu ngữ phía trước để thuận tiện cho việc cập nhật và tra
cứu và sau này;
− Máy biến áp 3 pha loại có 1 MBA tổ đấu dây là Delta Wye -30 deg
(tương ứng với tổ đấu dây

/Y-11). TBA 3 pha loại có 3 MBA và
TBA 1 pha tổ đấu dây là Wye Wye.

− Tổng trở tương đương cho MBA 3 pha (loại 3 MBA 1 pha) và MBA
1 pha là giống nhau.
VD: - TBA 1 pha MBA lắp trên pha A nên đặt tên là A.xxxxxxxxxx;
- TBA 3 pha 3 MBA nên đặt tên là Y.xxxxxxxxxx;
- TBA 3 pha 1 MBA nên đặt tên là T.xxxxxxxxxx;
- thành phần không tải của MBA 1 pha 25kVA lắp trên pha A nên
có tên là Po25-A.xxxxx(không cần thiết quản lý theo tên trạm vì
không thường xuyên cập nhật số liệu).
Tải
Po + jQo
MBA
PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 8/19
2.3.Nguồn
Yêu cầu dữ liệu:
 Tên nguồn (nên đặt là: tên trạm+phát tuyến, Vd: TanHung431);
 Loại, điện áp định mức;
 Công suất định mức;
 Tổng trở thứ tự thuận và thứ tự nghịch của nguồn.
Trong đó
Tổng trở thứ tự thuận và thứ tự nghịch của nguồn được tính toán từ
giá trị Công suất định mức, dòng ngắn mạch 1 pha và 3 pha tại nút
nguồn theo công thức sau:
1
3f

Udm
Z
I
φ
=

0 1
1
3*
2
f
Udm
Z Z
I
φ
= −
Thông thường do ta chỉ có được giá trị biên độ của dòng ngắn mạch
1 pha và 3 pha tại nút nguồn và R1<< X1, Ro<< Xo nên chấp nhận
X1~Z1 và Xo~Zo nghĩa là R1 = Ro = 0.
Quy ước khi mô hình lưới điện 22kV thanh cái 22kV của trạm
110kV được mô hình bằng 1 nguồn với công suất của nguồn là Sdm của
MBA nối với thanh cái 22kV đó.
2.4. Phụ tải
2.4.1. Yêu cầu dữ liệu cho phụ tải gồm:
 Tên phụ tải (nên lấy mã trạm để đặt tên cho phụ tải trạm);
 Nhóm phụ tải (Load Categories);
PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27

Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 9/19
 Biểu đồ phụ tải (Load Snapshots);
 Loại phụ tải (cân bằng và không cân bằng);
 Công suất thực (P);
 Công suất phản kháng (Q).
Lưu ý:
− Để thuận tiện cho việc cập nhật dữ liệu tải cho chương trình từ file
excel, nên chọn mọi loại phụ tải (1 pha và 3 pha) là không cân bằng;
− Việc đặt tên cho phụ tải (Name) cần phân theo nhóm để thuận tiện
cho việc cập nhật và theo dõi phụ tải.
Ví dụ: Trên lưới điện có 5 nhóm phụ tải đặc trưng (qua theo dõi,
đánh giá từ thực tế quản lý vận hành), khi đó TBA có mã trạm là A
thuộc nhóm phụ tải (1) thì nên đặc tên là 1.A.
PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 10/19
2.4.2. Xác định công suất của tải
Trình tự thực hiện
a. Xây dựng biểu đồ phụ tải đặc trưng cho từng nhóm phụ tải
(qua QLVH), tham khảo cách xây dựng biểu đồ phụ tải cho
các nhóm phụ tải trong phần phụ lục.
b. Xác định công suất tiêu thụ của phụ tải, tham khảo 2 phương
pháp sau:
b.1. Dựa vào kết quả đo tải định kỳ hàng tháng (phương pháp

này đơn giản, nhưng dễ gây sai số do thời điểm đo tải là
không đồng thời).
b.2. Dựa vào sản lượng của từng khách hàng (hoặc TBA)
trong tháng (có thể truy xuất từ chương trình CMIS) và
đánh giá hệ số công suất (cos
ϕ
) của khách hàng (hoặc
TBA) thông qua QLVH.
Ví dụ:
Khảo sát khách hàng (hoặc TBA) A có sản lượng là 100kWh/tháng
(tháng có 30 ngày), cosϕ = 0,8 và thuộc nhóm phụ tải (1) có biểu đồ phụ
tải điển hình như sau:
Khi đó nhóm phụ tải (1) được chia thành 4 load snapshots như sau:
Snapshot Relative duration (pu) Scale Factor
Base 0 1
23h –
05h
7/24 0,3
06h –
08h
3/24 0,8
09h – 17h 9/24 0,5
18h –
22h
5/24 1,0
Lúc đó tại mức Base P = 100/30/(0,3*7+0,8*3+0,5*9+1,0*5) ~ 0,238.
PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27

Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 11/19
Q tương ứng với cosϕ = 0,8 là Q = P*tan(arccos(0,8)) ~ 0,179.
Khi đó giá trị nhập vào cho phụ tải là:
Name: 1.A
Categories: 1
Type: Constant Power, Unbalanced
Load:
1 pha (Pha A) 3 pha
P (kW) Q (kVar) P (kW) Q (kVar)
Pha A P Q P/3 Q/3
Pha B 0 0 P/3 Q/3
Pha C 0 0 P/3 Q/3
Lưu ý: Khi nhập tải vào chương trình cần phải chỉnh Load Snapshots về
mức Base
2.5. Các thiết bị khác
2.5.1. Node
Yêu cầu dữ liệu:
 Tên node;
 Điện áp tại node đó.
Lưu ý:
Tên node nên đặt theo nhóm (thêm tiếp đầu ngữ phía trước) để thuận
tiện trong việc loại bỏ một số nhóm node không mong muốn khi phân
tích các bài toán cụ thể (như loại bỏ các node hạ thế khi phân tích bài
toán CAPO cho lưới trung thế).
Ví dụ: lưới điện có 2 node trung thế và 4 node hạ thế khi đặt tên nên
có tiếp đầu ngữ phía trước tên node (trung thế là T, hạ thế là H) các
PC2
HƯỚNG DẪN

TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 12/19
node hạ thế sẽ được loại bỏ (nhằm tối ưu thời gian tính toán) khi phân
tích bài toán CAPO.
2.5.2. Switch
Yêu cầu dữ liệu:
 Tên thiết bị đóng cắt bảo vệ;
 Đặc tuyến dòng điện thời gian (TCC) của thiết bị bảo vệ.
PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 13/19
Thêm mới và thiết lập TCC cho thiết bị bảo vệ.
2.5.3. Tụ bù
Yêu cầu dữ liệu:
 Tên tụ bù;
 Điện áp;
 Dung lượng;
 Loại (ứng động hay cố định).
Click vào đây để thêm đặc tuyến TCC cho thiết bị
BV
MÔ HÌNH 1 THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT BẢO VỆ
PC2
HƯỚNG DẪN

TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 14/19
3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC BÀI TOÁN TÍNH TOÁN, MÔ PHỎNG LƯỚI
ĐIỆN:
3.1.Tính toán tổn thất điện năng trên lưới điện trung hạ thế:
3.1.1. Mô hình lưới điện trên PSS/ADEPT: (phát tuyến trung thế thuộc 1
MBA 110kV nên vẽ trên cùng 1 file PSS/ADEPT, trường hợp đặc
biệt có thể vẽ mỗi phát tuyến trung thế 1 file).
3.1.2. Phân tích bài toán phân bố công suất (loadflow).
3.1.3. Nhận xét đánh giá, nếu cần thiết phải hiệu chỉnh lại dữ liệu sao cho
kết quả phân tích từ PSS/ADEPT tương đối gần đúng với kết quả
vận hành (sai số ≤5%).
3.1.4. Xuất các Report và đánh giá tổn thất, trên đường dây trung hạ thế
và TBA.
3.2. Tính toán dung lượng, vị trí bù tối trên lưới điện trung hạ thế -
CAPO:
3.2.1. Sử dụng sơ đồ lưới điện xây dựng từ bước 3.1.
PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 15/19
3.2.2. Tìm vị trí bù tối ưu cho các vị trí bù cố định hiện hữu:
 In service tất cả các vị trí bù cố định, ứng động hiện hữu
(1)

;
 Nhập các chỉ tiêu kinh tế cho chương trình;
 Phân tích bài toán CAPO cho các phát tuyến (trạm biến áp), khi
phân tích bài toán CAPO cho lưới trung thế, các node hạ thế cần
được loại bỏ, không đưa vào tính toán như đã trình bài ở mục 2.5.1,
để giảm thời gian tính toán của chương trình.
3.2.3. Lập kế hoạch tái bố trí và lắp mới tụ bù.
3.2.4. Theo dõi, nhận xét đánh giá hiệu quả của việc lắp bù.
Lưu ý: Để việc lắp bù đạt hiệu quả, nên tính toán bù trên lưới điện hạ
thế trước khi tính toán bù trên lưới điện trung thế.
3.3. Tính toán phối hợp bảo vệ lưới điện:
3.3.1. Sử dụng sơ đồ lưới điện xây dựng từ bước 3.1.
3.3.2. Cập nhật TCC của các thiết bị bảo vệ vào sơ đồ.
3.3.3. Xem xét phối hợp giữa các đặc tuyến TCC của các thiết bị trên trục
chính (nên chọn cấp chọn lọc về thời gian ∆t=0,2-0,3s).
3.3.4. Lập kế hoạch thay đổi trị số cài đặt thiết bị bảo vệ nếu có.
3.4.Tính xác định các điểm dừng (điểm tách lưới) tối ưu - TOPO:
3.4.1. Sử dụng sơ đồ lưới điện xây dựng từ bước 3.1 (nối các phát tuyến
có mạch vòng liên kết vào cùng 1 file).
3.4.2. Phân tích bài toán TOPO.
3.4.3. Lập kế hoạch thay đổi vị trí các điểm tách lưới.
3.4.4. Theo dõi, nhận xét đánh giá hiệu quả.
4. CÁC LƯU Ý ĐỂ KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐẠT HIỆU QUẢ
− Các phát tuyến 22kV thuộc trạm 110kV nên được vẽ trên cùng 1 file
PSS/ADEPT, việc cập nhật dữ liệu lưới điện sẽ hoàn toàn thực hiện trên
file này, file này sẽ được dùng để chạy bài toán TOPO, phối hợp bảo vệ.
Check vào đây để in service
các tụ bù hiện hữu
(1)
PC2

HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 16/19
Khi phân tích các bài toán khác như CAPO hay Loadflow sẽ tách mỗi phát
tuyến thành một riêng file để thuận tiện hơn cho việc phân tích, đánh giá;
− Lưu ý việc đặt tên cho các đối tượng trên sơ đồ, nên đặt tên theo nhóm để
dễ dàng cho việc cập nhật theo dõi khi cần thiết. Tránh việc đặt tên trùng
lắp vì dễ gây lỗi khi chạy chương trình;
− Sau khi mô hình lưới điện cần tiến hành kiểm tra lại kết quả mô phỏng từ
chương trình với giá trị vận hành thực tế bằng cách chạy bài toán phân bố
công suất (loadflow) cho từng thời điểm (load snapshots) và so sánh với giá
trị vận hành thực tế tại một số node trong hệ thống, nếu sai số quá lớn cần
kiểm tra việc nhập liệu hoặc có hiệu chỉnh lại biểu đồ phụ tải của các nhóm
phụ tải để có được lưới điện mô phỏng gần đúng nhất;
− Để tránh sai sót trong quá trình nhập liệu, nên lập thư viện cho các đối
tượng chính như đường dây, MBA để tránh nhầm lẫn khi nhập bằng tay.
− Đối với dữ liệu phụ tải, nên chuẩn bị liệu dưới dạng file dữ liệu excel sau
đó đưa vào chương trình để hạn chế sai sót;
− Khi chạy bài toán phân bố công suất (loadflow), số lần lặp để bài toán hội
tụ thường ≤ 4, nếu số lần lặp để bài toán hội tụ > 4 cần tiến hành kiểm tra
lại tính chuẩn xác của dữ liệu đầu vào như MBA, phụ tải.
VII. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
− Các đơn vị cần có phân công cụ thể các cán bộ phụ trách công tác
PSS/ADEPT tại đơn vị mình.
− Trong quá trình thực hiện, nếu cán bộ phụ trách công tác chuyển công tác
khác, đơn vị phải có báo cáo về Phòng Kỹ thuật sản xuất Công ty. Người
chọn thay thế phải được đào tạo đảm bảo đủ khả năng đảm trách công việc.

− Các đơn vị cập nhật lại sơ đồ lưới điện theo nội dung của hướng dẫn này
trước ngày 13/02/2009. Định kỳ hàng quý cần phải cập nhật lại sơ đồ lưới
điện.
VIII. PHỤ LỤC:
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ PHỤ TẢI ĐIỂN HÌNH CHO CÁC
NHÓM PHỤ TẢI ĐẶC TRƯNG.
Bước 1: Xây dựng biểu đồ phụ tải cho phát tuyến trung thế.
Thu thập giá trị công suất đầu phát tuyến trong nhiều ngày (không cắt
tiết giảm) và lấy giá trị trung bình để có biểu đồ phụ tải đặc trưng cho
phát tuyến.
Bước 2: Xây dựng biểu đồ phụ tải cho các nhóm phụ tải.
PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 17/19
− Đánh giá các nhóm phụ tải đặc trưng;
− Tiến hành đo đạt 2-3 phụ tải điển hình cho từng nhóm phụ tải;
− Lấy trung bình cộng các giá trị đo được để có biểu đồ phụ tải điển
hình cho các nhóm phụ tải cần khảo sát.
Bước 3: Cân đối, hiệu chỉnh lại biểu đồ phụ tải của các phụ tải đặc trưng
nếu cần thiết.
Ví dụ:
Tham khảo sơ đồ lưới điện như hình dưới, gồm 3 nhóm phụ tải đặc trưng 1, 2,
3. Giả sử biểu đồ phụ tải điển hình và công suất tại đầu phát tuyến như sau
Snapshot Relative duration (pu) Scale Factor P (kW) Q (kVar)
24h –
05h

6/24 0,5 403,9 313,5
06h –
16h
11/24 0,8 646,2 501,6
17h – 23h 7/24 1,0 807,8 627,0
Sơ đồ minh họa tên file: mô hình pss-adept.
PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 18/19
Giả sử biểu đồ phụ tải đặc trưng, và tổng công suất của từng nhóm phụ tải
như sau:
Nhóm phụ tải 1
Snapshot Relative duration (pu) Scale Factor P (kW) Q (kVar)
24h –
05h
6/24 1,0 120 90,0
06h –
16h
11/24 0,5 60 45
17h – 23h 7/24 0,3 36 27
Nhóm phụ tải 2
Snapshot Relative duration (pu) Scale Factor P (kW) Q (kVar)
24h –
05h
6/24 0,2 72 55,2
06h –

16h
11/24 1,0 360 276,0
17h – 23h 7/24 0,2 72 55,2
Nhóm phụ tải 3
Snapshot Relative duration (pu) Scale Factor P (kW) Q (kVar)
24h –
05h
6/24 0,2 128,4 96
06h –
16h
11/24 0,3 192,6 144
17h – 23h 7/24 1,0 642,0 480
So sánh kết quả với số liệu vận hành đầu phát tuyến
Giá trị vận hành thực tế Kết quả từ PSS/ADEPT
Snapshot P (kW) Q (kVar) P (kW) Q (kVar)
24h – 05h 403,9 313,5 329,9 272,6
06h – 16h 646,2 501,6 631,6 512,1
17h – 23h 807,8 627,0 773,5 622,8
Kết luận: Cần phải hiệu chỉnh lại Scale Factor trong biểu đồ phụ tải và công
suất của các nhóm tải điển hình, để đạt được sơ đồ mô phỏng tương đối gần
đúng với lưới điện thực tế.
Scale Factor của các phụ tải điển hình sau khi hiệu chỉnh:
Snapshot
Scale Factor
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
24h – 1,0 0,2 0,3
PC2
HƯỚNG DẪN
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN
Mã số: ĐL2.4/HD.27

Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 12/04/2015
Trang 19/19
05h
06h –
16h
0,5 1,0 0,3
17h – 23h 0,3 0,25 1,0
So sánh kết quả với số liệu vận hành đầu phát tuyến (sau khi hiệu chỉnh
Scale Factor ) :
Giá trị vận hành thực tế Kết quả từ PSS/ADEPT
Snapshot P (kW) Q (kVar) P (kW) Q (kVar)
24h – 05h 403,9 313,5 395,0 322,5
06h – 16h 646,2 501,6 631,6 512,1
17h – 23h 807,8 627,0 791,9 637,1
Như vậy: sau khi hiệu chỉnh ta được sơ đồ mô phỏng lưới điện có sai số so
với thực tế vận hành ≤ 3%. Sơ đồ này sẽ được sử dụng để tính toán mô phỏng
các bài toán khác./.

×