Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bài 3 vệ sinh nước, cung cấp nước sạch và ô nhiễm nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.28 KB, 25 trang )

Bài 3. Vệ sinh nước, cung cấp nước sạch và ô nhiễm nước
Phan Thị Trung Ngọc
MỤC TIÊU
1. Nêu được khái niệm về nguồn tài nguyên nước, sự phân bố các nguồn
nước trong tự nhiên, chu trình của nước trên Trái đất và nguồn nước ở
Việt Nam
2. Trình bày được vai trò của nước và cung cấp nước sạch, nhu cầu sử dụng,
hình thái cung cấp nước của mỗi vùng.
3. Phân tích được các chỉ số dùng để đánh giá chất lượng môi trường nước.
4. Đề xuất được các giải pháp xử lý nước cho từng loại nguồn nước để cung
cấp nước sạch, và các giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch.
5. Định nghĩa được ô nhiễm nước, các nguồn, các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường nước và tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe
con người.
6. Đề xuất được các phương pháp xử lý nước thải, và các biện pháp phòng
chống ô nhiễm nguồn nước.
7. Áp dụng được những kiến thức đã học để tuyên truyền giáo dục sức khỏe
cho cộng đồng về vệ sinh môi trường nước và cách phòng chống ô
nhiễm nước.
NỘI DUNG
1. Tài nguyên nước, nguồn nước trong tự nhiên và chu trình nước trên
trái đất
1.1. Tài nguyên nước trên trái đất
Nước có trong khí quyển, trên mặt đất, trong các tầng nham thạch dưới
mặt đất; nước tạo nên đại dương bao la, trong các biển trên lục địa, các hồ, đầm;
nước tạo nên mạng lưới sông hồ, suối Tất cả các dạng nước kể trên đều có
nguồn gốc từ nước ngầm sâu trong cấu tạo địa chất của Trái Đất sinh ra. Bằng
1
con đường rất phức tạp, nước được tách ra từ trong nham thạch nóng chảy trong
lòng đất đã dâng lên mặt đất, tạo thành mặt nước của đại dương. Tiếp theo, do
quá trình bốc hơi, nước có mặt trong khí quyển, hình thành những trận mưa để


tạo nên sông, suối, hồ, ao, tạo nên các nguồn nước mặt, và sau đó là các tầng
nước ngầm của vỏ Trái Đất.
Nước chiếm gần 3/4 bề mặt trái đất (71 – 72%), thể tích nước ở trạng
thái tự do phủ lên trái đất là > 1,4 tỉ km
3
. Các nguồn nước tự nhiên trên trái đất
nằm ở nhiều nơi, nhiều dạng khác nhau như: đại dương, biển, hồ, sông, suối,
thác, băng, tuyết, ao, đầm lầy, nước ngầm, hơi ẩm trong đất, hơi nước trong
không khí Và sự phân bố lượng nước ở các nơi trên trái đất cũng khác nhau,
phân bố như sau:
- Phần lớn nước nằm ở biển và đại dương chiếm khoảng 97% tổng khối
lượng nước trên trái đất, nhưng chủ yếu là nước mặn với hàm lượng
muối trong nước rất cao, không thể sử dụng trực tiếp nguồn nước
này cho nhu cầu sinh hoạt của con người.
- Có khoảng 2% nguồn dự trữ nước của trái đất là nước ngọt nằm ở dạng
các tảng băng vùng địa cực. Và chỉ còn khoảng 1% nước ngọt (bao
gồm nước bề mặt và nước ngầm) phục vụ cho nhu cầu sự sống của
con người. Thực tế, lượng nước đóng vai trò bảo tồn sự sống trên
trái đất chỉ chiếm khoảng 200.000 km
3
(tức gần bằng 1 phần 7000
của tổng lượng nước bao phủ trái đất).
- Việt Nam có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, lượng nước bình quân
đầu người đạt 17.000 m
3
/năm (cao gấp 3 lần so với lượng nước bình
quân đầu người/năm trên thế giới). Tuy nhiên, hệ số khai thác nguồn
nước sử dụng chỉ đạt vài % tổng lượng nước tự nhiên hiện có;
thường tập trung ở các con sông chính, chủ yếu để phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Còn nước ngầm thì được khai thác chủ yếu để cung

cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở các trung tâm công nghiệp và khu
dân cư thành thị (tại Hà Nội, mỗi ngày đêm tiêu thụ gần 500.000m
3
nước ngầm).
2
1.2. Chu trình nước trên trái đất (vòng tuần hoàn của nước)
Chu trình nước có 3 dạng chủ yếu là: Hơi nước, mưa tuyết, và các dòng
chảy. Nước không ngừng vận động và chuyển đổi trạng thái, sự luân chuyển
này tạo nên vòng tuần hoàn tương đối khép kín, giúp cân bằng theo sự phân bố
nước trên trái đất. Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên
mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển.
Vòng tuần hoàn nước tự nhiên: Nước trong tự nhiên luôn được luân hồi
theo chu trình thủy văn. Khoảng 1/3 năng lượng Mặt Trời do Trái Đất hấp thụ
được dùng làm bốc hơi một lượng nước khổng lồ từ đại dương, ước tính 525 tỉ
tấn mỗi năm. Nước bốc hơi vào khí quyển tạo thành mây. Mây được gió đưa
vào đất liền. Cùng với sự thoát hơi nước của thực vật, các quá trình này làm
cho không khí có độ ẩm nhất định. Khi gặp lạnh, hơi nước ngưng tụ lại, rơi
xuống thành mưa và tuyết. Một phần nước mưa thấm qua đất tạo thành nước
ngầm. Một phần khác chảy vào sông hồ rồi ra biển và đại dương. Từ đây nước
lại bốc hơi và tạo ra mây, đi vào vòng tuần hoàn tự nhiên.

Hình 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên (Nguồn USGS)
Trong chu trình thủy văn, nguồn nước được luân hồi qua quá trình bốc
hơi và mưa. Thời gian luân hồi thường ngắn (hàng năm), nhưng đối với nguồn
nước ngầm, chu trình này có thể kéo dài đến hàng ngàn năm
3
Bảng chu trình tuần hoàn của các nguồn nước
Nguồn Thời gian luân hồi
Hơi ẩm không khí 8 ngày
Sông suối 16 ngày

Hơi ẩm đất 1 năm
Nước đầm lầy 5 năm
Hồ nước ngầm 17 năm
Đại dương 1400 năm
Băng vĩnh cửu 2500 năm
1.3. Đặc điểm một số nguồn nước trong thiên nhiên
Bảng trình bày dạng của nước và phân bố nước trên trái đất:
Địa điểm Diện tích
(km
2
)
Tổng thể tích nước
(km
3
)
Lượng nước
(%)
Đại dương và biển 361.000.000 1.230.000.000 97,2000
Băng 28.200.000 28.600.000 2,1500
Hơi nước trong khí quyển 510.000.000 12.700 0,0010
Nước ngầm (sâu 0.8 km) 130.000.000 4.000.000 0,3100
Sông, Rạch 1.200 0,0001
Hồ nước ngọt 855.000 123.000 0,0090
(Theo nguồn: US Geological Survey)
Trong thiên nhiên có 3 nguồn nước chính, đó là: nước mưa, nước mặt và
nước ngầm.
4
1.3.1. Nước mưa
Nước bốc hơi từ đại dương, biển, sông, ao hồ lên không trung gặp
không khí lạnh tạo thành mây, tích tụ dần và rơi xuống thành mưa, tuyết. Đối

với các hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam khi không có điều kiện sử dụng
được các nguồn nước khác thì nước mưa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt
đóng vai trò quan trọng, nhiều gia đình dùng nước mưa để ăn uống, sinh hoạt vì
cho rằng đây là trời cho nên hoàn toàn sạch. Thực tế ngày nay, nước mưa
thường dễ bị ô nhiễm do quá trình bốc hơi và đi qua môi trường không khí
đang bị ô nhiễm, đồng thời việc hứng qua mái nhà và bảo quản trong các dụng
cụ chứa không đảm bảo vệ sinh cũng làm cho nước mưa không còn sạch. Bên
cạnh đó, lượng nước mưa không nhiều chủ yếu chỉ tập trung trong vài tháng
của mùa mưa, phụ thuộc vào lượng mưa trong năm nên không cung cấp đủ
nước cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt quanh năm. Đặc điểm của nước mưa
chứa hàm lượng muối khoáng thấp và có thể tạo phản ứng với không khí có
chứa nhiều khí Nitơ tạo ra NO
2
, NO
3
là nguồn cung cấp đạm Nitrat cho thực
vật.
1.3.2. Nước mặt (nước sông, nước suối, nước hồ, đầm)
Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường
xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông
ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết.
Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một
quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và
lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa). Tổng lượng
dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km
3
,
trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km
3
chiếm 60% và dòng chảy

nội địa là 340 km
3
, chiếm 40%. Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên
nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng
chảy của các sông trên thế giới. Với trữ lượng dồi dào, nguồn nước mặt có thể
cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt, sản xuất công - nông nghiệp, thuận tiện cho
việc khai thác và sử dụng. Tuy nhiên, nguồn nước mặt thường bị nhiễm bẩn
5
chất hữu cơ và vi sinh vật. Vì vậy, muốn sử dụng nguồn nước mặt, nhất thiết
phải xử lý triệt để chất hữu cơ cũng như khử trùng nước.
Nước mặt gồm nước sông, suối, ao, hồ, đầm bắt nguồn chủ yếu từ nước
mưa hay do băng tuyết tan từ thượng nguồn chảy xuống.
- Nước sông: là loại nước mặt chủ yếu cung cấp nước cho nhiều vùng dân
cư, lưu lượng lớn, độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ; tuy nhiên, độ cặn
và độ nhiễm bẩn khá lớn, do đó giá thành xử lý nguồn nước này
thường đắt.
- Nước suối: có mức nước không ổn định, lưu lượng nhỏ và rất trong vào
mùa khô; mùa mưa lũ thì có lưu lượng lớn nhưng rất đục chứa nhiều
cát sỏi. Nước suối thường có độ cứng cao, đôi khi có hòa tan lẫn các
khoáng chất hay hoạt chất cây cỏ độc
- Nước ao, hồ, đầm: thường có độ màu cao do rong rêu và các thủy sinh
vật, thường nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn nếu không được bảo vệ tốt. Ở
một số thành thị thì hồ lại là nơi thu chứa nước thải từ các khu vực
dân cư; ở các vùng nông thôn, ao hồ cũng thường bị nhiễm bẩn nặng
do chất thải sinh hoạt trong gia đình và trong chăn nuôi
1.3.3. Nước ngầm
Nước ngầm là loại nước chảy trong mạch kín ở dưới đất do các kiến tạo
địa chất tạo nên, có thể là các túi nước liên thông nhau hoặc là mạch nước chảy
sát với tầng đá mẹ. Hình thành nước ngầm do nước trên bề mặt ngấm xuống,
do không thể ngấm qua tầng đá mẹ nên trên nó nước sẽ tập trung trên bề mặt,

tùy từng kiến tạo địa chất mà nó hình thành nên các hình dạng khác nhau, nước
tập trung nhiều sẽ bắt đầu di chuyển và liên kết với các khoang, túi nước khác,
dần dần hình thành mạch ngước ngầm lớn nhỏ. Tuy nhiên, việc hình thành
nước ngầm phụ thuộc vào lượng nước ngấm xuống và phụ thuộc vào lượng
mưa và khả năng trữ nước của đất. Nước từ mưa hay từ đáy sông hồ thấm qua
đất, được đất lọc sạch và giữ lại trong các lớp đất chứa nước (cát, sỏi, đá
6
cuội ), nằm giữa các lớp đất cản nước (đất sét, đất thịt ). Gồm 2 loại: nước
ngầm nông và nước ngầm sâu.
- Nước ngầm nông: ở độ sâu khoảng từ 3 đến 10 mét, có trữ lượng ít,
thường bị nhiễm bẩn và chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu,
thời tiết.
- Nước ngầm sâu: ở độ sâu trên 20 mét, chất lượng tốt, trữ lượng lớn và
tương đối ổn định quanh năm.
Chất lượng nước ngầm thường tốt hơn nước mưa và nước mặt, tuy nhiên
nhược điểm lớn nhất của nước ngầm là chứa nhiều sắt, dễ bị nhiễm mặn ở các
vùng gần biển và thời gian thăm dò lâu và xử lý khó khăn. Ở Việt Nam, việc
khai thác nước ngầm là phổ biến, các hình thức: giếng đào, giếng khoan đây
là nguồn nước quan trọng ở nông thôn nước ta.
2. Vai trò của nước
Từ xưa đến nay con người luôn biết đến vai trò quan trọng của nước,
nước là thành phần không thể thiếu của môi trường sinh thái toàn cầu, nó duy
trì sự sống cho con người và sinh vật, sự sống gắn liền với sự hiện diện của
nước, ở đâu có sự sống thì ở đó phải có nước; người ta có thể nhịn đói nhiều
ngày nhưng không thể nhịn khát trong vài ngày; trong kinh Koran của người
Hồi giáo cũng đã viết: “không phải đất, mà là nước đã cho ta sự sống”. Và
cũng hợp với lẽ tự nhiên, tạo hóa đã cho chúng ta nguồn tài nguyên nước dồi
dào trên trái đất này. Trong cơ thể con người: nước chiếm 63% trọng lượng,
phân bố hầu hết khắp cơ thể, một số nơi nước chiếm tỷ lệ rất cao (như: ở Da
chiếm 70% trọng lượng da, ở Thận là 83%, và trong huyết tương nước chiếm

đến 90%) . Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất, đảm bảo sự cân
bằng các chất điện giải và điều hòa thân nhiệt, điều hòa áp suất thẩm thấu trong
cơ thể, nước được coi như một chất cần thiết cho đời sống và cho nhu cầu sinh
lý của cơ thể người. Mỗi ngày cơ thể mất đi trung bình khoảng 1,5 lít nước qua
đại tiểu tiện, đổ mồ hôi, hơi thở; làm việc và vận động nhiều cơ thể sẽ mất
thêm nước. Vì vậy, để giữ lượng nước của cơ thể bình thường, cần phải uống
nước để thay thế phần mất đi; trung bình hàng ngày mỗi người cần khoảng 2 lít
7
nước sạch để uống, nếu tính theo dân số thế giới hiện nay xấp xỉ 7 tỉ người,
nghĩa là mỗi ngày dân số trên thế giới cần khoảng 14 triệu m
3
nước sạch để
uống. Nước vận chuyển và cung cấp các nguyên tố cần thiết cho cơ thể (như:
Iốt, Fluor, Mangan, Kẽm, Sắt, các Vitamin và các Acid Amin ); đồng thời
nước cũng giúp cơ thể lọc và đào thải các chất độc, chất bả bên trong cơ thể ra
ngoài. Nước cũng rất cần thiết cho nhu cầu vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng
trong xã hội, cứu hỏa và các nhu cầu sản xuất nước còn được dùng trong giao
thông, thủy điện và phát triển du lịch.
- Tuy nhiên bên cạnh những vai trò thiết thực đó, nước cũng là môi
trường trung gian chứa các độc chất và lan truyền các mầm bệnh, dịch bệnh
gây nguy hại cho sức khỏe con người và sinh vật sống.
3. Nhu cầu sử dụng, hình thái cung cấp nước của mỗi vùng
3.1. Nhu cầu sử dụng nước
Bao gồm: Nhu cầu về nước uống và nhu cầu về nước sinh hoạt.
3.1.1. Nhu cầu nước uống
. Người lớn (60kg): trung bình cần uống khoảng 2 lít nước/ ngày.
. Thiếu niên (10kg): trung bình cần uống khoảng 1 lít nước/ ngày.
. Trẻ nhỏ (5kg): trung bình cần uống khoảng 0,75 lít nước/ ngày.
. Tuy nhiên, những người hoạt động nhiều thì nhu cầu sẽ cao hơn (có thể
từ 3 đến 5 lít nước/ ngày); hay những người sống ở xa mạc, dân du

mục thì lại sử dụng tiết kiệm hơn: chỉ với một lượng nước rất ít
trong suốt thời gian dài.
3.1.2. Nhu cầu nước sinh hoạt
. Tiêu chuẩn trung bình trong sinh hoạt của mỗi người cần khoảng từ 60
đến 100 lít nước/ ngày; tuy nhiên trong sản xuất công nghiệp và
nông nghiệp thì nhu cầu này còn cao hơn (vd: đối với người nông
dân thì nhu cầu nước cho sinh hoạt phải trên 100 lít/ ngày).
8
. Theo tiêu chuẩn Việt Nam qui định:
+ Cấp nước cho thành phố: 100 lít/ người/ 24 giờ.
+ Cấp nước cho thị trấn: 40 lít/ người/ 24 giờ.
+ Cấp nước cho nông thôn: 20 lít/ người/ 24 giờ.
. Trên thế giới hiện nay, lượng nước sinh hoạt của mỗi người trong 24 giờ là:
+ Tại Mỹ bình quân là: 600 lít.
+ Tại Châu Âu bình quân là: 200 lít.
+ Tại Châu Phi bình quân là: 30 lít.
3.2. Tình hình cung cấp nước sạch
- Tình hình cung cấp nước sạch ở nông thôn Việt Nam đến cuối năm 1992
có khoảng 23,3% dân số được sử dụng nước sạch, trong khi trên Thế
giới có khoảng 26% dân số không được cung cấp nước sạch (nông
thôn chiếm đến 61%, chủ yếu là các nước đang phát triển). Ngoài ra,
nhu cầu nước sạch trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp còn
rất lớn.
3.3. Hình thái cung cấp nước của mỗi vùng
3.3.1. Hình thái cung cấp nước ở Nông thôn
. Bể chứa nước mưa: phổ biến ở nông thôn Việt Nam, chất lượng tốt,
nước khá sạch, ít chất hữu cơ, độ cứng thấp, pH khoảng từ 6 đến
6,5. Tuy nhiên bể phải được xây kín, có nắp đậy, định kỳ vệ sinh bể
hàng năm, nên thường xuyên quét sạch bụi rác trên mái nhà và máng
hứng nước, đồng thời nên loại bỏ nước mưa đầu mùa trong 10 - 15

phút đầu tiên rồi mới hứng vào bể chứa.
. Giếng khơi: có đường kính từ 0,8 đến 2 mét và độ sâu từ 3 đến 20 mét,
giếng khơi cung cấp nước ngầm nông cho gia đình hay tập thể nhỏ.
. Giếng hào lọc: ở một số nơi khi đào giếng sâu hơn 10 mét mà không gặp
mạch nước ngầm hay gặp nguồn nước mặn thì người ta thường đào
9
giếng gần cạnh ao hồ và lấy nước từ ao hồ lọc qua hào vào giếng để
sử dụng. Khi sử dụng hình thức giếng hào lọc này thì cần chú ý:
chọn ao hồ sạch, hợp vệ sinh và nên bảo vệ tốt ao hồ dành cho lọc
nước sinh hoạt và định kỳ thay rửa hoặc thay lớp lọc.
. Bể chứa nước ở khe núi cao: đối với những vùng núi có nguồn nước khe
chảy quanh năm có thể xây dựng bể chứa và dẫn nước bằng đường
ống về cụm dân cư, nhờ có sự chênh lệch độ cao mà nước có thể tự
chảy.
vùng núi cao

ống dẫn nước về
Bể chứa nước ở khe núi cao
cụm dân cư
. Nước máng lần: Khai thác nguồn nước chảy từ các khe núi đá cao để
dẫn nước về làng bản bằng các ống nứa đã được đục mắc và nối tiếp
nhau, đồng thời trên thành ống nứa người ta cũng dùi nhiều lổ nhỏ
để cho nước được tiếp xúc với không khí có tác dụng làm lắng đọng
can-xi giúp giảm độ cứng của nước.
vùng núi cao
ống nứa dẫn nước về
Dân cư
10
. Giếng khoan đặt máy bơm tay: khởi đầu nhờ sự giúp đỡ của UNICEF,
hiện nay nhiều nơi đã sử dụng giếng khoan đặt máy bơm tay để lấy

nước ngầm sâu. Tuy nhiên, nguồn nước này thường chứa hàm lượng
sắt rất cao, do đó thường phải xây dựng đồng thời các bể lọc kèm
theo để loại bỏ chất sắt.
3.3.2. Hình thái cung cấp nước ở Đô thị:
Đô thị là nơi chật hẹp, tập trung nhiều dân cư đông đúc, nhu cầu sử dụng
nước rất cao, nguồn cung cấp nước chủ yếu là từ các nhà máy nước sau khi
khai thác và làm sạch dưới sự kiểm soát của chính quyền và mẩu nước phải
được xét nghiệm thường xuyên về mặt lý hóa và vi sinh vật. Hệ thống nhà máy
cung cấp nước bao gồm:
. Bộ phận bơm nước sống.
. Bộ phận xử lý chất sắt.
. Bộ phận khử đục.
. Bể lắng.
. Bể lọc.
. Hệ thống khử trùng.
. Đài chứa.
. Hệ thống ống dẫn phân phối nước.
* Trạm khai thác nước ngầm sâu: các giếng khoan có độ sâu tùy từng
vùng, vd: ở tại Hà Nội giếng khoan có độ sâu từ 60 đến 80 mét,
nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long giếng khoan có thể sâu từ 200
đến 450 mét.
* Trạm khai thác nước ngầm nông: là lấy nước từ các giếng đào, qua trạm
xử lý và cung cấp cho người sử dụng.
* Trạm khai thác nước bề mặt: là lấy nước từ sông, ao hồ, qua hệ thống
xử lý làm sạch, rồi cung cấp nước cho người sử dụng.
11
* Trạm khai thác nước bằng hệ thống tự chảy: hình thức này phổ biến ở
các tỉnh miền núi, người ta lấy nước đầu nguồn từ các khe núi đá cao
tập trung nước vào bể chứa và lắng lọc, sau đó cung cấp qua ống dẫn
nước đến nơi sử dụng.

3.3.3. Hình thái cung cấp nước theo vùng sinh thái
. Vùng đồng bằng: người ta thường sử dụng cả ba nguồn nước: nước
mưa, nước mặt và nước mgầm. Đặc điểm chung của nguồn nước
sử dụng thường có trữ lượng dồi dào; tuy nhiên nước có thể bị
nhiễm bẩn chất hữu cơ và chứa nhiều chất sắt.
. Vùng trung du: người ta thường sử dụng nước giếng khơi (có khoảng
30% nhà hộ dân vùng trung du có giếng khơi). Đặc điểm của
nguồn nước này chứa hàm lượng chất sắt và chất hữu cơ rất thấp.
. Vùng thượng du: chủ yếu là sử dụng nước suối (trên 60% dân số), đặc
điểm nước suối có độ cứng cao (do chảy qua nhiều lớp đá vôi), và
rất ít Iốt.
. Vùng biển: Nước ngầm vùng biển thường có độ mặn rất cao, do đó
người dân vùng này thường cần phải dự trử nước mưa để uống và
sử dụng trong sinh hoạt.
4. Các chỉ số đánh giá chất lượng môi trường nước, tiêu chuẩn nước sạch
4.1. Chỉ số về tính chất vật lý
4.1.1. Độ đục
Độ đục của nước hình thành bởi những chất lơ lửng (như: đất, cát, phù sa,
chất mùn, chất hữu cơ, chất sắt có trong nước); là nơi trú ẩn của các vi khuẩn
gây bệnh, các hoá chất, thuốc trừ sâu và các kim loại nặng Hiệu lực khử trùng
sẽ bị giảm mạnh nếu nước có độ đục cao, vì chất khử trùng không thể tiếp cận
với vi khuẩn do hàng rào cản vật lý hoặc tạo các phản ứng hóa học với chất gây
đục làm giảm khả năng khử trùng. Do vậy, theo tiêu chuẩn về nước sạch thì
nước uống phải trong, việc sử dụng nước đục sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.
12
Đơn vị đo độ đục của nước là:
. NTU (Nephelometric Turbidity Unit)
. Hay FTU (Fomazin Turbidity Unit)
4.1.2. Màu
Nước ao hồ thường có màu do lẩn chất mùn hay rêu tảo, nước ngầm sâu

thường có màu vàng rỉ sét do chứa nhiều chất sắt Khi phát hiện nước có màu
thì ta phải tìm xem nguyên nhân nào đã sinh ra màu đó. Tiêu chuẩn về nước
sạch qui định: Nước uống không được có màu khi nhìn bằng mắt thường.
4.1.3. Mùi vị:
Tiêu chuẩn về nước sạch qui định: Nước uống không được có mùi vị lạ.
Nếu có là do nước đã bị nhiễm các chất sau đây: chất khoáng (muối, sắt,
canxi ), Khí hoà tan (H
2
S, Cl thừa ), thực vật thối rữa hay đang bị phân hóa.
4.1.4. Nhiệt độ
Tiêu chuẩn về nước sạch qui định: Nước uống phải có nhiệt độ ổn định,
thường khoảng 15
o
C, nước càng sâu thì nhiệt độ càng ổn định. Mọi sự thay đổi
đột ngột về nhiệt độ của nước (nhất là đối với nước ngầm nông) có thể giúp ta
nghi ngờ có sự nhiễm bẩn từ ngoài vào.
4.1.5. Độ pH
Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho phép nước uống có độ pH từ 6,5 đến
8,5. Độ pH có ảnh hưởng tới tất cả các quá trình xử lý nước, theo các nghiên
cứu cho thấy nguồn nước ở Miền nam nước ta có tính acid hơn ở Miền bắc.
4.2. Chỉ số về tính chất hóa học
4.2.1. Chất hữu cơ
Chất hữu cơ là sản phẩm của sự thối rữa các tổ chức động vật, thực vật và
các chất thải bỏ (phân, nước thải công nghiệp ), là sản phẩm trao đổi chất của
vi sinh vật với chất hữu cơ từ nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Do
vậy, chất hữu cơ được dùng làm chất chỉ điểm để đánh giá tình trạng nhiễm bẩn
của nước; bao gồm 2 nhóm là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (đường, chất
13
béo, protid) và các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học (DDT, dioxin, chất chất
đa vòng ngưng tụ…). Về nguồn gốc có hai loại: hữu cơ động vật và hữu cơ

thực vật. Hữu cơ động vật rất nguy hiểm vì nó thường kèm theo các vi khuẩn
gây bệnh.
Người ta dùng phương pháp oxy hóa để xác định chất hữu cơ trong nước,
hóa chất thường dùng là KMnO
4
hoặc K
2
Cr
2
O
7
. Thông số KMnO
4
: thể hiện sự
oxy hóa chất hữu cơ bằng chất oxy hóa, đơn vị đo là mg O
2
/lít. Thông thường,
chất hữu cơ ≤ 2 mg oxygen/lít
- Nhu cầu oxy hóa học (COD – chemical oxygen demand): là lượng chất
oxy hóa (gam O
2
/lít hoặc mg O
2
/lít) cần để oxy hóa chất hữu cơ
trogn nước
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD – biochemical oxygen demand): là lượng
oxy (gam O
2
/lít hoặc mg O
2

/lít) cần cho vi sinh vật tiêu thụ để oxy
hóa sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện chuẩn về
nhiệt độ và thời gian.
4.2.2. Các dẫn xuất của Nitơ
Do quá trình vô cơ hoá các chất hữu cơ sinh ra. Tùy đậm độ của Amoniac
(NH
3
), Nitrit (NO
2
), Nitrat (NO
3
) mà xác định đó là giai đoạn đầu hay cuối của
hiện tượng vô cơ hoá và mẩu nước đã bị nhiễm bẩn như thế nào (phải kết hợp
với đậm độ của chất hữu cơ và clorua để nhận định tính chất nhiễm bẩn của
nước).
4.2.2.1. NH
3

NH
3
là sản phẩm xuất hiện đầu tiên, chứng tỏ chất hữu cơ bắt đầu thối
rữa. Tiêu chuẩn cho phép là 0 - 3 mg/lít nước (riêng nhà máy nước Hà Nội là
nước giếng khoang sâu nên mức cho phép là ≤ 6 mg/lít nước).
4.2.2.2. NO
2
:
Nhờ vi khuẩn hiếu khí, oxy hóa chất đạm hữu cơ biến NH
3
thành NO
2

.
NO
2
còn có thể có trong nước mưa (hiện tượng phóng điện trong cơn dông
14
nhưng khi đã có mặt cả NH
3
và NO
2
thì chắc chắn nước đã bị nhiễm bẩn. Tiêu
chuẩn qui định NO
2
phải < 0,05 mg/lít nước.
2 N (KK) + O
2
= 2 NO.
2NO + O
2
= 2NO
2
4.2.2.3. NO
3
:
Sau một thời gian, NO
2
bị oxy hóa thành NO
3
, là giai đoạn cuối cùng của
sự phân hủy các chất đạm hữu cơ. Nếu chỉ có NO
3

người ta cho rằng nước
nhiễm bẩn nhưng đã được vô cơ hóa; khi hiện diện cả NO
3
, NH
3
, và NO
2

nước vẫn nhiễm còn chất hữu cơ. Tiêu chuẩn cho phép ≤ 5mg/lít nước.
Khi hàm lượng NO
3
trong nước uống quá cao > 10 mg/lít thì rất nguy
hiểm đối với trẻ sơ sinh, vì độ pH trong dịch dạ dày trẻ sơ sinh gần như trung
tính nên thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn khử NO
2
trở về dạng NO
2
-
kết
hợp với haemoglobin (Hb) gây nên bệnh Methaemoglobin (MetHb) ngăn cản
oxy gắn kết với hồng cầu vào máu để tới các cơ quan, (giống như ngộ độc vỏ
khoai mì), đồng thời trong cơ thể trẻ sơ sinh không có loại men chuyển MetHb
trở về Hb như người trưởng thành nên bệnh càng trầm trọng hơn.
4.2.3. Muối NaCl
Khi thấy nước có nhiều NaCl có thể nước bị nhiễm bẩn bởi dịch thể động
vật, nước tiểu, phân Tuy nhiên ở vùng ven biển do ảnh hưởng của thủy triều
các nguồn nước luôn có lượng NaCl cao hơn các vùng khác. Nếu NaCl tăng
cùng với NH
3
và NO

2
là nước đã nhiễm bẩn và nguy hiểm. Tiêu chuẩn cho
phép NaCl ≤ 70mg/lít nước (vùng ven biển cho phép NaCl ≤ 500mg/lít nước).
4.2.4. Muối SO
4
2-
và PO
4
3-
:
Sự hiện diện của muối SO
4
2-
và PO
4
3-
là do nước bị nhiễm phân, nước
tiểu, các chất thải hay do cấu tạo địa chất vùng đó. Nước ngầm thường có nồng
độ SO
4
2-
và PO
4
3-

cao hơn các nguồn nước khác, do đó phải xác định nguồn
nước rồi mới đánh giá tình trạng của mẫu nước. Tiêu chuẩn cho phép của SO
4
2-
≤ 500mg/lít nước và PO

4
3-
≤ 1500mg/lít nước
15
4.2.5. Sắt (dạng hòa tan Fe
2+
, và dạng không hòa tan - hợp chất Fe
3+
):
Sắt hòa tan trong nước dạng sắt II Fe(HCO
3
)
2
, Hydrocarbonat hóa thành
oxyt sắt III (Fe
2
O
3
) lắng xuống làm đục nước và có màu vàng gỉ sét. Nước
ngầm thường chứa nhiều Fe hơn nước bề mặt. Tiêu chuẩn Việt Nam qui định:
hàm lượng Fe phải ≤ 0,3 mg/lít nước.
Sắt không gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng đến người
sử dụng và trong sản xuất: sắt làm cho nước có vị tanh kim loại, để lại những
vết gỉ vàng trên quần áo, nước có sắt khi pha chè sẽ làm mất hương vị của chè,
nếu nấu cơm sẽ làm cơm có màu xám (còn gọi là nước bị nhiễm phèn)
4.2.6. Độ cứng:
Hình thành do sự hòa tan các Ca
2+
, Mg
2+

trong nước dạng Ca(HCO
3
)
2
,
Mg(HCO
3
)
2
, nồng độ các chất này càng cao thì độ cứng càng lớn.
Canxi trong nước không có hại cho sức khỏe mà còn là nguồn cần thiết
cho cơ thể, một số nơi hàm lượng canxi thấp thì tỉ lệ sâu răng ở trẻ em thường
cao. Tuy nhiên nước chứa nhiều canxi có thể gây trở ngại trong sinh hoạt: nước
cứng làm rau, thịt lâu chín làm mất nhiều sinh tố; tốn nhiều xà phòng khi giặt
quần áo; Đặc biệt trong công nghệ nồi hơi, khi đun sôi nước cứng sẽ lắng đọng
CaCO
3
xuống đáy nồi hơi và đường ống, gây tốn nhiều nhiên liệu khi đun nấu,
đôi khi làm nổ nồi hơi. Đối với các vùng lưu hành bệnh bướu cổ địa phương
thì trong ăn uống phải dùng nước có độ cứng thấp, vì canxi là yếu tố ngăn chặn
tuyến giáp sử dụng Iốt làm bệnh dễ phát triển.
Tiêu chuẩn độ cứng của nước:
* Đơn vị độ Đức: (1 độ Đức = 10mg CaO/lít nước = 7,14 Ca/lít)
+ 4 - 8
0
(độ Đức) = Nước tốt.
+ 8 - 12
0
(độ Đức) = Nước cứng vừa.
+ 12 - 18

0
(độ Đức) = Nước khá cứng.
+ > 18
0
(độ Đức) = Nước rất cứng.
* Đơn vị CaCO
3
(mg /lít)
16
+ 0 đến < 60 mg/l : nước mềm
+ 60 đến <120 mg/l : nước cứng vừa
+ 120 đến <180 mg/l : nước cứng
+ ≥ 180 mg/l : nước rất cứng
4.2.7. Nguyên tố vi lượng
4.2.7.1. Iốt
Mỗi ngày cơ thể cần 200µg Iốt để tuyến giáp hoạt động bình thường, nếu
thiếu Iốt, tuyến giáp sẽ phì đại tạo bướu cổ. Nước là nguồn cung cấp Iốt cho cơ
thể, trong thiên nhiên, các loại quặng mỏ trong lòng đất đều có chứa Iốt nhưng
rất ít; trong nước biển chứa rất nhiều Iốt, qua quá trình bốc hơi của nước biển,
Iốt theo hơi nước sau đó mưa xuống ngấm vào đất, các nguồn nước mặt và
nước ngầm. Do đó, những người sống trên các vùng núi cao hay ở các nơi xa
biển dễ mắc bệnh bướu cổ (bệnh bướu cổ địa phương) do thiếu Iốt (càng xa
biển nguồn nước càng giảm hoặc không chứa Iốt).
Lượng Iốt có trong nước trung bình là 5 - 6 mg/ lít nước.
4.2.7.2. Fluor
Rất phổ biến trong thiên nhiên, vỏ trái đất có tới 0,08% là Fluor tham gia
cấu tạo gần 100 thứ quặng, đứng thứ 13 trong các loại hóa chất. Các hợp chất
Fluor của thiên nhiên không có tác dụng về phương diện sinh vật học, trừ một
số chất dễ hòa tan trong nước như Natri Fluorua (NaF). Nước ngầm chứa nhiều
Fluor hơn nước bề mặt. Trong nước chè trung bình có khoảng 1,2 - 3,5 mg

Fluor/ lít.
Fluor có tầm quan trọng trong phòng ngừa sâu răng, khi nồng độ Fluor
trong nước thấp (< 0,5 mg/lít) thì tỉ lệ sâu răng tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, khi
nồng độ Fluor trong nước quá cao (> 1,5 mg/ lít) sẽ làm hư men răng, răng có
màu sẫm và những vết này sẽ tồn tại mãi. Nếu dùng lâu dài nước có chứa nhiều
Fluor (> 5mg/lít) sẽ gây ra các tổn thương ở xương (bệnh Fluorose). Những nơi
có nồng độ Fluor trong nước quá thấp, người ta phải bổ sung thêm Fluor vào
17
nước. Còn ở các vùng có nồng độ Fluor trong nước quá cao, để phòng bệnh
Fluorose người ta không sử dụng nguồn nước đó hoặc pha loãng với nước có ít
Fluor theo tỉ lệ thích hợp, nhằm đưa Fluor về mức trung bình.
Nồng độ Fluor thích hợp: ở Việt Nam là 0,7 mg/lít nước; ở Mỹ là 1,2 - 1,5
mg/lít nước.
4.2.8. Các độc chất vô cơ
4.2.8.1. Chì (Pb)
Nước có chứa khí CO
2
tự do và O
2
dạng hoạt tính có thể hòa tan Chì (Pb)
ở các bình chứa, dụng cụ, ống dẫn nước bằng chì, gây nguy hại cho sức khỏe.
Nước mưa có độ cứng - pH thấp nên làm tan chì dễ hơn nước sông và ao hồ.
Người ta còn thấy chì trong các nguồn nước ở vùng có mỏ chì hay trong nước
thải công nghiệp.
Tiêu chuẩn qui định mức cho phép: Pb ≤ 0,1 mg/lít nước. Ngộ độc chì
xảy ra khi sử dụng nước uống có chứa từ 1 - 1,5 mg chì/ lít nước.
4.2.8.2. Đồng (Cu)
Một lượng nhỏ đồng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nước có thể hòa tan
một ít đồng trong các ống dẫn hay dụng cụ chứa bằng đồng, nước thải công
nghiệp chứa rất nhiều chất đồng.

Tiêu chuẩn cho phép lượng đồng trong nước phải ≤ 1mg/lít
4.2.8.3. Thạch tín (Asen =As)
Phân bố rộng rải trong vỏ trái đất, được sử dụng nhiều trong thương mại,
kỹ nghệ. Nước có chứa Asen là do ô nhiễm nước thải của các ngành công
nghiệp (thuộc da, xưởng nhuộm ) hay nằm trong khu vực có quặng mỏ Asen.
Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IRAC: International Agency for Reseach
on cancer) xếp Asen vô cơ là yếu tố nguy cơ số 1 gây ung thư.
Tiêu chuẩn cho phép lượng Asen trong nước phải ≤ 0,05 mg/lít.
18
4.2.8.4. Thủy ngân (Hg)
Trong nước thủy ngân thường ở dạng vô cơ, với nồng độ dao động trong
khoảng từ 0,1 - 0,5 µg/lít.
Thủy ngân có độc tính cao, ảnh hưởng chủ yếu lên hệ thần kinh trung
ương, thận là cơ quan chính tích lũy thủy ngân trong cơ thể. Ngộ độc thủy ngân
khi uống nước có chứa thủy ngân với nồng độ >1mg/lít.
4.3. Chỉ số về tính chất vi sinh vật
4.3.1. Khái niệm về vi khuẩn trong nước
Nước sử dụng hàng ngày có thể bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sống trong
nước một thời gian nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể phát triển và gây bệnh
cho 1 hay nhiều người, đôi khi gây thành dịch lớn.
Sự phát triển của vi khuẩn tùy thuộc vào nhiệt độ, sự thoáng khí, sự oxy
hóa, sự chiếu của ánh sáng mặt trời vào nước, độ đục, độ bẩn, lưu lượng, tốc độ
dòng chảy và khả năng đối kháng của loại vi sinh vật có trong nước (Nước ở
nhiệt độ thấp và ứ đọng giúp vi khuẩn dễ sống và phát triển hơn trong nước
đang chảy và có nhiệt độ cao)
Người ta thường tìm các loại vi khuẩn sau đây là chỉ điểm cho sự nhiễm
phân trong nước: + E.Coli (Escherichia Coli).
+ Clostridium perfringens (VK kỵ khí).
+ Bacteriophage (Thực khuẩn thể).
4.3.2. Ý nghĩa chỉ tiêu vệ sinh của EColi

E.Coli thường trú trong ruột già của người và động vật máu nóng, mỗi 1
gram phân người chứa tới 10
9
con E.Coli. Khi có hiện diện E.Coli trong nước
nghĩa là nước mới bị nhiễm phân và gây nguy hiểm.
E.Coli là nguồn gốc của các trực khuẩn thương hàn và lỵ, trong quá trình
tiến hóa: từ lối sống tự do dần dần ăn bám vào cơ thể con người rồi tạo ra trực
khuẩn thương hàn và lỵ.
19
- Sơ đồ: E.Coli

Loại di động Loại không di động
VK phó thương hàn B Vi khuẩn lỵ

VK phó thương hàn A
VK thương hàn
Số E.Coli trong nước được đo bằng đơn vị Coli titre hay chỉ số Coli (Coli
index):
- Coli titre: là thể tích nước nhỏ nhất (= ml) chứa 1 E.Coli.
(VD: Coli titre 333 tức là trong 333ml nước có 1 E.Coli).
- Chỉ số Coli (Coli index): là số lượng E.Coli có trong 1 lít nước.
(VD: Chỉ số Coli = 3 tức là trong 1 lít nước có 3 E.Coli).
1000
 Chỉ số Coli =
Coli titre
- Đa số các nước trên thế giới qui định đối với nước sinh hoạt Coli titre
phải > 100. (Liên Xô cũ yêu cầu cao hơn, Coli titre > 333). Nước
uống không có E.Coli.
20
4.3.3. Ý nghĩa chỉ tiêu vệ sinh của vi khuẩn kỵ khí Clostridium

Perfringens
- Khi nước có Cl.Perfringen là nước đã có nhiễm phân từ lâu.
- Tiêu chuẩn qui định nước sạch không có Cl. Perfringen.
4.3.4. Ý nghĩa chỉ tiêu vệ sinh của thực khuẩn thể Bacteriophage
- Thực khuẩn thể là những virus được nuôi dưỡng bởi những vi khuẩn
đặc hiệu. Khi phát hiện có thực khuẩn trong nước chứng tỏ loại vi
khuẩn đặc hiệu tương ứng với loại thực khuẩn đó đang hiện diện
hoặc trước đó đã từng có mặt trong nước và hiện tại đã bị virus
tương ứng tiệu diệt.
- Thực khuẩn thể dùng để đánh giá sự nhiễm bẩn của nước bởi vi
khuẩn gây bệnh.
4.3.5. Ký sinh trùng
Gồm 2 loại:
- Ký sinh trùng địa chất: phát triển không cần vật chủ trung gian.
- Ký sinh trùng sinh học: phải qua cơ thể 2 - 3 vật chủ trung gian để
phát triển. (Một số loài sán, trứng, ấu trùng và các vật chủ trung
gian như nhuyễn thể, tôm, cá sống dưới nước).
5. Các phương pháp xử lý nước.
Đối với nguồn nước mặt thì thường phải làm trong, khử màu và khử
trùng. Còn đối với nguồn nước ngầm thì phổ biến là khử sắt và khử trùng.
5.1. Làm trong và khử màu
Thường thực hiện đồng thời, có 2 phương pháp xử lý:
- Xử lý không dùng phèn: khi hoạt động với công suất nhỏ, nước có độ
đục và độ màu trung bình.
- Xử lý có dùng phèn: Khi nước có độ đục lớn, các hạt cặn lơ lửng và
hạt keo trong nước có kích thước khá nhỏ nên lắng rất chậm, để
21
tăng hiệu quả lắng người ta cho thêm phèn (phèn nhôm hoặc phèn
chua) để keo tụ (tạo kết tủa) theo cơ chế: Nước sông thường có độ
đục cao do chứa nhiều phù sa - các hạt sét chứa SiO

2
mang điện
tích âm cùng dấu nên xô đẩy nhau không ngừng, không ngưng tập
được và làm nước bị đục. Phèn vào nước tạo thành những phần tử
mang điện tích dương sẽ hút lấy những hạt keo SiO
2
tạo thành
khối có phân tử lượng lớn và lắng xuống dể dàng, làm trong
nước.
- Sau đó cho nước đi qua bể lắng, rồi vào bể lọc để làm trong nước.
5.2. Khử sắt
Trước tiên làm thoáng nước (bơm phun thành các hạt nhỏ, làm dàn mưa
hay thùng quạt gió nhằm tăng diện tích tiếp xúc của nước với KK) để tách CO
2
hòa tan trong nước và hấp thụ O
2
vào nước, oxy hóa sắt II thành sắt III, sắt III
tiếp tục thủy phân thành Fe(OH)
3
kết tủa và tách khỏi nước bằng hệ thống lắng
lọc. Độ pH thích hợp để phản ứng xảy ra nhanh và triệt để là 7 - 7,5.
Ở nông thôn, người ta xây bể lọc 2 ngăn để khử sắt khi lấy nước từ giếng
lên. Hay làm các giếng khơi to, miệng rộng thả bèo hoa dâu cũng có tác dụng
khử sắt tốt với lớp nước trên mặt.
5.3. Khử mùi
Trong quá trình làm thoáng nước, mùi có thể bay đi hay giảm bớt. Sau đó
cho nước có mùi chảy qua lớp than hoạt được xếp xen vào giữa lớp đá cuội và
lớp cát.
5.4. Giảm độ cứng
- Dùng hóa chất: thường là đá vôi Ca(OH)

2
để tạo kết tủa.
- Dùng nhựa trao đổi ion (gọi là cationit): là những chất có dạng hạt,
không tan, có khả năng trao đổi các cation của chúng với cation
trong nước, nhằm làm giảm độ cứng của nước. (thường là Natri
cationit Na
2
R).
22
- Sau đó tách tủa bằng hệ thống lắng lọc.
5.5. Tiệt trùng
Khi qua các giai đoạn trên, đã loại được khoảng 90% vi khuẩn trong
nước, tiệt trùng là giai đoạn cuối cùng để diệt hết vi khuẩn còn lại.
5.5.1. Phương pháp cơ học
Dùng nến lọc (nến lọc Chamberland, nến lọc Biên Hòa, nến lọc Bát
Tràng) bằng sứ hoặc cao lanh có khả năng ngăn cản không cho vi
khuẩn thấm qua. Phương pháp này chỉ có giá trị sử dụng trong gia
đình để lọc nước máy đã qua xử lý, với nước thô sơ thì PP này chưa
đảm bảo tiệt trùng triệt để.
5.5.2. Phương pháp vật lý
- Dùng nhiệt độ: đun sôi là phương pháp đảm bảo nhất.
- Tia tử ngoại: không làm thay đổi chất lượng, diệt khuẩn tốt với bề dầy
nước 10 - 15 cm, nước phải thật trong suốt.
- Dùng tia phóng xạ.
- Dùng sóng siêu âm.
5.5.3. Phương pháp hóa học
- Thường dùng hóa chất sinh Clo hay hợp chất của Clo.
. Ưu điểm: phổ biến, hiệu quả nhất, rẻ tiền, thực hiện với lượng lớn.
. Nhược điểm: nước có mùi Clo, tạo Clorophenol (rất độc) nếu nước
có lẫn phenol. (trong nhựa đường, nước thải).

. Các hóa chất sinh Clo: Clo lỏng, nước Javen, Clorua vôi,
Cloramin B hoặc T, Pantocid.
. Chế độ Clo tiệt trùng: định lượng nồng độ Clo hoạt động trong
hóa chất, test định lượng Clo cần thiết để tiệt khuẩn tốt (Clo
thừa là 0,3 mg/L).
. Các chế độ tiệt trùng:
23
+ Tiệt trùng sơ bộ: trong lắng lọc, liều lượng nhỏ.
+ Tiệt trùng thêm: khu vực ống cách quá xa nơi sản xuất.
+ Tiệt trùng quá mức: nước nhiều chất hữu cơ, không test Clo
được, hay tiệt trùng tại giếng.
+ Tiệt trùng bị động: cho cá nhân sử dụng ngay. (những vùng
lũ lụt thường dùng Cloramin để khử trùng).
5.5.4. Tiệt trùng bằng Ôzôn
Cơ chế tác dụng chủ yếu là tách Oxy mới sinh, oxy hóa tất cả các chất
hữu cơ trong đó có vi khuẩn (nhưng không tác dụng lên vi khuẩn
có nha bào).
O
3
 O
2
+ O
. Ưu điểm: diệt khuẩn và cả rêu tảo, khử mùi, không tạo mùi vị khó
chịu.
6. Các biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch
- Phải có một đơn vị bộ máy nhà nước và ban hành các luật qui định quản
lý và bảo vệ nguồn nước.
- Tăng cường nhận thức và bảo vệ môi trường cho cộng đồng.
- Bảo vệ lớp phủ thực vật: giúp lọc nước vào đất, điều hòa dòng chảy,
chống xói mòn, cân bằng chế độ nước.

- Xây đập, hồ chứa: điều chỉnh dòng chảy, thỏa mãn nhu cầu sử dụng
nước.
- Chống ô nhiễm nguồn nước, xử lý và tái sử dụng nước thải ./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2006), Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
24
2. Đại Học Y Hà Nội (2001) Vệ sinh môi trường dịch tễ, tập 2. NXB Y học
Hà Nội.
3. Mary – Jane Schneider, PhD (2006) Clean Water: A Limit Resource.
Introduction to Public Health. Jones And Bartlett Publishers.
4. Annalee Yassi (2001) Water and hygiene, Environmental Health. Oxford
University Press.
25

×