Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bài giảng vệ sinh nước, cung cấp nước sạch và ô nhiễm nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.84 KB, 21 trang )

Bài : Vệ sinh nước, cung cấp nước sạch và ô nhiễm nước (12 tiết)
Đại học Y Dược Thái Nguyên
MỤC TIÊU:
1. Nêu được khái niệm về nguồn tài nguyên nước, sự phân bố các nguồn nước
trong tự nhiên, chu trình của nước trên Trái đất và nguồn nước ở Việt Nam.
2. Trình bày được vai trò của nước và cung cấp nước sạch, nhu cầu sử dụng,
hình thái cung cấp nước của mỗi vùng.
3. Phân tích được các chỉ số dùng để đánh giá chất lượng môi trường nước.
4. Đề xuất được các giải pháp xử lý nước cho từng loại nguồn nước để cung
cấp nước sạch, và các giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch.
5. Định nghĩa được ô nhiễm nước, các nguồn, các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường nước và tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con
người.
6. Đề xuất được các phương pháp xử lý nước thải, và các biện pháp phòng
chống ô nhiễm nguồn nước.
7. Áp dụng được những kiến thức đã học để tuyên truyền giáo dục sức khỏe
cho cộng đồng về vệ sinh môi trường nước và cách phòng chống ô nhiễm
nước.
NỘI DUNG:
1. Nêu được khái niệm về nguồn tài nguyên nước, sự phân bố các nguồn
nước trong tự nhiên, chu trình của nước trên Trái đất và nguồn nước ở
Việt Nam.
1.1. Tài nguyên nước: là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng
vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công
nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.
1.2. Phân bố nguồn nước: 97% nước trên Trái Đất là nước muối, 3% còn lại là nước
ngọt nhưng gần 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực.
Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm và chỉ một tỷ lệ
nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.
1.3. Chu trình nước:
1


Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong
lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước trái đất luôn vận động và
chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi, thể rắn và
ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc
sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó.
Sơ đồ vòng tuần hoàn nước, theo Cục Địa chất Hoa Kỳ
Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ
các đại dương. Mặt Trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng
nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng
khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn
hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển
những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với
nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ dưới dạng
tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng
hàng nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết
tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng
2
thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng
chảy mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng
sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương. Dòng
chảy mặt và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Mặc
dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn
nước thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và
được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm.
Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng
nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục thấm
vào lớp đất dưới sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm
(đá sát mặt bảo hoà), nơi mà một lượng nước ngọt khổng lồ được trữ lại trong một
thời gian dài. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể
quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước “kết thúc” và lại bắt đầu.

3
1.4. Nguồn nước trong thiên nhiên
Phân bổ nước trên Trái Đất
Trong thiên nhiên có ba nguồn nước chính sau:
Nước mưa: do hơi nước trên mặt đất như nước biển, nước sông, hồ ao, bốc
hơi lên không trung, gặp gió và khí lạnh đọng lại và thành mưa.
Nước mặt: mưa rơi xuống mặt đất và tuỳ địa hình của mặt đất mà hình thành
sông, suối, hồ ao.
- Nước ngầm được hình thành bởi lượng nước thấm vào đất.
1.4.1. Nguồn nước mưa
Về chất lượng hoá học và vi sinh vật học thì nước mưa là nước sạch nhất.
Tuy nhiên nó cũng bị nhiễm bẩn do rơi qua không khí, mái nhà, đựng trong bể
chứa, nên mang theo nhiều bụi và các chất bẩn trong không khí. Nước mưa có
nhược điểm là số lượng không nhiều, chỉ đủ cung cấp nước ăn uống cho các gia
đình trong mùa mưa (3 - 4 tháng), hàm lượng muối khoáng trong nước mưa thấp.
4
Trong không khí có nhiều N, cho nên trong nước mưa có nhiều NO
2
và NO
3
. Hiện
nay, nước mưa là nguồn cung cấp quan trọng cho các gia đình ở nông thôn Việt
Nam, nó không những là nguồn nước ăn tốt mà còn là nguồn cung cấp nitrat cần thiết
trong gieo trồng.
1.4.2. Nguồn nước ngầm
Nước ngầm tạo thành bởi nước mưa rơi trên mặt đất, thấm qua các lớp đất,
được lọc sạch và giữ lại trong các lớp đất chứa nước giữa các lớp đất cản nước.
Lớp đất giữ nước thường là cát, sỏi, cuội hoặc lẫn lộn các thứ trên. Lớp đất
cản nước thường là đất sét, đất thịt vv Ngoài ra, nước ngầm có thể còn do nước
thấm từ đáy thành sông hoặc hồ tạo ra. Đôi khi nước ngầm còn gọi là nước mạch

từ các sườn núi hoặc thung lũng chảy lộ thiên ra ngoài mặt đất, đó là do các kẽ nứt
thông với các lớp đất chứa nước gây ra.
Nước ngầm có ưu điểm là rất trong sạch (hàm lượng cặn nhỏ, ít vi khuẩn).
Song nhược điểm của nó là nước có nhiều sắt, dễ bị nhiễm mặn các vùng ven biển,
thăm dò lâu và xử lý khó khăn.
Ở miền Bắc Việt Nam, vùng đồng bằng, phần lớn có nước mạch ngầm, dù
sâu hay nông đều có sắt, cho nên nước lấy lên có màu vàng. Ở các vùng trung du
và miền núi, sắt hầu như không có, có thể dùng ngay hoặc chỉ cần khử trùng. Các
nguồn cung cấp nước cho thành phố lớn và thị xã chủ yếu được khai thác từ nước
ngầm sâu với độ sâu từ 60m đến 100m.
Riêng ở miền Nam, trong mấy năm gần đây đã thực hiện việc khai thác
nước ngầm sâu để ung cấp nước cho các thành phố, khu dân cư lớn với độ khoan
sâu từ 200m. Có nơi như ở Kiên Giang đã phải khoan sâu tới 450 m mới thu được
nước.
1.4.2. Nguồn nước mặt
Nước mặt chủ yếu do nước mưa cung cấp, ngoài ra có thể do tuyết trên các
triền núi cao ở thường nguồn chảy xuống.
1.4.3. Nước sông
5
Là loại nước mặt chủ yếu để cung cấp nuớc cho nhiều vùng dân cư. Nước
sông có lưu lượng lớn, dễ khai thác, độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ. Tuy nhiên nó
thường có hàm lượng cặn cao, độ nhiễm bẩn về vi trùng lớn nên giá thành xử lý
thường đắt. Nước sông thường có sự thay đổi lớn theo mùa về lưu lượng, độ đục,
mức nước và nhiệt độ (trong mùa mưa lũ hàm lượng cặn lên tới 2500 - 3000
mg/lít).
1.4.4. Nước suối
Một tầng nước ngầm liên tục được bổ sung nước đến khi nước chảy tràn trên
mặt đất, kết quả là hình thành các con suối. Các con suối có thể rất nhỏ, chỉ có
nước chảy khi có một trận mưa đáng kể, đến các dòng suối lớn chảy với hàng trăm
triệu gallon nước mỗi ngày.

Các con suối có thể hình thành trong bất kỳ loại đá nào, nhưng phần lớn
chúng hình thành trong các loại đá vôi và đolomit, dễ dàng rạn nứt và hoà tan do
mưa axit. Khi đá bị phá huỷ và hoà tan, các khoảng trống hình thành cho phép
nước chảy qua. Nếu dòng chảy theo phương ngang, nó có thể chảy tới mặt đất,
hình thành các con suối.
Nước từ các suối thường sạch. Tuy nhiên, nước trong một vài con suối có thể
có màu trà. Nước suối có màu đỏ của sắt do nước ngầm tiếp xúc với khoáng sản
trong lòng đất. Tại bang Florida, Mỹ, nhiều nguồn nước mặt chứa các axit ta-nanh
tự nhiên từ các chất hữu cơ ở trong đất đá làm cho nước suối có mầu. Lưu lượng
của nước màu trong các suối chỉ ra rằng nước đang chảy nhanh trong các kênh dẫn
rộng trong tầng nước ngầm mà không được lọc qua các vùng đá vôi.
Mùa khô nước rất trong, lưu lượng nhỏ, mùa lũ lưu lượng lớn, nước đục, có
nhiều cát sỏi, mức nước lên xuống đột biến, không ổn định. Nước suối thường có
độ cứng cao có khi hoà tan các khoáng chất và hoạt chất cây cỏ độc.
1.4.5. Nước hồ, đầm
Tương đối trong, trừ ở ven hồ đục hơn do bị ảnh hưởng của sóng. Nước hồ,
đầm thường có độ màu cao do ảnh hưởng của rong rêu và các thuỷ sinh vật, nó
thường bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn nếu không được bảo vệ. Ở một số thành phố các
6
hồ được sử dụng là nơi thu nước thải của các khu vực dân cư. Ở nông thôn, các hồ, ao
thường nhiễm bẩn nặng vì chứa nước thải của gia đình, nuôi cá, nuôi bèo.
2. Vai trò của nước và cung cấp nước sạch, nhu cầu sử dụng, hình thái
cung cấp nước của mỗi vùng
2.1. Vai trò của nước
- Nước là một loại thực phẩm: nó rất cần thiết cho đời sống và nhu cầu sinh
lý của cơ thể vì trong cơ thể nước chiếm 70 % - 80 % trọng lượng (ở một số tổ
chức thì tỷ lệ nước chiếm cao hơn như thận chiếm 83,5 %, huyết tương 92 % )
- Nước là yếu tố điều hoà thân nhiệt, điều hoà áp lực thẩm thấu trong và
ngoài tế bào.
- Sự cần nước biểu hiện bằng cảm giác khát nước, biểu hiện sự rối loạn giữa

thành phần máu.
- Nước cung cấp các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như Iode, fluo,
Ca
++
đồng sắt
- Nước là môi trường đưa các chất độc hại vào cơ thể như Pb, As, Mn, Hg,
Phenol
- Nước là môi trường trung gian truyền dịch bệnh và chủ yếu là nhóm bệnh
truyền nhiễm theo đường tiêu hoá như tả, lị, thương hàn, (Vibrio Eltor, Vibrio
comma, Shegella, Salmonelle
- Nước là yếu tố để đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa.
Do vậy nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày của con
người, vì vậy nước phải đảm bảo yêu cầu về số lượng và phải đảm bảo về chất lượng.
-Tiêu chuẩn về lượng: để đảm cho cho cuộc sống của mỗi con người trong
xã hội, nước phải thoả mãn những nhu cầu sau:
+ Đảm bảo cho nhu cầu ăn và uống.
+ Đảm bảo cho vệ sinh cá nhân, (tắm giặt).
+ Đảm bảo cho vệ sinh nhà cửa, vệ sinh công cộng.
+ Đảm bảo cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
7
Lượng nước cho mỗi đầu người trong 24
h
là 150 lít kể cả ăn uống, vệ sinh cá
nhân, vệ sinh nhà ở. Nếu ở thị trấn thì lượng nước có thể ít hơn chỉ vào khoảng -
80 lít/24
h
cho một người. Song cũng có nơi cần nhiều nước hơn như các bệnh viện,
khách sạn, khu công nghiệp. Ví dụ: đối với bệnh viện lượng nước cần cung cấp
cho mỗi giường bệnh là:
200 lít nước cho các bệnh viện lớn.

150 lít nước cho các viện vừa và nhỏ.
- Tiêu chuẩn về chất: nước phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt của con người
phải đảm bảo sạch (nước không có các chất độc hại và không bị nhiễm khuẩn).
2.2. Nhu cầu sử dụng nước
2.3. Hình thái cung cấp nước
3. Phân tích được các chỉ số dùng để đánh giá chất lượng môi trường
nước.
3.1. Lý học
- Về độ trong phải đảm bảo từ 25 - 30 cm Sneller, nếu không trong là nước
đã bị nhiễm bẩn bởi cát và chất lơ lửng, độ trong của nước phụ thuộc vào các hạt
đất, cát, hạt bụi lơ lửng trong nước. Ngược lại với độ trong là độ đục đo được
bằng số lượng các chất có trong 1 lít nước (mg/lit) và không có độ đục quá
1mg/lít.
- Độ dẫn điện của nước kém, nước tinh khiết 20 độ C có độ dẫn điện
4,2Ms/m độ dẫn điện tăng theo hàm lượng chất khoáng hoà tan trong nước và dao
động theo nhiệt độ.
- Màu của nước: do các chất bẩn trong nước tạo nên (đơn vị đo là flatin-
coban). Nước tốt là loại nước không có màu. Màu của nước phụ thuộc vào các
chất hoà tan, nước có nhiều mùn thì nước có màu vàng nâu và phản ứng acide.
8
- Mùi vị: nước uống phải có vị mát dễ chịu và không được có mùi, nếu nước
có ion bari nước có vị chát, có ion hydro thì có vị chua, nước có muối khoáng thì
có vị mặn. Mùi của nước có thể do nguồn gốc động vật hay thực vật.
- Nhiệt độ của nước: nhiệt độ của nước phụ thuộc vào nguồn nước (nước
ngầm nước bề mặt). Nhiệt độ của nước bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ không khí.
Nước ngầm càng sâu thì nhiệt độ càng ổn định và ít dao động và nó cũng là một
tiêu chuẩn để đánh giá độ trong sạch của nguồn nước.
3.2. Hoá học
- Chất hữu cơ được sinh ra do quá trình phân hoá phức tạp, lâu dài của xác
các loại động vật, thực vật và các chất thải bỏ. Đây là môi trường tốt cho các vi

sinh vật gây bệnh có thể sống nhờ vào đó. Phương pháp xác định chất hữu cơ
trong nước bằng phương pháp gián tiếp, tức là sử dụng chất hoá học có giải phóng
ra nhiều O
2
để ô xy hoá các chất hữu cơ đó.
Tiêu chuẩn quy định: Chất hữu cơ thực vật là ≤ 4mg O
2
/lít.
Chất hữu cơ động vật ≤ 2 mg O
2
/lít.
Ý nghĩa vệ sinh: nếu hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao chứng tỏ nước
đó đã bị nhiễm bẩn và mới bị nhiễm bẩn bởi các chất thải của người và động vật
hoặc do sự thối rữa xác động vật, thực vật.
- NH
3:
là sản phẩm phân huỷ tiếp theo của các chất hữu cơ - có Amoniac
chứng tỏ là có chất hữu cơ bắt đầu phân huỷ. Nếu xét nghiệm thấy NH
3
mà không
có chất hữu cơ thì phải xét nghiệm lại.
Tiêu chuẩn cho phép NH
3
trong nước là ≤ 2mg/lít.
Ý nghĩa vệ sinh: nếu NH
3
cao hơn tiêu chuẩn cho phép chứng tỏ nước đó đã
bị nhiễm bẩn và mới bị nhiễm bẩn.
- NO
2

(Nitrit): là sản phẩm phân huỷ tiếp theo của NH
3,
nhờ các vi khuẩn
hiếu khí phân giải NH
3
để tạo thành NO
2
, tiêu chuẩn là không có NO
2
trong nước,
nếu sau cơn mưa thì nồng độ cho phép là ≤ 0,01 mg/l.
- NO
3
(Nitrat): NO
3
là một chất thấy có mặt khá nhiều ở trong nước thiên
nhiên. NO
3
là sản phẩm phân huỷ cuối cùng của các chất hữu cơ trong nước. Nếu
9
hàm lượng NO
3
quá nhiều, quá cao ở trong nước có thể nguy hiểm với sức khoẻ
đặc biệt đối với trẻ sơ sinh vì nó gây Methemoglobin trong máu làm mất khả năng
vận chuyển O
2
của Hemoglobin. Tiêu chuẩn cho phép NO
3
trong nước là ≤ 5
mg/lít .

Ý nghĩa vệ sinh: khi thấy trong nước hàm lượng NO
3
cao hơn tiêu chuẩn cho
phép chứng tỏ nước đó đã bị nhiễm bẩn và bị nhiễm bẩn lâu ngày, ít nguy hiểm hơn.
- Muối Natriclorua (NaCl) tất cả các dịch thể của động vật đều có hàm lượng
NaCl cao. Nếu khi thấy hàm lượng NaCl cao trong nước là nước đó đã bị nhiễm
bẩn bởi các dịch thể động vật.
- Các chất SO
4
,

PO
4
, nguồn gốc của 2 chất này trong nước là do nhiễm bẩn
bởi phân, nước tiểu cũng có thể do địa chất mang lại cho nên khi thấy quá mức
quy định, SO
4
< 1,5g/lít , PO
4
< 1,5 g/lít ) thì phải xác định nguồn gốc của hai chất
đó mới có thể đánh giá tính chất của nước.
- Sắt (Fe) có trong nước thường ở hai dạng Fe(HCO
3
)
2
, FeSO
4
, về phương
diện sinh lý thì Fe không có hại cho sức khoẻ con người, song nếu nước có sắt nó
có màu vàng đục không đảm bảo về màu mặt khác nó ảnh hưởng đến sinh hoạt

làm hoen ố quần áo, nấu cơm chế biến thực phẩm trong nước có sắt làm cho ăn
không ngon miệng.
- Độ cứng của nước:
Nước cứng: là loại nước có chứa nhiều ion Ca
++
và Mg
++
. Nước mềm là loại
nước có chứa ít ion Ca
++
và ít Mg
++
. Can xi và Magie là hai chất chính tạo nên độ
cứng của nước.
Có 3 khái niệm chỉ độ cứng:
Độ cứng toàn phần: bao gồm tổng hàm lượng các ion Ca và Mg trong nước.
Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các muối cácbonat Ca và
bicacbonat Ca và Magie có trong nước, độ cứng tạm thời sẽ mất đi khi đun sôi
nước tạo thành CaCO
3
đọng lại ở đáy nồi.
Độ cứng vĩnh cửu bao gồm tổng hàm lượng các muối còn lại của Ca và Mg,
PO
4

SO
4

, NO
3


, NO
3
-
,Cl
-
.
10
Độ cứng được đo bằng miligam đương lượng Ca hoặc Mg. Một miligam
đương lượng độ cứng có chứa 20,04 mg/lít Ca hoặc 12,16 mg/ lít Mg.
Ở Việt Nam thường đo độ cứng của nước bằng độ đức.
< 4
o
đức là nước mềm. (<50mg CaCO
3
/l )
4 –––> 8
o
đức là nước trung bình.(50-150mg CaCO
3
/l )
8 –––> 12
0
đức là nước cứng .
12 –––> 18
0
đức là nước khá cứng. (150-300mg CaCO
3
/l )
> 18

o
đức là nước rất cứng (> 300mg CaCO
3
/l )
Nước cứng không ảnh hưởng đến sức khoẻ, người ta thấy lượng Ca thấp thì
thấy tỉ lệ trẻ em bị sâu răng cao.
Ảnh hưởng đến sinh hoạt làm két các dụng cụ đun nấu tốn xà phòng khi giặt
quần áo. Nấu chế biến thực phẩm ăn không ngon miệng.
Chú ý: ở các vùng có bướu cổ, nước ăn uống phải có độ cứng thấp vì lượng
Ca
++
cao có thể ngăn cản tuyến giáp hấp thu Iode làm cho bệnh bướu cổ tăng lên.
- Độ pH: Nó đặc trưng cho nồng độ ion H
+
có trong nước, biểu thị tính acid,
kiềm của nước .
3.3. Vi sinh vật
Mục đích kiểm tra vệ sinh nước là xác định mức an toàn của nước đối với
sức khoẻ tìm ra những vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho người. Vi khuẩn gây
bệnh qua nước có rất nhiều do đó các phương pháp xác định rất phức tạp đòi hỏi
có nhiều người và phòng xét nghiệm lớn và trả lời kết quả sau 3 tuần. Vì sự khó
khăn và phức tạp ấy người ta đã tìm biện pháp thay thế bằng cách chỉ xác định
những vi sinh vật không gây bệnh cho người nhưng lại thường xuyên sống trong
phân của người, đó là:
Vi khuẩn Escherichia coli.
Cầu khuẩn đường ruột Enterocoque.
Vi khuẩn khi có nha bào Clostridium Ferfrimgens.
Tổng số coli trong nước gọi là coliform trong đó số coli phân được gọi là
feacalcoliform, là vi khuẩn không có nha bào nên đời sống trong nước của nó ngắn
11

vì tốc độ bị tiêu diệt của chúng phù hợp với tốc độ bị tiêu diệt của một số lớn vi
khuẩn gây bệnh. Riêng Clostridium perfringens sống ở trong nước lâu hơn vi
khuẩn gây bệnh vì nó là vi khuẩn có nha bào. Do đó dùng E.coli là chỉ tiêu vệ sinh
chính và 2 chỉ tiêu phụ là Cl. pefringens và thực khuẩn thể.
Ý nghĩa vệ sinh: là nguồn gốc của các vi khuẩn thương hàn và lị- từ lối sống
tự do rồi bám vào cơ thể người trở thành trực khuẩn thương hàn và lị E Coli có rất
nhiều trong đại tràng.
Hiện nay người ta sử dụng chỉ số coliform và chỉ số feacal coliform để đánh
giá tình trạng ô nhiễm nước về mặt vi sinh vật. Bình thường:
Chỉ số Coliform: <3 con /100 ml H
2
O.
Chỉ số Feacal coliform: 0 con/100ml H
2
O.
Sự có mặt của Feacal coliform trong nước chứng tỏ nước mới bị nhiễm bẩn
bởi phân người và động vật máu nóng.
- Ý nghĩa vệ sinh của Clostridium perfringens: khi xét nghiệm thấy nó chứng
tỏ nước đã bị nhiễm bẩn bởi phân người và động vật. Vì Cl. Perfringens sống ở
trực tràng của người và động vật.
3.4. Ký sinh trùng trong nước
Loại ký sinh trùng sinh học phải trải qua cơ thể túc chủ trung gian, từ 2 đến 3
tuần để phát triển. Đối với một vài loại sán, trứng sán, ấu trùng sán sống nhờ vào
các túc chủ trung gian (tôm, cá, ốc) sống ở dưới nước, từ đó có thể xâm nhập vào
cơ thể người.
3 5. Các vi yếu tố trong nước
Nước uống là nguồn cung cấp cho cơ thể các vi yếu tố quan trọng, sự thừa
hay thiếu một số yếu tố vi lượng đều ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Iode: nhu cầu là 300 mg/24h để tuyến giáp làm việc bình thường. Nếu thiếu
tuyến giáp sẽ to lên và sinh ra bệnh bướu cổ. Nước là nguồn cung cấp Iod cho cơ

thể từ 1/40 -> 1/30 nhu cầu hàng ngày. Nồng độ trung bình là 5 -> 6 (8/lít) nó chỉ
cung cấp một lượng rất nhỏ về nhu cầu Iode của cơ thể. Nồng độ Iode vẫn là một
12
chỉ tiêu tốt để đánh giá khả năng bướu cổ trong vùng dân cư. Vì nếu trong nước
thiếu Iode thì trong đất, cây cỏ thực phẩm cũng sẽ thiếu Iode.
- Fluo: Fluo là một yếu tố rất phổ biến trong thiên nhiên của lớp vỏ trái đất
(có tới 0,08 % là Fluo) trong nước ngầm có nhiều Fluo hơn nước bề mặt. Nếu tỷ lệ
của Fluo ở trong nước nhỏ hơn 0,5mg/lít, cơ thể sẽ thiếu Fluo dẫn tới các bệnh về
răng. Nếu hàm lượng fluo có trong nước cao hơn 1,5 mg/l thì làm cho cơ thể thừa
fluo, dẫn tới hoen ố men răng, có mầu nâu thẫm, gây ra những vết mòn tồn tại rất
lâu đôi khi còn bị biến dạng.
Ngoài các tổn thương về răng, bệnh thừa Fluo (Fluorose) làm ảnh hưởng tới
chuyển hoá Ca, P, K, Na, và các tế bào thần kinh.
4. Đề xuất được các giải pháp xử lý nước cho từng loại nguồn nước để
cung cấp nước sạch, và các giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch.
4.1. Làm trong nước
- Làm trong bằng phương pháp không phèn: dùng hệ thống bể lắng giữ được
80% các hạt cặn lơ lửng. Có 3 loại bể lắng: bể lắng ngang, bể lắng đứng và bể lắng
li tâm và cuối cùng là bể lọc.
- Làm trong nước bằng phương pháp có phèn:
Mục đích: làm cho các hạt lơ lửng qui tụ lại thành những đám hoặc những
mảng lớn có trọng lượng tăng lên chúng sẽ lắng xuống đáy làm cho nước trở nên
trong.
Loại phèn thường dùng là:
Phèn sắt: Dạng dung dịch có màu nâu sẫm, trong đó có chứa 42% FeCl
3
hoặc FeSO
4
. H
2

O, FeCl
3
. 5 H
2
O.
Phèn nhôm: Al
2
(SO
4
)
3
. 18 H
2
O.
Phèn chua Al
2
(SO
4
)
3
. K
2
SO
4
.
Loại phèn này khi sử dụng người ta pha thành dung dịch 10% để làm trong
nước, muốn biết lượng phèn cần thiết để làm trong 1 thể tích nước nhất định,
người ta phải tiến hành làm test alumin.
13
Cơ chế: trong nước có các hạt lơ lửng mang điện tích cùng dấu như SiO

2
-
,
chúng xô đẩy nhau không lắng xuống được. Khi cho phèn vào sẽ phân ly thành
Al
+++
, những điện tích này sẽ thu hút các hạt cặn lơ lửng tạo thành khối có trọng
lượng cao hơn và lắng xuống dưới theo phản ứng như sau:
4.2. Phương pháp khử sắt trong nước
Nếu nước có màu vàng đục tức là trong đó có sắt, sắt có trong nước ở dạng
hoà tan Fe(HCO
3
)
2
hoặc là FeSO
4
khi tiếp xúc với oxy ở mặt nước giếng nó sẽ tạo
thành Fe(OH)
3
và kết tủa dưới dạng Fe
2
O
3
lơ lửng trong nước tạo thành màu vàng
hoặc đỏ gạch và có mùi tanh. Muốn xử lý ta phải tiến hành làm thoáng.
Phương pháp khử sắt bằng cách làm thoáng: tiến hành làm thoáng, lọc đơn
giản bằng cách xây gần giếng một bể lọc đơn giản và 1 bể chứa nước. Đối với bể
lọc ta trải xuống đáy bể 1 lớp sỏi nhỏ dày 20 - 25 cm và 1 lớp cát vàng phía trên
dày 60 cm, sau đó chúng ta tiến hành cho nước chảy qua thì diện tiếp xúc với oxy
của khí trời lớn

Ngoài ra người ta có thể dùng CaO để khử sắt trong nước và như vậy làm
cho nước có pH tăng cao.
4.3. Phương pháp khử trùng nước
Trong nguồn nước có thể có nhiều loại vi khuẩn đặc biệt là các loại vi khuẩn
gây bệnh, do đó phải khử trùng nước trước khi đưa nước vào phục vụ cho ăn uống
và cho sinh hoạt.
- Khử trùng bằng phương pháp hóa học: dùng Cloramin B trong đó có 20 -
25% clo hoạt tính, (pha thành dịch 1%).
Tiến hành định lượng clo cần thiết cho một nguồn nước, các nguồn nước
khác nhau có số lượng vi khuẩn khác nhau và lượng cloramin cũng khác nhau. Do
vậy trước khi khử khuẩn cho bất kỳ một nguồn nước nào người ta cũng phải làm
test clo để biết được hàm lượng hoá chất cần thiết đủ để tiệt khuẩn, biết rằng thời
gian tối thiểu để hoá chất tiếp xúc với nước là 30 phút.
Cơ chế: Khi cho clo vào nước nó tăng thế năng oxy hoá tế bào vi khuẩn theo
phản ứng sau:.
14
Cl
2
+ H
2
O -> HClO + HCl
(acide hypochloro)
HClO -> HCl + O
*
(ôxy tự do).
Mặt khác Cl nó còn tác dụng trực tiếp lên thành phần nguyên sinh chất của tế
bào vi khuẩn làm đồng hoá protein của tế bào vi khuẩn.
Để cho nước có hệ số an toàn người ta thường cho thêm 1 lượng clo dư thừa
là 0,3 - 0,5 mg/lít.
- Khử khuẩn bằng phương pháp lí học:thông thường người ta dùng các

phương pháp sau:
Nhiệt độ: đun sôi nước tới 100
0
C trong 10 phút.
Sử dụng sóng siêu âm.
Dùng đèn cực tím: đó là những đèn có phát ra các tia tử ngoại có bước sóng
λ < 280 nm.
Dùng ôzon: để oxy hoá tế bào vi khuẩn vì O
3
có khả năng oxy hoá mạnh: O
3
-> O
2
+ O
*
.
Dùng màng lọc để lọc nước: một số vi sinh vật sẽ được giữ lại khi qua màng
lọc.
- Khử khuẩn bằng phương pháp sinh học: sử dụng một số thực khuẩn thể để
tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh có trong nước.
5. Định nghĩa được ô nhiễm nước, các nguồn, các tác nhân gây ô nhiễm
môi trường nước và tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với sức
khỏe con người.
5.1. Khái niệm ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là khi thành phần của nước bị thay đổi (về lý học, hoá học,
sinh vật học, độc chất học) khác xa với trạng thái tự nhiên ban đầu của nó và nước
đó không thể phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt của con người và sinh vật.
5.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
15

Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do nhiễm mặn, nhiễm phèn, lũ lụt, Nước
mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị khu công nghiệp, kéo theo các chất
bẩn xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật. Sự ô nhiễm
này còn gọi là ô nhiễm không xác định được nguồn.
Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công
nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các phân bón
trong nông nghiệp.
5.2.1. Ô nhiễm nước do phát triển công nghiệp: một số ngành công nghiệp như hóa chất,
phân bón, khai thác chế biến khoáng sản có lượng nước thải lớn chứa nhiều yếu tố độc hại được
thải trực tiếp ra các con sông, ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước như các chất hữu cơ, chất rắn lơ
lửng, kim loại nặng, axit, kiềm, các hợp chất phenol được clo hóa Tại khu vực Hà Nội, tổng
lượng nước thải của thành phố khoảng 300.000 m
3
/ngày đêm, trong đó nước thải công nghiệp là
85.000-90.000m
3
/ngày đêm chiếm 27-30%. Nước thải chỉ được xử lý sơ bộ trong các bể tự hoại
hoặc các bể lắng cặn trong các tuyến thoát nước chung, vì vậy nồng độ chất ô nhiễm ở một số
điểm xả rất cao: BOD
5
từ 50-190mg/l, NH4
+
từ 3-25mg/l, COD từ 90-495mg/l. Thành phố Việt Trì
mỗi ngày thải thẳng vào sông Hồng gần 100.000m
3
, trong đó nước thải công nghiệp chiếm 30%.
Đáng chú ý là riêng nhà máy giấy Bãi Bằng thải ra sông Hồng 55.000m
3
/ngày đêm, trong đó có
chứa dịch đen gồm các chất thải rất nguy hiểm đối với môi sinh như lignin, sulfua hữu cơ, acid

béo, các chất hữu cơ mạch vòng có chứa clo Tại Lâm Thao, mỗi ngày thải ra sông Hồng
khoảng 50.000m
3
nước thải, chủ yếu là nước thải công nghiệp. Riêng nhà máy Super photphat
Lâm Thao, hàng năm đưa vào sông Hồng khoảng 2.000 tấn H
2
SO
4
. Tại Thành phố Hồ chí Minh,
lượng nước thải công nghiệp xả ra môi trường là 400.000 m
3
/ngày. Dự báo lượng nước thải năm
2010 sẽ tăng 1,35 lần và 1,46 lần vào năm 2020. Nhiều nghiên cứu đã cảnh báo về khả năng di
chuyển, lắng đọng và tích tụ các kim loại nặng trong các nguồn nước ven các đô thị và khu công
nghiệp.
5.2.2. Ô nhiễm nước do phát triển nông nghiệp:
Trong quá trình sản xuất, không ít nông dân còn sử dụng một số loại hóa
chất, thuốc trừ sâu, thuốc chuột, thuốc kích thích tăng trưởng của nước ngoài
nhập lậu trong đó có cả loại thuốc cấm sử dụng như Wofatox, Monitor gây ô
nhiễm môi trường sống, làm tăng các trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm do hóa chất bảo vệ thực vật để
bừa bãi, tràn lan diễn ra khá phổ biến ở các xã Bát Trang, An Thọ (An Lão), Tú
Sơn (Kiến Thụy), Hồng Phong, An Hòa (An Dương), Thiên Hương, Thủy Đường
16
(Thủy Nguyên) Tại những xã này đã có tình trạng nguồn nước ao hồ bị ô nhiễm
nặng, nếu lấy để tưới rau màu hay nuôi trồng thủy sản sẽ làm rau màu bị ô nhiễm,
giảm năng suất, thủy sản chết hàng loạt.
Qua kiểm tra bước đầu của Trung tâm quan trắc môi trường (Sở Tài nguyên
Môi trường), hơn 70% mẫu nước lấy từ các giếng khoan, giếng đào của người dân
tại Tiên Lãng, Vĩnh Bảo bị ô nhiễm bởi chất sắt, asen và dư lượng thuốc bảo vệ

thực vật. Bên cạnh đó, nguồn nước ở khu vực nông thôn còn bị ô nhiễm bởi chất
thải, phụ gia chăn nuôi Nhiều trang trại chưa chú ý công tác vệ sinh môi trường,
không có giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi.
5.2.3. Ô nhiễm nước do đô thị hóa phát triển: đô thị hóa càng phát triển,
con người càng cần phải có ý thức sử dụng nhiều nguồn nước để phục vụ cho ăn
uống, sinh hoạt và hoạt động sản xuất.
Khi mưa lũ, nước ngập tràn cuốn trôi tất cả mọi chất thải ô nhiễm trên mặt
đất như chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác súc vật, chuồng gia súc, gia cầm, côn
trùng làm cho môi trường bị ô nhiễm. Song một thực tế hiện nay số lượng nước
cũng như chất lượng nước đang bị ảnh hưởng, người ta sử dụng nguồn nước
giếng khoan là phần nhiều
5.3. Các tác nhân gây ô nhiễm nước
5.3.1. Ô nhiễm nước do tác nhân sinh học
Sinh vật có trong nước ở nhiều dạng khác nhau, bên cạnh những sinh vật có
ích thì có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người như: tả, lị,
thương hàn, viêm gan A, trứng các loại ký sinh trùng như giun, sán.
Ô nhiễm nước bởi tác nhân sinh học thường là do thải phân, rác , nước thải
sinh hoạt, bệnh viện, xác chết sinh vật. Số lượng nước thải không được xử lý sơ bộ
mà đổ trực tiếp vào các hệ thống cống rồi đổ ra các nguồn nước mặt như sông, hồ,
gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm xung quanh. Hiện nay người ta
thường dùng chỉ số Coliform để đánh giá tình trạng ô nhiễm nước về mặt vi sinh
vật.
5.3.2. Ô nhiễm nước do tác nhân hoá học
17
- Nước thải sinh hoạt có:
Các chất làm thay đổi màu sắc của nước: xà phòng các hợp chất tổng sức
các chất béo, các loại muối CL
-
,


Na
+
, K
+
.
Chất tẩy rửa tổng hợp ABS (Alkyl Benzyl Sulfonat) được sử dụng rộng rãi
trong sinh hoạt và trong công nghiệp, nó đã thay thế một lượng lớn xà phòng
khoảng 3.000.000 tấn/năm.
- Nước thải công nghiệp: hiện nay có tới 55.000 hợp chất hoá học khác nhau
được thải vào môi trường như:
Hydrocacbua thơm đa vòng, các amin thơm, các hợp chất có chứa Nitơ
đang là điều đáng lo ngại cho loài người vì hầu hết các hoá chất này đều có
khả năng gây ung thư.
Phenol có trong nước thải của các ngành công nghiệp luyện kim đen, luyện
than cốc: Hàm lượng phênon từ 28,4 - 45,1 mg/kg bùn làm cho nước có mùi đặc
biệt, hàm lượng 25 - 30 mg/l nước có thể làm chết cá.
Nước thải còn chứa các kim loại nặng như: chì , Cadimi , đồng, kẽm, thuỷ
ngân, Asen trong ngành luyện kim màu.
Các loại thuốc trừ sâu dịệt cỏ phân huỷ trong nước rất chậm từ 6 tháng đến
hai năm, riêng nhóm Clo hữu cơ như DDT thì phân huỷ ở môi trường chậm mà nó
càng ngày càng tích luỹ ở môi trường.
Các loại hoá chất diệt cỏ làm trụi lá mà Mỹ đã sử dụng ở miền Nam Việt
Nam như 2, 4, D; 2, 4, 5, T đã làm ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm gây những
tác hại không nhỏ cho thế hệ mai sau.
5.3.3. Ô nhiễm nước do tác nhân lý học
- Ô nhiễm nước do nguồn gốc tự phóng xạ:
Các mỏ khai thác quặng phóng xạ và sử dụng các nguyên tố phóng xạ với
những mục đích khác nhau như trung tâm nghiên cứu nguyên tử.
Các bệnh viện có sử dụng các nguyên tố phóng xạ trong điều trị gây ô
nhiễm nước, nước bị nhiễm xạ qua nước ăn uống và xâm nhập vào cơ thể con

người.
18
Do sử dụng phóng xạ trong nông nghiệp.
Nhiễm xạ liều cao gây chết người, chết sinh vật nhưng ở liều thấp có thể
làm chết tế bào, thay đổi cấu trúc tế bào, gây nên các bệnh ung thư.
- Ô nhiễm nhiệt: ngày càng được quan tâm bởi hàng ngày có một lượng nhiệt
thải xuống các dòng sông, làm cho nhiệt độ nước mặt càng ngày càng tăng.
5.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến sức khỏe
Thiếu nước và nước không sạch làm ốm đau hàng tỷ người và dẫn đến tử
vong hàng triệu người hàng năm trên thế giới. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế
thế giới nếu nước và điều kiện vệ sinh được cải thiện có thể làm giảm các bệnh rối
loạn đường ruột, viêm da, ỉa chảy, các bệnh ngoài da từ 40-50%.
Chất thải bỏ của con người và động vật, xác chết của các loại động vật là
nguồn truyền nhiễm mang đủ loại mầm bệnh gây bệnh đường ruột từ vi khuẩn,
virut, đơn bào và trứng giun sán.
Các công trình vệ sinh như hố xí,
hố rác, chuồng trại gia súc không
được quản lý và xử lý chất thải tốt
nhất là các vùng nông thôn ít sử
dụng hố xí hợp vệ sinh thì khả
năng mắc bệnh là rất cao. Các
hành vi phóng ưế bừa bãi đã vô
tình gieo rắc các mầm bệnh vào
trong đất và trong nước, làm mất mỹ quan công cộng, ảnh hưởng đến môi trường
tự nhiên và xã hội, làm lây lan các bệnh truyền nhiễm.:
Các bệnh về đường tiêu hoá thường gặp như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy,
viưêm gan A, bại liệt thường là do ăn uống những thực phẩm hay nước uông bị
nhiễm khuẩn có trong phân người. Bệnh truyền từ người này sang người khác và
có thể lây thành dịch, đe doạ đến tính mạng và sức khoẻ của cộng đồng, đặc biệt là trẻ
em.

19
Các bệnh giun sán như giun đũa, giun tóc, giun kim thường lây truyền do
trứng giun của người bệnh theo phân ra ngoài rồi lại vào miệng người khoẻ. Bệnh
giun móc thường lây truyền do trứng theo phân người bệnh vào đất, nước nở thành
ấu trùng rồi chui qua chân người đi chân đất vào cơ thể người khoẻ gây bệnh.
Bệnh sán các loại thường do ấu trùng từ phân người bệnh rồi vào nước, sống kí
sinh trong đất, ốc bị cá ăn và khi người ăn cá không nấu chín sẽ mắc bệnh.
Một số bệnh về mắt, ngoài da, phụ khoa được truyền từ người bệnh sang
người lành qua nước.
6. Đề xuất được các phương pháp xử lý nước thải, và các biện pháp phòng
chống ô nhiễm nguồn nước.
7. Áp dụng được những kiến thức đã học để tuyên truyền giáo dục sức khỏe
cho cộng đồng về vệ sinh môi trường nước và cách phòng chống ô nhiễm
nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Tử An (2000), Môi trường và độc chất môi trường, Đại học dược Hà
Nội.
2. Bộ môn Môi trường Độc chất (2010), Giáo trình khoa học môi trường
sinh thái. Tài liệu bác sỹ y học dự phòng, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
3. Lê Văn Mai (2001), Vi khí hậu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Đào Ngọc Phong (2000), "Bệnh học khí tượng", Bách khoa thư bệnh
học, 3 tr. 31
5. Griffin - R J; Dunwoody - S (2000). The relation of communication to
risk judgment and preventive behaviour related to lead in tap water. College of
communication, Marquette University, Milwankee, WI 53233, USA. Medline
(R) on CD 2000/11 – 2000/12.
6. Ravishankara, A. R. John S. Daniel, Robert W. Portmann(2009),
Nitrous Oxide (N2O): The Dominant Ozone-Depleting Substance Emitted in
20
the 21st Century, IACETH.

21

×