Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài giảng đánh giá nguy cơ và quản lý nguy cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.2 KB, 13 trang )

Bài: Đánh giá nguy cơ và quản lý nguy cơ (8 tiết)
Đại học Y Dược Thái Nguyên
MỤC TIÊU:
1. Nêu được khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ, nhận biết yếu tố nguy cơ,
nguy cơ
2. Đánh giá được các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe
3. Kiểm soát, theo dõi, lượng giá kết quả thực hiện việc đánh giá, quản lý
nguy cơ và theo dõi sức khỏe
NỘI DUNG:
1. Nêu được khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ, nhận biết yếu tố nguy
cơ, nguy cơ
Một chất được gọi là nguy cơ khi nó có một trong năm thuộc tính sau:
- Phản ứng: Không bền vững ở điều kiện thường, cho các phản ứng khác
nhau như gây nổ, gây cháy (ở nhiệt độ dưới 60
0
C), giải phóng chất độc khi phản
ứng với nước.
- Ăn mòn: Chất lỏng có pH < 2 hoặc pH > 12,5. Chúng ăn mòn kim loại.
- Bền vững trong môi trường ( trong đất, nước, khí quyển).
- Tích lũy trong cơ thể sống (trong người, động vật).
- Độc hại cho người (gây ung thư, quái thai ).
Các chất nguy cơ là nguồn gây tác hại, mối nguy cơ có thể gây nên sự cố môi
trường.
Theo Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), một số căn cứ sau dïng làm cơ sở
để xếp loại chất nguy cơ là khi xử lý, lưu giữ, vận chuyển hay thải bỏ chúng sẽ
gây ra ô nhiễm độc hại cho người, cụ thể là:
- Tăng đáng kể số tử vong.
- Tăng tình trạng ốm đau không hồi phục.
- Phát sinh hiểm họa trong thời gian trước mắt hay lâu dài.
Cục bảo vệ môi trường Mỹ qui định 8 nguyên tố và 6 loại hóa chất bảo vệ
thực vật khi nồng độ lớn hơn giá trị tối đa cho phép là chất nguy cơ.


Nồng độ tối đa của các chất ô nhiễm.
Chất ô nhiễm Nồng độ cực đại (mg/l)
Arsen 5,0
Bari 100,0
Cadimi 1,0
Crom VI 5,0
Chì 5,0
Thủy Ngân 0,2
Selen 1,0
Bạc 5,0
Endrin 0,02
Lindan 0,4
Metoxyclor 10,0
Toxaphen 0,5
Acid diclorophenoxyacetic 10,0
Acid triclorophenoxyopropionic 1,0
Các chất nguy cơ được xếp thành 3 nhóm:
- Các chất thải công nghiệp độc hại: như công nghệ lọc dầu, bảo quản gỗ.
- Các chất thải phổ biến trong công nghiệp thông thường.
- Các hóa chất thông thường như benzen, cresol, thuốc bảo vệ thực vật, hợp
chất thủy ngân.
Các chất thải nguy cơ ở các xưởng sản xuất thông thường
Xưởng sản xuất Các dạng chất thải nguy cơ
Sản xuất hóa chất
Các chất acid và chất kiềm mạnh
Các chất tẩy rửa mạnh
Các chất thải phóng xạ.
Xưởng bảo dưỡng và sửa
chữa ô tô
Sơn thải có chứa kim loại nặng.

Các chất thải dễ cháy (xăng, dầu, crêp, …)
Các acquy, acid, chì bị hỏng
Các chất tẩy rửa mạnh.
Công nghiệp in
Dung dịch chứa kim loại nặng
Mực in thải ra
Các chất tẩy rửa mạnh
Các chất thải từ mạ điện
Cặn mực in chứa kim loại nặng.
Sản xuất đồ da Chất thải toluen và benzen.
Công nghiệp giấy
Các chất tẩy rửa dễ bắt lửa
Các chất acid và chất kiềm mạnh
Công nghiệp xây dựng
Sơn thải dễ bắt lửa
Các chất tẩy rửa mạnh
Các chất acid và chất kiềm mạnh
Sản xuất mỹ phẩm và chất
làm sạch.
Bụi kim loại nặng
Các chất thải dễ bắt lửa
Các chất tẩy rửa dễ cháy
Các chất acid và chất kiềm mạnh
Sản xuất đồ gỗ và đồ nội thất.
Các chất thải dễ bắt lửa
Các chất tẩy rửa mạnh
Chế tạo kim loại
Sơn thải có chứa kim loại nặng
Các chất thải acid và chất kiềm mạnh
Chất thải cyanid

Cặn bã chứa kim loại nặng.
2. Đánh giá được các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe
2.1. Các bước đánh giá nguy cơ
- Về luật pháp, tiêu chuẩn về môi trường (nước, không khí, đất) của nhiều
nước người ta ít quan tâm đến tính chất độc hại của chất ô nhiễm, mà thường dựa
ra tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép của nó để áp dụng bảo vệ sức khỏe cộng
đồng. Như vậy về bản chất, các tiêu chuẩn này là: chất ô nhiễm có ngưỡng, nếu
nồng độ thấp hơn ngưỡng qui định sẽ không gây độc hại. Nhưng hiện nay quan
niệm đã thay đổi: nồng độ thấp hơn ngưỡng qui định nhưng tác dụng kéo dài vẫn
có nguy cơ độc hại. Vì vậy cầng xếp ra 2 loại nguy cơ.
- Nguy cơ độc hại như các chất gây khuyết tật của trẻ sơ sinh.
- Nguy cơ có thể chấp nhận được.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là tốc độ đưa vào ứng dụng thực tế các chất
ngày càng nhanh, trong khi đó chương trình thực nghiệm để xác định nguy cơ lại
triển khai chậm, lập tiêu chuẩn đánh giá không theo kịp thực tế.
Đánh giá nguy cơ là một vấn đề khoa học. Đó là việc thu thập dữ liệu để
xác định mối quan hệ giữa phản ứng và liều lượng, sau đó dựa trên dữ liệu này để
đánh giá toàn diện về nguy cơ. Nguy cơ đó có thể là do nhiều yếu tố, nguyên nhân
khác nhau. Ví dụ ở Mỹ số liệu thống kê cho thấy trong tổng số 2,1 triệu người chết
hàng năm (trong những năm cuối thập niên 80) có khoảng 460.000 người chết vì
ung thư. Có thể nói rằng nguy cơ chết vì ung thư ở Mỹ là vào khoảng 22%.
- Quản lý đánh giá nguy cơ là quá trình đưa ra quyết định phải làm gì, dùng
những biện pháp nào để phòng ngừa nguy cơ không thể chấp nhận được.
Một số nguy cơ ở Mỹ (NCHS 1987)
Họat động Nguy cơ trong đời người
Hút thuốc lá 1 bao / ngày 0,25
Ung thư do mọi nguyên nhân 0,22
Chết do tai nạn ô tô 0,01
Giết người 0,01
Tai nạn trong nhà 0,01

Ung thư do phóng xạ trong nhà 0,003
Ung thư do uống rượu 0,001
Ung thư do phóng xạ ở bờ biển 0,001
- Các bước đánh giá nguy cơ: Viện hàn lâm khoa học Mỹ (1983) đề nghị
chia việc đánh giá nguy cơ làm 4 bước:
Bước 1: Nhận dạng sự nguy hiểm.
Thường dựa vào kết quả kiểm tra và thử nghiệm trên động vật để xác định
hóa chất nào gây ung thư, quái thai.
Bước 2: Đánh giá quan hệ liều lượng - phản ứng.
Quá trình định rõ quan hệ giữa liều lượng của một tác nhân và tỷ lệ bệnh
mắc phải. Việc thực nghiệm do quan hệ này tiến hành trên súc vật phải có đánh
giá ngoại suy đối với cơ thể người.
Bước 3: Đánh giá nguy cơ.
Xác định qui mô và tính chất của dân số bị nguy hiểm bởi các tác nhân
đang nghiên cứu. Đánh giá này phải được khảo sát dưới ảnh hưởng của nhiều yếu
tố khác như: tuổi tác, tình trạng sức khỏe, sự hiệp đồng của nhiều chất độc.
Bước 4: Định rõ tính chất của sự cố.
Đó là sự kết hợp 3 bước để đánh giá tầm quan trọng của vấn đề đối với sức
khỏe cộng đồng.
Bốn bước tiến hành đánh giá nguy cơ sự cố

2.2. Nội dung xác định nguy cơ của chất ô nhiễm
Cần thiết phải xác định xem tác nhân cần nghiên cứu có nguy hiểm đối với
sức khỏe của người hay không. Nội dung có thể gồm:
- Sự phân bố, hấp thu, chuyển hóa, đào thải của chất độc sau khi đưa vào cơ
thể người.
- Tác động trên các cơ quan: nhất là gan và thận.
- Xác định mức độ tích lũy trong cơ thể.
- Khả năng gây đột biến gen, làm thay đổi AND.
- Gây ung thư, khối u lành tính hoặc ác tính.

Bước 1: Xác định chất
nguy cơ
Bước 3: Đánh giá nguy cơ
(Sự phơi nhiễm)
Bước 2: Đánh giá liều
lượng phản ứng
Bước 4: Định rõ tính
chất của sự cố
2.3. Đánh giá quan hệ liều lượng - phản ứng
Muốn xác định mối quan hệ toán học giữa liều lượng chất độc xâm nhập
vào cơ thể và tình trạng nguy hiểm của nó cần lập được phương trình tương quan
sau: Trục hoành: Liều lượng (mg/kg/ ngày)(1), Trục tung: Là phản ứng, mức độ
nguy hiểm, không có đơn vị cố định, đó là xác suất có hại cho sức khỏe(2). Ví dụ:
Tỷ lệ giảm tuổi thọ, gây bệnh …

Với chất gây ung thư, đồ thị qua gốc tọa độ tức là không có ngưỡng an
toàn. Khó khăn lớn nhất ở đây là tìm một mô hình toán học để ngoại suy đối với
các liều thấp, vì trong thí nghiệm trên súc vật thường dùng liều lớn để thấy rõ mức
nguy hiểm, từ đây ngoại suy thế nào để có thể xác dịnh liều nhỏ không có nguy cơ
là rất khó.
Để đảm bảo an toàn, Cục bảo vệ môi trường Mỹ chọn mô hình nhiều giai
đoạn tuyến tính, trong đó cần xác định hệ số tỷ lệ được gọi là hệ số tiềm ẩn nguy
cơ - đơn vị là (mg/kg/ ngày)
-1
. Phương trình có dạng.
Nguy cơ xảy ra
trong đời người
=
Liều lượng trung bình
hàng ngày

(mg/kg/ ngày)
x
Hệ số tiềm ẩn nguy
cơ (mg/kg/ngày)
-1
Trên cơ sở thực nghiệm, EPA đã đưa ra bảng hệ số tiềm ẩn nguy cơ qua
đường tiêu hóa và hô hấp cho 20 chất khác nhau như sau:
Phản ứng
nguy cơ
Liều lượng (mg/kg/ ngày)
Ngưỡng (1): Đối với chất gây K
(2): Đối với chất không gây K

Hệ số tiềm ẩn nguy cơ (EPA - 1989)
Hóa chất
Phân loại độc
tính
Hệ số tiềm ẩn
nguy cơ qua
đường tiêu hóa
(mg/kg/ngày)
-1
Hệ số tiềm ẩn
nguy cơ qua
đường hô hấp
(mg/kg/ngày)
-1
Arsen
A
1,75 50

Xăng
A
2,9.10
-2
2,9.10
-2
Xăng (a) pyren
B
2
11,5 6,11
Cadimi
B
1
- 6,1
Carbon tetraclorid
B
2
0,13 -
Cloroform
B
2
6,1.10
-3
8,1.10
-2
Crom VI
A
- 41
DDT
B

2
0,31 -
1,1 dicloroetan
C
0,58 1,16
Diedrin
B
2
30 -
Heptaclor
B
2
3,4 -
Hexacloroetan
C
1,4.10
-2
-
Metylen clorid
B
2
7,5.10
-3
1,4.10
-2
Niken và các hợp chất
niken
A
- 1,19
Polycloro biphenyl

(PCB)
B
2
7,7 -
2, 3, 7, 8 TCDD
(dioxin)
B
2
1,56.10
-2
-
Tetracloroetylen
B
2
5,1.10
-2
1,0-3,3.10
-3
Tricloroetylen
B
2
1,1.10
-2
1,3.10
-2
Clorovinyl
A
2,3 0,295
Muốn xác định liều lượng đưa vào cơ thể hàng ngày, cần có một số thông
số sau:

- Nồng độ chất độc trong nước, trong không khí.
- Lượng nước uống hàng ngày, lượng không khí thở.
Giá trị đánh giá nguy cơ của chất gây ô nhiễm
Thông số Giá trị chuẩn
1. Trọng lượng cơ thể trung bình của người lớn 70 kg
2. Trọng lượng cơ thể trung bình của trẻ em 10 kg
3. Lượng nước tiêu thụ hàng ngày của người lớn 2 lít
4. Lượng nước tiêu thụ hàng ngày của trẻ em 1 lít
5. Lượng không khí hít thở hàng ngày của người lớn 20 m
3
6. Lượng không khí hít thở hàng ngày của trẻ em 5 m
3
7. Lượng cá tiêu thụ hàng ngày của người lớn 6,5 g
8. Tuổi trung bình của đời người 70 năm.
Ví dụ: Trong nước clore hóa, các dẫn xuất clorometan được tạo thành,
trong đó có cloroform. Giới hạn cho phép của chất này là 70µg/l. Giả thiết nước
uống có hàm lượng cloroform là 40µg/l. Sẽ được tính như sau:
- Mức nguy cơ lớn nhất mắc bệnh ung thư cho cả đời người dùng nước máy
có nồng độ cloroform ở trên.
- Với thành phố 2 triệu dân dùng loại nước này thì số người mắc bệnh ung thư
hàng năm sẽ là bao nhiêu.
Cụ thể:
- Với người lớn 70kg dùng 2 lít / ngày, lượng cloroform đưa vào người
hàng ngày tính cho 1 kg cân nặng (CDI) là:
CDI =
3
40.10 / 2 /
70
mg lx l ngay
kg


CDI = 1,14.10
-3
mg/kg/ ngày.
Hệ số tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư qua đường uống của Clorofom là
6,1.10
-3
(mg/kg/ ngày).
Nguy cơ = CDI x hệ số tiềm ẩn nguy cơ.
= 1,14.10
-3
mg/kg/ngày x 6,1.10
-3
(mg/kg/ ngày)
-1
= 7.10
-6
Như vậy trong thời gian 70 năm sống của 1 người, xác suất mắc bệnh ung
thư của người này là 7 phần triệu. Cần lưu ý các hệ số tiềm ẩn nguy cơ đã được giả
thiết theo hướng an toàn nên có thể thấy xác suất mắc bệnh ung thư 7 phần triệu là
quá lớn.
- Có 7 người mắc ung thư trên 7 tri ệu người trong thời gian 70 năm. Vậy
thành phố 2 triệu dân trong một năm nào đó, số người mắc bệnh ung thư chỉ do
cloroform trong nước cấp sẽ là:
Số người ung thư / năm = (2.10
6
.7) / (1.10
6
.70) = 0,2 (người / năm).
- Cần nhấn mạnh rằng việc ước lượng nguy cơ ở đây còn thô sơ. Liều lượng

được sử dụng căn cứ vào giả thiết thời gian tính nguy cơ là 70 năm, mức tiêu thụ
và hấp thu chất độc là 100%. Hàm lượng chất ô nhiễm không thay đổi trong nước
cấp. Nếu tính đến các yếu tố này ta có một cách tính tổng quát hơn lượng chất ô
nhiễm đưa vào người hàng này (CDI) là:
CDI (mg/kg/ ngày) =
Tổng lượng chất ô nhiễm (mg)
Trọng lượng cơ thể (kg) . Tuổi thọ (ngày)
Ở đây:
Tổng lượng
chất ô
nhiễm
=
Nồng độ
chất ô
nhiễm
(mg/l)
x
Lượng đưa
vào cơ thể
(l)
x
Thời gian
nguy hiểm
(ngày )
x
Tỷ lệ
hấp thu
2.4. Đánh giá sự phơi nhiễm của người
Sự nguy hiểm của chất ô nhiễm thể hiện ở hai yếu tố cơ bản, đó là:
- Độc tính và nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường.

- Thời gian phơi nhiễm (thời gian tiếp xúc và chịu tác động của chất ô
nhiễm).
Nếu chất ô nhiễm rất độc nhưng người ở ngoài vùng khuyếch tán vẫn không bị
nguy hiểm. Ngược lại chất ô nhiễm ít độc hơn, nhưng người tiếp xúc lâu thì vẫn
nguy hiểm.
- Đánh giá sự khuyếch tán của chất ô nhiễm (để đánh giá nồng độ chất ô nhiễm
của môi trường).
- Đánh giá sự phơi nhiễm (thời gian và phương pháp tiếp xúc với chất độc với
người).
- Lượng chất ô nhiễm xâm nhập vào người qua không khí, nước được xác định
dễ dàng thông qua nồng độ chất ô nhiễm, thể tích không khí thở vào, thể tích nước
uống hàng ngày.
- Để xác định lượng chất ô nhiễm vào người qua thực phẩm, ví dụ như thịt, cá
tức là muốn xác định hàm lượng chất độc trong sinh vật, người ta dùng hệ số nồng
độ sinh học (bioconcentration factor BCF):
Hàm lượng chất độc trong
cá (mg/l)
=
Nồng độ chất độc /
nước (mg/l)
x
Hệ số nồng độ
sinh học (l/kg)
Năm 1986, FPA đưa ra trị số BCF của 21 chất ô nhiễm đối với cá. Trị số
BCF càng cao chất độc càng tích lũy nhiều trong cơ thể sống. Ví dụ sau sẽ minh
họa bằng cách dùng BCF trong việc đánh giá nguy cơ gây ung thư.
Trị số BCF của một số chất đối với cá (EPA 1986)
STT Hóa chất
Hệ số nồng độ sinh
học (l/kg)

1 Aldrin 28
2 Arsen và các hợp chất arsen 44
3 Xăng 5,2
4 Cadimi và các hợp chất của nó 81
5 Carbon tetraclorid 19
6 Clordan 14.000
7 Cloroform 3,75
8 Đồng 200
9 DDE 51.000
10 DDT 54.000
11 Dicloroetylen 5,6
12 Dieldrin 4.760
13 Heptaclor 15.700
14 Hexacloroetan 87
15 Niken và hợp chất của nó 47
16 Polycloro biphenyl (PCB) 100.000
17 2,3,7,8 - TCDD (dioxin ) 5.000
18 Tetracloroetylen 31
19 1,1,1 - tricloroetan 5,6
20 Tricloroetylen (TCE) 10,6
21 Vinyl clorid 1,17
* Ví dụ: Một người nặng 70kg, tiêu thụ 6,5g cá/ ngày. Cá sống trong môi trường
nước có hàm lượng tricloroetylen (TCE) là 0,1 mg/l. Xác định nguy cơ gây ung
thư đối với cả đời người.
- Hàm lượng TCE trong cá = hàm lượng TCE / nước x BCF
= 0,1 x 10,6 = 1,06 mg/kg
- Lượng TCE người có tiêu thụ trong 1 ngày là:
0,0065kg/ ngày x 1,06 mg TCE / kg cá
- Liều cho 1 kg thể trọng (CDI) là:
CDI = 0,0065 kg cá / ngày x 1,06 mg TCE / kg cá x 1/70 kg

= 9,8.10
-3
mg/ kg / ngày
- Nguy cơ = Liều trung bình x hệ số tiềm ẩn nguy cơ
(mg / kg / ngày) (mg / kg / ngày)
-1
= 9,8.10
-3
x 11,.10
-2
= 1,08.10
-6
Như vậy nguy cơ gây ung thư cho người đó có xác suất là 1 phần triệu
3. Kiểm soát, theo dõi, lượng giá kết quả thực hiện việc đánh giá, quản lý
nguy cơ và theo dõi sức khỏe
Tổ chức Y tế thế giới và tổ chức Lao động thế giới đã có nhiều biện pháp
mang tính toàn cầu nhằm cải thiện môi trường phòng chống ô nhiễm các chất độc
gây tổn hại đến sức khoẻ cộng đồng song hiệu lực chưa thực sự cao. Trên thực tế
các vấn đề kiểm tra giám sát các hoạt động gây ô nhiễm các chất độc môi trường
nếu được tiến hành thường xuyên và có hiệu lực theo các tiêu chí cụ thể có thể
đảm bảo cho hiệu lực phòng chống ô nhiễm môi trường do các hoá chất độc ở
mức cao. Tuy nhiên việc này cho đến nay vẫn chưa được thực hiện tốt ngay cả các
nước phát triển. Muốn phòng chống nhiễm độc môi trường có hiệu quả thì việc
làm trước tiên là phải đánh giá được nguy cơ tác động độc hại của môi trường, sau
đó mới có thể đề ra các giải pháp cụ thể dựa trên những nguy cơ đã biết.
Thông qua kiểm tra vệ sinhh an toàn môi trường sống sẽ phát hiện được
nguy cơ, nguyên nhân hay có thể gọi là mầm mống gây ra nhiễm độc cấp đối với
môi trường và sức khoẻ có thể giúp cho công tác phòng chống nhiễm độc được kịp
thời và hiệu quả.
Nếu xảy ra ô nhiễm môi trường hoặc nhiễm độc cấp tính cho cộng đồng

hoặc cá nhân, các nhà chức trách, cán bộ y tế, vệ sinh an toàn phải đến ngay nơi
xảy ra tai nạn, một mặt tổ chức lực lượng cấp cứu ngăn chặn nhiễm độc, một mặt
phải nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết không để xảy
ra nhiễm độc nữa.
Cần áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:
- Cải tiến kỹ thuật, dây chuyền công nghệ, đảm bảo vệ sinh an toàn trong
thiết kế và sử dụng ở các nhà máy khu công nghiệp. Trên cơ sở này sẽ giảm thiểu
sự phát tán các chất độc ra môi trường sống xung quanh.
- Trong nông nghiệp cần có sự an toàn vệ sinh lao động hợp lý đối với
những người tham gia phân phối, sử dụng có tiếp xúc với các hoá chất độc, đặc
biệt là các hoá chất trừ sâu.
- Bao bọc để làm kín các nguồn sinh ra hơi khí độc gây ô nhiễm môi trường
và sức khoẻ.
- Biện pháp kỹ thuật vệ sinh: thiết kế hệ thống hút hơi khí độc tại chỗ.
Thông gió thoáng khi tốt.
-Xây dựng chế độ an toàn lao động, hướng dẫn và trang bị kiến thức về độc
chất cũng như khả năng tự cứu chữa cho nhân dân.
- Giám sát thực hiện chế độ an toàn lao động thường xuyên, giám sát quy
trình sử dụng thiết bị phòng hộ cá nhân, kiểm soát các loại hoá chất chặt chẽ tại
các nhà máy, nơi sản xuất.
- Tăng cường giáo dục cộng đồng về một môi trường trong sạch luôn là
điều cần thiết đối với nhiều nước trên thế giới trong đó có chúng ta.
- Biện pháp y tế: có kế hoạch chăm sóc cộng đồng có nguy cơ nhiễm độc
gồm giám sát môi trường và giám sát tình trạng sức khoẻ nhân dân nhằm phát hiện
sớm những trường hợp nghi ngờ nhiễm độc.
Quản lý, theo dõi và điều trị tốt người có dấu hiệu bệnh lý trong cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Tử An (2000), Môi trường và độc chất môi trường, Đại học dược Hà
Nội.
2. Bộ môn Môi trường Độc chất (2010), Giáo trình khoa học môi trường

sinh thái. Tài liệu bác sỹ y học dự phòng, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
3. Lê Văn Mai (2001), Vi khí hậu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Đào Ngọc Phong (2000), "Bệnh học khí tượng", Bách khoa thư bệnh
học, 3 tr. 31
5. Griffin - R J; Dunwoody - S (2000). The relation of communication to
risk judgment and preventive behaviour related to lead in tap water. College of
communication, Marquette University, Milwankee, WI 53233, USA. Medline
(R) on CD 2000/11 – 2000/12.
6. Ravishankara, A. R. John S. Daniel, Robert W. Portmann(2009),
Nitrous Oxide (N2O): The Dominant Ozone-Depleting Substance Emitted in
the 21st Century, IACETH.

×