Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Bài 4 vệ sinh môi trường không khí và ô nhiễm không khí (20 tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.62 KB, 37 trang )

Bài 4: Vệ sinh môi trường không khí và ô nhiễm không khí (20 tiết)
Bộ môn SKMT_YTB
MỤC TIÊU:
1. Định nghĩa môi trường không khí, mô tả được vai trò của không khí đối với
sự sống con người và sinh vật.
2. Liệt kê được các chỉ số đánh giá vệ sinh trong môi trường không khí, tiêu
chuẩn chất lượng môi trường không khí cho phép ngưỡng tối đa của một số
chất khí.
3. Định nghĩa được thế nào là ô nhiễm không khí, nêu khái quát về lịch sử của
sự ô nhiễm không khí.
4. Nêu được các nguồn gây ô nhiễm, các tác nhân gây ô nhiễm, và quá trình
gây ô nhiễm, các tác hại của ô nhiễm không khí.
5. Đề xuất được các biện pháp bảo vệ và khống chế sự ô nhiễm môi trường
không khí.
NỘI DUNG:
1. Định nghĩa môi trường không khí, cấu trúc khí quyển
1.1. Định nghĩa môi trường không khí, cấu trúc khí quyển
1.1.1. Định nghĩa môi trường không khí
Các yếu tố vật lý của không khí
Các yếu tố vật lý của không khí bao gồm: các dạng bức xạ, nhiệt độ, độ ẩm,
tốc độ chuyển động của không khí, áp suất khí quyển, diện tích khí quyển.
• Các dạng bức xạ
Đó là các bức xạ mặt trời, bức xạ hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, bức xạ vô
tuyến, bức xạ ion hoá, tia Rơnghen, tia Gama Tất cả các bức xạ trên hợp thành
phổ các bức xạ điện từ hay ánh sáng (theo nghĩa rộng), đó là những sóng điện từ
có bước sóng khác nhau.
Về phương diện sinh học chúng ta có thể phân loại như sau:
+ Bức xạ nhiệt: bức xạ vô tuyến, tia hồng ngoại.
+ Bức xạ kích thích: tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
+ Bức xạ ion hoá: tia Rơnghen, tia Gama.
+ Bức xạ mặt trời: Nguồn năng lượng nhiệt và ánh sáng chiếu trên trái đất là


mặt trời. Bức xạ mặt trời sưởi ấm mặt đất, làm bay hơi nước tạo ra sự chuyển động
của không khí, chính vì vậy, tạo ra sự biến đổi thời tiết của từng vùng.
Thành phần của phổ bức xạ mặt trời gồm:
- Bức xạ hồng ngoại: 59 - 80%
- Ánh sáng nhìn thấy: 15 - 40%
- Bức xạ tử ngoại: 1%
• Nhiệt độ không khí
Mặt trời là nguồn nhiệt chính của trái đất, những tia mặt trời không làm
nóng không khí bao nhiêu, mà không khí nóng lên chủ yếu do tiếp xúc với mặt
đất. Khi không khí nóng lên thì trọng lượng không khí giảm xuống nên gây ra các
dòng đối lưu làm cho lớp không khí gần mặt đất có thể truyền nhiệt cho các lớp
không khí bên trên.
Trong năm nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vĩ độ từng nơi. Ở xích đạo ít
thay đổi, ở hai cực dao động nhiều.
Biên độ nhiệt độ trong ngày giảm dần từ xích đạo đến hai cực, biên độ nhiệt
độ trong năm giảm dần từ hai cực đến xích đạo.
• Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là lượng hơi nước không nhìn thấy, tan trong không khí,
biểu hiện bằng sức trương của hơi nước được tính bằng:
mmHg hoặc g/m
3
Độ ẩm không khí có những khái niệm sau đây:
* Độ ẩm tuyệt đối (Humidité absolue) (Ha): Là lượng hơi nước thực tế được
tính bằng gam trong 1m
3
không khí hoặc tính bằng mmHg ở nhiệt độ không khí cụ
thể thực tế nơi đo.
* Độ ẩm tối đa (Humidité maximum) (Hm): Là lượng hơi nước tối đa được
tính bằng gam mà 1m
3

không khí có thể giữ được ở một nhiệt độ nhất định hay là
sức trương của hơi nước bão hoà tính bằng mmHg ở nhiệt độ nhất định. Độ ẩm tối
đa tăng theo tỷ lệ thuận với nhiệt độ không khí.
* Độ ẩm tương đối (Humidité relative) (Hr): là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm
tuyệt đối và độ ẩm tối đa:
Ha
Hr (%) =  × 100
Hm
• Sự chuyển động của không khí
Nguyên nhân có sự chuyển động của không khí là do mặt trời hun nóng mặt
trái đất không đều gây ra sự khác nhau giữa nhiệt độ và áp lực trên mặt đất, tạo ra
sự chuyển động của các luồng không khí gọi là gió.
Gió ở nước ta có hai loại: gió mùa và gió địa phương. Do sự tự quay của trái
đất, do chuyển động và đối lưu của không khí nên gió mang tính chất cục bộ và
địa phương.
• Áp suất của khí quyển
Ở nhiệt độ 0
0
C và độ cao ngang mặt nước biển, áp suất của không khí là
760mmHg (1 Atmotphe = 101,2 milibar).
Trong ngày sự dao động của áp suất không đáng kể, trong năm sự dao động
này khoảng 20 - 30 milibar.
• Nhiệt độ hiệu lực
Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió cùng phối hợp tác động trên cơ thể theo những
tổ hợp khác nhau về mức độ, cơ thể đáp ứng lại không phải riêng biệt với từng
yếu tố mà là tổng hợp cả ba yếu tố trên bằng một cảm giác nhiệt nào đó. Người ta
dùng đơn vị để đánh giá tổng hợp cả ba yếu tố trên đó là nhiệt độ hiệu lực.
Nhiệt độ hiệu lực là sự tác động của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió
trên cơ thể con người.
Người ta ký hiệu nhiệt độ hiệu lực là Tc ( Temperatue concequan)

v
tt
T
c
94,1
2
21

+
=
Hay có thể tính theo công thức sau:
vtT
t
c
94,1
2
1


−=
1.1.2. Các tầng khí quyển
Khí quyển bao bọc quanh trái đất như một đại dương không khí mà đáy của
nó là nơi con người sống và hoạt động, Lớp khí quyển dày khoảng: 500 - 600km
Khí quyển được chia thành 3 tầng cơ bản theo độ cao.
• Tầng đối lưu (địa tầng)
Tầng đối lưu có bề dầy 11 km so với mặt biển, bề dày tầng này tăng lên ở
gần xích đạo khoảng 17 - 18 km, giảm dần ở Bắc cực: 7 - 8 km.
Tầng đối lưu chiếm 3/4 khối lượng không khí của khí quyển Không khí
trong tầng này luôn chuyển động cả theo chiều ngang và chiều thẳng đứng.
Đặc điểm của tầng đối lưu là áp suất và nhiệt độ giảm theo chiều cao,

trung bình cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ hạ xuống 0,60C. Ở miền vĩ độ trung bình
thì giới hạn trên của tầng đối lưu có nhiệt độ từ: -500C đến - 600C.
Trong tầng đối lưu hơi nước bốc lên từ mặt đất, trong những điều kiện
nhất định có thể ngưng kết thành mây, sương, tuyết, đá,
Lớp đối lưu giới hạn là lớp trung gian giữa tầng bình lưu và tầng đối lưu ở
lớp này nhiệt độ ổn định, không hạ thấp xuống nữa.
• Tầng bình lưu (tầng tinh khí)
Tầng này dầy khoảng 70 - 80 Km, chia làm 3 lớp:
- Lớp dưới (lớp đẳng nhiệt): Tính từ tầng đối lưu giới hạn cho đến 30 - 35
km, nhiệt độ trong lớp này khoảng: - 55
0
C.
- Lớp trung bình (lớp nóng): ở lớp này nhiệt độ bắt đầu tăng lên và khi lên
tới 60 km thì nhiệt độ đạt tới 65
0
C - 75
0
C. Nhiệt độ tăng ở đây là do Ozôn hấp thụ
bức xạ tử ngoại.
- Lớp trên (lớp lạnh): Từ 60 - 80 km, ở lớp này nhiệt độ giảm đi rất nhanh
theo độ cao. Không khí ở tầng này chỉ chuyển động theo chiều ngang.
• Tầng điện ly
Là vùng không khí rất loãng nằm trên tầng bình lưu. Tầng này có khả năng
dẫn điện mạnh do sự tác động của tia cực tím và các phân tử ion hoá.
1.1.3. Thành phần hóa học của không khí
• So sánh giữa khí trời và khí thở.
Các chất CO
2
(%) O
2

(%) N
2
(%) H
2
O (%)
Khí trời 0,03 20,7 - 20,9 79,9 Khác
Khí thở 3,4 15,4 79,1 Bão hoà
• Thành phần các chất khí.
Các chất chủ yếu tạo thành không khí là Nitơ (đạm khí) chiếm 78% thể
tích, Oxy (dưỡng khí) chiếm 20,9% và Acgon chiếm 0,94%. Thêm vào đó là
lượng nhỏ thán khí (CO
2
) và kinh khí (H
2
), Heli, Kripton, Neon, Xeon, Ozôn
Ngoài các thành phần trên, trong không khí còn có hơi nước, bụi, vi sinh
vật và những hợp chất khác như Cacbonoxyt (CO), Amoniac (NH
3
), các hợp chất
Nitơ: NO, NO
2
, N
2
O
5
, N
2
O
4


+ Oxy (O
2
)
Oxy là yếu tố cần thiết cho các hoạt động sống của con người và sinh vật
nói chung. Bình thường cứ 1 giờ người ta tiêu thụ 25 lit khí oxy và thải ra 22 lit
khí CO
2
, song lượng oxy của không khí gần như không thay đổi do oxy được đền
bù từ các phần xanh của thực vật. Oxy của không khí chỉ giảm đi ở những nơi
đông người và khi lên cao.
+ Cacbonic (CO
2
)
Cacbonic chiếm 0,03 - 0,04 %. Nguồn gốc của khí này là do quá trình thở
ra của con người và động vật, quá trình thối rữa và phân giải các chất hữu cơ, quá
trình đốt cháy các nhiên liệu, do bốc lên từ hầm mỏ, núi lửa, suối khoáng
Thảo mộc, mây, mưa, tuyết, đá, mặt biển và đại dương là những yếu tố
làm cân bằng lượng cacbonic trong không khí.
Cacbonic có vai trò trong điều hoà hô hấp: Khi tăng nồng độ khí này thì kích
thích trung tâm hô hấp và ngược lại.
+ Nitơ (N
2
)
Ni tơ là yếu tố cần thiết cho cây cối. Trong không khí Ni tơ là thành phần
chính chiếm 78% thể tích không khí.
+ Ozôn (O
3
)
Trong không khí Ozôn được hình thành nhờ các tác dụng của hiện tượng
phóng điện trong không trung. Lượng khí này trong không khí thường rất thấp: 0,2

- 0,8 mg/ 100m
3
. Ozôn chỉ tồn tại ở trong không khí sạch. Tuy nhiên lượng Ozôn
cao quá sẽ có tác hại tới sức khoẻ và gây buồn ngủ.
+ Hơi nước
Hơi nước trong không khí có tác dụng giữ ẩm cho trái đất, đồng thời là
một trong những yếu tố quan trọng của thời tiết, ảnh hưởng đến đời sống và khí
hậu trên trái đất.
+ Các thành phần khác
+ Bụi: có tác dụng hấp thu nhiệt, ngăn cản sự toả nhiệt của trái đất, tạo ra
mây mưa do hấp thu hơi nước quanh nó.
+ Vi sinh vật
+ Hơi khí độc: Hydrosunfua, Alhydrit sufurơ, Sufurơ, Hydroclorua,
Amoniac, oxyt nitơ: NO, NO
2
, NO
3
, N
2
O
4
, N
2
O
5
, các chất khí đốt: CO
1.2. Vai trò của không khí đối với sự sống của con người và sinh vật
Đời sống mọi sinh vật luôn luôn quan hệ mật thiết với hoàn cảnh bên ngoài.
Nhà sinh lý học người Nga I.M. Xetsenov đã nói: "Người ta không thể quan niệm
đời sống của sinh vật nếu không có hoàn cảnh bên ngoài để duy trì nó".

Không khí là một trong những yếu tố quan trọng của ngoại cảnh. Mối liên
quan giữa không khí và con người thể hiện như sau:
Thành phần vật lý và hoá học của không khí cần duy trì ở mức độ nhất định.
Nếu các yếu tố đó thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường đều không có lợi cho
sức khoẻ.
Không khí cung cấp oxy cho cơ thể tham gia chuyển hoá, duy truỳ sự sống.
Không khí ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt và các chức phận sinh lý khác.
Thành phần lý học của không khí có ảnh hưởng đến khí hậu và thời tiết của
địa phương, khu vực.
Khí hậu và thời tiết
Khí hậu là chế độ thời tiết trong nhiều năm và phụ thuộc vào bức xạ mặt
trời, tính chất của đất (nhẵn, có cỏ, bụi rậm, rừng cây ), và sự chuyển động của
không khí. Khí hậu là tất cả các thời tiết thấy ở một nơi. Khí hậu bền hơn thời tiết,
thay đổi rất chậm qua hàng thế kỷ.
Thời tiết là tình trạng lý học của không khí, nó phụ thuộc vào một số yếu tố
như: nhiệt độ, độ ẩm và sự chuyển động của không khí, mưa, Thời tiết thường
không bền và có thể thay đổi nhiều lần trong ngày.
Đặc điểm của khí hậu thời tiết Việt nam là nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm,
mưa nhiều và thay đổi đột ngột. Do đặc điểm của khí hậu nước ta nên từ tháng 5
đến tháng 10 có phong trào phòng chống các bệnh mùa hè vì thời tiết nóng ẩm là
yếu tố kích thích côn trùng phát triển như ruồi, nhặng con người rất dễ mắc các
bệnh đường tiêu hoá như ỉa chảy, giun sán. Mặt khác do nhiệt độ về mùa hè tăng
cao nên cần chú ý phòng chống say nóng nơi sản xuất và say nắng khi làm việc
ngoài trời. Thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 do thời tiết lạnh và khô tạo điều kiện
thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp, tim mạch, khớp, còi xương, chấy rận phát
triển nên phải giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, người ốm và những
người làm việc ở ngoài trời trong những ngày nhiệt độ môi trường xuống quá thấp.
Cơ thể con người có những phản xạ có điều kiện để thích nghi với điều kiện
khí hậu nơi mình sinh sống. Sự thích nghi đó còn phụ thuộc vào điều kiện xã hội
và sinh hoạt của từng nơi.

Để phòng bệnh theo mùa cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Vệ sinh hoàn cảnh tốt: Môi trường xung quanh nơi ở sạch sẽ, có đầy đủ các
công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn
- Vệ sinh cá nhân tốt: Đảm bảo ăn sạch, uống sạch, đủ chất, cân đối giữa các chất
- Vệ sinh nhà ở sạch: ở sạch, nhà cửa thoáng mát, ấm về mùa đông và mát về
mùa hè.
- Vệ sinh cá nhân tốt: Quần áo sạch sẽ thoáng mát về mùa hè, đủ ấm về mùa
đông, rèn luyện cơ thể thường xuyên, chế độ nghỉ ngơi hợp lý
- Thực hiện tiêm chủng phòng bệnh tốt nhất là cho trẻ em.
2. Các chỉ số đánh giá vệ sinh môi trường không khí, tiêu chuẩn chất lượng
môi trường không khí cho phép ngưỡng tối đa của một chất khí
2.1. Các chỉ số đánh giá vệ sinh môi trường không khí
Một số thông số dùng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám
sát tình trạng ô nhiễm không khí (TCVN 5937-2005):
- SO
2
- CO
- NO
2
- O
3
- Bụi lơ lửng
- Bụi PM10
- Pb
Một số thông số về các chất độc hại trong không khí xung quanh (TCVN
5938-2005):
- HCl
- Cl
2
- NH

3
- H
2
S
2.2. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí cho phép
2.2.1. Tiêu chuẩn các chất theo quy chuẩn Quốc gia 2009
+ Đánh giá ô nhiễm không khí dựa theo tiêu chuẩn chất lượng không khí
xung quanh TCVN 5937/2005 (quy chuẩn Quốc Gia 2009). Bao gồm các chỉ tiêu
như sau:
. CO: 30.000µg/m
3
(trong 1 giờ)
. H
2
S: 42 µg/m
3
(TB/trong 1 giờ)
. NH
3
: 200µg/m
3
(TB/trong 1 giờ)
. SO
2
: 350µg/m
3
(TB/trong 1 giờ)
. Pb: 1,5 µg/m
3
(TB/trong 24 giờ)

. O
3
: 180 µg/m
3
(TB/trong 1 giờ)
. HCl: 60 µg/m
3
(TB/trong 24 giờ)
. Cl
2
: 100 µg/m
3
(TB/trong 1 giờ)
. NO
2
: 200µg/m
3
(TB/trong 1 giờ)
. Bụi lơ lửng (TSP): 300µg/m
3
(TB/trong 1 giờ)
. Bụi ≤10µm (PM10): 150µg/m
3
(TB/trong 24 giờ)
2.2.2. Không khí nơi sản suất công nghiệp
- Mức độ các chất độc cho phép trong không khí nơi làm việc của công nhân
rất khác nhau ở nhiều nước vì vậy rất khó qui định giới hạn nồng độ tối đa các
chất độc có thể áp dụng trong phạm vi Quốc tế, bởi bị nhiễm độc hay không ngoài
vấn đề tiếp xúc với chất độc, còn tuỳ thuộc vào sức khoẻ công nhân, cường độ và
thời gian tiếp xúc.

- WHO (1969) đề nghị áp dụng mức độ cho phép các chất độc trong không khí như:
Chất độc
Nồng độ tối đa cho phép trong không
khí (mg/m
3
)
HCl 5-7
Phosgen (Cacbon oxy clorua) 0,4-0,5
H
2
S 10-15
SO
2
10-13
H
2
SO
4
và SO
3
1
O
3
0,1-0,2
NH
3
20-35
As 0,2-0,3
Nitro benzen 20-35
Dinitro benzen 3-5

2.2.3. Không khí trong khu vực đông dân cư
+ Mức độ ô nhiễm không khí biểu hiện qua nồng độ các chất gây ô nhiễm.
+ Đơn vị đo nồng độ là:
- mg/m
3

- mg (g)/ m
2
; kg (tấn)/ km
2

(số lượng lắng đọng trên diện tích bề mặt)
- mg/m
2
/ngày; mg/m
2
/giây; tấn/km
2
/năm
(tính theo thời gian)
+ Hiện nay người ta căn cứ vào hàm lượng SO
2
và bụi trong không khí để đánh
giá chung về ô nhiễm không khí:
Không khí Nồng độ bụi SO
2(
(mg/m
3
)
tấn/ km

2
/năm mg/m
3
Khu vực trong sạch < 100 0,25 0,01
Ô nhiễm nhẹ < 130 1,00 0,023
Ô nhiễm vừa < 200 2,00 0,03
Ô nhiễm nặng < 300 3,00 0,04
Ô nhiễm quá nặng < 500 4,00 0,08
Ô nhiễm rất nặng < 700
≥ 5,00 và hơn ≥ 0,08
3. Ô nhiễm không khí
3.1. Định nghĩa ô nhiễm không khí
- Hầu hết chúng ta đã có lần phải tiếp xúc với môi trường không khí bị ô
nhiễm, có người đã phải nhiều lần hoặc khá thường xuyên tiếp xúc với môi trường
không khí ô nhiễm.
- Khi chúng ta đứng trên bờ biển của thành phố New york hoặc thành phố
Los Anggeles thì sẽ thấy những đám mây màu nâu đỏ bao phủ trên bầu trời
thành phố và thấy chúng trôi từ từ về phía bờ biển.
- Nếu ngồi trên những ngôi nhà chọc trời ở các thành phố công nghiệp như
Denver, Los Anggeles, Sanfrancisco sẽ nhìn thấy những đám khói đen bao phủ
quanh ta.
Tất cả những điều đó là biểu hiện của ô nhiễm không khí.
- Trước đây, ngưòi ta coi hình ảnh của ống khói của nhà máy nhả vào không
khí là hình ảnh của sự tiến bộ và phát triển thì ngày nay những ống khói đó là biểu
hiện của sự ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí là trong không khí có mặt một chất lạ hoặc có một sự
biến đổi quan trọng trong thàmh phần không khí gây ra tác động có hại hoặc một
sự khó chịu: mùi khó chịu hoặc giảm tầm nhìn xa do bụi
- Chất ô nhiễm không khí là một chất có trong khí quyển nhưng ở nồng độ
cao hơn bình thường hoặc chất đó bình thường không có trong không khí.

Tính chất của sự ô nhiễm không khí
+ Ô nhiễm không khí tùy theo địa điểm, chẳng hạn như sự tăng cao khí
cacbonic (CO) trong không khí ở các thành phố có quá nhiều phương tiện giao
thông vận tải bằng ô tô, hoặc các nhà máy lại thải vào khí quyển các loại khí khác
nhau cùng các kim loại, hợp chất hữu cơ, vô cơ,
+ Ô nhiễm không khí mang tính chất địa phương, tuy nhiên đôi khi những
vật gây ô nhiễm có thể di chuyển đi khá xa từ nơi này đến nơi khác, từ nước này
đến nước.
3.2. Lịch sử của ô nhiễm không khí
+ Trên thế giới có những vụ ô nhiễm không khí khủng khiếp như ở Hungari
vùng thung lũng sông D.Suan năm 1948
+ 1952 ở thành phố Luân Đôn có hiện tượng đảo nghịch khí quyển do lượng
khói khổng lồ từ các lò sưởi bằng than và từ các ống khói của các xí nghiệp công
nghiệp trong vòng từ 2-3 tuần đã làm chết 4000 người và ảnh hưởng còn kéo dài
đến nhiều năm sau, một số lượng người lớn bị mắc các bệnh tim phổi.
+ Một số nhà khoa học nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí là nguyên nhân
gây tăng cao các bệnh phổi như viêm phế quản mãn, ung thư phổi người ta cho
biết trẻ em ở Mỹ và Nhật sống ở vùng không khí bị ô nhiễm nặng thấy mắc các
bệnh nhiểm trùng đường hô hấp trầm trọng hơn
+ Ở thành phố Los Angeles khi cho lái xe lái trong 90 phút thì sau đó các lái xe
thấy có hiện tượng đau ngực, thở nhanh nông hơn so với trước khi lái xe.
+ Ô nhiễm không khí ở Việt Nam
Hiện tượng ô nhiễm không khí rất nặng như các khu công nghiệp: Thượng
Đình, Minh Khai - Mai Động (Hà Nội), Thủ Đức, Tân Bình (thành phố Hồ Chí
Minh), Biên Hoà I (Đồng Nai), Khu Công nghiệp Việt Trì, Khu Gang thép Thái
Nguyên, và ô nhiễm không khí cục bộ ở xung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi
măng (đặc biệt là xi măng lò đứng), các lò nung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất đồ
gốm, các nhà máy nhiệt điện đốt than và đốt dầu FO, các nhà máy đúc đồng, luyện
thép, các nhà máy sản xuất phân hoá học, Các chất ô nhiễm không khí chính do
công nghiệp thải ra là bụi, khí SO

2
, NO
2
, CO, HF và một số hoá chất khác.
Ô nhiễm môi trường không khí ở nhiều làng nghề đã tới mức báo động, một
số bài báo đã đánh giá một cách đáng lo ngại là "sống giàu, nhưng chết mòn" đối
với làng tái chế nilông Minh Khai (Như Quỳnh, Hưng Yên); "hít khói ăn tiền" ở
xã Chỉ Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên) - tái chế chì, hay là "những làn khói độc" ở
làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Ở rất nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng
nghề ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đang kêu cứu về ô nhiễm môi trường không khí.
Nguồn ô nhiễm không khí từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân. Ở nông thôn
nước ta thường đun nấu bằng củi, rơm, cỏ, lá cây và một tỷ lệ nhỏ đun nấu bằng
than. Nhân dân ở thành phố thường đun nấu bằng than, dầu hoả, củi, điện và khí tự
nhiên (gas). Đun nấu bằng than và dầu hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm
đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí
trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Trong những năm gần
đây, nhiều gia đình trong đô thị đó sử dụng bếp gas thay cho bếp đun bằng than
hay dầu hoả.
Ô nhiễm không khí SO
2
, NO
2
và CO. Nồng độ trung bình 1 giờ, cũng như
trung bình ngày của các khí trên trong không khí ở gần hầu hết các đô thị Việt
Nam đều nhỏ hơn hoặc xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép, tức là chưa bị ô nhiễm
khí SO
2
, NO
2
và CO.

Ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải
Phòng, nồng độ khí CO trung bình ngày dao động từ 2 - 5 mg/m3, nồng độ khí
NO
2
trung bình ngày dao động từ 0,04 - 0,09mg/m3, chúng đều nhỏ hơn trị số tiêu
chuẩn cho phép, tức là ở các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, nói chung chưa
có hiện tượng ô nhiễm khí CO và khí NO
2
. Tuy vậy, ở một số nút giao thông lớn
trong đô thị nồng độ khí CO và khí NO
2
đó vượt trị số tiêu chuẩn cho phép, như ở
ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ (thành phố Hồ Chí Minh) trị số trung
bình ngày của năm 2001: 0,19, gấp 1,9 lần trị số tiêu chuẩn cho phép, nồng độ CO
năm 2001: 15,48 gấp 3,1 lần trị số tiêu chuẩn cho phép; tương tự, năm 2002 nồng
độ khí NO
2
= 0,191mg/m
3
và khí CO = 12,67mg/m
3
.
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện tại trên địa bàn thành phố có 1.223 trang
trại chăn nuôi, nhưng chủ yếu là chăn nuôi tự phát, tận dụng, phân tán, nhỏ lẻ.
Trong đó, đến 80% cơ sở chăn nuôi xây dựng chuồng trại ngay trong khu dân cư,
gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay việc đáng lo ngại nhất là dù chăn
nuôi ở quy mô nhỏ hay lớn các loại chất thải trong chăn nuôi đa phần vẫn chưa
được xử lý. Chất thải trong chăn nuôi được phân ra làm 3 loại: chất thải rắn, chất
thải lỏng, chất thải khí bao gồm CO
2

, NH
3
… đều là những loại khí chính gây hiệu
ứng nhà kính; trong khi đó ước tính ở Hà Nội có khoảng 1 triệu tấn/năm chất thải
rắn được thải ra môi trường. Chỉ một phần nhỏ của chất thải rắn được ủ để làm
phân bón, một phần được dùng trực tiếp tưới cho hoa màu và nuôi cá. Chất thải
lỏng bao gồm nước tiểu, nước tắm cho vật nuôi, nước rửa chuồng đa phần đều
chảy trực tiếp ra hệ thống cống thoát nước chung trong khu dân cư.
Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy ngành chăn nuôi đó
và đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng như thoái hoá đất, biến đổi
khí hậu và ô nhiễm không khí, thiếu nước và ô nhiễm nước, mất đa dạng sinh học.
Trong đó, ngành chăn nuôi phải chịu trách nhiệm về 18% trong tổng lượng phát
thải khí nhà kính của toàn cầu, cao hơn cả ngành giao thông vận tải. Lượng phát
thải CO
2
từ chăn nuôi chiếm 9% toàn cầu, chủ yếu là do hoạt động chuyển đổi
mục đích sử dụng đất - đặc biệt là phá rừng để mở rộng các khu chăn nuôi và các
vùng trồng cây thức ăn gia súc.
+ Ở Việt Nam những vùng bị coi là ô nhiễm nặng như: Dệt 8/3, cơ khí Mai
động, xí nghiệp hoá chất Ba Nhất (Bạch Mai), khu công nghiệp Thượng Đình, nhà
máy hoá chất Việt Trì, khu công nghiệp Biên Hoà
- Nồng độ SO
2
ở Mai động Minh Khai (Nhà máy dệt 8/3 và nhà máy cơ
khí Mai Động) tăng gấp 8- 16 lần tiêu chuẩn cho phép.
- Bụi không khí của nhà máy xi măng Hải Phòng, khu dân cư tăng gấp3-4
lần so với tiêu chuẩn cho phép.
- Khu dân cư quanh nhà máy hoá chất, nhà máy đường, nhà máy giấy thành
phố Việt Trì: Bụi tăng gấp 7-10 tiêu chuẩn cho phép, SO
2

tăng từ 2- 3 lần, NO
2
tăng 3-4 lần.
3.3. Các nguồn gây ô nhiễm, các tác nhân gây ô nhiễm và quá trình ô nhiễm
không khí
3.3.1. Các nguồn ô nhiễm
• Nguồn ô nhiễm thiên nhiên
Ô nhiễm không khí là do các hiện trạng thiên nhiên gây ra như đất sa mạc, đất
trồng bị mưa gió bào mòn và tung vào không khí bụi đất, bụi đá và thực vật, hiện
tượng núi lửa phun các nham thạch cùng các hơi khí, nước bị ô nhiễm bốc hơi
• Nguồn ô nhiễm nhân tạo
+ Các chất ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là:
- Các loại oxyt nitơ: Nitric oxyt: N
2
O
Nitơ oxyt: NO
Nitơ đi oxyt: NO
2
- Aldehyt Sunfurơ: SO
2
- Cacbon oxyt: CO, CO
2
- Khí Halogen: Cl
2
, Br
2
, I
2
- Hợp chất Flo
- Các chất tổng hợp Et- xăng, Benzen, Axetic, Ete

- Các chất thải phóng xạ
- Các chất lơ lửng: bụi rắn, bụi lỏng, vi sinh vật
- Nhiệt độ
- Tiếng ồn
+ Các chất gây ô nhiễm không khí thường ở các dạng:
- Rắn: bụi, muội
- Sương
- Khí
Các chất ô nhiễm nhân tạo đều từ ba nguồn sau:
+ Nguồn ô nhiễm công nghiệp
- Ống khói từ các nhà máy xí nghiệp thải vào môi trường không khí nhiều
chất độc hại.
- Từ các quá trình công nghệ sản xuất do bốc hơi, dò rỉ, thất thoát trên dây
chuyền sản suất, trên đường ống dẫn tải
- Các chất thải do các quá trình công nghệ này có đặc điểm là nồng độ cao,
tập trung trong khoảng không gian nhỏ. Ví dụ: nhà máy nhiệt điện, nhà máy hoá
chất, nhà máy luyện kim, ngành công nghiệp
+ Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải
Nguồn này nảy sinh ra 2/3 là khí Cacbonic, ngoài ra còn có khí
Hydrocacbon, Nitơ oxyt.
Đặc điểm của nguồn này là ô nhiễm thấp chủ yếu ở hai bên đường.
+ Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người gây ra, nguồn này chủ yếu do
bếp đun, lò sưởi sử dụng các nhiên liệu như than, củi, dầu hoả và khí đốt.
Đặc điểm của nguồn này nhỏ mang tính chất cục bộ.
3.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến khuyếch tán ô nhiễm không khí
- Yếu tố khí tượng: nhiệt độ, độ ẩm, gió
- Địa hình: đồng bằng, đồi núi, nhà, các cônng trình xây dựng
Muốn đánh giá mức độ ô nhiễm không khí, kiểm tra, kiểm soát và dự báo
cũng như phòng ngừa ô nhiễm không khí cần phải xác định được nồng độ mỗi
chất gây ô nhiễm trong môi trường không khí.

3.3.3. Các tác nhân gây ô nhiễm
• Ô nhiễm nhiệt
+ Nguyên nhân của ô nhiễm nhiệt không khí
- Gia tăng hàm lượng khí CO
2
trong không khí do đốt cháy các nhiên liệu
hoá thạch như: Dầu hoả, than đá
Theo tính toán sơ bộ thì mỗi năm có hàng tỷ tấn CO
2
được thải ra môi
trường do đốt cháy dầu hoả, than đá và các nguyên liệu khác.
Dân số tăng, sản suất phát triển thì việc đào thải khí CO
2
càng nhiều.
Khí CO
2
sinh ra một phần được hoà tan vào nước đại dương, một phần
được cơ thể sống giữ lại, một phần được giữ lại trong không khí, do vậy mỗi năm
nồng độ khí CO
2
tăng lên 0,2 % như vậy làm tăng nhiệt độ không khí trung bình ở
bề mặt đất lên 0,2- 0,3
0
C tính từ những năm 1940 đến nay.
- Sự tích luỹ các hợp chất CFM (Clorua flor metan), CFC (Clorua flor
cacbon) trong thượng tầng khí quyển, các chất này có tên gọi chung là FREON.
Chất này được sử dụng làm tác nhân đẩy trong các bình khí nén ở tầng khí quyển
ở gần mặt đất, và còn được tìm thấy khi sản xuất máy làm lạnh, khi ở gần mặt đất
chất này trơ với phản ứng thông thường nhưng ở tầng bình lưu thì các chất
FREON dưới tác dụng mạnh của tia bức xạ tử ngoại chuyển thành các nguyên tử

Clo, mỗi nguyên tử Clo được giải phóng ra sẽ phản ứng dây chuyền với hàng trăm
ngàn phân tử Ozôn và chuyển Ozôn thành Oxy. Chính vì vậy nguồn Ozôn trong
tầng bình lưu bị giảm, làm cho ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất nhiều hơn do
vậy nhiệt độ trái đất tăng, bức xạ tử ngoại chiếu xuống trái đất cũng tăng.
- Sự phát triển của ngành hàng không, máy bay ở độ cao 16- 24 km thì các
động cơ của máy bay làm suy giảm tầng Ozôn.
+ Hậu quả của ô nhiễm nhiệt: do suy gảm tầng Ozôn dẫn đến:
- Nhiệt độ trái đất tăng: làm tan các tảng băng gây lụt lội và thay đổi thời tiết
-Bức xạ tử ngoại xuống trái đất cũng tăng: làm huỷ hoại sinh vật trên trái đất,
ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
- Theo tính toán lý thuyết người ta thấy cứ giảm bức xạ mặt trời xuống mặt
đất 1% thì nhiệt độ trung bình của không khí mặt đất giảm đi 1,5
0
C.
• Sunfuarơ Andehyt (SO
2
)
- Khí Sunfuarơ Andehyt có trong không khí là do đốt cháy các nhiên liệu có
chứa lưu huỳnh. Chất này có nồng độ cao trong không khí của các điểm dân cư,
mỏ than, dầu mazut
- Hàng năm trên thế giới thải ra trên 140 triệu tấn Sunfuarơ Andehyt
và người ta dự tính những năm 2000 sẽ là trên 300 triệu tấn.
- Các nhà khoa học đã làm các thí nghiệm và cho biết Sunfuarơ Andehyt có
nồng độ thấp cũng có thể gây co thắt các loại cơ thẳng của phế quản, ở nồng độ
cao gây tăng tiết chất nhày ở thành đường hô hấp trên.
Tuy nhiên sức đề kháng của cơ thể tăng lên khi chịu tác dụng lâu dài của
chất này
- Sunfuarơ Andehyt trong không khí sẽ kết hợp với Oxy tạo thành Andehyt
sufuaric, chất này gặp nước trong không khí tạo thành axit sunfuaric
SO

2
+ O
2
→ SO
3
SO
3
+ H
2
O → H
2
SO
4
Axit sufuaric sinh ra là nguyên nhân gây mưa axit làm hư hại cây cối, tăng
độ chua của đất trồng trọt, ăn mòn kim loại, huỷ hoại dần các công trình xây dựng,
đặc biệt là các công trình bằng đá.
- Ngày nay có hai cách để hạn chế thải khí Sunfuarơ Andehyt ra ngoài môi
trường đó là loại lưu huỳnh ra khỏi nguyên liệu và giữ khí Sunfuarơ Andehyt
trong khí thải, tận dụng khí này để sản xuất axit sunfuaric.
• Oxyt cacbon (CO)
- Oxyt cacbon được tạo thành chủ yếu do đốt cháy không hoàn toàn
những hợp chất có chứa cacbon, hoặc sinh ra trong khi bắn pháo, bắn đại liên, tắc
nghẽn giao thông
- Oxyt cacbon là chất độc hại khi cơ thể bị nhiễm độc sẽ giảm cung cấp
oxy cho tổ chức của cơ thể do oxyt cacbon kết hợp với Hemoglobin, ái lực của
oxyt cacbon với hemoglobin mạnh gấp 250 - 300 lần ái lực của oxy với
hemoglobin. Tuy nhiên cacbon oxyt không có tác động tích luỹ nên khi nồng độ
cao thì có thể gây ngộ độc cấp, nhưng trong trường hợp cacbon oxyt tác động lâu
dài ở nồng độ tương đối thấp lại không gây nhiễm độc mạn tính.
• Chì (Pb)

- Chì được sản sinh ra khi đốt cháy các loại xăng có pha chì (Tetraetyl
chì), cứ 1lit xăng có 0,8ml Tetraetyl chì.
- Sự có mặt của chì trong không khí điểm dân cư thường rất ít, mà chì
chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá
- Chì có khả năng gây nhiễm độc tích luỹ - nhiễm độc mạn tính.
• Hợp chất Flo
- Nguồn đưa Flo vào trong không khí là các quá trình tự nhiên, đốt
nhiên liệu: than,
- Flo có thể gây tổn thương phần hở của cơ thể như da và niêm mạc, tuy
nhiên chúng ta còn biết rất ít ảnh hưởng của chất này đối với cơ thể.
Các hoá chất khác
- Thuốc bảo vệ thực vật có chứa Clo dùng phun trừ sâu, diệt cỏ, kích
thích cây trồng, diệt côn trùng có cánh,
- Hydrocacbua thơm đa vòng: dùng trong thí nghiệm gây ung thư trên
động vật.
- Chất đồng vị phóng xạ: do mất đi lớp đất và vỏ bề mặt bao phủ tự
nhiên, các vụ nổ vũ khí hạt nhân, sử dụng các đồng vị phóng xạ vào trong nghiên
cứu khoa học, điều trị, công nghiệp, nông nghiệp,
3.4. Tác hại của ô nhiễm không khí
3.4.1. Các chất độc gây bệnh lý đối với con người
* Các chất độc gây hại với sức khỏe
- Aldehyt: chất này phân ly từ các chất dầu mỡ và glyxerin. Aldehyt gây
buồn phiền, cáu gắt, ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp
- Amoniac: từ quá trình sản xuất đạm, sơn, chất nổ. Amoniac gây viêm
đường hô hấp
- Arsin (AsH
3
): Do sử dụng que hàn sắt, thép chất này gây giảm hồng
cầu, độc với thận, da.
- Oxyt Cacbon (CO): Giảm bớt khả năng lưu chuyển oxy máu

- Clo: sản sinh do tẩy vải, sợi. Chất này có hại đối với cơ quan hô hấp, mắt.
- Nitơ oxyt: sinh ra do công nghệ làm mềm than, ống xả ô tô, xe máy.
Gây ảnh hưởng cơ quan hô hấp, bụi phổi do muội.
- Hydrosunfua (H
2
S): sinh ra từ công nghiệp hoá chất, tinh luyện nhiên
liệu có nhựa đường. Đây là chất gây nôn, kích thích mắt, họng
- Tro, muội, khói: sinh ra ở lò đốt của mọi ngành công nghiệp. Gây
bệnh khí phế thũng, đau mắt, ung thư
* Các bệnh thường gặp khi phơi nhiễm với ô nhiễm không khí
Bệnh hay tình
trạng bệnh
Ô nhiễm không khí có thể ảnh
hưởng bằng cách
Các yếu tố liên quan
Viên phế quản
cấp
Những ảnh hưởng kích thích trực
tiếp của SO
2
, bồ hóng và các chất
ô nhiễm từ dầu mỏ.
Khói thuốc lá có thể gây
ra thêm những ảnh hưởng
Nhiễm khuẩn hô
hấp cấp
Nguy cơ tăng ở trẻ nhỏ
Nghèo, suy dinh dưỡng
phơi nhiễm với các tác
nhân gây bệnh

Hen Nặng hơn do kích thích phổi
Cơ địa dị ứng của phổi,
và dị ứng đường thở
.Viêm phế quản
mãn tính
Ho trầm trọng hơn, nhiều đờm
(tần xuất xuất hiện triệu trứng
tăng) liên quan tới các chất ô
nhiễm
Hút thuốc bệnh nghề
nghiệp
Chết
Bụi siêu nhỏ làm tăng tỷ lệ tử
vong do các bệnh tim mạch và
phổi, người ta chưa biết cơ chế.
Có tiền sử bệnh tim mạch
và phổi
Đau nhức mắt
Ảnh hưởng đặc thù của các chất
oxit hóa quan, có thể là andehit
hay peroxyacety nitrates, bụi mịn
Tính nhạy cảm
Đau đầu
Lượng CO đủ để tạo ra một lượng
HbCO cao hơn 10% trong máu
Hút thuốc có thể cũng
làm tăng HbCO nhưng
khộng đủ để dẫn tới.
Ngộ độc chì Làm yếu cơ thể người bệnh Ở gần nguồn ô nhiễm
Tác hại phổ biến nhất của ô nhiễm không khí là gây ra những triệu chứng về

đường hô hấp, bao gồm ho (có thể có đờm), ngứa mũi và cổ họng, hơi khó thở.
Những triệu chứng này thường xảy ra với những triệu chứng ngứa mắt và mệt
mỏi. Dấu hiệu điển hình là xuất hiện nhiều các triệu chứng dị ứng. Các vận động
viên thường báo rằng họ thực hiện bài tập không tốt và nhanh cảm thấy mệt mỏi
khi tập trong môi trường không khí bị ô nhiễm cao. Những bệnh nhân hen và bệnh
nhân tắc phổi mãn tính (COPD) thường bị nặng hơn trong điều kiện ô nhiễm
không khí. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa
những tần số vầ tính nghiêm trọng của các cơn hen với nồng độ sulfat và chất oxi
hóa trong không khí. Những người bị viêm phế quản có thể bị ho nhiều hơn do
màng nhầy cuống phổi bị kích thích. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đường hô
hấp dưới cấp tính cũng xảy ra thường xuyên hơn ở những vùng có mức ô nhiễm
cao hơn. Sốt không phải là dấu hiệu đặc trưng do phơi nhiễm với các chất ô nhiễm
không khí mà có thể là do bị nhiễm khuẩn.
Những ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm không khí lên tĩnh mạch chủ yếu là
liên quan với CO, CO làm giảm lượng oxi trong máu và bị nghi ngờ là nguyên
nhân làm trầm trọng thêm chứng xơ vữa động mạch. Những ảnh hưởng này có thể
xảy ra ở người bình thường, nhưng thường đặc biệt nguy hiểm đối với những bệnh
nhân bị bệnh tim.
Những ảnh hưởng mà ô nhiễm không khí gây ra cho đường hô hấp, đặc biệt ở
những người bị viêm phế quản mãn tính, co thể làm tăng áp lực đối với tim. Ô
nhiếm không khí có liên quan với gia tăng nguy cơ tử vong do các bệnh tim phổi,
thậm chí ở những nồng độ thấp hơn mức có thể gây độc cấp tính đối với tim hay
phổi. Kích thích phản xạ thần kinh nối liễn giũa phổi và tim có thể gây ra những
vấn đề khác ở những bệnh nhân bị bệnh tim.
Kích thích màng nhầy dưới dạng viên phế quản cấp tính hay mãn tính, ngứa
mũi hoặc viêm màng kết là đặc trưng của ô nhiễm không khí ở nồng độ cao, tuy
nhiên những ảnh hưởng này là khác nhau ở mỗi người. Ngứa mắt là triệu trứng
thường xảy ra với mức độ trầm trọng ở trong môi trường có nồng độ các hạt ô
nhiễm không khí cao (chỉ những hạt trong khoảng hạt hô hấp hoặc những muội
than lớn mới thực sự nguy hiểm) hoặc các nồng độ cao các chất oxi hóa quang hóa

đặ biệt là các andehit.
Mối liên quan giữa ung thư với các thành phần hữu cơ gây ô nhiễm không
khí đã thu hút được nhiều sự quan tâm, nhưng hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa
chứng minh được rằng liệu các chất hữu cơ gây ô nhiễm xung quanh có thực sự
liên quan với bệnh ung thư hay không. Có rất ít bằng chứng cho thấy ô nhiễm
không khí trong cộng đồng là nguyên nhân chính gây ung thư, ngoại trừ một số
trường hợp đặc biệt. Ví dụ về ung thư liên quan với ô nhiễm không khí trong cộng
đồng do sự phát thải chất ô nhiễm tại một số điểm như từ các lò nấu kim loại
không đảm bảo chất lượng, giải phóng ra asen gây ung thư phổi. Đồng thời cũng
có một số bằng chứng đáng tin cậy cho thấy chất ô nhiễm không khí trong nhà
(radon) và tại nơi làm việc (amiang) có liên quan với ung thư phổi. Khói thuốc lá
có khả năng gây ung thư cao hơn asen, radon hay amiang trong không khí, nguy
cơ ung thư tăng lên nhiều lần nếu phơi nhiễm với những độc chất này.
Tích tụ chì gây ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thần kinh trung ương và có thể làm
giảm khả năng hấp thu của trẻ em. Ở nhiều nước trên thế giới, do chì có trong
xăng dầu nên phơi nhiễm với chì chủ yếu là do ô nhiễm không khí. Thậm chí ở các
nơi cấm sử dụng xăng pha chì thì vẫn còn chì trong môi trường.
Có một số tài liệu cho thấy nhiều trường hợp tử vong do nhiều nguyên nhân
khác nhau có liên quan đến phơi nhiễm các hạt ô nhiễm không khí cỡ nhỏ (các hạt
mịn) trong thời gian ngắn. Ô nhiễm không khí có liên quan với tỷ lệ tử vong cao
và thường xảy ra với người bị rối loạn đường hô hấp hoặc tim mạch. Kết quả của
những nghiên cứu gần đây cho thấy mối tương quan giũa nồng độ các hạt ô nhiễm
không khí trong môi trường đô thị và tỷ lệ tử vong từ nhiều nguyên nhân khác
nhau bao gồm cả các bệnh liên quan tới phổi. Những kết quả này thật bất ngờ vì
nồng độ nghiên cứu thấp hơn nhiều so với nồng độ mà trước đấy đã được chững
minh là có liên quan với việc gia tăng tỷ lệ tử vong. Lý do về những kết quả mới
này có thể là do việc áp dụng thống kê quần thể trên một diện tích rộng và phương
pháp đo đạc phơi nhiễm, như PM
2,5
chính xác hơn so với những phương pháp sử

dụng trước đây.
Ô nhiễm không khí công nghiệp
Các chất ô nhiễm không khí công nghiệp
Ô nhiễm không khí xẩy ra do phát thải các chất ô nhiễm vào khí quyển. Các
chất ô nhiễm được hòa trộn và làm loãng trong không khí nhưng chúng cũng có
thể phát tán ra xa nhờ gió nhẹ và ổn định nếu ống khói công nghiệp đủ cao để đảy
chúng vào khí quyển. một vấn đề chính thường gặp phải khi ô nhiễm không khí là
khó khăn trong việc đo đạc chính xác nồng độ các chất ô nhiễm.
Có 3 loại ô nhiễm không khí công nghiệp chính được phân biệt bởi tính chất
hóa học, phân bố và các nguồn phát sinh. Ô nhễm không khí dạng khử chủ yếu do
phát thải từ các nhà máy chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, các lò công nghiệp, nhà
máy sản xuất thép và những phương tiện giao thông chạy bằng động cơ điezen.
Ô nhiễm không khí quang hóa, là một khái niệm tương đối mới trong lịch sử
phát triển của con người. Hiện tượng này là do phản ứng hóa học phức tạp xảy ra
trong khí quyển dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Trong khói quang hóa, chất
thải chứa hàm lượng cao các oxit nito và hydrocacbon tham gia vào các phản ứng
tạo ozon, một số chất thải đặc trưng chứa nitow và andehit - tất cả những chất này
đều có tính chát phản ứng rất cao và lấy oxi hóa. Dạng khói này chủ yếu do các
hoạt động giao thông gây ra, cùng với phát thải từ những nguồn cố định như
hydrocacbon trong xăng dầu và các dung dịch giặt khô hay oxit nito từ các nhà
máy năng lượng. Nhiều thành phố có khả năng kiểm soát các chất ô nhiễm không
khí dạng khử. Tuy nhiên, do các phương tiện giao thông (đặc biệt là ô tô, xe máy)
gia tăng trên toàn cầu nên khói quang hóa (hay còn gọi là khói hóa học) đang trỏ
thành một vấn đề sức khỏe môi trường cần được quan tâm. Dạng ô nhiễm không
khí này có thể xảy ra ở những vùng không có nhiều nhà máy công nghiệp nhưng
lại có mật độ ô tô xe máy đông đúc. Khói quang hóa thường xẩy ra và đạt mức

×