Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.69 KB, 18 trang )

Triết học Âm Dƣơng Gia và một số ảnh hƣởng của nó đối với xã hội Phƣơng Đông

Đoàn Thị Kim Cúc_12 Page 1

LỜI MỞ ĐẦU
Trên phƣơng diện văn hóa, văn hóa Trung Hoa đƣợc ngƣời ta ngƣỡng mộ vì tính
chất huyền bí thâm sâu của nó. Những thứ liên quan đến tam hoàng ngũ đế, thuật sĩ
thầy đồng, tam giáo cửu lƣu, Âm Dƣơng Ngũ Hành, kỳ môn độn giáp, luyện đan
dƣỡng sinh, chiêm tinh phong thủy, võ thuật khí công, … đều mang màu sắc thần bí
Trung Hoa. Trong nền văn hóa ấy, quy luật Âm Dƣơng Ngũ Hành đƣợc xem nhƣ
một phần vô cùng kỳ diệu, đã bao hàm, lý giải và làm chỗ dựa vững chắc cho vô số
những lý luận từ rộng rãi sâu sắc cho đến kỳ bí uyên thâm và cả mê tín dị đoan nữa.
Trên phƣơng diện triết học, Âm Dƣơng Gia là một trƣờng phái triết học Trung
Hoa đƣợc xây dựng trên hai lý thuyết cơ bản là Âm Dƣơng và Ngũ Hành. Với hai lý
luận này, Âm Dƣơng Gia đã đứng trên quan điểm duy vật chất phác, biện chứng sơ
khai của ngƣời Trung Quốc đề lý giải cội nguồn và quá trình biến hóa xảy ra trong
tự nhiên, xã hội và con ngƣời. Những lý luận này đã có ảnh hƣởng lâu dài và rộng
rãi đối với nền văn hóa Trung Quốc nói riêng và Á Đông nói chung. Nho gia coi
“Kinh Dịch” là “bộ sách đầu tiên” của Dịch học; thầy đồng căn cứ vào nó để bói cát
hung; nhà toán học nhìn vào đó mà thấy chẵn – lẽ và phép nhị tiến; nhà y học thấy ở
đó kinh lạc và cả biện chứng luận trị; nhà khoa học tự nhiên dùng nó để xem thiên
văn trên trời, xét địa lý dƣới đất, hiểu rõ sự thay đổi của bốn mùa; các triết gia tìm
thấy quy luật và sự biến dịch của vạn vật thông qua nó,… Với sự bao quát đó, khó
có ai cũng nhƣ tài liệu nào dám nói là đã thông hiểu hay đã lý giải hết về tất cả học
thuyết Âm Dƣơng – Ngũ Hành. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, ngƣời viết chỉ
xin trình bày “Triết học Âm Dƣơng Gia và một số ảnh hƣởng của nó đối với xã
hội Phƣơng Đông”. Bài viết gồm lời mở đầu, kết luận và hai chƣơng:
I. Khái quát sự ra đời của triết học Âm dƣơng gia
II. Một số ảnh hƣởng của Triết học Âm Dƣơng Gia đối với xã hội Phƣơng Đông
Triết học Âm Dƣơng Gia và một số ảnh hƣởng của nó đối với xã hội Phƣơng Đông


Đoàn Thị Kim Cúc_12 Page 2

I. KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƢƠNG GIA
Triết học âm dƣơng gia không những đƣợc nhiều trƣờng phái triết học tìm hiểu
lý giải, khai thác mà còn đƣợc nhiều ngành khoa học khác quan tâm vận dụng.
Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri
thức và đƣợc vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội nhƣ học thuyết
này. Triết học âm dƣơng gia bao gồm hai hệ tƣ tƣởng lớn là: âm dƣơng và ngũ
hành.
1. Tƣ tƣởng âm dƣơng
1.1. Nguồn gốc hình thành tƣ tƣởng âm dƣơng
Theo nghiên cứu, học thuyết âm dƣơng xuất hiện đầu tiên trong "Kinh Dịch".
Tƣơng truyền, Phục Hy (2852 trƣớc CN) nhìn thấy bức đồ bình trên lƣng con long
mã trên sông Hoàng Hà mà hiểu đƣợc lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch
thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (-) tức "vạch lề" để làm phù hiệu cho
khí dƣơng và một nét đứt ( ) là vạch chẵn để làm phù hiệu cho khí âm.
Lý luận về âm dƣơng đƣợc viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách
"Quốc ngữ". Tài liệu này mô tả âm dƣơng đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại
phổ biến trong vũ trụ, một dạng có dƣơng tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một
dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhƣợc
Sau này, các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã
kết luận rằng "khái niệm âm dƣơng có nguồn gốc phƣơng Nam" ("Phƣơng Nam"
ở đây bao gồm vùng nam Trung Hoa, từ sông Dƣơng Tử trở xuống và vùng Việt
Nam). Trong quá trình nam tiến, ngƣời Hán đã tiếp thu triết lý âm dƣơng của các cƣ
dân phƣơng nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của
ngƣời du mục làm cho triết lý âm dƣơng đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hƣởng của
nó tác động trở lại cƣ dân phƣơng nam.
Triết học Âm Dƣơng Gia và một số ảnh hƣởng của nó đối với xã hội Phƣơng Đông

Đoàn Thị Kim Cúc_12 Page 3


1.2. Nội dung tƣ tƣởng âm dƣơng
Nội dung cơ bản của lí luận âm dƣơng chủ yếu thể hiện trong nguyên lí âm
dƣơng bao gồm:
- Âm là phạm trù đối lập với dƣơng bao gồm các yếu tố nhƣ: mẹ, số chẵn, hình
vuông, tĩnh, chậm, hƣớng nội, ổn định, mùa đông, phƣơng bắc, lạnh…
- Dƣơng là phạm trù đối lập với âm bao gồm các yếu tố nhƣ: cha, số lẻ, hình
tròn, động, hƣớng ngoại, phát triển, mùa hạ, phƣơng nam, nóng…
Triết lý âm dƣơng gồm hai quy luật cơ bản:
- Quy luật về thành tố (tính phân chia vô cùng): Không có gì hoà

. Trong cái nắng tiềm ẩn cái mƣa, trong cái mƣa tiềm
ẩn cái nắng, trong lòng đất âm chứa cái dƣơng nóng. Quy luật này cho thấy rằng một
vật âm hay dƣơng chỉ là tƣơng đối trong sự so sánh với một vật khác.
- Quy luật về quan hệ (t ): Âm và dƣơng luôn gắn bó mật
thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau: âm thịnh thì dƣơng suy, dƣơng thịnh thì âm
suy. Nếu chỉ một mình dƣơng hay một mình âm thì không thể sinh thành, biến
hóa đƣợc. Nếu một mặt mất đi thì mặt kia cũng mất theo, "dƣơng cô thì âm tuyệt",
âm dƣơng phải lấy nhau để làm tiền đề tồn tại cho mình. Âm dƣơng bao giờ cũng
nƣơng tựa vào nhau. Chẳng hạn: ngày và đêm, mƣa và nắng, nóng và lạnh… luôn
đổi chỗ cho nhau. Ở xứ nóng (dƣơng) phát triển nghề trồng trọt, ở xứ lạnh (âm) phát
triển nghề chăn nuôi, cây từ đất (âm) mọc lên lá xanh chuyển sang vàng rồi hóa đỏ
(dƣơng) sau đó lại quay về với mặt đất thành đen.
Bên cạnh quy luật âm dƣơng đối lập, thống nhất còn có quy luật tiêu trƣởng
và thăng bằng của âm dƣơng nhằm nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa
Triết học Âm Dƣơng Gia và một số ảnh hƣởng của nó đối với xã hội Phƣơng Đông

Đoàn Thị Kim Cúc_12 Page 4

lẫn nhau giữa hai mặt âm dƣơng để duy trì tình trạng thăng bằng tƣơng đối của

sự vật. Nếu mặt này phát triển thái quá sẽ làm cho mặt khác suy kém và ngƣợc lại.
Từ đó làm cho hai mặt âm dƣơng của sự vật biến động không ngừng. Sự thắng phục,
tiêu trƣởng của âm dƣơng theo quy luật "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản".
Sự vận động của hai mặt âm dƣơng đến mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi
là "dƣơng cực sinh âm, âm cực sinh dƣơng". Sự tác động lẫn nhau giữa âm đƣơng
luôn nảy sinh hiện tƣợng bên này kém, bên kia hơn, bên này tiến, bên kia lùi. Đó
chính là quá trình vận động, biến hóa và phát triển của sự vật, đồng thời cũng là quá
trình đấu tranh tiêu trƣởng của âm dƣơng.
Những quy luật cơ bản của âm dƣơng nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận
động và phát triển của một dạng vật chất, âm dƣơng tƣơng tác với nhau gây nên mọi
sự biến hóa của vũ trụ. Cốt lõi của sự tƣơng tác đó là sự giao cảm âm dƣơng. Điều
kiện của sự giao cảm đó là sự vật phải trung và "hòa" với nhau. Âm dƣơng giao hòa
cảm ứng là vĩnh viễn, âm dƣơng là hai mặt đối lập trong mọi sự vật, hiện tƣợng.
Vì vậy, quy luật âm dƣơng cũng là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển
không ngừng của mọi sự vật khách quan.
2. Tƣ tƣởng về Ngũ Hành
Nếu nhƣ sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hƣớng con ngƣời tới những
nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành
thuyết âm dƣơng, thì ý tƣởng tìm hiểu bản thể thế giới, bản thể các hiện tƣợng trong
vũ trụ đã giúp cho họ hình thành thuyết ngũ hành. Thuyết ngũ hành có thể hiểu đó là
thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới của vũ trụ, nó cụ thể hóa và bổ sung
cho thuyết âm dƣơng thêm hoàn bị.
2.1 Nguồn gốc hình thành tƣ tƣởng Ngũ hành
Triết học Âm Dƣơng Gia và một số ảnh hƣởng của nó đối với xã hội Phƣơng Đông

Đoàn Thị Kim Cúc_12 Page 5

Cũng nhƣ Âm dƣơng, chƣa có một tài liệu nào ghi chép rõ nguồn gốc hình thành
ra đời của “Ngũ hành”. Qua nghiên cứu, con ngƣời chỉ ghi nhận lại thuyết “Ngũ
hành” đƣợc nhắc đến ở đâu và nội dung nhƣ thế nào.

Đầu tiên, học thuyết này đƣợc đề cập đầu tiên trong tác phẩm “Kinh thƣ” ở
chƣơng “Hồng phạm”. Trong tác phẩm đề cập, ngũ hành về mặt tự nhiên gồm năm
loại vật chất cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), về mặt thiên thời có ngữ “ kỷ” (một
là năm, hai là tháng, ba là ngày, bốn là các vì sao, năm là lịch số).
Sau đó, thuyết “Ngũ hành” đƣợc làm rõ hơn trong sách “Thập nhị xuân thu”, tác
phẩm làm rõ nét hơn về mối quan hệ của ngũ hành với giới tự nhiên.
Trong "Kinh Dịch", khi nói về ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lý giải
nó trên hai hình Hà đồ và Lạc thƣ. Theo "Kinh Dịch” thì trời lấy số 1 mà sinh thành
thủ, đất lấy số 6 mà làm cho thành, đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số 7 mà
làm cho thành, trời lấy số 3 mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm cho thành, đất
lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành
Quan điểm ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con ngƣời đƣợc bàn
nhiều nhất trong tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Những lời bản trong bộ sách này đã
khẳng định học thuyết ngũ hành có vai trò hết sức quan trọng đối với y học cổ
truyền Trung Quốc.
2.2 Nội dung chính của thuyết ngũ hành
2.2.1 Sơ lƣợc về Ngũ hành
Ngũ hành đƣợc xây dựng dựa trên mô hình 5 yếu tố về cấu trúc vũ trụ. Các hành
đƣợc sắp xếp theo thứ tự: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Trong đó:
Mộc: gỗ, tính chất động, khởi đầu, mùa xuân, phƣơng đông, màu xanh, vị
chua…
Triết học Âm Dƣơng Gia và một số ảnh hƣởng của nó đối với xã hội Phƣơng Đông

Đoàn Thị Kim Cúc_12 Page 6

Hỏa: lửa, tính chất nhiệt, phát triển, mùa hạ, phƣơng nam, màu đỏ, vị đắng…
Thổ: đất, tính chất nuôi dƣỡng, sinh sản, giữa hạ và thu, trung ƣơng, màu
vàng, vị ngọt…
Kim: kim, tính chất thu lại, mùa thu, phƣơng tây, màu trắng, vị cay…
Thủy: nƣớc, tính chất tàng chứa, mùa đông, phƣơng bắc, mà đen, vị mặn …

2.2.2 Nội dung thuyết Ngũ hành
Quy luật tƣơng sinh: Tƣơng sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau, xúc tiến, nƣơng tựa
lẫn nhau để sinh trƣởng, giúp cho nhau lớn hoặc sinh ra nhau. Giữa các hành trong
ngũ hành đều có quan hệ nuôi dƣỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát sinh và
phát triển. Đó gọi là ngũ hành tƣơng sinh. Ngƣời ta quy ƣớc thứ tự của Ngũ hành
Tƣơng sinh nhƣ sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy,
Thủy sinh Mộc. Sự tƣơng sinh này cứ lặp đi lặp lại không ngừng. Trong quan hệ
Tƣơng sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-
Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh).
Quy luật tƣơng khắc: Tƣơng khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau, làm thiệt hại
nhau, nhƣng phải biểu hiện cái ý quân bình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành. Quan
hệ Tƣơng khắc đƣợc thể hiện nhƣ sau: thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim,
kim khắc mộc, mộc khắc thổ.
Tƣơng sinh và Tƣơng khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ đƣợc
thăng bằng trong mối quan hệ với nhau. Quy luật tƣơng sinh tƣơng khắc là chỉ vào
quan hệ của ngũ hành dƣới trạng thái bình thƣờng. Còn nếu giữa ngũ hành với nhau
mà sinh ra thiên thịnh hoặc thiên suy, không thể giữ gìn đƣợc thăng bằng, cân đối
mà xảy ra trạng thái trái thƣờng thì gọi là "tƣơng thừa", "tƣơng vũ".
3. Mối quan hệ giữa hai học thuyết Âm Dƣơng và Ngũ hành
Triết học Âm Dƣơng Gia và một số ảnh hƣởng của nó đối với xã hội Phƣơng Đông

Đoàn Thị Kim Cúc_12 Page 7

Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách
rời. Âm dƣơng là quy luật chung của vũ trụ, là kỉ cƣơng của vạn vật, là khởi đầu của
sự sinh trƣởng, biến hóa. Nhƣng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức
tạp của vật chất. Khi đó nó phải dùng thuyết ngũ hành để giải thích. Vì vậy có kết
hợp học thuyết âm dƣơng với học thuyết ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện
tƣợng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý.
II. MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƢƠNG GIA ĐỐI VỚI

XÃ HỘI PHƢƠNG ĐÔNG
1. Bát Quái và quan niệm tôn giáo, văn hóa
Tôn giáo là một hiện tƣợng phổ biến của bất cứ dân tộc nào trên thế giới, nó có
ảnh hƣởng quan trọng khác nhau trong lịch sử và cuộc sống hiện thực của con
ngƣời. Engels cho rằng: “ Tôn giáo nảy sinh từ quan niệm sai lầm tối nguyên thủy
thời đại tối nguyên thủy của con ngƣời về bản thân và giới tự nhiên xung quanh”
(Marx – Engels toàn tập, tập 4 trang 250). Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ
nhận là tôn giáo có một vai trò hết sức quan trọng trong suốt sự phát triển của xã hội
loài ngƣời, có những ảnh hƣởng lớn, cả tích cực lẫn tiêu cực, tùy theo cái cách mà
ngƣời ta vận dụng nó.
Bát quái cũng là một tín ngƣỡng chi phối con ngƣời trong một chừng mực nhất
định trong lịch sử, bằng hình thức thần bí, nó tác động lên con ngƣời sống giữa trời
đất. Cùng với sự thay đổi của xã hội, bát quái càng trở nên trừu tƣợng khái quát và
mang trên mình nó ngày càng nhiều dấu ấn của các xã hội. Nền văn hóa sinh thực
của một số dân tộc đƣợc coi là có quan hệ mật thiết với các lý thuyết về âm dƣơng.
Các lý luận đạo đức, tam cƣơng ngũ thƣờng của xã hội phong kiến cũng không tách
rời bát quái. Ví dụ nhƣ “quái Càn” không chỉ đại biểu cho trời mà còn đại biểu cho
Triết học Âm Dƣơng Gia và một số ảnh hƣởng của nó đối với xã hội Phƣơng Đông

Đoàn Thị Kim Cúc_12 Page 8

đế vƣơng, quân tử, đàn ông, đàn ông, khí dƣơng cƣơng; “quái Khôn” không chỉ
tƣợng trƣng cho đất mà còn là bề tôi, thiếp, đàn bà, âm nhu và tiểu nhân.
Quái càn còn nói về rồng, lấy phạm vi của rồng làm chủ thể, viết ra mối quan hệ
của rồng và công việc của con ngƣời. “ Hiện long tại điền” hoặc “ phi long tại thiên”
ra mắt đại nhân thì lợi; “tiềm long” hoặc rồng còn đang vùng vẫy thì không dùng
đƣợc hoặc không mắc lỗi; …. Rồng trở thành biểu tƣợng của dân tộc Trung Hoa,
trung tâm của văn hóa sùng bái vật tổ. Ngƣời ta gửi gấm vào rồng những nguyện
vọng tốt đẹp và những nhu cầu về tinh thần để an ủi, là biểu tƣợng của cát tƣờng.
Một ảnh hƣởng tiêu cực của bát quái chính là dẫn đến văn hóa mê tín triềm điệu

(tin vào những điềm báo) và chiêm bốc chính là sản phẩm của nó. Lợi dụng mối
quan hệ nhân quả một cách ngẫu nhiên giữa các sự vật, “Chu dịch” tổng kết và khái
quát thành sách kinh điển. Nền tảng của “Chu dịch” chính là bát quái. Nhƣng nó lại
đƣợc ngƣời ta sử dụng là một sách bói, phán đoán lành dữ, dự báo thành họa bại
phúc, cũng nói về việc cầu phúc tránh họa, cầu xin quỉ thần phù hộ, căn cứ vào việc
mà ngƣời ta muốn biết trƣớc cầu xin quỉ thần phát ra điềm báo để mong đƣợc giải
đáp, lại có 384 khả năng lựa chọn,… Vậy là bát quái vô tình trở thành cơ sở lý luận
cho chiêm bốc và mê tín triềm điệu.
2. Bát quái và vấn đề giáo dục
Trong 64 quái, Quái mông nói về vấn đề giáo dục. “Sơ phệ cáo, tái tam độc, độc
tắt bất cáo” có nghĩa là ban đầu phải khống chế, sau đó giáo dục nhiều lần, thuần rồi
thì không cần khống chế nữa. Ba hào nội quái trong quái Mông còn phân chia những
ngƣời chịu sự giáo dục thành các đối tƣợng khác nhau. Hào sơ là loại tƣơng đối
ngoan cố, phải trấn áp; Hào nhị chỉ đa số quần chúng có thể giáo dục tốt; Hào tam
thuộc loại ngƣời ngoài mặt tỏ vẻ phục tùng, nhƣng trong long thì chƣa phục, khi mà
chƣa giáo dục tốt loại này thì chƣa nên tin.
Triết học Âm Dƣơng Gia và một số ảnh hƣởng của nó đối với xã hội Phƣơng Đông

Đoàn Thị Kim Cúc_12 Page 9

Khổng tử là nhà giáo dục kiệt xuất của Trung Quốc cổ đại. Ông đọc “Dịch”
nhiều đến nỗi dây lề sách đứt nhiều lần. Ông không chỉ kế thừa, mà còn phát huy tƣ
tƣởng giáo dục trong quái Mông, áp dụng 3 phƣơng pháp giáo dục khác nhau cho 3
đối tƣợng giáo dục, thể hiện sự khác biệt về tâm lý trong giáo dục. Khổng tử phân
chia đệ tử thành nhiều loại. Trong “Luận ngữ - Tiên tiến”, ông cho rằng tốt về đức
hạnh có Nhan Uyên, Mẫn Tử Khiên, Nhiễm Bá Ngƣu; giỏi về ăn nói có Tể Ngã, Tử
Cống; giỏi về chính sự coa Nhiễm Hữu, Quí Lộ; nổi bật về vấn học có Tử Du, Tử
Hạ. Với những ngƣời này, Khổng Tử thực hiện các phƣơng pháp giáo dục khác
nhau, ví dụ ông nói: “Cầu dã thoái, cố tiến chi; Do dã khiêm, nhân cố thoái chi”
(Nhiễm Cầu khi làm việc thì rụt rè, do đó ta phải động viên Cầu mạnh dạn lên;

Trọng Do thì bạo gan, cho nên phải kìm bớt lại).
Phƣơng pháp giáo dục của Khổng Tử, vừa quản thúc (Sơ phệ cáo) vừa dạy ngƣời
không biết mệt (tái tam độc) mà lấy “độc” làm chính, lấy “cáo” làm phụ. Nhan Uyên
từng than rằng: “Phu tử dẫn dắt từng bƣớc, làm cho ta uyên bác bằng kiến thức, tiết
chế ta bằng lễ, khiến ta muốn dừng lại cũng không đƣợc, cho đến khi tài năng của ta
bộc lộ đầy đủ” (Luận ngữ - Tử hãn).
Cuộc đời của Khổng Tử là cuộc đời của một nhà giáo dục chân chính, một bực
thầy vĩ đại không phải là của riêng Trung Hoa mà còn cho cả thế giới loài ngƣời
nữa. Với Khổng Tử địa vị của ngƣời thầy đã đƣợc ngƣời đời xƣa nâng lên trên cả
địa vị của ngƣời cha trong gia đình.“ Quân, Sƣ, Phụ” sau Vua là đến Thầy rồi sau
hết mới đến Cha. Phƣơng pháp giảng huấn mà đức Khổng Tử đã áp dụng trong cuộc
đời dạy học của Ngài cho đến ngày nay vẫn còn đƣợc khoa sƣ phạm lƣu ý học hỏi
để áp dụng, nhất là ở những nƣớc có tự do dân chủ và nền giáo dục mang nhiều tính
chất nhân bản. Những điều này cho thấy, trên thực tế “Dịch” học cũng đã đƣợc
nghiên cứu, vận dụng và có rất nhiều ảnh hƣởng đối với việc giáo dục.
3. Tƣ tƣởng về không gian và thời gian trong âm dƣơng – ngũ hành
Triết học Âm Dƣơng Gia và một số ảnh hƣởng của nó đối với xã hội Phƣơng Đông

Đoàn Thị Kim Cúc_12 Page 10

Một trong những ảnh hƣởng rõ nét của thuyết âm dƣơng – ngũ hành đối với xã
hội Phƣơng Đông chính là việc dùng các lý thuyết này để phân biệt không gian và
thời gian trong đời sống hàng ngày. Liên quan đến điểm này có thể kể đến một số
vấn đề phổ biến nhƣ việc dùng thuyết Can – Chi; Phong thủy học và các ngày lễ,
tết,…
3.1 Thuyết Can – Chi
Thông qua hệ Can Chi, toàn bộ hệ Không - Thời gian đƣợc đo đạc và mã hoá
hoàn chỉnh. Khoa học hiện đại dùng các đơn vị đo lƣờng chiều dài, thể tích,… để
biểu đạt một cách cơ học vũ trụ. Sự biểu đạt cơ học ấy không thể diễn tả đƣợc bản
chất của sự vật của nó, ví dụ khi nói 1m chiều dài thì không có ý nghĩa gì bởi ta

không biết đƣợc 1m ấy đo cái gì, thay vì thế ta phải nói 1m gỗ thì ngƣời khác mới
hiểu đƣợc.
Nhƣng thông qua sự đo đạc bằng hệ Can Chi, ngƣời xƣa đã diễn tả đƣợc bản chất
của vũ trụ, ví dụ khi nói Giáp, ta hiểu đó là Can Dƣơng, Can Giáp thuộc Mộc, nằm ở
phƣơng Đông. Không chỉ có nhƣ vậy, thông qua Can Chi có thể diễn tả đƣợc sự
tƣơng tác giữa các thành phần vật chất đƣợc hoạt hoá qua hệ Can – Chi nhƣ sinh
khắc, chế hoá, hội hợp,…Mỗi Thiên Can, Địa chi thuộc một Hành nhất định.

Những Can có số lẻ là Dƣơng, số chẵn là Âm. Ngƣời xƣa thƣờng dùng số lẻ vì
số này là dƣơng, là số sinh may mắn hơn số âm. Trong thuyết này đề cập đến các
Triết học Âm Dƣơng Gia và một số ảnh hƣởng của nó đối với xã hội Phƣơng Đông

Đoàn Thị Kim Cúc_12 Page 11

nội dung Thiên Can tƣơng hợp, tƣơng khắc, Địa Chi nhị hợp, tam hợp,… quan hệ
giữa các Thiên Can và Địa Chi tƣơng đối phức tạp, có sinh, có khắc, có hợp, nhiều
khi giữa hai chủ thể có thể vừa hợp vừa khắc, Điều đó đủ để phản ánh những quy
luật tƣơng tác của thế giới vật chất vốn thiên hình, vạn trạng. Ngƣời Phƣơng Đông
dựa vào các yếu tố này mà xem ngày tháng, tuổi tác, công việc, cƣới hỏi,… Không
chỉ vậy, ngƣời ta còn kết hợp nó với phƣơng vị trong thuyết âm dƣơng, vận dụng
trong phong thủy học và các lĩnh vực khác.
3.2 Phong Thủy học
Phong thủy học sơ khai chủ yếu là thuật tƣớng địa. Ngƣời xƣa quan niệm tƣớng
địa tốt thì gia trạch bình an, gia đình thịnh vƣợng, con cháu nhiều phúc; tƣớng địa
không tốt thì nhà cửa bị ma quỉ quấy rối, xơ xác tiêu điều con cháu gặp tai họa.
Thuật tƣớng địa kết hợp nhiều yếu tố về âm dƣơng ngũ hành và thiên nhân cảm ứng,
rất coi trọng việc xem xét hình thế sông núi, rất cầu toàn về phƣơng vị, hƣớng, kết
cấu lớp lang… của cung thất, nhà cửa, huyệt mộ,… vừa khoa học lại vừa mê tín dị
doan.
Cùng với tƣớng địa là tƣ tƣởng về thiết kế trong kiến trúc Trung Quốc. Nhìn vào

bố cục mặt bằng của Trƣờng An đời Tùy Đƣờng, chắc chắn sẽ bị hấp đẫn bởi cách
bố cục trang nghiêm, vuông vức nhƣ bàn cờ. Các kiến trúc sƣ của Trƣờng An còn
kết hợp quái Càn với đặc trƣng địa lý của Trƣờng An. Họ gắn hàm nghĩa không gian
và thời gian của các con số trong sáu dải đất cao dọc theo hƣớng đông tây của thành
Trƣờng An, kể từ bắc xuống nam các hào Cửu nhất, Cửu nhị, Cửu tam, Cửu tứ, Cửu
ngũ,… đều bố trí các công trình kiến trúc đặc thù, khiến địa hình thực tế đạt đến sự
thống nhất kỳ diệu.
Đối với nhà cửa ngƣời xƣa, ngƣời Trung Quốc lấy viện (sân) làm trung tâm. Nhà
càng lớn thì càng có nhiều sân, tƣờng vây lấy bộ phận chính giữa để bảo vệ an toàn.

×