Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài 1 đại cương sức khỏe môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.52 KB, 19 trang )

Bài 1. Đại cương sức khỏe môi trường
Phan Thị Trung Ngọc
MỤC TIÊU
1. Nêu được các khái niệm môi trường, sức khỏe và sức khỏe môi trường;
2. Mô tả được những ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe và sự tác động
trở lại môi trường của con người;
3. Liệt kê được thực trạng môi trường và Sức khỏe môi trường;
4. Nêu được các qui chuẩn quốc gia và một số luật về môi trường.
5. Trình bày được các nguyên tắc cơ bản của phòng chống ô nhiễm môi
trường.
NỘI DUNG
1. Khái niệm sức khỏe môi trường
1.1. Khái niệm về sức khỏe
Năm 1948, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra định nghĩa đầy đủ về sức
khỏe là: "Sức khỏe là trạng thái lành mạnh về thể chất, thoải mái về tinh thần
và đầy đủ về phúc lợi xã hội, chứ không phải đơn thuần sức khỏe chỉ là không
bệnh - tật" và lấy ngày 07 tháng 04 hàng năm là ngày sức khỏe thế giới. Đây là
một định nghĩa về sức khỏe được cộng đồng các nước chấp nhận và trích dẫn
nhiều nhất.
Như vậy, sức khoẻ là sự phối hợp hài hoà cả ba thành phần: thể lực, tinh
thần và xã hội. Ba thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua
lại với nhau, hợp thành sức khoẻ con người, người không có bệnh tật chưa đủ
để nói là khỏe mạnh.
1.2. Khái niệm về môi trường
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội bao quanh
bên ngoài của một hệ thống nào đó, môi trường tác động lên hệ thống này và
xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập
1
hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một
hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó. Một định
nghĩa tương đối rõ ràng hơn: Môi trường là tất cả những điều kiện tự nhiên và


xã hội, luôn có sự liên quan mật thiết và tác động lẫn nhau với các sinh vật
đang sống. Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất,
điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng
bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
Khi xem xét từ khía cạnh con người thì môi trường là tập hợp tất cả các
yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người
và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ
ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Đối với lĩnh vực sức khỏe con
người, môi trường là tất cả mọi thứ tồn tại bên ngoài cơ thể con người, môi
trường có thể được phân chia thành môi trường vật lý, môi trường hóa học, môi
trường xã hội, môi trường văn hóa… và chúng có thể tác động, ảnh hưởng đến
tình trạng sức khỏe của con người
Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh vật, gồm cả hai mặt
lợi và hại, con người sống trong môi trường bao gồm rất nhiều yếu tố, họ sử
dụng các yếu tố môi trường nhằm mang lại lợi ích cho sự sống của mình; đồng
thời cũng tạo ra rất nhiều tác động ảnh hưởng lên môi trường sống. Vì thế, mối
quan hệ giữa sự sống con người và môi trường luôn tồn tại và tác động lẫn
nhau. Nhằm nâng cao sự hiểu biết của các cộng đồng về vai trò then chốt tác
động làm thay đổi hành vi hướng tới các vấn đề môi trường, tập trung sự chú ý
trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan
tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường; ủng hộ mối cộng tác để đảm bảo
rằng, tất cả các quốc gia và các dân tộc được hưởng một tương lai an toàn và
thịnh vượng hơn, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn ngày 5
tháng 6 từ năm 1972 là ngày "Môi trường Thế giới" và giao cho chương trình
môi trường (UNEP) của Liên Hợp Quốc có trụ sở tại Nairobi, Kenya, tổ chức
kỷ niệm sự kiện này. Hằng năm, vào ngày này lễ kỷ niệm trọng thể được tổ
chức tại hơn 100 nước trên thế giới.
2
1.3. Khái niệm về sức khỏe môi trường
Có nhiều khái niệm về sức khỏe môi trường, đến nay nhiều tác giả đã

thống nhất và đưa ra khái niệm về sức khỏe môi trường như sau: "Sức khỏe
môi trường là tạo ra và duy trì một môi trường trong lành, bền vững để nâng
cao sức khỏe cho cộng đồng".
Ba yếu tố “di truyền, môi trường và lối sống” quyết định sức khoẻ của
con người, trong đó, môi trường và lối sống liên quan mật thiết với sức khỏe và
chúng có mối quan hệ, tương tác lẫn nhau. Lối sống lành mạnh có tác động tích
cực đến sức khỏe như: sinh hoạt điều độ, ăn uống hợp lý, đầy đủ chất theo chế
độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn, duy trì nếp sống lành mạnh (ví dụ như: không
dùng quá nhiều rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích, khám kiểm tra sức
khỏe định kỳ, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể thao…) đều có
tác dụng tốt đối với việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Hiện nay việc tác động
trực tiếp lên yếu tố di truyền của con người, để bảo vệ nâng cao sức khoẻ còn
hạn chế. Nhưng chúng ta có thể chủ động tác động lên môi trường (phòng,
chống ô nhiễm môi trường, chăm sóc môi trường cơ bản) xây dựng một lối
sống lành mạnh, khoa học.
1.4. Phân loại môi trường
Có nhiều cách phân loại, cách phân loại tổng quát thường được sử dụng
nhất là chia thành hai loại chính, đó là: môi trường tự nhiên và môi trường kinh
tế xã hội.
1.4.1. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là những yếu tố tự nhiên bao gồm: đất, nước, không
khí, cây cỏ, tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố liên quan đảm bảo cho con
người có khả năng tồn tại và phát triển.
- Đất (địa quyển hay thạch quyển): chiếm diện tích gần 28% tổng diện
tích bề mặt trái đất, đất có tính chất ổn định, vỏ Trái đất nơi dầy nhất
60 - 80km (tính từ bề mặt đếm tâm trái đất), nơi mỏng nhất có độ
dày 2 - 8km (thường là các đáy biển, đại dương).
3
- Nước (thủy quyển): chiếm gần 3/4 diện tích bề mặt trái đất, nước là môi
trường không ổn định, thường xuyên chuyển động, rất quan trọng

trong đời sống con người.
- Không khí (khí quyển): là toàn bộ môi trường không khí bao quanh trái
đất, có ảnh hưởng đến khí hậu, thời tiết. Không khí có tính chất
không ổn định, dễ biến đổi - luân chuyển, vì thế khi có dịch bệnh dễ
lan rộng.
* Người ta đưa ra chương trình giám sát bắt buộc đối với môi trường
nước và môi trường không khí do nó có tính không ổn định, dễ biến đổi; còn
đối với môi trường đất có tính chất ổn định nên không cần giám sát bắt buộc.
- Sinh quyển: là một phần của trái đất, bao gồm tầng trên của thạch quyển
(có thể sâu tới 11km), toàn bộ thủy quyển, tầng đối lưu, tầng bình
lưu của khí quyển, nơi các điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sống
phát triển. Sinh quyển thường được hiểu gắn liền với trái đất, bao
gồm các loài động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm từ sinh vật đơn
bào nguyên thủy đến đa bào tiến hóa cao.
- Tài nguyên - khoáng sản: là tất cả các loại vật chất tồn tại trên trái đất có
tính hữu dụng nhằm mang lại lợi ích cho con người và sinh vật sống,
ví dụ như: rừng, cây cỏ, các quặng mỏ, thủy - hải sản Con người
thường xuyên khai thác những tài nguyên - khoáng sản này phục vụ
cho cuộc sống. Trong số các tài nguyên khoáng sản hiện hữu, có
những loại tài nguyên khoáng sản không có khả năng hồi phục (như:
các khoáng sản, quặng mỏ kim loại, mỏ dầu, mỏ than ), một số tài
nguyên khoáng sản khác có thể được tái sinh (như: rừng, cây trồng,
thủy hải sản ).
- Hệ sinh thái: là tập hợp của cộng đồng các sinh vật sống với môi trường
mà chúng tồn tại (ví dụ như: hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng
ngập mặn ).
4
- Ánh sáng mặt trời, mưa, gió, bão lụt, động đất, núi lửa, băng tuyết
cũng thuộc về môi trường tự nhiên, các hiện tượng này luôn có sự
biến đổi không mang tính chất ổn định.

1.4.2. Môi trường kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế xã hội là những điều kiện kinh tế xã hội nhất định giúp
con người tồn tại và phát triển cũng như những mối quan hệ ràng buộc và tác
động tương hỗ của những điều kiện đó đối với con người.
Để đảm bảo cuộc sống, con người lao động sản xuất tạo ra những sản
phẩm nhằm đáp ứng cho những nhu cầu - thị hiếu thiết yếu cho bản thân và cho
xã hội. Trong suốt quá trình sống, con người luôn gắn bó - liên quan mật thiết
với môi trường, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Con người luôn sử dụng môi
trường để tồn tại và phát triển, đồng thời môi trường cũng luôn luôn bị con
người tác động và làm biến đổi nó.
Ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của nền kinh tế - khoa học kỹ thuật, sự
tác động qua lại giữa con người với môi trường kinh tế xã hội và môi trường tự
nhiên cũng có nhiều chuyển biến cả về mặt lợi và mặt hại.
2. Lịch sử phát triển môi trường
Khi con người mới bắt đầu xuất hiện trên trái đất, tuổi thọ trung bình tối
đa của họ trong thời điểm đó chỉ ở khoảng 30 – 40 tuổi, đời sống và môi trường
khắc nghiệt, để có thể tồn tại và duy trì sự sống những con người lịch sử đầu
tiên phải luôn đối mặt với các vấn đề sau:
- Phải không ngừng tìm kiếm thức ăn, nước uống… tuy nhiên cũng phải
đối mặt với các thực phẩm chứa các độc tố trong tự nhiên (bản thân
các động vật, thực vật có chứa độc tố), hoặc thực phẩm ôi thiu…
- Các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng lây truyền từ người này sang
người khác hoặc từ động vật sang người (nhất là lây truyền từ thực
phẩm, nước uống và các vectơ truyền bệnh như các loài côn trùng
do tập quán ăn sống, uống nước lã…).
- Chấn thương do té ngã, do động vật tấn công hay bỏng do lửa…
5
- Ngoài ra, các yếu tố thiên nhiên như nhiệt độ, mưa, tuyết, các thiên tai
thảm họa hoặc các điều kiện khắc nghiệt khác cũng ảnh hưởng rất
lớn đến khả năng sinh tồn của con người.

Những mối nguy hại đối với sức khỏe đó luôn xảy ra trong môi trường tự
nhiên được xem như là “các mối nguy hại truyền thống” và nó vẫn khá phổ
biến trong các vấn đề sức khỏe môi trường sau này. Thời nay, khi con người
đang tích cực để kiếm soát “các mối nguy hại truyền thống” thì tại hầu hết các
nơi trên thế giới lại phải đối mặt với “các mối nguy hại hiện đại”, đó là do sự
phát triển về kỹ thuật và công nghiệp đã tác động gây ra sự biến đổi lớn về môi
trường và trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe con người.
2.1. Sự phát triển kinh tế công nghiệp và sức khỏe môi trường
Trong khi người ta đã biết rất rõ về tác nhân sinh học và các chất độc hại
hóa học, vật lý xuất hiện một cách tự nhiên đã tồn tại trong suốt lịch sử phát
triển của loài người, cũng đã có lịch sử phát triển lâu dài về sự ô nhiễm môi
trường do các hoạt động của con người. Tuy nhiên, khi cuộc cách mạng công
nghiệp xuất hiện mới tạo ra một điểm thay đổi lớn trong mối tương tác giữa
hoạt động kinh tế của con người với môi trường. Ô nhiễm công nghiệp lần đầu
tiên được xác định một cách rõ ràng và nghiêm trọng là vào những năm đầu thế
kỷ XIX tại Vương quốc Anh – nơi khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp,
một cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến lúc bấy giờ đã gây
ra ô nhiễm không khí cả một vùng rộng lớn.
2.2. Cuộc khủng hoảng môi trường lần thứ nhất
Làn sóng thứ nhất về mối quan tâm môi trường rộng lớn xuất hiện ở Châu
Âu vào thế kỷ XIX để phản ứng lại với những vấn đề y tế công cộng nghiêm
trọng liên quan tới thực phẩm kém chất lượng và việc nhiễm bẩn nguồn nước,
với mối đe dọa cơ bản là các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, chấn thương gây
tàn tật và tử vong ở các cơ sở làm việc.
Năm 1948, Quốc hội Anh đã thông qua đạo luật y tế công cộng đầu tiên,
đây là một sự kiện quan trọng ở thời điểm giữa của trào lưu cải cách và đã tiếp
6
cận được tới tất cả các cơ sở ở khu vực đô thị. Tuy nhiên ô nhiễm công nghiệp
gần như là bị bỏ qua mà chỉ chú ý tới nước sạch và các yếu tố bệnh truyền
nhiễm liên quan tới sức khỏe con người chứ chưa đề cập đến ô nhiễm hóa học.

Ngay trước và trong chiến tranh thế giới thứ hai, những tiến bộ quan trọng
trong kỹ thuật và trong ngành hóa học đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt của ngành
công nghiệp hóa học. Cao su tổng hợp, các hợp chất dung môi, chất dẻo, thuốc
trừ sâu đã trở nên sẵn có, hiệu quả hơn và giá thành rẻ hơn; tuy nhiên đây là
những chất tổng hợp khó phân hủy và tồn lưu trong môi trường rất lâu. Trong
những năm sau chiến tranh, việc sản xuất càng được mở rộng ồ ạt cùng với nạn
ô nhiễm công nghiệp tăng mạnh đã dẫn tới sự phản đối kịch liệt của công
chúng ở nhiều nước vào những năm 1960 và những năm 1970.
2.3. Làn sóng quan tâm tới môi trường lần thứ hai
Làn sóng thứ hai về mối quan tâm của công chúng đối với môi trường bắt
đầu từ giữa thế kỷ XX, chủ yếu là hai trào lưu lớn xuất hiện cùng với nhau và
được gọi là trào lưu môi trường và trào lưu sinh thái học.
- Trào lưu thứ nhất: khởi nguồn từ thế kỷ XIX, việc bảo tồn các tài
nguyên thiên nhiên và các cơ sở đặc biệt có tầm quan trọng về mặt
tự nhiên hoặc lịch sử được xem là những ưu tiên quan trọng. Nhưng
mãi đến giữa thế kỷ XX mới đạt được thành tựu chính là việc công
nhận các khu vực nhất định bao gồm: các công viên, các khu động
vật hoang dã và các khu đất được bảo tồn ở nhiều nước khác nhau.
- Trào lưu thứ hai: chú trọng vào các chất độc hại có thể gây nguy hại đối
với sức khỏe con người và phá hủy môi trường. Hội nghị của Liên
Hiệp Quốc về “môi trường của con người” năm 1972 đã thuyết phục
chính phủ nhiều quốc gia đưa ra luật pháp nhằm kiềm chế ô nhiễm
công nghiệp, chủ yếu là thông qua việc yêu cầu các công ty hạn chế
thải khí thải và nước thải ô nhiễm.
7
2.4. Làn sóng quan tâm tới môi trường lần thứ ba
Trpng những năm 1980 và những năm 1990 tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao
kết hợp với sự tăng lên đáng kể về dân số thế giới. Từ năm 1987, việc xuất bản
bản báo cáo chuyên đề “Tuơng lai chung của chúng ta” (Our common future –
WCED, 1987) thì việc lập kế hoạch môi trường và phát triển kinh tế đã được

định hướng theo kiểu “phát triển bền vững”. Mức độ sản xuất và họat động
được thực hiện trong một thế hệ mà không làm phương hại đến tính toàn vẹn
của môi trường hoặc không làm suy thoái các nguồn tài nguyên để hỗ trợ cho
các thế hệ mai sau.
3. Sự ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe
3.1. Môi trường ảnh hưởng tốt lên sức khỏe con người
Môi trường là điều kiện tối cần thiết để duy trì sự sống của con người, con
người cần có không khí để hít thở, không khí cung cấp oxy để sử dụng cho các
quá trình hoạt động chuyển hóa và trao đổi các chất trong cơ thể; con người cần
có đất để ở, để chăn nuôi, trồng trọt, canh tác Môi trường tạo ra lương thực
thực phẩm và các nguồn nguyên vật liệu cần thiết cho sự sống; con người cũng
cần có nước để uống và sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Trong cuộc sống
của bất kỳ sinh vật nào trên trái đất này thì: môi trường đất, nước, không khí,
lương thực thực phẩm là những nhu cầu tối thiểu bắt buộc phải có thì sự sống
mới có thể tồn tại được.
Ngoài ra, môi trường còn cung cấp các nhu cầu thiết yếu, đáp ứng những
thị hiếu cho cuộc sống con người: từ môi trường tự nhiên đến môi trường xã
hội cung cấp các nguồn tài nguyên, nguyên vật liệu, tạo ra các sản phẩm (đồ
trang sức, y phục ) làm thoải mái về mặt tinh thần
Một số yếu tố môi trường cũng giúp con người chống lại các bệnh tật.
3.1.1. Lợi ích của môi trường không khí
Cung cấp oxy cho con người hô hấp, tiếp nhận khí thải CO
2
từ con người
thở ra môi trường, nhằm duy trì sự sống cho con người.
8
3.1.2. Lợi ích của môi trường nước
Con người rất cần có nước để uống để sinh hoạt hằng ngày, để trồng trọt,
để chăn nuôi Bên cạnh đó, con người còn sử dụng sức nước (từ các dòng
thác ) để biến nó thành các nguồn điện phục vụ cho nhu cầu của họ (như nhà

máy thủy điện Trị An, nhà máy thủy điện Hòa Bình ).
3.1.3. Lợi ích của môi trường đất
Đất thỏa mãn nhu cầu con người về nơi ở (nhà cửa) và trồng trọt nhằm
tạo ra lương thực thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống.
3.1.4. Lợi ích của tài nguyên – khoáng sản
Cung cấp cho con người nhiên liệu than đá - dầu mỏ - khí đốt, khoáng
chất hợp kim (sắt thép, chì, đồng, vàng bạc, đá quí, bạch kim ), cây lấy gỗ, cây
làm thuốc, lương thực thực phẩm
3.1.5. Ánh sáng mặt trời
Cung cấp ánh sáng cần thiết cho sự sống, con người sử dụng năng lượng
mặt trời chuyển thành nhiệt điện (từ các nhà máy nhiệt điện, hay các máy móc
vận hành bằng năng lượng mặt trời).
3.1.6. Gió
Giúp cho sự luân chuyển, thông thoáng không khí, con người lợi dụng sức
gió: thuyền buồm, cối xay gió
3.1.7. Mưa
Mưa là sự tuần hoàn của dòng nước, cung cấp lượng nước sạch cho con
người và cây trồng, làm cho không khí trở nên trong lành hơn.
3.1.8. Bão lụt
Sau khi những cơn bão lụt đi qua thường để lại lớp phù sa rất mầu mỡ
hữu ích cho trồng trọt.
9
3.1.9. Núi lửa
Khi núi lửa hoạt động, sau những cơn phun trào, các dòng nham thạch
nguội đi trở nên một vùng đất mầu mỡ phì nhiêu cho trồng trọt.
3.1.10. Trong sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu dinh
dưỡng của con người, cung cấp các nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản
xuất công nghiệp, các nguồn thuốc phục vụ cho nhu cầu sức khỏe.
Ngoài ra, trong sản xuất, nếu năng suất canh tác tốt, tạo ra được nhiều sản

phẩm, thu hoạch được nhiều nguồn lợi nhuận thì con người sẽ cảm thấy thoải
mái - vui sướng - hưng phấn… giúp ích rất nhiều cho đời sống tinh thần của
con người.
3.1.11. Trong sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu
trong cuộc sống con người (nhu cầu lương thực thực phẩm, nhu cầu sinh hoạt,
nhu cầu đi lại, nhu cầu về tinh thần, nhu cầu về sức khỏe, nhu cầu về tri
thức ). Con người càng phát triển, sản xuất công nghiệp càng hiện đại  nâng
cao sự phát triển tri thức của con người. Sự tương tác logic này luôn thúc đẩy
lẫn nhau, tuy nhiên bên cạnh những ảnh hưởng có lợi cũng luôn tồn tại nhiều
bất lợi trong môi trường sản xuất công nghiệp hiện nay.
3.1.12. Môi trường kinh tế
Nếu môi trường kinh tế thỏa mãn được nhu cầu của con người thì cũng
tác động tốt lên sức khỏe của họ. Mở rộng quan hệ quốc tế thu hút đầu tư nước
ngoài mang lại lợi ích về tài chính cho đất nước và người lao động.
3.1.13. Các yếu tố xã hội
Trong sinh hoạt xã hội, khi mối quan hệ giữa người và người tốt, quan hệ
giữa con người và sự việc… được thuận lợi  sẽ giúp cho con người phấn
chấn - vui sướng - hạnh phúc  tác động tốt lên sức khỏe (cả về thể chất và
tinh thần).
10
3.2. Ảnh hưởng bất lợi của môi trường lên sức khỏe con người
Trong thời kỳ sơ khai, môi trường tự nhiên luôn giữ được trạng thái cân
bằng sinh học trong hàng tỷ năm, đôi khi có thể xảy ra những trường hợp môi
trường bị xáo trộn do thiên tai (như: động đất, núi lửa phun trào, bão lụt ) thì
sau một khoảng thời gian tự khắc phục môi trường thiên nhiên có thể phục hồi
trở lại trạng thái cân bằng ban đầu. Tuy nhiên, khoảng hai triệu năm trở lại đây,
từ khi xuất hiện loài người, và với tốc độ dân số ngày càng gia tăng theo cấp số
nhân, nhu cầu trong cuộc sống ngày càng cao hơn nên môi trường tự nhiên
đã không thể đáp ứng một cách thỏa mãn các nhu cầu của con người và bản

thân môi trường cũng không còn đủ khả năng tự cải thiện trở về trạng thái cân
bằng ban đầu nữa, dẫn đến tình trạng môi trường tự nhiên bị xáo trộn sâu sắc
trên một diện tích rộng lớn, có thể nói ngày nay hầu như khắp nơi trên thế giới
đều có dấu chân con người đặt tới và họ đã làm biến đổi bộ mặt của quả địa cầu
qua hai nguyên nhân sâu sắc chính: sự gia tăng dân số nhanh và sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật. Để đấu tranh sinh tồn và phát triển, bằng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật loài người đã ra sức khai thác triệt để làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên khoáng sản thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường thiên nhiên trầm
trọng dẫn đến sức khỏe con người cũng bị tác động nghiêm trọng.
3.2.1. Ảnh hưởng bất lợi của môi trường không khí
Hiện nay, không khí không còn được trong lành ngày càng bị ô nhiễm,
chứa nhiều khí độc hại (khí SO
2
, CO, CO
2
, NO, NO
2
, Methane ), hơi, bụi khói
và độc chất (Chì, Thủy ngân, Amiant, Silic, Mangan ) rất độc cho quá trình hô
hấp. Không khí còn là trung gian truyền bệnh của nhiều tác nhân sinh học gây
bệnh (như: các virút cúm, vi trùng lao, các dị ứng nguyên ).
3.2.2. Ảnh hưởng bất lợi của môi Trường Nước
Môi trường nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng cả nước mặt và nước
ngầm bởi các chất hóa học từ phân bón - thuốc trừ sâu, chất thải sinh hoạt, chất
thải công nghiệp dẫn đến tình trạng con người thiếu nước sạch trong sinh
hoạt, sử dụng nguồn nước ô nhiễm gây nguy hại cho sức khỏe (các bệnh nhiễm
trùng da, ngộ độc hóa chất…, theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới:
11
80% các trường hợp nhiễm bệnh ở các nước đang phát triển có liên quan đến
việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm). Ngoài ra, do khí SO

2
tích tụ nhiều trong
không khí kết hợp với hơi nước tạo nên những trận mưa acid, đồng thời bụi và
các hóa chất độc hại khác cũng làm cho nước mưa không còn tinh khiết. Ngày
nay, nước ở các dòng sông rất bẩn chứa vô số hóa chất độc hại, mầm bệnh
(dịch tả, thương hàn, lỵ ) không thể cung cấp nước sinh hoạt trực tiếp cho con
người được nữa nếu không qua xử lý làm sạch.
3.2.3. Ảnh hưởng bất lợi của môi Trường Đất
Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, nhiễm các hóa chất, hay trở nên khô cằn,
thoái hóa, xói mòn, kém mầu mỡ ảnh hưởng xấu cho quá trình trồng trọt, đồng
thời do dân số tăng quá mức đất dần dần sẽ không còn đủ để thỏa mãn nhu cầu
về canh tác và về nhà ở. Ngoài ra đất còn là môi trường chứa các vi sinh vật
gây bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người (như: các bệnh giun sán,
uốn ván, leptospira ).
3.2.4. Tài nguyên - khoáng sản
Con người khai thác rừng lấy gỗ, đốt rừng làm rẫy, lấy đất làm nhà ở dẫn
đến diện tích rừng ngày càng thu hẹp, thực vật càng thưa thớt, nhiều loài động
vật tiến dần đến nguy cơ tiệt chủng. Hậu quả: gây mất cân bằng sinh thái giữa
khí O
2
và CO
2
trong không khí, thiếu cây xanh hấp thụ khí thải CO
2
tích tụ
trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính và trái đất sẽ nóng lên. Đồng thời con
người cũng mất đi lá chắn của rừng nên bị ảnh hưởng thiên tai gió bão lũ lụt
càng dữ dội hơn. Các quặng mỏ cung cấp nguồn nguyên nhiên vật liệu dồi dào,
nhưng cũng rất nguy hại cho sức khỏe của những người khai thác nhất là khi họ
không được bảo hộ về an toàn lao động (vd: khai thác than đá, dầu khí, vàng,

chì, thủy ngân ) cùng với sự tranh giành lợi ích cũng có thể ảnh hưởng đến
tính mạng con người. Và khoa học ngày càng tiến bộ cùng với tham vọng của
con người thì các khoáng sản thiên nhiên sẽ nhanh chóng bị khai thác cạn kiệt
hết, thiên nhiên không thể đáp ứng được nữa cho nhu cầu của các thế hệ sau.
Nguồn thủy hải sản cũng đang cạn kiệt dần, một số loài không còn tồn tại, số
còn lại không còn đủ khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng cho con người, vì
12
con người đã đánh bắt một cách bừa bãi chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại
mà không nghĩ về tương lai.
3.2.5. Năng lượng ánh sáng mặt trời
Do tác động của các hóa chất (CFC: chlorofluorocacbon ) trong công
nghiệp hiện đại làm cho tầng ozôn trong khí quyển mỏng dần và có nguy cơ bị
thủng, làm cho trái đất bị mất đi lá chắn các tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời
(gây ung thư da, mù mắt ). Mỗi ngày mặt trời chiếu ánh sáng xuống quả đất
bằng các bước sóng ngắn xuyên qua môi trường không khí trong suốt được mặt
đất hấp thụ, rồi bức xạ trở lại ra ngoài không gian với nhiệt độ bức xạ thấp và
truyền đi phần lớn bằng bức sóng dài. Sự hiện diện của khí CO
2
ngày càng tăng
trong bầu khí quyển cho phép bước sóng ngắn của ánh sáng mặt trời đi qua
nhưng lại hấp thụ năng lượng bức xạ của bước sóng dài (giống như hiện tượng
ánh nắng chiếu vào nhà kính) ngăn cản sự tỏa nhiệt làm cho mặt đất ngày càng
nóng lên. Nhiệt độ trái đất ngày càng tăng lên, thuận lợi cho sự phát triển của
các mầm bệnh và côn trùng sâu bệnh phá hoại mùa màng, trong khi đó khả
năng đề kháng của con người lại giảm dần đi, vì thế sức khỏe càng bị đe dọa.
3.2.6. Gió, mưa, bão, lũ lụt, hạn hán
Chúng ta thấy rằng ngày nay trên thế giới thiên tai lũ lụt ngày càng nhiều
và càng ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe con người (về nhà cửa, của cải vật
chất, bệnh tật, tinh thần và cả tính mạng). Do khai thác đá núi, rừng cây làm
mất đi những tấm chắn tự nhiên, vì thế mà gió mưa bão lụt xảy ra bất thường

và hoành hành dữ dội hơn. Sự gia tăng nhiệt độ quả đất sẽ dẫn đến những cơn
đại hồng thủy bởi sự tan ra của các tảng băng khổng lồ vùng địa cực trong
tương lai và mực nước biển sẽ dâng lên (có thể tăng từ 1 - 3cm mỗi năm, bởi
băng tan và nhiệt độ tăng làm giãn nở thể tích nước biển) cùng với lũ lụt gây ra
rất nhiều thảm họa cho con người. Môi trường bị thay đổi cũng tác động đến
lượng mưa và hạn hán trong năm, có những vùng lượng mưa trở nên quá nhiều
gây ngập úng lũ lụt, một số nơi khác lại hạn hán quanh năm gây trở ngại cho
sản xuất và sinh hoạt thậm chí dẫn đến nghèo đói, bệnh tật
13
3.2.7. Động đất - núi lửa
Những trận động đất - núi lửa đã nhấn chìm và thiêu trụi nhiều khu vực
dân cư, nhiều thành phố , gây thiệt hại biết bao sinh mạng con người, nhà cửa,
vật chất Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học người ta có thể tiên đoán được
trước khi nó xảy ra, vì thế có thể giảm bớt phần nào thiệt hại do chúng gây ra.
3.2.8. Trong sản xuất nông nghiệp
Để phòng chống dịch bệnh, côn trùng phá hoại, và đạt năng suất lợi nhuận
cao những người nông dân đã phải sử dụng - tiếp xúc với nhiều hóa chất phân
bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất, tạo ra một môi trường rất có hại cho sức
khỏe. (như: mắc các bệnh về da, đường hô hấp, ngộ độc ). Các tai nạn lao
động cũng thường xảy ra trong quá trình sản xuất, làm ảnh hưởng đến sức khỏe
gây tổn thương hay bị thương tật, tàn phế. (ví dụ như: hạt lúa văng vào làm tổn
thương mắt, các công cụ lao động làm tổn thương tay chân đôi khi dẫn đến tàn
tật ). Ngoài ra, ở những người phụ nữ làm nghề nông cũng thường gặp một số
bệnh như: bệnh phụ khoa (do ngâm mình cày cấy thường xuyên dưới nước bùn
- môi trường lao động bẩn), đau lưng, còng lưng, thoái hoá cột sống (do tư
thế). Bên cạnh đó, nếu thất bại trong sản xuất, thu hoạch kém dẫn đến tình
trạng thiếu lương thực thực phẩm, họ buồn rầu và lo lắng, nghèo đói, bi quan
trong cuộc sống ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ (cả về thể chất lẫn tinh
thần).
3.2.9. Trong sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp ra sức khai thác - sử dụng, làm cạn kiệt dần các
nguồn khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên. (Khai thác rừng lấy gỗ, làm cạn kiệt
diện tích rừng, đất đá bị xói mòn, mưa bão - thiên tai - lũ lụt ngày càng nhiều,
gây thiệt hại lớn về người, vật chất, dịch bệnh tràn lan, ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe con người). Trong sản xuất công nghiệp tạo ra rất nhiều bụi khói, hơi -
khí độc, tiếng ồn, nhiệt độ cao, áp suất làm ô nhiễm môi trường không khí,
ảnh hưởng trầm trọng lên sức khỏe con người: gây ra các trường hợp dị ứng da
- đường hô hấp, bệnh bụi phổi - ung thư phổi, tổn thương mắt, điếc nghề
nghiệp, gây hiệu ứng nhà kính, làm nóng bầu khí quyển… Các chất thải, nước
14
thải độc hại trong sản xuất công nghiệp của gây ô nhiễm môi trường đất và
nước ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe con người và sinh vật.
3.2.10. Tác hại sinh học trong môi trường kinh tế xã hội
Một số người lao động là đối tượng của các tác hại sinh học đặc biệt, do
tính chất công việc bắt buộc họ phải tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường
có chứa nhiều vi sinh vật độc hại. Ngoài ra, các chất thải trực tiếp chứa các
nguồn vi sinh vật gây bệnh không qua xử lý tiệt trùng cũng rất nguy hại cho
sức khỏe cộng đồng.
3.2.11. Ảnh hưởng bất lợi của môi trường kinh tế
Khi kinh tế nghèo, không đủ ăn, không có vốn sản xuất, mùa màng thất
thu, thất nghiệp, nạn nghèo đói thì con người không thể có sức khỏe. Ngày
nay, nền kinh tế vùng thành thị phát triển mạnh, chênh lệch nhiều so với nông
thôn, nên thu hút người dân ở nông thôn tập trung về thành thị để lao động
kiếm sống, họ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công việc và trong sinh hoạt
(như: vấn đề nhà ở, tìm kiếm việc làm, nạn thất nghiệp, mối quan hệ với những
người xung quanh ).
3.2.12. Ảnh hưởng bất lợi của các yếu tố xã hội
Do dưới tải hay quá tải công việc, lo sợ mất việc, lo lắng về môi trường
lao động không an toàn, bất đồng trong quan hệ công việc, đồng nghiệp, gia
đình… tác động lên con người có thể dẫn đến stress, gây mất ngủ, đau ngực,

đau đầu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tình dục, bệnh tâm thần, viêm loét dạ dày -
xuất huyết tiêu hóa, bệnh tim mạch
4. Tác động của con người lên môi trường
4.1. Những tác động tốt của con người lên môi trường
Bảo vệ môi trường, xử lý tốt rác thải, nước thải và khí thải; trồng cây khôi
phục rừng, bảo tồn thiên nhiên, tái tạo những cảnh quan môi trường cân bằng
sinh thái, tạo môi trường xanh sạch đẹp, Tuy nhiên, hành động bảo vệ và tái
tạo môi trường xanh sạch đẹp chỉ là góp một phần nhỏ bé, không đủ để giữ cân
bằng sinh thái trên trái đất này; Trong khi đó, cuộc sống hàng ngày của con
15
người đã gây ô nhiễm tàn phá và hủy diệt môi trường diễn ra liên tục rộng khắp
và ngày càng gia tăng trên toàn cầu.
4.2. Những tác động xấu của con người lên môi trường
Dân số ngày càng gia tăng: nhu cầu về không khí để thở, đất để ở, nước
sử dụng, lương thực thực phẩm, nhu cầu thị hiếu của con người cũng gia tăng
theo; trong khi đó kích thước trái đất thì không thay đổi, tài nguyên thiên nhiên
chẳng những không tăng mà còn cạn kiệt dần. Con người càng ra sức khai thác
tài nguyên, khai khẩn đất đai, chặt phá đốt rừng để nhằm thỏa mãn nhu cầu
trong sự sống của mình, dẫn đến hậu quả: môi trường sống ngày càng trở nên
mất cân bằng sinh thái. Sự gia tăng của dân số cũng làm cho môi trường ngày
càng bị ô nhiễm, từ đó bệnh tật cũng gia tăng theo, và mầm bệnh càng dễ dàng
phát triển, sinh sôi nẩy nở và lan truyền trong môi trường sống.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ đã tạo ra nhiều nhà máy xí
nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, các lò phản ứng hạt nhân sản sinh
nhiều chất độc hại, nhiều khí thải, chất thải làm cho môi trường bị ô nhiễm
trầm trọng.
5. Một số bệnh phổ biến liên quan đến môi trường
5.1. Bệnh sâu răng
Các nhà dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh được mối liên quan giữa
bệnh sâu răng và sự thiếu Fluor trong đất và nước; người ta thấy rằng: ở những

nơi có hàm lượng Fluor trong đất và nước cao thì tỷ lệ mắc bệnh sâu răng
thường thấp. Để phòng bệnh sâu răng do thiếu Fluor, người ta bổ sung thêm
Fluor vào nguồn nước sử dụng với mức độ vừa đủ.
5.2. Bệnh bướu cổ địa phương
Khi tiến hành so sánh tỉ lệ bệnh bướu cổ giữa hai khu vực miền núi và
vùng ven biển, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng: có sự khác biệt đáng kể
về tỉ lệ mắc bệnh bướu cổ ở hai khu vực này. Và khi đi sâu làm nhiều nghiên
cứu hơn người ta đã đưa ra kết luận rằng: những nơi có hàm lượng Iốt trong
đất, trong nước và trong thực phẩm cao thì có tỉ lệ mắc bệnh bướu cổ thấp; vì
16
thế bệnh còn được gọi là bệnh bướu cổ địa phương. Để phòng chống bệnh
bướu cổ địa phương người ta khuyên nên ăn nhiều thực phẩm biển hay sử dụng
các gia vị có bổ sung Iốt (muối Iốt, nước chấm có Iốt ).
5.3. Bệnh truyền nhiễm
Môi trường càng ô nhiễm thì mầm bệnh càng phát triển và càng dễ lây
lan. Vì thế, ở những nước nghèo kém phát triển, những nơi ô nhiễm, thiếu
nguồn nước sạch trong sinh hoạt thì tỷ lệ bệnh truyền nhiễm, bệnh giun sán,
bệnh đường tiêu hóa cũng xảy ra ở tần suất cao. Để phòng chống các bệnh
truyền nhiễm phát triển và lây lan, chúng ta nên luôn giữ gìn vệ sinh môi
trường sạch sẽ, tiêu diệt các nguồn trung gian truyền bệnh, và diệt nguồn bệnh
không cho chúng phát triển, lây lan.
5.4. Bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn xảy ra trong mùa đặc biệt hoặc khi thời tiết thay đổi,
thường gặp trong những vùng không khí bị ô nhiễm chứa nhiều dị ứng nguyên
kết hợp với sự tù hãm của không khí làm cho người bệnh càng dễ hít phải dị
ứng nguyên và dẫn đến xuất hiện cơn hen suyễn. Để phòng hen suyễn chúng ta
phải luôn tạo môi trường sống trong sạch, không khí trong lành thông thoáng,
giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, tránh tiếp xúc với các dị ứng nguyên.
6. Các qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về luật môi trường
Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ cho con người, bảo vệ tài nguyên

thiên nhiên - làm cho đất nước phát triển bền vững. Chính vì vậy, việc nắm bắt
những tiêu chuẩn môi trường rất quan trọng, đây là những chuẩn mực, giới hạn
cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để bảo vệ môi trường. Hệ thống tiêu
chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ
khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến
dự báo phát triển. Để tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực môi trường,
Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi trường đã ban hành nhiều văn bản mới như:
TTLT số 197/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 08-12-2010 hướng dẫn việc thu,
nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong
17
lĩnh vực bảo vệ môi trường; TT số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16-12-2010 quy
định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (tiếng ồn, độ rung, nước thải y
tế, nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu); TT số 41/2010/TT-BTNMT ngày
28-12-2010 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (khí thải lò
đốt chất thải công nghiệp); TT số 42/2010/TT-BTNMT, 43/2010/TT-BTNMT
Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (khí thải công nghiệp lọc
hóa dầu đối với bụi và các chất vô cơ, nước khai thác thải từ các công trình dầu
khí trên biển, dung dịch khoa và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên
biển, môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu, phế liệu nhựa nhập khẩu,
phế liệu giấy nhập khẩu); NĐ số 113/2010/NĐ-CP ngày 03-12-2010 quy định
về xác định thiệt hại đối với môi trường; NĐ số 72/2010/NĐ-CP ngày 8-7-2010
quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác
về môi trường…
7. Các nguyên tắc cơ bản bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của
cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời phải gắn kết hài
hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất
nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và
toàn cầu.
Nguyên tắc bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự

nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong
từng giai đoạn. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng
ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng
môi trường. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường
có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác
theo quy định của pháp luật.
Tích cực tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ
môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa
dạng sinh học. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Thực hiện các nguyên tắc: giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.
18
Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây
hiệu ứng nhà kính và phá hủy tầng ôzôn; hình thành nếp sống, thói quen giữ
gìn vệ sinh môi trường, tiến tới xóa bỏ các hoạt động gây hại đến môi trường./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001 - 2010. Định hướng kế
hoạch hành động ưu tiên về bảo vệ môi trường giai đoạn 2001 - 2005
(kế hoạch hành động môi trường 2001 - 2005), Hà Nội, 2001.
2. Nguyễn Kim Hồng (2002), Giáo dục môi trường, nhà xuất bản giáo
dục.
3. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, NXB giáo dục.
4. Nguyễn Thị Thu (2007), Khoa học môi trường và sức khoẻ môi
trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2007.
5. Trường Đại học Y Hà Nội, Vệ sinh Môi trường - Dịch tễ, Nhà xuất
bản Y học, 2001
6. Annalee Yassi, Tord Kjellstrom, Theo de Kok, Tee L. Guidotti (2001),
Sức khỏe môi trường (bản dịch), NXB Oxford.
19

×