Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

báo cáo đánh giá tác động môi trường xi măng Hà Tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.48 KB, 115 trang )

Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CHO “CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 2”
1.1 Mở đầu
Trong những năm gần đây, xây dựng đang là một trong những ngành phát triển
rất mạnh ở Việt Nam. Nhu cầu xi măng dùng trong xây dựng ngày càng tăng. Trước
tình hình trên Chính phủ đã phê duyệt “Phương án đầu tư phát triển xi măng đến năm
2000 và 2010” - theo chương trình này Nhà Nước đã có chủ trương khuyến khích sự
phát triển của ngành xi măng Việt Nam nhằm góp phần tiết kiệm ngoại tệ do nhập
khẩu xi măng và thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước.
Công ty Xi măng Hà Tiên 2 là một trong những Công ty xi măng có những
đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành xi măng nói riêng và kinh tế xã hội nói
chung. Công ty được thành lập từ 1962 với tên gọi là Nhà máy xi măng Hà Tiên và
được mở rộng vào các năm 1991 và 1992. Năm 10/1993, sau khi tách khỏi Nhà máy
Liên hợp Xi măng Hà Tiên thành lập doanh nghiệp quốc doanh với tên gọi Nhà máy
Xi măng Hà Tiên 2, Nhà máy này được đổi tên là Công ty Xi măng Hà Tiên 2. Từ
năm 1962 - 1992 sản phẩm chủ yếu của Công ty là clinker. Năm 1992 sau khi lắp đặt
thêm dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng sản phẩm của Công ty gồm: clinker và
xi măng. Công suất sản xuất xi măng khoảng 650.000 tấn/năm và clinker khoảng
1.300.000 tấn/năm.
Bên cạnh những đóng góp to lớn về kinh tế, sự hoạt động của Công ty cũng góp
phần gây tổn hại về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và sinh thái. Những ảnh hưởng
trên cần được xem xét về mặt tiêu cực (là chính) và mặt tích cực nhằm lượng hóa các
thiệt hại, trên cơ sở đó lựa chọn giải pháp tối ưu cho hoạt động bền vững của dự án.
1.2 Mục tiêu của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) này tập trung vào các mục tiêu
sau.
- Xác đònh các tác động tiềm tàng tới môi trường của Công ty Xi măng Hà Tiên
2 trong quá trình vận hành.


_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
21
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
- Đánh giá và dự báo các tác động chính của Công ty đến môi trường trong và
lân cận khu vực Công ty như Thò trấn Kiên Lương - huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực, quan trắc và quản
lý Công ty về mặt môi trường.
Thực hiện điều 17 luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam Công ty Xi măng Hà Tiên
2 đề nghò Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC) nghiên cứu và xây dựng báo cáo
đánh gía tác động môi trường (ĐTM) cho dự án. Báo cáo tập trung vào phân tích, xác
đònh các tác động cơ bản nhất của Công ty, đánh gía và đề xuất biện pháp phòng
chống ô nhiễm, sự cố môi trường (tác động chủ yếu nhất) đối với Công ty Xi măng Hà
Tiên 2. Kết quả nghiên cứu ĐTM của Công ty sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ
quan chức năng về quản lý môi trường TW và đòa phương trong việc giám sát Công ty;
đồng thời cũng sẽ cung cấp các thông tin thích hợp cho cơ quan thực hiện (Công ty Xi
măng Hà Tiên 2) chọn lựa các giải pháp tối ưu cho hệ thống thiết bò khống chế ô nhiễm
trong quá trình hoạt động.
1.3 Các cơ sở dữ liệu và qui đònh về ĐTM
Báo cáo ĐTM này được xây dựng dựa theo các tài liệu, các hướng dẫn cơ bản
sau đây.
1.3.1 Các tài liệu về pháp lý
• Luật Bảo vệ Môi trường do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt
Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và đã được công bố theo lệch số
29-L/CTN ngày 10.1. 1994 của Chủ tòch nước.
• Nghò đònh 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Thủ Tướng Chính Phủ về
hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường, trong đó có hướng dẫn về ĐTM.

• Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường được ban hành theo Quyết
đònh số 229-QĐ/TĐC ngày 25.3.1995 của Bộ trưởng Bộ KH-CN và MT.
1.3.2 Các tài liệu kỹ thuật
• Báo cáo “Mô tả hiện trạng Công ty Xi măng Hà Tiên 2” do Công ty Xi măng
Hà Tiên 2 cung cấp tháng 9.1996
_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
22
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
• Báo cáo “Khảo sát, xây dựng danh mục và đánh giá tác động môi trường các
nguồn ô nhiễm chính tại khu công nghiệp Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông
và thò xã Rạch Giá tỉnh Kiên Giang” do EPC thực hiện 3.1996.
• Các tài liệu về hiện trạng môi trường vật lý, sinh học, KT-XH vùng dự án do
EPC phối hợp với Viện Hải dương Nha Trang, Phân viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật thu thập, phân tích trong các đợt khảo sát vùng dự án cho báo
cáo ĐTM này trong tháng 9, 1996.
• Các sách, hướng dẫn về kỹ thuật ĐTM của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân
hàng phát triển Châu Á (ADB), Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc
(UNEP) và Ủy ban Kinh tế Văn hóa Xã hội Châu Á Thái Bình Dương
(ESCAP).
• Hướng dẫn về quan trắc môi trường của Hệ thống quan trắc môi trường Toàn
cầu (GEMS), 1987.
• Hướng dẫn về phương pháp đánh giá nhanh về ô nhiễm môi trường do tổ chức
Y Tế Thế Giới (WHO), phát hành năm 1993.
1.4 Tổ chức thực hiện
Để thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của Công ty Xi măng Hà Tiên 2
đến môi trường, EPC đã lập một nhóm nghiên cứu. Báo cáo ĐTM được xây dựng với

sự hợp tác của các chuyên viên về sinh thái cạn và sinh thái nước, mô hình hóa môi
trường thuộc các cơ quan sau:
- Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC)
- Viện Hải dương Nha Trang
- Trung Tâm nghiên cứu Khí tượng Thủy văn phía Nam (SCHMS)
- Phân viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
(Trung Tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia)
- Công ty Xi măng Hà Tiên 2
- Ủy Ban nhân dân thò trấn Kiên Lương - Hà Tiên
Sau khi các nội dung chính của quá trình nghiên cứu được đònh hướng, một
chương trình thu thập số liệu và khảo sát hiện trạng các thành phần môi trường khu
vực Công ty đã được thực hiện theo các phương pháp tiêu chuẩn về thu mẫu và phân
tích các thông số hóa, lý, sinh học. Các kiến nghò và kết luận được đưa vào phần cuối
của tài liệu này.
1.5 Phương pháp đánh gía tác động môi trường
_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
23
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
Việc đánh giá tác động môi trường cho Công ty Xi măng Hà Tiên 2 dựa trên
những phương pháp sau đây.
1.5.1 Khảo sát thực đòa
- Thu mẫu, phân tích chất lượng không khí theo các phương pháp tiêu chuẩn
nêu trong tài liệu của Hệ thống Quan trắc Môi trường toàn cầu (GEMS/Air).
- Thu mẫu, phân tích chất lượng nước mặt, nước ngầm, thủy sinh theo các
phương pháp tiêu chuẩn nêu trong tài liệu của Hệ thống Quan trắc Môi trường toàn
cầu (GEMS/Water).

- Điều tra xã hội học dựa trên việc phỏng vấn dân chúng và lãnh đạo đòa
phương.
1.5.2 Lập bảng kiểm tra
Bảng kiểm tra được áp dụng cho để đònh hướng nghiên cứu trong Chương Bốn
bao gồm danh sách các yếu tố có thể tác động đến môi trường và các ảnh hưởng hệ
quả trong các giai đoạn của Công ty.
Bảng kiểm tra cho phép xác đònh đònh tính tác động đến môi trường do các tác
nhân khác nhau trong quá trình vận hành của Công ty Xi măng Hà Tiên 2 đến hệ sinh
thái, chất lượng môi trường và KT - XH trong vùng.
1.5.3 Phỏng đoán
Việc phỏng đoán dựa vào các cơ sở sau:
- Xem xét đặc điểm tự nhiên, KT - XH vùng thò trấn Kiên Lương và khu CN
Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông.
- Xem xét đặc điểm hoạt động qui trình công nghệ, danh mục nguyên vật liệu,
kế hoạch sản xuất của Công ty.
Từ đó xác đònh các tác động của Công ty đến chất lượng môi trường và các hệ
sinh thái trong vùng.
1.5.4 Đánh giá nhanh
Các phương pháp đánh giá nhanh do WHO đề xuất được sử dụng cho trường
hợp đánh giá tải lượng các tác nhân ô nhiễm khi hoạt động của Công ty xi măng.
_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
24
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
1.5.5 Mô hình hóa môi trường
Mô hình hóa môi trường (environmental modelling) sử dụng cho việc dự đoán
mức độ ô nhiễm không khí. Những dự đoán trong phần này dựa trên các tính toán do

nhóm nghiên cứu của EPC phối hợp với cán bộ của Công ty thực hiện.
Dựa vào đánh giá tác động môi trường và trên cơ sở lý luận và thực tiễn về
công nghệ môi trường các biện pháp quản lý, kỹ thuật giảm thiểu các tác động tiêu
cực cũng như một chương trình giám sát khống chế ô nhiễm với dự toán thiết bò giám
sát môi trường cho Công ty đã được đề xuất trong Chương Năm của báo cáo.
_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
25
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
CHƯƠNG HAI
MÔ TẢ VỀ CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 2
2.1 Tên Công ty và cơ quan chủ quản
2.1.1 Tên của Công ty
Công ty Xi măng Hà Tiên 2
2.1.2 Cơ quan chủ quản
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam - Bộ Xây Dựng.
2.2 Vò trí của Công ty
Công ty Xi măng Hà Tiên 2 thuộc Thò trấn Kiên Lương - huyện Hà Tiên - tỉnh
Kiên Giang. Công ty nằm dọc theo quốc lộ 80 cách Thò xã Rạch Gía - Kiên Giang 60
Km về hướng Đông Nam, cách biên giới Campuchia về phía Bắc khoảng chừng 30
Km. Diện tích toàn Công ty là 9.686.600 m
2
trong đó diện tích sản xuất chính là
345.974 m
2
. Bản đồ vò trí Công ty trình bày trong Hình 2.1.
2.3 Ý nghóa kinh tế xã hội của Công ty

Hoạt động của Công ty góp phần đáp ứng nhu cầu về xi măng ngày càng tăng
và bình ổn giá cho xã hội.
Hàng năm Công ty nộp ngân sách Nhà Nước một khoản tiền lớn. Năm 1995 đã
nộp ngân sách Nhà nước: 237,394 tỷ đồng; 8 tháng đầu 1996 đã nộp ngân sách:
166,505 tỷ đồng.
Tạo việc làm ổn đònh cho 1300 công nhân viên, trong đó đa số là công nhân
lành nghề đã được đào tạo qua trường lớp và lực lượng kỹ sư trẻ. Đào tạo nhiều công
nhân và cán bộ cho ngành xi măng của Việt Nam.
Hoạt động của Công ty thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực và đòa
phương.
_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
26
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
2.4 Hoạt động của nhà máy và vốn đầu tư
2.4.1 Sơ bộ về hoạt động của nhà máy
Công ty Xi măng Hà Tiên 2 được thành lập năm 1962, công nghệ sản xuất
clinker theo phương pháp ướt, các thiết bò là của Pháp, vào thời điểm đó đây là những
thiết bò tốt nhưng thiếu các thiết bò xử lý ô nhiễm. Hơn 30 năm qua thiết bò trở nên cũ
kỹ và hiện nay đây là nguồn ô nhiễm chính của nhà máy.
Năm 1991 Công ty đã đưa dây chuyền công nghệ sản xuất clinker theo phương
pháp khô vào hoạt động, thiết bò lắp đặt của Pháp. Năm 1992 Công ty có thêm dây
chuyền sản xuất xi măng. Đây là 2 dây chuyền công nghệ tiên tiến, có đầy đủ các
thiết bò xử lý ô nhiễm (lọc bụi tay áo và lọc bụi tónh điện) và hiệu quả của hệ thống
lọc bụi khá cao.
Hiện nay tất cả các dây chuyền của nhà máy đều hoạt động hết công suất thiết
kế.

2.4.2 Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư của Công ty bao gồm:
- Vốn cố đònh: 1.089.187.078.878 đồng
- Vốn lưu động: 113.061.971.209 đồng
2.5 Đặc điểm công nghệ
Sơ đồ mặt bằng nhà máy được mô tả trong Hình 2.2 và dây chuyền công nghệ
sản xuất của Công ty mô tả trong Hình 2.3.
2.5.1 Công nghệ khai thác đá vôi: (cho cả 2 phương pháp ướt và khô)
Công ty đang sử dụng 2 mỏ núi đá vôi là Núi Còm và Núi Trầu, công nghệ khai
thác theo phương pháp tầng, tiến hành khoan và nạp thuốc, loại thuốc nổ TNT, water
gain. Sau khi nổ đá rơi từ tầng xuống chân núi, những viên đá có kích thước > 1500
mm tiến hành khoan tẻ, những viên đá có kích thước < 1500 mm được xe xúc đưa vào
xe tải chở về các cối đập và kích thước đá ra khống chế < 30 mm.
Đá thành phẩm rơi xuống băng tải cao su đưa về kho rải đều dọc theo chiều dài
kho nhằm đồng nhất sơ bộ về thành phần.
_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
27
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
Đá vôi là nguyên liệu chính thứ nhất cung cấp CaO > 50 % cho phối liệu nung
luyện clinker.
Toàn bộ nhân lực khai thác đá được bố trí theo 3 ca cho sản xuất và tu bảo
dưỡng thiết bò.
Số lượng xe máy dùng cho vận chuyển đá vôi gồm 32 xe, trọng tải chở > 15
tấn.
2.5.2 Công nghệ khai thác đất sét
- Vì công nghệ nung clinker theo 2 phương pháp khác nhau, do đó công nghệ

khai thác đất sét của Công ty cũng theo 2 phương pháp khác nhau:
• Phương pháp ướt
Lợi dụng tính chất tự nhiên của đất sét ở dưới lòng sông có độ ẩm bão hòa phù
hợp công nghệ nung clinker theo phương pháp ướt, nên đất sét được hệ thống giàn gầu
múc từ đáy sông đổ vào Barge vận chuyển vào bến múc và nhờ hệ giàn gầu múc đưa
vào bể khuấy lục giác, dưới tác động quay của cần khuấy đất sét tán nhỏ qua lưới lọc
10 mm đi vào bể bơm, tại đây bùn đất sét có độ ẩm từ 60 - 65 % được bơm vào hồ chứa
nhờ các bơm ly tâm.
• Phương pháp khô
Đất sét có độ ẩm tự nhiên từ 16 - 20 % được khai thác ở độ sâu từ 18 - 20 m có
góc nghiêng 40
0
, khai thác dọc theo chiều dài từng ô 500 m. Hệ thống giàn gầu múc
đất sét di chuyển dọc theo ô, rồi đổ vào băng tải để đưa vào kho, tại kho có băng tải 2
chiều đổ 2 đống theo chiều dài kho, nhằm đồng nhất sơ bộ về thành phần.
- Đất sét là nguyên liệu chính thứ 2 cung cấp SiO
2
> 60 % cho phối liệu nung
luyện clinker.
- Toàn bộ nhân lực công đoạn khai thác đất sét được bố trí theo 3 ca cho sản
xuất và tu bảo dưỡng thiết bò.
2.5.3 Công nghệ sản xuất clinker
_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
28
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
• Theo phương pháp ướt

Sơ đồ dây chuyền công nghệ trong Hình 2.4.
Hai nguyên liệu chính là đá vôi, đất sét và nguyên liệu phụ đá đỏ (Laterite)
cung cấp Fe
2
O
3
cho phối liệu nung clinker được đònh lượng theo tỷ lệ nhất đònh và đưa
vào máy nghiền bùn 3 ngăn (L/Φ = 13/2,85 m) năng suất 65T/h. Lượng nước đưa vào
máy nghiền cộng với nước có trong đất sét sao cho độ ẩm phối liệu ra khỏi máy nghiền
được khống chế từ 28 - 30 %, cỡ hạt phối liệu được thử nghiệm đạt yêu cầu là qua
sàng 0,08 mm có sót sàng 15 - 18%. Bùn phối liệu ra khỏi máy nghiền nhờ hệ thống
bơm ly tâm bơm vào hồ điều chế, tại đây tiến hành điều chế cho phối liệu sao cho tít
phối liệu 76- 78 %, các hệ số mô đun silicat và mô đun aluminát đạt yêu cầu. Bùn
phối liệu đã điều chế xong được bơm vào hồ tồn trữ. Từ hồ tồn trữ nhờ hệ thống bơm
ly tâm đưa vào hệ thống đònh lượng giàn gầu để đưa bùn vào lò.
Có 2 lò quay năng suất thiết kế 17,2 T/h/lò, chiều dài 100 m, đường kính
2,9/3,3 m, bên trong lót gạch chòu lửa Mg - Cr và Alumin.
Trong lò được chia ra làm nhiều vùng có nhiệt độ phân bố khác nhau. Phối liệu
ra khỏi vùng xích (vùng trao đổi nhiệt) có nhiệt độ< 700
0
C, độ ẩm < 1%. Lúc này đá
vôi, đất sét, đá đỏ đã phân hủy một phần tạo ra các ôxít chính: CaO, Fe
2
O
3
, Al
2
O
3
,

SiO
2
. Dưới tác động quay và độ nghiêng 3% của lò, phối liệu được đưa đến vùng nung
có nhiệt độ 1450
0
C, lúc này pha lỏng trong clinker là 26 - 28 % được hình thành đồng
thời tạo ra các khoáng chính của clinker, qua vùng nhiệt độ 1350
0
C clinker được làm
nguội dần rơi vào lò con. Trước khi clinker ra ngoài lò con, nó đã trao đổi với không
khí lạnh đi từ ngoài vào nhờ quạt gió 2, không khí nóng lên để cung cấp cho sự cháy.
Clinker ra ngoài cối đập có kích thước < 30 mm ở nhiệt độ < 200
0
C được vận chuyển
vào kho, tại đây tiến hành ủ từ 5 - 7 ngày.
Chất lượng clinker ra khỏi lò phụ thuộc vào chế độ gió, dầu, và phối liệu
Vận hành trên dây chuyền thuộc chế độ bán tự động, người vận hành căn cứ
vào các qui trình qui phạm và được thể hiện rõ trên các đồng hồ đo của từng thiết bò và
máy móc, mà đó là cơ sở để chọn một chế độ vận hành tối ưu, duy trì thiết bò máy móc
chạy dài ngày, năng suất cao và chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu.
Thành phần nguyên liệu và clinker
Thành phần SiO
2
CaO Fe
2
O
3
Al
2
O

3
MgO MKN Tỉ lệ phối liệu
_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
29
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
Nguyên liệu (%)
Đá vôi < 4 48 -
53
< 1 < 2 < 4 77 - 79
Đất sét 66 -
70
< 1 < 6 < 17 - < 7 13 - 15
Đá đỏ < 30 < 2 35 -
40
< 18 < 1 - 5 - 7

SiO
2
CaO Fe
2
O
3
Al
2
O
3

MgO MK
N
C
3
S C
2
S C
4
AF C
3
A
Clinke
r
20-
21
64-
66
3,5-5 5-7 < 3 < 1 50-
55
15-
20
11-
15
10-12
- Khả năng gây ô nhiễm từ công nghệ sản xuất clinker:
Các nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường như bụi nguyên liệu, clinker tự bốc
và có trong khói, bức xạ từ các thiết bò hoạt động ở nhiệt độ cao thành phần SO
2
, NO
x

vv

• Theo phương pháp khô
- Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất clinker theo phương pháp khô và sản
xuất xi măng trong Hình 2.5.
- Hai nguyên liệu chính đá vôi, đất sét và 2 nguyên liệu phụ đá đỏ, cát từ các
kho nhờ băng tải chuyển về khu đònh lượng theo tỉ lệ nhất đònh. Sau khi đònh lượng, 4
nguyên liệu được đưa qua hệ máy nghiền bi (L/Φ= 11/5,2 m). Sấy nghiền liên hợp theo
chu trình kín, năng suất 240 T/h. Tác nhân sấy là khí thải từ lò có nhiệt độ khí vào <
400
0
C và ra < 150
0
C, phối liệu vào có độ ẩm 10 - 12 % và ra < 1%, lượng sót sàng qua
sàng 0,08 mm và 0,2 mm là 15 - 17 % và 5 - 7%. Toàn bộ lượt bột ra khỏi máy nghiền
nhờ quạt hút (KM 02) 550.000 m
3
/h đưa vào lọc bụi tónh điện (KM 01) (78 KW -
150
0
C - CO < 0,5%), trước khi qua lọc bụi những hạt thô sẽ được giữ lại ở phân ly tónh
và hồi lưu về máy nghiền. Bụi sau khi lọc ở lọc tónh điện được đưa về bình bơm nhờ
máng cào và bơm bột vào silô đồng nhất, tại đây tiến hành đồng nhất nhờ bộ phận sục
khí ở dưới đáy silô, bột sau khi đồng nhất (≈ 4 giờ) các thông số phối liệu đạt yêu cầu
được rút xuống silô tồn trữ nhờ hệ thống máng trượt khí động. Từ silô tồn trữ, bột được
chuyển xuống hệ thống cân đònh lượng và nhờ bình bơm chuyển bột vào tầng trên của
_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263

30
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
tháp trao đổi nhiệt. Trong suốt quá trình trao đổi nhiệt ngược chiều với dòng khí nóng
từ lò quay ra, bột phối liệu được sấy nóng và tiến hành phân hủy gần như hoàn toàn
để tạo ra các ô xít chính CaO, Fe
2
O
3
, SiO
2
, Al
2
O
3
. Phối liệu bắt đầu vào lò có nhiệt độ
< 850
0
C tiếp tục phân hủy phần còn lại. Dưới tác động quay và độ nghiêng của lò 3%,
5 phối liệu di chuyển theo toàn bộ chiều dài lò 60 m và tạo thành clinker ở nhiệt độ
1450
0
C, tạo ra các khoáng chính, quyết đònh chất lượng clinker là C
3
S, C
2
S, C
3
A,
C

4
AF. Clinker từ lò chính xuống hệ thống lò con được làm nguội nhanh nhờ không khí
bên ngoài được hút vào do quạt hút. Sau khi ra khỏi lò con, clinker được đưa vào cối
đập những hạt có kích thước > 60 mm để đạt kích thước < 30 mm và chuyển xuống hệ
thống gầu tải chuyển về kho đổ ở 3 đống khác nhau theo chiều dài.
Nhiêu liệu dùng cho nung luyện là dầu đen MFO có nhiệt lượng > 9800
Kcal/Kg được chứa ở các bồn. Dầu trước khi đưa vào lò đốt được sấy nóng > 130
0
C và
có áp lực > 35 Kg/cm
2
qua béc đốt dầu được xé ra thành sương nhờ quạt sơ cấp (11.800
m
3
/h), không khí cung cấp chính cho sự cháy là lượng khí đi từ các lò con, nhờ quạt hút
525.000 m
3
/h (KK 15) bố trí sau tháp trao đổi nhiệt, khí thải ra khỏi tháp có nhiệt độ <
400
0
C đưa vào máy nghiền sấy nguyên liệu. Hỗ trợ cho việc nung luyện, có bố trí
buồng đốt phụ ở tháp trao đổi nhiệt.
- Lò quay có chiều dài 60m, đường kính 4,8 m, bên trong lót gạch chòu lửa.
- Vận hành an toàn dây chuyền thuộc chế độ tự động người vận hành căn cứ
vào các qui trình qui phạm và được thể hiện rõ trên các đồng hồ tự ghi của từng thiết
bò và máy móc, chế độ làm việc của các thiết bò máy móc đều cài đặt ở phạm vi hoạt
động an toàn và tối ưu, như nhiệt độ, áp lực, dòng ampe, tốc độ thành phần khí (CO,
O
2
) v.v , khi thang đo báo ngưỡng tối đ, thì có tín hiệu báo hoặc tự động cắt theo liên

động hay độc lập tùy theo thiết bò và máy móc có trong công đoạn đang hoạt động.
- Các thiết bò thuộc dây chuyền nung luyện clinker theo phương pháp khô hoạt
động ở áp âm, nên vấn đề bụi phát sinh ra môi trường ngoài tương đối hạn chế. Tóm
lại khả năng gây ô nhiễm môi trường nồng độ bụi, bức xạ thành phần SO
2
, NO
x
ít có
thể xảy ra căn cứ theo khảo sát và báo cáo cơ quan ngoài.
Thành phần nguyên liệu và clinker
Thành phần
Nguyên liệu
SiO
2
CaO Fe
2
O
3
Al
2
O
3
MgO MKN Tỉ lệ phối liệu
(%)
Đá vôi < 4 48 -
53
< 1 < 2 < 4 77 - 80
Đất sét 60 - < 1 < 6 < 20 - < 9 12 - 14
_______________________________________________________________________________
__

Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
31
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
66
Đá đỏ < 30 < 2 35 -
40
< 18 < 1 - 3
Cát > 85 - - - - < 2 < 1

SiO
2
CaO Fe
2
O
3
Al
2
O
3
Mg
O
MK
N
C
3
S C
2
S C

4
AF C
3
A
Clinke
r
20,5-
21,5
65-
66,5
3,3-5 5-6,5 < 3 < 1 53-
58
15-
18
11-
13
11-
12
2.5.4 Công nghệ sản xuất xi măng
Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng trong Hình 2.5
Nguyên liệu chính là clinker và 2 phụ gia thạch cao và mu rùa (Puzolan)
(Thạch cao là phụ gia điều chỉnh thời gian đóng rắn, mu rùa là phụ gia hoạt tính có tác
dụng hút vôi trong quá trình đóng rắn) được đưa vào 3 phễu chứa nhờ băng tải và cầu
múc, tại đây tiến hành đònh lượng theo tỷ lệ nhất đònh và nhờ hệ thống băng tải cao su
đưa vào máy nghiền bi 2 ngăn (L/Φ= 14/4,2 m) năng suất 90 T/h, nghiền theo chu
trình kín. Xi măng ra khỏi máy nghiền rơi xuống gầu nâng đưa về phân ly động, ra
khỏi phân ly động phần hạt thô hồi lưu về máy nghiền, phần hạt mòn (<15 % lượng sót
sàng 0,08 mm) được đưa về bình bơm nhờ các máng trượt khí động, nhờ áp lực bơm 4,5
Bar, lưu lượng 3600 m
3

/h bơm chuyển xi măng về silô chứa. Từ silô xi măng chuyển
xuống gầu nâng đến sàng rung đưa về máy vô bao, từ máy vô bao xi măng được vô
bao và chuyển xuống theo 2 đường: máy đóng bành và ô tô.
Dây chuyền vận hành theo chế độ tự động điều khiển từ Trung tâm.
2.6 Thiết bò và hệ thống xử lý khí thải hiện có
2.6.1 Ống khói
- Thoát khí cho nung luyện clinker phương pháp ướt: số lượng 1
Có kích thước:
Cao 65m
_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
32
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
Đường kính trong: 3/3,75m (đáy và miệng ống khói)
Lưu lượng khí thải đưa ra ngoài ống khói: 120.000 x 2 = 240.000 m
3
/h (trong đó
khí cháy của nhiên liệu FO, khí carbonat của đá vôi, đất sét và hơi nước do nguyên
liệu).
- Thoát khí cho nung luyện clinker phương pháp khô: số lượng 1
Có kích thước:
Cao 90,8m
Đường kính trong: 4,94/5,36m (đáy và miệng ống khói)
Lưu lượng khí thải đưa ra ngoài ống khói: 550.000 m
3
/h, gồm khí cháy nhiên
liệu FO, khí carbonat, hơi nước, lưu lượng bụi trong khí thải 0,25 g/Nm

3
.
2.6.2 Các hệ thống lọc bụi
Một lọc bụi tónh điện (KM 01): bố trí kín trong dây chuyền sản xuất clinker
phương pháp khô, lọc toàn bộ lượng bột ra khỏi máy nghiền + bụi clinker từ khói lò,
nồng độ vào tương ứng 450 g/m
3
, lưu lượng lọc 525.000 m
3
/h - Điện thế 78 KV - Hàm
lượng ôxít cacbon khống chế < 0,5 % nhiệt độ làm việc < 150
0
C. Khí sạch sau khi lọc
được đưa ra ngoài ống khói nhờ quạt hút (KM02) 550.000 m
3
/h, nồng độ bụi ra 0,25
g/Nm
3
.
5 lọc bụi tay áo bố trí trong dây chuyền sản xuất clinker phương pháp khô,
dùng tạo áp âm cho các silô, các máng trượt, các gầu nâng, phễu cân và làm sạch bụi
tại kho và băng tải rút clinker từ kho. Khả năng tạo áp âm và hiệu quả lọc tốt. Gồm:
- KL 05: lưu lượng 10.000 m
3
/h, diện tích lọc 180 m
2
.
- KL 15: lưu lượng 41.400 m
3
/h, diện tích lọc 720 m

2
.
- KH 08: lưu lượng mỗi thiết bò 56.000m
3
/h, diện tích lọc 840m
2

(số lượng 2)
- KK11: lưu lượng 9.000 m
3
/h, diện tích lọc 180 m
2
.
Một lọc tónh điện (KN11) bố trí ở dây chuyền sản xuất xi măng, lọc toàn bộ hạt
mòn bò cuốn đi trong máy nghiền khi tạo thông gió, nồng độ vào tương ứng 450 g/m3,
lưu lượng lọc 37.810 m
3
/h, điện thế 78 KV, nhiệt độ làm việc 80 - 110
0
C, không khí
_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
33
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
làm sạch được đưa ra ngoài ống khói nhờ quạt hút 38.000 m
3
/h, nồng độ bụi ra 0,2

g/Nm
3
.
Ba lọc bụi tay áo bố trí trong dây chuyền sản xuất xi măng dùng tạo áp âm
trong silô, các máng trượt, các gầu nâng. Khả năng tạo áp âm và hiệu quả lọc tốt; bao
gồm
- KN 17: lưu lượng 15.000 m
3
/h, diện tích lọc 300 m
2
.
- KQ10 : lưu lượng (2 x 9.000) m
3
/h, diện tích lọc 180 m
2
.
2.7 Các đơn vò công nghệ khác
- Kho: Công ty có 2 kho chính dùng chứa clinker, nguyên liệu chính, phụ và
phụ gia, ngoài ra còn có 2 kho đồng nhất sơ bộ nguyên liệu là đá vôi, đất sét và một
kho chứa phụ gia.
- Kho chứa clinker hệ phương pháp khô có cấu tạo phức tạp kín, sức chứa
27.000 m
3
(40.000 tấn). Phía trên kho có bố trí 1 lọc bụi tay áo để vệ sinh bụi trong khu
vực kho, phía dưới bố trí 15 cửa rút, phân bố đều theo chiều dài kho, mỗi lần rút tùy
theo điều kiện hoạt động các cửa rút mà có thể rút từ 1 - 2 cửa, nhờ hệ thống băng tải
chuyển clinker xuống sà lan và cho nghiền xi măng.
- Kho chứa clinker và nguyên liệu hệ phương pháp ướt: có cấu tạo không phức
tạp có tác dụng che mưa nắng nhưng không kín, sức chứa 16.000 m
3

(24.000 tấn) trong
đó clinker chứa khoảng 4.800 tấn, bốc rót rút nguyên liệu dùng hệ thống cầu múc cấp
vào phễu đưa xuống băng tải vào sà lan và cấp cho phễu clinker nghiền xi măng.
Bồn chứa nhiên liệu dầu MFO và ADO
- MFO gồm 8 bồn tổng sức chứa tối đa: 12.500.000 lít (12.600.000 KgS)
- ADO: 840.000 lít
2.8 Cung cấp điện nước
Nhu cầu nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất của Công ty là 3500 m
3
/ngày.
Lượng nước này được lấy từ 1 hồ chứa nước thô của Công Ty có dung tích 2.000.000
m
3
, sau khi qua hệ thống xử lý cục bộ nước được cấp cho nơi sử dụng.
_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
34
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
Nguồn cung cấp điện cho nhà máy là nguồn điện quốc gia và nguồn điện bổ
xung từ 3 máy phát của nhà máy. Công suất của 3 máy phát điện là 7.500 KW. Đònh
mức ADO cho máy phát điện 0,29 lít/KWh.
_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
35
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III

_____________________________________________________________________
CHƯƠNG BA
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
KHU VỰC CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 2
3.1 Vò trí
Công ty Xi măng Hà Tiên 2 nằm tại thò trấn Kiên Lương, Hà Tiên. Khu vực xây
dựng Công ty là một phần của khu công nghiệp đã được qui hoạch Kiên Lương - Ba
Hòn - Hòn Chông Hình 2.1. Thò trấn Kiên Lương thuộc huyện Hà Tiên nằm trong tứ
giác Long Xuyên.
3.2 Hiện trạng môi trường vật lý
3.2.1 Đòa hình và thổ nhưỡng
Công ty Xi măng Hà Tiên 2 nằm trong vùng ranh giới của 2 tiểu vùng sinh thái
là: vùng núi sót và vùng đồng lụt nửa hở.
Núi sót là các núi đá vôi tận cùng của dãy núi Con Voi chạy từ Campuchia.
Đây là các núi đá vôi có độ cao 150 - 200 m nằm rải rác trong vùng đồng bằng trũng
và ra đến tận ngoài biển (Vònh Hòn Heo, Vònh Ba Hòn, Vònh Khoe Lá) tạo cảnh quan
đặc biệt ở vùng ĐBSCL. Các núi đá vôi ven bờ và trên cạn tạo vùng Bình An có nét
của Vònh Hạ Long, với các điểm du lòch như Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, Chùa Hang,
Hang Tiền.
Vùng đồng lụt nửa hở là vùng bằng phẳng có đòa hình tương đối thấp (thường <
1,0 m so với mực nước biển) và bằng phẳng. Về mùa lũ chòu ngập nông (dưới 1,0 m)
ngắn hạn (thường dưới 3 tháng). Do sát biển và đòa hình thấp xâm nhập mặn trở thành
vấn đề nghiêm trọng. Xâm nhập mặn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đất mà còn
gây mặn hóa nước ngầm.
Điều kiện thổ nhưỡng có nhiều khắc nghiệt, đa số là đất phèn. Vào mùa khô,
đất tại khu vực Công ty bò xâm nhập mặn. Các nhóm đất chính là : đất mặn nhiều -
phèn tiềm tàng nặng (tên gọi theo phân loại USDA là Salic Sulphaquents) và đất mặn
nhiều - phèn hoạt động trung bình bão hòa nước trên 9 tháng (Fluvaquents).
Khu vực Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông có nhiều núi đá vôi và có trữ lượng
phosphorite, dolomite lớn nhất ở phía Nam. Trữ lượng đá vôi là 284.390.285 Tấn. Trữ

_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
36
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
lượng phosphorite là 827.702 Tấn. Trữ lượng dolomite là 4.200.000 Tấn. Hiện nay
trong khu vực đã có nhiều cơ sở sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng qui mô lớn.
3.2.2 Khí hậu
• Nhiệt độ không khí
Tại Rạch Giá nhiệt độ trung bình nhiều năm là 28
o
C. Tháng nóng nhất là
tháng 4 với nhiệt độ trung bình là 30
o
C. Tháng lạnh nhất là tháng 1 với nhiệt độ trung
bình là 25,5
o
C. Nhiệt độ cao nhất đo được là 37,2
o
C (tháng 4 -1990). Nhiệt độ thấp
nhất đo được là 19
o
C (tháng 1 - 1988).
Tại Phú Quốc nhiệt độ trung bình nhiều năm là 27,2
o
C. Tháng nóng nhất là
tháng 4 với nhiệt độ trung bình là 28,7
o

C. Tháng lạnh nhất là tháng 12 với nhiệt độ
trung bình là 25,8
o
C. Nhiệt độ cao nhất đo được là 32,5
o
C (tháng 4 - 1990). Nhiệt độ
thấp nhất đo được là 14,7
o
C (tháng 1 - 1988).
• Độ ẩm không khí
Tại Rạch Giá Độ ẩm tuyệt đối nhiều năm là 29,6 mb. Độ ẩm tuyệt đối cao nhất
là 36,8 mb (tháng 5 - 1988). Độ ẩm tuyệt đối thấp nhất là 17,2 mb (tháng 1 - 1988).
Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm là 81,8%. Độ ẩm tương đối cao nhất là 100%
(tháng 9 - 1988). Độ ẩm tương đối thấp nhất là 39% (tháng 1 - 1988).
• p suất khí quyển
Tại Rạch Giá Áp suất khí quyển trung bình nhiều năm là 1009 mb. Tháng 10 có
áp suất trung bình cao nhất (1.012 mb) và tháng 5 có áp suất trung bình thấp nhất
(1006,9 mb). Áp suất cao nhất đo được là 1018 mb (tháng 1 - 1992). Áp suất thấp nhất
đo được 1003 mb (tháng 5 - 1990).
_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
37
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
• Mưa
- Tại Rạch Gía
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 tới tháng 11. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 2.016 mm/năm. Tháng 8 là

tháng mưa nhiều nhất với lượng mưa 310 mm. Tháng giêng là tháng mưa ít nhất với
6,5 mm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm trên 90% lượng mưa trong năm. Số ngày có
mưa trung bình trong năm là 178,6 ngày, trong đó mùa mưa chiếm khoảng 159,3 ngày.
Tháng 8 có số ngày mưa nhiều nhất với 26,2 ngày. Tháng 2 có số ngày mưa ít nhất với
1,0 ngày (Bảng 3.1).
- Tại Hà Tiên
Chế độ mưa tương tự như tại Rạch Giá. Lượng mưa trung bình nhiều năm là
2.031 mm/năm.
• Độ bốc hơi
Tại Hà Tiên Độ bốc hơi trung bình năm là 1109,3 mm, cao nhất là tháng 9
(122,9 mm) và thấp nhất là tháng 9,10 (72 mm). Độ bốc hơi tại Rạch Giá cao hơn một
ít , trung bình năm 1167,9 mm, cao nhất vào tháng 3 (128,4 mm), thấp nhất vào tháng
10 (91,6 mm).
• Sương mù và tầm nhìn
- Sương mù
Tại Rạch Giá: Số ngày có sương mù trung bình năm là 0,8 ngày. Năm 1989 có
3 ngày sương mù. Các ngày có sương mù chỉ xuất hiện trong tháng 12 và tháng 1.
- Tầm nhìn xa
Số ngày trung bình có tầm nhìn xa nhỏ hơn 5 km là 7,6 ngày/năm. Từ tháng 1
tới tháng 3 đều có tầm nhìn xa hơn 5 km.
_______________________________________________________________________________
__
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
38
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
_____________________________________________________________________
Bảng 3.1
Lượng mưa trung bình tháng tại đồng bằng sông Cửu Long (1979 - 1988)
Trạm Tháng Trung

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII bình
Mộc Hóa 11 3 11 54 198 161 164 155 302 300 183 43 1583
Mỹ Tho 1 1 1 47 135 218 133 184 244 273 113 19 1369
Ba Tri 0 1 1 49 150 214 168 177 279 257 92 8 1398
Càng Long 1 0 11 36 237 248 185 256 253 247 149 18 1641
Cần Thơ 4 2 8 44 186 238 181 237 268 310 164 24 1667
Cao Lãnh 4 7 16 48 171 140 149 175 273 240 140 25 1386
Cà Mau 27 7 44 91 230 346 290 369 389 334 186 51 2366
Rạch Giá 8 14 19 84 276 308 249 470 335 274 229 26 2293
Châu Đốc 6 1 21 72 194 112 124 161 175 286 173 42 1368
Nguồn: Phòng phân tích tổng hợp môi trường
_________________________________________________________________________________
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
39
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
______________________________________________________________________
• Chế độ gió
Có hai mùa chính đó là mùa gió Tây - Nam và mùa gió Đông - Bắc.
Tại trạm khí tượng quốc gia Rạch Giá, từ tháng 6 tới tháng 9 hướng gió chủ yếu
là hướng Tây Nam và hướng Tây với tần suất thay đổi như sau :
- Hướng Tây Nam : từ 26,95% (tháng 6) tới 33,07% (tháng 8).
- Hướng Tây : từ 35,17% (tháng 7) tới 41,47% (tháng 9).
Tốc độ gió theo các hướng trên thay đổi trong khoảng 4 m/s đến 8,9 m/s. Gió
với vận tốc từ 9 m/s đến 14,9 m/s xuất hiện 73/83 lần trong 5 năm. Gió với vận tốc lớn
hơn 16 m/s chỉ xuất hiện một lần vào ngày 7/9/1989. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và hướng Đông. Tuy nhiên gió Đông Nam cũng xuất
hiện với tần suất tương đối lớn trong tháng 1 và tháng 2. Tần suất của các hướng gió
như sau :
Hướng Đông Bắc : từ 2,53% (tháng 3) đến 33,33% (tháng 11)

Hướng Đông : từ 9,67% (tháng 11) đến 33,71% (tháng 1)
Hướng Đông Nam : từ 3,00% (tháng 11) đến 33,38% (tháng 3)
Vận tốc trung bình trong thời gian này thay đổi từ 0,1 m/s đến 3,9 m/s. Vận tốc
cực đại đo được hai lần với vận tốc trong khoảng 9 - 14 m/s. Từ tháng 4 đến tháng 5
hướng gió thay đổi từ Đông Bắc tới Tây Nam. Trong tháng 10 hướng gió thay đổi từ
Tây Nam tới Đông Bắc.
Ngoài ra tại ngay vùng nhà máy thường có gío từ biển thổi vào và gío không
đònh hướng thường xuyên.
• Bão
Khu vực khảo sát ít bò ảnh hưởng trực tiếp của bão. Theo kết quả quan trắc
trong thời gian 39 năm, tại đây trung bình 10 năm mới có 1 cơn bão.
_______________________________________________________________________________
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
40
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
______________________________________________________________________
3.2.3 Chế độ triều
Kênh Ba Hòn thông ra biển và chòu ảnh hưởng hoàn toàn của thủy văn biển
Vònh Thái Lan. Chế độ triều Vònh Thái Lan khác hẳn ở Biển Đông vùng ĐBSCL. Vònh
Thái Lan tương đối kín. Tại đây nhật triều (một lần triều trong ngày) là chủ đạo. Biên
độ triều thấp (0.5 - 1.5 m so với 2.0 - 3.5 m ở biển Đông). Do vậy việc gây xói mòn
biển và xâm nhập mặn vào đất liền ít hơn so với vùng biển Đông ở ĐBSCL.
Ngoài Vònh, nhiệt độ nước biển ấm áp hầu như quanh năm, mức giao động
thường từ 26
o
C đến 31
o
C trên bề mặt và 27
o

C - 30
o
C ở độ sâu 30 m. Độ mặn nước
Vònh (vùng biển Việt Nam) dao động trong khoảng 28 -
34 ppt (ở bề mặt) và 32.6 - 33.0 ppt ở vùng độ sâu 30m. Về mùa lũ ở ĐBSCL (tháng 7
- 10) độ mặn trong vònh giảm chút ít.
Theo dõi trên kênh cho thấy ảnh hưởng triều gây nên hiện tượng xâm nhập
mặn. Vào mùa nước (tháng mùa mưa) nước trong kênh khu vực nhà máy ngọt. Vào
mùa khô nước lợ.
Tất cả các điều kiện môi trường vật lý trên tạo ra độ phong phú về số loài và
sinh khối lớn của các loài thủy sinh trong Vònh nhưng trong kênh việc khai thác thủy
sản không được đặt thành một nhất là đối với thò trấn Kiên Lương.
3.2.4 Hiện trạng môi trường không khí
Từ kết quả khảo sát của Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC) trong tháng 12,
1995 và tháng 9, 1996 so sánh với các tiêu chuẩn TCVN 5937 - 1995 (cho khu dân
cư) và tiêu chuẩn của Bộ Y tế, 505 BYT/QĐ ngày 13.4.1992 “Giới hạn tối đa cho phép
bụi trong không khí ở cơ sở sản xuất” cho phép nhận xét sơ bộ về hiện trạng chất
lượng không khí khu vực dự án như sau :
Trong tháng 12, 1995 (Bảng 3.2), khu vực xung quanh Công ty Xi măng Hà Tiên
2 đã bò ô nhiễm không khí do bụi, nồng độ bụi trong không khí xung quanh cao hơn
tiêu chuẩn (TCVN 5937 - 1995) cho phép (0,38 - 0,73 mg/m
3
). Các chất ô nhiễm có
nguồn gốc từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch (SO
2
và NO
2
) thấp hơn tiêu chuẩn khoảng 4
lần và 15 lần (SO
2

: 0,056 - 0,14 mg/m
3
; NO
2
: 0,018 - 0,027 mg/m
3
). Khu vực xa Công
ty hơn (Ba Hòn - Hòn Chông) không khí còn sạch, đạt tiêu chuẩn không khí cho khu
dân cư. Có thể nói, nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là hoạt động của ngành
CN xi măng trong đó phần chính là Công ty xi măng và giao thông vận tải.
Bảng 3.2
_______________________________________________________________________________
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
41
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
______________________________________________________________________
Chất lượng không khí tại Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông (12/1995)
TT Trạm Nồng độ (mg/m
3
)
Bụi SO
2
NO
2
Mức ồn
dBA
1 Khu dân cư dọc theo đường 51
Công ty xi măng Hà Tiên - Kiên
Lương

0,38 0,14 0,027 45 - 70
2 Chân cầu vượt vào Công ty Xi
măng Hà Tiên 2
0,73 0,056 0,018 50 - 75
3 Khách sạn Kim Châu 0,46 0,023 0,021 40 - 55
4 Chợ Kiên Lương 0,38 0,040 0,023 55 - 70
5 Vùng biển Hòn Chông, nhà nghỉ
Bãi Dương
0,04 0,01 0,002 38 - 55
6 Nhà nghỉ Bình An 0,02 0,01 0,002 40 - 45
7 Công nhà máy xi măng Trung
Quốc
0,44 0,04 0,003 52 - 60
8 Thò trấn Ba Hòn 0,65 0,03 0,017 68 - 75
Nguồn: Sở KHCN & MT tỉnh Kiên Giangvà EPC, 1995
Kết quả đo và phân tích các mẫu không khí lấy tại Công ty xi măng Hà Tiên 2
trong tháng 9.1996 (Bảng 3.3 - 3.5) cho thấy:
- Nồng độ bụi tại các điểm đo trong và ngoài khu vực Công ty đều cao hơn tiêu
chuẩn cho phép đối với tiêu chuẩn không khí bao quanh. Các điểm đo ngoài khu vực
sản xuất có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn không khí bao quanh từ 2 đến 3 lần. Các điểm
đo trong khu vực sản xuất đều rất cao. Nồng độ bụi cao nhất tại kho chứa clinker của
dây chuyền ướt (180,5 mg/m
3
) và bến xuất clinker được đo ở cuối hướng gió, vào thời
điểm xuất clinker rời xuống xà lan (176,8 mg/m
3
) sau đó là khu vực đóng bao (85
mg/m
3
) rồi đến khu vực cấp clinker từ dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô

xuống băng tải (68 mg/m
3
) và khu vực rót xi măng bao xuống xe tải (48 mg/m
3
).
_______________________________________________________________________________
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
42
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
______________________________________________________________________
Bảng 3.3 Chất lượng không khí tại khu vực Công ty Xi măng Hà Tiên 2
TT Vò trí lấy mẫu NO
2
Bụi SO
2
(mg/m
3
) (mg/m
3
) (mg/m
3
)
1 Bên ngoài cổng bảo vệ 0,023 1,5 0,095
2 Khu hành chính 0,031 1,3 0,083
3 Cối đập đá 0,017 2,5 0,056
4 Kho chứa clinker hệ ướt 0,031 22,4 -
(điểm đổ 96 B)
5 Khu vực gàu tải KL 02 - 03 68,0 -
(điểm đổ KL 02)

6 Bến xuất clinker, dây chuyền theo PP khô
(rót clinker rời xuống xà lan)
- Ở đầu hướng gió (cách 5 m) 0,018 27,6 0,027
- Ở cuối hướng gió (cách 5 m) 176,8 0,021
7 Khu vực đóng bao xi măng 0,020 85,0 -
8 Cuối băng chuyền xi măng bao xuống xe
tải
48,0 0,145
9 Chân cầu vượt 0,015 0,45 0,055
10 Khách sạn Kim Châu 0,019 0,25 0,047
11 Chợ Kiên Lương 0,021 0,28 0,042
Nguồn: EPC 12-13. 9.1996
Ghi chú: Có mưa nhỏ vào thời điểm đo
Các điểm đo trên là những khu vực phát sinh bụi lớn nhất của Công ty
TT Vò trí lấy mẫu NO
2
Bụi SO
2
(mg/m
3
) (mg/m
3
) (mg/m
3
)
12 Khu vực hàn 0,35 14,3 -
13 Khu vực kho chứa clinker của dây chuyền
ướt
- 180,5 -
Nguồn: EPC 28.9.1996

_______________________________________________________________________________
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
43
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
______________________________________________________________________
Bảng 3.4 Kết quả đo nhiệt độ, độ ẩm và tiếng ồn
TT Vò trí đo Nhiệt độ Độ ẩm Tiếng ồn Ghi chú
(C
o
) (%) (dB)
1 Khu vực cổng bảo vệ 27,9 88 72 - 74 Ngoài trời
2 Khu hành chính 27,9 88 71 - 73 Ngoài trời
3 Cối đập đá 27,8 88 115-117 Cách cối 1m
4 Khu nghiền (phân xưởng 2) 30,3 76 88 - 89 Ngoài trời
5 Cụm nén khí 28,1 74 102-103 Trong nhà
6 Khu cấp dầu cho lò 3 29,7 73 79 - 81 Trong nhà
7 Bến xuất clinker rời xuống xà 27,8 82 79 - 80 Đang rót CL
lan, dây chuyền theo PP khô
8 Bến xuất clinker rời xuống 27,9 82 73 - 74 Đang rót CL
xà lan, dây chuyền ướt
9 Khu vực đóng bao xi măng 28,1 70 78 - 84 Trong nhà
Nguồn: EPC, 9.1996
Bảng 3.5 Kết quả đo tiếng ồn khu vực hoạt động cối đập đá
TT Vò trí đo Tiếng ồn (dB) Ghi chú
1 Cách cối 1 m 115 - 117
2 Trong trạm điện 86 - 85 Cách tường dày
3 Trong phòng điều hành 79 - 84 Phòng kính, đóng cửa
4 Cách khoảng 10 m 107 - 109 Về phía khu nghiền
5 Cách khoảng 30 m 101 - 103 -

6 Cách khoảng 100 m 89 - 91 -
7 Cách khoảng 150 m 85 - 87 -
Nguồn: EPC, 9.1996
- Nồng độ SO
2
và NO
2
tại các điểm được đo đều thấp, đạt tiêu chuẩn cho phép
đối với không khí bao quanh.
- Tiếng ồn trong khu vực cối đập đá, khu vực máy nghiền bi, máy nén khí cao
hơn tiêu chuẩn. Khu vực cối đập đá có tiếng ồn cao nhất (115 - 117 dB) nhưng do xây
dựng ở sát chân núi, cách khá xa các khu vực hoạt động khác nên tiếng ồn chỉ ảnh
hưởng trong phạm vi hẹp. Tiếng ồn ngoài cổng bảo vệ và khu vực hành chính thấp, đạt
tiêu chuẩn cho phép.
_______________________________________________________________________________
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
44
Công ty Xi măng Hà Tiên 2, 10. 1996 Chương III
______________________________________________________________________
Trong bốn thông số ô nhiễm bụi, SO
2
,

tiếng ồn đã tiến hành đo kiểm tra chỉ có
nồng độ SO
2
và NO
2
là đạt tiêu chuẩn của môi trường. Riêng nồng độ NOx trong xưởng

hàn cao do ảnh hưởng của khói hàn quẩn trong xưởng. Chất lượng không khí trong và
ngoài khu vực Công ty xi măng Hà Tiên 2 hiện nay bò ô nhiễm chủ yếu do bụi và tiếng
ồn. Nguyên nhân chính là chưa kiểm soát được lượng bụi thải ra từ các nguồn khác
nhau trong quá trình sản xuất. Việc xác đònh nguồn gốc và đặc trưng các nguồn ô
nhiễm để từ đó đề ra các phương án xử lý giảm thiểu ô nhiễm là một trong những nội
dung cơ bản của báo cáo đánh giá tác động môi trường này.
3.2.5 Hiện trạng chất lượng nước
• Chất lượng nước mặt
Kết quả phân tích mẫu nước kinh Ba Hòn (Bảng 3.6) cho thấy: nhìn chung nước
kênh trong vùng dự án hiện bò ô nhiễm nhẹ do chất hữu cơ, riêng khu vực bến xuất
nhập của nhà máy COD lên tới 41 mg/l. Tuy nhiên nước bò nhiễm phèn khá nặng (pH
thấp 3,3 - 3,6, SO
4
2-
khá cao 20 - 70 mg/l). Vào thời điểm khảo sát (tháng 9.1996) nước
ngọt, độ mặn khoảng 0,38 ppt - 0,42 ppt. Vào mùa khô tại đây có hiện tượng xâm nhập
mặn, nước bò lợ nên không thể sử dụng cấp nước sinh hoạt. Hoạt động bốc dỡ và giao
thông thủy đã gây ô nhiễm nước về dầu mỡ trên kênh. Chỉ tiêu vi sinh khá cao (46000
MNP/100 ml) ở bến bốc dỡ cho thấy sự hiện diện của sinh hoạt tập trung tại bến. Đây
cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho ô xy hòa tan trong nước khá thấp
(4,4 - 4,6 mg/l).
Tóm lại nước mặt khu vực Công ty đã bò ô nhiễm, cần có biện pháp bảo vệ
thích hợp vì đọan kênh Ba Hòn cách Công ty 500 m là nguồn nước được sử dụng để
cấp nước trong mùa mưa và dự trữ cho mùa khô.
_______________________________________________________________________________
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC). 56, Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
ĐT. 8424524 & 8454263 * Fax. 8454263
45

×